Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:22:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh Việt Nam là thế đó 1965 - 1973  (Đọc 123504 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #60 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 10:34:26 am »

Những sự chuẩn bị sau cùng

Sau cùng thì các khí tài đã được triển khai. Chỉ còn nhiệm vụ đặt các đường dây cáp điều khiển và các dây dẫn điện. Để bảo vệ những dây cáp ấy cần đào một đường rãnh nông, dài khoảng 10 mét. Chúng tôi đã dồn hết sức lực còn lại vào công việc này. Tôi nhìn thấy anh Lai ngồi xổm đào đất những nhát cuốc chim bổ vào đất thưa dần... Anh ấy giáng nhát cuối cùng và rồi tiếng cuốc chim lặng im. Mệt quá bị kiệt sức, đồng chí Lai đã thiếp đi cùng chiếc cuốc chim trong tay. Đồng chí Thành đưa anh Lai về nghỉ.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng đào xong đoạn rãnh đó và nối liền các đoạn dây cáp lại với nhau. Bệ phóng "sống động" trở lại. Chúng tôi đã điều chỉnh độ phẳng ngang, định hướng, đặt các góc nạp đạn và các góc giới hạn, tiến hành kiểm tra cục bộ và kiểm tra các tính năng của hệ thống điều khiển - mọi cái đều chuẩn. Chúng tôi chuyển những xe vận chuyển nhiên liệu TZM đến và nạp vào các bệ phóng. Lúc ấy kim đồng hồ chỉ 5 giờ 30 phút sáng. Tôi dùng điện thoại báo cáo với sĩ quan chỉ huy:

- Bệ phóng số 5 đã trong tư thế chiến đấu. Bệ phóng đã nạp tên lửa.

- Chấp nhận. Đồng chí hãy kiểm tra bệ phóng số 6. Hãy giúp họ nếu cần.

Tôi trượt xuống sườn núi có những cây đu đủ non mọc dầy để đến bệ phóng số 6. Ở đấy các chiến sĩ đang nạp tên lửa vào bệ phóng.

- Công việc của các đồng chí thế nào? - tôi hỏi đồng chí Akhunốp.

- Khó nhọc lắm, - đồng chí ấy đáp, - chúng tôi nạp quả đạn này lần thứ hai. Lần thứ nhất chúng tôi không quay được càng của chiếc xe chở nhiên liệu TZM. Quả tên lửa mắc kẹt vào thành vách dựng đứng. Đành phải chặt ngắn bớt khoảng 8 centimét ống dẫn của phần tiếp nhận áp lực không khí.

Sau khi thấy mọi việc ở bệ phóng số 6 đâu vào đấy rồi, tôi trở lại bệ phóng số 5 của mình. Chân bước xiêu vẹo vì mệt, lưng mỏi nhừ, các ngón tay cứng đờ. Trời đã sáng hẳn. Chúng tôi tiến hành kiểm tra cục bộ một lần nữa, điều chỉnh các góc nạp đạn. Đúng vào lúc ấy còi báo động vang lên: 

- Báo động chiến đấu!

Tôi nhìn đồng hồ. Kim đồng hồ chỉ đúng 6 giờ sáng.

Vòng đu quay trên trời

Chúng tôi nhanh chóng chuẩn bị các quả tên lửa trong tư thế sẵn sàng phóng và đi xuống phía dưới chân núi. Tôi báo cáo với người chỉ huy tiểu đoàn:

- Trung đội 3 đã ở trong hầm trú ẩn.

Mặc dù thật ra không có hầm trú ẩn nào cả.

- Chấp nhận. Có một tốp mục tiêu từ biển tiến về phía bắc. Khoảng cách là 240.

Tôi ước tính: khoảng 10 phút nữa các mục tiêu sẽ lọt vào tầm bắn, ít nhất thì cũng cần phải đào những hào ẩn nấp không sâu lắm. Ở chỗ này nền đất không có nhiều đá cứng như ở trên núi. Nhưng không có cuốc chim và xẻng thì không thể làm gì được.

Sau đó nửa giờ có lệnh "Báo yên": các mục tiêu không tiến vào tầm bắn và đã quay sang hướng đông, vòng qua chúng tôi ở phía trái. Sau đó khoảng 20 phút còi báo động lại vang lên. Cả lần này nữa máy bay cũng không bay vào tầm bắn. Trò đu quay trên trời như thế đã diễn ra cả ngày hôm ấy.

Còi báo động đã khiến chúng tôi phải 18 lần ngồi vào vị trí chiến đấu và chờ lệnh "Phóng". Mười tám lần thần kinh chúng tôi bị căng đến tột độ. Lần nào cũng vậy, thay vì lệnh "Phóng" lại vang lên lệnh "Báo yên": 1-2 phút trước khi bay vào tầm bắn các máy bay đã chuyển hẳn hướng bay, đi vòng qua trận địa chúng tôi ở phía bên phải hoặc phía bên trái.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #61 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 10:37:36 am »

Chúng tôi đoán rằng hồi đêm các phi công Mỹ, khi lượn vòng phía trên trận địa của chúng tôi, đã đánh dấu trận địa và bây giờ chúng đang thăm dò khu vực chúng tôi, và hy vọng rằng chúng tôi sẽ hết kiên nhẫn và sẽ tự làm lộ mình bằng hành động phóng tên lửa quá sớm .

Trong ngày hôm ấy chúng tôi đã ba lần ngồi vào ăn bữa trưa - cả ba lần bữa trưa bị gián đoạn bởi hồi còi báo động, và chúng tôi đã phải bỏ mọi thứ để lao đến các bệ phóng và các cabin điều khiển. Bữa trưa đã kết thúc ngay trên các bệ phóng và trong các cabin điều khiển.

Đến buổi chiều máy bay Mỹ ít xuất hiện hơn, hơn nữa chúng không bay đến gần hơn 70 km. Chúng tôi ăn tối yên ổn hơn ít nhiều. Chúng tôi đã chuẩn bị nghỉ đêm. Các khẩu đội Việt Nam dựng lều bạt cách không xa các hầm trú ẩn vừa được đào lúc ban ngày. Còn chúng tôi, nhằm mục đích phân tán thưa ra, đã dựng lều ở chỗ cao hơn một chút, ở phía bên kia dãy núi.

Hôm trước đó đài phát thanh dự báo có thể sẽ có mưa rào nhiệt đới và dông. Vì vậy chúng tôi phủ bạt thật chặt và kỹ lên bệ phóng có tên lửa trên đó. Chúng tôi đã thận trọng chống sẵn các cây sào để khi cần thì tháo dỡ vải bạt. Chúng tôi bố trí người trực gác, chúc nhau ngủ ngon, rồi đi nghỉ.

Trận đánh trong đêm

Tôi lập tức thiếp đi... Trong mơ tôi nghe thấy còi báo động và không thể hiểu được: đó là mơ hay thật sự là còi báo động? Bởi vì cả một ngày còi báo động đã "làm ù tai" rồi.

Tôi hiểu ra rằng đó không phải là mơ. Tôi chồm dậy và lay anh em dậy:

- Dậy ngay? Báo động số 1! 

Chúng tôi chộp lấy quần áo, mũ sắt, vừa chạy vừa mặc quần áo, nhanh chóng lao đến các bệ phóng. Trong bóng tối tôi lao nhanh qua các bụi cây thấp, chạy lên phía trên. Đây rồi, bệ phóng. Tôi mò mẫm tháo những chốt cài vải bạt. Tay làm việc như cái máy. Chỉ sau 15 giây đã mở xong tất cả các chốt cài. Phải tháo bạt che. Nhưng đồng chí Thành cùng khẩu đội ở đâu? Một mình tôi không thể tháo dỡ vải bạt che bệ phóng. Tôi chạy đến chỗ có lều của khẩu đội để gọi họ. Đây là nơi chúng tôi chia tay vào buổi tối hôm qua... Nhưng quỷ tha ma bắt? Chẳng thấy lều đâu cả! Cách đó không xa tôi nghe thấy tiếng xoong nồi loảng xoảng. Tôi chạy tới chỗ có tiếng động. Ở đấy là lán ngủ của các đầu bếp thuộc trung đội hậu cần của Việt Nam. Tôi chạy đến lán. Các anh nuôi đều có mặt tại chỗ. Tôi hỏi họ:

- Khẩu đội bệ phóng đâu? Lều của họ biến đi đâu rồi?

Các bạn Việt Nam ngơ ngác nhìn tôi. Sau khi hiểu rõ vấn đề họ đã chỉ tay về phía đồi cao:

- Họ ở đằng kia kìa 

Tôi chạy theo hướng đó. Được khoảng 40 mét tôi quả thật thấy có chiếc lều. Hóa ra, lúc chập tối, do sợ bị ngập nước, khẩu đội Việt Nam đã dời nó lên chỗ cao hơn và chưa kịp báo cho tôi biết. Trong cái lều bạt này chuông điện thoại réo rất to, còn chiếc lều thì cứ quay tứ tung bùng nhùng. Tôi hiểu ra, do bị ngái ngủ, các chiến sĩ ấy đã không biết làm cách nào để tìm thấy cửa ra trong đêm tối. Tôi giật mạnh cọc chốt lều ở một góc và vạch góc ấy lên. Anh em trong khẩu đội Việt Nam lần lượt chui ra qua lỗ hổng ấy.

- Chạy mau ra bệ phóng! - tôi hét lên - Chạy thanh lên phía trên!

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #62 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 10:39:14 am »

Chúng tôi dùng các cây sào tháo bỏ vải bạt và hất xuống đất. Hết sức nhanh. Mỗi người thao tác rất nhanh công đoạn chuẩn bị phóng của mình. Thời gian tính bằng giây

- Số 1 đã sẵn sàng!

- Số 2 đã sẵn sàng?

- Số 3 đã sẵn sàng! - các trắc thủ trong khẩu đội báo cáo dứt khoát.

Tôi kiểm tra vị trí của các bộ cảm biến, nối mạch những ổ cắm trên thân tên lửa OS-10. Tôi báo cáo về ca bin "X":

- Bệ phóng số 5 đã sẵn sàng chiến đấu!

- Chấp nhận. Tôi cho phép chuẩn bị phóng.

Trong ống nghe tôi nghe thấy rõ những câu trao đổi qua hệ thống liên lạc khuếch đại: 

- Góc phương vị 120, khoảng cách – 32, chuyển sang chế độ AX! (tự động theo dõi mục tiêu).

- Rõ. Chuyển sang chế độ AX!

Tôi hạ lênh:

- Khẩu đội vào hầm trú ẩn! 

Tôi vừa đặt ống nghe và đóng sập cửa khoang trên bệ phóng thì đã nghe thấy hiệu lệnh đưa vào tư thế "Đồng bộ", và bệ phóng cùng tên lửa bắt đầu điều chỉnh các góc đã định. Chúng tôi lao nhanh xuống phía dưới, vào các hầm trú ẩn. Tôi báo cáo qua điện thoại:

- Trung đội 3 đã ở trong hầm trú ẩn!

- Chấp nhận!

- Tiêu diệt tốp mục tiêu! Bằng một loạt 3 quả đạn, khoảng cách thời gian - 6'

- Bệ số 1 phóng! - tôi nghe thấy giọng khàn khàn của Thiếu tá Chỉ huy trưởng Prôxcuốcnin trong ống nghe khuếch đại.

- Rõ! Bệ số 1 phóng đạn? - viên sĩ quan điều khiển tên lửa báo cáo. Đó là Trung úy Carétnhicốp. 

Một tiếng nổ inh tai khiến chúng tôi phải nằm rạp xuống đất. Quả tên lửa như mũi tên chọc thủng bầu trời tối đen, bay vút lên và biến về hướng nam. Tiếp đó là bệ số 2, bệ số 3...

- Bắt được mục tiêu rồi?
- Đã dẫn đường được tên lửa! - các báo cáo của các trắc thủ thao tác và của viên sĩ quan điều khiển tên lửa vang lên qua hệ thống hên lạc khuếch đại âm thanh.

Từ phía trên, các mảnh đá rơi ồ ạt xuống chỗ chúng tôi. Những mảnh đá ấy do luồng khí đẩy của động cơ tên lửa hất tung lên cao mấy chục mét. Những cú đập vào lưng khá mạnh. May mà đã có mũ sắt bảo vệ đầu.

Các động cơ của tên lửa đã tách rời: của tên lửa số 1, số 2 và số 3. Có 3 chấm nhỏ màu đỏ - là các tên lửa - bay lên phía trên.

- Kích hoạt ngòi nổ vô tuyến "K3"!

Một ánh chớp sáng chói làm lóa mắt.

- Quả thứ nhất đã nổ! Mục tiêu đã bị tiêu diệt? - tôi nghe thấy giọng đầy xúc động của viên sĩ quan điều khiển tên lửa là Trung úy Cônxtantin Carétnhicốp.

- Quả thứ hai đã nổ! 

- Quả thứ ba đã nổ!

- Cả tốp mục tiêu đã bị tiêu diệt. Số tên lửa đã phóng - 3 quả.

Những chiếc máy bay nổ tan ra thành các mảnh bốc cháy, kéo theo một cột khói, vạch rõ đường rơi của chúng. Có đến nửa bầu trời rực lửa. Dần dần lửa được thay bằng một cột khói khổng lồ có mầu nâu trong ánh hồi quang lửa hồng. Đó là một bức tranh đầy ấn tượng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #63 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 10:39:57 am »

Trước những gì đã nhìn thấy, anh em chiến sĩ không thể nào trấn tĩnh lại được. Chúng tôi vui sướng bắt tay nhau. 

- Chúc mừng chiến thắng đầu tiên!

Nhưng thời gian là quý báu.

- Hãy về bệ phóng! - tôi phát lệnh, và chúng tôi lại lao lên phía trên.

Trong lúc tên lửa được phóng đi, luồng khí của hơi đốt đã làm bật tung một chân giá đỡ của bệ phóng và hất nó đi xa.

Chúng tôi tìm thấy nó ở cách đó 15 mét và đã nhanh chóng đặt nó vào chỗ cũ. Chiếc xe TZM kéo quả tên lửa mới mãi vẫn chưa thấy tới. Tôi chạy đến chỗ đỗ xe TZM ở phía dưới dốc núi.

Chiếc TZM vẫn đứng tại chỗ. Cửa buồng lái mở toang. Không thấy lái xe ở trong buồng lái.

- Quỷ quái thật! - tôi lầu bầu - phải tìm kiếm tài xế ở đâu bây giờ. 

Tôi ngồi vào buồng lái. Chìa khóa vẫn cắm trong ổ khoá. Tôi mở công tắc điện, đạp vào bàn đạp khởi động. Máy nổ. Tôi cài số 1, bóp còi, nhả bộ ly hợp. Lập tức, tài xế Hải hốt hoảng bò ra khỏi gầm xe. Anh ta tưởng những tiếng nổ khi tên lửa được phóng đi là những tiếng bom nổ. Thế là anh ta nấp vào "chỗ an toàn" ở bên dưới quả tên lửa. Tôi nhường chỗ cho anh ta trong buồng lái. Chúng tôi lùa chiếc TZM vào phía dưới các càng đỡ tên lửa. Chúng tôi quay chiếc rầm ngang. Lập tức phát hiện thấy rằng ống phụt hơi của động cơ đẩy tên lửa đã bị mắc vào thành dựng đứng của khung đỡ, sâu vào khoảng 50 milimét.

Trong đêm tối chúng tôi đưa chiếc xe TZM vào nơi cách bệ phóng quá xa. Không còn thời gian để đưa tên lửa lần thứ hai vào chỗ có bệ phóng. Chúng tôi cầm lấy xẻng, cuốc chim và vội vàng tạo một rãnh trên thành khung đỡ tên lửa, ở tầm cao chỗ động cơ đẩy tên lửa lọt qua được. Sau 3 phút mọi việc đã hoàn thành. Tôi ra lệnh cho khẩu đội:

- Nạp tên lửa vào bệ phóng! 

Chúng tôi nhanh chóng nạp tên lửa vào bệ phóng, gắn thân tên lửa vào bệ phóng. 

- Bệ phóng số 5 đã sẵn sàng - tôi báo cáo về ca bin "X".

- Chấp nhận. Tất cả ở yên vị trí của mình! - hiệu lệnh vang lên nhưng không cần phải phóng tên lửa nữa, vì không còn mục tiêu.

Cả 4 máy bay, bay thành một đội hình kín, ở độ cao 3 nghìn mét đã bị bắn hạ bởi 3 quả tên lửa. Sự kiện này xảy ra ngày 11-8-1965 vào lúc 23 giờ 50 phút, cạnh ngôi làng Gia Sơn, xã Xích Thổ, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Chờ đợi thêm nửa giờ, sĩ quan chỉ huy quyết định rời khỏi trận địa. Sau đó 40 phút tiểu đoàn chúng tôi đã hành quân và rút vào rừng. Đó là trận đầu và là chiến thắng đầu tiên của Tiểu đoàn 61 của chúng tôi mà sau này đã trở thành "Tiểu đoàn Anh hùng".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #64 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 10:41:25 am »

Sự cảm ơn của nông dân

Nhưng khi chúng tôi rời khỏi khu vực trận địa thì cũng như vào đêm trước, bà con các làng gần đó, bị đánh thức bởi những tiếng nổ to của trận đánh, đã kéo đến trận địa. Họ chúc mừng thắng lợi và nồng nhiệt cảm ơn chúng tôi:

- Xin cám ơn các đồng chí đã bắn rơi những chiếc máy bay đáng nguyền rủa. Chúng không cho chúng tôi được yên cả ngày lẫn đêm 

Có nhiều người đem quà đến: rất nhiều cam, chuối, mít. Chúng tôi rất cảm động trước sự quan tâm như vậy. Sau khi cảm ơn tất cả những người đã đến chúc mừng chiến thắng của chúng tôi và tặng quà, chúng tôi lên đường trở về. 

Những quả "tên lửa" bằng tre

Khi rời trận địa ra đi, chúng tôi thấy trận địa do chúng tôi để lại đã được thay thế bằng "tiểu đoàn tên lửa" được chở trên những chiếc xe đẩy của nông dân.

Thân các tên lửa ấy được làm bằng tre, bên ngoài bọc chiếu rơm. Với nước sơn bên ngoài là nước vôi, những chiếc tên lửa này trông như đang diễu binh và nếu nhìn từ trên cao xuống chúng không khác gì nhiều so với tên lửa thật sự.

Những "tên lửa" này được bố trí ở trận địa, được nối với nhau bằng một "hệ thống điều khiển" sao cho mô phỏng giống việc thực hiện lệnh "kích hoạt đồng bộ". “Hệ thống điều khiển" do một người khởi động. Người này ngồi sâu dưới hầm trú ẩn ở ngoài trận địa. Nếu sử dụng phương pháp ngụy trang khéo léo thì có cảm nhận hoàn toàn rằng đây là tổ hợp tên lửa phòng không đang hoạt động.

Nhân thể xin nói thêm, khi bị mảnh bom xuyên thủng, những "tên lửa" này không bị hư hại nghiêm trọng. Chỉ cần sửa chữa qua loa là "tên lửa" lại như mới.

Hành quân trở về thì nhanh hơn nhiều, vì chúng tôi di chuyển không chỉ về đêm, mà cả ban ngày mà không sợ bị phát hiện. Bọn Mỹ bị choáng váng trước sự mất tích đột ngột của 4 chiếc máy bay của chúng tại khu vực mà trước đó chúng vẫn bay ngang nhiên mà không bị trừng phạt.

Sau này các đồng chí Việt Nam cho chúng tôi biết rằng ngày hôm sau bọn Mỹ đã dùng máy bay trinh sát không người lái phát hiện ra trận địa giả của chúng tôi. Chúng quyết định tiêu diệt bằng được trận địa này và chúng đã phải trả giá bằng 3 chiếc máy bay nữa. Các chiến sĩ cao xạ việt Nam đã bắn rơi 3 chiếc máy bay ấy. Hồi ấy có 23 khẩu đội pháo cao xạ 37 ly, 57 ly và 100 ly cùng 3 khẩu đội súng máy phòng không loại 4 nòng - tổng cộng là 100 nòng pháo - bảo vệ trận địa của Tiểu đoàn 61 của chúng tôi. Những khẩu đội pháo ấy đã tạo thành lưới lửa dày đặc tiêu diệt máy bay. Đối với các phi công Mỹ thì đó là cái bẫy thực sự mà những "tên lửa" bằng tre là mồi nhử.

Một trong số phi công trên những chiếc máy bay bị bắn rơi đã kịp nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Trong cuộc hỏi cung, chính tên phi công này đã thổ lộ cảm nghĩ của y trong lần ném bom trận địa do chúng tôi để lại: 

- Có điều gì đó không thể hiểu nổi đã xảy ra. Tôi cứ nghĩ rằng mình bị rơi vào trạng thái ảo giác: tôi ném bom, nhìn thấy chúng nổ bên cạnh các bãi phóng tên lửa. Nhưng những tên lửa ấy như có phép lạ, đã không bị hề hấn gì, chúng chỉ nẩy lên một cách kỳ lạ. Tôi bổ nhào lần thứ hai - vẫn kết quả như vậy. Khi tôi vừa làm xong động tác bổ nhào và vụt lên thì bị pháo cao xạ bắn trúng. Tôi đã kịp nhảy dù. Khì chạm chân xuống đất, tôi liền bị các nông dân có vũ trang vây kín. Tôi chỉ còn biết giơ tay hàng.

Sau khi hiểu ra rằng đó là trận địa giả và không phát hiện thấy những tên lửa thật ở gần đó, bọn Mỹ cứ thắc mắc không rõ từ đâu bay ra những quả tên lửa đã tiêu diệt một lúc 4 chiếc máy bay của chúng vào đêm ngày 11 rạng ngày 12-8. Chúng không hề hoài nghi đó là những quả tên lửa thực, vì sự biến mất của những chiếc máy bay của chúng đã nói lên điều đó. 

Ba ngày sau đài phát thanh "Tiếng nói Hoa Kỳ" đã phát đi bản tin sau đây: "ở Bắc Việt Nam, người ta đã sử  dựng loại tên lửa "đất đối không" mới của Liên Xô. Loại tên lửa này có thể được phóng đi ở ngoại ô Hà Nội để bắn hạ những máy bay hoạt động ở khu vực sát Vĩ tuyến 17".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #65 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 10:42:33 am »

Chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau cuộc phục kích thắng lợi đầu tiên, tiểu đoàn của chúng tôi đã trở lại vùng ngoại ô Hà Nội và lại sẵn sàng trong tư thế trực chiến. Mấy ngày đầu máy bay Mỹ hoàn toàn không xuất hiện trên bầu trời. Sau đó bắt đầu xuất hiện các máy bay trinh sát không người lái. Chúng thường bị chúng tôi cố gắng bắn hạ chính xác, bởi vì chúng liên tục truyền thông tin về vùng chúng bay qua.

Vài ngày sau - ngày 26-8-1965 - Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Hồ Chí Minh đã đến thăm trận địa của chúng tôi. Người mặc bộ quần áo giản dị màu nâu sáng, chân đi dép không có bít tất. Sau khi xem xét khí tài và quan sát các thao tác chiến đấu của khẩu đội bệ phóng dưới sự điều khiển của thượng sĩ Đêlốp, Người đã chúc mừng thắng lợi đầu tiên của chúng tôi, cảm ơn sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Mỹ. Khi chia tay, Chủ tịch bắt tay từng người và phát biểu vài câu bằng tiếng Nga:

- Cảm ơn sự giúp đỡ hiệu quả của các đồng chí. Chúc các đồng chí dồi dào sức khoẻ và giành được những thắng lợi mới. Với 3 quả tên lửa mà các đồng chí đã bắn rơi 4 máy bay địch. Tôi mong các chiến sĩ cao xạ của Việt Nam hãy noi gương các đồng chí và hãy dùng 4 viên đạn để bắn rơi chí ít 1 máy bay Mỹ, - Chủ tịch kết thúc câu nói ấy với nụ cười trên môi. 

Dĩ nhiên, đấy là câu nói vui của Chủ tịch. Theo con số thống kê, trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, tính trung bình khoảng 800 viên đạn cao xạ mới bắn rơi được 1 máy bay.

Chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến trận địa của Tiểu đoàn 61 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 236 đã được các phóng viên nhiếp ảnh Việt Nam chụp ảnh và được các nhà quay phim Việt Nam ghi hình. Song, tôi không biết liệu có lưu giữ được những thước phim lịch sử ấy hay không.

Tình hình sau đó tiếp diễn như sau: bọn Mỹ tìm cách tiêu diệt các tiểu đoàn tên lửa, áp dụng mọi phương tiện kỹ thuật và những thủ đoạn chiến thuật. Còn chúng tôi thì tìm ra những mặt yếu của chúng và luôn luôn cơ động để thực hiện nhiệm vụ của mình. Không nghi ngờ gì nữa, đối với không quân Mỹ thì tên lửa Liên Xô đã trở thành kẻ thù số một, chúng đã bắt đầu thực sự săn lùng các bộ khí tài tên lửa. Để tồn tại, chúng tôi đã phải luôn luôn áp dụng chiến thuật phục kích, di chuyển trận địa sau mỗi trận đánh.

Về điều này tôi đã viết một bài thơ.

Những ký ức về Việt Nam
Năm 65 qua đã thật lâu rồi.
Thế giới đầy lo âu, không yên ắng.
Chúng tôi đi, những người con Xôviêt
Giữ bình yên cho mảnh đất hậu phương.

Trong những cánh rừng ẩm ướt Việt Nam
Ở cách xa quê hương Nga ngàn dặm,
Mũ rộng vành trên đầu che đạn giặc
Tôi nhớ về những bà mẹ yêu thương.

Chẳng dám thật lòng nói với mẹ đâu: 
Cớ sao phải làm lo âu các mẹ.
Phải hết sức mình đem ra bảo vệ.
Điều chúng tôi đã học cách hiểu ra.

Ở nơi đây toàn những cánh rừng già
Khác những cánh rừng nước Nga tôi nhớ.
Vẫn tràn qua rất nhiều cơn bão lửa
Cao ngút bầu trời những cột khói đen.

Tôi đi qua số phận trên đường đêm
Những bước ngoặt nguy nan đầy trước mặt.
Những ngọn núi đá, đầm lầy, rừng rậm,
Đường hành quân, phục kích, “Bắn!”, ngụy trang.

Tiểu đoàn tôi trận địa đã sẵn sàng.
Thúc giục tôi, buổi bình minh đang đến
Tôi và anh, nào có ai hay biết
Trận đánh diễn ra sau đấy mấy giờ. 

Nơi heo hút, "bãi phóng" đá mấp mô,
Nhát cuốc chim đào đường đi toé lửa. 
Giá tên lửa cũng đã chèn yên vị.
Tôi chợt thèm mươi lăm phút thảnh thơi.

Nóng triền miên như trong nhà tắm hơi
Độ ẩm kinh người càng thêm ngột ngạt.
Mồ hôi mặn chảy tràn qua khoé mắt
Làm héo khô rát bỏng những làn môi.

“Còi Báo động!". Lũ quạ đen lao đến
Hòng cắn sâu vào đất nước màu xanh.
“Báo cáo! Đã sẵn sàng chờ chúng tới!"'
Anh em tôi hơn chúng mấy giây nhanh.

Khẩu lệnh "Phóng!", thời gian như dồn nén.
Phá tan bầu không khí đang tĩnh yên
Trúng mục tiêu, tên lửa lao chính xác,
Lũ ném bom trong chốc lát tan tành.

Trong chiến đấu ta nhiều lần đã thắng
Nhưng không phải trong bất cứ trận nào.
Trên mảnh đất lửa bom đang rực cháy
Nằm lại nhiều những đồng chí thân thương.

Không phải ai cũng được trở về nhà
Để sum họp với người thân xa nhớ.
Mong sao chẳng bao giờ còn thấy nữa
Cảnh chiến tranh lửa khói ở Việt Nam.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #66 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 10:43:26 am »

Tên lửa "Sraicơ”

Chúng tôi hoạt động khá kết quả. Vì vậy, đối với các phi công Mỹ thì khi nhận lệnh ném bom lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chẳng khác nào lĩnh bản án tử hình. Đôi khi các phi công Mỹ nhảy dù ngay khi các hệ thống thiết bị trên máy bay của chúng phát hiện tên lửa phòng không đã được phóng đi.

Để yểm trợ các máy bay tiêm kích ném bom, bọn Mỹ đã sử dụng các máy tạo nhiễu, cả hình thức tạo nhiễu tích cực và nhiễu thụ động. Hình thức nhiễu tích cực là gây lóa mắt cho các pháo thủ vận hành máy theo dõi mục tiêu bằng tay, bằng cách làm cho các màn hình của các máy XNR hoàn toàn bị trắng xoá. Các tên lửa kiểu "Sraicơ" cũng là mối nguy hiểm lớn cho chúng tôi. Khi được phóng ra khỏi máy bay, những tên lửa này cứ theo sóng phát ra từ đài điều khiển tên lửa phòng không mà lao thẳng vào trạm phát sóng. Cách duy nhất để thoát hiểm là kịp thời tắt máy phát sóng của trạm. Các chiến sĩ vận hành có kinh nghiệm ở ca bin theo dõi mục tiêu bằng tay khi thấy “chớp loé" từ mục tiêu là họ xác định được thời điểm tên lửa "Sraicơ" được phóng khỏi máy bay địch. Thế là họ quay ăng ten về phía khác và lập tức tắt máy phát sóng của ra đa bám sát mục tiêu. Bằng cách này họ hướng các tên lửa "Sraicơ" bay chệch về hướng khác.

Đáng tiếc là không phải bao giờ cũng làm động tác ấy một cách thành công, đặc biệt là khì những người ngồi sau các cần điều khiển là những chiến sĩ Việt Nam chưa có đầy đủ kinh nghiệm.

Cuối tháng 10-1965 việc thành lập Trung đoàn tên lửa phòng không thứ ba của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành. Một bộ phận các chuyên gia quân sự Liên Xô trong tiểu đoàn tên lửa của chúng tôi đã được điều sang huấn luyện trung đoàn ấy, trong đó có cả khẩu đội bệ phóng của tôi.

Thật bịn rịn khi phải chia tay với các chàng trai Việt Nam trong Tiểu đoàn 61 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 236 - các anh Vinh, Thành, Sơn, Tiến và Lai. Nhưng chúng tôi đang được chờ đợi tại Trung tâm huấn luyện để huấn luyện cho Trung đoàn tên lửa phòng không 261.

Công tác huấn luyện Trung đoàn tên lửa phòng không thứ ba - Trung đoàn 261

Tại trung đoàn mới này, gần như mọi chuyện phải bắt đầu từ số không. Dĩ nhiên, kinh nghiệm hoạt động tại trung đoàn thứ nhất đã giúp rất nhiều, nhưng nảy sinh những khó khăn khác. Trước hết, đó là bệnh tật. Trung tâm huấn luyện sơ cấp của trung đoàn tên lửa phòng không thứ ba của Quân đội nhân dân Việt Nam đóng trong vùng rừng núi Trại Cau. Phụ trách Trung tâm huấn luyện này là đại tá C. V. Davátxki, chỉ huy của Trung đoàn 261 trong tương lai. Về phía Việt Nam, chỉ huy trung đoàn này là một sĩ quan trẻ, đã tốt nghiệp trường quân sự tại Liên Xô, Thiếu tá Nguyễn Văn Phiệt (Hryeh Bah Фhet)

Chúng tôi được bố trí trong một số căn nhà gạch một tầng nối liền nhau được xây trên đồi cao. Phía bên dưới, cách chỗ chúng tôi khoảng 300 mét, có con đường sắt chạy qua. Đằng sau con đường sắt ấy, cũng trên quả đồi, là một nhà máy cơ khí nhỏ. Cách chỗ ở của chúng tôi không xa, trên một số ngọn núi đá, là trận địa của những cụm súng máy phòng không và những khẩu đội cao xạ với các cỡ nòng khác nhau.

Cách nơi ở của chúng tôi 3 kilômét, người ta xây dựng một trận địa huấn luyện của Trung đoàn tên lửa thứ ba. Trận địa này được bố trí trong những khu rừng rậm trên sườn núi. Các bệ phóng tên lửa và các cabin điều khiển dẫn đường tên lửa thì bố trí dưới những tán lá các cây to. Cùng với các vật ngụy trang đáng tin cậy, những cây to ấy đã bảo vệ chúng tôi và các khí tài chống lại ánh nắng thiêu đốt.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #67 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2009, 10:44:51 am »

Các chiến sĩ khẩu đội bệ phóng thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 261

Theo quy định, quân số của Trung đoàn tên lửa thứ ba của Việt Nam được tuyển theo biên chế thời chiến, nghĩa là với những khẩu đội chiến đấu có số quân tăng gấp đôi. Trong các cabin điều khiển chật chội của tổ hợp tên lửa kiểu 6 “cabin điều khiển" XA-75, các khẩu đội, với quân số tăng gấp ba lần (cộng cả các chuyên gia Liên Xô) gồm các kỹ thuật viên và các trắc thủ vận hành, thì xét về thể chất, thật sự không thể ngồi được trong các cabin ấy, nhưng các chiến sĩ bệ phóng thì cảm thấy bình thường. Nhờ các khẩu đội đã tăng quân số lên gấp đôi, chúng tôi trên thực tế đã giảm được một nửa số thời gian phiên dịch.

Khẩu đội bệ phóng mà tôi có dịp thường xuyên huấn luyện có trình độ am hiểu kỹ thuật đôi phần kém hơn khẩu đội của Thành, nhưng tất cả những chàng trai ấy đều dày dạn. Giữa chúng tôi đã nhanh chóng có được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc.

Chỉ huy khẩu đội tên là Chiến, có tính nết phần nào giống tính nết của đồng chí Sơn - một người cũng rất chăm chỉ và cẩn trọng.

Trắc thủ số 1 - Tích là một chàng trai lực lưỡng, khoan thai, lúc đầu không mấy tự tin: anh ta không hiểu rõ lắm khi nghiên cứu các sơ đồ điện, nhưng trong thao tác chiến đấu anh ấy thuộc vào số những người đi đầu.

Trắc thủ số 2 - Nin là một chàng trai thành thị có tướng mạo trí thức. Trong những giây phút nghỉ ngơi anh ta thích bàn luận về văn chương, về âm nhạc. Anh rất yêu thích nhà văn Sêkhốp. Anh Nin mơ ước một lúc nào đó sẽ sang Mátxcơva để viếng mộ nhà văn Sêkhốp. Điều thú vị là người anh của Nin tên là Lê. Nếu ghép hai cái tên này lại với nhau thì sẽ có được tên Lênin. Để tỏ lòng tôn kính vị lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười, người cha - một đảng viên cộng sản lão thành đã đặt tên ấy cho hai người con.

Trắc thủ số 3, cậu Hòa là chàng trai trẻ nhất trong số tất cả các chiến sĩ. Cách đó không lâu anh ta vừa tròn 17 tuổi ảnh ấy có thân hình gầy, cao, nhanh nhẹn. Hòa được mọi người yêu quý. Như cách nói của người đời, cậu ấy nắm bắt được mọi cái rất nhanh. Nhưng cậu ấy xem như thế còn ít, nên cậu ấy đưa ra nhiều câu hỏi hơn tất cả những người khác, cố gắng đi sâu tìm hiểu cặn kẽ tài liệu nghiên cứu, dù đó là tài liệu về cơ khí hay là về các sơ đồ điện. Hòa rất thích học nói thạo tiếng Nga và anh ta tiến bộ rất nhanh trong chuyện này. Hòa phát âm rõ những từ tiếng Nga, gần như rất chuẩn.

Có lúc tôi lên lớp về thao tác chiến đấu mà không có phiên dịch, vì vẫn thiếu phiên dịch. Tôi phát tất cả mọi khẩu lệnh bằng tiếng Nga và lặp lại bằng tiếng Việt. Các khẩu đội Việt Nam hiểu rất tốt những khẩu lệnh ấy. Rồi họ cũng cố gắng báo cáo đáp lại bằng tiếng Nga khi thao tác những công đoạn ấy

Một thời gian sau, khi Đại úy Xirencô trở về Liên Xô thì tại Trung tâm huấn luyện của chúng tôi không có một sĩ quan nào thuộc khẩu đội bệ phóng. Một mình tôi đã phải lên lớp cho tất cả các sĩ quan Việt Nam thuộc các khẩu đội bệ phóng của Trung đoàn, giảng về cấu tạo của bệ phóng, về loại xe TZM, cấu tạo của tên lửa cũng như về các thông số kỹ thuật và chiến thuật của chúng.

Trong buổi lên lớp đầu tiên giảng bài cho các sĩ quan khẩu đội bệ phóng thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không 261, người phiên dịch đã giới thiệu về tôi như sau:

- Chỉ huy trung đội thuộc đại đội phóng tên lửa, trung sĩ Côlêxnhích Nicôlai.

Nhưng hình như trong buổi lên lớp thứ tư có một viên sĩ quan Việt Nam thuộc khẩu đội bệ phóng đã hỏi lại:

- Có thể đồng chí phiên dịch của chúng tôi đã nhầm khi giới thiệu đồng chí là trung sĩ. Chắc chắn đồng chí là sĩ quan, vì trên cầu vai của đồng chí có 2 ngôi sao như ở cầu vai quân hàm trung sĩ, chỉ có sự khác biệt là có vạch kim loại phía bên dưới, có đúng như vậy không ạ? - viên sĩ quan ấy bổ sung cho chính xác vì căn cứ vào các ký hiệu quân hàm của Việt Nam.

- Tại sao đồng chí nghĩ như vậy? - Tôi hỏi lại.

- Trung sĩ, ngay cả một trung sĩ Liên Xô, không thể hiểu rõ kỹ thuật và giải thích chi tiết và dễ hiểu đến như thế về cấu tạo kỹ thuật của khí tài, - anh ấy trả lời như vậy. 

Tôi cố thuyết phục anh ta rằng quả thật tôi là trung sĩ. Nhưng anh Xuân, phiên dịch viên đã không dịch lại đầy đủ câu trả lời của tôi, mà chỉ nói:

- Tôi đã "sửa lại sự nhầm lẫn" và đã thăng quân hàm trung úy cho đồng chí. Như thế sẽ chuẩn hơn và sẽ tốt hơn cho quá trình huấn luyện.

Tôi đành phải đồng ý với lý lẽ của người phiên dịch. Vậy là tôi đã trở thành "trung úy” trong con mắt các đồng chí người Việt Nam.

Trước khi nhập ngũ, ở tuổi 16 tôi đã tốt nghiệp trung học phổ thông (năm 1949 ở trường sơ cấp còn thiếu nhiều học sinh, cho nên theo đề nghị của tôi, người ta đã ghi tên tôi vào lớp 1 từ lúc tôi mới 6 tuổi). Về sau tôi tốt nghiệp trung học kỹ thuật và có hai năm làm thợ mắc đường dây điện trong các tổ thang máy của các mỏ than ở vùng Đônbát. Khi còn học trên ghế nhà trường tôi đã bắt đầu tham gia câu lạc bộ yêu thích vô tuyến điện: đã từng sửa chữa các máy thu thanh dùng đèn điện tủ, đã lắp ráp được những máy thu thanh bán dẫn, máy phát sóng ngắn, sửa chữa các máy thu hình. Do đó? tôi khá am hiểu kỹ thuật - bệ phóng, tên lửa và các hệ thống điều khiển tên lửa - hiểu một cách cặn kẽ. Thời gian 9 tháng huấn luyện tại trường đào tạo hạ sĩ quan thuộc binh chủng tên lửa phòng không tại Côxtêrêvô và nửa năm phục vụ tại tiểu đoàn hỏa lực của trung đoàn đã đảm bảo cho tôi có được trình độ đào tạo đầy đủ
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #68 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2009, 03:27:13 pm »

Hãy nhớ tới Ácsimét

Tôi còn nhớ, ngay khi mới bắt đầu đào tạo, khẩu đội của đồng chí Chiến đã xảy ra sự cố có thể gây thương tật nặng hoặc thậm chí gây tử vong cho một người nào đó.

Đó là những thao tác chiến đấu trong mục chuyển bệ phóng từ tư thế hành quân sang tư thế chiến đấu. Mọi chuyện diễn ra bình thường. Khẩu đội của đồng chí Chiến đang kết thúc việc hạ bệ phóng xuống đất và chuẩn bị đẩy khung lăn ra.

Có lẽ vì muốn chứng tỏ rằng khẩu đội của mình có khả năng thao tác độc lập, nên anh ấy đã phạm phải một sai lầm lớn. Chiến quyết định đẩy khung có bánh xe phía sau ra mà chưa đặt trụ đỡ chịu lực lớn thay vào đó. Không thể nào giữ được khung đỡ nếu không có trụ đỡ chịu lực - trọng tâm của khung đỡ ở phía cao hơn đường trục của các bánh xe, cho nên thế nào cũng sẽ xảy ra sự cố, khung đỡ tên lửa sẽ bị lật nhào. Khi lật nhào, cầu của khung đỡ sẽ đè bẹp tất cả những ai cố giữ lấy nó...

Tôi nhìn thấy cảnh tượng ấy và hiểu rằng sau một khoảnh khắc nữa có thể sẽ xảy ra sự cố không sửa chữa được tôi thét lên:

- Dừng lại? Phải giữ lấy cầu của khung đỡ? Không được cử động! -

Rồi tôi nhanh chóng đưa chiếc kích vào, rồi định vị khung đỡ có bánh xe. Sau đó tôi giải thích cho khẩu đội thấy hậu quả có thể xảy ra với "sáng kiến của họ". Trắc thủ số 3 Hòa đã bổ sung lời giải thích của tôi;

- Tôi đã nói rồi. Không có càng thì không thể tách khung đỡ ra được. Chiếc càng dài và nặng là cần thiết để dễ điều khiển và giữ được khung đỡ tên lửa. Đó là chiếc đòn bẩy để đỡ đấy. Hãy nhớ tới Ácsimét.

Trận oanh kích vào chủ nhật

Không lâu trước ngày Trung đoàn tên lửa phòng không 261 chiếm lĩnh trận địa chiến đấu, các máy bay cường kích của Mỹ đã dùng tên lửa "không đối đất" để bắn phá nơi đóng quân của chúng tôi ở khu Trại Cau.

Sự việc xảy ra vào buổi sáng của một ngày chủ nhật. Đúng lúc đó chúng tôi đang chuẩn bị lên xe để về Hà Nội. Đột nhiên trên ngọn núi đá gần đó khẩu đội pháo cao xạ 37 ly đã phát ra tiếng "ho khan"

- Khục ! Khục ! Khục ! Khục !

Hòa nhịp với những tiếng nổ ấy là những loạt đạn vội vã của các khẩu súng máy phòng không và những loạt pháo đều đều của các khẩu pháo cao xạ 57 ly. Có 2 chiếc F-105 sơn mầu xanh loang lổ vọt ra khỏi dãy núi đá phía bắc. Chúng bay ở tầm cao gần 200 mét hướng thẳng tới chúng tôi. Chúng tôi chạy tản ra chung quanh để tìm chỗ có thể ẩn nấp. Có 4 tiếng nổ mạnh của những quả tên lửa “không đối đất", gần như nổ cùng lúc, làm tung đất cách chỗ chúng tôi khoảng 120 mét. Đồng thời 2 loạt súng máy đã làm thủng các bức tường và mái ngói dãy nhà ở của chúng tôi. Mọi chuyện diễn ra chỉ trong vài giây. May thay, không ai bị hề hấn gì do những quả tên lửa ấy. Nhưng có hai anh không kịp nằm xuống nên đã bị thương nhẹ do những mảnh ngói văng vào. Song, điều đó cũng không cản trở chuyến đi được mong đợi từ lâu của họ về Hà Nội.

Trên đường đi, sau khi đã trấn tĩnh lại đôi chút, chúng tôi sôi nổi thảo luận về những chuyện vừa diễn ra và cười sặc sụa trước sự cố là đã có một người, vì quá hoảng sợ, đã nhảy ào xuống một cái hố nước, có người đã chui rất nhanh xuống gầm xe, suýt nữa đập trán vào trục các- đăng. Trục các đăng thì còn nguyên, nhưng trên trán tay "thợ lặn" ấy thì có một cái bướu to sưng vù.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #69 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2009, 03:28:33 pm »

Tự học

Vào chiều tối chúng tôi lần lượt đến nơi tự học. Các học viên Việt Nam ôn lại các tài liệu đã học, trên cơ sở sử dụng những bức tranh minh họa và các sơ đồ. Nếu họ có những câu hỏi thì chúng tôi lập tức giải thích về những gì còn chưa hiểu.

Buổi tự học tiếp tục đến 9 giờ tối. Sau một ngày anh em đều rất mệt và đến cuối buổi tự học thì họ ngủ gật. Đành phải cho giải lao và đôi khi động viên họ bằng các mẩu giai thoại hoặc kể vắn tắt về những trường hợp nực cười trong cuộc đời mình. Tất cả anh em lại tỉnh ngủ, đặc biệt là nếu trong câu chuyện kể có nói đến các cô gái hoặc về một sự cố nực cười nào đó.

Đến thời điểm ấy một bộ phận chuyên gia Liên Xô trong Trung tâm huấn luyện của chúng tôi đã trở về nước.

Ít lâu sau xe lửa đã chuyển khí tài đến. Chúng tôi tháo dỡ vào ban đêm. Tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô đã tham gia vào công việc tháo dỡ. Cần hoàn thành công việc này trước lúc trời sáng và phải kịp giấu khí tài vào các hầm trú ẩn.

Thời tiết lúc ấy tồi tệ khủng khiếp và lạnh một cách hiếm thấy: mưa lất phất kèm theo gió bấc, với nhiệt độ khoảng +10oC. Sau một giờ toàn bộ quần áo ướt sũng, nhưng công việc vẫn tiếp tục. Chúng tôi làm việc nhịp nhàng. Mặc dù có mưa và gió, nhưng quần áo của chúng tôi vẫn bốc hơi, người nóng lên do làm việc. 
Đến lúc.trời sáng mọi việc đã xong: tiểu đoàn di chuyển thành một đoàn dài gần 1 kilômét trong cuộc hành quân đầu tiên của mình.

Ngay trước lúc tiểu đoàn chúng tôi tới trận địa chiến đấu lại có thêm lực lượng bổ sung: đó là Đại úy Épghênhi Ivanôvích Bôgun, chỉ huy khẩu đội bệ phóng và viên trung úy trẻ (rất tiếc là tôi quên họ tên của người này) chỉ huy trung đội bệ phóng. Họ mới bay từ Liên Xô sang Việt Nam.

Trong nhũng ngày đầu tiên, do chưa nắm vững hoàn cảnh và những đặc điểm trong quan hệ ở nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô thuộc Trung đoàn chúng tôi, cho nên họ định thiết lập một trật tự thường thấy ở các đơn vị phòng không tĩnh tại đóng ở Liên Xô. Dĩ nhiên, tất cả các quân nhân phục vụ theo thời hạn nghĩa vụ quân sự đã kịch liệt phản đối, nhưng không xảy ra xung đột. Có đôi lần chúng tôi xếp hàng đi đến nhà ăn. Trong bữa trưa còi báo động đã rú lên:

- Báo động chiến đấu

Tất cả mọi người đã lập tức bỏ bát đũa, lao nhanh đến các bệ phóng và các ca bin điều khiển. Bữa trưa đã kéo dài thêm 40 phút. Khi quay trở lại nhà ăn chúng tôi cùng đi với nhau và sôi nổi thảo luận tình hình bầu trời. Tại Việt Nam chúng tôi không đi theo đội hình nữa.

Trong hoàn cảnh chiến đấu các tiêu chí và những sự đánh giá về kỷ luật quân đội, nhất là về tinh thần trách nhiệm và mức độ đoàn kết của đơn vị lại mang những sắc thái hoàn toàn khác, không có tính chất hình thức. Một đội quân hùng mạnh là nhờ ở tài điều binh của các vị chỉ huy và nhờ tinh thần dũng cảm, anh dũng và kiên cường của binh lính. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyên soái Giucốp đã nói rằng đối với một vị tướng thì lời khen ngợi cao nhất là khi binh sĩ nói về vị tướng ấy rằng: "... đó là vị tướng biết chiến đấu, là một người lính đích thực".

Khi làm chủ một thứ vũ khi tập thể như tổ hợp tên lửa phòng không X-75 thì mỗi người chúng tôi tuân theo nguyên tắc:

Mỗi người vì mọi người, và mọi người vì mỗi người". Mỗi người đều có vai trò quyết định thắng lợi như nhau. Nếu anh là một người đàn ông đích thực thì anh phải làm tất cả để không làm hại đến các đồng chí của mình.

“Mình có thể chết nhưng phải cứu người đồng chí" - đó không đơn giản là một câu nói. Bạn chiến đấu là những người bạn trung thành nhất và đáng tin cậy nhất.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM