Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:58:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về quan điểm chính thống đánh giá về triều đình Nhà Nguyễn  (Đọc 121908 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 09:06:39 pm »


Quan điểm về triều đình Nhà nguyễn của Hội khoa học lịch sử và Viện sử học Việt Nam là khác nhau. Vậy chúng ta tin quan điểm nào hơn: Quan điểm của cơ quan chính thống nhà nước, hay quan điểm của một hội nghề nghiệp Huh



Ông xem ý tôi trên kia, và xem lại ý ông nhé. Chúng ta là động vật máu nóng đi trên 2 chân, chúng ta có quyền suy nghĩ.

Bác danngoc hơi nóng rồi. Quan điểm của em là thế này:

Quan điểm của Hội khoa học lịch sử liệu có phải là quan điểm của nhân dân như bác nói hay chỉ là quan điểm của một số nhà sử học cho mình là đứng trên quan điểm của nhân dân.

Quan điểm của Viện Sử học đâu phải là quan điểm có sự chỉ đạo của Nhà nước, đó là quan điểm do nhiều nhà sử học hết sức có uy tín đã từng dày công nghiên cứu, là quan điểm mà Bác Hồ, đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Trần Văn Giàu ... ủng hộ. Và quả thực là em thấy quan điểm đó rất công tâm.


Nói chung em không bao giờ muốn đưa cụm từ "nhân dân" vào khi tranh luận cả. Đó là một cụm từ hết sức khó sử dụng. Bởi xét cho cùng thì "Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà", "Phan lâm mãi quốc" cũng đều được lưu truyền trong dân gian hàng trăm năm qua từ nhân dân ta cả.

Túm lại quan điểm của Viện sử học thì cơ bản là dựa vào các sự kiện xảy ra, hành động của nhân vật lịch sử để kết luận.

Còn hội khoa học lịch sử thì cơ bản lại dựa trên "suy nghĩ" của các nhân vật lịch sử, cho rằng hành động như vậy nhưng "suy nghĩ" thì không thế. -> Xem ra quá khiên cưỡng

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #51 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:43:57 pm »

Quay trở lại thấy các bác đã đi quá xa, phát triển nhiều ý kiến khác nhau nên không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên mình xin có vài ý kiến thế này:

Chúng ta nên thận trọng trong việc sử dụng ý kiến của các nhà chính trị vào trong sử học. Những nhà chính trị như HCM, VNG, TVG  đại diện cho lợi ích của tập đoàn của họ, đối nghịch với triều Ng, thì làm sao bảo đảm công bằng cho được. Ngoài ra, như trường hợp cụ Hồ, dù cho có chất nhà Nho trong mình, nhưng lại được nghiên cứu chuyên sâu về bạo loạn, lật đổ trong nhà trường ở Mạc Tư Khoa hơn là sử học, thì làm sao có thể có kiến thức chính xác về lịch sử.

Những câu như "Nguyễn Ánh cõng rắn cắn nhà gà", "Phan Lâm mãi quốc.." hầu hết được "nhân dân"  xây dựng nên trong thời kỳ xây dựng XNCH ở miền Bắc. Vì ta có thể thấy những ý kiến này ít thấy trong sách vở ở miền nam mỹ ngụy. Thực sự, nếu Nguyễn Vương  bán nước, rước giặc như vậy mà khi từ Xiêm về với hơn 600 binh vẫn chiêu mộ được binh đánh bại được Tây Sơn ở Gia Định, trong khi con giai người anh hùng áo vải Quang Trung lại bị dân gô cổ giao cho triều đình, thì....khó hiểu quá Undecided









Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #52 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 09:20:15 am »

Tôi xin có ý kiến ngoài lề một tẹo.
...
Bản thân việc Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp, về phía Nguyễn Ánh thì đó là hành động xuất phát từ mục đích chống lại Tây Sơn, điều đó không ai có thể phủ nhận; về phía Pháp, thì hiệp ước 1787 đã không được vua Lui 16 thực hiện, và lực lượng Pháp sang VN giúp Nguyễn Ánh là lực lượng do Bá đa lộc vận động. Sau khi chiến thắng Tây Sơn, thái độ của Nguyễn Ánh với người Pháp thế nào? thái độ của những người kế vị ông ta thế nào? Nếu Nguyễn Ánh bán nước ta cho Pháp thì tôi e là Việt Nam đã sớm trở thành một Ấn Độ thứ 2, chứ không cần thiết mấy chục năm sau người Pháp phải mang tàu chiến sang Đà Nẵng làm gì.
----------------------------

Góp ý với bác tí, qua hiệp ước 1787 với các nội dung nhượng lại Côn Lôn và Hội An cho Pháp thì Nguyễn Ánh đã thật sự ký vào "hợp đồng mua bán". Còn việc hiệp ước này không được Pháp thực hiện nói theo ngôn ngữ ngày nay là "nằm ngoài chủ ý" của Nguyễn Ánh.

Theo em nhiều điều về thời Nguyễn nên được xem lại nhưng chuyện "tư thông với địch" thì coi như hết đỡ.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 09:34:13 am »

Những câu như "Nguyễn Ánh cõng rắn cắn nhà gà", "Phan Lâm mãi quốc.." hầu hết được "nhân dân"  xây dựng nên trong thời kỳ xây dựng XNCH ở miền Bắc. Vì ta có thể thấy những ý kiến này ít thấy trong sách vở ở miền nam mỹ ngụy.
----------------------------------
 Bạn spirou thử chứng minh NA không "cõng rắn cắn gà nhà" đi đã nào! Còn câu nói "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân" thì lưu truyền tại 6 tỉnh miền Đông từ hồi cụ Trương Công Định chứ nhỉ?

 Những phát biểu của bạn về cụ Hồ và các vị tiền bối của CMDTDC thì nên xem xét lại nhé!

 - Thứ nhất, không có nhà chính trị nào không thuộc về một giai cấp nhất định và đương nhiên họ phải bảo vệ quyền lợi của giai cấp họ, từ chỗ ấy mà suy ra họ không công bằng trong xem xét lịch sử thì... buồn cười quá!

 - Thứ hai, cụ Hồ liên quan gì đến luận điểm về NA bán nước đang tranh luận ở đây? Nếu bạn không chứng minh được sự liên quan thì những câu bạn viết ở bài trước vi phạm Nội quy về việc "xúc phạm lãnh tụ" đấy!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #54 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 10:43:31 am »

Trở lại các quan điểm ngày nay về nhà Nguyễn, trong các sách giáo khoa Lịch sử lớp 7, lớp 10, tài liệu cho SV đại học như quyển Tiến trình lịch sử Việt Nam (Phạm Quang Ngọc chủ biên, NXB Giáo dục) đều chỉ nêu các sự kiện và nhận xét rất thận trọng về các chính sách đối nội đối ngoại của triều Nguyễn. Mâu thuẫn giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn được thể hiện rất ngắn gọn, đặc biệt việc Nguyễn Ánh giành chính quyền chỉ trong vài dòng, còn ngắn hơn thông tin về mâu thuẫn đột nội bộ triều Cảnh Thịnh-Thái Đức nhà Tây sơn.

Ngay trong lần tái bản gần đây (năm 2007) bộ Đại Nam thực lục, Lời giới thiệu bộ sách của PGS TS Trần Đức Cường cũng hoàn toàn chỉ đề cập đến nội dung tác phẩm mà không có những nhận xét đầy tính "chiến đấu" kiểu "tố cáo tội ác" như lần xuất bản năm 1961. (Nguồn http://www.vass.gov.vn/anpham/sachmoi_xuatban/publication.2007-12-26.3543094828/view)

Ý kiến của giáo sư Phan Huy Lê ở trang 1 topic này phát biểu trước Hội thảo về nhà Nguyễn, vì vậy mang tính gợi mở mà chưa có kết luận cụ thể. Sau Hội thảo, giáo sư có báo cáo tổng kết với những điểm đáng lưu ý:

"2. Qua thảo luận ở 3 tiểu ban, chúng ta đã đi đến một số nhận thức đạt sự nhất trí cao, có thể nói là đồng thuận. Tôi xin phép được tóm lược nội dung cơ bản của sự nhất trí đó.

2.1.   Mọi người tham gia hôi thảo đều nhận thấy sự phê phán, lên án đến mức độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây là quá bất công, thiếu khách quan, nhất là khi đưa vào nội dung sách giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội. Dĩ nhiên thái độ đó có nguyên do của nó trong bối cảnh cách mạng phế bỏ triều Nguyễn, rồi cải cách ruộng đất xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và nhất là khi cả dân tộc đang tiến hành cuộc chiến đấu vì độc lập và thống nhất tổ quốc. Trong bối cảnh đó, những hành động xâm phạm đến độc lập và thống nhất đều bị phê phán, lên án gay gắt. Đó là thái độ chính trị của xã hội, còn về phía các nhà sử học dĩ nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được khách quan, trung thực.

2.2.   Hội thảo nhất trí nhận thấy việc đánh giá lại công lao và cả mặt hạn chế của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn là rất cần thiết, có thể nói là một nhu cầu bức xúc không chỉ trong nhận thức khoa học mà cả trong tâm lý và công luận xã hội. Có người đặt vấn đề thời điểm tổ chức hội thảo phải chăng là quá chậm? Quả thực có thể nói là chậm so với yêu cầu xã hội nhưng về phương diện khoa học, nhận thức là một quá trình và một thay đổi có tính bước ngoặt phải có sự chuẩn bị của nó. Trước hội thảo của chúng ta, từ những năm 90 của thế kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu mới ở trong nước và ngoài nứơc, có khoảng 20 cuộc hội thảo về chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Đó là những bước chuẩn bị rất quan trọng tạo nên cơ sở khoa học, những điều kiện tương đối chín mùi cho cuộc hội thảo tầm cỡ quốc gia này. Trong những cuộc hội thảo đầu tiên, còn nhiều ý kiến khác nhau, rất khó đạt sự nhất trí, nhưng đến hội thảo này xu hướng xích lại gần nhau đã rõ nét và trên những nội dung cơ bản đã thực sự gặp nhau trong nhận thức.

2.3. Về việc đánh giá chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong thời kỳ từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, hội thảo đã đạt được sự đồng thuận cao, khẳng định những cống hiến to lớn sau đây:

 2.3.1. Các chúa Nguyễn đã có công mở rộng lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới.     

 2.3.2.  Tiếp tục thành tựu của phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ tình trạng phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự khôi phục nền thống nhất, Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.         

 2.3.3.  Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh thổ tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo ven bờ cùng quần đảo trên biển Đông. Triều Nguyễn là một vương triều quân chủ tập quyền có những mặt hạn chế về chế độ chuyên chế, về một số chính sách đối nội, đối ngoại, nhưng cũng đạt nhiều tíến bộ về mặt quản lý quốc gia thống nhất, về cải cách hành chính, xây dựng thiết chế và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước tổ chức rất quy củ.

 2.3.4.  Thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Di sản này trải rộng trên cả nước từ bắc chí nam, là kết quả lao động sáng tạo của nhân dân ta, của cộng đồng các thành phần dân tộc Việt Nam, của các nhà văn hóa kiết xuất tiêu biểu cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Di sản này được kết tinh trong một số di sản đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nghĩa là hàm chứa những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình,  phố cổ Hội An. Do thái độ phê phán, lên án trước đây về nhà Nguyễn nên một thời việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này có phần bị hạn chế."

Các điểm Hội thảo chưa thống nhất: (tóm tắt)

- Về hành động Nguyễn Ánh cầu cứu đem 5 vạn quân Xiêm vào Gia Đinh, ký hiệp ước Versailles năm 1787, dựa vào lực lượng viện trợ của Bá Đa Lộc.
- Vấn đề canh tân đất nước của triều Nguyễn.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1884 do triều Nguyễn lãnh đạo đã kết thúc thất bại.

Kết luận cuối cùng:
 
"4. So với yêu cầu đặt ra từ đầu, có thể kết luận hội thảo đã thành công tốt đẹp. Thành công lớn nhất là hội thảo đã đạt được sự nhất trí cao đến mức độ đồng thuận cho rằng thái độ phê phán, lên án toàn diện các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây dù có lý do của nó, nhưng đã đến lúc cần phải thay đổi. Kéo dài nhận thức cũ đã gây ra sự phản đối trong nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, đã tạo nên nhiều phản ứng bất bình trong tâm lý xã hội và công luận. Trên cơ sở đó, hội thảo đã xác lập một nhận thức mới về thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn, công nhận và tôn vinh những cống hiến lớn lao của chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong sự nghiệp mở mang lãnh thổ về phía nam, thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia thống nhất trên lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại và để lại một di sản văn hóa đồ sộ, một bộ phận tạo thành quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Hội thảo cũng nhất trí nêu lên những mặt hạn chế của thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Tuy còn nhiều vấn đề đang tồn tại nhưng  hội thảo đã tạo nên một hướng nhận thức mới để cùng tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Đây là một đổi mới quan trong trong nhận thức về chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Nhưng cần nhấn mạnh "đổi mới" hoàn toàn không có nghĩa là lật ngược lại vấn đề, chuyển từ cực đoan phê phán sang cực đoan tôn vinh một chiều mà là nhận thức lại trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất ở trong nước và trên thế giới với những luận chứng khoa học có sức thuyết phục.

Những kết quả của hội thảo cần được quảng bá trong xã hội, cần được tiếp thu trong chỉ đạo công việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, trong biên soạn lịch sử Việt Nam, trong chỉnh sửa sách giáo khoa phổ thông. Tất nhiên hội thảo khoa học chỉ đưa ra các tư vấn và kiến nghị khoa học, còn công việc thực thi thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng của hệ thống chính trị hiện nay.
Nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực, công bằng là trách nhiệm của giới sử học và các thế hệ hôm nay, biểu thị một thái độ sòng phẳng đối với quá khứ. Đó cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng để giải tỏa những bất bình, những mặc cảm bị dồn nén bởi những nhận thức sai lầm trước đây, từ đó góp phần ổn định xã hội, tăng cường sự đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chấn hưng dân tộc, xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh hiện nay." (Nguồn http://hoisuhoc.vn/thongtinsuhoc.asp?id=279)   

Như vậy quan điểm của Hội khoa học lịch sử Việt Nam coi như khá rõ rồi phải không các bác? Quan điểm của Viện Sử học ra sao? Có lẽ chúng ta cần chờ thêm một cuộc hội thảo nữa như ý kiến của bác Mytam, hoặc xem Tập 5 của bộ Lịch sử Việt Nam do Viện sử học biên soạn (theo thông tin ở đây thì tập này chưa xuất bản http://www.vass.gov.vn/anpham/sachmoi_xuatban/publication.2007-12-26.4000635140/view)
Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #55 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 02:59:39 pm »


 Bạn spirou thử chứng minh NA không "cõng rắn cắn gà nhà" đi đã nào!
Theo bác, phải chứng minh theo quan niệm của VN XHCN hay theo quan niệm của giai đoạn đương thời (VN phong kiến cuối thế kỷ 18)?

Nếu chứng minh theo quan niệm của đương thời thì rõ ráng hành đông của Ng Vương không phải bán nước rồi. Sau khi quân Xiêm bị đánh bại, Ng vương phải lẩn lút nơi đảo Phú Quốc, ấy vậy mà có kẻ nào dám phản ông, trói gô kẻ bán nước đó giao cho quân Tây Sơn đâu. Trong khi đó con trai người yêu nước lại bị dân ngoại thành Thăng Long bắt giao cho quân Nguyễn (đã nói ở vài bài trên nên không viết dài dòng)

Còn câu nói "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân" thì lưu truyền tại 6 tỉnh miền Đông từ hồi cụ Trương Công Định chứ nhỉ?
Vừa khẳng định lại vừa hỏi, rõ ràng là sự phân vân của lỗ hổng kiến thức rồi bác ạ Grin. Một kẻ "mãi quốc" vậy mà có đền thờ ở Bến Tre, lại được cụ đồ Chiểu khen ngợi  Shocked:
"
....
Nào phải dân ở cõi U Yên, sớm đầu Hạ, tối về Liêu, mà trây máu bên đường kinh cức.
Phải trời cho mượn cán quyền phá Lỗ, trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh,
Ít người đặng xem tấm bảng phong thần, Phan học sĩ hết lòng mưu quốc.
Muôn dặm giang sơn triều thánh đố, gian sơn còn hơi chính đều còn,
Nghìn năm hồn phách nạn dân này, hồn phách mất tiếng oan nào mất.
....
"

(TẾ LỤC TỈNH SĨ DÂN TRẬN VONG- Nguyễn Đình Chiểu)

Rõ ràng câu nói  "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân" chỉ mới xuất hiện gần đây, thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc , chứ trong nam trước 75 người ta vẫn đặt tên đường, tên trường theo tên ông.


Những phát biểu của bạn về cụ Hồ và các vị tiền bối của CMDTDC thì nên xem xét lại nhé!

 - Thứ nhất, không có nhà chính trị nào không thuộc về một giai cấp nhất định và đương nhiên họ phải bảo vệ quyền lợi của giai cấp họ, từ chỗ ấy mà suy ra họ không công bằng trong xem xét lịch sử thì... buồn cười quá!
Bác thử đọc lại câu nói của mình có mâu thuẫn hay không. Đã "đương nhiên họ phải bảo vệ quyền lợi của giai cấp họ" mà lại "suy ra họ không công bằng trong xem xét lịch sử thì... buồn cười quá". Họ vì quyền lợi của tập đoàn họ thì tất nhiên họ đâu có ưu thích gì tập đoàn đối địch.

- Thứ hai, cụ Hồ liên quan gì đến luận điểm về NA bán nước đang tranh luận ở đây? Nếu bạn không chứng minh được sự liên quan thì những câu bạn viết ở bài trước vi phạm Nội quy về việc "xúc phạm lãnh tụ" đấy!
Bác nên đọc lại nhận xét của cụ Nguyễn Ái Quốc về nhà Nguyễn trong bài viết đầu tiên của bác Mỹ Tâm. Bác chưa đọc kỹ hết cả chủ đề và bài viết của em mà đã nóng mặt "nhát ma" người khác bằng câu nói "xúc phạm lãnh tụ" rồi đấy. Hơn nữa, em mới chỉ khuyên độc giả "thận trọng" với những lời nhận xét của các nhà chính trị mà thôi.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 03:42:41 pm »

Nếu chứng minh theo quan niệm của đương thời thì rõ ráng hành đông của Ng Vương không phải bán nước rồi.
-------------------------------
 He...he, bạn đừng đem tình cảm của một bộ phận người dân với NA để biện minh cho hành vi "cõng rắn cắn gà nhà" của ông ta. Chứng minh kiểu ấy thì khác gì luật sư ra tòa biện hộ cho kẻ giết người bằng cách chứng minh anh ta vẫn có người quí mến? Grin

Vừa khẳng định lại vừa hỏi, rõ ràng là sự phân vân của lỗ hổng kiến thức rồi bác ạ
-------------------------------
 Hì, chắc chưa hổng bằng bạn khi khẳng định câu ấy được "xây dựng nên trong thời kỳ xây dựng XNCH ở miền Bắc" ở bài trước đâu! Và bạn chưa nghe đến loại câu "khẳng định dưới hình thức câu hỏi" à?

Rõ ràng câu nói  "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân" chỉ mới xuất hiện gần đây, thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc , chứ trong nam trước 75 người ta vẫn đặt tên đường, tên trường theo tên ông.
--------------------------------
 Mình xin bạn! Bạn về đọc lại lịch sử Nam kỳ trước 1945 đi nhé, và nhất là đừng lấy "trong nam trước 1975" ra để làm mẫu vì trong Nam trước 1975 có cả đường Tổng đốc Phương - tay trùm Việt gian chuyên săn lùng nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đấy!

Bác thử đọc lại câu nói của mình có mâu thuẫn hay không. Đã "đương nhiên họ phải bảo vệ quyền lợi của giai cấp họ" mà lại "suy ra họ không công bằng trong xem xét lịch sử thì... buồn cười quá". Họ vì quyền lợi của tập đoàn họ thì tất nhiên họ đâu có ưu thích gì tập đoàn đối địch.
--------------------------------
 Bạn ngây thơ thật hay chả vờ ngây thơ vậy? Đến thời các cụ VNG, TVG thì giai cấp phong kiến đã thành quá khứ rồi và lúc ấy nó chẳng là cái đinh gì để mà "đối địch" với giai cấp của các cụ ấy, bạn ạ! Chết thôi, ngay cả kiến thức LS hiện đại mà cũng hổng thế này thì...

Bác nên đọc lại nhận xét của cụ Nguyễn Ái Quốc về nhà Nguyễn trong bài viết đầu tiên của bác Mỹ Tâm. Bác chưa đọc kỹ hết cả chủ đề và bài viết của em mà đã nóng mặt "nhát ma" người khác bằng câu nói "xúc phạm lãnh tụ" rồi đấy
--------------------------------
 Bạn có vấn đề về đọc-hiểu không vậy? Tôi đang nói về câu viết của bạn ở bài trước: "nghiên cứu chuyên sâu về bạo loạn, lật đổ" đấy nhé! Và tôi không cần thiết "nhát ma" bạn đâu, Nội quy của quansuvn rất rõ ràng trong trường hợp này. Bạn có 24h để chứng minh cái tôi trích dẫn của bạn ở trên, sau 24h nếu bạn không chứng minh được thì tôi sẽ xử lý theo Nội quy!

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 04:00:35 pm »

Vấn đề xem xét công, tội của triều Nguyễn gần đây trở thành một cái mốt trên khắp các loại báo chí, diễn đàn mạng. Kể ra thì cũng chả hại gì và cũng là cần thiết vì đánh giá cả một triều đại - lại là triều đại dài nhất trong LSVN - cũng là điều nên làm. Chết nỗi là hùa theo cái mốt này mà một số nhà nghiên cứu nửa mùa hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai dẫn đến những nhận định lập lờ về người mở đầu triều Nguyễn - Nguyễn Ánh Gia Long.

Ở đây chỉ xin nêu một ý kiến nhỏ của bản thân về nhân vật này. Khoan bàn đến cái công của NA, chỉ xét riêng việc NA vì tranh chấp vương quyền với Tây Sơn mà lần thì "rước" 2 vạn quân Xiêm, lần thì "đổi" Côn Sơn và Hội An cho Pháp thì cũng là một tội rất nặng, tội này thì chẳng công nào bù được. Trong LSVN, trải qua cả nghìn năm dựng nước và giữ nước chả thiếu gì nhân vật phản diện nhưng không phải tự nhiên mà NA được xếp vào chung một rọ với những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,... bởi trong muôn ngàn tội thì tội bán nước cho ngoại bang là lớn nhất, đáng bị muôn đời phỉ nhổ nhất. Các bạn tranh luận gì thì tranh luận mong rằng đừng quên điều này!   
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #58 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 04:35:39 pm »

Theo em quan điểm chính thống hay không chính thống của các cụ ngày xưa khác xa với quan điểm đó của anh em mình ở thời này, như vậy nếu các bác cứ vác cái quan điểm đó để ấn vào đánh giá, phủ nhận hay phản bác các quan điểm của các cụ thì đúng là khập khiễng  Grin
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 04:35:54 pm »

Trước khi người Pháp vào VN thì khái niệm quốc gia của người Việt hãy còn mù mờ, chỉ có khái niệm dòng tộc và làng xóm thôi. Và về mặt ngoại giao, nếu hứa hẹn này nọ thì cũng nhiều lắm chứ không chỉ cụ Nguyễn. Cụ Nguyễn nhà mình ngày xưa cũng chả hứa hẹn với Pháp là gì? Xem xét 1 triều đại thì đừng dựa trên quan điểm của thời nay. Còn muốn mở loa thì đồng bào ta cũng nhiều rồi, chẳng cần phải mở thêm nữa. Em thì chẳng thú với tranh luận, em vẫn thích đọc hơn, nhưng ngứa mắt với lũ loa này nên cáu tý thôi. Chúng ta vẫn là động vật máu nóng đi trên 2 chân, nên chịu khó tìm hiểu để tự nâng cấp.
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM