Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:43:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp  (Đọc 38486 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:14:53 pm »

Tên sách: Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp
Tác giả: Giang Minh Đoán
Nhà xuất bản: Thành phố Hồ Chí Minh
Số hoá: dongadoan, Sao Vàng


LỜI NHÀ XUẤT BẢN


Nhân kỷ niệm 123 năm ngày mất của Nguyễn Trung Trực anh hùng kháng Pháp (8-1868 - 8-1991), và tròn 130 năm chiến công đốt tàu giặc trên Vàm Nhật Tảo (1861 - 1991) của ông, chúng tôi trân trọng giói thiệu với bạn đọc quyển Nguyễn Trung Trực, anh hùng kháng chiến chống Pháp.

Sách do Giang Minh Đoán. một nhà giáo kỳ cựu ở Kiên Giang viết trong quá trình sưu tập tài 1iệu, đi khảo cứu một số đình, đền, các di tích thờ phượng Nguyễn quân trên đất Rạch giá - Hà Tiên cũ, cùng những chuyện ghi chép được từ các kỳ lão.

Trước đây, chúng tôi có ấn hành cuốn sách "Anh hùng kháng Pháp - Nguyễn Trung Trực" do cụ Nguyễn Văn Khoa, người quý trọng chiến tích hào hùng của Nguyễn quân viết để tặng quê hương Kiên Giang.

Sử liệu ghi chép về Nguyễn Trung Trực và các truyện kể lưu truyền về ônq không thiếu. Nhưng mức độ chính xác về những công tích, đức độ của người anh hùng thì thời gian đã làm phôi pha, mai một.

Nhất là trên vùng đất Nam kỳ Lục tỉnh luôn ngụt lửa chiến chinh với nhiều trào luân phiên thay đổi. thì nguồn tư liệu về các anh hùng hào kiệt, các sĩ phu, nghĩa dân giàu lòng yêu nước chống xâm lăng ở đây cũng bị thất thoát và sai lệch là dĩ nhiên.

Trân trọng các sử liệu, truyện kể lưu truyền về các chiến tích oanh liệt, các gương hy sinh anh dũng, gan dạ như Nguyễn Trung Trực với chiến công đốt tàu giặc hồi thập kỷ 60 của thế kỷ trước là điều quý báu. làm tấm gương soi cho nhiều lớp cháu con.

Việc in tiếp cuốn sách này cũng do người viết trên đất Kiên Giang kể về Nguyễn Trung Trực anh hùng của Nhật Tảo Rạch Giá, lại được sự bảo trợ của tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, chúng tôi nhắm gạn đục khai trong, đãi cát tìm vàng qua các tư liệu của tác giả để góp thêm vào kho báu lịch sử hào hùng của cha ông ta.
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh



Tựa

Tôi có hứa với các vị kỳ lão, các nhân sĩ trong tỉnh Kiên Giang và nhiều di tích khác tôi từng đến viếng mà các vị đã cung cấp chi tiết cho tôi viết quyển sách này và mong mỏi được đọc tác phẩm do tôi ghi lại lời thuật của quý vị, hầu làm đẹp lòng quý vị. Chắc quý vị cũng hoan hỉ lượng thứ cho sự chậm chạp vụng về của tôi. Tuy rằng chính quý vị không đọc (vì có người đã khuất) nhưng sự đóng góp của quý vị về tấm gương trung liệt của một anh hùng cứu quốc - Cụ Nguyễn Trung Trực - thì tôi có nêu trong sách này.

Tôi dựa vào chính sử, các truyền thuyết; các giai thoại và cả văn chương thời đó để cố gắng dựng lại một giai đoạn lịch sử mà thân thế và sự nghiệp của cụ Nguyễn Trung Trực lồng trong bối cảnh đó.

Lịch sử Việt Nam chép về Cụ Nguyễn Trung Trực còn thưa thớt, tài liệu của Pháp thì không thể hoàn toàn tin cậy, còn các truyền thuyết và giai thoại lại cần phải chọn lọc.

Riêng tỉnh Kiên Giang, có vài cuốn sử và địa chí nhắc đến Cụ Nguyễn Trung Trực nay hầu như không tìm ra được, chỉ nghe người ta thuật lại. Tôi tìm đọc các quyển sách đó, thấy có đoạn viết về Cụ Nguyễn Trung Trực . . . Còn thực tế nguyên bản tôi chưa có may mắn được thấy.

Tôi muốn nói đến các tác phẩm sau đây có nói đến Cụ Nguyễn Trung Trực:

- Les Héros de Rach Gia (những anh hùng của Rạch Giá) chưa rõ tác giả.

- ne de Tortue (Hòn rùa tức Hòn Tre) của ông Le Nestour

- Những bài ông Ginber Trần Chánh Chiếu đăng trong Lục Tỉnh Tân Văn.

Sắp đến ngày giỗ Cụ Nguyễn Trung Trực, tôi ráng sắp xếp các ghi chép sưu tập trong các tài liệu để ra mắt độc giả.

Rất mong các bực thức giả góp ý và chỉ giáo để nếu có cơ hội tái bản tôi sẽ đính chính và bổ sung đầy đủ hơn.

Kính cẩn
Rạch Giá, ngày 26-6-1991
Giang Minh Đoán
.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2009, 02:20:00 pm gửi bởi dongadoan » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:17:23 pm »

THÂN THẾ CỤ NGUYỄN TRUNG TRỰC


Cụ Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh quán tỉnh Bình Định (Trung Bộ Việt Nam), thân sinh làm nghề đánh cá.

Sau nhiều lần hải quân Pháp uy hiếp Đà Nẵng (từ năm 1858) và bắn phá để thị uy các hải đồn và chiến lũy của ta dọc miền duyên hải Trung Bộ, gia đình Cụ Nguyễn theo đoàn người di cư bềnh bồng trên sóng nước phiêu bạt vào Nam, định cư ở thôn Bình Nhựt, nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Hàng ngày cụ Nguyễn giúp cha chài lưới ven sông nên người trong vùng thường gọi là chài Lịch. Khi cầm quân chống Pháp đổi tên là Nguyễn Trung Trực.

Theo Cụ Nghè Trương Gia Mô: Thủa nhỏ Cụ Nguyễn có theo thày học chữ.

Tài liệu của P.Vial một nhà sử học cho biết: Nguyễn Văn Lịch giữ chức đội trong đạo quân đồn điền do Trương Công Định chỉ huy. 

Lính đồn điền thực hiện dưới triều nhà Nguyễn theo kế hoạch: “tĩnh vi nông, động vi binh" (thời bình làm dân cày, lúc biến làm lính). Kế hoạch này tổ chức khắp trong Nam thì đương nhiên Cụ Nguyễn, được sung vào đạo quân đồn điền.

Và có phải vì thế mà ngoài mưu trí và võ nghệ hơn người, Cụ Nguyễn với chức đội đủ uy tín để tập hợp các dũng sĩ dưới cờ của mình hầu kháng chiến chống Pháp.

Trong bản thẩm vấn của ông Piquet (thanh tra) ghi Cụ Nguyễn Trung Trực 30 tuổi (1868) ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định. 
Theo lời khai trên, lúc lấy khẩu cung, tính ra Cụ Nguyễn sinh năm 1839 (theo cách tính tuổi của ta thì năm dương lịch phải lùi lại một năm).

Lời khai đó có thể không thật. Vì theo di ảnh và lời thuật của các cụ già chứng kiến ngày hành quyết Cụ Nguyễn tại chợ Rạch Giá thì Cụ Nguyễn lớn tuổi hơn nhiều. Thân mẫu cụ nói gịong hơi cứng và cụ võ nghệ cao cường nên đoan quyết phải là người Bình Định mới có võ thuật siêu quần bạt chúng như vậy.

Về diện mạo Cụ Nguyễn ra sao? 

Ở Rạch Giá ít người thuật rõ. Chỉ thường nghe nhắc đến hai chi tiết: 

+ Cụ Nguyễn có tướng tinh rất mạnh.

+ Thân hình cao lớn và sức khỏe phi thường.

Trong quyển “Bốn anh hùng kháng chiến Miền Nam" của ông Thái Bạch, ở phần kể chuyện "Nguyễn Trung Trực anh hùng dân tộc kháng chiến ở Rạchh Giá" có chép lời thuật của ông Cả Nhiêu ở làng Bình Trinh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An) như sau: "Hồi ấy, tôi còn nhỏ, tôi không biết rõ lắm về ông Nguyễn, vả lại ông Nguyễn đóng ở miệt này không lâu. Tuy vậy hồi ông già thầy tôi còn sống, thỉnh thoảng trong khi nói chuyện với con cháu, ông lại nhắc đến ông Nguyễn. Theo tôi thì ông Nguyễn sau khi thất trận về đây có ở lại ấp tôi ít lâu. Ông người cao lớn khỏe mạnh, nước da bánh ít, gương mặt vuông, hai mắt to và sáng, ông giỏi nghề võ lắm. Lúc quân Pháp mới sang, tại làng này có nhiều kẻ bất lương nổi 1ên 1àm trộm cướp. Nhưng khi ông tới, bọn chúng đều tan hết. Ông có oai, nên quân sĩ kinh sợ nhiều lắm. Trong những ngày ông lén lút hoạt động ở đây, ông già tôi vì nhà cũng khá giả nên cũng giúp ông rất nhiều về tiền gạo để nuôi quân đánh giặc".

Lời thuật trên cho ta biết thêm vài chi tiết về thân thế cụ Nguyễn Trung Trực.

Còn theo ông Paulin Vial: "Trực có một diện mạo thông minh và dễ mến" (Truc avait une physionomi intenigente et sympathique) ông Piquet nhận xét (trong khi lấy khẩu cung cụ Nguyễn): "Trực tỏ ra rất tự trọng và đầy khí phách" (Il montra beaucoup de dignité et d'énergie).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:19:37 pm »

BỐI CẢNH LỊCH SỬ


Chính sách bế quan toả cảng của triều đình Huế, từ chối mọi giao dịch với Tây Phương, sứ thần và đại diện các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ nhiều lần đến nước ta dâng quốc thư và tặng phẩm để xin việc mua bán đều bị các vua từ chối . .

Do phát triển cơ khí, các nước tư bản Tây Phương tìm thị trường ở các nước Á Châu, trong đó có Việt Nam.

Trong khi đó Triều đình Huế thiển cận không có chánh sách ngoại giao hợp thời hầu canh tân nước nhà, đã dẫn đến việc Pháp lấy cớ giết hại các giáo sĩ và tín đồ Thiên chúa để xâm lăng nước ta. 

Năm 1847 hải quân Pháp đến Đà Nẵng gởi lên Triều đình Huế bức thư xin bãi bỏ việc cấm đạo. Trong khi hai bên đang thương thuyết, quân sĩ ta chuẩn bị đề phòng bất trắc thì các tàu Pháp bắn vào các hải đồn của ta rồi bỏ đi.

Năm 1858 hải quân Pháp, với một lực lượng hùng hậu hơn, tấn công Đà Nẵng, quân ta chống trả quyết liệt. Pháp thấy không thể tấn công triều đình Huế là đầu não của cả nước hầu bức bách nhà Vua để dễ dàng thôn tính nước ta nên họ để lại một số tàu chiến còn bao nhiêu di chuyển xuống tấn công Nam Kỳ.

Nam Kỳ đất rộng, phì nhiêu, dân cư thưa thớt lại nhiều sông rộng thuận tiện cho tàu chiến tiến sâu vào nội địa 

Quân Pháp hạ nhiều thành lũy của ta ở miền nam. Vua Tự Đức sai ông Nguyễn Tri Phương vào Gia Định đắp đồn Kỳ Hòa để chống giữ quân Pháp. 

Khi chiến tranh với Trung Hoa kết thúc, Pháp tập trung tàu chiến đánh ta. 

Tháng 1-1861 Charner đem 2200 quân, 600 phu, 2 chiến hạm, 4 tàu chiến, 16 thông bảo hạm, 17 tàu vận tải cùng với 900 thủy binh và 200 lính Y Pha Nho tấn công đồn Kỳ Hòa. Sau hai ngày kịch chiến thì đồn vỡ, thừa thắng quân Pháp đánh lấy tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang)

LÚC QUỐC BIẾN ANH HÙNG XUẤT HIỆN


Thuở ấy thế giặc rất hung hăng đi đến đâu bắn phá đến đó. Muốn biết cảnh quân giặc tàn phá trên đất nước ta lúc đó thế nào ta hãy đọc bài thơ "Chạy giặc" sau đây của Cụ Đồ Chiểu.

“Bỏ nhà lũ nhỏ lăng xăng chạy.
Mất ở bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước.
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây".




"Giăng dưới nước tàu đồng tàu sắt, súng nổ quá bắp rang, kéo trên bờ ma-ní mã tà đạn bắn như mưa vãi".
"Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo cũng chẳng tha con nit, đàn bà, đốt nhà bắt vật”.

(Văn tế Trương Công Định)

Những cảnh tàn hại này đã nhóm ngọn lửa căm thù trong lòng anh hùng Nguyễn Trung Trực sẽ lập những chiến công oanh liệt sau nầy!

Cụ Nguyễn Trung Trực là người mưu trí, tinh thông võ nghệ nhất là lòng quả cảm nên được dân chúng trong vùng cảm mến. Cụ tập hợp trai tráng và ra sức ngày đêm luyện tập vì lúc bấy giờ Pháp đã chiếm xong tỉnh Định Tường.

Nhờ tài thao lược, nhiều thanh niên vùng lân cận theo cụ rất đông, lại được dân địa phương ủng hộ và tiếp tế lương thực. Cụ đưa nghĩa quân tấn công các đồn giặc.

Vì khí giới thô sơ nên các lãnh tụ phong trào kháng chiến áp dụng chiến thuật du kích để ít có thể đánh được nhiều; lấy tầm vông mã tấu mà chống với vũ khí tinh nhuệ, tấn công thần tốc, quân giặc luôn luôn ở trong thế bị động còn ta trong thế chủ động. Lúc mạnh mà rõ địch tình thì bất thần tấn công tiêu diệt, yếu thế thì lui về nơi an toàn dưỡng quân. Trên địa thế mới lạ, chiến thuật du kích của ta đã giết tỉa dần quân Pháp rất hiệu lục.

Đã không rõ đường bộ, quân Pháp trông cậy vào 1ực 1ượng thủy quân. Tàu chiến thường xuyên tuần tiễu các sông rạch.

Trong bài văn tế "Vong hồn mộ nghĩa” của Cụ Đồ Chiểu đã nói đến lực lượng thủy quân Pháp như sau:

"Bữa thấy bòng bong che trắng lốp,
muốn tới ăn gan
Ngày xem thấy ống khói chạy đen sì,
muốn ra cắn cổ”.


Có người còn ví sức mạnh cơ khí của quân giặc

"Chớp nhoáng thẳng bon dây thép kéo
Mây tuôn đen kịt khói tàu bay”.

Thông tin mau lẹ, có tàu sắt, súng lớn, đạn nhiều là sức mạnh của quân xâm lược.

Thủy quân là lực lượng nòng cốt của thực dân đi chiếm thuộc địa. Vì đường bộ chỉ là những con đường mòn không liên tục, địa thế không rõ, nếu hành quân trên bộ sẽ gặp toàn những cạm bẫy nguy hiểm nên Pháp chỉ dùng một độc đạo là đường thuỷ để tiến quân vừa nhanh lại vừa an toàn. Mỗi chiến thuyền là một pháo đài nổi và rất cơ động, với khí giới thô sơ của nghĩa quân không thể nào tấn công hay phá hủy.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #3 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:20:47 pm »

"HỎA HỒNG NHỰT TẢO KINH THIÊN ĐỊA"
.

Tàu Espérance áng ngữ trên Vàm Nhựt Tảo (Long An), ban ngày thường xuôi ngược tuần tra, ban đêm buông neo giữa dòng sông canh giữ.

Sau nhiều ngày do thám biết rõ tình hình địch, cụ Nguyễn Trung Trực cùng hai phó tướng là Huỳnh Khắc Nhượng và Nguyễn Văn Quang chuẩn bị một đoàn dũng sĩ tinh nhuệ trang bị gươm và mã tấu ngồi trên một chiếc ghe lớn có mái che, trong ghe chứa đầy chất dẫn hỏa.

Trưa ngày 10/12/1861 cụ Nguyễn ra lịnh cho ghe tiến về phía tàu Espérance đậu. Ghe êm trôi trên sông, cụ Nguyễn thấy chỉ có một tên lính đang đứng canh trên tàu. Tên lính nom thấy chiếc ghe có hai người chèo, ngoắc lại hỏi giấy phép lưu thông. Khi ghe gần tàu thì nhanh như chớp cụ Nguyễn vung gươm nhảy vọt lên đâm chết tên lính gác. Theo hiệu lịnh của cụ tức khắc bao nhiêu dũng sĩ ngồi trong ghe tốc dậy thi nhau phóng mình lên tàu, kẻ chém người đâm, quân giặc trở tay không kịp. Cụ ra lịnh đốt con cúi tẩm dầu quăng vào hầm máy, đồng thời cho đốt chiếc ghe có bổi cặp sát tàu Espérance. Máy tàu nổ tung, ghe cũng bắt lửa cháy liếm qua tàu, đoàn dũng sĩ nhảy xuống sông lội vào bờ.

Trong "Gia Đình Tam Tiên liệt truyện" cụ nghè Trương Gia Mô thuật cụ Nguyễn Trung Trực đánh tàu Espérance như sau: 

“Vào lúc đứng bóng, lính trên bộ đương nghỉ mệt, lính dưới tàu đang ngủ trưa.

Mấy chiếc ghe trần rề tới, đàn ông thì áo rúng khăn đen, phụ nữ thì áo dài nón cụ. Rõ ràng là một “đám cưới" khá lớn. Chiếc ghe đi đầu ghé sát tàu. Một ông lão trình việc đi rước dâu. Nhìn thấy mâm trầu bịt to tướng và hai chén rượu khổng lồ, tên bồi làm thông ngôn "trâm tiếng Tây" theo kiểu "ba rọi". Quan lớn xếp gật đầu hiểu biết. Ông lão xin phép cho chú rể ra mắt và xin phép hiến vài chục hột gà rất tươi và mấy nải chuối cau rất ngon - Hai món mà thường thường mấy quan lớn Lang Sạ rất thích - để quan lớn dùng lấy thảo.

Chú rể chánh khúm núm bưng cái quả đựng hột gà, chàng rể phụ khệ nệ bưng cái mâm đầy chuối. Lễ vật được kính cẩn bày ra trước mặt, ông xếp híp mắt cười sung sướng. 

Bất thần chú rể phụ rút đoản kiếm lụi tên bồi, hố to "xáp chiến"...

Từ cả đoàn ghe, họ lột áo rộng ra, mỗi người chỉ còn một chiếc quần tà lỏn, rút mác thong mã tấu dưới chiếu ngồi, nhảy bổ lên tàu tha hồ chém giết. Bọn lính Tây và maní đương cởi trần ngủ trưa, chỉ còn năm ba tên may lắm là thảy được đòn dài, xuồng nhỏ xuống sông rồi nhảy theo bơi lội. Mấy bà phá mâm trầu, trút ché rượu, đèn chai, dầu rái, con cúi, hỏa mai được ném tua tủa lên tàu. Lửa phát đỏ trời. Ai nấy thót xuống ghe, túa lên bờ, cùng dân làng giựt lá trên mái nhà dọc theo sông mà phóng xuống tàu. Lửa càng cao ngọn. Đạn dược tiếp nổ kinh hồn. Một cảnh tượng: "hỏa hồng oanh thiên địa".

Đồng thời nghĩa quân đột ngột từ tứ phía tấn công bọn lính mã tà, chẳng để sót mót mống.

Có người bảo trận đánh tàu Espérance kể trên là tiểu thuyết hóa. Vì trong hoàn cảnh đất nước giặt giã lúc bấy giờ chuẩn bị một đám cưới như vậy thật mất thì giờ và bề bộn. Nhưng theo tôi nghĩ có như vậy mới kích thích được tánh hiêsu kỳ của bọn Tây và thừa cơ đánh giáp chiến. Vì việc đánh tàu Espérance là một chiến công lớn, việc ngụy trang là phải có để nắm yếu tố bất ngờ.

Dù hai truyền thuyết đánh tàu Espérance kể trên khác nhau nhưng tựu trung đều nói lên mưu lược của Cụ Nguyễn Trung Trực và lòng dũng cảm của nghĩa quân.

Nhưng nếu chúng ta phân tích kỹ sẽ thấy trận hỏa công đốt tàu Espérance được Cụ Nguyễn nghiên cứu trận thế tường tận và chuẩn bị rất chu đáo:
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #4 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:22:07 pm »

Trước hết về tình hình địch

- Phải theo dõi lúc nào địch hơ hỏng phòng bị. Thời gian đó là lúc giữa trưa

- Tàu Espérance đậu ngang một cái đồn trên bờ để có thể hỗ trợ cho nhau vì thế phải làm thế nào để cách ly sự phối hợp tiếp ứng trên bờ và dưới nước. Vì vậy cụ Nguyễn đã cho một toán quân bao vây và tấn công đồn lính mã tà nầy đồng thời với tấn công tàu Espérance.

Về chiến thuật

Cụ Nguyễn đã áp dụng một chiến thuật rất táo bạo, nếu không muốn nói là rất nguy hiểm mà Binh thư Tôn Tử cho là "Xua quân vào chỗ chết, quân sẽ sống".

Muốn thành công trong chiến thuật nầy các dũng sĩ phải là những người can đảm, võ thuật giỏi, sử dụng khí giới trên xuồng ghe thành thạo như đứng trên đất liền, ngoài việc biết lặn lội như rái, còn phải rành địa thế vùng đó như thuộc những chỉ tay trong lòng bàn tay, phải theo dõi nước lớn nước ròng...

Sau khi luyện tập thành thuộc, các dũng sĩ nầy được tung vào chiến trận và phải tự chiến đấu: một là giết giặc hai là bị giặc giết. Trong khi đánh giáp chiến các dũng sĩ phối hợp với nhau và la hét khủng khiếp để cướp tinh thần địch.

Cho nên, ngoài cụ Nguyễn Trung Trực là một tay võ nghệ cao cường của đất Bình Định ra, khó có người nào sử dụng thành công chiến thuật này.

Cụ Nguyễn còn phối hợp thế hoả công để đánh đắm tàu Espérance sau khi tiêu diệt địch trong khoảnh khắc.
Tóm lại chiến thuật đột kích thần tốc đòi hỏi: 

1- Nắm vững tình hình địch.

2- Hiểu thực lực của ta (tương quan lực lượng). 

3- Rõ địa thế và trận địa.

4- Phải tạo yếu tố bất ngờ.

5- Quân sĩ phải can đảm và giỏi đánh giáp chiến.

Kết quả của trận hỏa công trên, nghĩa quân hạ sát 17 lính Pháp; và hạ 20 lính mã tà giữ một cái đồn trên bờ sông ngang chỗ tàu Espérance bị đốt cũng bị diệt gọn.

Đế trả thù, Pháp cho chiến thuyền bắn và đốt phá dọc theo hai bờ Vàm Nhật Tảo.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:23:57 pm »

Sau trận đánh tàu Espérance, danh tiếng Cụ Nguyễn Trung Trực vang lừng khắp trong Nam đến Triều đình Huế. Vua Tự Đức phong cho cụ chức Quản Cơ, ngoài ra còn ân thưởng chức tước cho những người khác đã lập chiến công và trợ cấp cho gia đình các tử sĩ cùng các làng bị Pháp tàn phá. 

Quả thật chiến công đốt tàu Espérance tác động mạnh tinh thần chiến đấu của nghĩa quân vì từ nay nghĩa quân không còn xem tàu chiến của Pháp là bất khả xâm phạm nữa và tin tưởng tầm vông, mã tấu cũng là vũ khí tinh nhuệ nếu biết kết hợp với mưu lược và nghiên cứu tường tận địa hình địa vật.

Điều đó đã được chứng minh là đúng, vì sau chiến thắng tàu Espérance, ông Paulin Vial ghi: Nguyễn Trung Trực còn tấn công vào một tiểu hạm khác thả neo ở sông Tra ngày 16/12/1862.

Hay qua bài "Văn tế vong hồn mộ nghĩa" của cụ Nguyễn Đình Chiểu:

'Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầul quan hai nọ”.

Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới.. coi giặc cũng như không, nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có".


“Kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ"

Nghĩa quân vốn chẳng phải là lính được luyện tập quen dùng gươm, nhuần tay súng trong một tổ chúc cơ binh trang bị hẳn hoi: 

“Nhớ linh xưa; cui cút làm ăn riêng lo
nghèo khó”

“Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng bộ"

“Việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiêng tập súng, tập mác tập cờ, mắt chưa từng ngó..."

“Khá thương thay! Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qna là dân ấp dân lân, mến nghĩa, làm quân chiêu mộ"

“Mười tám ban võ nghệ nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư không chờ bày bố"

"Ngoài cật có một manh áo vải, nào đòi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ"


Cụ Nguyễn Trung Trực dùng chiến thuật du kích đưa nghĩa quân đi đánh các đồn bót lẻ tẻ. Cụ cũng bắt liên lạc với ông Trương Công Định đang dấy binh ở Gò Công.

Sau khi chiếm tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) ngày 12/04/1861, Pháp xây dựng các đồn bót ở những nơi hiểm yếu và tổ chức việc cai trị. Chiếm đến đâu, Pháp tổ chức việc cai trị đến đó và bành trướng thế lực đến các tỉnh Biên Hòa và Vĩnh Long. Thế là đến tháng 3/1862, ba tỉnh phía Đông Nam Kỳ đã lọt vào tay Pháp.

Cụ Phan Thanh Giản được phái vào Gia Định để điều đình và ký với Pháp tờ hòa ước Nhâm Tuất 1862.

Hòa ước Nhâm Tuất là một thua thiệt và nhục nhã, nghĩa quân căm phẫn nổi lên đánh phá các vùng Pháp chiếm.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #6 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:25:42 pm »

Tài liệu Histoire de la pénétration francaise au Vietnam (1858 - 1897) (Lịch sử cuộc xâm nhập của Pháp vào Việt Nam giai đoạn 1858 - 1897 ) của Nguyễn Xuân Thọ do Nguyễn Huy dịch sang tiếng Việt cho biết (xin tóm lược). 

Trong lúc quân Pháp và Y Pha Nho (Tây Ban Nha) đánh chiếm Đà Nẵng và Sài Gòn thì triều đình Huế có những ý kiến bất đồng.

1- Nhóm chủ trương "thủ để điều đình" nhưng phải phòng thủ vững vàng để rồi địch thấy không thể thắng nổi quay ra thương thuyết. Vua Tự Đức ngả về nhóm này.

2- Nhóm thứ hai "chủ trương tấn công và đánh đến cùng”. Nhóm này là thiểu số trong Triều, tuy nhiên được các sĩ phu và nhân dân hậu thuẫn. 

3- Nhóm thứ ba là nhóm cực hữu chủ trương thương thuyết hoà bình không điều kiện.

(Về Pháp không muốn thương thuyết, nếu có chăng là họ muốn hoãn binh để chuyển quân sang mặt trận Trung Hoa.
Điều đó được chứng minh là đúng khi kết thúc chiến tranh với Trung Hoa, Pháp kéo đại quân tấn công Nam Kỳ).

Hình như trong suốt quá trình chống giặc dưới Triều Nguyễn, ta chỉ giữ thế thủ như đắp đồn ngăn giặc, mất đất thì chuộc.

Có ý kiến cho rằng: có lần ta, đáng lẽ tấn công tiêu diệt quân Pháp chiếm đóng tại Đà Nẵng vì chúng chỉ với một lực lượng nhỏ còn thì kéo đại bộ phận chi viện cho chiến trường Trung Hoa và vào đánh Nam Kỳ, nhưng ta để mất dịp đó.

Song ta cứ nghĩ: thuyền chiến của ta vỏ bằng gỗ, di chuyến bằng bướm và chèo, đạn đại bác của ta nạp tiền, tầm đạn không xa. Trong khi tàu chiến của Pháp vỏ sắt, di chuyển bằng máy, súng đại bác nạp hậu, tầm đạn xa thì chắc gì ta có thể tấn công thắng được

Nhìn chung xã hội và cơ cấu Triều Nguyễn chỉ thích hợp với một nước phát triển trong hoàn cảnh thái bình, chứ lúc biến thì khó mà phản ứng để bảo toàn. 

Đến đây ta nhớ đến ông Cao Bá Quát, một người giỏi chữ, một thi bá, đến vua Tự Đức còn phải khen. Khi đi sứ sang Tân-gia-ba (Singapore) có dịp nhìn thấy văn minh của các nước khiến ông thức tỉnh:

“Nhai văn nhả chữ buồn ta.
Con giun còn biết đâu là cao sâu.
Tân gia từ vượt còn tàu.
Mới hay vũ trụ một bầu bao la.
Giật mình khi ở xó nhà.
Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi".


Thì việc mất nước đã thấy trước. Vì thất thế phải ký nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ nhưng vua Tự Đức vẫn muốn chuộc lại ba tỉnh đã mất nên Ngài sai cụ Phan Thanh Giản cầm đầu phái bộ sang Pháp thương thuyết. Nhưng việc không thành, cụ Phan trở về nước. Biết trước thế nào Pháp cũng lấy nốt 3 tỉnh phía Tây Nam Kỳ, đã ngậm ngùi than thở.

Những tưởng một lời an bốn biển.
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba!


Triều đình Huế cũng thấy ý đồ của Súy phủ Sài Gòn nên bổ nhiệm cụ Phan Thanh Giản làm kinh lược sứ vào tỉnh Long Hồ (Vĩnh Long) để tìm kế giữ ba tỉnh còn lại.

Paulin Vial viết: sự sáp nhập 3 tỉnh miền Tây được sắp đặt một cách kín đáo. Hơn một năm trước, đã được tuyển các nhà hành chánh sẽ cai trị các lãnh thổ mới. Nhiều cuộc thám sát thường xuyên khắp mọi nơi đã được thực hiện bởi những nhân viên An-nam-mít trung tính (trích trong quyển "Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ” của Nguyễn Thế Anh trang 33").

Quả nhiên chỉ trong 5 ngày Pháp thu xong 3 tỉnh phía Tây Nam Kỳ. 

Ngày 20/06/1876 Pháp chiếm thành Vĩnh Long.

Ngày 22/06/1867 Pháp hạ thành Châu Đốc.

Ngày 24/06/1867 Pháp lấy thành Hà Tiên.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:26:35 pm »

Vua Tự Đức truyền hịch kêu gọi toàn dân khởi nghĩa chống Pháp. Nhà Vua hứa ban phẩm hàm cho những ai có công chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp hoặc đánh bại quân Pháp. Cuộc kháng chiến hưởng ứng rất mau lẹ khắp nơi (tất nhiên không vì phẩm tước của Triều đình).

Đó là các cuộc khởi nghĩa sau: Trương Công Định và Nguyễn Trung Trực, của Phan Công Tòng, của Phan Liêm và Phan Tôn (con của cụ Phan Thanh Giản) ở vùng Bến Tre, của Thiên Hộ Dương (tức Võ Duy Dương) ở Đồng Tháp Mười (1866), của Phủ Cận ở Mỹ Tho, Tri Huyện Thoại ở Gò Công, của Nguyễn Hữu Huân khởi nghĩa ở Mỹ Tho năm 1864, của Nguyễn Văn Chắt tại Vĩnh Long (1868), của Lê Công Thanh, Phạm Văn Đồng, Lâm Lễ, Âu Dương Lân các vùng Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ, của Đức Cố Quản (Trần Văn Thành) ở Bảy Thưa (Châu Đốc).

Năm 1867 cụ Nguyễn Trung Trực lên chức Lãnh Binh Tỉnh Gia Định, rồi Triều Đình Huế phong chức Thành Thủ Úy Hà Tiên để ông mộ binh chống giữ. Nhưng cụ chưa kịp đến nơi thì Hà Tiên đã lọt vào tay quân Pháp ngày 24/06/1867. Cụ rút quân về Sân Chim (ở tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang).

Một hôm cụ đi đường biến đến chợ Rạch Giá, đưa mẹ tạm ở nhà ông Dương Công Thuyên. Rồi cụ mang thơ giới thiệu của ông Dương Công Thuyên vào Tà Niên tìm gặp ông Lâm Văn Ky. Sau câu chuyện hàn huyên cụ Nguyễn nhận thấy ông Lâm Văn Ky là một thanh niên khẳng khái và yêu nước. Còn ông Lâm Văn Ky vô cùng cảm phục vị anh hùng Nhựt Tảo mà ông may mắn đối diện. 

Ông Lâm Văn Ky còn tiến cử bốn đồng chí thân tín của mình cho cụ Nguyễn. Đó là các ông Trịnh Văn Tư, Ngô Văn Búp, Hồng Văn Ngàn và Nguyễn Văn Miên.

Sau khi quan sát xong vùng Tà Niên (nay là xã Hòa Hiệp cách chợ Rạch Giá khoản 10 cây số đường chim bay), cụ Nguyễn quyết định chọn nơi này làm địa điểm xuất phát trận tấn công Thành Kiên Giang.

Cụ Nguyễn ở nhà ông Lâm Văn Ky được năm hôm. Đêm thứ năm định sáng hôm sau trở về Sân Chim chuyển quân đến Tà Niên thì có chị em bà Điều và bà Đỏ đến thăm.

Hai bà nghe tin cụ Nguyễn Trung Trực về Tà Niên nên vội vã xách đèn đến để biết mặt. Lúc ấy cụ Nguyễn chỉ chào hỏi theo phép xã giao, không quan tâm đến hai bà. Và trong câu chuyện đối đáp cụ tỏ ra rất dè dặt vì cho rằng nữ nhi thường tình, còn ông Lâm Văn Ky và bốn đồng chí của mình cũng rời rạc trong câu chuyện. Bà Điều là chị bà Đỏ với lòng nhiệt thành yêu nước, bà thường công kích để dọ lòng cụ Nguyễn, trong khi cụ Nguyễn cũng dùng những lời nhu nhược để dọ lòng bà, bực mình, hai bà xách đèn ra về và không quên mắng xéo một câu: “Té ra chúng tôi nói chuyện với những người đàn ông không dái".

Vì sao hai bà có thái độ đó? Vì cụ Nguyễn nghĩ rằng đại sự mà có đàn bà dự vào thì nát việc, sớm muộn gì cũng bị bại lộ hại lây cho người địa phương. Do đó hai bà mới dùng câu nói đó để nhục mạ hạng mày râu có mặt.

Khi hai bà đã đi khỏi, ông Lâm Văn Ky thuật sơ lý lịch hai bà, cụ Nguyễn cho người chạy theo thỉnh cầu hai bà trở lại. Qua câu chuyện bàn bạc, cụ Nguyễn nói : "Bao giờ những người anh hùng cũng xem thường thân mạng nhẹ như lông hồng, trận đánh sắp đến đây cũng như bao trận đã qua, thành, bại là do nhiệt tâm của những người yêu nước trước sự thử thách của định mệnh".

Bàn về việc tấn công thành lính Sơn Đá, hai bà lãnh việc du thuyết đồn lính mã tà làm nội ứng. Hai bà tổ chức nhiều tổ hoạt động bí mật, cụ Nguyễn đặt bốn vị đầu quân trước tiên ở Tà Niên phụ giúp hai bà, tiền bạc tốn kém trong các hoạt động này hai bà đảm nhận cả.

Cụ tổ chức điểm xuất quân xa chợ Rạch Giá để giữ được bí mật và nắm yếu tố bất ngờ.

Gần đến ngày tấn công, ông Quản Cơ đồn lính mã tà bằng lòng làm nội ứng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:27:24 pm »

KIẾM BẠT  KIÊN GIANG KHẤP QUỈ THẦN


Đem quân từ sân Chim về Tà Niên, cụ Nguyễn Trung Trực ra lệnh cho nghĩa quân đêm ngày ra sức tập luyện. 

Các cụ già ở đây còn thuật lại giai thoại cụ Nguyễn dùng roi từ đàng xa chạy lại nhẹ nhún mình một cái nhảy vọt đứng trên nóc nhà và cụ Nguyễn nhiều lần nhảy qua con rạch Tà Niên. Có lúc cụ cầm roi đi vút như gió táp mưa sa và cho phép các em nhỏ ném đất vào mình cụ, nếu trúng được thưởng, nhưng không đứa nào ném trúng cả. 

Để biết rõ tình hình hơn, cụ trá hình ra chợ Rạch Giá thám sát thành lính Sơn Đá và dọ lòng dân chúng. Cụ có ở trọ chùa Bà Hoặng dăm hôm.

Thế rồi đến đêm 16/06/1868 cụ Nguyễn cùng đoàn dũng sĩ dùng ghe xuất phát từ rạch Tà Niên theo bờ vịnh Rạch Giá đổ bộ lên bờ rạch Láng ông khoảng nửa đêm. Nằm chờ đến 4 giờ sáng thì động binh.

Trời tối đen,bỗng một trận mưa nhỏ trút xuống, không khí mát mẻ để lính trong thành ngủ say.

Đến 4 giờ, nghĩa quân bò sát thành bố trí, hai tên lính canh trốn mưa ngồi co ro trong chòi canh, cụ Nguyễn bò lại gần chỉ loáng một nhát kiếm đầu một tên lìa khỏi cổ, tên thứ hai chưa kịp la lên, đầu đã lăn lốc trên đất.

Sau khẩu lịnh thét lên của cụ, đoàn dũng sĩ công thành, kẻ phá cửa xông vào, người trèo lên thành thi nhau chém giết, quân Pháp không kịp phản ứng, bị giết ngay trên giường ngủ, vài tên tỉnh táo cầm súng bắn trả nhưng không kịp nạp đạn lần thứ hai. Trại lính mộ làm nội ứng im lìm không nổ súng để mặc cho nghĩa quân tung hoành.

Tiếng gào thét, tiếng súng nổ, tiếng gươm giáo, tiếng rượt đuổi vang động hào hùng trong đêm tối.

Có 3 tên lính Pháp chạy thoát nhờ bóng đêm nhưng sáng lại đồng bào tìm thấy 2 tên trốn dưới đầm sen kéo lên đập chết. Tên thứ ba trốn vào nhà một người Miên, người này thương hại không nỡ đi tố cáo, giấu trong nhà và cho ăn, khi Pháp tái chiến thành Kiên Giang, người này dẫn tên Pháp tị nạn ra nạp và được trọng thưởng. Tên lính này đúng là tên lính kèn Duplessis mà ông Benoist ghi trong hồi ký của ông.

Sáng ngày 17/06/1868 ngọn cờ nghĩa quân bay phấp phới trên thành lính Tây, dân chúng kéo đến chào mừng cụ Nguyễn và thết đãi nghĩa quân.

Trận đánh thành Kiên Giang cụ Nguyễn và nghĩa quân hạ sát được tên Chánh Phèn (1) và 5 võ quan, 67 lính Tây và Việt gian, 6 tên bị bắt sống, đoạt trên 100 khẩu súng và một kho đạn.

"Đài chiến sĩ" trước khuôn viên dinh tỉnh trưởng cũ có ghi: "Aux morts de la grande guerre 1914-1918" (tử sĩ trận thế chiến 1914-1918) "ét la surprise de 1868" (và tử sĩ trận đột kích 1868), thì đủ biết trận đánh thành Kiên Giang thật là ác liệt.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 02:28:15 pm »

PHÂN TÍCH TRẬN ĐÁNH THÀNH KIÊN GIANG


Trận đánh thành Kiên Giang theo lời khai của cụ Nguyễn Trung 'Trực trong bản thẩm vấn do ông Piquet ghi thì cụ Nguyễn bị động Xã Lý, Quản Cầu, Thị bà Đỏ thúc giục cụ tấn công Rạch Giá. Nhưng thực ra cụ là người hoàn toàn chủ động trong trận đánh này với sự hỗ trợ của ba người đó, nhất là bà Điều và bà Đỏ, hai người đã khuyến dự được đồn lính mã tà làm nội ứng.

Hơn nữa, trận đánh có thời gian chuẩn bị như luyện tập nghĩa quân, và chính cụ trá hình ra đến chợ Rạch Giá để trinh sát thành lính Sơn Đá.

Và không thiếu yếu tố bất ngờ vì nghĩa quân di chuyển bằng ghe từ rạch Tà Niên ra biển và men theo bờ vịnh Rạch Giá đổ bộ lên bờ rạch Lãng ông lúc nửa đêm, chờ đến 4 giờ sáng thì khởi sự tấn công nhưng quân Pháp trong đồn vẫn không hay biết gì. Theo thường lệ chúng tăng cường mỗi trạm canh hai người lính gác vì trời tối chớ không phải nghi ngờ nghĩa quân sẽ tấn công.

Có một số sách ghi lại các chi tiết như sau: việc đánh thành Kiên Giang thật là bất ngờ. Bất ngờ vì Pháp không biết trước hoặc biết trước mà không tin nghĩa quân đủ sức tấn công đồn.

1/ Ngày 17 tháng 06 - 1868 trong chuyến kinh lý miền Tây, thiếu tướng hải quân Ohier khi đi qua Sóc Trăng hay tin Quản Nhơn nhóm nghĩa quân ở Sân Chim, định tập kích Rạch Giá. Đồn Rạch Giá được báo tin nhưng khốỗn thay đã trễ. Ngày hôm sau, 18 tháng 06, một điện tín gởi đi từ Vĩnh Long đến Mỹ Tho báo rằng Rạch Giá đã bị chiếm.

2/ Ông cai tổng người công giáo là Nguyễn Văn Ngươn mách tin cho người Pháp biết đồn Rạch Giá sẽ bị đánh nhưng họ không chú ý đến lời ông ta, ông và gia đình đi trốn trong bãi sậy cho đến khi quân Pháp trở 1ại.

3/ Theo ông Gilbert Chiếu Tri Phủ danh dự ở Rạch Giá, viên Thanh tra cũng đã được báo tin do ông Cai Tổng người Cao Miên. Ông này được viên thanh tra phái đi Tà Niên xem sự việc xay ra ở đây nhưng ông ta không trở lại vì bị giết ngày hôm trước cuộc tấn công (theo Abrégé de l'histoire d'annam của Alfred Schreiner).

Cụ Nguyễn được bà Điều, bà Đỏ ly gián thành lính Tây và đồn lính mã tà, nếu không thì quân cụ Nguyễn phải bị phân tán lực lượng do đồn mã tà tiếp ứng cho thành lính Sơn Đá. Trong trường hợp đó hai bên phải đổ thêm máu mặc dầu quân cụ Nguyễn có chiều thắng thế hơn nhiều.

Trong cuộc đánh giáp chiến này, quân cụ Nguyễn chỉ dùng gươm giáo. Do đó tuy tương quan lực lượng rất chênh lệch về quân số và vũ khí nhưng quân cụ Nguyễn đã thắng.

Tóm lại chiến thuật đột kích thần tốc tại Kiên Giang cũng giống như trận đánh trên Vàm Nhựt Tảo trước đây 1à:

1/ Nắm vững tình hình địch.

2/ Biết rõ thực lực của ta (tương quan lực lượng). 

3/ Rõ địa thế và trận địa.

4/ Phải tạo yếu tố bất ngờ.

5/ Quân sĩ phải dũng cảm và giỏi đánh giáp chiến.
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM