Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:55:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về quan điểm chính thống đánh giá về triều đình Nhà Nguyễn  (Đọc 121639 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #40 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 11:54:39 am »

Các bác cho em ăn cơm mèo 1 tý: Ở TPHCM có đường Nguyễn Hoàng, Nguyễn Kim không biết có liên quan gì tới các chúa Nguyễn không nhỉ? Nếu cực đoan theo bác anhkhoi nói thì làm gì có 2 cái tên đường đấy được, bác nhỉ?
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #41 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 12:13:36 pm »


Cái này phức tạp à nha.

Trước hết cần thoát ly cái chữ "chính thống" đi ạ...tự đặt ra cho nó rồi lại mất công tranh luận thế nào là chính thống.
Cùng một vấn đề, mỗi cá nhân, mỗi giai đoạn lịch sử có quan điểm đánh giá khác nhau, điều đó là bình thường, có gì phải tranh cãi nhỉ? Nhưng như thế thì đúng, sai, thật giả...lẫn lộn hết? Không, nó phải được đánh giá theo cái lợi ích mà nó mang lại cho ai.
Sao bác Anhkhoi lại thêm trạng ngữ "không thể tả xiết" khi bình ý kiến đánh giá của một số tác phẩm, tác giả nhỉ? Nó có đồng thời phản ánh quan điểm của bác không vậy?
Ở đây có lẽ bác Anhkhoi cũng cần thể hiện rõ quan điểm đối với những đoạn trích nêu trên: những hành động của Triều Nguyễn/ Nhà Nguyễn (nguyên văn trong đoạn trích) ấy có hay không, và theo bác là đúng hay sai..vậy là đủ. Hãy bỏ qua những trạng từ, trạng ngữ được sử dụng trong cách diễn đạt.

Em lại phải nói lại ạ, chữ "quan điểm chính thống" xuất phát từ phát biểu của Giáo sư Phan Huy Lê từ trang 1 của topic chứ không phải em hay bác nào ở đây "tự đặt ra" hết. Theo em, các thông tin trong các tài liệu chính thức của Viện sử học và nhà XB KHXH như đã nêu phản ánh đúng nội dung sách giáo khoa Lịch sử mà em đã được học.

Em sử dụng cụm từ "không bút nào tả xiết" vì những kiến thức em được học về triều Nguyễn hồi xưa nó cũng dày đặc những từ ngữ nặng nề kiểu như "tội ác", "cực kỳ phản động", "hủ lậu", "mục nát", "mù quáng", "thối nát", "hèn mạt", "ngu xuẩn"... như trong các dẫn chứng. Bác nói nên bỏ qua các trạng từ, trạng ngữ nặng nề nhưng sao bác không nghĩ chính những từ ngữ này cũng phản ánh quan điểm?  Grin

Còn nếu bác hỏi thì em cũng xin nói rõ ý của em. Như từ đầu topic đã có hai quan điểm không thống nhất là phát biểu của giáo sư Phan Huy Lê và các dẫn chứng về ý kiến của Bác Hồ và một số nhân vật của Đảng CS. Em thấy ý kiến của nhà sử học thuyết phục hơn, nhưng quan trọng là các phát biểu kia đã có từ rất lâu rồi, thời đó thông tin cũng khác và chưa có độ lùi về thời gian. Vì vậy từ đầu em cũng có nói, sự kiện lịch sử không thay đổi nhưng thông tin về nó, cách người ta nhìn nhận và giáo dục về nó không thể bất biến.


Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #42 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 12:47:00 pm »

Hề hề cái vụ chính thống này nổi lên từ khi có người nói với Khikho007 bên ttvnol về quyền lợi và quan điểm chính thống của dân tộc.   Grin Grin Grin

Quan điểm chính thống do 1 nhóm người phát biểu, tổng hợp. Nhóm người này thường được giao trách nhiệm bởi 1 tầng lớp nắm quyền đại diện cho quyền lợi của dân tộc và quốc gia. Ta cũng có thể có 2 thứ chính thống: quan điểm chính thống của nhà nước và quan điểm chính thống của nhân dân.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2009, 01:18:40 pm gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 01:54:47 pm »

Còn nếu bác hỏi thì em cũng xin nói rõ ý của em. Như từ đầu topic đã có hai quan điểm không thống nhất là phát biểu của giáo sư Phan Huy Lê và các dẫn chứng về ý kiến của Bác Hồ và một số nhân vật của Đảng CS. Em thấy ý kiến của nhà sử học thuyết phục hơn, nhưng quan trọng là các phát biểu kia đã có từ rất lâu rồi, thời đó thông tin cũng khác và chưa có độ lùi về thời gian. Vì vậy từ đầu em cũng có nói, sự kiện lịch sử không thay đổi nhưng thông tin về nó, cách người ta nhìn nhận và giáo dục về nó không thể bất biến.
[/quote]

Thật sự tôi không hiểu nổi là ý kiến của ông PHL thuyết phục hơn ở chỗ nào, nếu đọc bằng cảm quan bình thường:

- Quan điểm chính thống của Bác Hồ và Đảng ta thì rất rạch ròi, phân định rõ công tội của Chúa Nguyễn, triều Nguyễn.

- Giáo sư Phan Huy Lê thì có vẻ mập mờ, đánh đồng giữa bán nước và hoàn cảnh. Có ý nhào trộn giữa chúa Nguyễn và triều Nguyễn làm một gói.

- Từ đầu tôi đã đặt câu hỏi, người ta tìm cách giải oan cho một số nhân vật triều Nguyễn nhằm mục đích gì. Để lưu lại hậu thế với tư cách là người giải oan lịch sử hay còn mục đích nào khác 

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #44 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 02:39:11 pm »

Nguyễn Hoàng con trai Nguyễn Kim ,Nguyễn Kim là ba vợ Trịnh Kiểm ,Nguyễn Hoàng là tổ dòng Chúa Nguyễn ở Đàng trong ,theo quan niệm sau này các chúa Nguyễn có công mở mang bờ cõi về phía nam nên còn tên đường, các tên đường ở TP HCM là di sản lịch sử mà chính quyền ta phải giữ lại vì chế độ VNCH đã đặt từ trước ,do cái nhìn về lịch sử khác nhau ,nên ở Saigon cũ có đường Gia Long,Minh Mạng,Tự Đức,Nguyễn Hoàng ,Nguyễn Kim,Phan Thanh Giãn ,còn Quang Trung ,Nguyễn Huệ thì khỏi bàn .Sau 1975 do cách nhìn 01 sự việc cũa quá khứ khác nhau nên đường Phan Thanh Giãn ,Gia Long,Minh Mạng,Tự Đức mất tiêu !,nhưng con trai Phan Thanh Giãn là Phan Liêm ,Phan Tôn được đặt  tên hai con đường nhỏ cạnh đường Phan Thanh Giãn thì được giữ lại .
Nhưng không biết ở Hà Nội có đường Nguyễn Hoàng -Nguyễn Kim không ta ?? Bác nào ở HN xác nhận dùm ...
  Cái câu ":Gia Long lên làm vua lập ra triều Nguyễn sau khi đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của nông dân... ": ghi trong sách sử hiện nay mình thấy gượng ép sao đó ?; theo mình học sử , ba anh em nhà Tây Sơn sau khi khởi nghĩa đánh tan  chúa nguyễn ở đàng trong trước thì đã xưng đế  ,Nguyễn Nhạc xưng là Trung Ương Hoàng đế hiệu là Thái Đức ,Bắc Bình vương Nguyễn Huệ trước khi bắc phạt quân Thanh cũng xưng hoàng đế hiệu là Quang Trung ,Hoàng Đế Quang Trung là ông vua tốt có nhiều công trạng chống ngoại xâm và có nhiều cải cách nhưng chết sớm ,con vua Quang Trung nối ngôi cũng xưng hoàng đế niên hiệu là Cảnh Thịnh ;lúc đó miền Trung có trung ương hoàng đế Thái Đức ( Nguyễn Nhạc ) ,miền bắc có vua cảnh Thịnh ( con vua Quang Trung là Quang Toãn ) ,miền nam Nguyễn Ánh xưng vương chiếm lại Gia định cũa Đông Định vương Nguyễn Lữ ,việc Nguyễn Ánh đánh thắng  Quang Toãn lập triều Nguyễn lấy hiệu là Gia Long là đánh thắng vua Cảnh Thịnh ,lúc này vua Quang Trung đã chết ,sau đó Nguyễn Nhạc cũng chết vì bịnh do tức vì Quang Toãn chiếm thành đoạt đất ,cuộc khỡi nghĩa Tây Sơn nguyên thủy là cuộc khỡi nghĩa nông dân nhưng sau khi thành công đã biến tướng thành chế độ phong kiến có vua-hoàng đế ,Nguyễn Ánh đã đánh thắng vua Thái Đức,Cảnh Thịnh ,là đánh thắng 01 triểu đại phong kiến rồi lập ra 01 triều đại phong kiến mới chứ ":...đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của nông dân... ": là sao Huh Vua Cảnh Thịnh ( Quang Toãn ) là ....chính quyền cách mạng của nông dân à Huh?
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #45 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 05:50:30 am »

ngày xưa tôi được học sử lớp 7 nói hẳn một mục :NGUYẾN ÁNH CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ  ,nay chắc không còn cái mục ấy nữa
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #46 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 03:03:18 pm »

Các bạn thấy không, tất cả đều là ngụy biện, việc cãi nhau với các thứ ngụy biện là những gì nhhai lại tởm lợn nhất. Vì ngụy biện còn gì nữa để nói ngoài nhai lại, và víd dụ về thịt trên.

Theo lệnh của các vua nhà Nguyễn, bọn sử thần của nhà Nguyễn làm công việc biên soạn Đại Nam thực lục đã cố gắng rất nhiều để tô son vẽ phấn cho triều đại nhà Nguyễn ... Nhưng bọn sử thần ấy vẫn không che giấu nổi các sự thật của lịch sử. Dưới ngòi bút của họ, sự thật của lịch sử ... vẫn phơi bày cho mọi người biết tội ác của bọn vua chúa phản động, không những chúng đã cõng rắn cắn gà nhà, mà chúng còn cố tâm kìm hãm, đày đọa nhân dân Việt Nam trong một đời sống tối tăm đầy áp bức CHính là nói Khâm giám đấy. Một cuốn chính sử nhà nước mà đi xin sử địch làm cốt lõi đấy. Đầu đất còn chưa biết cuốn này dèm Hồ Nguyên Trừng là gián điệp đâu.

Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựng lên bằng một cuộc chiến tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược của người nước ngoài. Gia Long lên làm vua lập ra triều Nguyễn sau khi đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của nông dân Sai sao ?? tôi hỏi bạn lần nữa, điều này sai ở chỗ nào ?? bạn đừng mời tôi ăn thức ăn của chó. Bạn cần trả lời thẳng, điều này có đúng hay không, đừong lằng nhằng nhai lại những cái mà tôi không hỏi bạn. Tôi quen nói chuyện với dân ngụy biện rồi, làm gì còn lập luận nào ngoài nhai đi nhai lại những cái người ta đã chứng minh trong ví dụ thịt trên, những thứ người ta không yêu cầu trẻ lời.
Vậy, nếu bạn muốn tôi coi bạn là người đáng tranh luận lần cuối, bạn hãy nói, điều này có đúng không, có chính thống không.

Và cũng lần cuối tôi hỏi bạn, quan điểm nào đã đặt tên các con phố Nguyên Công Trứ, Nguyễn Du, Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi, Duy Tân, Nguyễn Trường Tộ... Quan điểm nào ngợi ca Thành Thái. Quan điểm nào đã phong quan chức cho những Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách....

Tôi hỏi bạn lần cuối, đó có phải là hai thái độ ứng xử khác nhau không. Vậy "quan điểm chính thống" chửi nhà Nguyễn là của ai ?? Có phải bạn cố tình gán cho ai đó quan điểm đó không. (câu hỏi 1)

Hoặc bạn nói thẳng, ai giữ quan điểm chửi nhà nguyễn một chiều ?? Bạn chỉ rõ ra ai ?, tổ chức nào ?, quan điểm nào ?? câu hỏi 2

Không có ai phải không ?? Đúng không ?? Nếu có thì chỉ rõ ra ai ??

Vậy dựng lên ai đó có "quan điểm chính thống" chửi triều nguyễn một chiều là do bạn bịa ra phải không ?? (lập luận A)

Bạn bịa ra thế để lừa phân làm thịt phải không ??câu hỏi 3

Mục tiêu ban đầu để nói việc chê bai Tây Sơn là đúng phải không ??câu hỏi 4 Nếu không thì việc chê bai Tây Sơn là sai phải không, vậy phản đối chế bai Tây Sơn là đúng phải không ?? câu hỏi 5

Sauy khi đạt mục tiêu đó thì chửi tiếp cái gì hả các nhà cách mạng ?? câu hỏi 6



Tôi cũng hỏi lần cuối, bạn đánh đồng hai thái độ khác nhau đó về triều nguyễn bằng "quan điểm chính thống" phải không ?? câu hỏi 7 Có hái thái độ ngược nhau về các vật thể triều nguyễn, nhưng bạn cho là chỉ có một thái độ phải không ?câu hỏi 7

Giống như bạn định đánh đồng thịt và phân, vì chũng cùng là thức ăn của chó phải không ?? Bạn định mời tôi ăn gì ?? Bạn cố gắng, thì tôi chỉ có thể chỉ rõ nguỵ biện của bạn thôi. Còn bạn cố làm thứ mời tôi ăn thức ăn của nó trên, thì bạn thấy đấy, không ai có hứng đối thoại với bạn. Và bạn biết ngôn ngữ loài ăn thứ đó lặp đi lặp lại câu gì chứ ??câu hỏi 8


Vì ghét những thái độ nhai lại cặn bã của dân ngụy biện, nên tôi đánh số các câu hỏi trên, bạn chỉ cần trả lời câu hỏi n=đúng (hay sai) là đủ.


vì quan điểm phê phán thời kỳ chúa Nguyễn, nhà Nguyễn gần như trở thành quan điểm chính thống. Quan điểm này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954, đỉnh cao là năm 1960 - 1962

quan điểm chính thống ở đây là sự vu khống, bịa đặt hoàn toàn. Vậy các bạn có thể tập hợp các bài tham luận tham gia vào việc bịa đặt này không nhỉ.

Don Quixote (Đông Ki Sốt, tiếng Anh ngọn thành Đôn ky s hô tê) tưởng tượng ra một cái con quỷ rồi tấn công nó. Nhưng con quỷ Đông Ki Sốt có hình của cối xay gió. Còn đây quan điểm chính thống có hình của cái gì ?? liệt não ám chỉ ai ??

Chả biết sách giáo khoa lịch sử có phản ánh "quan điểm chính thống" không? Thời em đi học thì nhà Nguyễn được sách mô tả ...tệ nhất trong các nhà, nói chung "không bút nào tả xiết Grin

Nếu ngẫm nghĩ lại thì ở xứ mình "chân lý là cái lý có chân", nó liên tục thay đổi xoành xoạch tùy vào từng thời điểm cụ thể và hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy không phải lịch sử diễn ra thế nào thì nó được mô tả và nhìn nhận bất biến thế ấy, nó còn tùy vào ...cái ông in sách sử.

Đơn giản như về Nhân văn giai phẩm, cũng trong sách GK chương trình BTVH khoảng 1980 thì các tác giả trong vụ này bị mắng như ..xì ke. Sách PT thì đỡ hơn, nhưng cũng không đánh giá cao. Đến giờ nhiều vị NVGP được phục hồi và được những giải thưởng cao quý nhất.

Vì vậy nhiều khi có độ lùi về thời gian người ta có những cái nhìn khác, từ đó rút ra những nhận xét đánh giá khác với trước kia. Đó là điều đương nhiên.



Hàhà, bác HP nên uống thêm trà Dr.Thanh cho nó bớt nóng nhỉ  Grin

Lại phải quote lại để cho đen trắng rõ ràng chứ .

Từ đầu quan điểm chính thống của cá nhân thằng Anhkhoi em rất đơn giản: quan điểm chính thống của thời trước đánh giá rất tệ nhà Nguyễn. Em đã dẫn chứng xong. Còn quan điểm chính thống này nay so với ngày xưa khác nhau ra sao thì ...đâu phải chuyện của em, hehehe  Grin

Nhưng mà nếu xem ý kiến của Giáo sư Phan Huy Lê do bác Mytam post thì hình như có nhiều điều cần nói lại về triều Nguyễn nhỉ, chả biết ý kiến cụ Lê này có chính thống không, cụ là Chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN từ 1990 đến nay, nếu so cụ này và bác hp thì em tin cụ hơn bác tí ti.  Grin Grin Grin
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 03:43:06 pm »

Có cái này phải nói với bác anhkhoi:

- GS Phan Huy Lê chỉ là chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam. Nói tới Hội thì chắc là bác cũng hiểu. Đó là một hội nghề nghiệp đơn thuần mà thôi.

- Còn Nhà nước ta có một tổ chức chính thống nghiên cứu và viết sử, đó là Viện sử học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (Viện khoa học xã hội Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ: http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,127929&_dad=portal&_schema=PORTAL.

Các viện trưởng qua các thời kỳ như:
Viện trưởng đầu tiên là GS Trần Huy Liệu, người trước đó đã từng là Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý. Sau khi GS.Trần Huy Liệu qua đời (1969), GS.VS.Nguyễn Khánh Toàn, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội kiêm nhiệm làm Viện trưởng Viện Sử học. Từ năm 1980 đến nay, Viện trưởng Viện Sử học lần lượt là: GS.Văn Tạo, GS.Nguyễn Hồng Phong, PGS Cao Văn Lượng, PGS.TS Trần Đức Cường. Viện trưởng đương nhiệm (tính đến tháng 2-2009) là PGS.TS.Nguyễn Văn Nhật.

Các nhà khoa học tiêu biểu của Viện:

GS.Đào Duy Anh, GS.Văn Tân, GS.Trần Văn Giáp, GS.Nguyễn Đổng Chi, nhà nghiên cứu Hoa Bằng... Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Cận - Hiện đại tiêu biểu như: GS.Trần Huy Liệu, GS.VS.Nguyễn Khánh Toàn, GS.Trần Văn Giàu, nhà nghiên cứu Minh Tranh, nhà nghiên cứu Tôn Quang Phiệt, GS.Văn Tạo, GS.TS.Phạm Xuân Nam... Về lý luận và phương pháp luận khoa học lịch sử: GS.Trần Đức Thảo, GS.Nguyễn Hồng Phong...

Có thể thấy rằng, Viện sử học Việt Nam là nơi quy tụ những nhà sử học hàng đầu của nước ta, với uy tín và tầm vóc lớn. Đó là cơ quan thuộc chính phủ, có chức năng nghiên cứu, biên soạn, viết lịch sử...

Quan điểm về triều đình Nhà nguyễn của Hội khoa học lịch sử và Viện sử học Việt Nam là khác nhau. Vậy chúng ta tin quan điểm nào hơn: Quan điểm của cơ quan chính thống nhà nước, hay quan điểm của một hội nghề nghiệp Huh

Hội thảo do Hội khoa học lịch sử tổ chức, và ý kiến kết luận mang tính giải oan là của Chủ tịch Hội (GS Phan Huy Lê) chắc cũng là điều dễ nhận thấy.

Chỉ khi nào có một hội thảo do chính phủ tổ chức, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, kết luận thì những vấn đề mới được coi là chính thức.

Quan điểm của Chủ tịch Hội khoa học lịch sử có thể nói là chỉ mang tính tham khảo mà thôi.

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #48 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 04:09:44 pm »


Quan điểm về triều đình Nhà nguyễn của Hội khoa học lịch sử và Viện sử học Việt Nam là khác nhau. Vậy chúng ta tin quan điểm nào hơn: Quan điểm của cơ quan chính thống nhà nước, hay quan điểm của một hội nghề nghiệp Huh



Ông xem ý tôi trên kia, và xem lại ý ông nhé. Chúng ta là động vật máu nóng đi trên 2 chân, chúng ta có quyền suy nghĩ.
Logged

Chết vì ghét người!
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #49 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 04:27:42 pm »

Tôi xin có ý kiến ngoài lề một tẹo.
Các thủ trưởng bàn gì thì bàn, nhưng lịch sử cần sự khách quan. Nhiều sự việc phải hàng ngàn năm sau, người ta vẫn chưa thôi tranh cãi, huống hồ triều Nguyễn tồn tại cách đây cũng chỉ hơn trăm năm. Đến như những sự kiện gần hơn như cải cách ruộng đất hay khoán nông nghiệp, quan điểm của chúng ta cũng có phần thoáng hơn trước.
Về quan điểm Nguyễn Ánh là thủ phạm khiến nước Pháp kéo sang xâm lược nước ta thì cần xem xét lại.
Nguyên nhân của việc Pháp xâm chiếm Việt Nam là do Pháp thèm muốn một thuộc địa giàu có và có vị trí chiến lược ở phương Đông hay là vì một bức thư cầu cứu của Nguyễn Ánh, một bản hiệp ước không được thực hiện từ thế kỉ trước; đâu là nguyên nhân, đâu là duyên cớ, mọi người nên xem xét lại.
Bản thân việc Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp, về phía Nguyễn Ánh thì đó là hành động xuất phát từ mục đích chống lại Tây Sơn, điều đó không ai có thể phủ nhận; về phía Pháp, thì hiệp ước 1787 đã không được vua Lui 16 thực hiện, và lực lượng Pháp sang VN giúp Nguyễn Ánh là lực lượng do Bá đa lộc vận động. Sau khi chiến thắng Tây Sơn, thái độ của Nguyễn Ánh với người Pháp thế nào? thái độ của những người kế vị ông ta thế nào? Nếu Nguyễn Ánh bán nước ta cho Pháp thì tôi e là Việt Nam đã sớm trở thành một Ấn Độ thứ 2, chứ không cần thiết mấy chục năm sau người Pháp phải mang tàu chiến sang Đà Nẵng làm gì.
----------------------------
 Viết đúng chính tả tiếng Việt, bạn nhé!
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2009, 04:33:59 pm gửi bởi dongadoan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM