Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:23:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điệp viên hoàn hảo  (Đọc 85986 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #80 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 08:56:49 pm »

Sau chiến tranh, tôi đã viết tất cả mọi điều tôi đã làm trong một bản tường trình để được tuyên dương công trạng mà tôi sắp được nhận. Tôi đã viết như vậy, nhưng sau đó họ lại yêu cầu tôi viết thêm. Họ muốn biết tất cả mọi mối quan hệ của tôi. Họ muốn tôi nói rõ tên tuổi của các bạn bè của tôi, những người tôi đã cùng làm việc trong toàn bộ những năm tháng đó. Tôi đã từ chối. Tôi đã từng có quá nhiều bạn bè, những người luôn tin cậy tôi. Tôi cũng không bao giờ tiết lộ nguồn tin của mình. Sau đó họ nghĩ tôi có một người đỡ đầu, có thể là trong mạng lưới tình báo của Tưởng Giới Thạch giống như bạn tôi Francis Cow - Trưởng trung tâm tình báo ở Đông Nam Á - người thường đến thăm nhà tôi. Nghề của Francis Cow là nhổ tận rễ những người Cộng sản ở Chợ Lớn. Ông ta thường chia sẻ các thông tin với tôi và cũng muốn tôi làm việc cho ông".

Hai trường hợp điển hình nhất để chứng tỏ Phạm Xuân Ẩn khách quan rõ ràng đối với hai nghề song song của ông, đồng thời đánh bại mọi lời buộc tội về thông tin thất thiệt có thể thấy rõ nhất trong các cuộc tấn công mang bí danh Lam Sơn 719 và Phục sinh 1972.

Ngày 8/2/1971, 20.000 quân của quân đội Sài Gòn vượt biên giới sang vùng cán xoong của Lào để đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh nhằm chặn đường tiếp tế vào miền Nam Việt Nam. Cuộc hành quân này mang bí danh "Lam Sơn 719". Lam Sơn là tên một làng quê nơi vua Lê Lợi được sinh ra. Hồi thế kỷ XV, vua Lê Lợi đã đánh bại sự xâm lược của nhà Minh. Mục tiêu trước mắt của cuộc hành quân Lam Sơn 719 là một thị trấn nhỏ của Lào mang tên Sêpôn, cách biên giới với Việt Nam khoảng 30 kilômét. Thị trấn này nằm kề Đường 9 và trên thực tế mọi nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh đều đi qua vùng này.

Phạm Xuân Ẩn chuyển tiếp sự phân tích dự báo về hành động ở Lào là không nổi bật. Ông nói với tôi: "Ai cũng hiểu biết về Lào từ trước, trừ những người phụ trách. Các mối quan hệ quân sự của tôi bao gồm cả một đại tá Quân đội Việt Nam Cộng hoà, lính dù, lực lượng đặc biệt. Tôi còn nhớ một hôm tôi gặp viên đại tá đó vừa ra khỏi Sài Gòn ít ngày. Nhìn mặt ông ta đen cháy, tôi đoán ông này vừa đi đâu về, bèn hỏi: "Cậu vừa đi câu cá ở Nam Lào về hả". Ông ta không trả lời chỉ cười, nên tôi hiểu đó là sự xác nhận. Tôi cảm thấy lo ngại bởi vì tôi biết điều gì đang chờ đợi tất cả họ. Tôi bảo với ông ta phải cẩn thận, rồi nhìn vào tấm bản đồ về sự hoạt động của Cộng sản. Tôi không thể phá hỏng các kế hoạch của phía bên kia, nhưng tôi muốn những người bạn của tôi phải cẩn thận".
 

Doug Pike chụp bức ảnh này gồm Blanche Cao, Myrna Pike đang dùng bữa trưa với Phạm Xuân Ẩn tại Thủ Đức cách Sài Gòn 15 km (ảnh được đăng với sự cho phép của Bộ phận Lưu trữ Việt Nam, Trường Đại học Texas Tech)

 

Phạm Xuân Ẩn đang đi đến tiệm cà phê Givral, năm 1973 (ảnh trong Bộ sưu tập cá nhân của Phạm Xuân Ẩn)
Một trong những điều tôi còn tiếc là lúc đó, tôi đã không hỏi Phạm Xuân Ẩn làm rõ về trận đánh này hoặc những căng thẳng trong con người ông khi biết những người bạn của mình đang bước vào một cái bẫy khủng khiếp. Đó là chiếc bẫy mà ông và những người khác góp phần tạo ra, nhưng ông lại không thể làm được gì khác ngoài câu nói "phải cẩn thận đấy". Tôi cứ tự hỏi liệu ngày đó Phạm Xuân Ẩn có những đêm mất ngủ không? Có cảm thấy ám ảnh về tinh thần trong cuộc đời mình hay không?
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:12:14 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #81 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 08:58:31 pm »

Việc vạch kế hoạch cho cuộc hành quân Lam Sơn 719 được bắt đầu từ tháng 11/1970. Khoảng tháng 1/1971 nhìn thấy được có sự gia tăng về các hoạt động quân sự nhằm chuẩn bị cho một hành động nào đó. Phạm Xuân Ẩn nhận được thông tin từ một trong số những nguồn tin của ông trong Quân đội Việt Nam Cộng hoà về việc lên kế hoạch cho một trận tấn công sắp diễn ra qua biên giới. Theo kế hoạch, trận tấn công này sẽ phải được bắt đầu trước mùa mưa nhằm làm gián đoạn việc sử dụng đường mòn Hồ Chí Minh trong một thời gian dài hơn nhiều so với sự gián đoạn bình thường của mùa mưa. Rechard Pyle và Horst Faas của Hãng tin Mỹ AP sau này đã viết: "Điệp viên của miền Bắc có mặt ở khắp nơi tại miền Nam. Từ những cô gái làm nghề dọn bàn trong tiệm rượu sau khi lính Mỹ nhậu nhẹt, đến những sĩ quan cao cấp của Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Họ có mặt cả trong giới báo chí Sài Gòn và, như sau này được biết, thậm chí ngay cả trong các sở chỉ huy tại Đà Nẵng của Quân đoàn Mắt thần - nơi vạch ra kế hoạch Lam Sơn 719 họ cũng có mặt".

Khi Phạm Xuân Ẩn đã chuẩn bị sẵn những báo cáo của mình để gửi đi, ông bước dọc một con phố đã hẹn trước trong lúc bà Nguyễn Thị Ba đang mang một khay đồ quần áo, trang sức. Bỗng bà đánh rơi, Phạm Xuân Ẩn dừng lại để giúp bà nhặt các đồ trang sức lên và chuyển cho bà tài liệu báo cáo. Cuối cùng, báo cáo này của Phạm Xuân Ẩn đã được chuyển tới Trung ương Cục Miền Nam. Lập tức, mọi công việc chuẩn bị đối phó với cuộc hành quân Lam Sơn 719 được tiến hành.

Những đánh giá riêng của Phạm Xuân Ẩn cho Shaplen về trận Lam Sơn được Shaplen đánh dấu chú giải bên lề phải tài liệu như sau: "Ẩn - cuộc xâm lược Lào được vạch ra từ trước… Cộng sản đã biết điều này có lẽ khoảng sáu tháng trước đó". Sau khi nêu "ba cuộc hành quân thăm dò, trong đó cuộc hành quân thăm dò cuối cùng diễn ra ngày 8/12, mất 200, phát bằng điện báo". Phạm Xuân Ẩn đã nói với Shaplen sự thực về việc tình báo Cộng sản đã biết trước. Trong cương vị của mình khi đánh giá về cuộc hành quân Lam Sơn 719, Đại tướng Cao Văn Viên và Trung tướng Đồng Văn Khuyên đã viết: "Đối phương đã không bất ngờ về trận Lam Sơn 719 và họ đã chuẩn bị đầy đủ để đối đầu với các lực lượng của chúng ta".

Trong trận này, quân đội Bắc Việt Nam mất hơn 20.000 quân, nhưng quân đội Sài Gòn trong lần ra quân lớn đầu tiên không có các cố vấn Mỹ và lính Mỹ, đã mất hơn một nửa lực lượng. Phía Mỹ mất 108 máy bay trực thăng cùng với 618 chiếc khác bị phá hỏng.

Phạm Xuân Ẩn lại có dịp để cung cấp đầy đủ thông tin nổi bật khác - phân tích về cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Shaplen, bắt đầu từ các chiến thuật của quân đội Sài Gòn và sự thất bại trong việc mở lối vào Đường 9. "Họ kết thúc bằng cách sử dụng chiến thuật nửa Pháp, nửa Mỹ, nhưng nghiêng về chiến thuật của Pháp hơn. Di chuyển quân từ từ bằng đường bộ tại lối ra. Lẽ ra, họ phải sử dụng xe tăng Abrams. Do đó, mà họ đã rơi vào giữa hai loại phương tiện". Phạm Xuân Ẩn đặc biệt phê phán lực lượng tình báo Quân đội Sài Gòn. Ông nói: "G-2 không tốt, chỉ phát hiện được xe tăng đối phương một giờ trước khi họ xuất hiện đông nghẹt". Shaplen đánh dấu và chú giải cho mình dễ nhớ như sau: "Ẩn tiếp tục nói rằng chúng ta sẽ sống sót bởi vì Đảng Cộng sản không dám tiêu diệt hết".

Cuộc hành quân Lam Sơn 719 là trận hoàn toàn do các lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hoà thực hiện, không có các cố vấn Mỹ đi cùng để quan sát các đồng minh Nam Việt Nam. Phạm Xuân Ẩn rõ ràng là đã không thể không nói với Shaplen một sự thật khác nữa: "Chừng nào còn có các cố vấn Mỹ đi cùng, thì khó mà nói dối. Còn bây giờ nói dối là quá dễ".
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #82 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:00:01 pm »

Phạm Xuân Ẩn cũng khách quan một cách công bằng khi nói về đợt Tổng tấn công của Cộng sản vào mùa xuân 1972, chỉ vài tháng sau cuộc hành quân Lam Sơn. Đợt tấn công này mở đầu vào ngày chủ nhật 30/3/1972 nhằm ngày lễ Phục sinh. Đây là trận đánh lớn nhất trong suốt thời kỳ Chiến tranh Việt Nam do quân đội Bắc Việt Nam tiến hành, kéo dài sáu tháng. Trận tổng công kích này được thiết kế tấn công bằng các lực lượng quân sự thông thường do các lực lượng vũ trang Bắc Việt Nam tiến hành, nhằm giáng một đòn trí mạng vào các lực lượng Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hy vọng sử dụng các làn sóng quân đội ào ạt tấn công chiếm giữ lãnh thổ, kể cả những thành phố lớn ở miền Nam Việt Nam như Huế, Đà Nẵng. Điều này giúp cho quân đội Bắc Việt Nam có nhiều lợi thế khi tấn công vào Sài Gòn.

Phạm Xuân Ẩn đã cung cấp cho Shaplen đánh giá chính xác về chiến lược của Cộng sản: "Giờ đây không có
quân Mỹ tham chiến cùng Quân đội Việt Nam Cộng hoà, tất nhiên là một sự thay đổi sống còn. Năm 1965, họ đã phải chuẩn bị để đánh nhau với 200.000 quân Mỹ và họ đã hình dung ra tình thế này, nhưng giờ đây… Tháng 5 và tháng 8/1968 được thiết kế để buộc chúng ta phải vào bàn đàm phán và ngừng ném bom. Thậm chí vì những lý do ngoại giao, họ đã phải chấp nhận hy sinh nhiều người, buộc chúng ta phải xuống thang. Về mặt chiến lược, họ thắng chúng ta, tuy nhiên, về sách lược họ thua, nhưng là thua xứng đáng… Mặt trận Tổ quốc đã phải tổ chức đánh giá lại. Đảng Cộng sản đã nhận ra rất nhanh. Mỹ đã tìm cách câu giờ cho Chính quyền Sài Gòn, nhưng chính việc thiếu sự lãnh đạo đã không cho phép Chính quyền Sài Gòn tận dựng được lợi thế của thời gian mang lại. Do đó, sự lãnh đạo chính trị, chứ không phải là các nhà lãnh đạo, vẫn còn là một vấn đề then chốt".

Nixon tin rằng Bắc Việt Nam đã tự cam kết với mình là mở chiến dịch "được ăn cả, ngã về không" trong năm 1972. Ngày 1/4, Richard Nixon ra lệnh ném bom miền Bắc Việt Nam trong phạm vi 40 km của khu phi quân sự. Ngày 14/4, Nixon ra lệnh đánh bom đến vĩ tuyến 20.

Hội nghị Paris bị ngừng. Tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Nixon nói: "Miền Bắc Việt Nam sắp phải bị ném bom với mức độ ác liệt chưa từng thấy". Điều diễn ra sau lời tuyên bố này của Richard Nixon là những trận tấn công bằng không quân thành công nhất trong thời gian chiến tranh, trong đó có một chiến dịch ném bom lớn nhất trong lịch sử thế giới mang tên "Cuộc hành quân Linebacker I". Mục tiêu không kích là các con đường, cầu cống, đường sắt, căn cứ đóng quân, nhà kho. Trong chiến dịch này, lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh không quân hiện đại, bom điều khiển độ chính xác bằng tia laser được đưa vào sử dụng. Các máy bay phản lực ném bom - chứ chưa phải là máy bay B-52 - không kích mở đường tạo sự hỗ trợ tầm gần cho bộ binh của quân đội Sài Gòn. Kết quả cuối cùng là quân đội Bắc Việt Nam bị mất 50.000 người và ước tính khoảng 225 xe tăng và trọng pháo bị phá huỷ.

Cuộc tổng tiến công lễ Phục sinh 1972, về mặt ngắn hạn, rõ ràng là một sự thất bại về quân sự của miền Bắc Việt Nam. Bằng việc dàn quân ra ba mặt trận và tấn công ào ạt trong nhiều đợt, quân đội miền Bắc Việt Nam bị căng ra quá mỏng. Thực tế đã chứng tỏ họ không có có đủ hoả lực để dội vào bất kỳ một điểm nào để giành được vùng lãnh thổ lớn. Vì nhịp độ nhanh của các cuộc tấn công thông thường, một số đơn vị của quân đội Bắc Việt Nam bị thương vong nhiều (một số tiểu đoàn bị rút quân số xuống còn 50 người). Điều này khiến cho họ chiến đấu kém hiệu quả trong thời gian gần hai năm. Tuy nhiên, các căn cứ địa phương quan trọng hơn của họ về mặt tiếp tế ở miền Nam Việt Nam vẫn còn tồn tại. Con số thương vong của Hà Nội trong các cuộc tấn công thông thường do họ tiến hành là đáng kể, mất hơn một nửa trong số 200.000 quân chiến đấu. Thực tế về những kết quả đáng thất vọng của cuộc tiến công mùa xuân đã buộc Hà Nội phải đi đến quyết định tìm kiếm một cách giải quyết thông qua thương lượng. Họ đã đánh giá sai Nixon và cho rằng giờ đây, dường như Richard Nixon đang tiến tới thắng lợi tái cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Phạm Xuân Ẩn không cố gắng đi sâu vào vấn đề này với Shaplen: "Quân đội miền Bắc Việt Nam đã đánh giá thấp sự kháng cự của Chính quyền Sài Gòn và sự giúp đỡ của Mỹ. Đảng Cộng sản đã bị đau, nhưng chưa đến mức bị tê liệt. Mặc dù bị thất bại nặng nề trong hai tháng qua, nhưng quyết tâm của họ vẫn không nao núng. Chiến dịch này sẽ được tiếp nối bằng các chiến dịch khác Đảng Cộng sản giờ đây đã hoàn toàn hồi phục về phong độ, cùng những đơn vị hồi năm 1966 nay được bổ sung quân cho đủ biên chế. Trong khi đó, chúng ta - Mỹ - chưa hề lấy lại được phong độ và không thể… rút ra bài học tại cuộc hành quân Lam Sơn. Họ nhìn thấy cơ hội khách quan mới xuất hiện để mở một cuộc tấn công mới. Đó là việc Quân đội Việt Nam Cộng hoà đang bị Việt Nam hoá ngẫu nhiên trùng hợp với thời kỳ bầu cử tổng thống ở Mỹ, mà trong cuộc bầu cử này, tất cả không thể đoán trước được điều gì. Đó là lý do tại sao họ chấp nhận rủi ro mở đợt tấn công… Nixon dai dẳng không chịu thương lượng. Chúng ta đã thổi vấn đề lên quá nhiều, coi đó là một sự xâm lược, kêu gọi dư luận thế giới chống lại sự xâm lược của Cộng sản. Nhưng trên thực tế, tất cả những gì chúng ta làm chỉ khiến cho nhân dân Mỹ hoảng sợ và dồn Nixon đến chân tường mà thôi".

Khi Phạm Xuân Ẩn nói với Shaplen về các cuộc hành quân Lam Sơn và lễ Phục sinh cũng là lúc ông được tặng thưởng ba Huân chương Chiến công. Sự nổi tiếng của Phạm Xuân Ẩn với tư cách một nhà báo là vấn đề không cần bàn cãi. David De Voss nhớ lại: "Tôi gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu tiên vào năm 1972 khi tôi mới 24 tuổi, đến miền Nam Việt Nam với tư cách phóng viên chiến trường của Tạp chí Time. Ngày đó, ông Phạm Xuân Ẩn đã là người huyền thoại nổi tiếng với biệt danh "Tướng Givral" đặt theo tên của tiệm cà phê Givral, nơi ông vẫn thường ghé thăm. Mặc dù ngày ấy điều gì và người nào cũng đáng nghi ngờ, nhưng riêng với ông Phạm Xuân Ẩn thì mọi người lại rất tin cậy ông". Vỏ bọc của Phạm Xuân Ẩn là không thể nào đâm thủng được và trong suốt hơn một thập kỷ, mạng lưới tình báo cụm H.63 của Phạm Xuân Ẩn đã bảo vệ ông cùng những tài liệu của ông. Nhưng một sứ mạng cuối cùng của ông vẫn còn ở phía trước, đó là đánh bại chế độ Sài Gòn.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #83 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:09:08 pm »

Chương 6
Những vai trò mập mờ: tháng 4/1975
[/b]

Tôi sẽ mở căng mắt nhìn họ và nói: "Được rồi, các ông muốn làm gì tôi? Tôi là con địa chủ miền Nam".
Phạm Xuân Ẩn nói với Robert Shaplen, tháng 4/1975
Lúc mười giờ rưỡi sáng ngày 5/2/1975, tức ngày 25/12 âm lịch, một chiếc máy bay Antonov AN-24 cất cánh từ sân bay quân sự Gia Lâm, Hà Nội, đi Đồng Hới - một cảng cá nằm cách Hà Nội gần 500 km về phía nam. Trên máy bay có Đại tướng bốn sao Văn Tiến Dũng, người đã từng làm việc bên cạnh một Đại tướng bốn sao khác lừng danh hơn của miền Bắc Việt Nam là Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Tướng Văn Tiến Dũng từng làm Tham mưu trưởng từ năm 1958. Ở tuổi 56, ông trở thành uỷ viên Bộ Chính trị trẻ tuổi nhất. Để phục vụ cho tướng Văn Tiến Dũng lên đường, một kế hoạch cực kỳ bí mật nhằm đánh lừa đối phương được áp dụng: Người lái xe cho Đại tướng Văn Tiến Dũng vẫn hàng ngày hai lần đúng giờ lái chiếc xe Volga do Nga sản xuất từ nhà tướng Dũng đến Tổng hành dinh quân đội rồi lại từ Tổng hành dinh quân đội về nhà. Những người linh được chỉ thị tiếp tục chơi bóng chuyền hàng ngày trước nhà Đại tướng Văn Tiến Dũng. Báo chí ở Hà Nội vẫn đưa tin các hoạt động của Đại tướng Văn Tiến Dũng quanh thành phố trong nhiều tuần sau, khi ông đã ra khỏi Hà Nội. Thậm chí tướng Dũng còn tự mình ký trước vào những gói quà Tết để có thể chuyển bằng đường bưu điện tới người nhận trong thời gian ông đi vắng. Ông còn ký trước những bức điện chúc mừng ngày kỷ niệm của lực lượng vũ trang các nước Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức trong tháng 2, và Mông Cổ trong tháng 3/1975, để những bức điện đó được chuyển đi đúng ngày. Các bí danh tạo ra để ký dưới các bức điện được mã hoá trao đổi giữa Tướng Văn Tiến Dũng và Tướng Võ Nguyên Giáp là "Tuấn" cho Văn Tiến Dũng còn "Chiến" cho Võ Nguyên Giáp.

Tại Đồng Hới, Đại tướng Văn Tiến Dũng được thiếu tướng Đồng Sĩ Nguyên mang xe của chỉ huy Sư đoàn 559 ra đón. Sau đó, tướng Văn Tiến Dũng được chở đến bờ sông Bến Hải để xuống một chiếc xuồng máy. Khoảng cuối buổi chiều hôm đó dưới trời lạnh khác thường, họ đã tới sở chỉ huy của lực lượng 559 ở phía tây Gio Linh.

Đại tướng Văn Tiến Dũng tập trung phổ biến các chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thành lập bộ tư lệnh mới cho Chiến dịch 275 nhằm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trước đó gần hai tháng, các tình báo viên ở Sài Gòn đã báo cáo tất cả mọi chi tiết về một cuộc họp được tổ chức tại Dinh Độc lập giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với những tư lệnh các lực lượng vũ trang của ông ta cùng tư lệnh các vùng quân sự. Chẳng ai trong phòng họp đó biết rằng ông Văn Tiến Dũng có một đặc tình đang dự họp cùng bàn về các mục đích chiến tranh năm 1975 của Cộng sản. Chỉ trong vòng hai tuần, toàn bộ những nội dung được đề cập tại cuộc họp chiến lược đó đã được chuyển đến tướng Văn Tiến Dũng. Nhờ vậy, ông Văn Tiến Dũng biết được những tư duy chiến lược của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và của các chỉ huy trưởng quân sự dưới quyền ông ta nhằm đối phó lại điều mà họ tin rằng, đó là kế hoạch chiến tranh của tướng Văn Tiến Dũng. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tin rằng, do trong các năm 1968 và 1972 đã bị thương vong nặng nề, nên giờ đây các lực lượng Bắc Việt Nam chỉ còn có năng lực tấn công vào các thị trấn nhỏ lẻ. Do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiên liệu sự tấn công của đối phương sẽ nhằm vào Đồng bằng sông Cửu Long và Cao nguyên Trung phần, nên ông quyết định không củng cố cho Tây Nguyên. Phạm Xuân Ẩn nói: "Tôi có nhiều nguồn tin tốt từ cuộc họp đó và họ đã nói cho tôi biết về đánh giá của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Có ít nhất hai người dự cuộc họp đó đã cung cấp đầy đủ mọi nội dung cho tôi và tôi lập tức viết báo cáo".

Vì những việc làm của Phạm Xuân Ẩn trong giai đoạn này, đặc biệt nhất là những đóng góp của ông ngay trước khi bước vào Chiến dịch 275, ông được tặng tấm Huân chương Chiến công cuối cùng. Ông Ba Minh, người giám sát trực tiếp của ông Phạm Xuân Ẩn trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh nói: "Tôi không biết thời gian trước đó ông Hai Trung đã làm những gì. Nhưng trong thời gian tôi làm chỉ huy trưởng mạng lưới tình báo này, Hai Trung luôn tìm cách lấy được tất cả các tài liệu của Mỹ về tầm quan trọng chiến lược hàng năm".
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:18:57 pm gửi bởi hoacuc » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #84 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:20:17 pm »

Tháng 10/1974, Quân uỷ Trung ương đã có cuộc họp với Bộ Chính trị ở Hà Nội để thảo luận về việc liệu cuộc chiến tranh đã đến giai đoạn cuối cùng hay chưa?

Theo Đại tướng Văn Tiến Dũng thì vấn đề mấu chốt là "một khi các cuộc tấn công qui mô lớn của chúng ta đẩy Quân đội Sài Gòn đến nguy cơ sụp đổ, liệu Mỹ có thể đưa quân trở lại miền Nam Việt Nam hay không?". Các đại biểu tham dự cuộc họp liên tịch này đã thảo luận về vụ Watergate, về việc từ chức của Tổng thống Richard Nixon, và về việc Quốc hội Mỹ cắt giảm chi phí cho chiến tranh. Tại hội nghị này, kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu đã được duyệt. Kế hoạch đó được gọi là "Cuộc tổng tiến công 1975 mở rộng, qui mô lớn tại Tây Nguyên".

Đầu tháng 11, Bộ chính trị triệu tập tất cả những nhà lãnh đạo Đảng và chỉ huy trưởng các mặt trận ở miền Nam ra Hà Nội để đánh giá kế hoạch chiến lược cho cuộc Tổng tấn công năm 1975. Một trong số những nhà lãnh đạo từ miền Nam thực hiện chuyến đi ra miền Bắc khi đó là Tướng Trần Văn Trà. Ông Trần Văn Trà từng di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh trong năm 1959 từ miền Bắc vào miền Nam. Ngày đó con đường mòn này còn sơ khai và được gọi với cái tên là đường 559. Chuyến đi từ Bắc vào Nam của ông ngày đó phải mất bốn tháng mới đến nơi nhưng lần này ông từ Nam ra Bắc chỉ mất mười ngày. Ngày 13/11/1974, ông Trần Văn Trà ngồi trên ghế trước của chiếc xe GAZ 69 do Nga sản xuất, ngoái cổ lại nhìn ông Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, người cấp cao nhất của Cộng sản ở miền Nam. Chiếc GAZ 69 rẽ sang đường 18 đoạn tại Lộc Ninh, nơi đóng chỉ huy sở của Quân khu B-2, vốn được coi là thủ đô của Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Khi đã đi cách Sài Gòn gần 100 kilômét, chiếc xe quay đầu nhằm thẳng hướng Bắc tiến trên đường 18 giữa ban ngày. Suốt dọc đường đi, ông Trần Văn Trà chỉ hơi sợ một chút về việc, có thể bị một vài đơn vị nhỏ đã suy yếu của quân đội Việt Nam Cộng hoà được giao nhiệm vụ ở lại trông giữ kho đạn và xăng dầu tấn công. Chưa đầy một giờ sau, ông Trần Văn Trà và những người cùng đi đã vượt biên giới sang Campuchia, nhằm hướng tây bắc, đi theo bờ sông Mê Kông đến gần Kratie thì dừng lại để đi bằng xuồng máy. Khi đến Nam Lào, họ lại đổi sang đi bằng xe tô tiếp tục chạy trên đường mòn Hồ Chí Minh. Tới Đông Hà, họ nhằm hướng bắc thẳng tiến để hoàn thành nốt chặng cuối cùng của hành trình ra Hà Nội.

Hội nghị kéo dài hai mươi hai ngày, từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975. Đây là cơ hội để Tướng Trần Văn Trà thanh minh vì ông đã phải trả giá đắt cho kế hoạch năm 1968 của mình để đạt được sự nổi dậy đồng loạt dịp Tết Mậu Thân. Do còn những thiếu sót ông Trần Văn Trà đã lỡ cơ hội vào Bộ Chính trị "nhưng là uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thượng tướng, Tư lệnh các lực lượng quân đội Cộng sản vùng đồng bằng - tức là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại hội nghị, ông đã trình bày các kế hoạch mới cho miền Nam".

Những người tham dự hội nghị đã có quan điểm rất khác nhau về chiến lược và thời gian biểu mà Tướng Trần Văn Trà trình bày. Một số uỷ viên Bộ chính trị vẫn còn lo ngại về việc Mỹ sẽ phản ứng như thế nào đối với một cuộc tổng tấn công mới. Họ đã từng đánh giá quá thấp Nixon hồi tháng 4 và tháng 12/1972. Ký ức về những trận đánh Linebaker lại hiện lên trước mắt họ. Bùi Tín, người sau này tham gia tiếp nhận đầu hàng của Chính quyền Sài Gòn ngày 30/4/1975, mô tả các đợt đánh bom năm 1972 "giống như một trận bão khiến cây đổ hàng loạt, ánh chớp bom đạn đã biến đêm thành ngày". Nhưng vào lúc này, Nixon không còn là ông chủ trong Nhà Trắng nữa. Vụ Watergate đã phá tan giấc mơ làm tổng thống nhiệm kỳ hai của ông ta. Trước đó, Nixon đã từng nhiều lần cam kết riêng với Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi đồng minh của Mỹ, khi đồng minh gặp phải tình huống bị tấn công giống như kiểu cuộc tấn công đang được vạch ra đây. Phạm Xuân Ẩn nói với Shaplen: "Có lẽ vụ Watergate đã không cho phép Mỹ tổ chức một cuộc ném bom khác - để thực sự huỷ diệt miền Bắc Việt Nam". Shaplen coi nhận định này của Phạm Xuân Ẩn mang một ý rất quan trọng nên đã đánh dấu chú giải "PT PT" sau lời nhận định của ông Ẩn.

Các trận không kích Linebacker còn được coi là một thông điệp cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Cộng sản sẽ phải chịu sự trừng phạt không khoan nhượng như vậy, nếu họ vi phạm bất cứ điều khoản nào của Hiệp định Paris. Nguyễn Văn Thiệu từng coi bản Hiệp định Paris là một bản hoà ước tự sát nhưng vì cần phải chặn đứng những sự phá rối của phe đối lập, nên ông đã đồng ý ký vào. Nguyễn Văn Thiệu từng được bóng gió cho biết rằng Henry Kissinger dự định sẽ ký một hiệp định vào tháng 1/1973. Sự lựa chọn của Nguyễn Văn Thiệu là chấp nhận. Ông ta đành phải chấp nhận trước lời hứa của Nixon rằng Mỹ sẽ đưa máy bay B-52 tới ném bom ngay từ khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên Cộng sản vi phạm. Nếu không chấp nhận, Thiệu sẽ phải đứng trước tình trạng quân đội không được hỗ trợ gì.

Dựa vào những lời đảm bảo riêng của Nixon rằng miền Nam Việt Nam sẽ không bao giờ bị bỏ rơi, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bớt nghiêm khắc hơn với những lực lượng đối lập với mình. Người Mỹ chuẩn bị rút khỏi Việt Nam. Các điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 bao gồm cả việc đình chiến và việc rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam. Mỹ phải ngừng tất cả các hoạt động không quân, hải quân chống miền Bắc Việt Nam và phải tháo dỡ hoặc làm vô hiệu hoá vĩnh viễn toàn bộ số mìn và thuỷ lôi mà họ đã thả xuống các sông, biển ở miền Bắc Việt Nam. Trong vòng 60 ngày sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tất cả các lực lượng Mỹ và các lực lượng đồng minh của Mỹ phải rút khỏi Việt Nam. Hoa Kỳ bị cấm không được cung cấp hoặc đưa trở lại Việt Nam những vật liệu chiến tranh và bị buộc phải tháo dỡ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam. Các lực lượng vũ trang của hai bên Việt Nam được duy trì tại chỗ, nhưng sự ngừng bắn cấm việc đưa quân đội, cố vấn quân sự, nhân viên quân sự, kể cả các nhân viên kỹ thuật quân sự, vũ khí, đạn dược và các vật liệu chiến tranh vào miền Nam Việt Nam. Cả hai bên được phép theo định kỳ thay thế, bổ sung những vật liệu đã bị phá huỷ, hư hỏng, hoặc dùng hết trên cơ sở một đổi một dưới sự giám sát và kiểm soát quốc tế.

Hoa Kỳ và miền Bắc Việt Nam hứa tôn trọng nguyên tắc tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, bao gồm cả việc tổ chức bầu cử tự do, dân chủ, dưới sự giám sát của quốc tế. Để thực hiện được điều này, một Hội đồng Hoà giải và Hoà hợp dân tộc được lập ra và Hoa Kỳ bị cấm can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #85 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:23:24 pm »

Miền Bắc Việt Nam hoan nghênh Hiệp định Paris như là một thắng lợi lớn. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, cả chương trình phát đối nội lẫn chương trình đối ngoại đều đã dành mấy ngày liền để đọc đi đọc lại toàn văn nội dung nguyên gốc bản Hiệp định Paris. Tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ công bố Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ được kéo lên trên khắp mọi miền đất nước trong tám ngày, tính từ phút đầu tiên cuộc ngừng bắn có hiệu lực rơi vào ngày 28/1 cho đến ngày 4/2. Trong suốt ba ngày đêm liên tục, các đường phố Hà Nội đông nghẹt người đổ ra đường để ăn mừng sự kiện chỉ còn 60 ngày nữa sẽ không còn quân đội nước ngoài nào trên đất nước Việt Nam và các căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam sẽ phải bị tháo dỡ.

Trong khi đó, tại miền Nam không hề có niềm vui và sự tổ chức ăn mừng nào. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các cộng sự của ông ta biết rõ rằng ông Lê Đức Thọ đã thắng trong cuộc chiến ngoại giao. Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã thương lượng một Hiệp định chẳng đại diện cho cái gì khác ngoài một văn bản lễ tân ngoại giao về sự không can dự của Mỹ. Nhiều người, trong đó có cả trợ lý John Negroponte, đều thấy rõ rằng Ngoại trưởng Kissinger làm như vậy chẳng khác nào "cầu nguyện cho chính quyền Thiệu ở miền Nam Việt Nam nhanh chết".

Vào thời kỳ thực hiện Hiệp định, Hà Nội chưa có kế hoạch nào cho việc mở các cuộc tấn công vào miền Nam trong thời gian gần. Miền Bắc cũng cần có thời gian để phục hồi và chấn chỉnh nhân lực các cấp. Các tài liệu lưu hành nội bộ của Đảng cho thấy năm 1973 miền Bắc đã nghĩ đến việc mở lại chiến dịch tấn công qui mô lớn sau năm 1976, nhưng một số sự kiện chính trị nội bộ nước Mỹ đã ngăn cản việc thực hiện các kế hoạch này.

Chất lượng và sự khách quan trong đánh giá của Phạm Xuân Ẩn về các nguồn tin Chính phủ Việt Nam Cộng hoà được thể hiện rõ trong sự phân tích của ông về Hiệp định Paris 1973. Các mối quan hệ nguồn tin của Phạm Xuân Ẩn làm việc trong Chính phủ của Nguyễn Văn Thiệu, trong Quốc hội, và trong Quân đội Việt Nam Cộng hoà tốt đến mức, những điều mà Phạm Xuân Ẩn nói với Shaplen khiến người ta có cảm giác như chính ông có mặt tại các cuộc họp diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12/1972. Vài tuần trước khi Hiệp định Paris được ký kết, Phạm Xuân Ẩn đã nói với Shaplen: "Thiệu sẽ nhận được lời hứa từ Nixon về việc dùng máy bay B-52 để dội bom một cái Tết mới… trong trường hợp có cuộc tổng tấn công lớn của Cộng sản, Nguyễn Văn Thiệu sẽ cần đến máy bay B-52… ông Thiệu cần Mỹ viện trợ kinh tế, đảm bảo về chính trị và máy bay B-52. Viện trợ trong ba năm được vạch ra". Từ ngày 24 đến ngày 26/1/1973, tức là một ngày trước khi ký kết Hiệp định Paris, Shaplen đã viết bài nói rằng: "Người ta có một cảm nhận rằng chúng ta sẽ không cắt viện trợ - không thể làm điều đó trước dư luận thế giới về tái thiết. Nhưng chúng ta có thể cắt cổ Thiệu".

Phạm Xuân Ẩn đưa ra những sự phân tích tinh tế về tình hình chính trị trước năm 1973. "Ông Ẩn nói không có bất đồng giữa miền Bắc Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời về việc tiếp tục chiến tranh. Chỉ đơn giản là có hai khả năng. Thứ nhất, ký được Hiệp định Paris. Thứ hai, nếu không ký được Hiệp định Paris thì chiến tranh tiếp tục diễn ra suốt năm 1973. Hiệp định càng được ký sớm càng tốt. Các tài liệu trong tháng 1 của Chính phủ Cách mạng Lâm thời mà Phạm Xuân Ẩn đọc được đều nói như vậy. Nhấn mạnh thắng lợi. Mỹ đã đồng ý ra đi… sau đó nguỵ sẽ nhào… những điều mà từ năm 1966 họ đòi thì nay họ đã có - quyền được tham gia vào chính phủ… Do vậy, giờ đây Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã có điều mà họ muốn. Có thể họ sẽ thúc đẩy trong 60 ngày hoặc là thúc đẩy để cho Thiệu bị lật đổ".

Phạm Xuân Ẩn cũng chia sẻ với Shaplen những suy nghĩ của ông về chiến lược của Cộng sản sau Hiệp định Paris: "Họ sẽ cố gắng làm bạn với Mỹ - một cuộc tổng tấn công ngoại giao - và sau đó, sẽ gạt bỏ Thiệu. Tấn công Thiệu trên cả ba mặt trận chính trị, kinh tế ngoại giao. Có thể chỉ kéo dài vài năm nếu không bị khiêu khích bởi Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Do vậy, đường lối bây giờ là bám chặt Hiệp định. Giờ đây họ đã có tư cách hợp pháp và sẽ không muốn hoặc khao khát quá mức mà dẫn đến vi phạm Hiệp định. Do vậy, lại một nữa nhấn mạnh vấn đề nông thôn và cần thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thông qua hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhiều thành phố sau này sẽ rơi vào tay họ - trong khi đó, đưa người về nông thôn - trong mùa mưa - và giữ họ ở đó".

Phạm Xuân Ẩn nói với Shaplen quan điểm của Cộng sản là "thực hiện toàn bộ Hiệp định là điều họ muốn, không còn nghi ngờ gì nữa… Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hoà chủ trương đi chậm lại. Họ muốn giữ nguyên trạng hoặc là tổ chức tổng tuyển cử theo điều kiện của họ mà Đảng Cộng sản không thể nào chấp nhận được. Thái độ của họ là Bắc Việt Nam và Mỹ đẩy họ đến tình trạng mọi chuyện đã rồi, một nền hoà bình độc ác, do vậy họ muốn giữ nguyên trạng càng lâu càng tốt và để tăng cường vị trí của họ… Nhưng cũng còn nhiều vấn đề nội bộ ở đây và đó là một lý do khác mà chúng ta không thể thương lượng. Các vấn đề kinh tế, chính trị, và quân sự tham nhũng, vấn đề xã hội phải được giải quyết ổn thoả trước khi chúng ta có thể đề cập đến bên khác".
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #86 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:25:01 pm »

Có lẽ một khía cạnh của Hiệp định Paris khiến Thiệu đau đớn nhất là ngừng bắn tại chỗ, cho phép quân đội miền Bắc vẫn được ở miền Nam. Tháng 10, Henry Kissinger đi thăm Campuchia rồi trở lại Sài Gòn. Ông ta đi thẳng tới thăm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đúng lúc Tổng thống Việt Nam Cộng hoà đang trong trạng thái rất căng thẳng và đầy xúc động. Nguyễn Văn Thiệu nói với Kissinger: "Giờ các ông đã công nhận sự có mặt của quân đội Bắc Việt Nam ở đây. Nhân dân Việt Nam cho rằng chúng tôi đã bị Hoa Kỳ bán đứng. Bắc Việt Nam đã thắng trong cuộc chiến tranh".

Làm sao Nguyễn Văn Thiệu có thể chấp nhận sự có mặt của từ 200.000 đến 300.000 quân đội Bắc Việt Nam. "Nếu chúng tôi chấp nhận những điều nêu trong Hiệp định, chúng tôi sẽ tự sát". Chỉ lên tấm bản đồ treo trên tường, Nguyễn Văn Thiệu nói: "Mất một nước nhỏ như miền Nam Việt Nam thì có hề gì với Mỹ đâu? Đối với các ông, chúng tôi chỉ lớn hơn một dấu chấm trên bản đồ thế giới. Nếu các ông muốn từ bỏ cuộc chiến tranh, chúng tôi sẽ chiến đấu một mình cho đến khi nào chúng tôi hết sức, và đến lúc đó chúng tôi sẽ chết… Đối với chúng tôi, sự lựa chọn là giữa sống và chết. Đặt bút ký vào bản Hiệp định không khác nào một sự đầu hàng, là chấp nhận một bản án tử hình, bởi vì cuộc sống mà không có tự do là chết. Không, nó còn tồi tệ hơn cả cái chết!".

Bằng một hành động làm cho vấn đề còn tồi tệ hơn, Henry Kissinger để lại cho nhà lãnh đạo Campuchia Lon Nol ấn tượng về một điều không có thật rằng Hiệp định đã được ký kết và Nguyễn Văn Thiệu đã chấp nhận bản Hiệp định. Lon Nol vốn sôi nổi và bồng bột liền mở sâm banh ăn mừng: "Cuối cùng thì hoà bình cũng đã đến. Chúng ta phải uống để mừng cho điều đó và cho Tiến sĩ Henry Kissinger vì sứ mạng của ông". Lại một lần nữa các mối quan hệ nguồn tin của Phạm Xuân Ẩn tỏ ra là tốt nhất Sài Gòn. Ông nói với Shaplen và được Shaplen ghi lại trong sổ tay: "Ẩn nói rằng Nguyễn Văn Thiệu đã gửi một lá thư. Còn nói với Henry Kissinger: Nếu chúng tôi chết bây giờ hoặc sáu tháng sau, thì cũng chẳng có gì là khác nhau. Cũng nói Alexander Hai đã không tán thành, như thế tốt hơn… Thiệu sẽ chống lại Hiệp định Paris, vận động và đòi Hà Nội phải ký với ông ta. Henry Kissinger đã nói dối Lon Nol".

Phạm Xuân Ẩn đã gửi báo cáo ra Hà Nội về tất cả những sự bất đồng giữa Henry Kissinger và Nguyễn Văn Thiệu. Sau này, Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng đó là lý do vì sao phóng viên Arnaud de Borchgrave của Tạp chí Newsweek được mời ra Hà Nội để có cuộc phỏng vấn độc quyền với Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Trên thực tế, Arnaud de Borchgrave không xin phỏng vấn nhưng Hà Nội nhìn thấy một cơ hội làm bối rối Henry Kissinger trong con mắt của những người thuộc chính quyền Sài Gòn. Ngày 23/10, Tạp chí Newsweek đăng bài phỏng vấn, dẫn lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng, bản Hiệp định Paris đã thoả thuận xong. Lễ ký kết dự định được tổ chức tại Paris vào ngày 31/10. Hà Nội cũng cho phát toàn văn bản dự thảo Hiệp định Paris, mặc dù nó vẫn còn đang được thảo luận giữa Ngoại trưởng Henry Kissinger và Cố vấn Lê Đức Thọ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề cập một "sự liên minh tạm thời" và nói rằng các sự kiện đã di nhanh hơn ông Nguyễn Văn Thiệu. Cuộc phỏng vấn với Thủ tướng Phạm Văn Đồng là nhằm đưa ra công luận, đặc biệt là dư luận ở Mỹ, một sự đã rồi. Hơn nữa, cuộc phỏng vấn này còn chứng tỏ ý đồ xấu xa của Richard Nixon và Henry Kissinger trong quá trình tìm kiếm hoà bình: Ngoài ra, cuộc phỏng vấn này còn để chứng tỏ cho Liên Xô và Trung Quốc biết rằng Hà Nội đang thực lòng muốn tìm kiếm một hiệp định với Hoa Kỳ và như vậy thì xứng đáng được tiếp tục nhận viện trợ từ hai nước này. Đại sứ Nguyễn Xuân Phong, Bộ trưởng trong Chính phủ Việt Nam Cộng hoà từ năm 1965-1975 nhớ lại: "Theo ý kiến tôi, đó mới là thành tích lớn nhất của ông Phạm Xuân Ẩn".

Henry Kissinger bị buộc phải về Washington để tổ chức một cuộc họp báo với tư cách một người tham gia đàm phán Hiệp định Paris về Việt Nam. "Thưa quí bà, quí ông, hiện nay chúng ta đã nghe nói từ cả hai miền Việt Nam và trên thực tế cuộc chiến tranh từng tồn tại hơn mười năm, giờ đây đang đi đến hồi kết. Và đây là sự trải nghiệm đáng buồn cho tất cả các bên tham gia. Tổng thống cho rằng, có lẽ sẽ là hữu ích nếu tôi đến đây để nói với các quí vị về những điều gì chúng ta đang làm, hiện nay chúng ta đang đứng ở đâu và để làm rõ một số lời đồn đại khác nhau và những lời buộc tội… Chúng tôi tin rằng hoà bình đang ở trong tầm tay".

Phạm Xuân Ẩn cả quyết rằng về mặt cá nhân ông cảm thấy rất hài lòng khi giúp Hà Nội làm cho Henry Kissinger bối rối chẳng khác nào việc mỗi lần ông viết được tin bài hay và đúng cho Tạp chí Time. Trưởng đại diện Tạp chí Time, Stanley Cloud tán thành. Phạm Xuân Ẩn nói với Cloud rằng một số nguồn tin cho biết, đã có một bước đột phá trong cuộc đàm phán ở Paris, nhưng hoà bình vẫn chưa ở trong tầm tay. Phạm Xuân Ẩn đảm bảo tính chính xác từ một nguồn tin của mình, mặc dù trên thực tế ông có ba nguồn tin bao gồm các mối quan hệ của ông trong cơ quan tình báo Pháp, CIO, và Cộng sản. Sau này tôi có dịp trao đổi với Stanley Cloud, được ông ta khẳng định rằng những thông tin mà Phạm Xuân Ẩn cung cấp cho Tạp chí Time đều chính xác. Stanley Cloud thậm chí điện thoại cả cho Henry Kissinger để khẳng định điều ông Phạm Xuân Ẩn nói. Ông Cloud nhớ lại: "Phạm Xuân Ẩn luôn nói với tôi rằng chưa hề có kế hoạch hoà bình, mọi chuyện vẫn còn chưa rõ ràng, chưa có gì được giải quyết cả. Tôi rất tự hào về những điều ông ấy đã làm cho Tạp chí Time trong bài viết này và nhiều bài khác nữa". Phạm Xuân Ẩn cho rằng một trong những lý do Arnaud de Borchgrave nêu sự buộc tội trong bài viết của mình là vì ông ta là đặc tình của trung tâm gieo rắc thông tin thất thiệt, đặc biệt là về cuộc hành quân hồi tháng 10/1972. Phạm Xuân Ẩn nói với tôi nhiều lần rằng "chúng tôi đã có bài giật gân hay hơn bài của Arnaud de Borchgrave nhiều và ông ta biết rõ điều đó".
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #87 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:27:21 pm »

Ngày 9/8/1974, Tổng thống Richard Nixon phải từ chức. Sự kiện này khiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu choáng váng. Nixon từ chức có nghĩa là mọi lời đảm bảo và cam kết của ông ta sẽ không thể thực hiện được. Như vậy, người bảo lãnh cho Thiệu đã ra đi, mặc dù ngày 10/8, Tổng thống mới của Hoa Kỳ Gerald R. Ford viết rằng: "Những cam kết hiện tại mà Hoa Kỳ đã đưa ra trước đây mà còn giá trị, thì chính quyền của tôi sẽ hoàn toàn tôn trọng". Nhưng một làn sóng thuỷ triều đang dâng lên làm thay đổi chính trị nước Mỹ. Tháng 11/1974, trong cuộc bầu cử Quốc hội, phe Dân chủ thắng lớn giành được ba mươi tư ghế Hạ viện và ba ghế Thượng viện. Kết quả này giúp cho Đảng Dân chủ được hưởng quyền đa số khổng lồ với tỷ lệ 291 - 144 tại Hạ viện và 61 - 39 tại Thượng viện. Người Mỹ đã sẵn sàng từ bỏ Việt Nam và chôn vùi toàn bộ một chương nhớp nhúa bẩn thỉu của lịch sử.

Tất cả những nhân tố này góp phần giải thích tại sao tướng Trần Văn Trà và các chỉ huy trưởng những đơn vị ở miền Nam phải có mặt tại Hà Nội và tại sao Đại tướng Văn Tiến Dũng lại phải nhanh chóng vào miền Nam. Khi phát biểu tại hội nghị, tướng Trần Văn Trà đưa ra ví dụ về một trận thắng lợi lớn của Cộng sản ở tỉnh Phước Long chỉ cách Sài Gòn khoảng 180 kilômet. Tướng Trần Văn Trà nghĩ ra kế hoạch tổ chức trận đánh này là để thử phản ứng của Mỹ. Trong Bộ Chính trị có nhiều người không tán thành với kế hoạch này của tướng Trần Văn Trà, nhưng riêng nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam Lê Duẩn thì lại ủng hộ và phê duyệt kế hoạch trận đánh. Ông Lê Duẩn chỉ cảnh báo người chỉ huy trưởng quân sự cao nhất ở miền Nam là "cứ tiếp tục tấn công… nhưng phải chắc thắng".
Phước Long là tỉnh tương đối cô lập, nên là mục tiêu tấn công dễ dàng cho Quân đoàn 301 của Quân đội miền Bắc Việt Nam. Quân đoàn này bao gồm Sư đoàn 7 Quân đội Bắc Việt Nam từng được thử thách nhiều trong chiến tranh, một tiểu đoàn xe tăng T-54 do Liên Xô cung cấp, một Lữ đoàn trọng pháo, một lữ đoàn pháo phòng không, các đơn vị lính công binh địa phương và bộ binh, cùng Sư đoàn 3 Quân đội Bắc Việt Nam mới được thành lập. Trận đánh mở màn ngày 13/12/1974. Thị xã Phước Long bị thất thủ gần như ngay từ đầu đã khiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại Sài Gòn với các tướng lĩnh của ông ta. Một vấn đề đặt ra ngay tại cuộc họp này là có nên tăng viện cho Phước Long hay không?

Đại tướng Văn Tiến Dũng viết: "Tin quân ta đã chiếm được hoàn toàn thị xã Phước Long đến giữa lúc chúng tôi đang họp. Mọi người phấn khởi đứng cả dậy bắt tay nhau chúc mừng thắng lợi… Điều này có ý nghĩa lớn thể hiện rõ năng lực chiến đấu của quân đội ta và sự yếu kém của quân đội địch. Một chương sử mới đã mở ra". Ngày 7/1/1975 toàn bộ tỉnh Phước Long đã hoàn toàn do Cộng sản kiểm soát. Quân đội Việt Nam Cộng hoà và lực lượng đặc biệt đã chiến đấu tốt, nhưng họ đã gặp phải vô vàn điều bất lợi. Trong trận tấn công của Cộng sản được vạch kế hoạch rất khéo này, phía Quân đội Việt Nam Cộng hoà chỉ còn 850 người sống sót trong tổng số 5.400 quân tham chiến. Dân số của tỉnh Phước Long khoảng 30.000 người nhưng chỉ có 3.000 thường dân chạy khỏi địa phương. Các quan chức tỉnh, thôn ấp bị tiêu diệt. Đại tá Harry Summers đã nói ngắn gọn về trận Phước Long trong vài lời như sau: "Trận đánh nhỏ ít được biết đến ở Phước Long là một trong những trận đánh mang tính chất quyết định nhất, vì nó đánh dấu việc Mỹ từ bỏ đồng minh cũ của mình… trước sự vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris này - và nó được thiết kế một cách có tính toán kỹ lưỡng để vi phạm một cách trắng trợn như vậy rõ ràng là nhằm thăm dò thái độ của Mỹ - Tổng thống Gerald Ford giới hạn một cách nhu nhược sự phản ứng của mình chỉ trong một công hàm ngoại giao. Miền Bắc Việt Nam đã được bật đèn xanh cho việc chinh phục miền Nam Việt Nam". Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng sau trận Phước Long, có một lần duy nhất cấp trên còn nghi ngờ đánh giá của ông về tình hình. Hà Nội nhận được các tin tình báo nói rằng tàu sân bay USS Enterpnse của Mỹ và các lực lượng hộ tống đã rời Philippines tiến gần tới Việt Nam và sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Okinawa đã được đặt trong tình trạng báo động. Có một số hoạt động tại căn cứ hải quân Mỹ ở Vịnh Subic (Philippines), có thể là dấu hiệu người Mỹ quay trở lại. Phạm Xuân Ẩn sau này nói: "Tôi đã nói rằng người Mỹ sẽ không đánh đâu. Mặc dù người Mỹ có một vài hành động, nhưng đó là những hành động trống rỗng. Tôi đã báo cáo với Hà Nội rằng người Mỹ sẽ không bao giờ trở lại nữa, thế nhưng vẫn có những hoài nghi. Hà Nội lại cho thử một trận đánh nữa ở Ban Mê Thuột để xem người Mỹ có can thiệp hay không. Chỉ đến khi đó, Hà Nội mới tin điều tôi đã nói là đúng. Tôi gửi cho cấp trên của mình những báo cáo về việc hiện nay các tướng lĩnh của Nguyễn Văn Thiệu đang suy nghĩ đến những điều gì. Sau đó, tôi lên gặp và nói chuyện với Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột. Ông Tỉnh trưởng này chỉ có thể nói rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từ chối bảo vệ cho tỉnh của ông. Vị Tỉnh trưởng Ban Mê Thuột đang mất hết nhuệ khí vì biết rằng mọi chuyện đang đến hồi kết, người Mỹ đã ra đi. Khi đó, tôi biết họ đã kết thúc rồi. Tổng thống Thiệu khi đó nghĩ rằng, cứ để mất một tỉnh đi để rồi xem Mỹ sẽ phản ứng thế nào. Nhưng tôi đã hiểu rằng tính khí người Mỹ giờ đã mệt mỏi về chiến tranh. Máy bay ném bom B-52 sẽ không trở lại".

Vào thời gian này, nhà báo Australia Denis Warner chạy đến tìm gặp Phạm Xuân Ẩn tại phòng giải lao của Khách sạn Continental. Warner vừa đi miền Trung Việt Nam về. Trong chuyến đi này, Warner trực tiếp được thấy hiệu quả từ chương trình cắt giảm viện trợ quân sự của Mỹ. Quân đội Việt Nam Cộng hoà thiếu đạn dược, xăng dầu, và tiền lương. Tinh thần đã suy sụp. Các đơn vị pháo binh buộc phải sử dụng đạn một cách hạn chế, ngặt nghèo và để tiết kiệm xăng dầu, các máy bay trực thăng cũng hạn chế cất cánh và chỉ được bay khi phải vận chuyển y tế.

Phạm Xuân Ẩn hỏi Warner: "Cậu thấy tình hình ở miền Trung thế nào?".
"Tôi đã nói với ông ấy là tôi nghĩ rằng, miền Trung Việt Nam mặc dù có năm sư đoàn của Quân đội Việt Nam Cộng hoà đóng quân ở đó, nhưng vẫn có thể bị chọc thủng nếu miền Bắc tấn công".
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #88 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:29:01 pm »

Mười tám năm sau, Phạm Xuân Ẩn và Warner hồi tưởng lại cuộc nói chuyện hôm đó của họ. Phạm Xuân Ẩn nói: "Tôi vừa gửi một chuyến thư cho Trung ương Cục miền Nam xong thì gặp ông. Trong chuyến thư đó có một thông điệp nói rằng, tôi nghĩ vẫn còn quá sớm để mở một cuộc tổng tấn công qui mô lớn và rằng cuộc tổng tấn công như vậy nên để chậm lại vào cuối năm". Khi tôi hỏi Phạm Xuân Ẩn rằng, vậy ông đã làm gì sau khi gặp được Warner, ông cho biết: "Tôi luôn nghĩ Warner khi đó đang làm việc cho tình báo Australia. Do vậy mà tôi tin ở báo cáo của Warner và vì thế mà tôi đã gửi ngay một báo cáo mới cho Trung ương Cục miền Nam dựa vào đánh giá của Warner. Sau này, tôi đã cám ơn Warner vì thực tế chứng tỏ những thông tin ông ấy nói với tôi là rất giá trị".

Phạm Xuân Ẩn được thưởng Huân chương chiến công vì đã có bản báo cáo về Phước Long đề ngày 30/11/1974. Các sách lịch sử Việt Nam so sánh những đóng góp của Phạm Xuân Ẩn trong giai đoạn này ngang với báo cáo nổi tiếng của trùm tình báo Liên xô Richard Sorge, trong đó ông Sorge khẳng định rằng "Nhật Bản sẽ không mở mặt trận phía đông". Nhờ báo cáo này của Richard Sorge mà Liên Xô đã yên tâm chuyển các lực lượng quân sự của mình sang phía tây để chặn đứng cuộc tiến quân của quân đội Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Phạm Xuân Ẩn cũng lấy được bản báo cáo bí mật "Nghiên cứu Chiến lược" trong đó nói rằng Quân đội Việt Nam Cộng hoà đang trong tình trạng cả tinh thần lẫn vật chất đều thấp và rằng máy bay B-52 của Mỹ sẽ không trở lại. Tác giả của bản báo cáo mật này chính là tướng Nguyễn Xuân Triển, Giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược quân đội đã xác định Ban Mê Thuột là điểm mong manh dễ chọc thủng nhất trong hệ thống phòng thủ của Việt Nam Cộng hoà.

Phạm Xuân Ẩn rất hay chỉ trích Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bằng chứng rõ nhất về điều này có thể tìm thấy trong sổ tay ghi chép của Shaplen, tại đó ông Ẩn so sánh sự lãnh đạo của Tổng thống Thiệu như một con khỉ làm xiếc nghiện thuốc phiện. Sổ ghi chép của Shaplen: "Ẩn: Thiệu, chúng ta đã dựng ông ta lên như vậy, và nếu chúng ta để ông ta tự đi, ông ta sẽ chết chìm. Nhiều người Hoa và người Sài Gòn nuôi khỉ, cho khỉ ăn thuốc phiện, thức ăn ngon, dạy làm trò, đội mũ lên đầu, xiếc. Nhưng khi chủ gánh xiếc quay mặt đi chỉ trong ba phút, chú khỉ sẽ trở lại bản năng gốc của nó, lại bốc phân ăn ngay, giống như Nguyễn Văn Thiệu vậy. Vì thế, nếu chúng ta chỉ cần chậm trễ hỗ trợ trong năm phút, Quân đội Việt Nam Cộng hoà sẽ bị nuốt chửng ngay. Chúng ta đã tạo ra một bầu khí hậu con khỉ ở đây". Phạm Xuân Ẩn giải thích cho Shaplen rằng sự khủng hoảng lãnh đạo ở Sài Gòn là kết quả trực tiếp của việc Hoa Kỳ chẳng làm gì để đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới ở miền Nam Việt Nam. "Máu và đô la đã đổ vào đây, nhưng thử hỏi chúng ta đã làm được gì cho người Việt Nam và cho Sài Gòn? Hầu hết mọi người Mỹ đều chỉ tiếp xúc với những con khỉ và chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ rút đi. Chúng ta chỉ biết có những con khỉ. Khi chúng ta tới đây, chúng ta đã sử dụng những người Việt Nam do Pháp đào tạo và một đám đông quan lại và rồi chúng ta biến họ thành những viên tướng mới, đô la, v.v, và những con khỉ không biết sử dụng những thứ đó như thế nào. Đám người Việt đó chẳng có học thuyết, người Mỹ cũng chẳng có học thuyết gì cả. Chúng ta xây dựng nên những toà nhà trường học, nhưng không có giáo viên. Chúng ta xây dựng đường bộ và mở những con kênh, nhưng đám người Việt đó không biết sử dụng nó. Chưa bao giờ có sự huấn luyện lãnh đạo thực sự". Phạm Xuân Ẩn dự đoán rằng một khi Hoa Kỳ rút đi, Chính quyền Sài Gòn sẽ chỉ còn là "một cái xác khô".

Sau khi Phước Long thất thủ, Đại tướng Văn Tiến Dũng và các đồng sự của ông theo dõi mọi phản ứng từ phía Mỹ, nhưng chẳng thấy gì. Tướng Trần Văn Trà nhớ lại lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó đã nói: "Mỹ đã rút quân phù hợp với Hiệp định Paris - một hiệp định mà Mỹ coi là một sự thắng lợi sau khi đã chịu nhiều thất bại và không tìm được lối ra. Giờ đây Mỹ không còn có thể lại can thiệp bằng cách đưa quân vào miền Nam Việt Nam được nữa. Mỹ có thể hỗ trợ Chính quyền Sài Gòn bằng không quân, hải quân, nhưng điều đó không thể quyết định được vấn đề thắng, bại". Tướng Trần Văn Trà cười và nói rằng: "Nói cho vui vậy thôi. Tôi nói thật nhé, bây giờ có cho kẹo người Mỹ cũng không dám trở lại nữa".
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #89 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2007, 09:31:12 pm »

Nghị quyết kết thúc hội nghị ở Hà Nội nhận định: "Chưa bao giờ chúng ta có được các điều kiện chính trị và quân sự thuận lợi như vậy, cũng như chưa bao giờ chúng ta có được lợi thế chiến lược to lớn như hiện nay: Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc…".

Đại tướng Văn Tiến Dũng tạm dừng chân ở Ban Mê Thuột vào đêm giao thừa Tết năm Ất Mão 1975. Ông vui Tết cổ truyền cùng với những người lính của mình tại chỉ huy sở Sư đoàn 470. Bữa sáng có bánh chưng và thịt. Chặng cuối cùng trong hành trình đã đưa Đại tướng Văn Tiến Dũng đến một thung lũng đầy sương mù, và cây rừng rậm rạp ở phía tây Ban Mê Thuột.
Tại đây, ông đặt đại bản doanh cho chiến dịch sắp tới "Chúng tôi ở trong khu rừng rậm gần với rừng cây khộp, một loại cây vào mùa khô lá rụng rơi dầy dưới mặt đất giống như một tấm thảm vàng. Mục tiêu tấn công là thành phố Ban Mê Thuột - thủ phủ tỉnh Đắk Lắk. "Đây là một thành phố cao nguyên có phong cảnh đẹp nhất. Nơi đây có người dân tộc Ba Na, Ê Đê mặc trang phục thêu sặc sỡ đi bộ trên các đường phố. Nơi đây vẫn còn lâu đài đi săn đổ nát của cựu hoàng Bảo Đại, gợi lại những ngày thanh bình khi vua Bảo Đại và các đại thần tới đây săn bắn lợn lòi, hươu, hổ ở những quả núi xung quanh".

Trong những tuần tiếp theo, Đại tướng Văn Tiến Dũng dành để thảo luận về việc phối hợp và kết thúc các kế hoạch tác chiến. Trong những năm qua, tướng Văn Tiến Dũng đã trở thành nhân vật chủ yếu trong việc đổi mới quân đội miền Bắc Việt Nam thành một cỗ máy chiến tranh hiện đại. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tướng Văn Tiến Dũng chịu trách nhiệm xây dựng lại lực lượng quân sự của miền Bắc và mở rộng mạng lưới đường bộ dọc đường mòn Hồ Chí Minh. Sản phẩm từ các nỗ lực của ông là miền Bắc đã xây dựng được một lực lượng dân quân 200.000 người để bảo vệ miền Bắc và một lực lượng gồm 22 sư đoàn quân chính qui được hỗ trợ của hàng trăm xe tăng do Liên Xô và Trung Quốc chế tạo, trọng pháo tầm xa, pháo phòng không cỡ lớn, và nhiều loại tên lửa. Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn cả những cỗ hoả lực đơn thuần và những con số về sức mạnh là tính cơ động của lực lượng. Quân đội Bắc Việt Nam có thể đánh bất cứ nơi nào ở miền Nam chỉ trong vòng vài tuần, thậm chí vài ngày.

Đêm 25/2/1975, tướng Văn Tiến Dũng ký giao nhiệm vụ phác thảo trên bản đồ về bố trí lực lượng, đường tấn công vào Ban Mê Thuột. Chỉ trong một vài ngày tiếp theo, Đại tướng Văn Tiến Dũng và các nhà chỉ huy quân sự của ông đã chuẩn bị xong lực lượng, sẵn sàng lâm trận. Ngày 9/3, "Tuấn" đã gửi một bức điện được mã hoá cho "Chiến" ở ngoài Hà Nội nói rằng: "Ngày 10/3, chúng tôi sẽ tấn công Ban Mê Thuột".

Bốn mươi tám giờ sau, quân đội Bắc Việt Nam đã kiểm soát được Ban Mê Thuột. Lúc này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không thể ngồi yên được nữa. Ông ta ra lệnh phải chiếm lại, chỉ thị cho tất cả các lực lượng triển khai để hỗ trợ cho việc chiếm lại Ban Mê Thuột. Kế hoạch này của Nguyễn Văn Thiệu được đưa ra thực hiện mà không hề tham vấn Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn hay bất kỳ ai khác. Tổng thống Thiệu đã thực hiện một hành động nguy hiểm là triển khai lại lực lượng quân đội của mình giữa lúc đang giao tranh với đối phương. Khi những người dân địa phương nhìn thấy quân đội Sài Gòn từ trong thành phố kéo quân đi ra, họ đã hiểu lầm rằng quân đội Sài Gòn đang tháo chạy chứ không phải là đang triển khai lại lực lượng. Ngay lập tức, dân chúng trở nên hoảng loạn ùn ùn như sóng thuỷ triều chen nhau bỏ chạy về hướng bờ biển.

Ngày 11/3/1975, "Tuấn" lại gửi tiếp một bức điện được mã hoá khác cho đồng chí "Chiến": "Chúng tôi đã hoàn toàn kiểm soát được Ban Mê Thuột. Chúng tôi đang tiến tới quét sạch các mục tiêu xung quanh".

Ngày hôm sau, "Chiến" đáp lại bằng một bức điện chỉ thị của Bộ Chính trị: "Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, và Võ Nguyên Giáp đồng ý rằng chúng ta phải nhanh chóng quét sạch những đơn vị tàn quân địch ở Ban Mê Thuột" và tiến sang hướng Pleiku. Quân đội Việt Nam Cộng hoà đã hoàn toàn thiếu gắn kết khi lực lượng tham chiến đang giao tranh.

Bắc Việt Nam đã công khai đưa các sư đoàn quân chính qui vào tham chiến ở miền Nam. Tổng thống Mỹ Gerald Ford từng cả đời làm nghị sĩ Quốc hội nên hiểu rằng, Quốc hội sẽ không duyệt chi khoản ngân sách bổ sung theo đề nghị để cung cấp các thiết bị mà Sài Gòn cần để ngăn chặn các cuộc tấn công của đối phương. Tổng thống Gerald Ford phái Đại tướng Tham mưu trưởng Fred Weyand sang Nam Việt Nam để đánh giá tình hình, nhằm đưa ra khuyến nghị cho các hành động tương lai. Weyand đến thăm Nam Việt Nam từ ngày 27/8 đến ngày 4/4/1975, nên được chứng kiến sự thất thủ của Đà Nẵng ngày 30/3. Trở về Mỹ, Weyand đã đến gặp ngay Tổng thống Gerald Ford tại Palm Springs ngày 5/4. Tướng Weyand tán thành rằng, Mỹ còn nợ Chính quyền Nam Việt Nam lời hứa làm tất cả mọi điều có thể để giúp họ bổ sung nguồn lực nhằm đối phó với cuộc tổng tấn công hiện nay. "Chúng ta đến miền Nam Việt Nam để giúp đỡ nhân dân Nam Việt Nam, chứ không phải để đánh bại quân đội Bắc Việt Nam. Chúng ta chìa tay ra với người miền Nam Việt Nam và họ đã nắm lấy. Bây giờ là lúc hơn bao giờ hết, họ cần một bàn tay giúp đỡ" - Weyand nói. Tướng Weyand còn khuyến nghị một khoản viện trợ bổ sung 722 triệu USD giúp Chính quyền Sài Gòn đáp ứng sự tự vệ tối thiểu khi phải đối phó với tình hình hiện tại. Weyand nói: "Bổ sung viện trợ Mỹ là điều có trong cả tinh thần lẫn lời văn của Hiệp định Paris trong khi Hiệp định này vẫn còn khuôn khổ thực tế cho một giải pháp hoà bình ở miền Nam Việt Nam".
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM