Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:55:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Trung Trực - Thân thế và sự nghiệp  (Đọc 57613 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #20 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 02:02:46 pm »

PHỤ LỤC II
NHỮNG SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT XẢY RA TRƯỚC VÀ SAU CÁI CHẾT CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC

Như chúng ta đã hiểu, Nguyễn Trung Trực là lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp rất quyết liệt. Những thắng lợi của ông làm cho Pháp phải kinh hoàng, vị nể. Chúng rất lo sợ nếu không khuất phục được ông thì công cuộc xâm lăng đất nước này sẽ có nhiều trở ngại. Vì thế đối với ông, chúng áp dụng hai biện pháp. Một là dùng chức quyền, tiền bạc mua chuộc và khuyến dụ để ông chịu hợp tác với Pháp như bọn Huỳnh Công Tấn, Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương... Hai là nếu dùng biện pháp trên không được thì khẩn cấp loại trừ ông.

Ý đồ của chúng đã thành công. Nguyễn Trung Trực bị bắt và không chịu làm tay sai cho kẻ thù. Ông bị kết án tử hình tại tòa án Sài Gòn, rồi đưa ông về Kiên Giang để thi hành án. Ông hiên ngang chết dưới lưỡi dao bén ngọt của tên đao phủ Bòn Tưa (Chú thích: Bòn Tưa là tên đao phủ người dân tộc Khơmer được Pháp mướn. Cứ chặt một cái đầu tử tội thì hắn được hưởng 5 quan tiền). Cái chết của ông trở thành bất tử. Ông sẽ sống mãi mãi trong lòng dân tộc.

Nhưng ở đây, chúng tôi muốn nói đến những điều đặc biệt đã xảy ra trước và sau cái chết của ông. Cái chết này không đơn giản, bình thường như những cái chết của bao tử tội khác. Dân gian thường nói: "thắng là vua, thua là giặc". Ở đây Nguyễn Trưng Trực là kẻ thua thì có thể bị kẻ thắng xử lý bằng mọi hình thức, kể cả việc băm vằm thân thể ra trăm mảnh cho hả cơn tức giận cuồng điên... Nhưng không, kẻ thù (Pháp) đối với ông rất kính trọng và vị nể. Trước giờ hành quyết ông, dân chúng Kiên Giang ùn ùn kéo đến dinh Chủ tỉnh xin cho làm lễ tế sống Nguyễn Trung Trực. Chúng liền chấp thuận ngay. Hành vi này cũng có hai mặt: một là do lòng kính trọng đối với ông, con người có nhiều phẩm chất anh hùng cao cả, hai là mong làm giảm bớt lòng căm phẫn của nhân dân. Nếu không đáp ứng, e xảy ra cuộc bạo loạn. Đó cũng là thủ đoạn chính trị của bọn thực dân.

Sau đó, dân chúng liền lập bàn hương án, có đầy đủ hương đăng, hoa quả. Chiếu bông được trải dài từ bục chém cho đến bàn hương án (Chú thích: Có tài liệu nói là trải chiếu dài từ khám lớn cho đến pháp trường). Loại chiếu này ở giữa có in chữ THỌ (chữ Hán), màu sắc đỏ tươi, rực rỡ. Do dân Tà Niên gấp rút dệt tặng ông. Chữ THỌ này nói lên ý nghĩa rất thâm sâu là dù ông có chết nhưng tên tuổi ông sẽ trường tồn trong lòng mọi người. Kế đến người ta dâng lên ông mâm áo vạt hò (Loại áo mà ông thích mặc khi xung trận). Tiếp đến là mâm cơm, bầu rượu, trái dừa tươi... Dân chúng thành khẩn mời ông mặc, ông ăn, ông uống cho được no lòng trước khi đi về cõi thiên thu. Ông vui vẻ mỉm cười hưởng trọn vẹn niềm yêu thương của dân tộc.

Trong những giây phút cuối cùng, ông cũng còn biểu hiện tính khí anh hùng để cho kẻ thù phải khiếp sợ. Đó là khi tên chỉ huy cuộc hành quyết xuống lệnh "Chém" mà tên đao phủ vẫn chưa chém. Nó đứng chết trân, tay chân run cầm cập. Nó quỳ xuống lạy ông và nói: "Xin ông hãy thông cảm, vì Pháp nó mướn con". Ông nói: "Pháp mướn mày chém tao thì mày cứ chém, nhưng chém phải cho ngọt, nếu không tao sẽ vặn cổ mày". Vì vậy, tên đao phủ mới dám khai đao. Khi lưỡi dao lướt qua làm đầu ông lìa khỏi cổ sắp rơi xuống đất, hai tay ông vội kềm lại, mắt trợn tròng nhìn thẳng xuống hàng ghế của bọn chỉ huy Pháp làm chúng hết hồn ù bỏ chạy tán loạn. Ông nhìn qua tên đao phủ với cặp mắt trừng trừng làmn hắn kinh hoàng hét lên một tiếng "á" thật to... Máu từ trong miệng nó vọt ra và ngã xuống giãy giụa một lúc rồi chết.

Lúc bấy giờ pháp trường vang lên những tiếng thút thít, đó là tiếng khóc của đồng bào đang chứng kiến cảnh xử tử anh hùng Nguyễn Trung Trực. Một cảnh tượng rất đau thương đối với một con người đã hết lòng vì dân vì nước, mà đến khi chết thân thể không còn nguyên vẹn. Người ta nói thêm rằng, sau đó trời đổ cơn mưa dữ dội, sấm sét nổ rền trời, chứng tỏ trời cũng động lòng thương tiếc!... Sau đó chúng vội đem chôn ông sau đồn để tiện bề canh giữ, vì chúng sợ nhân dân sẽ cướp xác ông đi.

Bẵng đi một thời gian, trong một đêm trời khuya thanh tịnh, bỗng dưng nổi lên tiếng binh khí chạm nhau chan chát, tiếng chân chạy tới chạy lui nghe huỳnh huỵch, tiếng la hét râm ran giống như tiếng xung trận của nghĩa quân đánh đồn Kiên Giang lúc trước, làm cho bọn lính trong đồn kinh hồn bạt vía. Nhiều lần như vậy làm cho bọn Pháp mất ngủ, chúng liền lấy dây lòi tói xiềng quanh ngôi mộ và rải vàng râm ở bốn góc đồn, gọi là trừ ma ếm quỷ. Nhưng lạ thay? Sáng hôm sau chúng xem lại thì thấy dây lòi tói đều đứt cả. Chúng cho đội lính kèn đứng quanh mộ thổi, vì chúng cho rằng hồn ma rất sợ tiếng kèn. Nhưng không, toán lính kèn thổi vừa xong đều ngã lăn quay xuống đất hộc máu chết. Sau đó chúng trồng một cây đa và lập miếu nhỏ để thờ. Với lòng thành khẩn vái van xin đừng phá phách nữa.

Tuy thế, thỉnh thoảng vẫn xảy ra như Nguyễn Trung Trực và nghĩa quần hiện hồn về phá đồn giặc ở dinh Vĩnh Hòa (chỗ Sở Điện lực hiện nay) hay một mình ông cỡi ngựa phi trên nóc đồn Kiên Giang và phi ngựa trên biển chạy ra Hòn Tre, giết chết hằng chục tên lính Pháp (xem “Nguyễn Trung Trực - chuyện kể dân gian", cùng tác giả). 

Những sự việc trên đọc qua cảm thấy rất hoang đường, phi lý, dễ bị kích động là dị đoan, mê tín. Nhưng không, đây là truyền thuyết dân gian đậm đà nét dân tộc. Nâng cao sự tôn sùng, kính trọng tuyệt đối của nhân dân đối với nhân vật lịch sử đã làm được những điều kỳ vĩ giúp dân, giúp nước như Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân bằng ngựa sắt, roi tre, v.v...

Trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có viết: "Sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc. Hồn linh theo giúp cơ binh, nguyện trả được thù kia”.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #21 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 02:03:53 pm »

PHỤ LỤC III
LÒNG KÍNH TRỌNG CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC

Đối với Nguyễn Trung Trực, trong 8 năm chiến đấu chống xâm lược Pháp - Một thời gian không dài nhưng ông đã tạo được đỉnh cao uy tín và lòng thương mến của nhân dân hơn các quan chức, vua chúa đương thời. Lúc còn sống vua chúa không ban cho ông làm tướng, làm soái. Nhưng nhân dân và nghĩa quân phong cho ông làm tướng, làm soái. Nên người ta thường gọi ông là "ông Tướng”, "ông Soái", còn nghĩa quân thì gọi là Chủ Tướng hay Chủ Xoái hoặc là Bình Tây Đại Nguyên Soái. Sau khi ông chết, nhân dân phong tặng ông chức Thượng đẳng Đại thần. Thật là xứng đáng!

Trong hầu hết 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà tác giả có dịp đi qua để tìm hiểu về đình chùa thì chưa thấy có vua chúa, quan chức hay lãnh tụ nào có công với đất nước mà sau khi chết được xây dựng đền thờ nhiều như Nguyễn Trung Trực. Có hằng chục ngôi đền thờ ghi rõ chính danh: "Đình thần Nguyễn Trung Trực". Ngoài đền thờ chính còn có rất nhiều đền thờ ghép (tức là đình làng nào đó thờ phúc thần hay nhân thần rồi thờ thêm hình Nguyễn Trung Trực, như đền thờ thần ở Bình Thủy, (Cần Thơ) v.v... Còn một số nhà treo ảnh thờ riêng như thờ Cữu huyền thất tổ của họ vậy Nhứt là các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp...

Hàng năm đến ngày 27, 28 và 29 âm lịch, bà con ở các tỉnh đi về Kiên Giang dự lễ giỗ của ông rất đông. Người khá giả, giàu có thì hỉ cúng tiền bạc hoặc vật dụng dùng trong ngày lễ như gạo, muối, nước tương, bầu bí v.v... Người nghèo thì đến làm công quả hằng mươi bữa, nửa tháng, khi nào xong việc mới về. Họ đến với thiện tâm tự nguyện chứ không đòi hỏi quyền lợi gì cả. Vùng miền Tây có câu thơ nhắc nhở là:

Dù ai buôn bán gần xa
Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về.


Sau đây tôi xin ghi một số đình chính (ĐÌNH THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC) ở trong và ngoài tỉnh Kiên Giang mà tôi có dịp thấy như sau:

* Tỉnh Kiên Giang:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại thị xã Rạch Giá.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Mong Thọ (Tân Hiệp).
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Tân Điền.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Mỹ Lâm.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Sóc Soài.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại huyện Hòn Đất.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Gò Quao.
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Tà Niên (thờ chung với Lâm Quang Ky).

* Tỉnh An Giang:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Long Giang (huyện Chợ Mới).
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Vĩnh Trạch (thị xã Long Xuyên) .

* Tỉnh Cần Thơ:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại huyện Long Mỹ.

* Tỉnh Sóc Trăng:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Long Phú (huyện Kế Sách).
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại An Lạc Thôn (huyện Kế Sách).
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Phú Lộc (huyện Thạnh Trị).

* Tỉnh Bạc Liêu:
- Đình thần Nguyễn Trung Trực tại An Hòa (huyện Giá Rai).

(Chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm vào lần tái bản tới)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #22 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 02:04:40 pm »

NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Đại Nam thực lục - Đệ tứ kỷ (1862).

- Đại Nam nhứt thống chí (Lục tỉnh Việt Nam), tập hạ của Tu Trai Nguyễn Văn Tạo (1959).

- Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam: Phan Huy Lê (1962).

- Việt Nam dưới thời đô hộ - Nguyễn Thế Anh (1974).

- Việt Sử tân biên - Phạm Văn Sơn (1959-1968).

- Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim (Nhà xuất bản Tân Việt - 1964).

- Nguyễn Trung Trực - Sơn Nam - Lê Đình Ky (1987).

- Nguyễn Trung Trực - Thân thế Sự nghiệp - Hội thảo khoa học do Bảo tàng Kiên Giang tổ chức (1989).

- Tập san Sử địa số 12 "Kỷ niệm 100 năm Nguyễn Trung Trực" (NXB Khai Trí - 1968).

- Địa phương chí Kiên Giang (1965).

- Gia Định thành thông chí - Trịnh Hoài Đức (1972).

- Abrégé de l’histoire d'annam của Alfred Shreiner (Sài Gòn 1906). 

- Les première de la Cochinchine Colon Francaise của Paul Vial. Quyển 1, Paris (1874).

- Contribution à L'histoire de la Nation Vietnamienne - J.Chesneaux (1955).

HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM