Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:15:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342899 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #40 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 03:33:42 pm »

Nguyễn Đức Soát
Một trong những khả năng xuất sắc của Không quân Việt Nam là việc các phi công thành công có thể truyền kinh nghiệm của mình cho các phi công trẻ. Đó là trường hợp của Nguyễn Đức Soát. Là một phi công tiêm kích MiG-21 trẻ măng của Trung đoàn 921, và thày giáo của anh chính là những phi công “nóng” nhất của Không quân Việt Nam: Phạm Thanh Ngân (hạ 8 chiếc) và “con người siêu phàm” Nguyễn Văn Cốc (9 trận thắng). Soát không cần gì nhiều hơn thế nữa. Trong khi còn chưa lập được chiến công, anh thu thập kinh nghiệm cho mình. 
Tham gia vào thành phần Trung đoàn không quân tiêm kích 927, khi chiến dịch “Linebacker I” bắt đầu tháng Năm năm 1972, Soát đã hoàn toàn sẵn sàng “trình diễn” những kỹ năng của mình. Ngày 23 tháng Năm, anh “ghi bàn” lần đầu tiên, bắn hạ chiếc A-7B Corsair II của Hải quân Hoa Kỳ bằng pháo 30mm. Phi công Charles Barnett bị chết.
Ngày 24 tháng Sáu, hai chiếc MiG-21 của Nguyễn Đức Nhu và Hà Vinh Thanh cất cánh ở sân bay Nội Bài vào lúc 15 giờ 12 phút để đánh chặn một tốp Con Ma lên không kích nhà máy gang thép Thái Nguyên. Đội hình hộ tống Mỹ nhanh chóng phản ứng và nghênh chiến. Nhưng hai chiếc MiG đó chỉ là mồi nhử, vì bất ngờ hai chiếc MiG-21PFM của Trung đoàn 927 xuất hiện: Nguyễn Đức Soát (biên đội trưởng hai chiếc) và Ngô Duy Thu (hộ vệ), lao từ đâu tới tấn công đội hình F-4 hộ tống. Bắn bằng quả tên lửa không đối không có đầu dẫn nhiệt R-3S Atoll, Soát hạ chiếc F-4E của  David Grant và William Beekman, Thu cũng hạ một chiếc Con Ma khác.
 
Ba ngày sau, Soát và Thu lại kín đáo cất cánh từ sân bay Nội Bài vào 11 giờ 53 phút để đánh chặn một tốp 4 chiếc F-4, nhưng vẫn biết rằng còn có 8 chiếc Con Ma khác đang bay tới, họ không thể bị “mắc kẹt”(2) lại ở giữa hai tốp đó. Họ ngoặt lại, vọt lên độ cao 5000 mét và chờ đợi. Sự kiên nhẫn đã được đền đáp, họ “túm” được cặp F-4 đi sau cùng. Cả Soát và Thu đều mỗi người hạ một chiếc bằng tên lửa R-3. Hai phi công Mỹ “nạn nhân” của Soát là Miller và McDow bị bắt làm tù binh.
Ngày 26 tháng Tám 1972, Nguyễn Đức Soát lập công xuất sắc bắn hạ một chiếc Con Ma duy nhất của Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Sỹ quan chống rađa của chiếc F-4J được cứu nhưng người phi công xấu số Sam Cordova thì thiệt mạng. Soát ghi chiến công cuối cùng của mình vào ngày 12 tháng Mười năm 1972, khi anh “giật phăng” khỏi bầu trời chiếc F-4E của Myron Young và Cecil Brunson (bị bắt làm tù binh).
Cùng với Nguyễn Văn Cốc và các phi công cựu chiến binh khác của Không quân nhân dân Việt Nam, Soát là một huyền thoại sống bởi những chiến công dũng cảm và kỹ thuật bay tuyệt vời của mình hơn ba mươi năm trước.
 
(1) Duke: công tước, tiếng lóng: nắm đấm
(2) Nguyên văn: bị kẹp như giữa hai miếng sandwitch.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 03:34:51 pm »

Tám huy hiệu của Bác Hồ tặng Thượng tướng Phạm Thanh Ngân

… Trong cuộc đời binh nghiệp của tướng Phạm Thanh Ngân, có một điều khá thú vị là phần lớn những kỷ vật của ông đều gắn với những kỷ niệm về Bác Hồ: Ông được Bác Hồ tặng tám chiếc huy hiệu, vì tám lần bắn rơi tám chiếc máy bay. Ông cũng là một trong những Anh hùng không quân được trực tiếp gặp Bác Hồ, được Bác tặng chiếc đồng hồ có khắc chữ ở mặt sau “Bác Hồ tặng Phạm Thanh Ngân, tháng 12 năm 1968”…
… Phạm Thanh Ngân bắt đầu tham gia chiến đấu từ tháng 6 năm 1966, khi địch đánh kho xăng Đức Giang ( Hà Nội) và Thượng Lý (Hải Phòng)…mở đầu bước leo thang mới đánh phá hệ thống xăng dầu và Thủ đô Hà Nội. Lúc đầu Phạm Thanh Ngân rất bỡ ngỡ, vì ngay cả ở dưới mặt đất còn chưa đánh địch bao giờ huống chi đánh chúng ở trên trời. Được đồng chí Trần Hanh truyền đạt cho một số kinh nghiệm, nhưng khi gặp địch trận đầu, địch rất đông, gấp hàng chục lần máy bay của ta, lần đầu tiên tham gia chiến đấu, Ngân không bắn rơi được máy bay Mỹ nào. Đến khoảng tháng 10, tháng 11 năm 1967, Phạm Thanh Ngân tham gia các trận chiến đấu dồn dập hơn. Lại được Nguyễn Văn Cốc bay cùng. Hai người thường bay yểm hộ cho nhau.
Máy bay Mỹ mỗi khi đi đánh phá miền Bắc, tốp đi đầu là bọn cường kích F-105, theo sau là máy bay F-4, F-4C để yểm hộ. Thời gian đầu, Phạm Thanh Ngân không bắn được máy bay cường kích của địch. Mục tiêu lúc đó đặt ra là phải làm sao bắn rơi được bọn cường kích để chúng không ném bom phá hoại miền Bắc được, nhất là Hà Nội. Trận ngày 18 tháng 11 năm 1967, Phạm Thanh Ngân phối hợp với tên lửa đánh một trận rất hay. Hôm đó một tốp máy bay của địch gồm 12 chiếc F-105 và 4 chiếc F-4 bám sau, xuất hiện trên bầu trời Yên Bái- Phú Thọ. Chúng bay từ Thái Lan sang, vòng xuống núp sau dãy núi Tam Đảo hướng vào Hà Nội. Sau khi phát hiện mục tiêu, Ngân nhanh chóng thông báo và lệnh cho máy bay số 2 công kích tốp  cường kích bên phải còn mình xông thẳng vào tốp bên trái, mặc dù biết phía sau máy bay F-4 của địch đang bám theo. “Tôi đột ngột tăng tốc độ, phóng một quả tên lửa thứ nhất vào tốp đi đầu, sau ít giây, máy bay địch bốc cháy. Lúc này tốc độ tiếp cận rất lớn, tôi cho máy bay vọt  lên rồi phóng quả tên lửa số 2 tiêu diệt chiếc F-105 thứ 2 của địch. Cùng lúc, máy bay số 2 cũng phóng tên lửa vào tốp máy bay bên phải, một máy bay địch trúng đạn bốc cháy”, ông nhớ lại. Trận đó biên đội của Ngân bắn rơi 3 chiếc, tên lửa đối không của ta cũng hạ được 6 chiếc, trong đó có một chiếc F-105 do một tên đại tá phi công Mỹ lái. Đây là trận đánh hiệp đồng tuyệt đẹp của không quân và tên lửa phòng không. Trong 2 ngày tiếp theo, biên đội của Ngân bắn rơi thêm 2 chiếc nữa…”.
 
Với thành tích bắn rơi 8 máy bay Mỹ, chỉ huy đơn vị bắn rơi 8 chiếc khác, Phạm Thanh Ngân được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1969. Từ năm 1989 đến năm 1996, ông là Tư lệnh Quân chủng Không quân. Từ năm 1998 đến năm 2001, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị. Khi đã là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thượng tướng- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, ông vẫn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu oanh liệt đó. Hiện ông là Trưởng ban chỉ đạo tổng kết chiến lược về quân sự và quốc phòng trực thuộc Bộ Chính trị.
 
Thượng tướng Phạm Thanh Ngân hồi tưởng: “Tôi kể xong, bác Phạm Văn Đồng hỏi tiếp: “Thế đồng chí lái được loại máy bay gì?” Tôi trả lời: “Thưa Bác, cháu lái được MIG 17 và MiG-21”. Bác Đồng lại hỏi: “Thế đồng chí lái máy bay nào tốt hơn”. Tôi trả lời: “Thưa bác, cháu lái máy bay MiG-21 tốt hơn ạ!”. Bác Đồng lại hỏi: “Thế đồng chí bay được bao nhiêu giờ rồi?”. Tôi đáp: “Thưa, được khoảng 200 giờ ạ!”. Thế số anh em mới về lái có tốt không?. Tôi trả lời: “Dạ thưa, số anh em mới về trẻ, khoẻ có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Các đồng chí ấy tương lai sẽ rất giỏi ạ !”…
 
(Bá Kiên - Trần Dương)
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 03:36:10 pm »

Bảo vệ cầu Long Biên
 
… Không quân Nhân dân Việt Nam đã cất cánh hàng trăm lần chiếc, chiến đấu bảo vệ Hà Nội, bảo vệ cầu Long Biên. Tôi nhớ mãi trận đánh bảo vệ Hà Nội ngày độc lập 2-9-1972. Hôm đó, chúng tôi được phổ biến, bọn Mỹ sẽ tổ chức đánh  lớn Thủ đô Hà Nội, nhằm phá hoại ngày lễ độc lập của ta. Mới sáng sớm, hai chiếc F-4 đã lượn qua Hòa  Bình- Mộc Châu. Tàu cấp cứu, trực thăng, được lệnh tiến vào khu vực cứu nạn, 10 giờ 30 phút, máy bay mang bom xuất hiện. Biên đội hai chiếc MiG- 21 cất cánh từ sân bay Nội Bài chặn địch ở hướng Tây Nam, một biên đội MiG-19 do Hoàng Cao Bổng và Nguyễn Văn Quảng cất cánh ra khu vực Việt Trì. Địch vào rất đông. Nhưng hai gọng kìm của Không  quân  ta với lợi  thế cơ động, bất ngờ đã băm nát đội hình của địch, hai chiếc MiG- 21 thu hút toàn bộ tiêm kích hướng về Hoà Bình. ở Việt Trì, 12 chiếc F-4  mang bom từ phía Tây theo đường số 2 tiến vào Hà Nội, gặp biên đội MiG - 19, đã chờ sẵn. Trong chớp mắt, ngay loạt đạn đầu, Hoàng Cao Bổng bắn rơi một chiếc F-4.
Bọn Mỹ thả bom khẩn cấp, trở thành những chiếc tiêm kích không chiến với MiG-19. Bổng  yểm hộ cho Quảng quần nhau với bọn Mỹ. MiG- 19 nhiều lần tiếp cận, chiếm được góc trong, nhưng không bắn được. Cuộc không chiến ác liệt, không gian như nứt ra, bọn Mỹ quyết bắn rơi MiG - 19. Nhưng, hai chiếc MiG của ta yểm hộ nhau rất  tốt. Chớp thời cơ một chiếc F-4 lỏng tay lái, Nguyễn Văn Quảng đè đầu chiếc F-4D, xả một tràng đạn cắt  chiếc F-4D làm hai tên giặc lái không kịp nhảy dù…
 
Lê Thành Chơn
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 12:50:51 pm »

Cái B-52 của Phạm Tuân ta claim nhưng Mỹ không confirm, hoặc như trận 10/05/72 ta claim 5 F-4 còn Mỹ chỉ confirm 2. Trong cái bảng của ACIG thì confirmed ráo.

Đâu, nó vẫn để màu trắng, unconfirmed đấy chứ. Màu xanh lá mới là confirmed.

Trích dẫn
Nhân vụ này, em đang nghĩ là ta nên xây dựng 1 bảng mới, các bác thấy thế nào nhỉ Roll Eyes

Ủng hộ!

Nhân có hàng về Grin, em xin quay trở lại với kế hoạch này.

Mục tiêu dự kiến:
(i) Xây dựng thống kê tổn thất dựa trên tài liệu cả 2 phía
(ii) Tìm hiểu chiến thuật không chiến của các bên.

Rất mong được sự trợ giúp của các bác.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 12:51:49 pm »

Một số tài liệu có thể tham khảo:

1. Chính sử của QC PKKQ:
- LS KQNDVN 1949-1977.
- LS sư đoàn KQ 371
- LS trung đoàn 921.
- LS trung đoàn 923
- LS trung đoàn 927
- LS dẫn đường KQ
- LS ngành KT KQ.
- LS QC PKKQ T2T3.

2. Tài liệu của phương Tây:
- Clashes: Air Combat over North Vietnam 1965-1972, 1 phần đã được dịch và thảo luận ở đâyđây.
- Vietnam Air Losses.
- Aces and Aerial Victories: The USAF in SEA, 1965-1973
- The Tale of Two Bridges and the Battle for the Skies over North Vietnam
- A War Too Long: The History of the USAF in Southeast Asia, 1961-1975
- To Hanoi and Back: The United States Air Force and North Vietnam1966–1973
- F-4 Phantom II vs MiG-21: USAF & VPAF in the Vietnam War (Duel)


3. Series của Osprey Combat Aircraft: down trực tiếp tại đây hoặc bằng torrent tại đây.
- Mig-21 Units Of The Vietnam War.
- MiG-17 and MiG-19 Units of the Vietnam War.
- F-8 Crusader Units Of The Vietnam War.
- US Navy F-4 Phantom II Mig Killers 1965-1970.
- US Navy F-4 Phantom II Mig Killers 1972-73.
- US Navy A-7 Corsair II Units Of The Vietnam War.
- USAF F-4 Mig Killers 1972-73.
- USAF F-4 and F-105 MiG Killers of the Vietnam War 1965-1973.
- US Navy And Marine Corps A-4 Skyhawk Units Of The Vietnam War.

4. Khác:
- Phi công tiêm kích, hồi ký đại tá Lê Hải
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2010, 04:07:15 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 05:58:17 am »

Bổ sung thêm một vài tài liệu.

Air War Over North Vietnam: The Vietnamese People's Air Force: 1949-1977 - Vietnam Studies Group Series (6075) [ILLUSTRATED] (Paperback)
by Istvan Toperczer (Author), Don Greer (Colorist), Ernesto Cumpian (Colorist), David W. Smith (Colorist)



Một số tài liệu nghiên cứu trong khuôn khổ Project CHECO, có online  ở Lubbock (theo thư mục của Ed Moise)

Rolling Thunder: March-June 1965. v, 83 pp. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in two parts: front matter and pp. 1-37, and pp. 38-83.

Wesley R.C. Melyan and Lee Bonetti, Rolling Thunder, July 1965 - December 1966. viii, 150 pp. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in four parts: front matter and pp. 1-27, pp. 28-70, pp. 71-102, and pp. 103-150.

Maj. James Overton, Rolling Thunder, January 1967-November 1968. xi, 53 pp. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in two parts: front matter and pp. 1-31, and pp. 32-53.

James B. Pralle, ARC LIGHT, June 1967 - December 1968. xiv, 69 pp., plus more than 200 pages of attached documents. The text.

C. William Thorndale, Interdiction in Route Package One, 1968. 30 June 1969. ix, 72 pp. The text.

Paul W. Elder, Buffalo Hunter, 1970-1972, vol. 1. xiii, 44 pp. The text (sanitized, I think) has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project at Texas Tech University, in two parts: front matter and pp. 1-37, and pp. 38-44 (endnotes and glossary).

M.F. Porter, Linebacker: Overview of the First 120 Days. xii, 83 pp. Most of the text (some of the front matter missing) has been placed on-line in Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in a large file that may be slow to download.

Maj. Calvin R. Johnson, Linebacker Operations, September - December 1972. vi, 106 pp. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project at Texas Tech University, in three parts: front matter and pp. 1-40, pp. 41-85, and pp. 87-106.




Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 11:32:30 pm »

Những mốc sự kiện chính đối với KQNDVN cho đến trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất


03/03/1955: Ban nghiên cứu sân bay (C47) trực thuộc Bộ Tổng tham mưu được thành lập. Đây được coi là ngày truyền thống của KQNDVN.

26/01/1956: KQNDVN tiếp nhận 5 máy bay đầu tiên do TQ viện trợ gồm 2 Li-2 và 3 Aero 45.

24/01/1959: Thành lập Cục Không quân trên cơ sở Ban nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng.

01/05/1959: Thành lập trung đoàn vận tải 919. Đây là trung đoàn KQ vận tải đầu tiên của KQNDVN.

30/09/1959: Thành lập trung đoàn huấn luyện 910.

09/1963: 1 phi công KQ Hoàng gia Lào lái máy bay T-28 sang hàng ở sân bay Bạch Mai.

22/10/1963: Thành lập Quân chủng PKKQ trên cơ sở Binh chủng Phòng không và Cục Không quân.

03/02/1964: Thành lập trung đoàn tiêm kích 921 (đoàn Sao Đỏ). Đây là trung đoàn KQ chiến đấu đầu tiên của KQNDVN.

16/02/1964: Tổ bay T-28 mang số hiệu 963 xuất kích tấn công máy bay C-123 chở biệt kích của VNCH. Đây là trận đánh đối không đầu tiên của KQNDVN.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 11:46:08 pm »

Trận đánh đối không đầu tiên, ngày 16/02/1964

Theo LS dẫn đường KQ:

Tháng 1 năm 1964, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ công tác chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định đưa T-28 vào trực chiến. Lần xuất kích đầu tiên, không phát hiện được mục tiêu. Những lần tiếp theo, cũng không suôn sẻ có lần phát hiện được địch, nhưng không bám theo kịp; có lần tiếp cận tốt, lại bắn không trúng... Hiện tượng ra-đa dẫn đường bắt (ta và địch) không liên tục, bị ngắt quãng, tuy không nghiêm trọng nhưng thường xuyên xảy ra. Trong khi đó, máy bay ta tốt, gối không chỉ huy-dẫn đường thông suốt, khí thế đánh địch không hề suy giảm, còn dịch vẫn ngang nhiên quấy rối. Đây là thách thức đầu tiên và cũng là lớn nhất đối với đội ngữ phi công và dẫn đường. Sau nhiều lần tổ chức rút kinh nghiệm, phương án dẫn đường được bổ sung tỉ mỉ hơn, hiệp đồng dẫn đường được thực hiện chặt chẽ hơn và giải pháp "dẫn mò" (dẫn theo suy đoán của dẫn đường sở chỉ huy khi ra-đa bắt ta Và địch không liên tục) cũng được chuẩn bị kỹ càng hơn. Tất cả đều tập trung cao độ cho nhiệm vụ.

23 giờ 30 phút, ngày 15 tháng 2 năm 1964 (Đoàn bay 919 - 45 năm xây dưng và trưởng thành, Nxb Chính trị quốc gia; H.2004, tr.84, ghi: năm 1965), ra-đa vòng ngoài của ta phát hiện có địch. Ít phút sau, đường bay địch bắt đầu được đánh dấu bằng chì xanh trên mạng B1 (mạng ra-đa cảnh giới quốc gia), dọc theo phía đông của dãy Trường Sơn. Sở chỉ huy Quân chủng và tổ bay vào cấp 1.

Sau đó Bộ Tư lệnh Quân chủng nhận được điện báo từ huyện đội Con Cuồng: Có tiếng máy bay địch bay qua vùng trời địa phương, chúng bay đến khu vực Hồi Xuân- Lang Chánh thì chuyển hướng lên Tây bắc. Vậy là địch vào tương đối sát với dự tính của ta. Tại SỞ chỉ huy Quân chủng, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính vừa theo dõi địch trên mạng B1 vừa đối chiếu xuống bàn dẫn đường.

Trên hiện sóng của đài 402 tại Đại đội ra-đa dẫn Đường 28 (C-28) ở Hà Đông (Lịch sử Bộ Tham mưu Phòng không - Không quân (1963-2003), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.2003, tr.77), trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư căng mắt bám theo từng vòng quét. Khi phát hiện mục tiêu trắc thủ ra-đa đã đọc ngay tình báo về Sở chỉ huy Quân chủng cho nhân viên tiêu đồ gần Lê Thành Chơn.

Tại Gia Lâm, tổ bay T-28-963: Nguyễn Văn Ba - Lê Tiến Phước sẵn sàng chờ lệnh.

1 giờ 07 phút ngày 16 tháng 2 năm 1964, Tư lệnh Quân chủng quyết định cho T-28 cất cánh. Trực ban dẫn đường Trần Quang Kính dẫn T-28 bay đúng phương án đã được bổ sung. Phi công Lê Tiến Phước ngồi buồng lái sau, tập trung giữ tốt các số liệu dẫn bay. Sở chỉ huy thông báo đều đặn vị trí ta-địch, mục tiêu bên trái, cự ly 30, 20, 15... km, rồi mục tiêu ở phía trước. Phi công Nguyễn Văn Ba ngồi buồng lái trước, tập trung quan sát. Dưới ánh trăng mờ đầu tháng (ngày 4 tháng Giêng âm lịch), trên nền mây trắng xám, mục tiêu hiện lên, anh báo cáo và quyết định tăng tốc độ tiếp cận. Sở chỉ huy Quân chủng nhắc, không được để mất mục tiêu. Khi còn cách khoảng 500m, phi công Nguyễn Văn Ba thấy rõ hình thù chiếc máy bay vận tải 2 động cơ của địch. Anh ấn nút lên đạn, chiếm vị trí có lợi xin vào công kích và bắn hai loạt. Máy bay địch phụt lửa. Anh bắn tiếp loạt thứ ba thì súng bị tắc đạn (Theo tư liệu của đồng chí Đào Ngọc Ngư: Bắn hết 163/200 viên).  Trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư cho lệnh thoát ly.

Máy bay địch tròng trành, rồi nghiêng hẳn về bên trái và giảm độ cao rất nhanh. Nó rơi xuống một khu rừng gần biên giới Việt - Lào. Sở chỉ huy dẫn T-28 về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Sau này, một tên biệt kích bị ta bắt đã khai: toàn bộ phi hành đoàn trên máy bay vận tải C-123 của "Không lực Việt Nam Cộng hòa" và toán biệt kích đều đã tử nạn.

Đây là chiến thắng đầu tiên bằng phương tiện chiến đấu trên không, diệt kẻ địch trên không trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngành Dẫn đường vô cùng tự hào, ngày 16 tháng 2 năm 1964 là mốc son sang chói, lần đầu tiên trong lịch sử của Không quân nhân dân Việt Nam, ta đã dẫn chặn kích đêm đánh đúng đối tượng, bắn rơi máy bay địch. Đây là nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ toàn ngành tiếp tục vươn lên, quyết tâm vượt qua những thử thách còn đang ở phía trước của mặt trận trên không sắp mở.

Sau này, do điều kiện khí tài thay thế gặp nhiều khó khăn, T-28-963 phải tạm ngừng hoạt động. Đến tháng 10 năm 1965 không quân ta lại khôi phục kỹ thuật cho T-28- 963, hồi phục bay đêm cho phi công và đưa vào trực chiến (Mệnh lệnh tác chiến của Quân chủng, số. 587/B1 ngày 25 tháng 9 năm 1965).



T-28-963 của KQNDVN. Theo MiG-17&MiG-19 Units (Osprey), chiếc T-28 này do trung úy Chert Saibory người Thái thuộc KQ Hoàng gia Lào lái đào thoát sang VN giữa lúc đang tham gia bay biểu diễn.



T-28 Trojan. Thông số kỹ thuật theo wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/T-28_Trojan#Specifications_.28T-28D.29


Theo tài liệu của phía bên kia, chiếc C-123 do tổ bay Đài Loan lái chỉ bị thương chứ không rơi:

Ðêm 14/2/1965, SOG gởi công-điện cho toán Bell ở Yên-bái thông-báo toán tăng cường đêm đó sẽ tới và yêu-cầu làm dấu bãi đáp. Ngay lập tức, Bắc Việt mật-báo cho các dàn radar dọc theo Bắc trung phần theo dõi, chẳng bao lâu họ được thông-báo, một chiếc phi-cơ bay qua không phận Thanh-hóa và bay tiếp-tục về hướng Tây-bắc.

Nhận tin-tức cập nhật giờ chót. Bá và Phước cất cánh chiếc T-28 lên Yên-bái để nghênh- cản, họ quan-sát những đám mây dưới cánh <<Ðôi khi chúng tôi bay trên những tầng mây, thấy ánh trăng phản chiếu và nghĩ rằng đó là máy bay địch>> Bá nhớ lại <>

Không có thêm một sự giúp đỡ gì khác từ mặt đất, họ đoán rằng chiếc C-123 sẽ lấy ngọn núi cao nhất trong khu-vực 1.500 m để làm chuẩn để rồi từ đó kiếm ra đîa-điểm thả dù. Họ đoán đúng, sau khi bay vòng trên đỉnh núi vài lần. Phước, ngồi phía sau, nhìn thấy chiếc C-123 <> anh ta la lên <>.

Bá cũng nhìn thấy chiếc C-123 đang nhồi lên, hụp xuống theo áp-suất không-khí. Có thể nhìn thấy ánh đèn ở trong, qua cái bửng sau mở rộng. Lượn chiếc T-28 xuống phía dưới, anh ta từ từ ngóc mũi lên cao, khi còn cách mục-tiêu khoảng 100 m, anh ta hướng mũi đại-liên vào ống hậu-thiêu đỏ rực của một động-cơ và xiết cò. Lằn đạn nhả vòng vèo vào chiếc C-123, trúng động-cơ phía trái và ghim lỗ chỗ lên thân tầu. Theo lời Bá <>.

Tin rằng chiếc C-123 bị bắn rơi, Hà-nội rất hứng-khởi. Nhưng chiếc máy bay của SOG không bị rớt. Vài phút trước cuộc tấn-công, phi-hành đoàn Ðài-loan đã bãi bỏ phi-vụ, bởi vì họ không thể tìm ra đám lửa làm dấu bãi nhẩy của toán Bell. Phi-công, Ð/úy Lee-chin-Yei vừa mới nghiêng cánh về phía Tây thì bị bắn. Khi đạn trúng bình xăng, ông ta đánh vật với cần lái để điều-khiển chiếc máy bay chúi đầu xuống khu rừng bên dưới. Dầu thủy-điều bị chẩy, bánh đáp hạ xuống làm Yei rất là khó-khăn điều-khiển cánh cản gió. Biết rằng phi-cơ không thể bay trở lại Nam Việt-nam, anh ta bay về hướng Nam tới biên-giới Thái-lan.

Phía sau của máy bay. Toán Gecko, tên của toán gồm 7 điệp-viên tiếp-ứng cho toán Bell đang cố bám vào sự sống. Nguyễn-văn-Rư, toán trưởng kêu gọi cả toán bình-tĩnh. Hai BKQ bị thương, một bị miểng vào vai, người thứ hai bị miểng đạn vào mắt cá chân. Nằm sõng-sượt trong vũng máu trên sàn tầu là xác chết của một chuyên-viên thả dù người Ðài-loan !

Chiếc máy bay trúng thương gọi căn-cứ Không-quân Nakhon-Phanom xin đáp khẩn-cấp. Không được như là căn-cứ Không-quân tối-tân của những năm sau này. Nakhon-Phanom vào ngày đó chỉ là một trạm yểm-trợ không-lưu. Chỉ có một ít nhân-viên Không-quân Thái-lan và Hoa-kỳ có mặt, khi chiếc máy bay bị thương lết tới cuối phi-đạo. Khi mặt trời lên, một đám đông tụ-tập quanh chiếc phi-cơ. Trước mặt họ là một chiếc máy bay sơn ngụy-trang, không huy-hiệu, không số đuôi, với một phi-hành đoàn Ðài-loan và một nhóm BKQ vũ-khí trang bị tới tận răng. Chiếc máy bay đó trúng 31 lỗ đạn, hầu hết ở phía đuôi. Viên chức Thái-lan, người cho phép chiếc máy bay cuả SOG hạ cánh không cảm thấy hài lòng một chút nào ! ! !

Sau vài tiếng đồng hồ thương-lượng. Hoa-kỳ cấp-tốc chở phi-hành đoàn và các BKQ về Sàgòn. Phi-hành đoàn Ðài-loan trở về Ðài-bắc và được ân-thưởng huân-chương cao quý nhất cho lòng can-đảm. Toán Gecko bị giải-tán, các toán viên nhập vào một toán mới và được gởi đi tiếp-ứng cho toán Easy ở Sơn-la.

Nguyên-tác Spies & Commandos
Tác-giả Kenneth-Conboy & Dale Andradé


Lược dịch Nguyễn-đức-Tuấn
[/i]


C-123K Provider thuộc KQVNCH. Thông số kỹ thuật theo wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/C-123_Provider#Specifications_.28C-123K_Provider.29
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2009, 12:05:57 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #48 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 07:58:07 am »

Nhân có hàng về Grin, em xin quay trở lại với kế hoạch này.
Mục tiêu dự kiến:
(i) Xây dựng thống kê tổn thất dựa trên tài liệu cả 2 phía
(ii) Tìm hiểu chiến thuật không chiến của các bên.
Rất mong được sự trợ giúp của các bác.

Rất tán thành ý này của Chiangshan.
Việc lập bảng đối chiếu quá hay này - khó - nhưng không hẳn là bất khả thi.
Tuy nhiên, baoleo kỳ vọng có thể nâng lên  cấp nữa được không?  Ấy là - phản ứng của các bên - sau khi cuộc chiến đã kết thúc - về cái thống kê của đối phương đưa ra.
Đây có lẽ là "nhiệm vụ bất khả thi" - nhưng ta thử xem  Roll Eyes
Nguyên cớ là:
Khi còn ở lính, đã nhiều lần baoleo được nghe mấy cụ cốp khi bình luận về danh hiệu này nọ của 1 số đơn vị đã thốt lên rằng: bao giờ mà tát cạn được biển Đông - thì có khối anh phải vào tù (ý nói là nhiều tay cứ hô lên là đã bắn rơi máy bay giặc - nhưng nó rơi ngoài biển)
Nay, dù chưa tát cạn được biển Đông, nhưng cuộc chiến đã có độ lùi, nhiều tài liệu đã được giải mật, vả lại đã là thời đại Anh tơ nét toàn cầu.
Vậy nên chăng -đã đến lúc ta cố mầy mò xem: phản ứng của các bên -củ tỷ là ta - sau khi có số liệu của đối phương rồi - thì có phản ứng gì không ?

Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #49 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 02:49:23 pm »

Phản ứng khách quan nhất của tụi Mỹ mà tôi từng đọc được là của Ralph Wetterhahn (cái ông mà bác Chơn hư cấu là đã nhận với bác ý vụ B-52 bị Vũ Đình Rạng bắn rơi ý), là "Phi công tiêm kích ở đâu cũng bốc phét như nhau cả thôi."
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM