Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:00:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về quan điểm chính thống đánh giá về triều đình Nhà Nguyễn  (Đọc 121634 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #70 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 10:18:52 pm »

Ông anh họ xa nhà em có thuỵ đệm là Miên, giờ vẫn theo mấy bác lãnh đạo đất nước đi bôn ba quốc tế kiêm áp phe xe độ trúng lắm. Sang tới em là hậu duệ dân di cư hồi hương ngoài việc được hưởng lộc quốc tính của mạt triều ra thì chẳng có vị gì. Đành chờ thời thế, thế thời biến đổi thui  Cheesy

Câu này ghê à nha. Anh của bạn có tên là Ngủ Mê cơ đấy...không biết tên bạn có theo logic đó không nhỉ.
Câu của bạn có thể đọc được theo tiếng Việt, nhưng không hiểu nổi.. Embarrassed

Anh giai nói thế chỉ đúng 1 nửa Grin Tiếng Việt chính hiệu đới anh giai ợ.
Triều Nguyễn đặt đế hệ thi là mong con cháu truyền đời mãi mãi. Vua Nguyễn đời thứ 20, 40 sẽ chế ra Đế hệ thi tập 2, tập 3 chẳng hạn  Grin Tiếc rằng việc truyền đời của triều Nguyễn cũng chẳng nhiều nhặn gì. Sau khi triều Nguyễn rời vũ đài chính trị, hậu duệ Nguyễn hoàng tộc lưu tán khắp nơi khiến dòng chính và dòng phiên loạn xà ngầu. Việc đặt thụy đệm chính phiên cũng loạn từ đó.
À mà anh giai có biết người đứng đầu các nhánh quyền lực nhà nước bây giờ thuộc họ nào không Shocked

Cái này hay thật à nha, mình cũng chỉ đoán thế, ai ngờ lại trúng...50% cũng vui rồi. À, ta có bằng chứng nào là các họ ở Việt Nam, ví như Lê, Nguyễn, Trần...trên toàn quốc là từ một Tổ họ ra không thế? Mình thì chỉ thấy hai họ Nguyễn làng trên, làng dưới mà còn chẳng biết gì về nhau nữa cơ đấy.
Dù không hiểu hết "thâm ý" của bạn, cũng xin tặng một vế trong câu đối nhá: "Tổ khảo tinh thần tại tử tôn".
(Về cái dòng chữ đỏ ở trên, mời bạn sang Quán nước, có cái topic về chữ "oai" đấy, hay lắm...)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2009, 10:45:28 pm gửi bởi SukhoiSu-47Berkut » Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #71 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2009, 12:03:50 am »

Hế hế, anh giai chuyên tầm nửa câu trích nửa cú thía  Grin Anh giai làm ơn bôi đỏ luôn nửa vế câu sau rùi bê sang bển giúp thằng em với. Được hầu chuyện anh giai khiến em oai hẳn ra  Grin
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #72 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2009, 11:55:39 pm »

Spirou: Tôi sẽ giải quyết từng vấn đề một cùng bạn vậy vì bạn lươn lẹo trong tranh luận quá!

- Thứ nhất: Bạn viết trong bài số 51: "Những câu như "Nguyễn Ánh cõng rắn cắn nhà gà", "Phan Lâm mãi quốc.." hầu hết được "nhân dân"  xây dựng nên trong thời kỳ xây dựng XNCH ở miền Bắc." --> Ai cũng hiểu ý bạn định nói là NA không hề làm cái việc ô nhục trên mà do CNXH ở miền Bắc gán tội cho NA, đúng không?

Từ đó, tôi đòi bạn chứng minh NA không "cõng rắn cắn gà nhà" và bạn chứng minh bằng cách kể lể việc một bộ phận dân chúng quý mên NA. Bạn lươn lẹo, lảng tránh cái cần chứng minh bằng cách xoay nó sang một hệ quy chiếu khác thế mà cũng đòi tranh luận sao?

Buồn cười là trước đó mấy ngày cũng chính bạn viết trong bài có số 22: "Việc Nguyễn vương mời quân Xiêm vào giúp chẳng phải điều hay ho gì nên em không có gì biện minh." Sao lại bài sau chửi cha bài trước thế, bạn?

Bạn hãy giải thích vấn đề trên đi đã rồi ta sang chuyện khác nhé!





Bắt các bác chờ lâu quá. Sau một hồi soi kính lúp (thay vì cất công đi tìm tài liệu phản bác) cuối cùng bác Đoàn cũng tìm ra cái kim (mâu thuẫn) trong bài em. Thực ra, mâu thuẫn đó sẽ là điều hiển nhiên nếu có sự công tâm trong nghiên cứu sử học. Chúng ta, những con người sống trong xã hội TK20-21, ai cũng ý thức được chủ quyền quốc gia, có tinh thần dân tộc cao, ý thức được mình là chủ nhân của đất nước này (chứ không phải một nhóm nhỏ quyền lợi). Thế nên khó có thể chấp nhận hay biện minh cho hành động nào làm tổn hại chủ quyền quốc gia. Nhưng Việt Nam ở hậu bán TK-18 lại khác, một đất nước phong kiến Á Đông điển hình, nơi mà xứ Nam Hà hay Bắc Hà thực ra chỉ là lãnh địa riêng cho gia đình Nguyễn, Trịnh. Vua chúa lúc đó nào có biết khái niệm chủ quyền quốc gia, dân tộc là gì đâu, chỉ ý thức là "đất đai trong thiên hạ đâu cũng là của thiên tử, chúng dân trong thiên hạ ai cũng là thần tử của thiên tử". Các chúa Nguyễn cũng dễ dàng mở rộng thêm đất đai bằng vô số lần cắt đất của Chiêm Thành hay Chân Lạp, thế nên đến lượt mình, họ cũng vô tư cắt đất hay muợn binh nước ngoài (Chúng ta không thể đếm hết bao lần vua Chân Lạp phải cầu viện chúa Nguyễn). Bởi vậy, khi tự đặt mình vào giai đoạn này của lịch sử, sẽ thấy hành động của Ng Vương là bình thường. Ngoài ra, còn có những chi tiết ít đi vào chính sử mà ta cần lưu ý. Khi vua Quang Trung tiến quân ra bắc đánh quân Thanh, hầu hết các sách sử đều nhắc tới chuyện ông tuyển thêm một vạn binh ở xứ Nghệ. Nhưng trong thư của giáo sỹ Longer gửi giáo sỹ Julliard có ghi chuyện đám sai nha dùng chó săn người trốn quân dịch hay lấy dao xỉa vào các đống rơm tìm người trốn trong đó. Thư trong chốn riêng tư hẳn cho thấy sự việc khá nghiêm trọng. Chúng ta cũng không thấy sử nào đề cập tới chuyện tuyển binh xứ Thanh, mà chỉ nhắc tới Nghệ An, chắc phải có lý do đất Thanh còn trung thành với nhà Lê và mới được sát nhập không lâu. Bởi vậy, nếu đánh giá khơi khơi theo kiểu tinh thần yêu nước của bác Đoàn hay đồng chí Huy Phúc, hẳn dân hai xứ này phải tội rất nặng vì trung với triều đại bán nước.

Thêm một vấn đề cần giải quyết: Tại sao cứ phải "lải nhài" chuyển nhân dân ủng hộ Ng Vương để minh chứng "Nguyễn Ánh không cõng rắn cắn nhà gà"?. Đơn giản là không ông nho sỹ nào dám viết sớ đàn hặc chúa công của mình cả, lại càng không ông sử quan nào dám phê lời bình vua của mình trong chính sử. Vì vậy chúng ta phải đi đường vòng, tìm hiểu thái độ của ng dân thời bấy giờ mà suy rộng ra.   

Nói chung, chủ đề về giai đoạn Tây Sơn- Nguyễn quá đủ rồi, từ triều đại Gia Long trở về sau có nhiều điều thú vị chưa đề cập tới, ta nên tìm hiểu thêm.




Logged
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #73 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 12:01:16 am »

Cho dù Nguyễn Ánh có tội tày trời thì cũng không thể phủ nhận công lao của Nguyễn Ánh được. Lịch sử phải khách quan vào công bằng.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #74 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 07:02:09 am »

Năm 1962, "Viện Sử" huy động ngừoi trong 16 năm dịch và Đào Duy Anh hiệu đính cuốn "Đại Nam Thực Lục".
Quan điểm chính thống ở đâu mà lại cho "bọn chúng nó" làm sách khen nức nở nhà Nguyễn trong 1 thời gian dài như thế?  Grin

Ngẫu nhiên chăng khi hơn 40 năm sau lại cho tái bản bộ sách này? Khi tái bản nghe nói không chỉnh sửa 1 chữ, chỉ dồn tập lại cho dễ đọc hơn ... Thời gian xuất bản lại trùng với phong trào đánh giá nhận thức "đúng đắn" lại nhà Nguyễn. Bộ sách này ra là để vào hùa với trào lưu hay là để thể hiện rằng "Quan điểm chính thống" thông qua "viện sử" thời đó là như thế?

Nguồn tham khảo, các bác có thể đọc cả bản scan sách 1962 lẫn bản tái bản sau này - file .doc - ở trên mạng có cả rồi!
Logged
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #75 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 04:33:28 pm »


Vừa khẳng định lại vừa hỏi, rõ ràng là sự phân vân của lỗ hổng kiến thức rồi bác ạ Grin. Một kẻ "mãi quốc" vậy mà có đền thờ ở Bến Tre, lại được cụ đồ Chiểu khen ngợi  Shocked:


Thế này chắc em phải xem lại mấy cái định nghĩa về yêu - ghét mất rồi! Cry Cái đền thờ Sầm Nghi Đống nằm ngay giữa Hà Nội kia kìa! Roll Eyes
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

songoku
Thành viên
*
Bài viết: 68



« Trả lời #76 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 04:38:11 pm »

Trích dẫn
Thế này chắc em phải xem lại mấy cái định nghĩa về yêu - ghét mất rồi! Cry Cái đền thờ Sầm Nghi Đống nằm ngay giữa Hà Nội kia kìa!

Liệu có đúng là cái đền đấy dựng lên để thờ Sầm Nghi Đống thật không ạ? Cái đền ấy là ai dựng? Vì nếu là dân mình dựng thì vô lý. Chả nhẽ dân mình lại đi dựng đền thờ một tên xâm lược Huh?
Logged

Ka mê zô kô!!!
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #77 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 05:03:11 pm »

Trích dẫn
Thế này chắc em phải xem lại mấy cái định nghĩa về yêu - ghét mất rồi! Cry Cái đền thờ Sầm Nghi Đống nằm ngay giữa Hà Nội kia kìa!

Liệu có đúng là cái đền đấy dựng lên để thờ Sầm Nghi Đống thật không ạ? Cái đền ấy là ai dựng? Vì nếu là dân mình dựng thì vô lý. Chả nhẽ dân mình lại đi dựng đền thờ một tên xâm lược Huh?

Không thờ SNĐ thì sao người ta gọi là đền thờ SNĐ? dân ta vốn nhân ái, đã chết rồi thì mọi tội lỗi được thể tất. Nhưng tất nhiên, cái đền đó cũng có tác dụng giáo dục lắm chứ. Có bài thơ về nó mà:
"Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo/ Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo..."
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 05:52:34 pm »

Spirou ạ! Tôi chẳng cần soi kính lúp mới nhìn thấy "cái kim" mâu thuẫn to tướng của bạn! Grin Cái chính ở đây là tôi từng nghe tiếng về bạn bên ttvnol và những tưởng bạn khác cơ.

Bạn đừng lờ đi như vậy nữa, chơi thế không đẹp. Bạn đưa ra luận điểm "Những câu như "Nguyễn Ánh cõng rắn cắn nhà gà", "Phan Lâm mãi quốc.." hầu hết được "nhân dân"  xây dựng nên trong thời kỳ xây dựng XNCH ở miền Bắc." thì hãy chứng minh đi!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #79 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2009, 06:05:21 pm »

Thế này chắc em phải xem lại mấy cái định nghĩa về yêu - ghét mất rồi! Cry Cái đền thờ Sầm Nghi Đống nằm ngay giữa Hà Nội kia kìa!
Bác không rành về sử nên không hiểu là phải, đền Sầm Nghi Đống là do hoa kiều được Quang Trung cho phép xây dựng hòng  xoa dịu Thanh triều và nhất là đám dân Nùng dưới quyền họ Sầm. Và họ Sầm còn bị nữ sỹ HXH mỉa mai bằng câu:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đến thái thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!

Trong khi  đền thờ cụ Phan do dân xây, lại được cụ đồ Chiểu ngợi khen "Ít người đặng xem tấm bảng phong thần, Phan học sĩ hết lòng mưu quốc."



Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM