Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:54:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự TQ viện trợ VN chống Pháp  (Đọc 62725 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #100 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:11:18 am »

Năm 1954

14/1

Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ, Võ Nguyên Giáp truyền đạt kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh được mời phát biểu.
20/1 đến Thượng tuần tháng 2

Theo bố trí tác chiến mùa đông, bộ đội liên khu 5 Quân đội nhân dân tiến quân lên Tây Nguyên, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Bắc Tây Nguyên.
24/1

Do tình hình thay đổi Đoàn cố vấn và Bộ chỉ huy tiền phương bàn định, việc công kích Điện Biên Phủ trước định đánh nhanh thắng nhanh thay đổi lại thành đánh chắc thắng chắc, vững bước đẩy tới, từng bước tiêu diệt địch [Chú thích của Diễn Đàn : sự thực về quyết định quan trọng này, xem chú thích của chúng tôi ở các phần (3), (6) và (Cool]

Hạ tuần tháng 1 đến Trung tuần tháng 2.

Đại đoàn 308 Quân đội nhân dân tiến lên Thượng Lào, lấy lại toàn bộ vùng lưu vực sông Nậm Hu, cô lập thêm địch ở Điện Biên Phủ.

Theo bố trí tác chiến mùa đông, Quân đội nhân dân giải phóng toàn tỉnh Mường Xay và phần lớn tỉnh Saravan Hạ Lào.
18/2

Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân lại triệu tập hội nghị cán bộ về vấn đề tác chiến tấn công Điện Biên Phủ, Hoàng Văn Thái báo cáo, Mai Gia Sinh được mời phát biểu ý kiến.
20/2 đến 3/3

Giúp Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị công tác bảo vệ toàn quân lần thứ nhất tổng kết công tác bảo vệ năm 1953, bố trí nhiệm vụ công tác bảo vệ năm 1954

Chu Ân Lai đề xuất để tranh thủ chủ động về ngoại giao, có thể tổ chức đánh vài trận thắng đẹp ở Việt Nam trước hội nghị Geneve hay không.
6-20 tháng 3

Giúp Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị công tác tổ chức toàn quân lần thứ hai, tổng kết kinh nghiệm công tác chi bộ trong bộ đội và kinh nghiệm đề bạt cán bộ thu đông 1953.
13/3

Tác chiến đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Đến ngày 17/3, Quân đội nhân dân chiếm lĩnh ba cụm cứ điểm bình phong phía bắc Điện Biên Phủ.
21/3

Đoàn cố vấn quân sự đề xuất “mấy kiến nghị công tác nhằm giành toàn thắng chiến dịch Điện Biên Phủ” với Bộ chỉ huy tiền phương Quân đội nhân dân, đề xuất ý kiến cụ thể về các biện pháp cần áp dụng trong các mặt công tác quân sự, chính trị và hậu cần sau tác chiến đợt 1.
30/3

Tác chiến đợt 2 Điện Biên Phủ bắt đầu. Sau khi Quân đội nhân dân tấn công mấy cứ điểm của quân Pháp, quân Pháp phản kích hai bên triển khai cuộc chiến giành giật quyết liệt.
Hạ tuần tháng 3 đến thượng tuần tháng 4

Ngày 27/3 và 4/4 Navarre hai lần phát thanh yêu cầu phía Việt Nam ngừng pháo kích sân bay Điện Biên Phủ để máy bay Hồng thập tự Pháp chở thương binh. Vi Quốc Thanh kiến nghị phía Việt Nam mặc kệ yêu cầu của Navarre.
4/4

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc điện cho Vi Quốc Thanh, đưa ra kế hoạch chính tranh thủ đầu tháng 5 kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ và chuẩn bị giải phóng vùng đồng bằng sông Hồng năm 1955, và cả kế hoạch xây dựng quân đội giúp Quân đội nhân dân tổ chức trang bị bộ đội pháo binh, công binh để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến nói trên.
9/4

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc hai lần điện cho Vi Quốc Thanh, ra chỉ thị cụ thể đối với vấn đề chiến thuật công kích Điện Biên Phủ.
26/4

Hội nghị Geneve thảo luận vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương khai mạc.
28-30 tháng 4

Đảng uỷ mặt trận Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị mở rộng, quán triệt tinh thần hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, nhấn mạnh khắc phục tư tưởng hữu khuynh tiêu cực trong cán bộ, tăng cường kỷ luật tổ chức.
1/5

Tác chiến đợt 3 Điện Biên Phủ bắt đầu.
6-7 tháng 5

Quân đội nhân dân mở tổng công kích vào Điện Biên Phủ tiêu diệt toàn bộ quân địch đóng giữ. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
8/5

Hội nghị Genève bắt đầu thảo luận vấn đề Đông Dương.
Thượng tuần tháng 6

Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định cử ba người, trong đó có Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Văn Tiến Dũng, đại biểu đàm phán đình chiến của hội nghị Genève tại Việt Nam [ họp tại Trung Giã] , và đề nghị Trung Quốc cử cố vấn đàm phán giúp công tác.
10/6

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng cục Chính trị quân uỷ phê chuẩn Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm, Trương Anh, Vu Bộ Huyết, Đổng Nhân, Từ Thành Công, Thẩm Kiên Như, Hứa Pháp Thiện, Như Phu Nhất, Sử Nhất Lương là uỷ viên Đảng uỷ Đoàn cố vấn quân sự, Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm là uỷ viên thường vụ. Vi Quốc Thanh là Bí thư, Đặng Dật Phàm là Phó bí thư.
Tháng 6 – tháng 7

Tuân theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, học tập văn kiện hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 4 khoá 7 của đảng tiến hành kiểm tra tư tưởng, tăng cường đoàn kết trong ngoài. Lãnh đạo đoàn cố vấn dẫn đầu kiểm điểm tư tưởng. Giúp Bộ tham mưu quân đội tiến hành tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quân uỷ Trung ương Trung Quốc cử nhóm cố vấn pháo binh, công binh, giúp Quân đội nhân dân trang bị huấn luyện bộ đội pháo binh, công binh.
3-5 tháng 7

Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh hội đàm tại Liễu Châu Quảng Tây, trao đổi vấn đề đường giới tuyến phân chia nam bắc đình chiến quân sự Việt Nam. Vi Quốc Thanh, La Quý Ba, Giả Phương v.v.. tham gia hội đàm.
10/7

Giả Phương làm cố vấn đàm phán đến Đoàn cố vấn quân sự, hỗ trợ Việt Nam tiến hành đàm phán đình chiến quân sự.
20/7

Ký “Hiệp định Genève”, kết thúc chiến tranh Đông Dương. Ngày hôm sau, hội nghị công bố “Tuyên ngôn chính trị” và “Hiệp định đình chiến Đông Dương”.
22/7

Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân ra lệnh ngừng bắn trên chiến trường Việt Nam. Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam kết thúc thắng lợi.

Giúp Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành công tác chỉnh đốn biên chế toàn quân.

Giúp Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành giáo dục tình hình và nhiệm vụ mới, chính sách kỷ luật và Quân đội nhân dân mãi mãi là một đội quân chiến đấu.
25/8

Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định thành lập Đại sứ quan tại Việt Nam và dự định rút Đoàn cố vấn quân sự và Đoàn cố vấn chính trị. Mai Gia Sinh và một bộ phận cố vấn cấp đại đoàn, trung đoàn đang nghỉ ở Bắc Kinh không trở lại Việt Nam công tác nữa.
10/10

Quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Hạ tuần, Đoàn cố vấn quân sự theo Bộ Tổng Quân đội nhân dân về Hà Nội.
20/10 đến 8/11

Để làm tốt việc chuẩn bị huấn luyện quân đội có hệ thống cho bộ đội chủ lực, giúp Quân đội nhân dân tập huấn phương pháp giảng dạy cán bộ tiểu đoàn trở lên.
5-15 tháng 11

Giúp Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị công tác truyên truyền giáo dục toàn quân lần thứ hai, tổng kết công tác hai năm qua, thảo luận đề cương huấn luyện, chính trị.
20/11

Giúp Quân đội nhân dân hoàn thành công tác chỉnh đốn biên chế của 6 đại đoàn chủ lực và 4 đại đoàn pháo binh.
21/11 đến 1/12

Tổng Quân uỷ Quân đội nhân dân triệu tập hội nghị cán bộ trung cao cấp, Võ Nguyên Giáp truyền đạt tinh thần hội nghị tháng 9 của Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đọc báo cáo “nỗ lực từng bước xây dựng Quân đội nhân dân chính quy hoá, hiện đại hoá”. 22 cán bộ Đoàn cố vấn quân sự được mời tham gia.
19/12

Sau khi đi nghỉ ở Bắc Kinh, Vi Quốc Thanh trở lại Ban chỉ huy Đoàn cố vấn quân sự tại Hà Nội, giúp Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân nghiên cứu vấn đề xây dựng quân đội và phương án tác chiến tương lai v.v..

Nhân viên nhóm hàng không dân dụng Đoàn cố vấn quân sự lần lượt đến Hà Nội giúp phía Việt Nam tiếp thu sân bay Gia Lâm, xây dựng công tác hàng không dân dụng.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #101 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:11:53 am »

Năm 1955

Để từng bước thực hiện chính quy hoá hiện đại hoá, giúp bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành huấn luyện quân chính có hệ thống thời gian 6 tháng.

Giúp Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân bắt đầu tiến hành học tập lý luận cơ bản chủ nghĩa Mac – Lênin có hệ thống đối với cán bộ trung cao cấp.

Vi Quốc Thanh và một số cố vấn theo Võ Nguyên Giáp đi khảo sát địa hình vùng ven biển bắc vĩ tuyến 17, sau khi về cùng nghiên cứu vấn đề tác chiến tương lai.

Giúp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân tiến hành tổng kết công tác chính trị toàn quân và soạn thảo điều lệ (dự thảo) công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
25/6 đến 15/7

Cùng lúc với Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Việt Nam có Vi Quốc Thanh tháp tùng bí mật đến Bắc Kinh, cùng với Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và đại biểu phía Trung Quốc trao đổi vấn đề kế hoạch xây dựng quân đội Việt Nam, phương án tác chiến tương lai.

Giúp Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân vạch kế hoạch huấn luyện quân sự thời gian 6 tháng lần thứ 2 và một lần nữa tổ chức tập huấn phương pháp giảng dạy cho cán bộ tiểu đoàn trở lên.

Vi Quốc Thanh từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội. Ngày 29, truyền đạt chỉ thị của Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình về rút dần công tác của đoàn cố vấn cho cán bộ đại đoàn trở lên trong Đoàn cố vấn quân sự.
Thượng tuần tháng 9

Đảng uỷ Đoàn cố vấn quân sự xác định, toàn bộ cố vấn chia làm ba đợt về nước, rút hết vào mùa xuân năm sau. Sau đó Đặng Dật Phàm và một bộ nhận nhân viên cố vấn về nước.

Trường pháo binh và trường công binh được đoàn cố vấn giúp Quân đội nhân dân thành lập kế tiếp khai giảng. Trung tuần tháng 10 đến thượng tuần tháng 12. Võ Nguyên Giáp dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam, có Vi Quốc Thanh bí mật đến Bắc Kinh lần thứ hai, cùng lãnh đạo quân uỷ Trung ương Trung Quốc Bành Đức Hoài và đại biểu phía Liên Xô trao đổi về kế hoạch xây dựng quân đội Việt Nam và phương án tác chiến tương lai.
24/12

Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra “quyết định về rút Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam và chuyển sang cử chuyên gia quân sự”. Đồng thời Bành Đức Hoài gửi thư báo cho Võ Nguyên Giáp về việc rút Đoàn cố vấn quân sự tại Việt Nam.

Vi Quốc Thanh mang thư của Bành Đức Hoài gửi Võ Nguyên Giáp đến Hà Nội, giúp Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân tiến hành một số công việc đã thảo luận ở Bắc Kinh.

Năm 1956


13/1

Lại một đợt nữa nhân viên đoàn cố vấn quân sự về nước.

Vi Quốc Thanh hoàn thành nhiệm vụ công tác tại Việt Nam cùng với nhân viên Đoàn cố vấn quân sự đợt cuối cùng về nước. Đoàn cố vấn quân sự hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bộ máy tổ chức giải thể.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #102 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 05:15:39 am »

LỜI CUỐI SÁCH

Đầu năm 1950, theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh để mở ra cục diện mới của cuộc đấu tranh chống Pháp của Việt Nam, giành thắng lợi trong chiến tranh chống Pháp, bất chấp hàng loạt khó khăn mà trong nước phải đối mặt, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiên quyết ra quyết sách to lớn viện trợ Việt Nam chống Pháp, cung cấp số lớn trang bị quân sự và vật tư quân sự cho Việt Nam, đồng thời cử Đoàn cố vấn quân sự giúp Việt Nam xây dựng quân đội và hỗ trợ chỉ huy tác chiến.

Quyết sách to lớn này của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và quyết sách to lớn khác đưa quân tình nguyện sang Triều Tiên, chống Mỹ viện Triều, giữ nhà giữ nước đưa ra sau đó, tuy có khác nhau về đối tượng tác chiến, phương thức viện trợ và quy mô viện trợ, nhưng đều là hành động chiến lược trọng đại nhằm chống đế quốc xâm lược, chi viện nước láng giềng hữu nghị, bảo vệ độc lập quốc gia, giành giải phóng dân tộc và phá vỡ vòng vây của chủ nghĩa đế quốc đối với Trung Quốc, đều là sự thống nhất giữa lập trường của chủ nghĩa quốc tế và lập trường của chủ nghĩa yêu nước, đều có ý nghĩa lịch sử to lớn.

Một số lão đồng chí đã từng công tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20, kết hợp từng trải của bản thân lúc bấy giờ viết nên những trang hồi ký này. Bây giờ chúng tôi biên tập bài viết của đồng chí La Quý Ba Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản – Nhớ Mao Trạch Đông với viện trợ Việt Nam chống Pháp nhân 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Mao Trạch Đông, cùng với những bài viết khác thành cuốn sách Ghi chép thực tiễn về Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, từ một mặt khác tái hiện chân thực những chuyện đã qua ít người biết đến trong lịch sử vẻ vang của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Những bài viết tập hợp trong cuốn sách này đều là sự trải nghiệm và nhớ lại của bản thân các tác giả bất chấp tuổi cao sức yếu, khắc phục rất nhiều khó khăn để viết ra, có mấy bài tuy có chút chồng chéo về nội dung nào đó, nhưng tác giả thuật lại từ góc độ khác nhau, và không lộ rõ sự trung lặp, mấy bài mới đăng do đồng chí Trương Quảng Hoa hỗ trợ sửa chữa hiệu đính, Đại sự ký ở cuối sách cũng do đồng chí ấy sửa chữa hiệu đính. Sau khi đọc những bài này, có thể làm người ta hiểu toàn diện hơn những sự kiện trọng đại và tình hình chiến đấu chiến dịch và những nhân vật hữu quan đương thời, do đó nó có giá trị lịch sử nhất định.

Hơn 5 năm công tác của Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam được Đảng, Chính phủ Việt Nam, và Chủ tịch Hồ Chí Minh và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam ca ngợi cao độ ; đồng thời cũng được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân uỷ Trung ương, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các đồng chí lãnh đạo khác của Trung ương khẳng định đầy đủ. Lịch sử nhân dân Trung Quốc viện trợ Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh chống Pháp và sau đó chống Mỹ sẽ mãi mãi khắc sâu trong lòng nhân dân Trung – Việt, bài ca quốc tế cao cả mà nó phổ nhạc nhất định sẽ âm vang dài lâu trong trái tim của nhân dân hai nước Trung – Việt

Nhóm biên tập sách, Tháng 12 năm 2001

=== HẾT ===
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM