Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:17:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập 3  (Đọc 82077 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #110 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 10:51:10 pm »

Khoảng giữa hai khối quân lớn ở hai phía đông, tây, một bộ phận quân Tống còn chia nhau đóng giữ một số vị trí cần thiết để có thể liên hệ, tiếp ứng với nhau khi tổ chức vượt sông cũng như khi bất ngờ bị quân ta tiến công. Trong số các vị trí đó có địa điểm núi Tiên Lát ở thôn Hạ Lát, xã Tiên Sơn (huyện Việt Yên, Bắc Giang) ngày nay.

Khu núi Tiên Lát gồm có núi Voi, núi Chút, núi Lều, núi Phượng Hoàng. . . độ cao dưới 80m. Đứng trên núi Phượng Hoàng có thể quan sát một vùng rộng lớn ở bờ nam đoạn sông Như Nguyệt (từ xã Dũng Liệt đến xã Hòa Long và cả vùng Thị Cầu, Đáp Cầu). 

Giữa các ngọn núi có một khu lòng chảo gọi là cánh đồng Nội rộng khoảng 20 mẫu Bắc Bộ. Từ đồng Nội ra bờ sông có đường đi dài gần 2 km. Khu núi Tiên Lát cách doanh trại của Triệu Tiết ở phía tây khoảng 20 km và cách đại bản doanh của Quách Quỳ ở phía đông khoảng 10 km.

Khúc sông Nguyệt Đức qua vùng này lại hẹp và ở giữa có ghềnh Can Vang. Quân Tống đóng ở Tiên Lát và chiếm giữ một vị trí trung gian giữa hai khối quân chính, vừa chiếm lĩnh một điểm cao có lợi để quan sát trận địa quân ta ở bờ nam đối diện với Tiên Lát có trại quân Lý ở Phấn Động, vừa có thể khi cần thiết sẽ bắc cầu phao qua ghềnh đá Can Vàng để vượt sông 1. 

Tiến xuống bờ bắc đoạn sông Như Nguyệt, quân Tống chỉ cách Thăng Long khoảng 20 km. Từ biên giới đến đây, chúng đã tiến quân không đến nỗi khó khăn lắm, nên muốn thừa thắng tiếp tục cuộn tiến công. Quách Quỳ cũng nóng lòng muốn chiếm Thăng Long để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh như vua Tống đã căn dặn. Chúng bất đắc dĩ phải tạm đóng quân lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt là để chờ sự chi viện của thủy quân.

Sau một thời gian không thấy thủy quân, Quách Quỳ và Triệu Tiết quyết định tổ chức vượt sông bằng lực lượng bộ binh và kỵ binh. 

Phía trước đại bản doanh của Quách Quỳ, bên kia sông Như Nguyệt có một trại quân của ta án ngữ và dịch về phía đông lại có lực lượng thủy binh mạnh của Hoằng Chân, Chiêu Văn đóng ở Vạn Xuân (gần Phả Lại) có thể cơ động ngược sông Nguyệt Đức đánh phía trước hay ngược sông Thương chẹn phía sau quân Tống.

Chúng đoán rằng quân ta tập trung lực lượng ngăn chặn đại quân của Quách Quỳ tiến theo đường quan lộ, nên phòng không dám vượt sông ở bến Thị Cầu. Trong lúc đó, tướng Miêu Lý ở Như Nguyệt lại bảo rằng: “Giặc Man (chỉ quân ta - T.G.) đã trốn đi2 và xin “thừa hư” đem bộ bình vượt sông đột phá phòng tuyến quân ta ở mạn này để mở đường cho đại quân tiến công. Quách Quỳ đã chấp nhận kế hoạch đó.
 
Tướng Vương Tiến liền được lệnh bắc cầu phao qua bến Như Nguyệt để cho đội quân xung kích do Miêu Lý chỉ huy sang sông. Đội quân Miêu Lý gồm khoảng vài nghìn quân.  Chúng dùng cầu phao vượt sông và chọc thủng được phòng tuyến quân ta.

Miêu Lý hết sức chủ quan, khinh địch. Hắn cho rằng “một trận đánh tan quân giặc” nên không cần chờ đại quân qua sông, mà tự mình đưa đội xung kích tiến quân.  Đội quân Miêu Lý vừa tiến đến vùng Yên Phụ, Thụy Lôi (Đông Anh, Hà Nội) cách Như Nguyệt khoảng 6 km thì bất ngờ bị quân ta đổ ra chặn đánh quyết liệt.

Yên Phụ lại có núi Thất Diệu cây cối rậm rạp, có cầu Gạo là chỗ lầy lội khó đi qua. Lý Thường Kiệt sử dụng một bộ phận quân chủ lực, lợi dụng địa hình, tổ chức phản kích vừa chặn đánh phía trước vừa chẹn đường rút lui phía sau.

_________________________
1. Nhân dân thôn Hạ Lát cũng kể rằng: quân Tống đóng quân ở cánh đồng Nội và núi Phượng Hoàng chống nhau với quân ta ở bờ nam thuộc xã Tam Đa (Yên Phong - Bắc Ninh). Truyền thuyết vùng Tam Đa cũng nói quân nhà Lý đóng ở Phấn Động đánh nhau với quân Tống ở bờ bắc.
2. Lý Đào: Tục tư trị thông giám trường biên, dẫn theo Tống-Lý bang giao tập lục, Sđd.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #111 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2009, 10:55:45 pm »

Quân ta được nhân dân hết lòng giúp đỡ, chiến đấu ngoan cường. Quân Tống bị đánh tan số sống sót cùng với Miêu Lý hốt hoảng chạy về Như Nguyệt. Nhưng đến nơi thì cầu phao đã bị cắt 1 và quân ta đã chẹn đường về của chúng. Bên kia sông, quân địch cho bè sang cứu nhưng không có kết quả.

Hầu hết đội quân xung kích của Miêu Lý đều bị tiêu diệt.  Chỉ có Miêu Lý và một số ít tàn quân liều chết mở đường chạy thoát về bờ bắc. Cuộc tiến công lần thứ nhất của quân địch đã bị đập tan. Quách Quỳ rất tức tối và đổ cơn giận giữ lên đầu Miêu Lý.  Hắn coi Miêu Lý là một “tướng kiêu” và “định xử tử theo quân pháp2.

Sau chiến thắng Như Nguyệt, tướng Quách Quỳ không dám chủ quan và liều lĩnh vượt sông, mà đành phải chờ thủy binh. Nhưng hắn có biết đâu thủy binh Tống đã bị thủy binh ta chặn đứng ở ngoài bờ biển, không tiến lên được. 

Chờ mãi không thấy thủy binh, Quách Quỳ lại phải ra lệnh tổ chức cuộc tiến công lần thứ hai. Lần này chúng huy động một lực lượng mạnh hơn và đóng bè lớn chở quân qua sông. Mỗi lần bè đưa được 500 quân. Hết lớp này đến lớp khác, quân địch đổ bộ sang bờ nam sông Như Nguyệt rồi xông lên phá bãi chướng ngại ven sông 3 chúng chặt, đốt  những hàng rào bằng tre.
 
Nhưng dậu dày mấy tầng rất khó phá, lại bị quân ta từ trên chiến luỹ đánh xuống dữ đội. Do khả năng chuyên chở của bè, mỗi lần quân địch chi đổ bộ được 500 quân rồi phải đưa bè về bờ bắc để tiếp tục chở đợt sau. Nhờ chiến tuyến kiên cố nên quân địch đổ bộ đợt nào bị tiêu diệt đợt đó. Một người Tống đương thời đã mô tả trận đánh như sau: “dùng bè chở 500 quân vượt sông vừa chặt vừa đốt mấy lần rào tre không được. Đem bè không trở về để chở cứu binh nhưng lại bị giặc (chỉ quân ta) bắt giết. Thế là quân không được cứu, kẻ trốn, kẻ chết, không thành công được4.

Cuộc tiến công lần thứ hai của quân Tống lại bị đập tan.  Hai lần vượt sông tiến công, hai lần bị thất bại thảm hại.  Trước đoạn sông Như Nguyệt và chiến thuyền bờ nam của quân ta, Quách Quỳ cảm thấy bất lực, không có sự hiệp đồng của thủy binh thì bộ binh và kỵ binh Tống không thể vượt qua được. Viên chánh tướng thống lĩnh 10 vạn quân chiến đấu và 20 vạn phu phục dịch của triều Tống không dám nghĩ đến tiến công nữa. Quách Qùy quyết định dứt khoát phải chờ thủy quân và buồn rầu ra lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém5.

Quân địch từ thế tiến công đã phải chuyển sang thế tạm thời cố thủ để chấn chỉnh lực lượng và đợi thủy quân. ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của địch đã bị phá sản. Đó là một thất bại về chiến, lược rất nặng nề đối với quân Tống.  Lực lượng quân địch chưa bị tổn thất nhiều lắm, nhưng thế của địch đã trở nên suy yếu, bị động.

Trước mắt quân Tống, chiến tuyến Như Nguyệt của quân ta ngày càng trở nên vững vàng và bất khả xâm phạm. Hàng ngày Lý Thường Kiệt cho quân sĩ khiêu khích nhưng quân địch không dám liều lĩnh tiến công.

Như trên đã trình bày giờ ở bờ bắc sông Như Nguyệt, quân Tống đóng thành hai khối lớn trên hai con đường tiến về Thăng Long, ở khoảng giữa có một số doanh trại để sẵn sàng liên hệ, tiếp ứng cho nhau. Khối quân của thánh tướng Quách Quỳ đóng ở phía đông, khoảng bờ bắc bến đò Thị Cầu, trên đường quan lộ.  Khối quân của Phó tướng Triệu Tiết đóng ở phía tây, khoảng bờ bắc bến đò Như Nguyệt.

___________________________
1. Theo Tục tư trị thông giám trường biên thì Vương Tiến đã “vội vàng cắt cầu” vì sợ quân ta lợi dụng tràn sang bờ bắc. Nhưng theo truyền thuyết nhân dân vùng Mai Đình thì quân ta đã phá cầu để chẹn đường rút lui cua Miêu Lý và ngăn cản quân Tống ở bờ bắc sang tiếp cứu.
2. Lý Đào: Tục tư trị thông giám trường biên, Sđd.
3. Truyền thuyết dân gian vùng ven sông Như Nguyệt có nhắc đến một trận đánh ác liệt của quân ta ở Phấn Động (Tam Đa, Yên Phong) chống lại quân Tống từ Tiên Lát (Tiên Sơn, Việt Yên) tiến công sang. Phải chăng đây là nơi quân địch vượt sông tiến công vào chiến tuyến quân ta lần thứ hai này?
4. Trình Di -Trình Hạo: Nhi Trình di thư. 
5. Tôn Thăng: Đàm Phô, dẫn theo Lý Thường Kiệt, Sđd, tr.289
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #112 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 12:47:56 am »

Trước hết, Lý Thường Kiệt chọn khối quân của Quách Quỳ làm đối tượng tiến công.

Khối quân của Quách Quỳ khá đông, khoảng trên một nửa số quân viễn chinh nghĩa là trên năm vạn quân. Dưới trướng của Quách Quỳ có phó đô tổng quản Yên Đạt và những bộ tướng như Diêu Tự, Trương Thế Cự, Khúc Chẩn, Vương Mẫn . . .

Khu vực đóng quân của Quách Quỳ nằm giữa ba mặt uy hiếp của quân ta: trước mặt (phía nam) là chiến tuyến Như Nguyệt và trại quân ta ở Thị Cầu; bên trái (phía đông) là đội thủy binh của Hoằng Chân, Chiêu Văn ở Vạn Xuân; sau lưng (phía bắc) là đạo quân của phò mã Thân Cảnh Phút đang hoạt động ráo nết ở động Giáp.

Theo kế hoạch của Lý Thường Kiệt, hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn được lệnh chỉ huy một đoàn chiến thuyền 400 chiếc chở hai vạn quân, từ Vạn Xuân ngược sông Nguyệt Đức mở một cuộc tiến công lớn vào khu vực doanh trại của Quách Quỳ.

Đây là mũi tiến công chính diện vào cánh trái khối quân địch lớn nhất là đại bản doanh của chánh tướng Quách Quỳ. Như nhà sử nhà Tống mô tả: “Vài vạn quân quát tháo, chửi mắng đến đánh” 1.  Đoàn chiến thuyền của ta đổ quân lên bờ bắc, đánh thẳng vào doanh trại của quân Tống. Lúc mới giao chiến, quân địch lúng túng và phải lui.

Sách Tục tư trị thông giám trường biên cua Tống ghi “tiến quân bất lợi”. Quách Quỳ phải huy động toàn bộ lực lượng và đem cả đội thân quân ra chống cự.  Quân ta tiến đánh khá sâu vào trận địa của địch, quân địch tung ra ngày càng đông và tổ chức phản kích quyết liệt.Từ trên bờ quân địch dùng máy bắn đá dữ đội làm cho một số chiến thuyền của ta bị đắm. Hai hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn đã hy sinh anh dũng trong chiến đấu. 

Nhìn chung, cuộc tiến công của thủy quân ta có gây cho quân địch nhiều thiệt hại, nhưng bản thân ta cũng bị tổn thất khá nặng. Hai vị hoàng tử chỉ huy và khoảng vài nghìn quân đã hy sinh. Do vậy, Lý Thường Kiệt phải tạo ra thời cơ, chuẩn bị điều kiện có lợi cho một mũi tiến công khác - mũi tiến công chủ yếu do Lý Thường Kiệt đích thân chỉ huy - bất ngờ tập kích vào chỗ sơ hở của địch, giành thắng lợi quyết định. 

Trong lúc quân địch đang lo đối phó với cuộc tiến công ồ ạt của thủy quân ta vào doanh trại của chánh tướng Quách Quỳ thì đang đêm Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy đại quân vượt bến đò Như Nguyệt đánh úp vào doanh trại của phó tướng Triệu Tiết ở bờ bắc.

Dưới quyền của Triệu Tiết có những tướng cao cấp của quân Tống như Vương Tiến, Miêu Lý. Số quân do Triệu Tiết trực tiếp chỉ huy cũng khá đông, ước đoán khoảng dưới một nửa số quân Tống, nghĩa là độ ba, bốn vạn quân chiến đấu.

Khu vực đóng quân của Triệu Tiết ở phía bắc bến Như Nguyệt, nay là thôn Mai Thượng, xã Mai Đình (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang). Đây là một khu vực tương đối rộng, quang đãng, đối diện với bến Như Nguyệt nằm trên một con đường bộ quan trọng về Thăng Long.

Riêng cánh đồng phía đông bắc Mai Thượng - nhân dân gọi là cánh đồng Xác - rộng khoảng 30 mẫu, cách bờ sông khoảng 200-300m. Giữa cánh đồng có một gò đất cao - nhân dân gọi là gò Xác - nhìn thẳng ra ngã ba Xà là cửa sông Cà Lồ đổ ra sông Cầu. Từ trên gò đất này có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn. 

Khu doanh trại của Triệu Tiết cũng bố trí theo lối dã chiến, không có thành lũy phòng vệ. Quân địch dựa vào xóm làng và địa hình ven sông để dựng doanh trại, tổ chức phòng ngự tạm thời. Gò Xác hàn là một vị trí quan trọng của địch. Từ đó có thể kiểm soát con đường giao thông qua bến Như Nguyệt, có thê nhìn bao quát toàn bộ khu doanh trại và theo dõi những hoạt động của quân ta ở chiến tuyến bờ nam.

_________________________
1. Lý Đào: Tục tư trị thông giám trường biên. Sđd.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #113 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 12:49:28 am »

Căn cứ vào tên đất là truyền thuyết dân gian địa phương còn có thể xác định được sở chỉ huy của Triệu Tiết đặt ở khu đất đến nay vẫn mang tên là Dinh rộng hai mẫu, ba sào Bắc Bộ, cách bờ sông khoảng 500 m. Trước mặt Dinh, hai bên tả và hữu có hai khu đất mang tên là Miễu rộng một mẫu và Trại rộng một mẫu ba sào. Theo truyền thuyết dân gian, đấy là trạm gác phía ngoài và trại quân bảo vệ trực tiếp sở chỉ huy của Triệu Tiết. Miễu là di tích trạm gác phía ngoài. Trại là trại quân phía trong. Ba địa điểm Miễu, Trại, Dinh nằm trên ba góc của một hình tam giác, bố trí thành khu sở chỉ huy của phó tướng Triệu Tiết 1.

Khi đại bản doanh của Quách Quỳ ở phía tây bị tiến công, hẳn Triệu Tiết lo đối phó mặt đó và có thể điều một bộ phận quân lính đi tiếp ứng cho chánh tướng. Giữa lúc quân địch đang bị thu hút về mặt đông và đang hí hửng trước "chiến thắng” đánh lui quân ta thì ngay tối hôm ấy ở mặt tây, doanh trại của Triệu Tiết bị tập kích.

Quân địch hết sức bất ngờ, lại bị đánh úp vào ban đêm nên không kịp tổ chức đối phó có hiệu quả. Trước sức tiến công mãnh liệt của quân ta, quân địch đại bại và bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười.  Đại Việt sử lược, một tác phẩm đời Trần, ghi chép trận tập kích của quân ta như sau : “Lý Thường Kiệt biết quân Tống sức lực đã khốn, đang đêm vượt sông tập kích, đại phá được quân Tống mười phần chết đến năm, sáu2.

Sử sách ghi chép quá sơ sài, không cho phép phục dựng lại trận đánh úp táo bạo, tài tình này cùng những hình thức chiến thuật Lý Thường Kiệt đã áp dụng. Nhưng chiến công oanh liệt cua dân tộc ta thế kỷ XI vẫn được nhân dân địa phương ghi nhớ, truyền tụng và để lại những di tích còn đến ngày nay.

Do cuộc tập. kích của quân ta, khu vực đóng doanh trại của Triệu Tiết biến thành bãi chiến trường và sau đó, hàng vạn xác giặc nằm ngổn ngang khớp cánh đồng, gò cao mà nhân dân địa phương liền đặt tên là cánh Đồng Xác, Gò Xác 3 để nêu cao một chiến công chống ngoại xâm xảy ra ở xóm làng. 

Chỉ trong vòng một đêm, cả khu doanh trại tập trung đến ba, bốn vạn quân Tống do phó tướng của địch chỉ huy bị đánh tan, năm sáu phần mười quân địch bị giết chết. Trận tập kích bằng bộ binh này đã giáng một đòn quyết định vào kế hoạch và mưu đồ xâm lược của quân Tống. Quách Quỳ và các tướng tá phải than thở với nhau:” Số quân đem đi 10 vạn, phu 20 vạn, nay đã chết mất quá nửa, số còn lại thì ốm đau, lương ăn đã cạn” 4...

Trong trận chiến đấu quyết liệt trên chiến trường Như Nguyệt, theo ghi chép của sách Việt điện u linh và sách Đại Việt sử ký toàn thư, từ ngôi đền Trương Hống ở bờ nam sông Như Nguyệt đã vang lên bài thơ:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên đinh phận tại thiên thư;
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Như đẳng hành khan thủ bại hư.”

(Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời) 5.
 
Đây là bài thơ thần kích động tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc giữ nước của binh sĩ nhằm tiêu diệt kẻ thù cướp nước giành thắng lợi hoàn toàn. Về tác giả bài thơ, tương truyền là do Lý Thường Kiệt sáng tác. nhưng chưa có cứ liệu chắc chắn. Do đó không thể khẳng định, còn phải tiếp tục nghiên cứu.

_____________________________
1. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí: Một số trận quyệt chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976, tr. 66 - 13.
2. Đại Việt sử lược, bản dịch Nxb. Văn –Sử-Địa, Hà Nội. 1960 . 
3. Gắn liền với tên cánh Đồng Xác, Gò Xác: nhân dân xã Mai Đình còn lưu truyền những truyện kể về cuộc tập kích của quân ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy. Trên Gò Xác còn dấu vết một ngôi chùa gọi là chùa Xác hay An Lạc tự được tập lên, theo nhân dân địa phương, là để “siêu thoát” cho những “oan hồn” quân Tống. 
4. Lý Đào: Tục tư trị thông giám trường biên, Sđd; Tống - Lý bang giao tập lục, tr. 170.
5. Lý Tế Xuyên: Việt điện u linh, bản dịch, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1972, tr.70-71. Toàn thư, Sđd, t.1, tr. 291.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2009, 12:54:52 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #114 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 12:59:34 am »

5. “Giảng hoà” kết thúc chiến tranh

Trận quyết chiến - chiến lược ở sông Như Nguyệt vào cuối mùa Xuân năm 1077 là thắng lợi oanh liệt có ý nghĩa kết thúc chiến tranh. Sau đòn phản công quyết định này, quân địch thực sự bị dồn vào cảnh “thế cùng lực kiệt”. Thêm vào đó vào dịp cuối Xuân đầu Hạ, tiết trời xấu, dịch bệnh phát sinh. Nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn đang chờ đợi nếu chúng vẫn ngoan cố đóng quân.

Nhưng rút lui thì mất thể diện của “thiên triều”. Biết rõ ý chí xâm lược của quân thù đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt liền chủ động đưa ra đề nghị “giảng hòa” thực chất là mở lối thoát cho quân Tống. Đó là cách kết thúc chiến tranh mềm dẻo như Lý Thường Kiệt đã chủ trương “dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu1.

Để giành được mục tiêu giặc Tống phải rút quân về nước, Lý Thường Kiệt tạm thời chấp nhận hai điều kiện: sau chiến tranh sẽ sai sứ giả sang triều cống và tạm thời nhượng những vùng đất mà Tống đã chiếm được cho nhà Tống. Đó là năm châu miền núi: Quang Lang, Tô Mậu, Môn, Tư Lang và Quảng Nguyên. 

Nhưng khi quân Tống rút lui, Lý Thường Kiệt đã cho quân chiếm lại các đất Tô Mậu, Môn và phao tin sẽ chiếm lại đất Quảng Nguyên, Quang Lang. Phần đất còn lại triều đình .Lý dùng biện pháp ngoại giao hòa bình đòi lại. Cho đến cuối năm 1079, nhà Tống trả toàn bộ đất đai mà Quách Quỳ đã chiếm giữ.

Như vậy, sau khi giành được thắng lợi quyết định về quân sự, công cuộc điều đình “giảng hòa” nhanh chóng đạt kết quả. Quách Quỳ ngoài miệng còn nói vớt vát:

Ta không thể đạp đổ được sào huyệt giặc (chỉ quân ta), bắt được Càn Đức (vua Lý Nhân Tông) để báo mệnh triều đình. Tại trời vậy? Thôi đành liều một thân ta để cứu hơn 10 vạn nhân mạng2. Nhưng tâm trạng hắn lúc đó đã được bộc lộ qua lời bình luận của các học giả nhà Tống “May được lời giặc nói nhũn, liền nhân đó giảng hòa. Nếu không có lời quy thuận của giặc thì làm thế nào?” 3.

Tháng 3-1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn vì Quách Quỳ bắt quân lính rút vào ban đêm. Tống sử chép về cuộc rút quân như sau: “Quỳ muốn rút quân về sợ giặc tập kích bèn bắt quân khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn giẫm xéo lên nhau” 4. 
 
Những chiến công lừng lẫy bên dòng sông Như Nguyệt đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của triều Tống. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và lãnh thổ của Tổ quốc ta đã được bảo toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai rất oanh liệt, to lớn.

Nhà Tống không những không chiếm được nước ta mà còn phải chịu thiệt hại nặng nề: 10 vạn quân chiến đấu lúc trở về chỉ còn hơn hai vạn; tám vạn trong số 20 vạn phu đã bỏ mạng. Chi phí chiến tranh tốn hết 5.190.000 lạng vàng. Từ đó về sau, trong khoảng 200 năm, “thiên triều" Tống đã phải từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

Liền sau khi giành lại được độc lập tự chủ vào đầu thế kỷ X, quân dân ta đã phải cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ thành quả đã đạt được ách đô hộ của ngoại bang mặc dầu đã bị quét sạch, nhưng kẻ thù luôn luôn tìm cách tái lập, hy vọng tiếp tục duy trì nền thống trị của chúng.

Liên tiếp trong hai thế kỷ X và XI, từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, quân dân ta đã phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống giặc từ phương Bắc tràn tới. Đó là hai lần chống giặc Tống vào các năm 981 và 1077. Lịch sử đã chứng minh cả hai lần kháng chiến, quân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

_________________________
1.Văn bia chùa Linh Xứng (Thanh Hóa), Hoàng Xuân Hãn dẫn.
2. Lý Đào: Tục tư trị thông giám trường biên, Sđd; Tống - Lý bang giao tập lục, tr. 170.
3,4. Trình Di - Trình Hạo: Nhị Trình di thư, xem Tống - Lý bang giao tập lục, tr. 174.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #115 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 01:00:55 am »

Cuộc kháng chiến chống giặc Tống lần thứ nhất, gắn liền với tên tuổi quốc vương nước Đại Cồ Việt - Lê Hoàn. Cuộc kháng chiến chống giặc Tống lần thứ hai gắn liền với tên tuổi vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. 

Vào nửa đầu thế kỷ X, năm 938, để đối phó với hành động xâm lược của vương quốc Nam Hán do Hoằng Tháo cầm đầu; người anh hùng đất Đường Lâm có thể đem “quân mới họp” để chỉ một trận mà đánh tan giặc trên cửa biển Bạch Đằng.

Hai cuộc xâm lược của giặc Tống vào nửa cuối thế kỷ X và thế kỷ XI có khác. Đương đầu với quân Tống xâm lược mạnh mẽ gấp nhiều lần Nam Hán, không còn là đội “quân mới họp”, mà là một tổ chức lực lượng vũ trang của nước Đại Cồ Việt - Đại Việt từng được rèn luyện thử thách, trưởng thành trong dẹp loạn, trừ nội phản, chống giặc Nam, Kháng chiến đấu bảo vệ biên cương phía nam của Tổ quốc.

Lịch sử đã chứng minh, cùng với sự phát triển của đất nước, từ những bước đi ban đầu với chính quyền tiết độ sứ đến vương quyền (thời Ngô) và đế quyền (thời Đinh - Tiền Lê, Lý), lực lượng vũ trang của nước ta đã trưởng thành vượt bậc.

Vấn đề không chỉ trưởng thành về quân số cùng eáe loại quân mà còn về tổ chức về trang bị, vũ khí, về chỉ huy và chiến lược, chiến thuật tác chiến. Tất cả đều được thử nghiệm và kiểm tra, chứng minh qua thực tế chiến đấu. 

Chiến trường chính là nơi kiểm tra nghiêm ngặt và cho đáp số chính xác nhất về mạnh yếu. hơn thua của bất kỳ một lực lượng vũ trang nào. Các trận đánh quyết định như trận Đồ Lỗ tháng 2-981, trận Lục Giang tháng 3-98, trận quyết chiến ở sông Bạch Đằng và trận Tây Kết tháng 4-981 trong kháng chiến chống giặc Tống lần thứ nhất; chiến trường Ung Châu trên đất Tống, phòng tuyến sông Như Nguyệt trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai, thực sự đều là những trận thử lửa đối với lực lượng vũ trang Đại Cồ Việt - Đại Việt.

Ở đây, với sức mạnh tổng hợp: thế và lực của đất nước đang trên đà hưng khởi phát triển, quân dân một lòng, lực lượng vũ trang mạnh mẽ với tinh thần chiến đấu anh dũng, ngoan cường, bộ phận tổ chức và chỉ huy kháng chiến tài ba với chiến lược, chiến thuật phù hợp, đúng đắn và sáng tạo là những yếu tố quan trọng hợp thành để tạo nên chiến thắng, khẳng định sức mạnh vô địch của nhân dân ta nói chung, của lực lượng vũ trang thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý nói riêng.

Nét nổi bật nhất trong hai cuộc kháng chiến trên là chúng ta đã giành được thế chủ động hoàn toàn trên chiến trường.

Trong chống giặc Tống lần thứ nhất, nội tình triều đình Hoa Lư không ổn định, Tống Thái Tông muốn nhân cơ hội sang xâm lược, đánh nhanh thắng nhanh như tiếng sấm khiến “đối phương không kịp bịt tai”. Trước tình thế đó, chính lực lượng vũ trang đã chủ động tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua để kịp thời tổ chức chống giặc. 

Cũng để giành thế thủ động, Lê Hoàn đã tìm kế hòa hoãn bằng cách cử Triệu Tử Ái sang Tống cầu phong cho Đinh Toàn nhằm có thời gian chuẩn bị. Tất nhiên nhà Tống không nghe, vẫn tiếp tục chuẩn bị ra quân. Nhưng trong thời gian này quân Đại Cồ Việt đã kịp thời bố phòng kháng chiến. Đó là việc lập các tuyến phòng thủ gần xa để bảo vệ kinh đô Hoa Lư.

Trong đó đặc biệt phải kể đến tuyến thành Bình Lỗ ở đoạn sông Hồng từ phía bắt ngã ba Lềnh đến phía nam ngã ba Vàng đã phát huy tác dụng lớn, góp phần đẩy giặc vào thế bị động, lúng túng trong ác chiến trường Hoa Bộ - Bạch Đằng tháng 1-981, trận Đồ Lỗ tháng 2-981, trận Lục Giang kết hợp với chiến trường thành Bình Lỗ tháng 3- 981, trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng tháng 4-981 giết chết tướng Hầu Nhân Bảo. Cuối cùng là trận Tây Kết cũng vào tháng 4-981, đã bắt sống được tướng Triệu Phụng Huân tại trận, truy bắt tướng Quách Quân Biện trên đường tháo chạy về nước.

Trong kháng chiến chống giặc Tống lần thứ hai (1077).  dưới sự chỉ đạo của nhà quân sự lỗi lạc Lý Thường Kiệt, quân, dân ta đã chủ động phá tan hậu cần giặc ngay trên đất giặc. Đó là trận vây hãm và hạ thành Ung Châu vào tháng 1-1076. Sau đó quân ta rút về bố trí phòng chống giặc, và lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để rồi chủ động tiêu diệt, đập tan ý chí xâm lược của giặc ngay trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #116 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 01:02:02 am »

Trong cả hai cuộc kháng chiến, vùng cửa ngõ sông biển ở phía đông bắc của Tổ quốc nổi lên như một vị trí cực kỳ quan trọng. Không lần nào thủy quân địch không tìm cách lọt vào nước ta qua vùng cửa sông, cửa biển Bạch Đằng để rồi lợi dụng hệ thống đường thủy chằng chịt tìm đường tiến vào kinh đô Hoa Lư (thời Tiền Lê) hoặc Thăng Long (thời Lý) . 

Nhưng cũng trong hai cuộc kháng chiến, nhưng người tổ chức và chỉ đạo chổng giặc đều xác định đúng đắn vị trí chiến lược của vùng sông nước này và đều có kế hoạch chặn phá địch. Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Tống thời Tiền Lê và thời Lý, vùng cửa biển Bạch Đằng đều được sử dụng như một chiến trường cản phá, kìm chân giặc.

Trong kháng chiến chống giặc Tống lần thứ nhất có tuyến phòng thủ gồm đồn binh từ sông Kinh Thầy, Bạch Đằng đến biên giới Việt - Tống.

Trong kháng chiến lần thứ hai, để đối phó với mũi tiến công của thủy quân địch do Dương Tùng Tiên cầm đầu, có Lý Kế Nguyên chỉ huy hạm đội mạnh đóng ở Đông Kênh tại Vân Đồn kết hợp với bộ binh đóng ở trại Ngọc Sơn - Vĩnh An.

Nhưng một khi chúng lọt được vào sâu trong nội địa thì tuyến thành Bình Lỗ, Tây Kết trong kháng chiến lần thứ nhất, phòng tuyến sông Như Nguyệt kết hợp với dòng sông trong kháng chiến lần thứ hai đã là mồ chôn xác giặc, đồng thời là nơi kết thúc chiến tranh với thắng lợi hoàn toàn thuộc về quân, dân nước Việt.

Trong hai lần chống giặc Tống, quân dân ta phải đối đầu với hành động xâm lược của một quốc gia hùng mạnh và ra đời từ sau nạn chia cắt “năm đời mười nước”. Sau khi lần lượt đánh dẹp các tiểu vương quốc, Triệu Khuông Dận lên ngôi lập nên nhà Tống, xây dựng một quốc gia quân chủ phong kiến trung ương tập quyền hùng mạnh đang trên đà phát triển.

Mặc dù còn bị Liêu, Hạ uy hiếp từ phía bắc ròng rã suốt thời gian tồn tại của vương triều, nhưng Tống Thái Tông làm vua từ 976, Tống Thần Tông ở ngôi từ năm 1068 đã hai lần chủ quan ở binh hùng tướng mạnh, tiến hành xâm lược nước ta để sớm muộn chuốc lấy thất bại thảm hại. 

Cùng với tổ chức lực lượng vũ trang đã trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm chiến trường, được nhân dân hết lòng ủng hộ, còn phải kể đến một yếu tố khác cực kỳ quan trọng, đó là sự hiện diện của đội ngũ tướng lĩnh tài ba mà Lê Hoàn (thế kỷ X) Lý Thường Kiệt (thế ky XI) là tiêu biểu. 

Trong chống giặc Tống lần thứ nhất, đối đầu với giặc mạnh quân dân Đại Cồ Việt có Lê Hoàn - người đã từng trải trận mạc trong dẹp loạn 12 sứ quân để sau đó trở thành vị tổng chỉ huy quân đội quốc gia Đại Cồ Việt thống nhất với chức vụ Thập đạo tướng quân. Ông là người có đủ uy tín và tài năng được triều đình Hoa Lư, toàn quân toàn dân ủng hộ. Vị quốc vương xuất thân từ nghiệp võ đã không phụ lòng tin của quân dân cả nước. Ông dẫn dắt quân đội lập hết chiến công này đến chiến công khác, đi tới thắng lợi hoàn toàn.

Trong cuộc chống giặc Tống ìần thứ hai, bên cạnh vua Lý Nhân Tông đã có Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt từng cầm quân chinh phạt Chiêm Thành thắng lợi vào năm 1069.  Ông là một nhà chiến lược tài ba, võ công văn trị lừng lẫy. Chỉ một trận tiến công chiến lược “tiên phát chế nhân” quân ta đã phá tan hậu cần địch từ trên đất địch để rồi kịp thời về bố trí phòng tuyến Như Nguyệt với quyết tâm chặn phá địch tại đó. Khi địch lâm vào thế cùng lực kiệt, ông lại quyết định mở lối thoát cho địch, chấm dứt binh đao tạo mối quan hệ hòa hiếu bằng cách “giảng hoà” cho địch rút về nước, bằng con đường ngoại giao hòa bình tiếp tục thu hồi đất đai đã bị địch chiếm giữ.

Trong lịch sử chống xâm lược bảo vệ độc lập của Tổ quốc, các cuộc kháng chiến chống giặc Tống vào các năm 981 và 1077 thực sự là những chiến công chói lọi của quân dân ra trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài. Nó không chỉ biểu thị sức bật mạnh mẽ của một dân tộc từng bị dồn nén trong hơn một ngàn năm dưới ách thống trị của ngoại bang, mà còn là thành tựu rực rỡ của nhân dân ta trong dựng nước và giữ nước trên con đường bước vào kỷ nguyên Đại Việt huy hoàng.

Cuộc kháng chiến chống giặc Tống lần thứ nhất và lần thứ hai đã để lại những kinh nghiệm, bài học lịch sử vô cùng quý báu để rồi được tiếp nồi và phát huy trong chiến đấu giữ nước ở các thế kỷ tiếp theo.

Trong chiến đấu chống xâm lăng bảo vệ đất nước thời kỳ này, các chiến thắng trên đã khẳng định sức mạnh vô địch của tổ chức vũ trang của quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt, khẳng định trí tuệ, tài năng và sáng tạo trong chiến lược, chiến thuật chỉ huy tác chiến của tướng lĩnh. Tất cả đều được thể hiện với ý chí quyết tâm chiến đấu và lòng dũng cảm hy sinh tuyệt vời của quân dân Đại Cồ Việt - Đại Việt cho độc lập của Tổ quốc, tự do của giống nòi.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #117 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 01:41:32 am »

CHƯƠNG 5

TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ

Trong gần ba thế kỷ (939 - 1225), kể từ khi giành lại chủ quyền độc lập, quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt vừa phải xây dựng một cơ đồ hoàn toàn mới. vừa phải chống giặc phương Bắc, phương Nam nhằm bảo vệ toàn vẹn cương vực, lãnh thổ của mình.

Từ nhu cầu và thực tế dựng nước và giữ nước đó, cùng với việc xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức hoạt động chiến đấu chống giặc, những nội dung về tư tưởng và nghệ thuật quân sự, quốc phòng của quốc gia độc lập tự chủ dã ra đời, ngày một hoàn chỉnh và phong phú. 

I. TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG

1. Xây dựng quân đội mạnh đi đôi với việc xây dựng, bảo vệ nhà nước tập quyền mạnh.

Với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Nam Hán, dân tộc ta đã giành lại được độc lập chủ quyền. kết thúc hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Lịch sử đặt ra cho Ngô Vương Quyền và các triều đại kế tiếp nhiệm vụ phải giữ cho được nền độc lập và từng bước xây dựng quốc gia vững mạnh.

Vấn đề sẽ không đơn giản, dễ dàng với một đất nước vừa thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang hơn một nghìn năm còn mang trong mình nhiều di sản nặng nề. Cùng với những hiện tượng tiêu cúc phát sinh từ nội tình đất nước gây hậu quả nặng nề, làm suy yếu thậm chí dẫn tới đổ vỡ đối với nhà nước quân chủ, còn có những đe doạ, uy hiếp từ bên ngoài, ảnh hưởng đến sự mất còn của đất nước.

Đương thời những yếu tố tạo ra và nuôi dưỡng xu hướng phân tán vẫn tồn tại, gặp thời cơ thuận lợi còn phát huy tác dụng tiêu cực. Thời Ngô, bộ máy chính quyền đã mang tính chất tập quyền nhùng còn non trẻ, thô phác với tổ chức đơn giản, tính tập quyền chưa cao, ở nhiều địa phương từng lớp trưởng hào, thổ trưởng vẫn tồn tại như những thế lực mạnh với lực lượng quân sự riêng.

Thời Tiền Lê, Lê Hòan từng phong vương cho 11 người con và cắt đặt đi quản giữ các nơi. Họ quản lý mọi mặt và hưởng những quyền lợi (theo quy định) trên địa phận được phân bổ. Thời Lý, vương hầu, công chúa cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Trong khi đó, kinh tế lại ở trình độ tự cung tự cấp với nông nghiệp là chủ đạo. Do đó tính độc lập của vương hầu, tôn thất thủ lĩnh địa phương càng đậm nét.

Vương hầu, quý tộc, tôn thất có lực lượng quân sự riêng và trong điều kiện kinh tế nói trên. các thế lực ở địa phương dễ nảy nở tâm lý phân quyền, cắt cứ. Như vậy trong cơ chế của bộ máy nhà nước tập quyển đương thời, không phải không có kẽ hở làm nảy sinh tâm lý và xu hướng phân tán, thậm chí cát cứ.

Tuy ở quy mô khác nhau nhưng loạn “12 sứ quân” vào cuối triều Ngô (965 - 968), vụ rối loạn cuối vương triều Đinh (977). vụ loạn ba vương sau khi Lê Đại Hành qua đời (1005), loạn ba vương vào đầu triều Lý sau khi Lý Thái Tổ băng hà (1028) và vụ Khai Quốc vương Bồ ở Trường Yên (l028) đã chứng tỏ điều đó. 

Vào thời kỳ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý tuy đã giành được độc lập nhưng nguy cơ xâm lược từ phương bắc luôn là mối đe doạ đối với quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt. Vốn mang tư tưởng nước lớn. các triều đại phong kiến Trung Quốc không ngừng nuôi tham vọng bành trướng thế lực, áp đặt ách đô hộ, bóc lột nhân dân nước khác.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #118 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 01:43:17 am »

Trong khi đó đất Đại Việt được nhìn nhận là: “Ruộng đất ở đó màu mỡ, cấy lúa, trồng dâu và chăn nuôi đều thích nghi cả... Muối thì trắng sạch như tuyết. Cánh chim trả thì đỏ tía đẹp mắt. Vàng thì sẵn ở các châu Phú Lương và Quảng Uyên. Hạt trai sáng thì sẵn ở các xứ Vĩnh An và Vân Đồn. Còn san hô và đồi mồi thì sẵn ở trong biển” 1.

Ngoài ra, các thế lúc phong kiến phương Bác còn bị chi phối bởi các động cơ khác. Đó là hy vọng dùng thắng lợi quân sự ở ngoài biên để tạo thế mạnh giải quyết những mâu thuẫn bên trong từ nội bộ vương triều đến bên ngoài xã hội.

Việc nhà Tống gây chiến tranh xâm lược Đại Việt hồi nửa cuối thế kỷ XI là một ví dụ. Họ muốn đạt được thắng lợi không những để giải quyết nội tình đang phức tạp với những mâu thuẫn gay gạt mà còn tạo thế đối phó với các thế lực Liêu, Hạ đang uy hiếp Trung Quốc từ phía bắc. Sau này, giặc Nguyên - Mông (cuối thế kỷ XIII) và giặc Minh (nửa dầu thế kỷ XV) gây chiến tranh xâm lược Đại Việt cũng có nguyên nhân tương tự.

Cùng với nguy cơ xâm lược từ phía bác là các cuộc quấy nhiễu: cướp phá khởi phát từ phương nam, từ phía tây Đại Việt, ở miền biên thuỳ hoặc lợi thế tiến sâu vào nội địa. Trong đó có nhiều cuộc xâm lấn, cướp phá do chính các triều đại phong kiến phương bắc xúi giục, tạo thế hiệp đồng, hỗ trợ hành động xâm lược của họ.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vào thời Lý. năm 1069, Chiêm Thành (sát phía nam Đại Việt) đem quân quấy nhiễu miền biên giới. năm 1128, Chân Lạp (phía tây nam Đại Việt, đem hơn hai vạn quân vào cướp phá châu Nghệ An; năm 1132, Chân Lạp và Chiêm Thành cùng đánh vào đến tận Nghệ An, năm 1159 quân Ai Lao (nằm sát phía tây Đại Việt) cướp phá miền biên giới... 

Trong khi đó, như đã trình bày ở các chương trên, nước ta đát không rộng, người không đông. Cương vực về phía bắc phía tây bắc có thay đổi ít nhiều nhưng trên đại thể không khác mấy so với ngày nay, riêng phía nam tiếp tục được mở rộng theo thời gian. Đến hết thời Lý (1225), biên giới phía nam đến Cửa Việt (Quảng Trị), bắc sông Thạch Hãn.

Về dân số theo tính toán của các nhà sử học. nước ta đến thời Lý có khoảng bốn triệu người 2.

 Nước ta nhỏ, dân số ít, lại phải thường xuyên cùng một lúc đối phó với âm mưu xâm lược, uy hiếp của các thế lực ngoại bang từ nhiều phía và thêm vào đó là xu hướng cát cứ, phân tán trong nội bộ giai cấp thống trị. Mặt khác, dân tộc ta còn phải hiệp lực cùng nhau khai thác và đấu tranh với thiên nhiên, nhất là trong việc xây dựng và quản lý các công trình thuỷ lợi.

Bối cảnh đó tự thân đất nước đã đặt ra nhu cầu xây dựng một quân đội mạnh đi đôi với việc xây dựng và bảo vệ một quốc gia hùng mạnh với sự quản lý của một nhà nước tập quyền mạnh và ngược lại.

Lịch sử đã chứng minh với ý chí bất khuất kiên cường, cuối cùng bằng sức mạnh vũ trang. dân tộc ta đã lật đổ ách đô hộ, khôi phục nền độc lập tự chủ của đất nước. Một nhà nước quân chủ tập quyền tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng toàn dân đã ra đời dam đương sứ mệnh xây dựng đất nước về mọi mặt.

Tuy nhiên, giành được chủ quyền đã khó. nhưng bảo vệ và gìn giữ được chù quyền lại càng khó. Nền độc lập mong manh với tổ chức quản lý đất nước non trẻ thời Hai Bà Trưng (thế kỷ I); sự tiêu vong của nhà nước Vạn Xuân thời Lý Bí (thế kỷ VI) trước sức tiến công của nhà Lương, nhà Tuỳ là những bài học lịch sử sâu sắc.

Chính vì vậy sau khi giành được độc lập, xây dựng và bao vệ một nhà nước tự chủ có hiệu lực trong tổ chức đất nước và quản lý mọi mặt xã hội là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa sống còn của dân tộc. Lịch sử đặt ra cho nhân dân ta nhiệm vụ vô cùng trọng đại, nhưng lịch sử cũng đã để lại không ít khó khăn trở ngại.

___________________________
1. Cao Hùng Trưng: An Nam chí nguyên. Bản dịch, tư liệu Viện Sử học, tr.85.
2. Hồng Nam và Hồng Lĩnh (chủ biên): Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984, tr.238. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #119 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 01:44:37 am »

Ngay từ buổi đầu bộ máy quản lý nhà nước quân chủ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê đã phải đối diện với những thử thách hiểm nghèo có nguồn gốc từ di sản nặng nề của quá khứ cùng với hậu quả mới phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý đất nước. Mặt khác, âm mưu xâm lược nhằm tái lập ách thống trị của kẻ thù đô hộ vẫn tồn tại như những mối hiểm hoạ thường trực.

Thực tế lịch sử cho hay sau hơn một ngàn năm bị đô hộ, thấm thía nỗi đau của một dân tộc mất chủ quyền, các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng dân tộc cư dân Văn Lang - Âu Lạc xưa đã kề vai sát cánh, cố kết lại thành sức mạnh đánh đuổi chính quyền đô hộ giành lại nước, tập hợp chung quanh nhà nước tự chủ mở đầu từ vương triều Ngô.

Mặc dù vậy,  lịch sử cũng cho hay: chỉ có một quốc gia tập quyền có mạnh mới có thể tập trung sức xây dựng một đất nước thống nhất cả về lãnh thổ, thể chế chính trì, phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ nền độc lập tự chủ.

Để làm tốt vai trò nêu trên, quốc gia đó tất phải có một quân đội mạnh.  Quân đội đó cùng chung ý chí xây dựng quốc gia thống nhất, hùng mạnh. giữ vững độc lập, tự chu và là chỗ dựa vững chắc của nhà nước tập quyền.

Thể hiện tập trung tư tưởng xây dựng nhà nước tập quyền mạnh đi đôi với xây dùng một quân đội mạnh, giải quyết vấn đề quốc phòng là việc chọn nơi đặt cơ quan đầu não của cả nước.

Sau khi danh thắng giặc Nam Hán vào cuối năm 938, trong việc định đô, Ngô Quyền đã từ chối Đại La ít nhất có ngót hai trăm nam là thủ phủ của Giao Châu từ khi Trương Bá Nghi đắp Đại La thành vào năm 767. Hẳn rằng người anh hùng dân tộc Ngô Quyền không phải không biết Đại La đã là nơi đô hội trù phú, có địa thế đẹp. Nhưng hẳn ông cũng nhận thức được rằng chốn lỵ sở cũ của chính quyền đô hộ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với việc xây dựng nhà nước vương quyền do ông dựng đầu.

Bài học thời các tiết độ sứ họ Khúc; họ Dương đóng ở Đại La và cùng rơi vào tay giặc ở Đại La còn nóng hổi. Ngô Quyền định đô ở Cổ Loa, đô cũ của nước Âu Lạc với ba vòng thành kiên cố gắn liền với một hậu phương rộng lớn miền gò đồi trung du. núi rừng cao nguyên, giao thông thuỷ bộ tiện lợi. Sau ngót 30 năm tồn tại (939 – 965) đặt viên gạch đầu tiên cho nhà nước quân chủ tự chủ với nhiều sóng gió phát sinh từ bên trong: vương triều Ngô rút lui khỏi vũ đài lịch sử, nhường chỗ cho vương triều Đinh ra đời từ dẹp loạn.

Trong bối cảnh lịch sử mới với những thành tựu của một đất nước đã có ngót 30 năm xây dựng. Đinh Bộ Lĩnh định đô ở Hoa Lư, cùng với việc đặt tên nước Đại Cồ Việt.

Hoa Lư vừa có thế hiểm núi non vây bọc, tiện đường vào Nam ra Bắc. lại vừa gắn liền với động bằng rộng lớn. dân cư đông đúc cua vùng châu thôn sông Hồng tiện giải quyết vấn đề lương thảo; huy động nhân lực.

Hoa Lư có vị trí thích hợp cho việc phòng ngự chống giặc khi mà nguy cơ bị xâm lược, thâu tóm lân bang của nhà Tống dã rõ từ khi Triệu Khuông Dận lên ngôi vào năm 960. Với kinh dô Hoa Lư, dưới quyền điều khiển của Lê Hoàn. quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh thắng giặc Tống vào năm 981.

Sang triều Lý, với thế đang lên của đất nước sau hơn 70 năm củng cố khối thống nhất, đánh thắng giặc mạnh, kiến thiết mọi mặt, với tầm nhìn chiến lược và quyết tâm xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, năm 1010 Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.

Thăng Long nằm giữa vùng đồng bằng rộng lớn, ở vị trí trung tâm đất nước. giao thông thuỷ bộ thuận tiện, dân cơ đông đúc. Thăng Long lúc này đã hội đủ điều kiện cho quốc đô Đại Cồ Việt - Đại Việt với nhà nước mới lập của vương triều Lý.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM