Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:07:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về quan điểm chính thống đánh giá về triều đình Nhà Nguyễn  (Đọc 121643 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
meolangthang
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #130 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2010, 07:36:02 pm »

Vâng! các đóng góp của các bác em xin ghi nhận,em chỉ không chấp nhận được việc "cõng rắn cắn gà nhà" của Nguyễn Ánh mà thôi.lịch sử không thể có đất giành cho chữ nếu thật,nhưng quả thực Việt Nam rơi vào nhà Nguyễn còn làm xã hội trì trệ hơn là một xã hội tiến bộ như Tây Sơn
Logged
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #131 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:01:40 pm »

Vâng! các đóng góp của các bác em xin ghi nhận,em chỉ không chấp nhận được việc "cõng rắn cắn gà nhà" của Nguyễn Ánh mà thôi.lịch sử không thể có đất giành cho chữ nếu thật,nhưng quả thực Việt Nam rơi vào nhà Nguyễn còn làm xã hội trì trệ hơn là một xã hội tiến bộ như Tây Sơn


Nhà Nguyễn thời Gia Long đến Minh Mạng cũng phát triển mạnh đấy chứ , đặc biệt dưới triều Minh Mạng . Nhà Nguyễn bắt đầu lụn bại và để mất nước là do sai lầm từ thời Tự Đức ! Theo mình nhà Tây Sơn đánh giặc thì giỏi chứ về kinh tế và ngoại giao thì cũng chưa có gì là xuất sắc và tiến bộ hơn nhà Nguyễn cả (dân Bắc Hà , và Nam Bộ không phục nhà Tây Sơn )
Logged
meolangthang
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #132 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 02:04:23 am »

Vâng! các đóng góp của các bác em xin ghi nhận,em chỉ không chấp nhận được việc "cõng rắn cắn gà nhà" của Nguyễn Ánh mà thôi.lịch sử không thể có đất giành cho chữ nếu thật,nhưng quả thực Việt Nam rơi vào nhà Nguyễn còn làm xã hội trì trệ hơn là một xã hội tiến bộ như Tây Sơn


Nhà Nguyễn thời Gia Long đến Minh Mạng cũng phát triển mạnh đấy chứ , đặc biệt dưới triều Minh Mạng . Nhà Nguyễn bắt đầu lụn bại và để mất nước là do sai lầm từ thời Tự Đức ! Theo mình nhà Tây Sơn đánh giặc thì giỏi chứ về kinh tế và ngoại giao thì cũng chưa có gì là xuất sắc và tiến bộ hơn nhà Nguyễn cả (dân Bắc Hà , và Nam Bộ không phục nhà Tây Sơn )


Nhận định dân bắc hà và nam bộ không phục tây sơn của bác em xin ghi nhận,nhưng theo em đó là do thời gian cai trị của Tây sơn dưới đời vua Quang Trung quá ngắn,mà thời tây sơn em nhắc đến là muốn nói sự trị vì của vua Quang Trung,thời gian trị vì của Quang Toản chúng ta sẽ không nói đến.ở bắc hà có nhiều nhân tài ra giúp Tây sơn nổi bật là Ngô Thì Nhậm,còn về phía nam bộ đang là vùng đất tranh giành giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh,sở dĩ Nguyễn Ánh nhận được sự ủng hộ của nhân dân ở đây chính là vì nam bộ là vùng đất được các chúa Nguyễn khai phá,Nguyễn Ánh lại là dòng dõi chúa Nguyễn.điều này là lẽ thường tình.về kinh tế Tây sơn luôn khuyến khích thông thương với các nước lân bang và tàu buôn của châu âu,đặc biệt Tây sơn còn gây sức ép với nhà Thanh và đã mở các phường buôn bán tiêu thụ hàng hóa nước ta trên đất trung quốc.việc này nhà Nguyễn làm sao thực hiện được,chính sách "bế quan tỏa cảng" của nhà Nguyễn còn làm cho sản xuất ngưng trệ trầm trọng.Về ngoại giao thì "Xiêm sợ Tây Sơn như sợ cọp" nhà Thanh phải kiêng nể Tây sơn,khi đoàn sứ thần nước ta sang trung quốc thì một ngày nhà Thanh phải tốn hết 4000lạng bạc để chiêu đãi đoàn sứ thần,một khoản kinh phí không thể tưởng tượng được.lộ trình từ cửa khẩu đến bắc kinh của đoàn sứ thần thì nhà cửa đường xá được sửa sang dọn dẹp khang trang.nếu không xem trọng vị thế của Tây Sơn thì nhà Thanh làm sao có sự tiếp đãi như thế.thái đô tiếp sứ thần các nước nhỏ của trung quốc xưa nay như thế nào thì chắc các bác cũng biết rồi,em khỏi phải đưa dẫn chứng.đỉnh cao của ngoại giao dưới thời Tây Sơn chính là việc đòi được vùng đất lưỡng quảng,diều này thì nhà Nguyễn và các triều đại trước có làm được không???thậm chí còn không dám nghĩ đến..chỉ với 4 năm trị vì ngắn ngủi mà QUANG TRUNG đã đưa nước ta lên một vị thế mới,vị thế của một đất nước hùng mạnh
Logged
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #133 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 12:05:07 pm »

Công nhận với bạn về chính sách ngoại giao thì nhà Nguyễn kém , nhưng thời đó Đông Á nói chung vẫn còn dè dặt với Phương Tây !
Nói về ảnh hưởng thì nhà Nguyễn thời Minh Mạng cũng khá đấy chứ , bảo hộ cả Chân Lạp và Ai Lao và Xiêm La cũng vẫn còn rất e ngại Đại Việt
Còn thực sự cái tin Quang Trung đòi lấy Lưỡng Quảng đó cũng chỉ là 1 tin đồn để làm giảm áp lực của nhà Thanh đối với Đại Việt chứ thực lực của Tây Sơn lúc đó thì chưa thể nào đủ sức được (lúc đó Nguyễn Ánh đã chiếm lại đến Khánh Hòa rồi )
Logged
meolangthang
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #134 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 02:21:06 pm »

Công nhận với bạn về chính sách ngoại giao thì nhà Nguyễn kém , nhưng thời đó Đông Á nói chung vẫn còn dè dặt với Phương Tây !
Nói về ảnh hưởng thì nhà Nguyễn thời Minh Mạng cũng khá đấy chứ , bảo hộ cả Chân Lạp và Ai Lao và Xiêm La cũng vẫn còn rất e ngại Đại Việt
Còn thực sự cái tin Quang Trung đòi lấy Lưỡng Quảng đó cũng chỉ là 1 tin đồn để làm giảm áp lực của nhà Thanh đối với Đại Việt chứ thực lực của Tây Sơn lúc đó thì chưa thể nào đủ sức được (lúc đó Nguyễn Ánh đã chiếm lại đến Khánh Hòa rồi )

  Chính cái câu "đông á vẫn còn dè dặt với phương tây" của bác đã phản lại ý kiến của bác rồi đấy Grin
trong khi cả đông á còn dè dặt với phương tây thì Tây Sơn đã mở cửa để thông thương.điều này chứng tỏ được tầm nhìn xa trông rộng của nhà cầm quyền.Tây Sơn đã đi trước thời đại&phải hiểu được đối phương mới dám giao lưu trong bối cảnh đó(biết người biết ta trăm trận trăm thắng mà lị)trái lại nhà Nguyễn lại bảo thủ với cái chính sách bế quan tỏa cảng của mình đã bóp chết nền kinh tế của nước ta.nước ta vào thời Minh Mang cũng cường thịnh thì  không thể phủ nhận công lao của vị vua này,đó là vị vua trị vì tốt,nhưng việc Xiêm La e ngại Đại Việt thì đó đích thị là di sản của nhà Tây Sơn để lại đấy bác ạ,Tây Sơn đã khiến cho người Xiêm phải kiêng nể người Việt chứ không còn nằm trong phạm vi triều đại này với triều đại khác nữa.
     Bác khẳng định việc Tây Sơn đòi lại đất lưỡng quảng chỉ là tin đồn thì bác nên xem kĩ lại lịch sử,việc này có ghi trong sử sách đàng hoàng bác àh.chi tiết hơn bác nên xem phần thảo luận"những khám phá về hoàng đế Quang Trung"trong mục "cha ông ta đánh giặc". Ở đó bác sẽ thấy được cái thiên tài về quân sự,cái nhân hậu về trị nước cũng như tầm nhìn xa trông rộng và những hoài bão lớn lao của vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyện Huệ.quay lại vấn đề đang nói.chính vua Càn Long đã phê chuẩn chấp nhận những yêu sách của Tây Sơn,việc đòi đất đã thành công mỹ mãn nhưng đáng tiếc Quang Trung đã băng hà khi đoàn sứ thần chưa kịp đem tin vui về nước.nói về thành phần của đoàn sứ thì võ tướng Vũ Văn Dũng(cánh tay đắc lực của Quang Trung) làm chánh sứ với dụng ý thăm dò địa hình địa thế của trung quốc.đủ thấy sự chu đáo và tính toán kỹ lưỡng thế nào của Quang Trung rồi,nói về thực lực thì quân đội Tây Sơn đạ được mệnh danh là :(bách chiến bách thắng)khỏi bàn cãi.thời gian đó thì Nguyễn Ánh chỉ đánh được thành Gia Định thôi bác àh,mà Gia Định lúc bấy giờ do NGuyễn lữ cai quản,chưa nhận được sự quan tâm mạnh mẽ.Thật đáng tiếc cho nước Việt ta khi vị thiên tài này băng hà quá sớm,thời gian trị vì quá ngắn,chỉ với 4 năm ngắn ngủi đó mà người đã làm được bao nhiêu là việc lớn,cho Nguyện Ánh 4 năm thì làm dược gì nhỉ??? Grin
     Âý là em chưa nói tới việc Quang Trung cho dịch lại tất cả kinh sách sang chữ Nôm,hệ thống thi cử,tuyển trọn nhân tài cũng đều dùng chữ Nôm nó thể hiên một lòng yêu nước nồng nàn trong con người này,một tình yêu văn hóa Việt.thể hiện  tinh thần độc lập tự chủ,hoài bão đưa nước ta thoát khỏi tầm ảnh hưởng của bọn phương bắc kia.còn Nguyễn Ánh thì sao???vì chiếm lại ngai vàng mà rước giặc về giày xéo đất nước mình,ông ta yêu nước hay yêu cái ngai vàng???
   em xin phép phân tích vài ý kiến của mình như thế!mong các bác góp ý và thảo luận cùng em!
Logged
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #135 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 04:19:54 pm »

Hihi thế theo ý bác thì Lưỡng Quảng thuộc Việt Nam ta hay sao mà đòi  Grin Grin ? Việc Quang Trung xin đất Lưỡng Quảng làm của hồi môn và cầu hôn công chúa nhà Thanh thực ra chỉ là kế hòa hoãn bạn thử coi lại Đại Việt sử ký hay Hoàng Lê xem họ viết như thế nào , vả lại bạn nghĩ nhà Thanh dễ dàng cho ta 2 tỉnh đến như vậy à ?
 Hơn nữa thực ra nhà Tây Sơn lúc đó bạn thử xem họ cai quản nước Việt mình từ đâu đến đâu ? mà vẫn còn kẻ thù là Nguyễn Ánh mà đòi đánh Trung Quốc ?
Mình đã nói mình không phủ nhận cải cách của vua Quang Trung nhưng cứ đâu hẳn cứ cải cách là thành công nhất là trong bối cảnh nước ta lúc đó đang rối ren và tư tưởng phong kiến đã ăn sâu hàng ngàn năm , thế hẳn bạn có biết những cải cách và các thành tựu của nhà Hồ chứ cũng đi trước thời đại khá xa đấy chứ ?  Thời nào cũng vậy thôi bạn à không được lòng dân thì khó thành công lắm ! Mà về việc thu phục nhân tâm theo mình nhà Tây Sơn chưa tốt vì có rất ít các sỹ phu ở Bắc Hà ra giúp , họ vẫn theo về với Nguyễn Ánh , cụ Nguyễn Du là 1 ví dụ tiêu biểu như vậy !
Còn về Xiêm La thì thời Minh Mạng cũng đã xảy ra chiến tranh nhiều lần thậm chí Xiêm còn giúp cả Lê Văn Khôi nữa kia
Nói vậy chứ mình cũng chẳng có ý bênh nhà Nguyễn hay gì cả nhưng nếu xét thì nên xét cả giai đoạn nhà Nguyễn cầm quyền chứ đừng so sánh giữa Nguyễn Ánh và vua Quang Trung làm gì cả , và cũng nên xét cả công nữa chứ không nên phủ nhận những công trạng của họ ?
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2010, 04:27:25 pm gửi bởi linhtapsu » Logged
meolangthang
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #136 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 07:00:32 pm »

Bác nói chí phải,dường như em hơi sai lầm khi thảo luận lịch sử mà nghiêng hẳn về một phía như thế,còn non kinh nghiệm quá bác ơi Grin,nhưng thật sự bản thân em có cảm tình đối với triều Tây Sơn hơn bác àh.có lẽ phải tham gia bình luận nhiều thì bài viết của em mới chính chắn hơn.mà này nhá,em chưa thua bác đâu,em sẽ tiếp tục bảo vệ luận diểm của mình vào lần sau Grin
Logged
meolangthang
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #137 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 07:07:58 pm »

bác "lính tập sự" thân mến,mời bác thảo luận về phong thủy của thủ đô yêu dấu cùng em nào,đề tài này em thấy cũng thú vị đấy
Logged
kelangthang
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #138 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 04:16:38 pm »

Các bác nói hay quá! Ở đây em chỉ có một ý nhỏ. Theo em vua Quang Trung hoàn toàn chẳng hề có ý thu phục cái tâm của sĩ phu đất Bắc. Nếu bác để ý thì qua câu chuyện giữa Người và Nguyễn Thiếp trước khi ra Bắc đánh quân Thanh là có thể thấy suy nghĩ của ông như thế nào.

Việt mở trường công để dạy học, phổ cập chữ Nôm và thi cử bằng chữ Nôm cũng chính là một cách để loại bỏ lớp sĩ phu cũ, các bác cứ thử tưởng tượng xem đèn sách 10 năm nay có ai còn đủ ý chí và nghị lực để học lại một loại chữ mới. Nhưng bằng cách đó, chỉ cần sau 10 năm, vua Quang Trung sẽ có một tầng lớp sĩ phu mới hoàn toàn trung với nhà Tây Sơn còn ảnh hưởng của lớp người cũ sẽ yếu đến mức không thể yếu hơn được. Chẳng những thế, lớp văn nhân mới, trẻ, dễ tiếp thu tư tưởng cải cách lại trung thành sẽ là nền tảng vững chắc nhất cho công cuộc cải cách của vua Quang Trung (bất kể ông muốn cải cách kiểu gì) chỉ đáng tiếc, người qua đời sớm quá! Sớm quá!
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #139 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 04:38:50 pm »

Việc đánh giá về các Chúa Nguyễn và triều Nguyễn có những quan điểm khác nhau. Đặc biết trong thời kỳ 1945-1975.

Nhưng các chúa Nguyễn và Vương triều này đã đi vào lịch sử, những di sản văn hóa mà thời kỳ lịch sử đó đã tạo dựng nên, kết tinh những giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc, thì mãi mãi trường tồn cùng non sông đất nước. Trong đó nổi bật là: di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Trong đó đáng kể là nhưng di sản đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới như Cố đô Huế (11/12/1993), Nhã nhạc cung đình (07/11/2003),  phố cổ Hội An (04/12/1999), các mộc bản...

Đồng thời các Chúa Nguyễn cũng là người có công mở mang bờ cõi, nhà Nguyễn đã hoàn thiện bản đồ Việt Nam gần như hình dáng hiện nay.

 Vai trò canh tân đất nước và để Pháp đô hộ 80 năm cũng dần được đánh giá trên quan điểm lịch sử khách quan hơn, khắc phục được một số tồn nghi quanh Bảo Đại. Đây  là vị vua cuối cùng của các triều đại phong kiến việt Nam. Ông là vị vua đã “Tây hoá” ham vui chơi, săn bắn, bài bạc hơn trị quốc đồng thời có một lập trường không rõ. Ông cũng là người phá lệ các Tiên vương khi tấn phong Hoàng hậu và cưới  một người theo Đạo Thiên chúa, lấy vợ người Hoa, Âu. Nhưng việc lấy vợ nhiều quốc tịch phải kể đến Lê Thần Tông Duy Kỳ 黎神宗維祺 (1619-1643 và 1649-1662) mới là người đi tiên phong. Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn và cũng là một phế đế sống thọ nhất (85 tuổi) trên thế giới thời hiện đại.

Tiếc rằng ta chưa có nhiều tác phẩm điện ảnh tương xứng như bên Trung Quốc phản ánh về Thanh triều!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM