Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:24:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Trung Trực - Thân thế và sự nghiệp  (Đọc 57533 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:43:31 am »

Tên sách: Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp
Tác giả: Vĩnh Xuyên (Lê Quang Khai)
Nhà xuất bản: Mũi Cà Mau
Số hoá: Dongdoan, Sao Vàng

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Trong lịch sử kháng Pháp của nhân dân ta, tên tuổi Nguyễn Trung Trực sáng chói với chiến công đốt tàu L’ESPERENCE (10-12-1861) trên vàm sông Nhật Tảo và trận đánh chiếm đồn Kiên Giang (16-6-1868).

Suốt những năm tháng lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, Nguyễn Trung Trực đã tỏ rõ những tính cách ưu việt của mình. Đó là một con người tài trí mưu lược; một khí phách can đảm, anh hùng, một đức tính trung hiếu vẹn toàn. Cuộc đời sinh động và hào hùng của ông được nhân dân ca ngợi và tôn kính với biết bao câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Mỗi câu chuyện có nội dung khác nhau và hàm chứa một ý nghĩa, một bài học đạo lý khác nhau, nhưng tựu trung nhằm khắc họa hình ảnh cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vì dân, vì nước...

Tác giả Vĩnh Xuyên (Lê Quang Khai) với nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực và được sự giúp đỡ của Hội Văn học Nghệ thuật cùng Sở Văn hóa Thông tin Kiên Giang, đã hoàn thành bản thảo sách viết về Nguyễn Trung Trực.

Với ý nghĩa "uống nước nhớ nguồn" và thắp sáng truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 3 tập sách: "Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp”, "Nguyễn Trung Trực - chuyện kể dân gian" và "Nguyễn Trung Trục - diễn ca”.

Chúng tôi mong được sự góp ý chân thành của bạn đọc gần xa để chất lượng sách ngày càng tốt hơn.

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2021, 01:59:36 pm gửi bởi ptlinh » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #1 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:43:41 am »

Lời ngỏ

Có một số bạn đọc đã gởi thư hoặc tiếp xúc hỏi tôi về thân thế của Cụ Nguyễn Trung Trực, chẳng hạn như: tên họ ông bà, cha mẹ, anh chị em và vợ con tên gì? Mồ mả hiện chôn cất ở đâu? Tuổi thật của Cụ Nguyễn dện ngày hy sinh là bao nhiêu tuổi? Còn và còn nhiều câu hỏi khác nữa...

Hỏi như vậy cũng đúng. Vì đứng về quan điểm lịch sử khi nói dện một danh nhân nào, ở mọi lĩnh vực - nhất là lĩnh vực anh hùng dân tộc, có dày công dực chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước - Ai ai cũng muốn hiểu rõ về thân thế và sự nghiệp của vị đó hầu sau này kể lại cho con cháu nghe để hiểu biết mà nối lưu truyền thống cao đẹp của tiền nhân.

Đối với Nguyễn Trung Trực cũng thế, Người đã có một thời làm rạng danh nòi giống. Tám năm trời kiên cường bết khuất chống bọn xâm lược Pháp với bao kj công hiển hách và đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Rõ nét nhất với hai chiến tích lẫy lừng đã ghi điểm son trong trang sử nước nhà. Đó là đốt tàu Espérance (Hy vọng) của Pháp tại vàm sông Nhật Tảo (1861) và đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (1868). Nên nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt đã đánh giá những chiến công ấy bảng hai câu thơ bất hủ:

"Hoa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”


Tạm dịch:
"Lửa cháy Nhật Tảo bừng trời đất.
Kiếm phạt Kiên Giang khóc quỷ thần"

Sự nghiệp của cụ là thế, còn thân thế của cụ lại quá ư phức tạp, bởi trong cuộc đời của cụ có nhiều chỗ hãy còn khép kín, chưa có mấy ai giải mở hết được bằng những chứng lý rõ ràng, chính xác. Có lẽ đây là nỗi băn khoăn, trăn trở không ít đối với các nhà nghiên cứu lịch sử ở nước

Từ trước đến nay, khi muốn viết về Nguyên Trung Trực, đa số đều dựa theo tài liệu của các tác giả người Pháp như: Paul Vial, Jean Bouchet, Alfred Sebreiner, George Taboulet... Nhưng nhiều nhất là của Paul Vial, nguyên là Giám đốc Sở Nội vụ của Thống đốc Nam kỳ, người có điều kiện nắm bắt mọi sự kiện lịch sử xảy ra ở Nam kỳ vào thời đó ông đã viết nhiều tập với nhan đế: "Những năm đầu Đông Dương, thuộc địa của Pháp" (Les premières années de la Cochinchine, colonie Francaise).

Ngoài ra còn dựa vào cuốn Đại Nam Thực Lục chính Biên Đệ Tứ kỷ của Viện Quốc Sử Quán triều Nguyễn hoặc của các cụ cùng thời như Nguyễn Thông, Trương Gia Mô, Huỳnh Mẫn Đạt v.v... Mặt khác cũng căn cứ theo những lời truyền khẩu của các bậc lão thành. Nhưng truyền khẩu đôi khi có hư cấu nên không tránh khỏi sự sai lệch hay hạn chế phần nào tính lịch sử của nhân vật và sự kiện.

Tuy thế, chúng ta cũng phải dựa vào lối truyền khẩu trùng lặp có cơ sở minh chứng để lấy đó làm nguồn sử liệu. 

Việc làm này chắc chắn không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quí độc giả niệm tình thông cảm và đóng góp ý kiến xây dựng.
Xin chân thành đa tạ.
VĨNH XUYÊN

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #2 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:45:21 am »

I. THÂN THẾ CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC

1 . Tổ tiên:


Ông bà, cha mẹ của Nguyễn Trung Trực vốn người miền Trung. Quê ở Xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Về sau, cha mẹ ông di chuyển vào Nam lập nghiệp, sinh sống tại làng Bình Nhựt, tổng Bình Cách (Chú thích: Năm Minh Mạng thứ 16 (1836), tổng Bình Cách gồm có 3 tổng: Bình Cách, Bình Cách Trung và Bình Cách Thượng. Thôn Bình Nhựt nằm trong tổng Bình Cách Thượng), huyện Thuận An, phủ Tân An, thành Gia Định. Nay là ấp I, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

+ CHA (Họ và tên):

Theo tông chi Bình Nhựt (Long An) tên cha là Nguyễn Văn Phụng. 

Theo tông chi Tân Thuận (Cà Mau) tên cha là Nguyễn Trung Thăng (Chú thích: Trong tông chi của ông Lê Văn Dễ ở xã Tân Tiên, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (ông là cháu, gọi em gái thứ bảy của Nguyễn Trung Trực bằng bà cố) thì ghi tên cha là Nguyễn Cao Thăng)

+ Mẹ : cả hai tông chi này không ghi rõ họ và tên của mẹ .

2. Bản thân:

Cha mẹ sanh ông ra tại Tân An (Long An).

2.1. Họ và tên:

Lúc mới sanh, ông được đặt tên là Nguyễn Văn Nhơn, sau đó đổi thành Lịch. Đúng vậy, vì sau khi chiến thắng trận Nhật Tảo, vua Tự Đức sắc phong cho ông chức Quản Cơ Bình Thuận nên người ta thường gọi ông là Quản Nhơn hay Quản Lịch. Vả lại trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng có ghi: "... Vua phong thưởng cho Lịch làm chức Quản Cơ Bình Thuận. Nguyễn Văn Quang và Hoàng Khắc Nhượng (Chú thích: Có tài liệu ghi là Nguyễn Văn Sang và Huỳnh Khí Nhượng) cùng 20 người nữa làm cai đội đều được cho ngân tiền. Binh lính tham gia được thưởng chung 1.000 quan tiền. Bốn người bị chết đều được cấp tiền tuất gấp hai..."

Đến năm 1867 vua Tự Đức lại sắc phong cho ông chức Thành Thủ úy Hà Tiên. Ông đến nơi nhậm chức thì quân Pháp đã chiếm mất Hà Tiên trước đó mấy ngày rồi, ông rút lui về Hòn Chông (cách Hà Tiên 20km) lập căn cứ chống Pháp. Lúc bấy giờ ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực cho đến ngày hy sinh.

2.2. Tuổi tác

Có rất nhiều tư liệu nói về tuổi tác của Nguyễn Trung Trực rất khác biệt nhau. Có chỗ nói ông trên 40 tuổi trên 50 tuổi .v.v... Nhưng cũng có nhiều cứ liệu xác định tuổi thật của ông một cách khoa học và có cơ sở hơn như:

* Ông Nguyễn Văn Đồ là cháu cố của em ruột Nguyễn Trung Trực cho biết: "Năm cố cả tôi (Trực) qua đời đã ngoài 30 tuổi”

* Theo tờ hôn thú của Nguyễn Thành Truyện lập năm 1909. Người đứng chủ hôn là ông Nguyễn Văn Thơ 59 tuổi. Nguvễn Văn Thơ là em út của Nguyễn. Trung Trực - theo tông chi Tân Thuận, huyên Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Như vậy Nguyễn Văn Thơ sanh năm 1850. Trong 8 anh em của Nguvễn Trung Trực, nếu lấy trung bình khoảng cách 15 năm, nghĩa là tuổi con cả hơn người em út 5 tuổi, thì Trung Trực sanh khoảnh năm 1835 (?). Do đó chính tôi khẳng định rằng lúc Nguyễn Trung Trực hy sinh năm 1868 đã ngoài 30 tuổi (theo cuốn Nguvễn Trung Trực - Thân thế sự nghiệp - Bảo tàng Kiên Giang xuất bản năm 1989 - trang 202).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:47:15 am »

2.3. Nghề nghiệp:

Không có tài liệu nào xác định rõ nghề nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Nhưng lại nói rằng ông rất giỏi võ, dùng võ bắt cướp Ba Cụm, dùng võ dạy cho nghĩa quân, dùng võ đánh Pháp... Đó chính là vốn "di truyền" của ông cha gốc người Bình Định, nơi "sáng tạo" ra võ nghệ cao cường nhất nước. Vì thế nên có hai câu thơ:

"Ai về Bình Định mà coi,
Con gái cưỡi ngựa, múa roi, đánh quyền"


Còn nói ông thành thạo về nghề chài lưới cũng đúng. Vì ông sanh ra ở vùng sông rạch Bến Lức (Long An). Nơi mà đời sống kinh tế của người dân đều phụ thuộc vào nghề chài lưới và nghề nông. Ông lớn lên từ nơi đó, dù muốn dù không cũng phải chịu ảnh hưởng vào những nghề nghiệp này, nhất là nghề chài lưới. Nên sau này người ta cũng thường gọi ông là: "Anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực".

2.4. Trình độ học vấn:

Tra cứu hầu hết các tài liệu thì không thấy nơi nào nói dòng họ của ông có người đỗ đạt từ chương, khoa bảng hay làm một chức quan nhỏ nào trong chính quyền nhà Nguyễn (ngoại trừ ông). Cũng không nghe thấy ông học văn chương với ai. Và đã từng ngâm thơ vịnh phú với bất kỳ nhân sĩ nào. Thế mà trước khi bị hành quyết, ông ứng khẩu làm một bài thư thất ngôn tứ cú tuyệt tác như sau:

Thư kiếm tùng nhung thuở thiếu niên,
Yêu gian đảm khí hữu long tuyền.
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa,
Bão hận thâm cừu bất đái thiền.


DỊCH

Theo việc binh nhung thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.

(Đông Hồ dịch)

Về điểm này đa số trong chúng ta đều phân vân, nghi ngờ... Nhưng mãi đến bây giờ chưa thấy ai phủ nhận hay tìm ra được nguồn gốc khác.

3. Vợ và con:

Cả hai tông chi Bình Nhựt và Tân Thuận đều ghi Nguyễn Trung Trực không có vợ con gì cả. Nhưng căn cứ nhiều tài liệu chính xác đã khẳng định ông có vợ và có một đứa con trai. Trước khi ông hy sinh thì vợ và con ông đều chết hết.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:48:07 am »

3.1. Họ và tên vợ:

Về họ và tên vợ có hai ý kiến khác biệt nhau.

a. Vợ tên là ĐIỀU:

Căn cứ theo một số truyền khẩu nói rằng vợ của Nguyễn Trung Trực tên là Điều. Bà đã từng tham gia trong đội nghĩa quân và cũng theo sát ông trong suốt thời gian chống Pháp ở Kiên Giang. Có lần bà Điều vâng lệnh Nguyễn Trung Trực đi do thám đồn Săn Đá Kiên Giang bị chúng phát hiện rồi bắt bà. Tên Chủ tỉnh định giở trò cưỡng hiếp. Nguyễn Trung Trực kịp đến giải vây cứu được bà. Và một lần sau, bà bị bắt cùng một lượt với Quản Câu, xã Lý. Chúng đem nhốt tất cả vào khám lớn. Mãi cho đến khi ông đánh chiếm được đồn và giải thoát cho họ.

Nếu vợ ông quả là bà Điều này thì tên họ thật của bà là THI-BA-ĐO (theo dân tộc Khơ-me, người nữ thường lấy chữ THI làm họ). Người ta thường gọi tắt là Ba Đô hay Bà Đỏ. Về sau Bà Đỏ có vai trò quan trọng trong đội nghĩa quân và cũng là người thân tình của Nguyễn Trung Trực. Do sợ kỵ húy nên người ta gọi Bà Điều là Bà Đỏ (Chú thích: Màu điều cũng là màu đỏ, nhưng xem hơn (có pha chút màu đen)). Như vậy Bà Đỏ hay Bà Điều cũng chỉ là một người mà thôi (Chú thích: có tài liệu nói rằng Bà Điều và Bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải là một người).

b. Vợ tên là ĐỊNH:

Trọng suốt quá trình chống Pháp ở đất liền, chưa có tài liệu nào khẳng định Nguyễn Trung Trực có vợ và có con. Nhưng khi ra Phú Quốc lập căn cứ chống Pháp cho đến ngày hy sinh, người ta mới biết ông có một người vợ và một đứa con trai. Cả hai đều chết ở Phú Quốc. Hiện nay vẫn còn di tích.

Theo tài liệu của ông Lê Hoàng Nam (Phú Quốc) đã viết: "Một điều đáng chú ý là: Qua xác minh thì ở Cửa Cạn có mộ của vợ con cụ. Hàng năm nhân dân tổ chức cúng vào ngày 19/8 âm lịch rất lớn... Họ gọi bà là "Bà QUAN LỚN TƯỚNG. Hiện nay trên mộ bia có ghi rõ họ tên là LÊ KIM ĐỊNH".

Đây là di chứng có cơ sở khoa học đáng tin cậy hơn.

3.2. Tên con:

Về phần tên con của ông cũng có nhiều ý kiến khác biệt như sau:

a. Có ý kiến nói rằng "công tử" sanh ra được ba, bốn ngày thì chết nên không kịp đặt tên.

b. Có ý liến nói rằng "Công tử" sanh ra được hơn một tháng mới chết. Cũng chưa có tên (Theo tài liệu Lê Hoàng Nam - Phú Quốc).

Qua hai ý kiến trên, tôi có phần nhận xét như sau:

- Việc sanh con được ba, bốn ngày chưa đặt tên mà chết - Đó là việc thông thường.

- Việc sanh con được hơn một tháng chết, chưa có đặt tên - Đó là sự cá biệt, rất hiếm có (?)

Theo thường tình, đôi vợ chồng lần đầu vợ mới mang thai thì chắc chắn hai vợ chồng sẽ trao đổi việc đặt tên con. Nếu con trai thì phải đặt tên gì cho hay, cho hùng... Nếu là gái thì phải đặt tên gì cho đẹp, cho duyên dáng. . . Đó là tâm lý chung, kể cả những người lao động, ít học. Đằng này Nguyễn Trung Trực là một người có chức tước ngang hàng Chánh Tứ phẩm của triều đình, chẳng lẽ ông không biết đến sự quan trọng của việc đặt tên cho con để sau này nối dõi tông đường hay sao?

Có một điều mà chúng ta cũng nên lưu ý là trong hai lần trao con: Lần đầu trao con cho người cận vệ nhờ len lỏi đem "công tử" xuống xóm tìm người cho bú hộ và lần sau ông tự bồng con đi vào rừng sâu tìm bọng cây to đặt con vào đó, rồi đi ngay xuống triền đồi để tiếp tục chỉ huy cuộc chiến.

Trong hai lần như vậy chắc hẳn ông cũng phải có chút hy vọng con mình sẽ sống sót để khi khôn lớn nó biết rõ tông tích hay người nhặt được nhìn bút tích biết đó là con của ông mà sẵn lòng đem về nuôi nấng hộ.

Vì những suy nghĩ trên mà tôi khẳng định việc sanh trẻ hơn một tháng chưa đặt tên là một điều không thể có.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:49:00 am »

4. Anh em:

Về phần anh em của Nguyễn Trung Trực có 3 tông chi ghi khác biệt nhau:

- Tông chi số 1 tại chùa Sùng Đức (chợ Lớn - TP. Hồ Chí Minh) có 3 anh em: 2 nam, 1 nữ. Nhưng không ghi rõ tên.

- Tông chi số 2 tại Bình Nhựt (Long An), do ông Trần Văn Mới giữ, ghi có 2 anh em: 1 nam, 1 nữ. 

1. Nguyễn Văn Nhơn (Lịch).

2. Nguyễn Thị Đạt.

- Tông chi số 3 tại Tân Thuận (Cà Mau), do ông Nguyễn Văn Đồ giữ, ghi có 8 anh em: 4 trai, 4 gái:

1 Nguyễn Trung Trực.

2. Nguyễn Thị Khuê.

3. Nguyễn Thị Thiểu.

4. Nguyễn Công Khanh.

5. Nguyễn Thành Luông.

6. Nguyễn Thị Đạt.

7 . Nguyễn Thị Đào.

8. Nguyễn Văn Thơ.

5. Mồ mả :

Nhìn qua các bảng tông chi kể trên, đặt cho chúng ta nhiều nghi vấn về sự quan hệ giữa hai dòng họ Tân Thuận và Bình Nhựt (?). Nhưng khi kiểm nghiệm và so sánh lại phần mồ mả ông bà, cha mẹ, anh em, chúng ta mới có được vài tia sáng để lý giải và khẳng định hai dòng họ này có cùng chung một huyết thống, cùng chung một tổ tiên.

BẢNG SO SÁNH VỀ PHẦN MỒ MẢ:

1. Tại nghĩa trang Bình Nhựt (Long An):

Có: mộ ông bà nội và mộ em gái thứ sáu.

Không: có mộ cha mẹ và mộ Nguyễn Trung Trực.

Hiện nay do ông Trần Văn ới chăm nom, săn sóc.

2. Tại nghĩa trang Tân Thuận (Cà Mau):

Có: mộ cha mẹ và 6 anh chị em.

Không: có mộ ông bà nội, mộ em gái thứ sáu và mộ Nguyễn Trung Trực.

Hiện nay mồ mả này do ông Nguyễn Văn Đô và Nguyễn Văn Phát trông nom, săn sóc.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:50:04 am »

II. SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC

Sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực đã được khẳng định qua hai chiến công tiêu biểu nhất, đó là: đốt tàu Pháp tại vàm sông Nhật Tảo (1861) và đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (1868) mà nhân dân luôn tỏ lòng kính trọng đối với ông, một người suốt cuộc đời dâng hiến cho đất nước và dân tộc.

1. Đốt tàu Pháp ở vàm sông Nhật Tảo (Hỏa hồng Nhựt Tảo):

Quân Pháp xua quân đánh chiếm Gia Định (18-2-1859). Hai năm sau chúng lại đánh đại đồn Chí Hòa (25-2-1861) và thừa thắng chúng đánh lấy Định Tường (Mỹ Tho) (12-4-1861). Quân triều đình phải rút lui về Vĩnh Long.

Lúc bấy giờ, quân Pháp có lợi thế nhiều về chiến cụ như tàu sắt và súng tầm xa hiện đại, cùng với ý chí xâm lược cao độ quyết chiếm lấy nốt miền Tây Nam Bộ. Trên bộ, nơi nào chiếm được thì lập ngay xã tề và xây dựng đồn bót. Dưới sông, chúng cho tàu thủy lớn nhỏ tuần tra thuyền ghe qua lại. Chúng lấy cớ là ngăn chặn nghĩa quân làm loạn. Nhưng đó là cái cớ để thu gom tiền bạc, lúa thóc của nhân dân.

Tại ngã ba, đầu sông Nhật Tảo và sông Vàm Cỏ Đông, chúng đặt một chiếc tiểu hạm tên là Espérance (Hy vọng) nằm án ngữ nơi đó để đón ghe thuyền qua lại tra xét. Chỉ huy trưởng tàu này là trung úy Hải quân tên PARFAIT, còn chỉ huy phó là một thiếu úy (không rõ tên). Dưới tàu có trang bị một khẩu đại bác với 25 quân lính Pháp và Lê Dương đầy đủ súng ống, đạn dược. Trên bờ sông có đóng một cái đồn với 20 lính Mã Tà canh gác bảo vệ tàu. 

Đây là một bước cản rất lớn cho sự hoạt động của nghĩa quân. Quản binh Lịch (Chú thích: Lúc bấy giờ ông chưa đổi tên thành Nguyễn Trung Trực. Còn đang giữ chức Quyền Sung Quản Binh Đạo, nên gọi tắt là Quản binh.) biết rõ thế, nên bằng mọi cách ông quyết tiêu diệt con tàu này. Qua nhiều ngày điều nghiên tình hình địch khá chính xác, ông liền chuẩn bị kế hoạch thực hiện, ông chia nghĩa quân ra làm 2 toán:

- Toán thứ nhất: 30 người nằm phục kích bao vây đồn Mã Tà trên bờ. Nếu nghe hiệu lệnh thì tấn công ngay không để chúng ra tiếp viện.

- Toán thứ hai: 59 người bố trí cho 5 ghe và nằm chờ sẵn trong khoang ghe có đầy đủ cúi rơm. Khi nghe tiếng lệnh thì phi nhanh qua tàu, phóng hỏa và tìm địch diệt.

Ngoài ra ông còn vận động một số dân chúng quanh vùng tham gia cuộc chiến, ông trang bị cho họ một số chiêng, mõ, tù-và để làm thành tiếng động, chọc tức quân Pháp, bắt buộc chúng phải chia lực lượng dưới tàu ra để nghĩa quân hành động dễ bề thắng lợi.

Đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày 10-12-1861, Quản binh Lịch cho toán dân chúng đánh chiêng, mõ, thổi tù và làm vang động một góc trời. Tên trung úy dưới tàu nghe tiếng động, tức tối liền xua nửa toán lính dưới tàu xuống canô tiến thẳng vào bờ, vừa đi vừa bắn loạn xạ để thị uy. Tuy vậy, đoàn người vẫn tiếp tục gây tiếng động, làm Parfait càng thêm tức giận xua lính truy đuổi theo mãi, càng lúc càng xa tàu.

Lúc này ngoài sông Vàm Cỏ xuất hiện 5 chiếc ghe buôn bập bềnh chèo trên mặt nước. Lính canh trên tàu thấy liền gọi lại để trình giấy. Năm chiếc ghe cặp sát hông tàu. Chiếc ghe đầu trình giấy. Tên thiếu úy với tay xuống lấy, bất thình lình bị Quản Lịch đâm chết. Sau đó ông phát lệnh tấn công: Sát! ... Sát!. Tất cả nghĩa quân nằm trong mui ghe đều bật dậy, phóng nhanh qua tàu tìm địch diệt, đồng thời mang cúi rơm phóng hỏa đốt tàu. Bọn lính thấy tàu phát hỏa thì hoảng kinh hồn vía. Một số bị nghĩa quân giết tại chỗ, một số nhảy xuống sông lội vào bờ chạy thoát thân nhưng cũng bị dân chúng đón bắt giết. Còn tên trung uý Parfait thấy tàu bị đốt cũng kinh hoàng tìm đường trốn thoát. (Chú thích: Có truyền thuyết khác nói rằng Nguyễn Trung Trực dùng kế làm đám cưới giả để đánh và đốt tàu Et-pê-răng-sơ (?) - Truyền thuyết này không được đại đa số kỳ lão và các nhà nghiên cứu sử học chấp nhận. Vì cho rằng dùng đám cưới giả không có tính thuyết phục, không mang tính chủ động bằng giả làm thương thuyền mới đáp ứng ý đồ của giặc là tìm và tịch thu lúa gạo. Từ đó, nghĩ quân mới đạt thắng lợi dễ dàng.)

Trận này nghĩa quân toàn thắng, dìm được tiểu hạm Espérance chìm sâu dưới lòng sông Vàm Cỏ, mang theo 17 tên giặc xâm lăng. Sau trận này quân Pháp lập tức mở cuộc càn quét để báo thù. Chúng cho đốt hết nhà cửa và giết sạch trẻ già, trai gái vùng này (hơn 600 người). Thật là ác độc dã man!...

Tuy vậy, nghĩa quân vẫn không nao núng, thừa thắng xông lên đánh chiếm đồn Cần Giuộc, Sông Tra, Cái Bè , Rạch Gầm... Về phía sông Bến Lức (Long An) và Tây Ninh, nghĩa quân của Quản binh Lịch chặn đánh các tuần tiểu hạm Lorcha, đốt cháy được tiểu hạm số 3 (16-12-1862) và sau đó phá hủy thêm một chiếc nữa.

Ngọn lửa Nhật Tảo nâng cao thanh danh của Quản binh Lịch trong cả nước, làm bừng sáng lòng yêu nước của nhân dân cũng như của những lãnh tụ cách mạng địa phương. Đồng thời cũng là động cơ thúc đẩy sức tiến công chống xâm lăng ở khắp mọi nơi ở miền Tây Nam Bộ .
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:51:07 am »

2. Đánh chiếm đồn Tây Kiên Giang (Kiếm bạt Kiên Giang):

Sau khi được sắc chỉ vua Tự Đức phong chức Thành Thủ úy trấn nhậm Hà Tiên, ông đến Hà Tiên nhậm chức thì quân Pháp đã chiếm mất rồi (24-6-1867). Ông liền lui về Hòn Chông (cách Hà Tiên độ 20km) lập căn cứ chống Pháp. Ông liên hệ với các lãnh tụ nghĩa quân địa phương thành lập lực lượng kháng chiến lâu dài. Ở Rạch Giá ...có Lâm Quang Ky (Chú thích: Lâm Quang Ky, có tài liệu nói là Lâm Văn Ky), ở Minh Lương có Xã Lý, ở Phú Quốc có Quản Thứ, Tổng Điền, Xã Ngợi... Ngoài ra ông còn vận động một số người Hoa, người Khơ Me như cô Ba Đỏ cùng tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp.

Lúc bấy giờ ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực. Ông làm Chủ tướng, còn Lâm Quang Ky làm Phó tướng. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân do ông lãnh đạo cũng rất rộng lớn từ Cà Mau đến Hà Tiên, Phú Quốc và vùng Núi Sập (An Giang). Ông có 3 trường luyện võ cho nghĩa quân: Tà Niên (Rạch Giá), Hòn Chông (Hà Tiên) và Sân Chim (Cà Mau). Ông cũng thường đi khắp nơi như Cái Nước, Chắc Băng, Thầy Ngươn, Tân Hội, Vĩnh Trạch v.v... để thuyết giải bối cảnh lịch sử cho đồng bào nghe, đồng thời vận động những người có cùng chí hướng tham gia đánh đuổi xâm lăng, giành lại quê hương đất nước. Đâu đâu ông cũng rất được nhân dân mến yêu và kính phục.

Còn đối với bọn Pháp, sau khi đã chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây rồi, chúng mở rộng vòng tay đàn áp, truy lùng bắt bớ nghĩa quân hòng tiêu diệt lực lượng yêu nước của Nguyễn Trung Trực. Chúng thiết lập cơ sở chánh quyền xã tề và xây dựng đồn bót khắp nơi. Mặt biển ở Rạch Giá chúng thiết lập Ty Thương Chánh để thu gom tiền bạc của các thương thuyền ngoại quốc vào đây buôn bán. Trong sông rạch chúng cho canh suốt ngày chạy khắp nơi đón ghe thuyền xét tra thu thuế.

Nhân dân Kiên Giang bấy giờ đang gánh chịu nhiều điều khốn khổ. Một số lãnh tụ như Quản Thứ, Xã Lý, Cô Ba Đỏ yêu cầu ông sớm điều quân để tiêu diệt bọn chúng. Đây là cơ hội thuận lợi nhất vì đã có Quản Cầu, chỉ huy đồn Mã Tà Kiên Giang chịu làm nội ứng. Nguyễn Trung Trực từ chối vì chưa có thời cơ thuận lợi và cũng chưa có điều nghiên kỹ tình hình địch nên không thể động binh được. Cô Ba Đỏ nghe ông nói vậy cho rằng ông sợ địch nên viện lý này lẽ nọ?. Cô nóng nảy lớn tiếng nói khích ông rằng: “Không ngờ ông là đàn ông không có d.....". Một câu với dụng ý ngầm chê ông là đàn bà. Tuy thế ông không buồn giận mà còn ôn tồn dẫn giải nữa. Ông nói: "Trong binh thư có dạy, phàm làm tướng cầm quân ra trận mà tính khí nóng vội chưa rõ được ta và địch mà xuất kích thì chắc chắn sẽ quân hao, tướng bại, chẳng lợi ích gì mà còn làm nản chí quân binh". Tất cả nghe qua đều hết lòng khâm phục.

Sau đó ít lâu, Nguyễn Trung Trực triệu tập các vị chỉ huy lại để bàn kế hoạch đánh đồn Kiên Giang. Nhưng thật đáng tiếc, trong cơ quân có những kẻ phản bội như Đội Lượm (Chú thích: Đội Lượm: có tài liệu nói là tên Lượng), Xã Ngươn ở Tân Hội ra đầu Pháp, báo cáo cho tên Chủ tỉnh biết. Tên Chủ tỉnh liền ra lịnh bắt ngay Quản Cầu, Xã Lý và cô Ba Đỏ nhốt vào khám lớn. Làm như vậy, chúng tin rằng Nguyễn Trung Trực không còn có cơ hội đánh đồn được. Nhưng tương kế tựu kế, Nguyễn Trung Trực vẫn thực hiện. Trước khi tiến công 2 ngày, ông cho lực lượng nghĩa quân ở Hòn Chông kéo về Tà Niên để cùng phối hợp hành động.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:51:15 am »

Đến 12 giờ đêm ngày 16-6-1868, toán nghĩa quân âm thầm lội qua sông bò lên bờ, tiến sát vào thành đồn không gây tiếng động, nằm im lặng chờ đợi giờ xuất kích. Lúc này trời cũng đổ cơn mưa rút rắc làm ướt cả quần áo và gió biển từng cơn thổi vào làm buốt lạnh đến run người nhưng họ không hề nản chí. Toán lính đồn đi tuần tiễu qua, ném mẩu thuốc tàn lên người làm rát bỏng da thịt nhưng họ ráng sức chịu đựng để không gây tiếng động. Lòng căm thù tột độ trong lòng họ như đã hóa giải hết cái đau đớn ngoài da thịt.

Nghĩa quân phục kích ngoài vách đồn đến 4 giờ sáng. Chờ giặc uể oải ngủ yên, Nguyễn Trung Trực men đến cổng gác chính, thấy hai tên lính gác đang ngủ gà ngủ gật, ông dùng kiếm đâm chết rồi phát lệnh tấn công. Nghĩa quân nghe tiếng lệnh, đồng bật dậy phi thân qua vách đồn vào trong tìm địch diệt. Một số lính Mã Tà trong đồn vì có vận động trước nên cũng tham gia ứng chiến. Tên Chủ tỉnh Chánh Phèn đêm khuya đang ngon giấc, nghe tiếng động giựt mình thức dậy vừa chạy ra khỏi cửa cũng bị mũi kiếm của Nguyễn Trung Trực đâm vào tim làm hắn ngã gục, giẫy giụa rồi chết. Ngọn lửa của nghĩa quân đốt doanh trại giặc bừng cháy làm sáng rực cả một góc trời. Nguyễn Trung Trực chạy đến khám giải thoát Quản Cầu, Xã Lý và cô Ba

Tiếng reo hò chiến thắng làm vang động khu phố chợ Rạch Giá về đêm. Nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi. Trận này nghĩa quân giết được một số sĩ quan Pháp, trong đó có tên Chủ tỉnh Chánh Phèn, Trung úy Sô-tẹt (Sauterne), Thiếu úy Ga-ma (Gamard) và hơn 60 tên lính khác. Ngoài ra còn bắt sống thêm 15 tên lính nữa, trong đó có tên Thánh thông ngôn của Pháp. Số tù binh này sau được Nguyễn Trung Trực tha chết.

Sau đó hai ngày quân Pháp mới hay tin đồn Kiên Giang đã mất về tay Nguyễn Trung Trực. Chúng hoảng kinh, tức giận liền kéo viện quân từ Mỹ Tho, Vĩnh Long đi tiếp viện. Trong đoàn quân này ngoài trung tá Hải quân Lê-ô-na An-sa (Léonard Ansart) ra còn có hai tên phản quốc Trần Bá Lộc và Đỗ Hữu Phương. Chúng dùng tất cả vũ lực ồ ạt tấn công phục thù. Vì yếu thế, Nguyễn Trung Trực đành phải rút lui về Hòn Chông rồi ra Phú Quốc tiếp tục chống kẻ thù đến ngày hy sinh. Khi Nguyễn Trung Trực rút lui để thành (đồn) lại cho Phó tướng Lâm Quang Ky giữ. Ông quyết liệt chống cự với Pháp được ít lâu rồi cũng bị chúng bắt chặt đầu đem bêu giữa chợ để răn đe dân chúng (chỗ bêu đầu Lâm Quang Ky là nơi đặt tượng đài của Nguyễn Trung Trực hiện nay ).

Nhìn qua hai cuộc chiến thắng đốt tàu Pháp ở vàm sông Nhật Tảo và đánh đồn Tây Kiên Giang, chúng ta đã thấy rõ tài năng, mưu lược của Nguyễn Trung Trực. Ông đúng là vị anh hùng đầy can đảm, táo bạo, ông áp dụng chiến thuật thần tốc trong mọi thế trận với quyết tâm diệt địch tại trung tâm đầu não của chúng. Tuy ông sử dụng số quân ít ỏi với phương tiện chiến đấu thô sơ bằng giáo, mác nhưng đã thắng được kẻ địch có lực lượng hùng hậu, với phương tiện chiến tranh hiện đại như tàu sắt và súng đạn tầm xa...
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #9 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:52:06 am »

III. TÍNH CÁCH ƯU VIỆT CỦA NGUYỄN TRUNG TRỰC 

Có thể nói, Nguyễn Trung Trực là con người của thời đại mang màu sắc lịch sử đậm nét nhất trong thế kỷ thứ 19 của dân tộc. Ông mạnh mẽ mở màn cho công cuộc chống Pháp đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ. Thực lực của ông không nhiều, không mạnh mà chiến thắng kẻ thù có đầy đủ vũ lực hùng cường ngay trong cơ phận đầu não. Đó là tính cách đặc biệt của vị anh hùng trẻ tuổi này.

Không phải đợi đến lúc có đầy đủ điều kiện ông mới thực hiện được tính cách đó. Có nhiều tài liệu nói ông đã thể hiện tính cách ưu việt ấy như sau:

1. Về sức lực và tài nghệ:

Nguyễn Trung Trực có thân hình vạm vỡ, sức lực cường tráng và khỏe mạnh. Tài nghệ của ông biểu hiện hơn người. Lúc còn nhỏ, ông giỏi lặn hụp, bơi lội dưới sông nước. Ông thường đi vào mương đìa, kinh rạch lặn bắt cá. Lúc nào ông bắt cá cũng hơn mọi người, có khi dư ăn còn bán để mua gạo. Về võ nghệ, ông tinh thông tất cả

- Ông dạy võ cho nghĩa quân để đánh giặc thù, ở các trường võ như Tà Niên, Hòn Chông, Sân Chim... Có một hôm ông đang dạy võ cho nghĩa quân ở Tà Niên, ông thấy đàn quạ đậu bên kia bờ rạch (rạch Tà Niên rộng hơn 10 thước), ông liền biểu diễn cho nghĩa quân xem bằng cách ông dùng roi chống bật người từ bờ rạch bên này, sang bờ rạch bên kia, khi rơi xuống đất vẫn đứng vững, hai tay nắm hai con quạ, gương mặt không lộ vẻ gì mệt mỏi cả.

- Đêm đánh đồn Kiên Giang, nghĩa quân nằm phục kích bên vách đồn chờ giờ hành động, thì có một con rắn mái gầm to từ xa bò đến, nó ngóc đầu toan mổ nghĩa quân. Từ xa nhìn thấy, ông liền phóng mình tới, một tay nắm đầu, một tay nắm mình, ông bứt ra làm đôi rồi quăng đi. Trong lúc đang tấn công đồn Tây Kiên Giang, có hai tên lính Pháp chĩa súng vào ông định bắn. Nhưng chưa kịp bóp cò thì ông phi thân đến, nắm đầu hai thằng đánh "cốp" vào nhau một cái, sọ chúng vỡ ra, giẫy giụa chết luôn. 

- Có một truyền thuyết khác nói: Khi ở Phú Quốc, nghĩa quân bị Pháp bao vây toàn đảo, cấm không cho ai giúp đỡ nghĩa quân. Nếu ai giúp đỡ hay liên hệ gì với nghĩa quân sẽ bị tù đày hoặc tử hình, bêu đầu giữa chợ... Lúc bấy giờ nghĩa quân lâm vào cảnh đói khát. Ông liền tổ chức nghĩa quân cùng ông đi ra biển bắt cá về ăn. Trong lúc thuyền đang rẽ sóng trên mặt biển, ông thấy bầy cá mập đang lội, ông liền cầm đao nhảy xuống biển rượt giết được cá quăng lên thuyền. Lại còn một chuyện nữa cũng không kém phần sinh động, khi nghĩa quân cũng đang lâm vào tình trạng đói khát. Ông lo lắng và tìm cách giải quyết thì có một nghĩa quân chạy đến báo với ông rằng hiện giờ có một bầy trâu rừng (Chú thích: Bà Nam Giao là người ở đất liền ra đảo Phú Quốc sinh sống, cô đem trâu theo nuôi, chúng sinh sản rất nhiều. Trước khi bà chết, bà bảo người nhà thả hết trâu lên rừng. Vì thế mà trở thành bầy trâu rừng) đang ăn cỏ ở sườn đồi. Ông liền cho nghĩa quân tổ chức vây bắt. Đàn trâu bị động chạy tuốt lên rừng chỉ còn hai con lọt xuống đìa, có một con cố vượt lên bờ, ông vội đuổi theo nắm được đuôi nó, nó lôi ông theo. Khi đến gần một cây to, ông liền ngoay đuôi nó vào thân cây và hai chân ông dang ra ngáng vào gốc cây chịu lại. Con trâu đang chạy ngon trớn bỗng bị khựng lại, nó quay đầu húc ông. Thừa cơ hội đó, ông nắm hai sừng lôi nó xuống đìa nhận nước. Lúc đó nghĩa quân tràn đến giết được cả hai con trâu.
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM