Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:16:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về quan điểm chính thống đánh giá về triều đình Nhà Nguyễn  (Đọc 121895 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #10 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 11:52:57 am »

vì quan điểm phê phán thời kỳ chúa Nguyễn, nhà Nguyễn gần như trở thành quan điểm chính thống. Quan điểm này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954, đỉnh cao là năm 1960 - 1962

quan điểm chính thống ở đây là sự vu khống, bịa đặt hoàn toàn. Vậy các bạn có thể tập hợp các bài tham luận tham gia vào việc bịa đặt này không nhỉ.

Don Quixote (Đông Ki Sốt, tiếng Anh ngọn thành Đôn ky s hô tê) tưởng tượng ra một cái con quỷ rồi tấn công nó. Nhưng con quỷ Đông Ki Sốt có hình của cối xay gió. Còn đây quan điểm chính thống có hình của cái gì ?? liệt não ám chỉ ai ??
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 12:38:30 pm »

vì quan điểm phê phán thời kỳ chúa Nguyễn, nhà Nguyễn gần như trở thành quan điểm chính thống. Quan điểm này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954, đỉnh cao là năm 1960 - 1962

quan điểm chính thống ở đây là sự vu khống, bịa đặt hoàn toàn. Vậy các bạn có thể tập hợp các bài tham luận tham gia vào việc bịa đặt này không nhỉ.

Don Quixote (Đông Ki Sốt, tiếng Anh ngọn thành Đôn ky s hô tê) tưởng tượng ra một cái con quỷ rồi tấn công nó. Nhưng con quỷ Đông Ki Sốt có hình của cối xay gió. Còn đây quan điểm chính thống có hình của cái gì ?? liệt não ám chỉ ai ??

Chả biết sách giáo khoa lịch sử có phản ánh "quan điểm chính thống" không? Thời em đi học thì nhà Nguyễn được sách mô tả ...tệ nhất trong các nhà, nói chung "không bút nào tả xiết"  Grin

Nếu ngẫm nghĩ lại thì ở xứ mình "chân lý là cái lý có chân", nó liên tục thay đổi xoành xoạch tùy vào từng thời điểm cụ thể và hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy không phải lịch sử diễn ra thế nào thì nó được mô tả và nhìn nhận bất biến thế ấy, nó còn tùy vào ...cái ông in sách sử.

Đơn giản như về Nhân văn giai phẩm, cũng trong sách GK chương trình BTVH khoảng 1980 thì các tác giả trong vụ này bị mắng như ..xì ke. Sách PT thì đỡ hơn, nhưng cũng không đánh giá cao. Đến giờ nhiều vị NVGP được phục hồi và được những giải thưởng cao quý nhất.

Vì vậy nhiều khi có độ lùi về thời gian người ta có những cái nhìn khác, từ đó rút ra những nhận xét đánh giá khác với trước kia. Đó là điều đương nhiên.

Logged
THANHSON2003
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #12 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 01:18:16 pm »

Nói về quan điểm thì dài dòng lắm và không khéo "đậu phộng" đề đấy!
Theo em, lịch sử của từng chế độ sẽ phản ảnh quan điểm chính trị của chế độ đó, tuy nhiên người viết sử phải trung thành tuyệt đối với lịch sử, với sự thật, không nên xuyên tạc hay mang quan điểm chính trị áp đặt cho lịch sử.
Cũng như mỗi con người, có mặt tốt, mặt xấu, không thể vì sự "nhu nhược" của triều Nguyễn mà phủ nhận vai trò của Tả quân Lê Văn Duyệt, Đào Duy Từ, ngay bản thân Phan Thanh Giản cũng là người có tư tưởng tiến bộ, ham muốn đem cái mới về cho đất nước. Không nói đâu xa, thời Pháp có ông Trần Trọng Kim là người khảo cứu lịch sử có uy tín, có Ngô Đình Nhu là nhân viên lưu trữ có hạng của viện Viễn Đông Bác Cổ, nhờ ông ta mà hàng văn bản thư tịch khắc gỗ cổ triều Nguyễn còn được lưu trữ tại Đà Lạt cho hậu thế.
Vì thế, "..nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác.." !
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #13 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2009, 05:32:03 pm »

Thứ nhất là không hề có "quan điểm chính thống" nào tồn tại.
Thứ hai, nếu có thì các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn thường khen ngợi các chúa Nguyên và các danh nhân của cả Triều Nguyễn và Chúa Nguyễn. Đương nhiên, việc nhà Nguyễn hèn yếu bán nước thì chê bai là đúng rồi. Nhưng những danh nhân như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Tôn Thất Thuyết.... vẫn được đặt tên phố đấy chứ.

Việc nhập "Chúa Nghuyễn và Triều Nguyễn" vào làm một bản thân nó đã là một nguỵ biện.
Việc xây dựng nên một "quan điểm chính thống" cũng là một nguỵ biện, sát nhập cả chúa và triều một cách cố ý để làm gì, để trộn đều công mở cõi của chúa Nguyễn và tội bán nước của Triều Nguyễn. Đây là "Quan điểm chính thống" hổ lốn trộn đều để đem lừa liệt não.
Lại nói "Quan điểm chính thống"  đó chê bai Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Kim, CHúa Sãi... là rất bố láo.

Toàn bộ bài báo trên là sự huyễ hoặc của Đông Ky Sốt vĩ cuồng, xây dựng một con quỷ rồi ra sức đánh nó. Con quỷ của Đông Ky Sốt có hình cối xay gió, vậy con quỷ có tên "Quan điểm chính thống" mang hình gì, tôi hỏi các bạn vậy ??



Logged

Ờ, ừ, thì ký.
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 01:37:55 pm »

Nói về quan điểm thì dài dòng lắm và không khéo "đậu phộng" đề đấy!
Theo em, lịch sử của từng chế độ sẽ phản ảnh quan điểm chính trị của chế độ đó, tuy nhiên người viết sử phải trung thành tuyệt đối với lịch sử, với sự thật, không nên xuyên tạc hay mang quan điểm chính trị áp đặt cho lịch sử.
Cũng như mỗi con người, có mặt tốt, mặt xấu, không thể vì sự "nhu nhược" của triều Nguyễn mà phủ nhận vai trò của Tả quân Lê Văn Duyệt, Đào Duy Từ, ngay bản thân Phan Thanh Giản cũng là người có tư tưởng tiến bộ, ham muốn đem cái mới về cho đất nước. Không nói đâu xa, thời Pháp có ông Trần Trọng Kim là người khảo cứu lịch sử có uy tín, có Ngô Đình Nhu là nhân viên lưu trữ có hạng của viện Viễn Đông Bác Cổ, nhờ ông ta mà hàng văn bản thư tịch khắc gỗ cổ triều Nguyễn còn được lưu trữ tại Đà Lạt cho hậu thế.
Vì thế, "..nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác.." !

Theo quan điểm của em thì:

- Suy nghĩ của một nhân vật lịch sử thực tế như thế nào, chả ai trong chúng ta biết được. Còn hành động của nhân vật đó như thế nào thì chúng ta đều biết, lịch sử ghi nhận, và dân gian đều đã có lưu truyền.

- Nói Tự Đức không sai, vì hoàn cảnh lịch sử phải chỉ đạo Phan Thanh Giản làm như thế. Còn Phan Thanh Giản cũng không sai vì nghe lệnh vua. Vậy thì ai sai, tóm lại theo như một số quan điểm bây giờ thì chẳng ai sai cả. Tóm lại là ai cũng tốt, chỉ có do hoàn cảnh là phải làm thế.  Undecided. Ta xét tiếp tục, vậy thì Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,.., ừ thì có khi là phải có ẩn tình rồi. Họ đều là người tốt thôi, do hoàn cảnh nên mới phải "bán nước"  Lips sealed.

- Vấn đề bác nói, em không cho rằng đó là ta bắn vào quá khứ bằng đại bác. Ta chả bắn phá gì ai cả, mà chỉ đánh giá  cho đúng. Nếu chúng ta không đánh giá cho đúng về Tự Đức, Phan Thanh Giản, ... về một số nhân vật đang gây tranh cãi thuộc triều Nguyễn thì vô hình chung điều đó sẽ gây ra sự khủng hoảng trong cả một hệ thống lịch sử của chúng ta. Gây hoang mang và lẫn lộn trong các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ tuổi. Vậy thì tóm lại ai mới là yêu nước, ai mới là bán nước. Hay cuối cùng mọi tội lỗi với dân tộc đều có thể đổ cho "hoàn cảnh", dù rằng "thực ra người ta cũng tốt"  Sad

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 02:37:59 pm »

Thưa các bác,
Lịch sử, chân lý...mãi mãi là chính nó, không lệ thuộc vào cách nhìn nhận của chúng ta.
Khi đánh giá về một cá nhân, một triều đại nào đó, hẳn nhiên người ta cần tính đến những gì mà cá nhân hay triều đại đó làm được những gì có lợi, có hại cho đất nước, cho dân tộc...cái đó là thước đo là công hay tội.
Có lẽ nguyên nhân của những ngôn từ quá khích ở đây chính là chữ "chính thống" mà GS Phan Huy Lê dùng. Việc dùng chữ gì là việc của cá nhân Giáo sư. Học thuật phải có tính độc lập. Điều đó là bình thường. Có lẽ nguyên nhân Giáo sư dùng chữ đó là do nó được thể hiện một cách chính thức trong sách giáo khoa lịch sử, tôi nghĩ có lẽ nên dùng chữ "quan điểm phổ biến" thì đỡ tranh cãi hơn.
và một lần nữa, không thể có chuyện xét lại lịch sử...cái xẻng thì mãi nó là cái xẻng, nó không thể thành cái cuốc, dù có lúc ai đó gọi nó là...cái cuốc.
Mọi người nên tranh luận cũng nên có giới hạn, giữ một sự tôn trọng lẫn nhau một cách thích hợp.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
nguyenvanletuan
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #16 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 06:25:02 pm »

theo tôi ,ta không thể phê phán ai đó một cách phiến diện được.Cũng như trong một gia đình,ta có thể coi các vị vua Nguyễn là một ông bố vậy.Đó là một ông bố nghiêm khắc,rất thương con,suy nghĩ cực kỳ chín chắn,trước lúc đi xa đã tạo lập cơ ngơi cho các con sau này.Nếu trong chúng ta có dịp đi du lịch suốt từ nam chí bắc,nhất là đi dọc bờ biển của đất nước,mới thấy công lao và trình độ của các vua chúa Nguyễn lớn đến mức nào.Thậm trí thế hệ sau này chắc gì đã làm hơn.Nhắc đến các vua Gia Long và Minh Mạng người ta chỉ thường biết đến như những vị vua ác,dẫn voi về giày mồ nhà.Nhưng có ai biết được đất nước mở mang như ngày nay là do ai.Hệ thống kênh rạch phục vụ cho việc khai khẩn nam bộ là do ai làm,tất cả các hành vi tham nhũng,cát cứ làm suy yếu đất nước đều bị trừng trị một cách thẳng tay.
Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 09:44:04 am »

Cùng là cầu viện ngoại bang nhưng kẻ thắng được phong thánh, kẻ thua làm giặc. So sánh trường hợp vua Thế Tổ cầu viện Xiêm La và yêu cầu trợ giúp của Pháp quốc với một nhân vật cũng chạy sang Tàu, sang Nga La Tư cầu viện năm 1950 sẽ thấy là nhân vật sau may mắn hơn nhiều.
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 09:54:06 am »

Cùng là cầu viện ngoại bang nhưng kẻ thắng được phong thánh, kẻ thua làm giặc. So sánh trường hợp vua Thế Tổ cầu viện Xiêm La và yêu cầu trợ giúp của Pháp quốc với một nhân vật cũng chạy sang Tàu, sang Nga La Tư cầu viện năm 1950 sẽ thấy là nhân vật sau may mắn hơn nhiều.

Ồ, lại một nhân vật mới. Cái biện minh cho hành động của anh đúng hay sai là ở chỗ: nó vì lợi ích của ai chứ.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:27:30 am »


Cái biện minh cho hành động của anh đúng hay sai là ở chỗ: nó vì lợi ích của ai chứ.
Cả hai vì lợi ích của tập đoàn mình. Tập đoàn đi sau có cái hay là biết lợi dụng danh nghĩa quốc gia.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM