Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:00:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về quan điểm chính thống đánh giá về triều đình Nhà Nguyễn  (Đọc 121625 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
meolangthang
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #140 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 03:11:17 pm »

Các bác nói hay quá! Ở đây em chỉ có một ý nhỏ. Theo em vua Quang Trung hoàn toàn chẳng hề có ý thu phục cái tâm của sĩ phu đất Bắc. Nếu bác để ý thì qua câu chuyện giữa Người và Nguyễn Thiếp trước khi ra Bắc đánh quân Thanh là có thể thấy suy nghĩ của ông như thế nào.

Việt mở trường công để dạy học, phổ cập chữ Nôm và thi cử bằng chữ Nôm cũng chính là một cách để loại bỏ lớp sĩ phu cũ, các bác cứ thử tưởng tượng xem đèn sách 10 năm nay có ai còn đủ ý chí và nghị lực để học lại một loại chữ mới. Nhưng bằng cách đó, chỉ cần sau 10 năm, vua Quang Trung sẽ có một tầng lớp sĩ phu mới hoàn toàn trung với nhà Tây Sơn còn ảnh hưởng của lớp người cũ sẽ yếu đến mức không thể yếu hơn được. Chẳng những thế, lớp văn nhân mới, trẻ, dễ tiếp thu tư tưởng cải cách lại trung thành sẽ là nền tảng vững chắc nhất cho công cuộc cải cách của vua Quang Trung (bất kể ông muốn cải cách kiểu gì) chỉ đáng tiếc, người qua đời sớm quá! Sớm quá!


ấy ấy,bác không nhớ chính Nguyễn Thiếp là người được vua QUang Trung giao cho nhiệm vụ dịch kinh sách àh???
Logged
minh91
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #141 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 02:39:47 pm »

Các bác nói hay quá! Ở đây em chỉ có một ý nhỏ. Theo em vua Quang Trung hoàn toàn chẳng hề có ý thu phục cái tâm của sĩ phu đất Bắc. Nếu bác để ý thì qua câu chuyện giữa Người và Nguyễn Thiếp trước khi ra Bắc đánh quân Thanh là có thể thấy suy nghĩ của ông như thế nào.

Việt mở trường công để dạy học, phổ cập chữ Nôm và thi cử bằng chữ Nôm cũng chính là một cách để loại bỏ lớp sĩ phu cũ, các bác cứ thử tưởng tượng xem đèn sách 10 năm nay có ai còn đủ ý chí và nghị lực để học lại một loại chữ mới. Nhưng bằng cách đó, chỉ cần sau 10 năm, vua Quang Trung sẽ có một tầng lớp sĩ phu mới hoàn toàn trung với nhà Tây Sơn còn ảnh hưởng của lớp người cũ sẽ yếu đến mức không thể yếu hơn được. Chẳng những thế, lớp văn nhân mới, trẻ, dễ tiếp thu tư tưởng cải cách lại trung thành sẽ là nền tảng vững chắc nhất cho công cuộc cải cách của vua Quang Trung (bất kể ông muốn cải cách kiểu gì) chỉ đáng tiếc, người qua đời sớm quá! Sớm quá!
Mình thấy bạn nói cũng đúng, nhưng nếu là mình thì cũng chẳng muốn ôm cái đám tự xưng là sĩ phu Bắc Hà đấy làm cái quái gì. Tôn nho trọng quân vương mà lại thờ chúa hiếp vua, Chỉnh ra thì cũng theo Chỉnh, Nhậm ra thì theo Nhậm, sẵn sàng theo chân Lê chiêu Thống hàng phục nhà Thanh. Cái đám ấy thối nát quá rồi thay hết đi là đúng. Tuy nhiên, nếu tự dưng quăng hết đi thì sẽ tạo ra 1 khoảng trống trong nhất thời, đồng thời dễ bị lợi dụng thành kiểu đốt sách chôn nho thì hỏng bét. Cách hay nhất là giương cao ngọn cờ dân tộc chuyển sang học chữ Nôm, phần còn lại giống y như bạn nói.
Logged
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #142 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:04:02 am »

Mình thấy bạn nói cũng đúng, nhưng nếu là mình thì cũng chẳng muốn ôm cái đám tự xưng là sĩ phu Bắc Hà đấy làm cái quái gì. Tôn nho trọng quân vương mà lại thờ chúa hiếp vua, Chỉnh ra thì cũng theo Chỉnh, Nhậm ra thì theo Nhậm, sẵn sàng theo chân Lê chiêu Thống hàng phục nhà Thanh. Cái đám ấy thối nát quá rồi thay hết đi là đúng. Tuy nhiên, nếu tự dưng quăng hết đi thì sẽ tạo ra 1 khoảng trống trong nhất thời, đồng thời dễ bị lợi dụng thành kiểu đốt sách chôn nho thì hỏng bét. Cách hay nhất là giương cao ngọn cờ dân tộc chuyển sang học chữ Nôm, phần còn lại giống y như bạn nói.

Nếu không thu phục được lòng người thì sao thành công được hả bạn ? Bắc Hà dù sao cũng là nơi đất rộng người nhiều , người xưa đã nói " sách sử là điển cố , người hiền là rường cột của nước nhà " nếu không dùng người tài thì sao bền được , 1 mình vua Quang Trung không thể nào gánh hết mọi việc được ! Vua Quang Trung tài giỏi nhưng ông cũng có quá ít những người giúp việc , tướng tài ở bên !
Hơn nữa muốn tạo được 1 thế hệ có tư tưởng khác đám sỹ phu Bắc Hà thì cần nhiều thời gian chứ 10-20 sao thực hiện được ?
Logged
lambanghieu.com
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #143 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:31:48 pm »

Em xin có chút ý kiến thế này! Gia Long có tàn ác thật nhưng nếu là chúng ta liệu chúng ta có làm như vậy hay không? Có nghĩ đến mọi cách để lấy lại giang sơn không? theo tôi việc cầu viện quân nước ngoài là việc mọi ông vua khi bị mất ngai vàng có thể nghỉ đến là điều tất nhiên. chúng ta không nên lên án quá nặng nề như vậy. Lịch sử qua đi chúng ta là hậu thế hãy có cái nhìn rộng lượng hơn, hãy nhìn vào nhưng thành tựu mà nhà Nguyễn đạt được mà xoá bỏ dần những định kiến dành cho triều đại này.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #144 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 09:28:26 pm »

Em xin có chút ý kiến thế này! Gia Long có tàn ác thật nhưng nếu là chúng ta liệu chúng ta có làm như vậy hay không? Có nghĩ đến mọi cách để lấy lại giang sơn không? theo tôi việc cầu viện quân nước ngoài là việc mọi ông vua khi bị mất ngai vàng có thể nghỉ đến là điều tất nhiên. chúng ta không nên lên án quá nặng nề như vậy. Lịch sử qua đi chúng ta là hậu thế hãy có cái nhìn rộng lượng hơn, hãy nhìn vào nhưng thành tựu mà nhà Nguyễn đạt được mà xoá bỏ dần những định kiến dành cho triều đại này.

Cái "tất nhiên" này không áp dụng được với nhà Mạc.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
mrquang
Thành viên
*
Bài viết: 72


« Trả lời #145 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 12:13:27 am »

     Tóm lại về mấy bác sử học nhà ta ( thời hiện nay): giống như đồng hồ quả lắc thôi, mà lắc hơi mạnh, âu cũng là cái nghề kiếm cơm. Bác PHL đáng nhẽ nên tuyên bố giải nghệ và vĩnh viễn ngừng phát biểu với tư cách nhà sử học nếu thấy rằng trước đây mình đã không làm tốt vai trò đó (đặc biệt là câu chuyện Lê Văn Tám) hoặc chuyển sang viết hồi ký kiểu như " Bốn mươi năm bồi bút" Grin để độc giả tự suy ngẫm hơn là lại đứng ra phát biểu đại diện cho quan điểm sử học chân chính kiểu : "đánh giá lại", " nhìn nhận lại". Lịch sử để cho các bác ý nhằn đi rồi nhằn lại như thế thì còn ra cái quái gì, các bác ý nên ra đằng sau sân khấu để người khác làm tiếp đi.
Đánh giá về các vua nhà Nguyễn, từ đời Thiệu Trị về sau em thấy đúng như sách giáo khoa XHCN đều " bạc nhược", "ươn hèn", tất nhiên phải trừ mấy vị Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân (hai vị đầu trước khi làm vua thì cũng sống như dân đen thôi) . Đây là xu thế chung của mọi triều đại phong kiến, các đời vua cứ đụt dần rồi mất nước, cái này đáng gọi là quy luật lịch sử. Vua Quang Trung mà sống lâu hơn để thống nhất đất nước thì con cháu ông cũng như Tự Đức thôi.
Riêng về Gia Long về mặt con người thì là một tay có tham vọng, chí khí, có tài điều binh khiển tướng, thua các trận đánh và thắng cả cuộc chiến, đẻ ra được Minh Mạng cũng thừa hưởng được một ít tính cách, tay này chắc uống nhiều Minh Mạng thang nên con cháu toàn yếu sinh lý, yếu toàn diện về thể chất và tinh thần, không đảm đương được vai trò lãnh đạo quốc gia (nghĩ chuyện lèo tèo mấy thằng Tây đánh thành này, thành nọ mà căm)
Đánh giá về lịch sử quả là khó, Một số thì bị chi phối bởi những tình cảm lãng mạn cá nhân. Ai ai mà chả yêu mến Nguyên Huệ, người anh hùng áo vải, đánh bóng niềm tự hào dân tộc của mọi thế hệ với những chiến thắng thần tốc đến khó tin trước quân Xiêm, quân Thanh. Vậy làm sao có thể vừa yêu Nguyễn Huệ, vừa yêu Gia Long kẻ thù không đội trời chung của ông. Một số thì đem quan điểm về giai cấp để gọi vua này là đại diện của giai cấp nông dân, vua kia là đại diện cho giai cấp địa chủ, trong khi tất cả các ông vua đều là địa chủ to nhất nước. Một số thì bảo ngày xưa bố tớ nói thế rồi bây giờ tớ phải có trách nhiệm nói đúng thế. Trong khi đó để nhìn nhận đúng về lịch sử lại phải lạnh lùng như con thạch sùng ( gọi là khách quan ).
Gần đây có một vị viết sử kiểu lạnh lùng này là TCĐT, đọc tham khảo để cho mình trở nên khách quan hơn, để thấy rằng Quang Trung và Gia Long đều là nhưng ông vua như mọi ông vua, và để thấy thêm một ít thành quả thời sung sức của bác “ quả lắc” PHL. Và sau hết, em chắng tin bác sử gia, giả sư nào cả. ( ít nhất là mấy bác hay phát biểu)
Lịch sử nội chiến 1771-1802: http://www.megaupload.com/?d=ED42VIJ3
Thời Tây Sơn nhìn từ bên trong: http://www.megaupload.com/?d=HKMY55EJ
Logged
lambanghieu.com
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #146 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 07:19:58 pm »

Em tìm thấy cái này các bác cho ý kiến nhé!


VUA GIA LONG Ở THĂNG LONG - CHOI BYUNG WOOK
 Điện Kính Thiên cuối thế kỷ XIX - Ảnh: Dr Hocquard

Cùng với thời gian, vai trò của nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt Nam cũng ngày càng được làm rõ dưới ánh sáng của một tư duy nghiên cứu khoa học khách quan, không thiên kiến, đặc biệt là những đánh giá về người sáng lập vương triều này.
Tham dự hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”, PGS-TS Choi Byung Wook (Đại học Inha, Hàn Quốc) đã thực hiện một khảo cứu về cuộc công du đầu tiên của vua Gia Long tới thành Thăng Long, ngay sau khi ông giành được quyền lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ nhà Tây Sơn. Báo Thanh Niên xin giới thiệu cùng bạn đọc lược trích bản tham luận rất đáng chú ý này như một nỗ lực tìm hiểu lịch sử Việt Nam của một học giả nước ngoài với nhãn quan độc lập.

Trong lịch sử Việt Nam, sự thống nhất Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau được tiến hành trong 2 lần. Lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ XIX dưới thời vua Gia Long - người là hiện thân sự thống nhất miền Nam (Gia Định) và miền Bắc (Thăng Long). Gia Long đã từng hiện diện ở 3 trung tâm chính trị là Sài Gòn, Huế và Thăng Long để cai trị đất nước. Ông ở Sài Gòn năm 1788 để chuẩn bị lên ngôi hoàng đế vào năm sau đó, đến Huế vào tháng 5 năm 1801 và tiếp tục về Thăng Long trước khi ông chọn Huế là nơi trị vì lâu dài.
Gia Long vào thành Thăng Long vào ngày 21 tháng 6 năm 1802 (âm lịch) và ông rời Thăng Long vào ngày 27 tháng 9 năm đó. Trong suốt 3 tháng giam mình trong điện Kính Thiên, Gia Long ban hành một loạt chính sách mới.
Sự hiện diện của Gia Long ở Thăng Long có ý nghĩa đáng kể mặc dù thời gian chỉ là 3 tháng. Trong suốt thời gian ông ở đây, ông đã minh chứng cho các luật quan trọng như việc cải tổ bộ máy hành chính nhà nước, thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hệ thống thuế, quản lý giáo dục, cách thức đương đầu với quân thù… Với thời gian 3 tháng Gia Long ở Thăng Long, thành phố này trở thành thành phố lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là trung tâm tập trung quyền lực của toàn bộ quốc gia bao gồm các khu vực quanh sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long.
Trong số những chính sách mới được ban hành trong 3 tháng đó, tôi muốn tập trung nói về 2 vấn đề. Một là chính sách hòa giải đối với những quan lại thời Trịnh và Lê. Hai là việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với ngoại quốc.
Tại sao và như thế nào mà hai chính sách này liên kết với nhau để ta có thể hiểu thêm về Thăng Long vào đầu thế kỷ XIX? Theo quan điểm của tôi, hai chính sách này là hai điểm chính mà Gia Long xét đến để bảo vệ dân tộc mình khỏi những nguy cơ tiềm ẩn từ cả bên trong và bên ngoài. Bằng việc xem xét 2 chính sách này, chúng ta sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của sự hiện diện của Gia Long đối với việc thống nhất dân tộc vào nửa đầu thế kỷ XIX.

Hòa giải
Như đã biết, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820, sau này hiệu Gia Long) là một chiến binh dày dạn kinh nghiệm (một xạ thủ cừ khôi) người đã lăn lộn trên rất nhiều chiến trường từ thuở thiếu thời. Khi quân đội của mình tiến ra phía bắc để giành lại thành Thăng Long từ tay quân Tây Sơn, ông đã ngay lập tức theo sau đoàn bộ binh lãnh đạo bởi Tả tướng quân Lê Văn Duyệt, cùng lúc đó là lực lượng hải quân do tướng Nguyễn Văn Trương chỉ huy. Theo Đại Nam thực lục (ĐNTL), Lê Văn Duyệt chiếm được thành Thăng Long vào ngày 17 tháng 6 năm 1802. Chỉ 4 ngày sau đó, Nguyễn Phúc Ánh đã làm chủ điện Kính Thiên, nơi ở của các hoàng đế triều Lê.
Chính sách hòa giải của ông tập trung vào những thành viên trong bộ máy chính quyền cai trị trước đây dưới thời Lê/Trịnh, và vào người nhà Tây Sơn. Các quan lại dưới triều Lê trước đây có thể được tha nếu họ không nhận lời mời làm quan của quân Tây Sơn mặc dù trong thực tế những người này chính là người của nhà Trịnh, những kẻ đã tranh chấp với nhà Nguyễn và đã đưa quân vào chiếm kinh đô của nhà Nguyễn (1775). Ông ta không có đủ lòng thương để tha cho những tướng lĩnh hàng đầu trong bộ máy chính quyền Tây Sơn bởi đây là những người luôn muốn tiêu diệt cả gia đình ông cho đến người cuối cùng. Tuy nhiên, đối với những binh lính còn lại, ông muốn đưa họ gia nhập đội quân của mình: “Còn người nào bị ép phải theo thì đều tha, nên cứ ở yên như cũ. Những kẻ có nhận quan chức của giặc ra thú thì được miễn tội, gần thì hạn 3 ngày, xa thì hạn 5 ngày.” (ĐNTL). Trước sắc lệnh này, nhiều tướng sĩ của triều Lê/Trịnh trước đây và Tây Sơn đã quyết định phụng sự vương triều mới.
Những nhà trí thức nho giáo, những người được cho là trung quân, nhưng lại góp sức cho quân Tây Sơn cũng không tránh khỏi sự trừng phạt, mặc dù một vài người có chức quan thuộc hàng cao nhất trong triều Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm (1746-1803), Nguyễn Gia Phan (1749-1829), và Phan Huy Ích (1750-1822) đã được miễn tội chết để có thể phụng sự vương triều mới trong công tác ngoại giao với Trung Quốc bởi họ là những người có đầy đủ kinh nghiệm trong vấn đề này. Mặc dù đây chỉ là tạm thời và sau này họ vẫn phải chịu hình phạt, nhưng những chứng cứ đã cho chúng ta thấy rằng Gia Long đã tìm cách duy trì chính sách hòa giải của mình càng lâu càng tốt.
Gia Long đã tổ chức một buổi nghi lễ cho người dân và dành cho các vị thần có liên quan tới Thăng Long. Trong sách ĐNTL, Gia Long đã ra ngoài điện Kính Thiên lần đầu tiên để tới thăm lăng Lê Thái Tổ (tháng 7) và một tháng sau đó, ông chịu trách nhiệm tổ chức thu lễ ở Văn Miếu được xây dựng vào triều Lý và được duy trì suốt thời Lê.
Nhằm kết nối người dân ngoài bắc, Gia Long tìm đến hậu duệ của họ Lê là Lê Duy Hoán và phong là Diên Tự công, ban cho 1.016 người hầu cận và 10.000 mẫu đất. Chính sách nổi trội hơn nữa của Gia Long là trong việc nhẹ nhàng đối với họ Trịnh. Theo nguyên tắc đối xử nồng hậu, Gia Long nhấn mạnh với người truyền ngôn của nhà Trịnh: “Tiên đế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua của người trước, không nên nói nữa. Ngày nay trong ngoài một nhà, nghĩ lại mối tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử...” (ĐNTL). Gia Long đã cung cấp cho Trịnh Tư, người có trách nhiệm với việc cúng tế tổ tiên nhà Trịnh 500 mẫu ruộng để ông ta tiếp tục nhiệm vụ đang đảm nhiệm. Cùng thời điểm đó, 247 thành viên họ Trịnh được miễn thuế binh dịch và thuế thân.
Việc hòa giải dàn xếp của vua Gia Long dành cho cả hậu duệ của những người có công được coi là khai quốc công thần và trung hưng công thần của triều Lê. 33 khai quốc công thần và 15 trung hưng công thần được đặt tên khiến cho con cháu họ được tôn vinh bởi những tước hiệu khác nhau. Đối với những người ở phía bắc không theo nhà Tây Sơn, hoặc là chiến đấu chống lại hoặc là bất hợp tác, thì đều được liệt vào danh sách những người trung quân...
Một điều nữa cần chú ý là chính sách hòa giải của Gia Long đối với các dân tộc thiểu số. Gia Long là hiện thân của một xã hội đa dân tộc, vì thế sức mạnh của ông dựa vào sự đoàn kết đa tộc người. Vào thời điểm đó, các tỉnh Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên có rất nhiều tộc người cư trú. Để liên kết sức mạnh của tất cả các tộc người này thành một quốc gia hùng mạnh mới, Gia Long mời họ về Thăng Long. Thực hiện lời hứa, triều đình đã ban quan chức cho họ.

Bang giao với Đông Nam Á và Trung Quốc
Từ khi Gia Long vào ở điện Kính Thiên thuộc thành Thăng Long, nhiều sứ giả nước ngoài đã lần lượt đến tiếp kiến ông.
Đầu tiên là vua Luang Prabang. Vị vua Lào này không phải là vua chính danh mà đang lưu vong ở tỉnh Hưng Hóa. Tuy nhiên, sự hiện diện của vua ngoại quốc ở điện Kính Thiên đã góp phần nâng cao uy tín của Gia Long. Tiếp theo, các nước Cao Miên, Lào và Xiêm cũng gửi các sứ giả đến để trình quốc thư chúc mừng.
Theo tôi được biết thì đây là lần đầu tiên các sứ giả ngoại giao từ các vùng Vạn Tượng, Cao Miên và Xiêm đến thành Thăng Long gần như cùng một lúc. Đó chính là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam sẽ được mở rộng hơn về hướng Đông Nam Á. Trong suốt những thập kỷ tiếp theo, mối quan hệ này tiếp tục được mở rộng với Miến Điện và các quốc gia đảo vùng Đông Nam Á.
Đặc biệt sự xuất hiện của sứ giả Xiêm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ khi Nguyễn Phúc Ánh tị nạn tại Bangkok năm 1785, mối quan hệ giữa Nguyễn Phúc Ánh và Bangkok nhanh chóng trở nên bền chặt. Cho tới cuối thời Gia Long, việc mô tả mối quan hệ này với sứ giả ngoại giao có liên quan tới Xiêm xuất hiện trong cuốn Đại Nam thực lục với số lượng đáng ngạc nhiên là 60, trong khi con số giữa Việt Nam với Trung Quốc chỉ là 6. Nếu chúng ra còn nhớ các quốc gia hùng mạnh ở lục địa Đông Nam Á được lần lượt hình thành trong suốt nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX (như triều đại Konbaung ở Miến Điện, triều đại Chakri ở Xiêm, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn) thì mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam có xu hướng trở nên gần gũi hơn với các cường quốc ở Đông Nam Á. Bước chuyển quan trọng này bắt đầu ở Thăng Long.
Từ đầu thế kỷ XIX, sự quan tâm của Việt Nam đối với Trung Quốc giảm mạnh. Lý do một phần là vì sự thống nhất dân tộc giành được là do sáng kiến của người Việt ở phương Nam - những người là một bộ phận của nhà Nguyễn ở Đàng Trong ít có quan hệ với Trung Quốc. Đối với nhà Nguyễn, mối quan hệ với các nước Đông Nam Á thân thuộc hơn.
Ở Thăng Long, Gia Long gửi Lại bộ thiêm sự Lê Chính Lộ và Binh bộ thiêm sự Trần Minh Nghĩa lá thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) để đề nghị bắt đầu quá trình "bang giao", và cho phép họ vào Nam Quan ở khu vực biên giới Lạng Sơn và đợi câu trả lời từ phía Trung Quốc.
Vào thời điểm này, Gia Long đưa ra một đề nghị khá thú vị rằng ông nên đến Nam Quan để dự buổi gặp mặt ở đỉnh Nam Quan: "[...] Nước nhà mới dựng, muốn tiếp sứ nhà Thanh ở cửa ải [từ Hán Việt là quan thượng] để làm lễ tuyên phong cho đỡ phiền phí [...]”. (Đại Nam thực lục)
Có phải vì lý do là để giảm những phiền phí? Điều đó có thể đúng theo một mức độ nào đó, nhưng đó có thể không phải là lý do chính. Lý do đằng sau gợi ý này của vua Gia Long là gì và ý tưởng gì nằm phía sau lời đề nghị đó?
Đầu tiên là sự thờ ơ của Gia Long. Như đã đề cập ở trên, nhà vua các thành viên hoàng tộc đều chưa từng có kinh nghiệm trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Trong Đại Nam thực lục tiền biên, lịch sử 250 năm của nhà Nguyễn, thật khó để tìm ra chứng cớ triều đình nhà Nguyễn cử các sứ giả tới Trung Quốc, trong khi triều Nguyễn lại duy trì mối quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản và các cảng biển Đông Nam Á của các cường quốc châu Âu.
Lý do thứ hai cần được đề cập ở đây là sự tìm tòi của Gia Long. Nhà vua đến Thăng Long không chỉ bằng đường bộ mà cả bằng đường biển. Nhà vua còn chưa biết đến chặng đường từ Thăng Long đến Lạng Sơn. Hẳn là nhà vua cũng muốn thăm vùng biên giới. Là một người trải nghiệm qua những chuyến đi biển dữ dội qua vịnh Xiêm, chuyến đi dễ dàng tới Lạng Sơn hẳn phải là một chuyến du ngoạn đầy thích thú để chiêm ngưỡng vùng biên cương.
Thứ ba, vai trò như là một người trị vì trong vùng cũng phải được xem xét kỹ lưỡng. Chuyến đi của vua được đồng hành bởi một loạt các hoạt động hảo tâm, nhân đạo để an ủi người dân.
Lý do thứ tư có thể được tìm thấy từ dự định của nhà vua trong việc biểu dương sức mạnh của ngài không chỉ đối với những người dân trên đường tới Lạng Sơn mà còn đối với những người Trung Quốc vùng biên giới.
Kế hoạch của Gia Long tới Nam Quan bị ngăn cản khi Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích khuyên rằng điều như thế chưa từng xảy ra trước đây. Tất nhiên nhà vua biết, nhưng nhà vua thích làm một điều mới mẻ.
Hơn thế nữa, Gia Long biết lịch sử Việt Nam rất kỹ bao gồm thời kỳ còn là Nam Việt. Gia Long gợi nhớ từ Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) tới các hoàng đế thời Lý, Trần, Lê, ngụ ý rằng ngài không có lý do gì để tránh tước hiệu hoàng đế. Mọi người đều biết việc nhà vua khăng khăng lấy quốc hiệu Nam Việt. Tuy nhiên, như đã được hoàng đế Trung Hoa chỉ ra, quốc hiệu này dễ dàng nhắc họ nhớ tới nước Nam Việt thời Triệu Đà mà biên giới của nó bao trùm cả Việt Nam, Quảng Tây và Quảng Đông. Đối với Gia Long, vùng đất Nam Việt của Triệu Đà vẫn là điều gây sự hiếu kỳ. Trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX, những quan lại nhà Nguyễn thường được phái đi Quảng Châu. Đối với những người này, lăng của Triệu Đà là nơi quan trọng phải chú ý.

Ý nghĩa cuộc Bắc du của vua Gia Long
Tôi đã thảo luận hai vấn đề được vua Gia Long chứng minh khi ông ở Thăng Long. Đầu tiên là chính sách hòa hoãn nhằm vào những trí thức miền Bắc và các dân tộc khác. Thứ hai là xây dựng một trật tự thế giới mới của Việt Nam. Nhiều chính sách ban hành tại Thăng Long đã trở thành mô hình cho các chính sách cơ bản của triều Nguyễn.
Chính sách hòa hoãn còn tồn tại trong các vương triều kế tiếp. Dưới các triều Minh Mạng (1820-1841) và Thiệu Trị (1841-1847), chính sách hòa hoãn nhằm vào những trí thức miền Bắc đã phát huy hiệu quả rất tích cực.
Trên phương diện bang giao, quan hệ gần gũi với các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục được các vương triều sau này duy trì. Trong nửa đầu của thế kỷ XIX, trật tự thế giới được thừa nhận ở Việt Nam mang tính đa trung tâm chứ không phải lấy Trung Hoa là trung tâm hay trật tự kiểu con rồng nhỏ.
Thành Thăng Long đã được gần 800 năm tuổi tính đến năm 1802 khi Gia Long vào thành và ở lại đó. Tòa thành - với bề dày truyền thống, trí tuệ, kinh nghiệm và thậm chí cả linh hồn của tổ tiên trong suốt 800 năm - là nơi Gia Long từng quyết định cách thức quản lý mới ở Việt Nam. Quyết định Thăng Long - chính sách hòa hoãn và trật tự thế giới mới - có thể coi là nguồn cảm hứng quan trọng nhất của Thăng Long không chỉ đối với Gia Long mà còn đối với các nhà lãnh đạo quốc gia, những người đã nghiêm túc quan tâm đến sự thịnh vượng của nước Việt Nam thống nhất
Logged
mrquang
Thành viên
*
Bài viết: 72


« Trả lời #147 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 11:26:17 pm »

Chính sách của Gia Long so với chính sách của Nguyễn Huệ chẳng có gì khác biệt. Một thế lực mới nổi lên bao giờ cũng phải ve vuốt những hạ tầng xã hôi cũ đang tồn tại. Vừa qua, trong trào lưu "đánh giá lại", người ta đã lục lọi ra đủ thứ để đánh giá rằng Gia Long là một nhà cai trị có tài, làm được điều này điều nọ. Việc này thực sự là thừa, bởi không dưng mà một ông tướng nào đấy lại trở thành vua, trong khoảng thời gian của mình, ông ta đã là người khai thác tốt nhất những điều kiện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao để chiến thắng. Mấy ông sử học bây giờ đang cố chứng minh cái điều hiển nhiên ấy thôi. (Theo tôi bạn chỉ cần đưa đường dẫn để mọi người tự tham khảo theo nhu cầu, không cần trích dẫn lên để tốn tài nguyên.)
Cái bất cập bây giờ là có nhiều người suy nghĩ theo kiểu đồng hồ quả lắc, hôm qua thì thán phục Quang Trung, hôm nay đọc thêm được mấy trang web lại thấy Gia Long cũng hay quá. Thực tế thì hai ông ấy đều là những nhân vật lịch sử kiệt suất trong thời đại mình, nói rằng ai hay hơn ai thật là khó, cách tốt nhất là coi họ như những cột mốc lịch sử mà ta không thể sửa lại theo ý mình. Nếu cứ sa đà vào việc đánh giá hai ông theo thang điểm : "đã làm gì cho dân tộc mình; đã cống hiến gì cho tiến trình phát triển của dân tộc" là quá chủ quan, không phù hợp với khoa học lịch sử, bởi hai ông này chằng nghĩ gì tương tự lúc sinh thời.
Triều Nguyễn có tội để mất nước là quá rõ, nhất là mất nước mà vẫn giữ được ngôi vua cho dòng tộc mình (hồi ấy chưa có văn hóa từ chức Grin). Các quốc gia, dân tộc chậm phát triển trong thế kỷ 19 ở châu Á, châu Phi đều lâm vào tình trạng này, nhưng không phải vì thế mà đánh giá lại theo kiểu vì điều kiện, bối cảnh khách quan mà triều Nguyễn không thể làm tốt hơn. Xem xét lịch sử không phải như ra tòa bào chữa phạm tội vì bị ép buộc, vì hoàn cảnh xô đẩy hoặc xin cho bị cáo được lập công chuộc tội.
Trào lưu đánh giá lại triều Nguyễn đã làm được việc này việc kia để bù lại cho những phán xét trước đây vì tội để mất nước là rất phản
khoa học. Hai sự đánh giá này phải tồn tại song song, không thể lấy cái này bù cho cái kia. Một số nhà nghiên cứu nước ngoài bị lôi vào cuộc, trích dẫn một cách oan uổng, bởi họ nghiên cứu từng vấn đề một cách độc lập để đánh giá tiến trình phát triển của lịch sử, không hề có ý tưởng dùng thành tựu của triều đại này để phủ nhận thành tựu của triều đại khác, hay dùng thành tựu này để khỏa lấp tội trạng khác.
Logged
lambanghieu.com
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #148 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 12:05:25 pm »

Với tôi anh hùng Quang Trung là nhà lãnh đạo tài ba, nhà quân sự xuất chúng. Gia Long lại là 1 chiến binh kỳ tài 1 ông vua kéo léo. tôi không phân tích theo hướng hôm nay thấy người này hay, ngày mai thấy ông kia giỏi mà đem ra so sánh. khi xuy xét về 1 triều đại lúc nào người ta cũng sẻ phân tích nhưng gì triều đại đó đã làm được, những gì chưa được.
còn chuyện để mất nước của nhà Nguyễn thì càng khó nói hơn. chắc gì nhà Tây Sơn ( nếu còn tồn tại) giữ được đất nước khi mà các các nước trong khu vực chỉ trừ Thái Lan & Nhật Bản không bị biến thành thuộc địa. ái dám chắc nhà Tây Sơn sau này sẽ không xuy loạn như giai đoạn cuối của triều Nguyễn. Tôi mong các bác có cái nhìn thoáng hơn và dài hơn về lịch sử để đánh giá đúng công và tội.
Cảm ơn bac Mr quang chỉ giáo lần sau em sẽ cẩn thận hơn trong việc sử dụng tài nguyên.
Logged
Ảo Ảnh Màu Cỏ Úa
Thành viên
*
Bài viết: 8

Silent


« Trả lời #149 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 07:45:39 pm »

Mình đi tìm bài hát Hồn tử sĩ, vô tình tìm được bài này, các bạn cùng đọc: http://blog.ngochieu.com/cam-nghi/trieu-nguyen-trong-suy-nghi-cua-toi/

Triều Nguyễn trong suy nghĩ của tôi

Nhân chuyến đi gần đây đến Huế, tôi muốn ghi lại một số suy nghĩ của mình đã có từ lâu về triều Nguyễn, một trong những vương triều trị vì lâu trong lịch sử của đất nước ta. Xin phép chia sẻ lại với mọi người. Trước tiên, trong bài này tôi xin phép một số đoạn chỉ gọi tên của các vị vua chúa mà không xưng có từ ông hoặc không có từ vua, chúa… Không phải vì bất kính mà là vì như vậy cho liền mạch văn, các sách sử cũng thường viết theo cách này.

Tự thuở nhỏ tôi đã được sách sử trong nhà trường dạy rằng Nguyễn Ánh là một vị vua hèn nhát, bán nước, đem voi về dày mã tổ, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cô giáo hào hứng nói về sự xấu xa của Nguyễn Ánh khi cầu cứu quân Xiêm để rồi thua trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút oai hùng của Vua Quang Trung, tôi đã được đọc về vương triều Nguyễn hèn nhát nhu nhược… Tôi đã tin y như vậy, tin hoàn toàn theo những gì mà thầy cô đã dạy tôi.

Lớn lên, tôi có điều kiện đọc thêm nhiều nguồn sử khác nhau. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là một trong những cuốn đầu tiên khiến tôi giật mình đặt lại câu hỏi trong đầu mình: “Đâu là công và tội của nhà Nguyễn đối với đất nước? Và liệu nhà Nguyễn có thật sự xấu xa như những gì tôi đã được dạy trước giờ?”. Đến nay tôi vẫn luôn tìm hiểu, và đã phần nào có được câu trả lời cho riêng mình.

Với tôi nhà Nguyễn có công rất lớn đối với đất nước này, và những vị vua chúa như Nguyễn Hoàng, Gia Long, Minh Mạng… xứng đáng được lưu danh muôn đời.

Điều đầu tiên có thể xem như công lao lớn nhất của nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi. Dù ai nói thế nào, với tôi một chính phủ tốt là một chính phủ lo được cho dân ấm no, bảo vệ được biên cương bờ cõi, và cao hơn nữa là mở mang được bờ cõi. Nhà Nguyễn đã làm được điều to lớn nhất đó cho đất nước.

Nếu năm 1558, chúa Tiên Nguyễn Hoàng không vào lập cơ nghiệp ở Thuận Hóa, và để lại một nền tảng vững chắc cùng lời di chúc cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên sau này mở mang bờ cõi về phương Nam. Thì nay đất nước ta có thể chỉ gói gọn từ Bắc bộ đến Thanh Hóa. 9 đời chúa Nguyễn đã có công vĩ đại mở mang dải đất Việt Nam đến tận mũi Cà Mau. Trong suốt 9 đời chúa Nguyễn, người dân được sống thái bình và thịnh trị. Cho đến đời chúa Nguyễn Phúc Ánh…

Nhà Tây Sơn nổi lên ở Bình Định. Vương triều nhà Nguyễn sụp đổ, và bắt đầu thời kỳ 24 năm nằm gai nếm mật của Nguyễn Ánh.

Về tính cách, trong 24 năm đó, nếu nói về tài, Nguyễn Ánh xem như không thể sánh bằng sánh bằng vua Quang Trung Nguyễn Huệ, vì gần như tất cả những trận đánh nào Nguyễn Huệ xuất quân, ông đều chiến thắng. Điều tôi muốn nói ở đây là tinh thần của Nguyễn Ánh, cứ mỗi lần bị quân của Nguyễn Huệ đánh tan, ông lại tay trắng làm lại từ đầu, trong 24 năm ông không mệt mỏi kiên trì với mục tiêu duy nhất của mình – khôi phục lại vương triều của tổ tiên, và ông đã làm được. Đức tính như ông không phải dễ ai cũng có được, chúng ta có thể kiên trì lần thứ nhất, lần thứ 2, thứ 3… nhưng mấy ai giữ được sự kiên trì đến lần thứ 10. Nguyễn Ánh đã làm như vậy trong 24 năm, với tôi, tôi kính phục đức tính đó.

Nguyễn Ánh là một vị hung quân?

Tôi không nghĩ vậy! Sau khi vua Quang Trung mất, chính quyền nhà Tây Sơn đã đến hồi thối nát, vua Cảnh Thịnh lên ngôi, triều đình tư lợi tranh giành nhau. Đời sống nhân dân cực khổ, lòng dân lúc này đa phần đều ngã về chúa Nguyễn, chính vì thế nên trong dân gian mới có câu: “Lạy trời cho chóng gió Nồm, cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm thẳng ra”.

Theo tôi việc làm có thể được coi là hung quân của chúa Nguyễn chính là việc sau khi lên ngôi đã trả thù nhà Tây Sơn quá nghiệt ngã. Mộ vua Quang Trung bị quật lên, tro đốt thành bụi, sọ giam vào đại lao, Trần Quang Diệu bị chém ngang lưng, Bùi Thị Xuân bị ngũ mã phanh thây, và gần như tất cả những ai liên quan đến nhà Tây Sơn đều bị liên lụy. Đó là một sai lầm của Nguyễn Ánh, và lịch sử đã lên án ông rất kịch liệt. Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, đang từ một vương triều 9 đời gầy dựng, bỗng nhiên bị truất ngôi, gia đình dòng họ bị giết gần hết, bản thân phải lưu lạc nếm mật nằm gai tha phương khắp nơi 20 mấy năm, mồ mã tổ tiên chùa chiền bị đốt phát… Tôi tự hỏi nếu là mình, liệu tôi có giữ được sự khoan dung nghĩa hiệp hay không.

Nguyễn Ánh bất tài vô dụng, chỉ biết cầu cạnh ngoại bang?

Nếu như Nguyễn Huệ có những tướng huyền thoại như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng thì dưới Nguyễn Ánh là hàng loạt tướng tài như Lê Văn Duyệt, Võ Tánh, Võ Duy Nghi… Nếu Nguyễn Ánh là một người bất tài vô dụng thì liệu có được bao nhiêu người tài như thế theo ông.

Việc ông cầu cạnh ngoại bang, xét về lịch sử đất nước, đó là có tội với đất nước, đó là điều đáng hổ thẹn. Nhưng, xét lại tổng thể hoàn cảnh lúc đó, và cách ứng xử thời đó, thậm chí cho đến tận thời bây giờ, điều đó không đến nỗi quá thậm tệ như sử sách hiện nay thường nói. Xiêm và xứ Đàng Trong đã có quan hệ bang giao lâu đời – mặc dù cả 2 đều có mục đích riêng của mình với Chiêm Thành, nhưng về căn bản vẫn là bang giao. Sau này khi thấy mưu đồ sâu độ của Xiêm La, ông đã giãm hạn chế và ngưng việc cầu cứu này.

Thứ 2 là việc ông cầu viện binh của Pháp, lúc đó là vua Louis XVI. Việc này cho đến gần đây đang được cái nhà sử học xét lại, liệu đó là do Bá Đa Lộc chủ ý dàn dựng, hay sự thật chính là việc Nguyễn Ánh đã cầu cứu như lịch sử trước nay đã ghi. Công việc lớn lao đó xin để cho các nhà sử học làm rõ, cứ xét theo những gì đã có trước nay. Điều may mắn là triều đình Pháp đã từ chối đưa binh sang giúp, sau này khi lên ngôi, Pháp qua đòi yêu sách thực thi điều khoản như thỏa thuận, vua Gia Long đã giận dữ phán “những điều trước đây nước Pháp không thực hiện thì nay không bàn đến nữa”.

Tinh thần cầu tiến.

Vua Gia Long là người rất có tinh thần cầu tiến, ông là một trong những vị vua có thái độ rất cởi mở với nền văn minh bên ngoài, ông nghiên cứu nhiều sách của Phương Tây, và rất có tinh thần phát triển học hỏi cái hay cái mới. Nếu tinh thần của ông được tiếp tục phát huy ở các đời sau thì có lẽ nước ta đã tiến hành duy tân sớm hơn cả nước Nhật và c
ó lẽ giờ nãy đã là một trong những cường quốc.

Và những thành tựu của các đời vua nhà Nguyễn còn rất nhiều, các di sản hữu hình và vô hình mà các vua nhà Nguyễn để lại cho hậu thế chúng ta là tài sản vô giá. Các lăng tẩm đền đài của Huế chẳng phải là niềm tự hào của chúng ta hay sao? Triều Nguyễn cũng là vương triều đầu tiên soạn hoàn chỉnh các bộ sử và các bộ bách khoa như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí…

Về vấn đề lớn, là liệu triều Nguyễn có để mất nước hay bán nước. Hãy công tâm nhìn lại bằng nhiều khía cạnh, triều đình phong kiến khi ấy chỉ lấy nước Tàu làm thước đo cho sự phát triển, đến khi người Pháp tấn công thì tương quan lực lượng quá chênh lệnh, nhưng họ cũng không dễ dàng gì mà lấy nước ta một sớm một chiều, mà phải mất hàng chục năm kể từ ngày nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng đến ngày mất nước vào thời vua Tự Đức, mất nước rồi chúng ta lại tiếp tục chứng kiến nhiều tấm gương yêu nước của các vị vua như Duy Tân, Hàm Nghi, Thành Thái…

Tôi không có ý định bênh vực nhà Nguyễn, vì lịch sử là không bênh vực hay thiên vị ai, tôi chỉ muốn có một cái nhìn thẳng thắn hơn, và vì sao lại giáo dục cho con cháu về cha ông của mình một cách tệ hại như vậy?

Tôi cứ nhớ mãi đã đọc trong một quyển sách câu nói của vua Tự Đức: “Tội của ta với non sông thế nào, hãy để cho lịch sử phán quyết”. Với tôi lịch sử phải đúng là lịch sử, lịch sử chỉ nên nói sự thật và không thiên vị ai, vua Quang Trung tài ba thao lược giữ vững biên cương bờ cõi, 20 vạn quân Thanh phải bị khuất phục, 5 vạn quân Xiêm phải thãm bại. Nhưng cũng đừng vì thế mà vùi dập vua Gia Long và nhà Nguyễn, một vương triều đã có công không ít với đất nước.

28.10.2008
Logged

Silent Guardian
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM