Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:43:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về quan điểm chính thống đánh giá về triều đình Nhà Nguyễn  (Đọc 121909 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 09:31:25 am »

Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam có đăng bài viết này:

Mời anh chị em cùng thảo luận

http://www.dangcongsan.vn/tiengviet/tieudiem/details.asp?topic=84&subtopic=190&ID=BT1230965036

…Xin cho tôi được chọn và trích dẫn ra đây một vài bài viết của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từng kịch liệt phê phán vương triều nhà Nguyễn trong suốt nửa thế kỷ, nhằm giúp chúng ta có cơ sở thẩm định về quan điểm chính trị và học thuật của một số người làm công tác trong lĩnh vực nghiên cứu Sử học hiện nay.

- Trong thư gửi ông Utơlây, ngày 16/10/1919, Nguyễn Ái Quốc viết: ''Ngay trong cái cung điện Huế cũ kỹ và tối tăm, mà cuộc sống tù hãm, trụy lạc đã nhấn chìm những người sống trong đó vào sự nhu nhược, đến nỗi họ dửng dưng trước mọi việc diễn ra bên ngoài…”

- Trong ''Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản'' ngày 21/9/1923, Nguyễn Ái Quốc viết: ''Triều đình và vua quan (nhà Nguyễn) lệ thuộc tuyệt đối vào chính quyền Pháp. Họ bị chủ Pháp khinh bỉ và nhân dân ghét''.

- Trong bài ''Nên học sử ta'' đăng trên báo Việt Nam độc lập, ngày 01/02/1942, Nguyễn Ái Quốc viết: ''Trước khi vua Gia Long bán nước cho Tây, nước ta vẫn là nước độc lập”. ''Vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang san gấm vóc tan tác tiêu điều, con Lạc cháu Hồng hoá làm trâu ngựa''.

-Trong bài diễn ca ''Lịch sử nước ta'', do Việt Minh Tuyên Truyền Bộ xuất bản, tháng 2/1942, Nguyễn Ái Quốc đã viết về vua Gia Long như sau:

''Gia Long lại dấy can qua

Bị Tây Sơn đuổi,

chạy ra nước ngoài

Tư mình đã chẳng có tài

Nhờ Tây qua cứu,

tính bài giải vây

Nay ta mất nước thế này

Cũng vì vua Nguyễn

rước Tây vào nhà

Khác gì cõng rắn cắn gà

Rước voi giày mả, thiệt là ngu si”.

Và Nguyễn Ái Quốc đã viết về vua Tự Đức như sau:

''Nay ta mất nước nhà tan

Cũng vì những lũ vua quan

ngu hèn

Năm Tự Đức thập thất niên

Nam Kỳ đã lọt dưới quyền

giặc Tây

Hăm lăm năm sau trận này

Trung Kỳ cũng mất,

Bắc Kỳ cũng tan

Ngàn năm gấm vóc giang san

Bị vua họ Nguyễn

đem hàng cho Tây!

Tội kia càng càng đắp càng dày

Sự tình càng nghĩ

càng cay đắng lòng''.

Trong bài diễn ca này, Nguyễn Ái Quốc đã điểm những cột mốc lịch sử quan trọng như sau: "Năm 1794, Gia Long thông với Tây. Năm 1847, Tây bắt đầu đánh nước ta. Năm 1862, vua nhà Nguyễn bắt đầu hàng Tây''.

- Trong ''Báo cáo đọc tại Đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở nước ngoài” họp tại Thành phố Liễu Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), vào tháng 3/1944, Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu: ''Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước bán nước, cắt nhượng ba tỉnh Sài Gòn, Biên Hoà, Mỹ Tho cho giặc Pháp''.

- Trong ''Trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo” (Trung Quốc), ngày 3/4/1949, Hồ Chủ tịch đã viết bài về Bảo Đại-ông vua cuối cùng của vương triều Nguyễn như sau: ''Vĩnh Thụy trở về nước với hơn 10.000 viện binh Pháp để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thụy cam tâm bán nước. Vĩnh Thụy làm tay sai cho thực dân, là một tên phản quốc”.

- Trong quyển ''Thường thức chính trị'' do Nhà xuất bản Sự Thật ấn hành lần đầu năm 1954, Bác Hồ chỉ rõ: "Hơn 80 năm trước đây, đế quốc Pháp thấy nước ta người đông, của nhiều, bèn dùng vũ lực sang cướp nước ta. Giai cấp phong kiến (vua, quan) thì hủ bại hèn nhát, chỉ biết bán nước, không dám chống giặc''.

- Trong ''Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi'' tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khoá I, ngày 18/12/1959, Bác Hồ viết: ''Giữa thế kỷ XIX, đế quốc Pháp bắt đầu xâm lược nước ta: Bọn vua quan phong kiến đã đầu hàng giặc ngoại xâm và bán nước ta cho đế quốc Pháp. Trong gần một thế kỷ, đế quốc Pháp đã cấu kết với giai cấp phong kiến để thống trị nước ta một cách vô cùng tàn bạo''.

Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với lịch sử là rất sòng phẳng, phân minh. Người không hề công kích các chúa Nguyễn. Cùng với việc kịch liệt phê phán Gia Long và Tự Đức, Người đã từng viết bài trên báo chí nước ngoài để đề cao tinh thần yêu nước của 3 ông vua thứ 8, thứ 10 và thứ 11 của vương triều nhà Nguyễn là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12/7/1940, Nguyễn Ái Quốc viết: ''Năm 1885 vua Hàm Nghi và năm 1916 vua Duy Tân đã đứng ra lãnh đạo chống Pháp''.

Chúng ta còn được biết thêm một sự kiện rất lý thú: Ngày 24/02/1920, Nguyễn Ái Quốc đã nhận được thư của Hoàng thân Vĩnh San (vua Duy Tân), gửi cho Chủ nhiệm báo L'Humanité về việc đòi độc lập cho Việt Nam. Trung tuần tháng 3/1920, Nguyễn Ái Quốc gặp hai đồng chí Mácxen Casanh, Giăng Lông Ghê và báo L'Humanité đã mời Nguyễn Ái Quốc đến trụ sở để bàn về vấn đề này.

Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, trải qua 15 năm hoạt động bí mật trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đảng đã từng kịch liệt lên án vương triều nhà Nguyễn (Chính phủ Nam triều) và ông vua “bù nhìn Bảo Đại”.

- Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng (27-31/3/1935), đồng chí Tổng Bí thư Lê Hồng Phong chỉ rõ: Chính sách mới của đế quốc Pháp và mưu mô mới của bọn thống trị bản xứ là ''trả quyền cho bù nhìn Bảo Đại, cải cách Nam triều, lập nguyên lão nghị viện. Thi hành các chính sách ấy, không phải trở lại điều ước nô lệ năm 1884 như nhiều người đã tưởng mà là kiên cố quyền thống trị của đế quốc Pháp''.

- Trong Nghị quyết của cuộc Hội nghị Trung ương lần thứ VI nổi tiếng (6-8/11/1939), do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trình bày, đã phân tích kỹ:“Chính phủ Nam triều Bảo Đại đã hoàn toàn bán mình cho đế quốc Pháp, làm tay sai đắc lực cho đế quốc trong cuộc đàn áp phong trào cách mệnh năm 1930-1931''. ''Bảo Đại đã hoàn toàn làm nô lệ một cách vô liêm sỉ cho đế quốc''.

Qua một số ít tư liệu mà tôi trích dẫn trên đây, tự nó, đã xác minh quan điểm chính thống về Sử học của Bác Hồ và của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc đánh giá vương triều nhà Nguyễn đã và đang bị một số nguời cố tình phản bác.

Quả thực cho đến nay, không phải trong giới Sử học ai cũng đồng thuận với khuynh hướng tư tưởng ấy. Ngay tại cuộc hội thảo lần này, không ít người như giáo sư Văn Tạo – nguyên Viện trưởng Viện Sử học đã khẳng định: Thống nhất đất nước của Tây Sơn là gắn với độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, còn thống nhất đất nước của vua Gia Long nhờ cắt đất dâng cho thực dân mà có được. Đây rõ ràng là có tội như ông cha ta đã từng phê phán là ''Rước voi về giày mả tổ'', ''Cõng rắn cắn gà nhà''.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua, tôi biết rõ giáo sư Trần Văn Giàu - một nhà Sử học lão thành bậc thầy được cán bộ và nhân dân mến mộ, cũng đã giữ quan điểm đúng đắn trong việc đánh giá vương triều nhà Nguyễn. Chính vì lẽ ấy đồng chí Trần Văn Giàu đã không đồng tình với tác giả cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về Phan Thanh Giản bằng lối văn hư cấu tuỳ tiện, thoát ly hiện thực lịch sử...

Theo dõi cuộc hội thảo được tổ chức với quy mô lớn tại tỉnh Thanh Hoá, được báo chí tuyên_truyền rầm rộ, nhiều người dân Sài Gòn trước đây ngạc nhiên nói: ''Những câu: ''Gia Long cõng rắn cắn gà nhà'', “Rước voi về giày mả tổ'', ''Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”,...đâu phải đến thời bây giờ mới có và đâu phải chỉ lưu hành riêng ở miền Bắc. Nhớ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tại thành phố này qua các bậc trung học và đại học, chúng tôi đã từng nghe các giáo sư dưới chế độ cũ khi bước lên bục, đều giảng như vậy cả. Thế nhưng không hiểu vì sao, hàng chục năm qua, một số người làm công tác nghiên cứu Sử học ở miền Bắc lại tìm mọi cách để phản bác những câu đó?''.

Không chỉ Bác Hồ, trong thế kỷ XX, các đồng chí lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta (như Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp...) cũng đều đánh giá vương triều nhà Nguyễn hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Không ai bài bác và bôi nhọ thanh danh các chúa Nguyễn. Cũng chẳng có ai phủ nhận sự đóng góp của triều nhà Nguyễn trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá và văn nghệ...

Sử học là một trong những lĩnh vực hoạt động hết sức nhạy cảm và có tầm quan trọng sống còn trên trận địa tư tưởng. Nếu chúng ta không quan tâm chăm lo củng cố sự vững mạnh của ngành Sử học kể cả trên ba mặt: về chính trị, về tư tưởng và về tổ chức, ắt sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Nếu những vấn đề trên đây không được giải quyết rốt ráo, sẽ dẫn đến sự rối loạn về nhận thứctrong xã hội. Thật vậy, trong việc đánh giá vương triều nhà Nguyễn, hàng chục triệu nhân dân ta - nhất là một khối lượng rất lớn học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đang ngồi học tập và viết luận án khoa học trên ghế nhà trường sẽ nghe và viết theo quan điểm của ai? Nghe và viết theo sự chỉ dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh, theo quan điểm Sử học của Đảng ta, hay nghe và viết theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu lịch sử đã và đang được công khai quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cuộc hội thảo vừa qua tại tỉnh Thanh Hoá và trong những cuộc hội thảo trước đó.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến chủ trương của Hội Khoa học lịch sử về việc gấp rút tiến hành chỉnh sửa sách giáo khoa phổ thông về Sử học và chuẩn bị biên soạn bộ quốc sử mới, như báo chí đã nhất loạt đưa tin. Đây là nhiệm vụ cực kỳ hệ trọng.

Chúng tôi hoàn toàn không yên tâm nếu như nhiệm vụ này được giao trọn gói cho những người đã từng đi chệch tư tưởng Hồ Chí Minh về Sử học và đã nặng lời công kích “phương pháp luận Sử học mác-xít ấu trĩ, giáo điều, công thức''. Vậy thì thử hỏi, nếu giao cho họ chỉnh sửa sách giáo khoa Sử học và biên soạn bộ quốc sử của nước nhà, họ sẽ đứng trên quan điểm lập trường nào và theo phương pháp luận Sử học của ai? Điều đó chắc chắn sẽ gây ra cho chúng ta những tổn thất không nhỏ trong lĩnh vực công tác giáo dục, cũng như trên địa hạt tư tưởng.



Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 09:46:13 am »

Đây là quan điểm của GS Phan Huy Lê trên Vietnamnet. Theo như trả lời của ông Phan Huy Lê thì quan điểm của ông ngược lại hoàn toàn, hay có thể nó là phê phán quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh  Angry

http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/10/808823/

Đi sâu vào thời kỳ Nguyễn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thảo luận, nhưng quan điểm trong hội thảo này sẽ xích lại gần nhau qua không khí học thuật tự do, tranh luận cởi mở, để qua cọ xát sẽ tiếp cận sự thật trung thực nhất.

 
GS Phan Huy Lê
Đến giờ chúng ta mới tổ chức hội thảo để nhìn nhận, đánh giá lại một thời kỳ lịch sử đã bị ứng xử không công bằng, liệu có muộn không? Nhất là khi, rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên đã học qua SGK và có cái nhìn lệch lạc, một chiều về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn?

- Nói chậm thì cũng đúng, vì quan điểm phê phán thời kỳ chúa Nguyễn, nhà Nguyễn gần như trở thành quan điểm chính thống. Quan điểm này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954, đỉnh cao là năm 1960 - 1962, từ đó thành quan điểm ảnh hưởng đến tất cả những công trình nghiên cứu, kể cả sách giáo khoa phổ thông cũng như đại học, dù không có sự chỉ đạo cụ thể nào như thế, nhưng một số cuốn sách được xem là chính thống đưa ra quan điểm đó và nhiều người cứ hướng theo.

Quan điểm này có bối cảnh khách quan, hình thành trong thời kỳ chiến tranh, khi mục tiêu sống còn là dành độc lập và thống nhất tổ quốc. Bối cảnh chính trị đó tác động mạnh đến nhận thức của giới Sử học, nhưng bản thân giới sử học cũng phải chịu trách nhiệm về mặt phương pháp luận.

 "Hy vọng hội thảo này gây được chuyển biến khá căn bản trong nhận thức đánh giá, cả về mặt công tích lẫn hạn chế về thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Đứng về phương diện khoa học thì đây là thời điểm chín mùi cho cuộc hội thảo tầm quốc gia, vì đã có quá trình chuẩn bị, vài thập kỷ nghiên cứu..."
Đứng về mặt thời gian là chậm, nhưng trong cái chậm đó có những lý do của nó. Trong suốt thời gian từ 1990 trở về đây có rất nhiều công trình nghiên cứu, trên dưới 20 hội thảo về vấn đề này, nhưng chưa có quy mô quốc gia mà mới là những hội thảo cấp trường ĐH (ĐH Huế, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sư phạm Hà Nội), cấp Viện hay Trung tâm nghiên cứu. Những hội thảo đó về chủ đề thì chưa tập trung, hoặc chưa đi cả thời kỳ dài, mà thường đi vào một phương diện nào đó, như thảo luận riêng về tình hình bảo tồn di sản văn hóa, tình hình kinh tế và bộ máy quản lý hành chính...

Có những cuộc hội thảo quan điểm xung đột khá gay gắt (nhất là thời kỳ đầu), nhưng tiếng nói của những kết quả nghiên cứu mới ngày càng thu hút sự quan tâm của giới khoa học và đã góp phần tạo nên một xu hướng mới trong nhận thức. Hy vọng hội thảo này gây được chuyển biến khá căn bản trong nhận thức đánh giá, cả về mặt công tích lẫn hạn chế về thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Đứng về phương diện khoa học thì đây là thời điểm chín mùi cho cuộc hội thảo tầm quốc gia, vì đã có quá trình chuẩn bị, vài thập kỷ nghiên cứu, để trên cơ sở các thành quả đó, đi tới nhìn nhận có tính chất tổng hợp, hệ thống trên một số vấn đề cơ bản, còn dĩ nhiên một số vấn đề cụ thể còn phải tiếp tục thảo luận, nhưng có định hướng chung.

Nghĩa là, ta chính thức thừa nhận quan điểm phê phán và phủ định trước đây là không khách quan?

- Đúng vậy, ta có thể nhìn thấy những thành tựu rất rõ ràng và to lớn của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, của cả thời kỳ lịch sử trên ba thế kỷ đó để lại. Ví dụ như mở rộng lãnh thổ vào tận đồng bằng sông Cửu Long, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới, rồi trên cơ sở đó đi tới thống nhất quốc gia trên một lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo. Xác lập lãnh thổ hiện đại là mốc cực kỳ quan trọng trong lịch sử mỗi quốc gia – dân tộc.  

Hay những thành tựu văn hóa của thời Nguyễn cũng là một cống hiến to lớn. Có tới ba di sản văn hóa được UNESCO công nhận có giá trị toàn cầu thuộc về thời kỳ này: Cố đô Huế, Hội An và Nhã nhạc cung đình Huế. Cố đô Huế tuy thời gian tồn tại chỉ từ 1802 - 1945, trước đó là Phú Xuân của chúa Nguyễn, Phú Xuân của Tây Sơn, nhưng về phương diện khác đây là trung tâm chính trị, văn hóa, quyền lực của một nhà nước Việt Nam thống nhất từ Bắc đến Nam, phản ánh được bước phát triển cao hơn của lãnh thổ quốc gia, quy tụ được các giá trị văn hóa của cả lãnh thổ rộng lớn. Hội An cũng là sản phẩm của thời kỳ này, thuộc loại hình thương cảng, trung tâm kinh tế, mậu dịch đối ngoại, giao lưu quốc tế trong thời kỳ hội nhập mạnh.

Chưa có Quốc sử quán nào hoạt động hiệu quả như triều Nguyễn, để lại cho ta một di sản cực kỳ đồ sộ. Di sản văn hóa chữ viết của thời kỳ này vô cùng phong phú với khối lượng lớn các bộ quốc sử, địa chí, hội điển, văn bia, châu bản, địa bạ, gia phả... Một phần rất quan trọng nữa là các di sản văn hóa vật thể không những của thời kỳ này mà của cả thời đại  trước đều được bảo tồn, trùng tu vào thời Nguyễn, kể cả những di sản lâu đời (có từ thời Lý đến Hậu Lê) như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Dâu... nhờ đó lưu giữ được nhiều di sản trước Nguyễn.

Tất nhiên đi sâu vào thời kỳ Nguyễn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thảo luận, nhưng quan điểm trong hội thảo này sẽ xích lại gần nhau qua không khí học thuật tự do, tranh luận cởi mở, để qua cọ xát sẽ tiếp cận sự thật trung thực nhất. Ví dụ như công lao thống nhất đất nước là của nhà Nguyễn nhưng còn có vai trò của Tây Sơn?

Trước đây có hai xu hướng đối nghịch nhau, có lúc nhìn nhận tất cả công lao cho Tây Sơn, sau lại phủ nhận Tây Sơn, ghi hết công lao cho nhà Nguyễn. Cả hai quan điểm cục đoan đều không đúng, vì lịch sử là sự tiếp nối và phát triển trong mâu thuẫn và có lúc có vẻ như nghịch lý.

 
Còn những hạn chế của vương triều Nguyễn thì sao, thưa GS? Nguyễn Ánh có tội hay không, khi đưa quân Xiêm vào để chống lại nhà Tây Sơn? Hay vua Tự Đức có bán nước?

- Đúng là trong cuộc đấu tranh chống Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã đưa quân Xiêm vào. Trước đây có quan điểm cực đoan gọi đây là hành động "cõng rắn cắn gà nhà", là "bán nước". Đúng là không thể biện hộ cho hành động "không sáng" này, cũng có thể coi là một tì vết trong sự nghiệp của Nguyễn Ánh, nhưng phải nhìn nhận công bằng. Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra  trong lịch sử. Nhưng điều quan trọng nhất là người cầu ngoại viện phải giữ được độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa lại lợi ích cho đất nước, còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn.

Trong tình thế của Nguyễn Ánh lúc đó, bị đánh bật khỏi đất Gia Định, lưu vong, nên phải nhờ ngoại viện để chống Tây Sơn. Có thực tế là thế lực Nguyễn Ánh yếu, không kiềm chế nổi quân Xiêm, chính ông đã có lúc than thở: Ta đưa quân Xiêm vào thế này, giờ nó cướp bóc giết hại nhân dân, nhân dân oán thán như vậy, ta được nước còn có nghĩa gì? Cũng có thực tế nữa là quân Xiêm đã bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Nhưng người ta có thể suy luận rằng, nếu quân Xiêm không bị Tây Sơn đánh bại, thì chắc gì Nguyễn Ánh đã kiềm chế được quân Xiêm, nhất là đặt trong tham vọng của vương triều Xiêm lúc bấy giờ đang muốn khống chế cả Chân Lạp và Gia Định. Hành động của Nguyễn Ánh cần phân tích và đánh giá một cách công minh.

Một vấn đề nữa cũng phải thảo luận, là việc nhà Nguyễn (thời Tự Đức) để mất nước trước cuộc xâm lăng của đế quốc Pháp. Kết luận trước đây cho rằng Tự Đức bạc nhược đầu hàng, phản bội dân tộc là chưa thỏa đáng, chưa khách quan. Ông và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhãn quan chính trị nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.

Trong cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á, tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc thành thuộc địa, hoặc thành nửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ được độc lập. Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ TK XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh, tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cách.

Thái Lan thì có cách ứng xử rất khôn ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt này để duy trì thế độc lập tương đối, thực hiện được đường lối mềm mỏng trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, tuy cũng có lúc phải chấp nhận sự lệ thuộc nào đó với thế lực đế quốc này hay đế quốc khác nhưng không bị mất nước. Vương triều Thái Lan sau đó cũng cải cách khá mạnh, duy trì chế độ quân chủ nhưng đi vào khuynh hướng phát triển tư bản chủ nghĩa khá sớm. Chỉ hai quốc gia đó thoát khỏi sự xâm chiếm và thống trị của đế quốc phương Tây.

Chúng ta cần có cái nhìn so sánh để làm sáng rõ hơn nguyên do mất nước cuối thế kỷ XIX. Nghĩa là, trong việc mất nước cuối TK XIX không thể phủ nhận trách nhiệm của triều Nguyễn là nhà nước quản lý đất nước, nhưng lúc phân tích nguyên nhân mất nước thì phải hết sức khách quan, toàn diện, đặt trong bối cảnh lịch sử mới của khu vực và thế giới, không nên quy kết một cách giản đơn.

 

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 09:46:31 am »

Có xu hướng nhìn nhận rằng nhà Nguyễn không "mặn mà" với canh tân, đi ngược lại xu thế của thời đại thì sao, thưa GS?

- Nhiều nhà sử học đã đặt ra vấn đề này, và cách giải thích, phân tích, đánh giá cũng còn có sự khác biệt. Trong bối cảnh mới của thời đại thì canh tân là nhu cầu rất bức xúc. Chế độ nhà Nguyễn vẫn là quân chủ, trên hệ tư tưởng Nho giáo, kinh tế xã hội vẫn mang tính tiền tư bản – tiền công nghiệp, nên trên bình diện phát triển của thời đại đã bộc lộ sự chậm tiến, nếu không canh tân thì không đưa đất nước vượt ra khỏi tình trạng lỗi thời, không đủ tiềm lực để tồn tại độc lập. Canh tân thành nhu cầu quyết định sự tồn vong của đất nước, nhất là khi phải đầu đương đầu với một thế lực xâm lược hoàn toàn mới đến từ các đế quốc phương Tây ở trình độ chủ nghĩa tư bản và văn minh công nghiệp cao hơn hẳn ta.

Trong những đề nghị cải cách thời nhà Nguyễn cần phân biệt làm hai loại. Một loạt cải cách trên nền tảng không có gì đụng chạm tới kết cấu kinh tế xã hội đương thời, như khai hoang, làm thủy lợi, chẩn cứu dân nghèo... nghĩa là một số sửa đổi trên nền tảng bảo tồn của chế độ phong kiến, rất cần thiết nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước phù hợp với xu thế của thời đại..

Có những đề xuất canh tân vượt quá tầm nhìn trên, vươn tới sự phát triển cao của thời đại, tập trung chủ yếu thời Tự Đức, như những điều trần của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, ba nhà cải cách có hệ thống nhất. Những cải cách đó không phủ định triều Nguyễn, chưa đụng chạm đến sự tồn tại của chế độ quân chủ, những người đề xuất cải cách đều trung thành với vương triều Nguyễn. Họ đề nghị mở cửa thông thưong, học tập công nghệ phương Tây, phát triển công thương nghiệp, cải cách giáo dục, củng cố quốc phòng...Những đề nghị canh tân đó sẽ tạo nên những chuyển biến về kinh tế xã hội để đưa đất nước vượt qua tình trạng lạc hậu và mở ra xu thế phát triển mới. Nhưng rất tiếc những đề nghị đó không được chấp nhận.

Trong các vua nhà Nguyễn, người có ý tưởng canh tân tương đối sớm với những suy tư về tình hình trong nước và cả tầm nhìn khu vực là Minh Mạng. Ông gửi nhiều phái đoàn ra ngoài, lý do là để mua hàng hóa, nhưng những nơi tới đều là căn cứ thương mại - quân sự của phương Tây. Ông có tầm nhìn hướng biển, có những thử nghiệm thành công  kỹ thuật phương Tây như đóng tàu chạy hơi nước, dịch nhiều sách kỹ thuật phương Tây ra chữ Hán, mua vũ khí, củng cố hệ thống thành lũy... , rất chú ý đến việc phòng vệ ven biển. Đó là tầm nhìn chiến lược, nhưng Minh Mạng mới có những ý tưởng chứ chưa cụ thể hóa thành chủ trương biện pháp có hệ thống và chưa tập hợp được trong triều những người có đầu óc canh tân nên chưa thể biến ý tưởng thành hiện thực.

Còn những vấn đề khác nữa cũng sẽ được đề cập trong hội thảo, nhưng thời gian không cho phép đi sâu, chẳng hạn như về vai trò Nho giáo trong bối cảnh TK 19 thì đánh giá thế nào? Hay việc nhà Nguyễn có những thành tựu trong việc thống nhất đất nước, cải cách bộ máy hành chính tiến bộ,... nhưng lại không thu phục được lòng dân, tình hình xã hội bất ổn định triền miên, khởi nghĩa nông dân nhiều nhất so với các thời kỳ trước đây... Hay chính sách của nhà Nguyễn với tôn giáo thế nào? Còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Hội thảo này không tham vọng giải quyết quá nhiều vấn đề, mà tập trung vào những vấn đề lớn để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và đánh giá một cách khách quan với chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, còn những vấn đề khác sẽ tiếp tục nghiên cứu và thảo luận.

So với thời vương triều Nguyễn đang cần sự định hướng lại, thời kỳ chúa Nguyễn có vẻ ít được quan tâm hơn? Tư liệu về các chúa Nguyễn dường như khuyết thiếu?

- Thật ra thời kỳ này rất quan trọng. Lãnh thổ nước ta trước thời các chúa Nguyễn mới đến dinh Quảng Nam (đơn vị hành chính rộng gồm từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vào đến Bắc Phú Yên), giữa thế kỷ 16 chúa Nguyễn Hoàng tập trung khai phá vùng đất Thuận Quảng cho sự tồn tại của chính quyền mới, vừa lo đối phó với Trịnh ở Đàng Ngoài. Công cuộc mở rộng vào đồng bằng sông Cửu Long được đẩy mạnh trong TK XVII, đầu TK XVIII, đến giữa thế kỷ XVIII thì đến toàn bộ vùng đất Nam Bộ hiện nay, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới. Những chúa Nguyễn như Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu... tư tưởng không bị Nho giáo ảnh hưởng nặng nề, nên mang tính thực tế, cởi mở, khai phóng, cái gì có lợi cho xứ sở, cho sự tồn tại và phát triển của vương triều thì thực thi ngay, không bị ràng buộc. 

"Đúng là trước đây ta ít nghiên cứu thời kỳ chúa Nguyễn, nhưng gần đây tập trung khá nhiều, vì nghiên cứu Nam Bộ thì phải đi sâu vào thời các chúa Nguyễn cũng như triều đình nhà Nguyễn... "
Tôi lấy một ví dụ. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên chủ trương mở cửa giao thương với nước ngoài, thu hút các thuyền buôn, các công ty tư bản phương Tây đến buôn bán. Thương cảng hội An (Quảng Nam) ra đời trong bối cảnh đó. Tại đây chính quyền chúa Nguyễn cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài, lập phố xá, thương điếm, làm ăn và chung sống với cư dân tại chỗ. Điều cần nêu lên là cho phép người Nhật, người Hoa sống thành hai khu phố riêng với tính tự quản khá cao, mỗi khu phố có trưởng khu do người nước ngoài cử ra, họ được quản lý khu phố và phải hoàn thành nhiệm vụ với nhà nước (chủ yếu là thuế), cư dân nước ngoài trong khu phố được sống theo phong tục, tập quán, lối sống…. như tại quê hương.

Nước ta thời phong kiến không có thành thị tự do mà ở đó tần lớp thị dân giữ vai trò quản lý đô thị, nhưng mức độ tự quản mà chúa Nguyễn dành cho cư dân nước ngoài tại đô thị biểu thị thái độ cởi mở và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại cũng như đời sóng của cộng đồng cư dân nước ngoài, từ đó tạo nên sức cuốn hút thương gia ngoại quốc, thúc đẩy sự phát triển nhanh của các cảng thị Đàng trong. 

Trước đây việc nghiên cứu với thời kỳ chúa Nguyễn chưa nhiều, nhưng trong vài thập kỷ gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trên nhiều phương diện, ở trong nước và cả ở nước ngoài, đặc biệt công việc nghiên cứu vùng đất Nam Bộ đưọc giới khoa học rất quan tâm. Và dĩ nhiên nghiên cứu Nam Bộ thì phải đi sâu vào thời kỳ khai phá, mở mang bờ cõi, xác lập chủ quyền thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn.

Liệu ta có chấm dứt được cách nhìn nhận lịch sử theo góc nhìn chính trị? Còn nhiều nhân vật, nhiều triều đại khác phải nhìn nhận lại?

- Giờ thì không ai ép buộc, nhưng có "chính trị hóa" hay không thì tùy thuộc vào bản lĩnh và năng lực của các nhà khoa học, có thể giữ vai trò chủ động trong sáng tạo khoa học, và chính những kết quả nghiên cứu khoa học bảo đảm tính khách quan và chân xác đó là cơ sở khoa học đáng tin cậy để nhà quản lý đưa ra các chủ trương và giải pháp chính trị cũng như kinh tế, văn hóa, xã hội hữu hiệu nhất. Đấy mới là mới quan hệ đúng đắn giữa khoa học và chính trị.

Sử học là quá trình nhận thức lại lịch sử, vấn đề này chưa xong thì vấn đề khác đặt ra, thời gian vừa qua, không chỉ thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn mà cả thời kỳ nhà Hồ, thời nhà Mạc.. đều được nhìn nhận và đánh giá lại một cách khách quan hơn. Đối với thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn, ngoài mổt số vấn đề cơ bản liên quan đến định hướng nhận thức chung, còn rất nhiều vần đề cần tiếp tục đặt ra và tiếp tục công việc nghiên cứu, thảo luận... GS có hy vọng, hội thảo lần này sẽ thay đổi định hướng chung cho cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử? Tại hội thảo quốc gia này, hiện đã có 91 báo cáo khoa học (trong đó có 8 báo cáo của nước ngoài), quy tụ tất cả những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về thời Nguyễn, đại diện cho giới sử học và một số ngành khoa học liên quan của cả nước, sẽ đưa ra những nhận thức mới và định hướng cho việc nghiên cứu cũng như quảng bá những hiểu biết về thời kỳ lịch sử các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn.

Tôi nghĩ rằng, có những vấn đề có thể đi đến kết luận, nghĩa là đạt được sự đồng thuận cao, có những vấn đề chưa hoàn toàn nhất trí nhưng nhận thức có thể xích lại gần nhau, tạo nên cơ sở chung để tiếp tục nghiên cứu. Từ kết quả hội thảo, các cơ quan chức năng có thể tiếp nhận để đưa ra những chỉ đạo mới trong công việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa thời kỳ này, cũng như điều chỉnh và cập nhật những nội dung liên quan trong SGK lịch sử. Giới sử học cũng từ đây có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong nâng cao trình độ lý luận và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu lịch sử nói chung.

GS có hy vọng, hội thảo lần này sẽ thay đổi định hướng chung cho cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử?

- Tại hội thảo quốc gia này, hiện đã có 91 báo cáo khoa học (trong đó có 8 báo cáo của nước ngoài), quy tụ tất cả những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về thời Nguyễn, đại diện cho giới sử học và một số ngành khoa học liên quan của cả nước, sẽ đưa ra những nhận thức mới và định hướng cho việc nghiên cứu cũng như quảng bá những hiểu biết về thời kỳ lịch sử các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Tôi nghĩ rằng, có những vấn đề có thể đi đến kết luận, nghĩa là đạt được sự đồng thuận cao, có những vấn đề chưa hoàn toàn nhất trí nhưng nhận thức có thể xích lại gần nhau, tạo nên cơ sở chung để tiếp tục nghiên cứu. Từ kết quả hội thảo, các cơ quan chức năng có thể tiếp nhận để đưa ra những chỉ đạo mới trong công việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa thời kỳ này, cũng như điều chỉnh và cập nhật những nội dung liên quan trong SGK lịch sử. Giới sử học cũng từ đây có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong nâng cao trình độ lý luận và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu lịch sử nói chung.

Xin cảm ơn GS.
Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #3 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 01:02:14 pm »

Tôi cũng đồng tình với MiTam. Đúng là LS trước kia đánh giá rất tiêu cực nhà Nguyễn, nhưng sự tiêu cực đó đều có nguồn cơn cả, không ai hơi đâu đi dựng chuyện sai sự thật rồi phát tán trong nhân dân, vì sẽ bị tẩy chay tức khắc.
Nói về công thì ngoài việc xác lập chủ quyền trến HS và TS, tôi thấy nhà Nguyễn không còn thành tích nào nổi bật. CÒn tội thì quá... nhiều: tàn sát triều Tây Sơn, rước quân Xiêm về, bạc nhược trước quân Pháp... Khi đọc bài của giáo sư Lê, tôi đã thấy kinh ngạc khi ông coi việc Nguyễn ÁNh rước quân Xiêm vào Nam chỉ là một "tì vết, điếm mờ" (với lập luận rằng đó chỉ là trao đổi, Nguyễn Ánh có thể vẫn khống chế được quân ngoại bang). Nói như vậy thì những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Diệm... tựu trung là chả có kẻ nào đáng bị gọi là bán nước cả
Hậu quả thì đã xuất hiện. Trên BBC Việt cũng có bài ăn theo, với câu kết hàm ý kích động việc xét lại LSVN trong 2 cuộc kháng chiến. Gần đây, 1 bài viết trên VNN cũng chỉ trích việc SGK đánh giá tiêu cực nhà Nguyến, với lập luận dựa hoàn toàn vào cuộc hội thảo.
Không hiểu đây có phải là hồi chuông cảnh báo trào lưu "Phán xét LS" 1 cách vô ý thức hay không. Những trào lưu thác loạn về lối sống đã gây tác hại to lớn cho đời sống tinh thần, nhưng so ra vẫn chưa là gì nếu một trào lưu "phản kháng tư tưởng" diễn ra
Logged
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 02:58:32 pm »

Không chỉ có ông Phan Huy Lê, còn có cả ông Dương Trung Quốc cùng một số sử gia khác cũng có bài viết.

Không hiểu dụng ý của những việc này là gì. Lịch sử cần phải được phán xét công bằng.

Tôi có cảm giác rằng, những nhà sử học này phải chăng là đang hơi thừa thời gian hay là muốn được lưu lại hậu thế như những con người tìm lại sự thực cho lịch sử.

Từ thái cực nọ, đảo sang thái cực kia.

Đặc biệt là bài viết của ông Phan Huy Lê, cứ nhắc tới những tội ác của Nguyễn Ánh là ông Lê lại nhắc lại rằng cần phải xem xét thêm, nghiên cứu kỹ. Rằng Nguyễn Ánh từng nói thế này, thế kia. Nguyễn Ánh đã từng nói cái gì thì chẳng ai còn ghi âm lại được. Chỉ có hành động tàn ác thì vẫn sờ sờ ra đó.

Rồi còn những nhân vật nữa như là Phan Thanh Giản chẳng hạn...
Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #5 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 03:24:32 pm »

 Tuy rằng vua Minh Mạng có ơn với gia tộc chúng tôi, nhưng tôi vẫn không thông cảm được sự trả thù tàn nhẫn của Vua Gia Long đối với triều Tây Sơn, thể hiện sự thiếu nhân từ của một Thiên Tử.
 Riêng vua Bảo Đại thì không phải biết nói như thế nào, theo Pháp, rồi thoái vị theo Việt Minh, rồi theo Pháp làm Quốc Trưởng bù nhìn, không rõ lập trường của Ông như thế nào!?
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2009, 10:25:52 pm »

Tôi mê Sử học và nhớ đôi câu thơ, tưa như "Tạo hóa gây chi cuộc hí trường" của Bà huyện Thanh quan.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #7 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 10:33:36 am »

Bây giờ chúng mình nhìn lại toàn bộ bài báo này nhé.
Đột phá trong nhận thức về chúa Nguyễn, triều Nguyễn. Đột phá, như vậy phải là một cái gì đó rất mới. Một cũng điện bị bỏ quên trong rừng của nhà Nguyễn ?? một nhánh Hoàng Gia thất lạc nay được phát hiện ?? Hay một cuộc viến chinh bí mật nay mới được biết ?? Thêm nữa, phải là một bế tắc trong nghiên cứu lâu ngày không được giải thoát, một đường hầm đen tối, nay "đột" nhiên loé sáng. Hình như Triều Nguyễn tương đối rõ ràng, không hề có bế tắc, đường hầm nào trong nghiên cứu, vâỵ, bài báo "đột phá" gì đây ??

Không có gì cả, toàn bộ bài báo chỉ là nhìn lại các vấn đề cũ. Như vậy, ngay tên của nó đã bao gồm tính phét lác. Khá giống một hàng tôm hàng cá, một lão say nói nhảm khoác lác, hùng hổ ầm ỹ, liều lĩnh say máu chứng minh mình đúng. Việc nhìn nhận một vấn đề cũ rích với góc độ khác là chuyện vĩnh cửu, mỗi người có một góc nhìn, một cách đánh giá, đương nhiên, Gia Long thì có góc nhìn khác Tôi Đây chẳng hạn. Con chó và Tôi Đây có góc nhìn khác nhau với thứ mà tôi sản xuất ra mỗi ngày từ phần thừa của thức ăn, những cái thứ đó chưa bao giờ có tính chất thành phần gì mới từ mấy vạn năm nay cả, không có gì đột phá trong nghiên cứu về nó cả. Mỗi người có một góc nhìn, góc nhìn có thể gọi là quan điểm, mỗi người có một cảm giác, cảm giác mỗi người có cái tên khác là đánh giá riêng, cái riêng cũ rích, và sự liều lĩnh say máu manh tính chất rạch mặt ăn vạ hay hàng tôm hàng cá, hay say sỉn khoác lác cũng là những cái cũ rích.

Như vậy, ngay chữ "đột phá" trong tên bài báo đã bao gồm tính nguỵ biện, tất cả các thứ cũ rích được nguỵ biện là mới. Con chó nói với con người: hãy nếm cái sản phẩm sinh ra từ thức ăn của mày, đó là việc "đột phá trong nhận thức".

vì quan điểm phê phán thời kỳ chúa Nguyễn, nhà Nguyễn gần như trở thành quan điểm chính thống. Quan điểm này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954, đỉnh cao là năm 1960 - 1962. Để dãn chứng cho nguỵ biện, tác giả đã bịa đặt hoàn toàn điểm này. Việt Nam lịch sử diễn ca đã ra đời từ trước đó nhiều chục năm. Nhà Nguyễn bị phản đối ngay từ khi nó chưa sinh ra. Không một vường triều nào sinh ra từ chiến tranh khốc liệt mà các cuộc khởi nghĩa phản đối nổ ra liên tiêu ngay sau khi nó lên ngôi như triều Nguyễn cả. Đương nhiên, những người khởi nghĩa vũ trang là những người phê phán gay gắt đến không đội trời chung với nhà Nguyễn. Trong những người khởi nghĩa có cả những "Thánh Quát", mà theo tin đồn thì "Thần Siêu" xây Tả Thanh Thiên cũng là mơ ước tột cùng muốn phá xiềng cho văn chương, xây "Trấn Ba Đình" ngoảnh về phương Nam cũng thể hiện ước mơ chặn luồng khí lực áp chế từ hướng đó. Rồi Trương Công Định "Triều đình thì cứ làm việc Triều Đình, Tôi làm việc tôi", rồi Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân. Ngay cả chính Triều Nguyễn cũng có những "quan điểm" khác nhau mà, như việc ban đầu cho truyền đạo, rồi lại chém cố đạo, bắt dân bước qua thánh giá. Dân Tị Địa ở Miền Tây không phản đối hiệp ước của Triều Đình sao ?? Bản thân Triều Đình còn có "Chủ chiến" với "Chủ hoà", có thứ vua nô lệ và có các Vị Vua đấu tranh cho độc lập cơ mà.
Ở đây, sự giả dối tiêu toa của tác giả đã sớm thể hiện một cách non kém. "Quan điểm chính thống" nếu có, không bao giờ phản đối với tất cả các vua Nguyễn, và cái mà tác giả gọi là "Quan điểm chính thống" đó thường tôn trọng tuyên dương đa phần các "Chúa Nguyễn". Các Công Thần của các chúa Nguyễn như Đào Duy Từ luôn được tôn vinh, được đặt tên phố từ lâu, ông còn được tôn vinh trên các mặt khác như văn hoá-nhà văn hoá khai sinh ra Tuồng Nam. Nguyễn Kim thường được đánh giá có công to hơn Trịnh Kiểm trong Trung Hưng. Công lớn nhất của các Chúa Nguyễn là khai khẩn đất nước. Ngược lại, tội lớn nhất của Triều Nguyễn là bán nước. Đào Duy Từ được đặt tên phố, nhưng Gia Long bị đổi tên phố. Nguyễn Công Trứ được nhà nước đặt tên phố và dân chúng lập đền thờ, nhưng "cấm quần không đáy" thì dân chúng truyền tụng. Cái gọi là "quan điểm chính thống" hoàn toàn có hai "quan điểm" ngược nhau với hai loại người này. Ghép hai thứ ngược nhau vào nhau là một sự lừa bịp vụng về, nó làm lời văn trong đó trở thành hạ đằng quá sớm.
Sự điêu toa một cách non kém, thô thiển như trên quá sớm thể hiện tính hạ đẳng của bài báo. Đúng, nó cũng như hàng tôm hàng cá, không đem lại cho người ta thông tin gì mới, chỉ trình bầy một cách lừa bịp những cái cũ rích. Sự lừa bịp khéo léo có thể làm cho người ta thích thú, đánh giá lời văn một cách tôn trọng. Nhưng sự điêu toa lươn lẹo, đối trá dễ nhận, ăn cắp vặt ngôn từ, gán ghép đĩ điếm với công chúa, ép câu cưỡng lý... làm người ta cảm nhận cảm giác hạ đẳng kinh tởm ngay từ đầu bài báo.

Khi dùng các chiêu thức vụng về như vậy quá sớm, thì bài báo này dành cho những ai ?? chắc chắn là dành cho những người bị bệnh liệt não, vì chỉ còn chút não là sớm nhận ra hành động ăn cắp ngôn từ cỡ như thế. Tôi Đây chưa bị liệt não và tương lai Tôi Đây không thích bị con chó nó dụ thưởng thức đồ ăn với nó. Con chó nó ăn thức ăn của nó, là quan điểm của nó, tôi đây nếu ăn thức ăn của nó thì đúng là "đột phá", vì vậy, Tôi Đây không muốn cái "đột phá" đó, Tôi Đây không liệt não và Tôi Đây có "quan điểm" khác con chó.



Trong suốt thời gian từ 1990 trở về đây có rất nhiều công trình nghiên cứu, trên dưới 20 hội thảo về vấn đề này, nhưng chưa có quy mô quốc gia mà mới là những hội thảo cấp trường ĐH (ĐH Huế, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sư phạm Hà Nội), cấp Viện hay Trung tâm nghiên cứu. Những hội thảo đó về chủ đề thì chưa tập trung, hoặc chưa đi cả thời kỳ dài, mà thường đi vào một phương diện nào đó, như thảo luận riêng về tình hình bảo tồn di sản văn hóa, tình hình kinh tế và bộ máy quản lý hành chính...

Anh than thờ về nghiên cứu ít ?? vậy nhà Trần, nhà Lý, nhà Lê có công trình nào to hơn về nhà Nguyễn. Toàn bộ bài báo được nối tiếp bởi những nguỵ biện, điêu toa.



Nghĩa là, ta chính thức thừa nhận quan điểm phê phán và phủ định trước đây là không khách quan?
- Đúng vậy, ta có thể nhìn thấy những thành tựu rất rõ ràng và to lớn của chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, của cả thời kỳ lịch sử trên ba thế kỷ đó để lại. Ví dụ như mở rộng lãnh thổ vào tận đồng bằng sông Cửu Long, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới, rồi trên cơ sở đó đi tới thống nhất quốc gia trên một lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo. Xác lập lãnh thổ hiện đại là mốc cực kỳ quan trọng trong lịch sử mỗi quốc gia – dân tộc. 

Ăn cắp nghĩa từ. Cái gọi là "Quan điểm chính thống" đã bao giờ chê bai Đào Duy Từ và Nguyễn Công Trứ, hay Chúa Sãi... chưa ?? Hay lấy đường phố đặt tên cho họ ?? Có ai "phủ định" công lao của những danh nhân này ?? không ai, vậy "đúng vậy" cái gì đây ?? "Quan điểm phê phán và phủ định" là cái quái thai lừa đảo do những người viết bài báo này chế tạo ra. Cái gọi là "quan điểm phê phán" phê những gì, Nguyễn Ãnh cõng rắn cắn gà nhà, giết hại dân Thiên CHúa giáo, để mặc Thái Lan chiếm nửa nước Lào như một hành động trả ơn, bế quan toả cảng ngu si. Làm gì có ai phê phán Đào Duy Từ và Nguyễn Công Trứ.
Từ sự dối trá ăn cắp ban đầu, nguỵ biện xây dựng thành sự bịa đặt, vu khống. Có một căn bệnh khá phổ biến của liệt não là vĩ cuồng, tự tưởng mình là vĩ nhân một cách cuồng dại. Ví Nhân này muốn trở thành Vĩ Đại khi đánh phá một cái lớn lao là "Quan điểm chính thống". Tạo ra một đối tượng quái thai, vu khống cho đối tượng đó các tính chất, rồi tự tưởng tượng đối tượng quái thai đó là vĩ đại và làm Đông Ky Sốt tấn công cái tưởng tượng vĩ đại đó.
Tác giả muốn vu khống ai ?? quá đủ hiểu. Một kẻ vĩ cuồng đốt đền, một điển hình ngu si mà các nhà văn hoá đã xây dựng hàng ngàn năm nay.

thành tựu văn hóa của thời Nguyễn cũng là một cống hiến to lớn. Có tới ba di sản văn hóa được UNESCO công nhận có giá trị toàn cầu thuộc về thời kỳ này: Cố đô Huế, Hội An và Nhã nhạc cung đình Huế.
Nếu Thăng Long mà ở trong xó núi để không bị phá nhà cổ xây chung cư, Thăng Long vị trí quân sự không quan trọng để đến nỗi bị chiến tranh tàn phá liên miên. Còn Nhã Nhạc, khỉ, đó là của các nhạc công chứ có phải của Triều Đình đâu, Nhã nhạc tồn tại thừ thời Văn Vương nhà Chu, có ông vua nào nhà Nguyễn sáng tác ra cái khúc Nhã Nhạc nào bằng ngón tay ??
Nhã Nhạc, là một truyền thống cung đình cao quý của dân ta. Ờ, nếu như nhà Lê nhà Trần bán nước cho Tây để được ghi âm Nhã Nhạc trong studio hiện đại thì UN cũng chế gì ?? Thành tự văn hoá nhà Nguyễn có "cấm quần không đáy",. sao không đề nghị lên UN một thể đi nhẩy.
Mà một Triều Đình chỉ để lại các công trình xây dựng và Nhã Nhạc thì có gì đáng tự hào ?? sao không có những danh tướng, những con đê bờ đập, mà lại có Nhã Nhạc và cung điện. ??
Cung Điện Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan, Nga, Anh, rồi Lào, Cam... có được công nhận không. Cung điện nào cũng được công nhận cả. Vậy đó là cái gì ?? Triều Đình nhà ta vinh quang hơn những cái đó sao ?? Thật xấu hổ, cung điện lăng tẩm nhà ta bé nhất, xấu nhất, thể hiện rõ nhất tính nhược tiểu so với các cung điện trên. Mặt này, chúng ta cần đánh giá triều Nguyễn như vậy. Bảo là chúng ta hơn ai đây, kém Nga, kém Anh còn được, kém cả Thái Lào Cam, không so được với Tử Cấm Thành bên Tầu có phải là lý do để không so sánh được với Kyodo không, với nước nghèo như Triều Tiên không ??
Triều Nguyễn đã xây dựng một kinh đô tệ nhất, xấu nhất, nhược tiểu nhất so với các nước hàng xóm láng giềng, các nước cùng văn hoá và các nước trên Thế Giới.
Nhưng cái tệ, cái xấu, các nhược tiểu đang bị liệt não nguỵ biện trong vĩ cuồng.

Chưa có Quốc sử quán nào hoạt động hiệu quả như triều Nguyễn, để lại cho ta một di sản cực kỳ đồ sộ. Di sản văn hóa chữ viết của thời kỳ này vô cùng phong phú với khối lượng lớn các bộ quốc sử, địa chí, hội điển, văn bia, châu bản, địa bạ, gia phả... Một phần rất quan trọng nữa là các di sản văn hóa vật thể không những của thời kỳ này mà của cả thời đại  trước đều được bảo tồn, trùng tu vào thời Nguyễn, kể cả những di sản lâu đời (có từ thời Lý đến Hậu Lê) như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Dâu... nhờ đó lưu giữ được nhiều di sản trước Nguyễn.
Bậy bạ. Sau khi xây dựng các nguỵ biện, vĩ cuồng đã cuồng đến mức tưởng mình vĩ. Triều nào cũng trùng tu cả, cũng dựng chùa cả, cũngc đúc chuông cả, nếu không thì sao chùa Thầy, chùa Trấn Quốc còn đến ngày nay. Văn hoá Triều Nguyễn có Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Trấn Ba Đình muốn chọc trời xanh, chặn sóng nam, sướng lắm sao ?? Ngay cả bộ đồ trà chén tống chén quân của Thăng Long còn mất đi thì văn hoá gì. Vâng, duy nhất ở Việt Nam có Triều Nguyễn không biết uống chè.
Triều Nguyễn mình sẽ bàn sau, ở đây chỉ đề cập đến một mặt nhỏ. Thông Giám đã viết lại sử nước ta bằng cách đi xin sử nhà Thanh. Chuyện dèm pha đương nhiên là đầy rẫy, như đoạn nói về Hồ Nguyên Trừng. Danh nhân này sang Tầu là Công Bộ Thượng Thư, quyền lực tài sản chắc là to hơn vua Việt Nam, sự dèm pha phát triển đến mức vu cho ông "dò tin tức nhà Hậu Trần" mà ngay cả chính sử Minh Thanh không dám nói đến. Một cuốn chính sử do triều đình soạn, lại lấy nguồn từ nước ngoài đã thể hiện sự dốt nát, rồi lại còn dèm pha nữa thì thật hèn hạ.

--------------
ĐÚng như một kịch bản điêu toa của liệt não, sau những đánh bóng vô thưởng vô phạt về văn hoá, vĩ cuồng lấy thế để xiên xẹo chính trị. Vĩ cuồng bênh Nguyễn Ánh. Ờ, để mất nước vào tay Tây có thể thông cảm được, thế nhưng để bạn Lào mất một nửa nước thì tội của ai ?? Đê hèn với Tây là lập luận của vĩ cuồng, thế đê hèn với Thái Lan là gì ?? sao vĩ cuồng không động chạm đến ?? Sao bế quan toả cảng ngu si không động đến, sao giết dân Thiên CHúa vừa ngu vừa ác không thấy nói đến ?? Nước Mỹ còn cửa đại sứ đến giao hiếu lại đuổi đi, sao không thấy nói đến ??

Mình không muốn nói về chính trị nhiều. Trào lưu làm chó liệt não "đột phá" hiện nay đang bùng nổ, mình chỉ đề cập một chút thôi.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #8 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 10:43:03 am »

Riêng vua Bảo Đại thì không phải biết nói như thế nào, theo Pháp, rồi thoái vị theo Việt Minh, rồi theo Pháp làm Quốc Trưởng bù nhìn, không rõ lập trường của Ông như thế nào!?
Lập trường của ông này là cái giữa hai chân của phái khác giới.

Đó là kết cục của việc bán nước. Nhà Nguyễn đã xây dựng lên triều đại của mình bằng cách bán đi sự độc lập dân tộc, chứ không phải chiến tranh thống nhất hay tổ chức đắp đê chống lụt. Bán mãi, bãn mãi, Nhưng vị vua như Duy Tân, Thành Thái không muốn bán thì bị loại bỏ. Kém xây dựng, kém chinh chiến đảm bảo an ninh cho kinh tế, giỏi bán nước, là đặc trưng của toàn bộ Triều Nguyễn quá ngắn ngủi.

Bảo Đại là gì, là giá trị chân thực của Triều Nguyễn. Giá trị chân thực ban đầu còn được che giấu, nhưng rồi càng ngày càng trong sạch, nguyên chất.

Vua Bảo Đại bản bản chất, là "Chân khí Nguyễn Triều".
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 11:45:44 am »

Một sự thật mà ít người nói đến, nhưng lại điển hình cho tính biển lận bẩn thỉu của quan lại và ngu tối của chính quyền chóp bu.

Một chính quyền chóp bu ngu si thường có một bộ máy quan lại ăn cắp một cách bẩn thỉu và vô cùng tàn nhẫn. Chúng ta lấy ví dụ về nước ngoài cho "công bằng". Nước Nga khoảng 5 năm trước Thế chiến 1 đã trở nên như vậy. Triều đình Sa Hoàng Nikola ngu si tuyển chọn lên một chính quyền biển lận. Nước Nga từ lâu đã có những công xưởng tập trung do Piotr Đại Đế để lại và các vua nối nhau xây dựng, phát triển. Đầu tk19 nước Nga phát triển mạnh mẽ pháp lục quân bằng một tổ chức là "Hội đồng nghiên cứu khoa học pháo binh", đứng đầu châu Âu về sản xuất và sử dụng pháo. Nước Phổ là đất nước sinh ra từ Đại Chiến Bắc Âu, một sản phẩm của Piotr Đại Đế, sát cánh 200 năm bên nước Nga trong sự nghiệp đẩy lùi Thổ Nhĩ Kỳ, xây dựng chính quyền và hiện đại hoá xã hội Đông Âu.

Đến đầu tk20, nước Nga thiết kế súng trường Moisn với các đặc điểm thích hợp với công nghiệp Nga lạc hậu hơn Tây Âu, đặc trưng là không dùng kim hoả tinh vi và đạn không gờ móc như Mause, nhưng đường đạn mạnh hơn. Thế nhưng, điểm hài hước là những lô hàng đầu tiên và rất nhiều lô hàng sau đó bị bán hợp đồng sản xuất ra nước ngoài, để mặc Tula ốm đói. Nhười Nga chấp nhận đạn Mosin không thích hợp với súng máy để sản xuất trong nước, nhưng Mosin lại sản xuất ở nước ngoài, trả giá cao cho công nghệ hiện đại mà vẫn có gờ móc. Pháo cũng vậy, những đơn hàng pháo do Nga thiết kế được sản xuất ở Đức (đã được Phổ thống nhất).
Nhưng chưa dừng ở đó, chính quyền bẩn thỉu không dừng lòng tàn độc vô cùng, các hợp đồng pháo trong 5 năm gần WWI chuyển từ Đức sang Pháp, chất lượng tồi hơn nhưng tiền đút lót lớn hơn gọn hơn khéo hơn. Vì tiền đút lót từ việc bán hợp đồng sản xuất súng pháo mà các quan chức chính quền đã thuyết phục triều đình ngu tối cắt đi tình anh em lâu đời, về phe kẻ thù. Nước Pháp lấy dần các hợp đồng Mosin và Pháo bắt đầu từ việc "du học", con em thượng lưu Nga sang Pháp học được tẩy não, cấp bằng khống và huấn luyện kỹ càng khoa học ăn chơi. Học khoa học ở Pháp có thể không bằng Đức, nhưng dân Đức cần mẫn không giỏi chơi gái như dân Pháp.
Từ quan hệ bạn bè thân mật với đám thanh niên thượng lưu mà sau này trở thành quan chức thượng lưu, người Pháp đã kéo chính quyền Nga quay 180 độ trong quan hệ ngoại giao. Những quan chức thượng lưu bị liệt não từ những sa đọa lúc tuổi trẻ. 200 năm trời, Nga đứng bên Áo, Đức đẩy lui Otoman, xây dựng Đông Âu, Otoman được Anh Pháp viện trợ cả bằng quân sự trực tiếp chống lại liên minh này mà chủ chốt là Nga, quá đáng buồn. Thật quá đáng buồn, cuộc chiến Crimean đi qua chưa lâu.
Nước Nga đã đứng bên Otoman, Anh, Pháp trong WWI. Sự phản bội-nói bằng nghĩa đen này đã dẫn đến sự tàn phá khủng khiếp với cả Nga và Đức, Áo. Tất nhiên, chính quyền Nga Hoàng suy đồi cũng biến mất trong tiến trình này, nhưng cho đến khi bị xử bắn thì gia đình vua Nikola vẫn ngu tối.


Triều Romonov suy đồi sau 200 năm, nhưng khi vừa giành được chính quyền xong, Triều Nguyễn đã như vậy. Bắt đầu sự nghiệp hòa bình của chính quyền nhà Nguyễn là quỵ lụy kiến thức quân sự Tây Phương. Chúng ta hiểu rằng, 20 năm cầm quyền là quá đủ để triều Nguyễn "nghiên cứu sản xuất", hay nói gọi hơn là nhái khoảng vài vạn súng hỏa mai đá lửa. Không làm thì cũng biết mua những súng tốt chưa không bị tiền đút lót biến thành các lô đồ cổ thải loại, ít ra Thái Lan cũng biêt như vậy. Không thể tha thứ được việc nghĩa quân trong rừng làm được súng bắn đạn có vỏ, còn triều đình thì không. CŨng như không thể tha thứ, không bao giờ đánh giá ngụy biện cho triều Nguyễn tội bán nước. Họ bán đất, bán sự phát triển của tri thức, bán chính quyền, bán các hợp đồng xây dựng. Triều đình ngu hèn, quan lại dối trá tham nhũng.

Vừa lên nắm quyền là Triều Nguyễn suy đồi, vua ngu, quan tham, và vì những đồng lợi tức nhỏ nhoi của những tên quan tham nhưng vô cùng tàn độc, mà những tài sản khổng lồ bị tiêu hủy, bị chuyển ra nước ngoài.
Tổn hại lớn nhất với xã hội là việc phá toàn bộ thành Thăng Long đi để xây lại thành mới. Tòa thành mới có kiểu hình sao Vô-Băng (Marquis de Vauban). Về mặt quân sự, toàn thành này cần nhiều súng pháo kiểu Tây Phương, vì thiết kế Vô-Băng thuận lợi cho việc dồn hỏa lực súng pháo vào một điểm. Vậy nhà Nguyễn lo chống Tây sao ?? Không, đừng liệt não ngụy biện ở đây. Bên Tây Nga Pháp đánh nhau lúc đó đã bỏ trò công thành cổ lỗ đi từ lâu rồi, người ta chỉ còn xây những pháo đài cho những đồn canh trên biển trên sông mà thôi. Người ta từ lâu đã đem nhau ra đồng, đào hào mà đánh nhau, chứ không co về thánh phố, đắp thành lũy nữa. Nếu để chống quân lạc hậu phương Đông thì kiểu Vô-Băng lại cản trở tầm nhìn, cô lập từng đoạn thành.
Thêm nữa, thành Hà Nội mới thấp hơn thành cũ, bé hơn thành cũ, dù có thiết kế hiện đại đến mấy, thì người ta đã bớt xén tính năng quân sự cơ bản nhất của nó đi bằng nhiều lý do, kẻ ăn cắp thì bẩn thỉu quá và kẻ cầm quyền thì ngu si quá quắt. Ngôi thành Hà Nội bị cải lui là công trình ngu si, tốn kém khủng khiếp, sự suy đồi từ khi sơ sinh của nhà Nguyễn.

Một chính quyền còn chưa qua tuổi sơ sinh đã suy đồi, tham nhũng bẩn thỉu với biểu hiện điển hình là bán các hợp đồng kỹ thuật, công trình ra nước ngoài, vì món lợi nhỏ của các nhà thầu mà tàn phá khủng khiếp tài sản và sức lực chung của xã hội.



Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM