Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:40:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342906 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2009, 09:32:03 pm »

Cái bảng này nói chung khó mà tin tưởng được. Kể cả những trường hợp confirmed cũng có vấn đề.

Lão này lão ý đã viết chẻ hoe ra là bất kể cứ thấy ở đâu có tuyên bố bắn rơi là lão cho vào, hạ hồi phân giải.

Ấy, nếu chỉ thế thì lại còn đỡ. Đằng này lão lại còn bày đặt chia ra "confirmed" với "claims but unconfirmed". Ai đọc sẽ tưởng Mỹ công nhận Phạm Tuân bắn rơi B-52 mất.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2009, 09:35:46 pm »

ACIG chán lắm!
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #32 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2009, 09:42:01 pm »

Cái bảng này nói chung khó mà tin tưởng được. Kể cả những trường hợp confirmed cũng có vấn đề.

Lão này lão ý đã viết chẻ hoe ra là bất kể cứ thấy ở đâu có tuyên bố bắn rơi là lão cho vào, hạ hồi phân giải.

Ấy, nếu chỉ thế thì lại còn đỡ. Đằng này lão lại còn bày đặt chia ra "confirmed" với "claims but unconfirmed". Ai đọc sẽ tưởng Mỹ công nhận Phạm Tuân bắn rơi B-52 mất.

Đơn giản "confirmed" là trường hợp được đề cập rõ trong tài liệu của cả 2 phía, "claim" thì chỉ một phía tự xưng chưa được kiểm chứng.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2009, 09:46:11 pm »

Đơn giản "confirmed" là trường hợp được đề cập rõ trong tài liệu của cả 2 phía, "claim" thì chỉ một phía tự xưng chưa được kiểm chứng.

Vấn đề là ở chỗ đó đấy bác.
Cái B-52 của Phạm Tuân ta claim nhưng Mỹ không confirm, hoặc như trận 10/05/72 ta claim 5 F-4 còn Mỹ chỉ confirm 2. Trong cái bảng của ACIG thì confirmed ráo.

Nhân vụ này, em đang nghĩ là ta nên xây dựng 1 bảng rmới, các bác thấy thế nào nhỉ Roll Eyes
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #34 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2009, 10:01:33 pm »

Cái B-52 của Phạm Tuân ta claim nhưng Mỹ không confirm, hoặc như trận 10/05/72 ta claim 5 F-4 còn Mỹ chỉ confirm 2. Trong cái bảng của ACIG thì confirmed ráo.

Đâu, nó vẫn để màu trắng, unconfirmed đấy chứ. Màu xanh lá mới là confirmed.

Trích dẫn
Nhân vụ này, em đang nghĩ là ta nên xây dựng 1 bảng mới, các bác thấy thế nào nhỉ Roll Eyes

Ủng hộ!

Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #35 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 02:54:49 pm »

S. Sherman & Diego Fernando Zampini

Ngày 23 tháng Tám 1967, lúc 14 giờ, một trận tập kích đường không nữa của Không lực Hoa Kỳ vào thủ đô ở miền Bắc của Việt Nam đang được tiến hành.

Do lực lượng được phái đi rất đông (40 máy bay, bao gồm các máy bay Thần sấm F-105 mang theo bom, F-105F làm nhiệm vụ chế áp các dàn rađa điều khiển tên lửa SAM của Việt Nam và các Con Ma F-4 đi làm nhiệm vụ hộ tống), tổ bay của một trong những chiếc F-4D, Charles R. Tyler (phi công) và Ronald M. Sittner (sỹ quan hỏa lực) của phi đội chiến thuật 555 thuộc phi đoàn chiến thuật 8, cảm thấy rất tự tin. Họ không trông đợi sự tiếp đón của MiG, có vẻ như đã bị tê liệt sau những trận không chiến ác liệt chống lại F-4 của Phi đoàn 8 cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu. Tyler nghe trong rađiô tiếng của một phi công của chiếc F-105D (Elmo Baker) thông báo rằng anh ta bị MiG tấn công và phải nhảy dù. Tyler còn đang cố tìm xem đồng đội đang ở đâu thì một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả máy bay, Tyler mất khả năng điều khiển nó và bị bắn bật ra ngoài. Treo lơ lửng dưới những múi dù, anh ta nhìn thấy chiếc F-4 bốc cháy rơi xuống rừng rậm, còn người sỹ quan hỏa lực thì không thấy nhảy dù ra – Sittner đã bị giết bằng chính quả tên lửa đã bắn vào máy bay. Cả Tyler và Baker đều bị bắt bởi lính Bắc Việt ngay khi tiếp đất.

Cả hai máy bay Mỹ đều bị bắn hạ bởi tên lửa không đối không R-3S Atoll của hai chiếc MiG-21PF “Fishbed” (Tên Mỹ đặt cho MiG-21) của Trung đoàn 921 của Quân chủng Không quân (Lực lượng không quân Việt Nam) lái bởi Nguyễn Nhật Chiêu và Nguyễn Văn Cốc. Hai chiếc F-4 khác cũng bị hạ, mà không đi kèm bất kỳ thiệt hại nào của MiG. Quả là một ngày chiến đấu thành công của họ.

Trong khi chỉ có hai phi công Mỹ trở thành Át trong chiến tranh Việt Nam, Randy “Duke”(1) Cunningham (Hải quân Hoa Kỳ) và Steve Ritchie (Không lực Hoa Kỳ) thì có đến 16 phi công Việt Nam đạt được danh hiệu tự hào đó. Nguyễn Văn Cốc là Át chủ bài dẫn đầu của nhóm các phi công này, với thành tích 9 máy bay Mỹ (7 máy bay và 2 chiếc “xe trên trời không người lái” Firebees). Trong số 7 chiếc của anh, có 6 chiếc được chính thức xác nhận bởi Không lực Hoa Kỳ, nhưng chúng ta có thể ghi thêm vào đó một chiếc thứ 7 nữa, chiếc F-102A của phi công Mỹ Wallace Wiggins (chết) bị hạ ngày 3 tháng Hai năm 1968, được kiểm tra chính xác bởi Không quân Việt Nam. Bỏ qua hai “con ong ngớ ngẩn” không người lái, thì Nguyễn Văn Cốc vẫn là phi công “đỉnh” nhất trong chiến tranh trên bầu trời Bắc Việt vì không có bất cứ một phi công Mỹ nào đạt được thành tích hạ trên 5 chiếc.

Vậy thì tại sao các phi công Việt Nam lại ghi được nhiều bàn thắng hơn các phi công Mỹ? Có lẽ lý do đầu tiên là số lượng. Trong năm 1965, Không quân Việt Nam chỉ có 36 chiếc MiG-17 với một số lượng tương đương phi công, thì đến 1968 họ đã có tới 180 chiếc MiG và 72 phi công. Sáu “tiểu đội” phi công dũng cảm này phải đối mặt với 200 chiếc F-4 của các phi đoàn 8, 35 và 366;  khoảng 140 chiếc Thần sấm F-105 của các phi đoàn 355 và 388 của Không lực Hoa Kỳ và khoảng 100 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ (F-8, A-4 và F-4) từ tàu sân bay “Yankee Station” trực chiến trong Vịnh Bắc Bộ, kiêm cả các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động không kích (EB-6B – gây nhiễu; HH-53 – cứu phi công nhảy dù; “Skyraider” yểm hộ hai loại trên).

Như vậy, phi công Việt Nam rõ ràng là “bận rộn” hơn đối thủ, và đồng thời họ dễ dàng tìm được mục tiêu để diệt hơn, và quan trọng là họ chiến đấu với tinh thần “chiến đấu đến khi hy sinh”. Họ không cần phải về nhà, vì đây đã là nhà của họ rồi – Tổ quốc. Phi công Mỹ cứ sau 100 chuyến xuất kích lại được về thăm nhà, ngoài ra còn được về để huấn luyện, để nhận lệnh hoặc trăm thứ việc linh tinh khác. Khi quay lại, không phải ai cũng sẵn sàng chiến đấu.

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2009, 03:58:54 pm gửi bởi trachvandung » Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #36 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 02:56:44 pm »

Vậy thì đặc điểm của chiến thuật của hai bên là gì? Bởi vì Không lực Hoa Kỳ đã không tấn công tiêu diệt được các dàn rađa và trung tâm chỉ huy bay của Bắc Việt (lúc đó họ cho rằng được sự cố vấn của các chuyên gia quân sự Liên Xô hoặc Trung Quốc), người Việt Nam đã dẫn các máy bay tiêm kích đánh chặn của họ một cách tài tình với chiến thuật “du kích”, mai phục trên bầu trời. Những chiếc MiG nhanh như cắt và bất ngờ tấn công vào đội hình không quân Hoa Kỳ từ nhiều hướng khác nhau (thông thường, MiG-17 đánh vỗ mặt, MiG-21 đánh từ phía sau). Sau khi bắn rơi một vài chiếc trong đội hình Mỹ, bắt các máy bay cường kích F-105 phải hấp tấp ném bom trước khi đến mục tiêu, không chờ đợi sự phản ứng của đối phương, các máy bay MiG biến mất. Chiến thuật “không chiến du kích” của không quân Việt Nam đã rất thành công.

 Chiến thuật này nhiều khi lại được sự hậu thuẫn của chính những thói quen thủ cựu đến kỳ quặc của không lực Hoa Kỳ. Ví dụ, vào cuối năm 1966, đội hình tấn công của F-105 đã bay hàng ngày ở một giờ cố định, trên một đường bay cố định và dùng những mật hiệu gọi nhau trong khi bay không thay đổi, lặp đi lặp lại trong rađiô. Các chỉ huy không quân Bắc Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội: vào tháng Chạp năm 1966, các phi công MiG-21 của Trung đoàn 921 đã chặn được tụi Thần sấm trước khi họ gặp được các tốp F-4 hộ tống, bắn rơi 14 chiếc F-105 mà chẳng mất chiếc nào. Đợt chiến đấu này kết thúc vào ngày 2 tháng Giêng năm 1967 khi Đại tá Robin Olds tiến hành chiến dịch “Bolo”.
Về huấn luyện

Giữa thập kỷ 1960, các phi công Mỹ được tập trung huấn luyện sử dụng tên lửa không đối không (như các loại AIM-7 Sparrow (dẫn đường bằng rađa) và AIM-9 (dẫn đường bằng hồng ngoại)) để giành chiến thắng trong không chiến. Tuy nhiên, họ đã “quên” rằng người phi công ngồi trong khoang lái quan trọng hơn vũ khí họ sử dụng rất nhiều. Nhưng không quân Việt Nam rất biết điều đó, họ huấn luyện và cùng với các phi công của họ khai thác tính năng thế mạnh của những chiếc MiG 17, 19 và 21: nhanh nhẹn, cơ động, sử dụng lối đánh gần, khi mà những chiếc Con ma và Thần sấm hoàn toàn bất lực. Chỉ cho đến năm 1972, khi chương trình “Top Gun” cải thiện kỹ năng không chiến của các phi công Mỹ trong Hải quân Hoa Kỳ như Randall Cunningham, và sự xuất hiện của chiếc F-4E tích hợp khẩu cà-nông 20mm “Núi lửa” (Vulcan) thì tình hình mới được cải thiện.

Cuối cùng, với mật độ đông đúc máy bay Mỹ trên bầu trời, với cái nhìn của các phi công Việt Nam thì đó là một “chiến trường giàu mục tiêu”, còn với các phi công Mỹ thì Việt Nam là một “mảnh đất nghèo đói”. Các phi công Mỹ không có đủ mục tiêu để có thể san bằng tỷ số, bởi vì làm gì có chiếc MiG nào ở xung quanh mà tiêu diệt! Thời đó, Không quân Việt Nam chưa bao giờ có quá 200 chiếc máy bay chiến đấu.

Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra nhiều Át Việt Nam hơn là Át Hoa Kỳ, và tạo điều kiện cho các phi công Át Việt Nam ghi được nhiều bàn thắng hơn các đối thủ Mỹ. Nói một cách chính thức thì có 16 phi công Át Việt Nam trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam (13 người là phi công MiG-21, chỉ có 3 người là phi công MiG-17 và không có Át MiG-19). Trong danh sách dưới đây, con số trong ngoặc đơn ở cột “Chiến công” là số liệu được Không lực Hoa Kỳ chính thức xác nhận, và do đó trên thực tế số “bàn thắng” có thể cao hơn.

Các phi công Át MiG-17 và MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam:

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2009, 04:17:09 pm gửi bởi trachvandung » Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #37 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 03:23:36 pm »

...từ tàu sân bay “Yankee Station” ....

Không có tàu sân bay nào tên thế đâu! đó là tên gọi vị trí của cụm các hạm tàu Mỹ, đánh dấu trên hải đồ, nơi các tàu của hạm đội 7 Mỹ neo đâu ở ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tọa độ vị trí Yankee Station trên biển này (bao gồm các tàu sân bay và tàu hỗ trợ khác) có thể xê dịch lên/xuống chứ không cố định. Trong KCCM, Quân chủng PKKQ phải trinh sát kỹ thuật bám sát trạm này để có ý đồ tác chiến phù hợp.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #38 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 03:29:16 pm »

Phải nói thêm rằng, đây là những chiến công của các phi công dũng cảm, các dũng sỹ trên bầu trời đã phải đối mặt với một lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới để bảo vệ Tổ quốc họ, và họ rất biết rằng mình đang đối mặt với ai.
 
Đại tá Toon là ai?
Người đọc Hoa Kỳ rất có thể đã từng nghe về người phi công Át huyền thoại của Việt Nam, đại tá Toon (hoặc Tomb). Nhưng vì sao ông không có trong danh sách ở đây? Bởi vì ông ta đúng là chỉ có trong “huyền thoại”. Chẳng có phi công nào là Đại tá Toon của Không quân Việt Nam, ông ta là nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những “nghệ sỹ sôlô” ném bom đơn độc ban đêm trong chiến tranh thế giới II được gọi là “máy giặt Sác-li” vậy. 
 
Nguyễn Văn Bảy
Khi Trung đoàn không quân tiêm kích 923 được thành lập ngày 7 tháng Chín năm 1965, Nguyễn Văn Bảy là một trong những học viên được lựa chọn để học lái MiG-17 Fresco. Khóa học kết thúc tháng Giêng năm 1966, và người trung úy trẻ tuổi nhanh chóng được tham gia vào cuộc đối mặt với Không lực Hoa Kỳ.
Ngày 21 tháng Giêng năm 1966, bốn chiếc MiG-17 của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 “túm được” một chiếc máy bay trinh sát RF-8A cùng với mấy gã hộ vệ F-8 Crusader (Hiệp sỹ thánh chiến) của phi đội 211 Hoa Kỳ. Mặc dù đội “Hiệp sỹ thánh chiến” bắn rơi được hai chiếc MiG, Nguyễn Văn Bảy vẫn ghi được bàn thắng đầu tiên của mình bằng một chiếc F-8E của Cole Black, người sau đó nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Quan trọng hơn, các phi công Việt Nam đã lập được chiến công của họ: Bảy và người chỉ huy, phi công Phan Thành Trung trong vai trò của người chỉ huy đội đã bắn hạ một chiếc RF-8A. Người phi công, Leonard Eastman sau đó cũng bị bắt làm tù binh.
Một tuần sau đó, ngày 29 tháng Sáu, Bảy cùng ba phi công MiG-17 khác tham gia vào trận đánh với các máy bay F-105D đang tới đánh vào kho xăng Đức Giang (Hà Nội), và (cùng với Phạm Văn Túc) Nguyễn Văn Bảy bất ngờ hạ luôn một chiếc F-105D. Người phi công bị hạ chính là tốp trưởng, thiếu tá Murphy Neal Jones sau đó bị bắt làm tù binh. 

Trận đánh giòn giã nhất của Nguyễn Văn Bảy là vào ngày 24 tháng Tư năm 1967. Cùng với người biên đội trưởng, biên đội bất ngờ, bí mật cất cánh từ sân bay dã chiến Kiến An, đưa những chiếc MiG-17 vào trận “tiếp đón” các máy bay của hải quân Hoa Kỳ vào đánh cảng Hải Phòng. Bảy tiếp cận một chiếc F-8C của Phi đội 24 và dùng khẩu cà-nông 37mm của mình bắn nó vỡ tan thành từng mảnh. Chiếc F-8C  số hiệu 146915 do thiếu tá hải quân E.J.Tucker bốc cháy và vỡ vụn. E.J.Tucker nhảy dù và bị bắt (nhưng sau đó chết trong khi bị giam). Những chiếc F-4B của Phi đội 114 hộ tống tìm cố gỡ bàn bằng cách lao vào công kích Bảy, nhưng người trợ thủ của Bảy, Nguyễn Thế Hơn đã kịp báo cho anh, Bảy tài tình ngoặt gấp tránh được tất cả những cú phóng tên lửa của máy bay Mỹ. Sau đó chính anh lại lao chiếc MiG-17 Fresco của mình về phía một chiếc F-4 Con Ma, hạ nó bằng pháo (Tổ bay, các thiếu tá hải quân C.E. Southwick và Ens. J.W. Land nhảy dù và được cứu, vẫn nghĩ rằng mình bị bắn rơi bởi pháo cao xạ phòng không). Ngày hôm sau 25 tháng Tư, biên đội của Bảy lại tiếp tục ghi bàn, bắn hạ hai chiếc A-4 mà chẳng bị thiệt hại gì. Cả hai chiến công của họ đều được xác nhận chính thức bởi Hải quân Hoa Kỳ: chiếc A-4C số hiệu 147799 trung úy Stackhouse (bị bắt làm tù binh) – rơi xuống trước mũi súng của Bảy và chiếc thứ hai, chiếc A-4C số hiệu 151102, lái bởi trung úy hải quân A.R. Crebo (được cứu thoát). Bảy được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng quân đội vì kỹ thuật bay và tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, và cả do sự chỉ huy biên đội tài tình. Đầu năm 1972, Bảy cùng với người đồng đội Lê Xuân Di được các chuyên gia Cuba huấn luyện trong chống tàu chiến, và họ quả là những học trò giỏi. Ngày 19 tháng Tư năm 1972, họ tấn công hai chiếc Khu trục hạm USS Oklahoma City và Highbee, đang làm nhiệm vụ pháo kích thành phố Vinh. Trong khi Bảy bắn bị thương nhẹ chiếc thứ nhất, Lê Xuân Di đã thả một quả bom 500 bảng (hơn 200 kg) BETAB-250 trúng tháp chỉ huy phía sau chiếc thứ hai. Đây là trận bị tấn công từ trên không đầu tiên của Hạm đội Bảy Hải quân Hoa Kỳ kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới 2.     
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2009, 03:32:15 pm gửi bởi trachvandung » Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2009, 03:31:15 pm »

...từ tàu sân bay “Yankee Station” ....

Không có tàu sân bay nào tên thế đâu! đó là tên gọi vị trí của cụm các hạm tàu Mỹ, đánh dấu trên hải đồ, nơi các tàu của hạm đội 7 Mỹ neo đâu ở ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tọa độ vị trí Yankee Station trên biển này (bao gồm các tàu sân bay và tàu hỗ trợ khác) có thể xê dịch lên/xuống chứ không cố định. Trong KCCM, Quân chủng PKKQ phải trinh sát kỹ thuật bám sát trạm này để có ý đồ tác chiến phù hợp.

Bài này tui sưu tầm thui tác giả của nó là : S. Sherman & Diego Fernando Zampini
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM