Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:50:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342907 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #410 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2013, 08:48:03 pm »

Một con đường đã không được lựa chọn

Tất nhiên là có giải pháp khác cho chính sách 1 năm: luân chuyển toàn bộ các phi đoàn. Trong khi nó có thể dẫn đến kết quả là 1 số phi đoàn sẽ phải gánh trách nhiệm nhiều hơn - tương tự với những gì diễn ra trong HQ - gần như chắc chắn là điều đó sẽ có hiệu quả tác chiến cao hơn. Có thể xem xét hệ thống này sẽ làm việc như thế nào bằng việc nhìn vào kết quả ở giai đoạn đầu chiến tranh hay sau này, trong Linebacker khi toàn bộ đơn vị được cử đến ĐNA trong 1 thời gian. Các phi đoàn làm nhiệm vụ lâm thời trong Linebacker khá tương đồng với những gì khi bắt đầu chiến tranh và được phi công thường trực đánh giá cao. Một sát thủ diệt MiG bình luận, "Chúng tôi thấy các phi đoàn [làm nhiệm vụ lâm thời] khi đến Udorn cùng nhau có trình độ cao hơn nhiều so với các phi đoàn thường trực do sự luân chuyển phi công hàng năm". Các phi đoàn này cho thấy tiềm năng có thể nếu như KQ đã lựa chọn cách luân chuyển toàn bộ phi đoàn.

Luân chuyển cả phi đoàn cũng sẽ làm giảm gánh nặng huấn luyện cho các không đoàn chiến đấu vốn tốn nhiều nguồn lực để đưa dòng phi công mới liên tục đạt chuẩn chiến đấu. Ở thời điểm nào các không đoàn cũng có 1 số phi công đơn giản là không đủ tiêu chuẩn cho những nhiệm vụ khó nhất. Nếu KQ chọn cách luân chuyển này, họ có thể được chuẩn bị cho lượt chiến đấu của mình và có thể chỉ mang theo những phi công sẵn sàng cho chiến đấu, nhờ đó không cần phải huấn luyện trên chiến trường.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #411 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2013, 10:23:21 am »

Phi công phụ F-4 KQ

KQ tạo ra 1 vấn đề với các phi công F-4 bằng việc xếp 1 phi công đủ tiêu chuẩn với 1 học viên phi công huấn luyện ở ghế sau của F-4. Ý tưởng của họ là phi công phụ - GIB này sẽ học các hệ thống của F-4 rồi chuyển lên làm lái chính. Nhưng cách thức này gây ra hàng loạt khó khăn. Đầu tiên là không có cách nào phát triển 1 chương trình cố định lâu dài để huấn luyện các GIB về hoạt động của hệ thống trên F-4 hay làm việc nhóm với phi công chính, do mọi phi công phụ đều muốn được lên đời càng nhanh càng tốt, nơi họ có thể bay thực sự thay vì chỉ dùng radar. Thứ hai, vì những lý do hiển nhiên nên thường xảy ra trong các phi đoàn chiến đấu là ghép những GIB giỏi với phi công kém, nhưng sự kết hợp này thường là khó khăn cho cả 2. Phi công chính yếu kém, thường là những sĩ quan cấp cao chưa bao giờ lái tiêm kích trước đó, có xu hướng mắc sai lầm dưới sức nóng của trận chiến; ngược lại, các GIB giỏi (luôn là trung úy) rất nhanh trong việc nhận ra những sai lầm đó và báo cho phi công chính, đôi khi bằng cách không lịch sự tí nào. Do vậy, trong những tình huống sinh tử, xung đội giữa 2 người thường không hiếm và khi ngày càng nhiều phi công chính với ít hoặc không có kinh nghiệm tiêm kích tham chiến, vấn đề gia tăng. Khó khăn nữa là nhiều phi công tiêm kích có kinh nghiệm bay F-4 thường không thích GIB. Phần lớn bọn họ đã bay cả sự nghiệp trên những tiêm kích 1 chỗ ngồi, nơi họ tự tạo ra thói quen cho mình – và có thể tự phạm sai lầm mà không bị can thiệp vào. Một số thấy việc có thêm người trên máy bay rất khó chịu và không cố gắng để tận dụng GIB đúng cách; có rất nhiều phi công chính yêu cầu GIB không làm gì, kể cả nói trong toàn bộ chuyến bay.

Thực tế rằng KQ thiếu phi công dẫn đến quyết định xếp 2 người trên 1 F-4 thực sự là khó hiểu. Trong khi thiếu phi công, họ có thừa dẫn đường trên không (navigator), vậy giải pháp thực tế là xếp các navigator vào vị trí phi công phụ. Không như KQ, HQ Mỹ xếp navigator – RIO - ở ghế sau F-4, và họ được huấn luyện tốt, được tôn trọng và là 1 phần quan trọng của F-4 HQ. Cả các đơn vị chiến đấu ở ĐNA lẫn các BCH KQ đều yêu cầu thay đổi chính sách, nhưng bất chấp điều đó, BCH KQCT – TAC, nơi đưa ra quyết định cuối cùng vẫn để các phi công ngồi ghế sau F-4 đến tận sau Rolling Thunder.

Khi TAC chấp nhận chính sách của HQ và xếp navigator vào ghế sau F-4, họ trở thành những thành viên có ích hơn trong tổ bay F-4. Được đổi tên thành chuyên viên vũ khí – Weapons Systems Operators (WSO, hay Whizzos), phi công phụ giờ có thể tập trung vào nghiên cứu hệ thống vũ khí của F-4 thay vì những gì phi công chính đang làm. WSO nhanh chóng được chấp nhận và nhìn chung được đánh giá là huấn luyện tốt và thích hợp hơn các phi công ngồi ghế phụ.


Vấn đề của HQ Mỹ

Vấn đề nhân sự của KQ khi so với HQ vẫn còn là nhỏ. Trong Rolling Thunder, các phi công HQ trong mỗi chuyến tới VN dành phần lớn thời gian ở Yankee Station và thường phải bay 60-70 phi vụ mỗi chuyến. Do mỗi lượt làm nhiệm vụ trên TSB bao hàm nhiều chuyến nên nhiều khi công HQ bay hơn rất nhiều so với con số 100 phi vụ ở BVN – con số có thể giúp phi công KQ về nhà trong cuộc chiến – và vẫn còn có thể bị cử đi tiếp. Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức năm 1967 HQ đưa ra chính sách phi công chỉ phải đi 2 chuyến chiến đấu trong 14 tháng. Nó giải quyết phần nào nhưng vẫn có nghĩa là cứ 14 tháng, 1 phi công HQ có thể phải bay 120 phi vụ ở BVN, rồi làm điều đó 14 tháng sau trong khi người đồng nghiệp bên KQ đã ở nhà sau 100 phi vụ ở BVN.

Ngoài ra, không như KQ, HQ không thể chỉ đơn giản là lấy phi công trên những máy bay đa động cơ rồi biến họ thành phi công tiêm kích hay cường kích. Dưới hệ thống huấn luyện của HQ, phi công được lựa chọn ngay từ đầu cho việc huấn luyện bay tiêm kích hay không tiêm kích. Hệ thống “2 con đường” này bao gồm việc huấn luyện 2 loại phi công hoàn toàn khác nhau, khiến nó rất khó khăn trong việc chuyển 1 phi công lái máy bay cỡ lớn sang tiêm kích, mặc dù họ đã thử với kết quả lẫn lộn.

Không chỉ khó khăn trong việc chuyển loại, mà khác với KQ, HQ có tiêu chuẩn về trình độ phi công tốt nghiệp. Bất kể cần thêm phi công đến mức nào, tất cả mọi phi công HQ – kể cả người lái máy bay cỡ lớn – phải đủ giỏi để hạ cánh trên TSB, thường được coi là nhiệm vụ bay khó nhất. Không như KQ có thể chủ định hạ tiêu chuẩn để cho thêm phi công tốt nghiệp, tiêu chuẩn của HQ thực sự là rất cố định. Cuối cùng, do cần huấn luyện thêm về hạ cánh trên TSB, HQ mất thêm 6 tháng so với KQ, khiến cho hệ thống huấn luyện của nó đáp ứng chậm hơn.

Kết quả là những phi công HQ đó bay nhiệm vụ ở BVN và chịu tổn thất.  Thiệt hại lớn trong chiến đấu cộng với rất ít hy vọng được thay thế và sự phản đối chiến tranh VN gia tăng ở Mỹ gây ra áp lực tinh thần cho các phi công HQ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vnmission
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #412 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2013, 08:36:03 pm »

Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam

http://news.zing.vn/quan-su/tiet-lo-cua-nguoi-linh-lien-xo-bao-ve-bau-troi-viet-nam/a316518.html#article_recent

Thế giới Quân sự | Cập nhật thứ sáu, ngày 26/04/13 11:37 sáng

Sự tham gia của hàng ngàn sĩ quan và chiến sĩ Xô Viết trên chiến trường Việt Nam được giữ bí mật tuyệt đối trên mọi phương tiện thông tin cho đến tận ngày nay.
Đài Tiếng nói nước Nga đã phỏng vấn một trong những cựu chiến binh Xô Viết, những người đã tham gia bảo vệ bầu trời Việt Nam trước những cuộc không kích dữ dội của Không quân Mỹ. Đó là ông Nikolai Kolesnik, Chủ tịch Hiệp Hội cựu chiến binh Việt Nam trên toàn Nga, người mà từ năm 1965 đã tham gia các trận chiến đấu phòng không chống lại các cuộc không kích ồ ạt của lực lượng không quân Mỹ, trong vị trí của những chiến sĩ – trắc thủ tên lửa Xô Viết.
Theo ông N.Kolesnik, sự giúp đỡ của Liên bang Xô Viết trong những năm chiến tranh là vô cùng to lớn và toàn diện trên mọi mặt, chỉ tính riêng viện trợ quân sự củaLiên Xô về giá trị đã lên tới khoảng hai triệu USD một ngày cho tất cả những năm chiến tranh. Việt Nam đã nhận được một số lượng rất lớn vũ khí khí tài, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho chiến đấu. Chỉ cần trích dẫn một vài con số: 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo và súng cối, hơn 5.000 nòng súng, pháo phòng không các loại và các tổ hợp kỹ thuật, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, 100 tàu chiến các loại. Và tất cả khối lượng cơ sở vật chất, vũ khí khí tài, phương tiện chiến đấu này đều là viện trợ không hoàn lại. Để có thể khai thác sử dụng vũ khí trang bị, khí tài chiến đấu, cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam phải được học tập và huấn luyện kỹ năng. Chính vì điều này, các chuyên gia, cố vấn quân sự và kỹ thuật viên được gửi đến Việt Nam.
Từ tháng 7/1965 đến hết năm 1974, nhiệm vụ quốc tế vô sản tại Việt Nam đã có sự tham dự của 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như hơn 4.500 hạ sĩ quan, chiến sĩ của lực lượng vũ trang Xô Viết. Ngoài ra, các trường quân sự và các học viện của Liên Xô đã đào tạo các cán bộ nòng cốt của lực lượng vũ trang Việt Nam - hơn 10.000 người.
Người ta nói rằng, vũ khí trang bị, được viện trợ từ СССР vào Việt Nam đã lỗi thời?
N. Kolesnik: Vào thời điểm đó là hiện đại nhất. Ví dụ, với máy bay chiến đấu "MiG-21" - các phi công Việt Nam bắn rơi "F-105" “F4 "pháo đài bay "B-52". Trong tất cả những năm chiến tranh, các máy bay tiêm kích của quân đội nhân dânViệt Nam bắn hạ 350 máy bay địch. Không quân Việt Nam tổn thất ít hơn rất nhiều, chỉ có 145 máy bay.
Trong lịch sử không quân nhân dân Việt Nam có những phi công, chiến công của họ có tới 7, 8 và 9 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Đồng thời, thành tích của phi công Mỹ cao nhất Charles B. DeBellevue ở Việt Nam chỉ có 6 lần chiến thắng trên không. Trong các trận không chiến ở Việt Nam, các tên lửa của Liên Xô S-75 "Dvina" là có khả năng đánh trúng mục tiêu trên không ngay cả ở độ cao 25 km.
"Đây thực sự là các đầu đạn nguy hiểm nhất được phóng lên từ mặt đất từ trước đến nay vào mục tiêu là những máy bay chiến đấu", tạp chí MỹMilitaryTechnology - Kỹ thuật quân sự tuyên bố vào thời điểm chiến tranh.
Lực lượng bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam, được đào tạo và huấn luyện của các chuyên gia, cố vấn quân sự Xô Viết, đã bắn hạ hơn 1.300 máy bay chiến đấu Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52. Mỗi chiếc máy bay đó mang trên mình nó 25 tấn bom, mỗi chiếc B-52 có thể tiêu diệt và phá hủy hoàn toàn mọi sự sống và các công trình xây dựng trên một diện tích bằng 30 cái sân vận động bóng đá. Không lực Mỹ ném bom thường xuyên trên tuyến đường vận tải Hồ Chí Minh và tất cả các khu công nghiệp, các thành phố lớn của miền Bắc Việt nam, chúng thường xuyên bay trên các độ cao mà súng phòng không các cỡ nòng không thể với tới được. Sau những chiến thắng đầu tiên của tên lửa phòng không, các phi công Mỹ buộc phải hạ độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa dày đặc của súng phòng không.
Khi có sự xuất hiện của các tên lửa phòng không “Dvina” (tên lửa SAM-2), các phi công Mỹ bắt đầu từ chối nhiệm vụ bay vào không phận Miền Bắc Việt Namoanh tạc. Bộ Tư lệnh lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp khẩn cấp như nâng mức tiền bay cho mỗi phi vụ không kích, liên tục thay đổi lực lượng các phi đoàn trên các tàu sân bay. Tại Việt Nam đã xuất hiện một mô hình huấn luyện đào tạo chưa từng có trong lịch sử huấn luyện quân sự, các chuyên gia giảng dạy và các học viên thực hành bằng trận đánh thực tế, mục tiêu địch thực sự.
Trong những ngày tháng đầu tiên của lực lượng tên lửa phòng không, trên các trận địa tên lửa phòng không, các sĩ quan Xô Viết cố vấn giới thiệu tác chiến, các sĩ quan tên lửa Việt Nam học ngay trên xe điều khiển và cùng rút kinh nghiệm. Bài học đầu tiên thật dữ dội đối với không lực Mỹ - vô tình trở thành giáo cụ và quân xanh thực tiễn. Ngày 24/7/1965, 4 máy bay F-4 Phantom lúc đó đang trên đường bay không kích Hà Nội, trên độ cao mà các khẩu đội pháo phòng không không với tới được. Các đơn vị tên lửa đã khai hỏa và bắn hạ 3 trong số 4 chiếc. Ngày 24/7 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.
Ông có nhớ trận chiến đấu đầu tiên mà ông tham gia? Khi nào và kết quả của nó?
N. Kolesnik: Ngày11/8/1965. chúng tôi lên vị trí chiến đấu 18 lần khi có báo động. Và địch không bay vào khu vực tác chiến - không có kết quả. Cuối cùng, vào lúc đêm khuya, trận địa của tiểu đoàn đã phóng 3 tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tiểu đoàn một và tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam, nơi tôi phục vụ trong đêm đó đã bắn rơi 15 máy bay địch.
Không quân Mỹ chắc chắn sẽ săn tìm các đơn vị tên lửa của các ông?
N. Kolesnik: Tất nhiên rồi, các trận địa tên lửa được thay đổi sau mỗi trận đánh. Không có cách nào khác, nếu quân địch phát hiện ra trận địa tên lửa, ngay tức khắc sẽ tấn công dồn dập bằng tên lửa và bom các loại. Người Mỹ bằng mọi cách cố gắng chế áp các hoạt động tác chiến của các đơn vị tên lửa, gây nhiễu, sử dụng tên lửa Shrike chống radar điều khiển. các nhà thiết kế, chế tạo tên lửa cũng phải nhanh chóng phân tích, đánh giá và hoàn thiện, nâng cấp tên lửa và các trang thiết bị, khí tài tác chiến.
Ông có dịp nào được gặp các tù binh – phi công Mỹ?
N. Kolesnik: Chưa bao giờ được nhìn thấy. Vả lại sự có mặt của chúng tôi tại Việt Nam được giữ bí mật tuyệt đối. Chỉ cần biết rằng, trong suốt thời gian công tác, chúng tôi chỉ được mặc đồ dân sự, không có vũ khí cá nhân và hoàn toàn không có giấy tờ gì. Mọi giấy tờ tùy thân được lưu giữ tại Đại sứ quán.
Cấp trên đã thông báo thế nào về nhiệm vụ phải bay đến Việt Nam, và ông đã nói thế nào ở nhà?
N. Kolesnik: Tôi phục vụ trong trung đoàn phòng không thủ đô Moscow. Trung đoàn trưởng thông báo rằng chúng tôi được đề nghị điều động đi công tác ở một đất nước với "khí hậu nhiệt đới rất nóng". Gần như tất cả mọi người đều đồng ý, và những người đi vì lý do gì, không muốn đi, thì sẽ không được đi. Tôi cũng đã nói như vậy khi ở nhà.
Điều gì gây ấn tượng cho ông nhất – một chàng trai trẻ - khi lần đầu tiên đếnViệt Nam?
N. Kolesnik: tất cả đều gây ấn tượng mạnh; Mội trường tự nhiên xung quanh, khí hậu nhiệt đới, những người dân, hầm tránh bom – chỗ mà chúng tôi hay phải chui vào mỗi khi có báo động. Chỉ thị và hướng dẫn nhận được ở Moscow là đào tạo và huấn luyện các trắc thủ tên lửa Việt Nam, nhưng trên thực tế, phải giảng dạy và huấn luyện ngay trên trận địa, trong xe điều khiển, hàng ngày, dưới những trận không kích không ngừng nghỉ của Không quân Mỹ. Các đồng chí Việt Nam là những người kiên trì – họ học rất nhanh và thu thập rất nhanh kinh nghiệm tác chiến. Tôi cũng học được vài câu khẩu lệnh và vài câu nói phổ dụng bằng tiếng Việt.
Vấn đề gì là khó khăn nhất ở Việt Nam?
N. Kolesnik: Thời tiết nóng và độ ẩm rất cao là điều khó khăn nhất . Ví dụ: sau 40 phút nạp chất ô xy hóa vào tên lửa trong bộ quần áo cao su đặc chủng, chúng tôi gầy đi đến 1 kg trọng lượng cơ thể.
Thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện mối quan tâm thế nào đối với cuộc chiến tranh và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến?
N. Kolesnik: Những cựu chiến binh Việt Nam thể hiện sự kính trọng và tình đồng chí vô cùng to lớn với chúng tôi. Chúng tôi cùng nhớ lại những ngày tháng khói lửa, khó khăn gian khổ và những chiến công chung của tình đồng chí. Thế hệ trẻ thực tế hơn, họ với sự quan tâm và tò mò đặt câu hỏi cho chúng tôi về những trận đánh cũng như những chi tiết, những khía cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh.
Hiện nay trên đất nước Nga có nhiều quan điểm khác nhau về sự tham dự của Liên bang Xô Viết trong các cuộc xung đột nằm ngoài biên giới lãnh thổ. Ông đánh giá thế nào sự tham dự của mình trong chiến tranh tại Việt Nam?
N. Kolesnik: Đối với tôi cho đến tận bây giờ, đó là những ngày tháng đáng ghi nhớ nhất và đáng sống nhất trong cuộc đời. Tôi và những đồng chí của tôi, Xô viết –Việt Nam đã tham gia vào những sự kiện lịch sử hùng tráng nhất và đã rèn lên chiến thắng – bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tôi vô cùng tự hào là đã mang nhiệt huyết và sức lực của mình đóng góp cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam và có một phần công sức trong công tác xây dựng Lực lượng tên lửa phòng không Anh hùng của Việt Nam.
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #413 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 08:41:17 am »

Tiết lộ của người lính Liên Xô bảo vệ bầu trời Việt Nam

http://news.zing.vn/quan-su/tiet-lo-cua-nguoi-linh-lien-xo-bao-ve-bau-troi-viet-nam/a316518.html#article_recent

Thế giới Quân sự | Cập nhật thứ sáu, ngày 26/04/13 11:37 sáng

Sự tham gia của hàng ngàn sĩ quan và chiến sĩ Xô Viết trên chiến trường Việt Nam được giữ bí mật tuyệt đối trên mọi phương tiện thông tin cho đến tận ngày nay.
Đài Tiếng nói nước Nga đã phỏng vấn một trong những cựu chiến binh Xô Viết, những người đã tham gia bảo vệ bầu trời Việt Nam trước những cuộc không kích dữ dội của Không quân Mỹ. Đó là ông Nikolai Kolesnik, Chủ tịch Hiệp Hội cựu chiến binh Việt Nam trên toàn Nga, người mà từ năm 1965 đã tham gia các trận chiến đấu phòng không chống lại các cuộc không kích ồ ạt của lực lượng không quân Mỹ, trong vị trí của những chiến sĩ – trắc thủ tên lửa Xô Viết.
Theo ông N.Kolesnik, sự giúp đỡ của Liên bang Xô Viết trong những năm chiến tranh là vô cùng to lớn và toàn diện trên mọi mặt, chỉ tính riêng viện trợ quân sự củaLiên Xô về giá trị đã lên tới khoảng hai triệu USD một ngày cho tất cả những năm chiến tranh. Việt Nam đã nhận được một số lượng rất lớn vũ khí khí tài, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho chiến đấu. Chỉ cần trích dẫn một vài con số: 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo và súng cối, hơn 5.000 nòng súng, pháo phòng không các loại và các tổ hợp kỹ thuật, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, 100 tàu chiến các loại. Và tất cả khối lượng cơ sở vật chất, vũ khí khí tài, phương tiện chiến đấu này đều là viện trợ không hoàn lại. Để có thể khai thác sử dụng vũ khí trang bị, khí tài chiến đấu, cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam phải được học tập và huấn luyện kỹ năng. Chính vì điều này, các chuyên gia, cố vấn quân sự và kỹ thuật viên được gửi đến Việt Nam.
Từ tháng 7/1965 đến hết năm 1974, nhiệm vụ quốc tế vô sản tại Việt Nam đã có sự tham dự của 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như hơn 4.500 hạ sĩ quan, chiến sĩ của lực lượng vũ trang Xô Viết. Ngoài ra, các trường quân sự và các học viện của Liên Xô đã đào tạo các cán bộ nòng cốt của lực lượng vũ trang Việt Nam - hơn 10.000 người.
Người ta nói rằng, vũ khí trang bị, được viện trợ từ СССР vào Việt Nam đã lỗi thời?
N. Kolesnik: Vào thời điểm đó là hiện đại nhất. Ví dụ, với máy bay chiến đấu "MiG-21" - các phi công Việt Nam bắn rơi "F-105" “F4 "pháo đài bay "B-52". Trong tất cả những năm chiến tranh, các máy bay tiêm kích của quân đội nhân dânViệt Nam bắn hạ 350 máy bay địch. Không quân Việt Nam tổn thất ít hơn rất nhiều, chỉ có 145 máy bay.
Trong lịch sử không quân nhân dân Việt Nam có những phi công, chiến công của họ có tới 7, 8 và 9 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Đồng thời, thành tích của phi công Mỹ cao nhất Charles B. DeBellevue ở Việt Nam chỉ có 6 lần chiến thắng trên không. Trong các trận không chiến ở Việt Nam, các tên lửa của Liên Xô S-75 "Dvina" là có khả năng đánh trúng mục tiêu trên không ngay cả ở độ cao 25 km.
"Đây thực sự là các đầu đạn nguy hiểm nhất được phóng lên từ mặt đất từ trước đến nay vào mục tiêu là những máy bay chiến đấu", tạp chí MỹMilitaryTechnology - Kỹ thuật quân sự tuyên bố vào thời điểm chiến tranh.
Lực lượng bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam, được đào tạo và huấn luyện của các chuyên gia, cố vấn quân sự Xô Viết, đã bắn hạ hơn 1.300 máy bay chiến đấu Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52. Mỗi chiếc máy bay đó mang trên mình nó 25 tấn bom, mỗi chiếc B-52 có thể tiêu diệt và phá hủy hoàn toàn mọi sự sống và các công trình xây dựng trên một diện tích bằng 30 cái sân vận động bóng đá. Không lực Mỹ ném bom thường xuyên trên tuyến đường vận tải Hồ Chí Minh và tất cả các khu công nghiệp, các thành phố lớn của miền Bắc Việt nam, chúng thường xuyên bay trên các độ cao mà súng phòng không các cỡ nòng không thể với tới được. Sau những chiến thắng đầu tiên của tên lửa phòng không, các phi công Mỹ buộc phải hạ độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa dày đặc của súng phòng không.
Khi có sự xuất hiện của các tên lửa phòng không “Dvina” (tên lửa SAM-2), các phi công Mỹ bắt đầu từ chối nhiệm vụ bay vào không phận Miền Bắc Việt Namoanh tạc. Bộ Tư lệnh lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp khẩn cấp như nâng mức tiền bay cho mỗi phi vụ không kích, liên tục thay đổi lực lượng các phi đoàn trên các tàu sân bay. Tại Việt Nam đã xuất hiện một mô hình huấn luyện đào tạo chưa từng có trong lịch sử huấn luyện quân sự, các chuyên gia giảng dạy và các học viên thực hành bằng trận đánh thực tế, mục tiêu địch thực sự.
Trong những ngày tháng đầu tiên của lực lượng tên lửa phòng không, trên các trận địa tên lửa phòng không, các sĩ quan Xô Viết cố vấn giới thiệu tác chiến, các sĩ quan tên lửa Việt Nam học ngay trên xe điều khiển và cùng rút kinh nghiệm. Bài học đầu tiên thật dữ dội đối với không lực Mỹ - vô tình trở thành giáo cụ và quân xanh thực tiễn. Ngày 24/7/1965, 4 máy bay F-4 Phantom lúc đó đang trên đường bay không kích Hà Nội, trên độ cao mà các khẩu đội pháo phòng không không với tới được. Các đơn vị tên lửa đã khai hỏa và bắn hạ 3 trong số 4 chiếc. Ngày 24/7 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.
Ông có nhớ trận chiến đấu đầu tiên mà ông tham gia? Khi nào và kết quả của nó?
N. Kolesnik: Ngày11/8/1965. chúng tôi lên vị trí chiến đấu 18 lần khi có báo động. Và địch không bay vào khu vực tác chiến - không có kết quả. Cuối cùng, vào lúc đêm khuya, trận địa của tiểu đoàn đã phóng 3 tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tiểu đoàn một và tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam, nơi tôi phục vụ trong đêm đó đã bắn rơi 15 máy bay địch.
Không quân Mỹ chắc chắn sẽ săn tìm các đơn vị tên lửa của các ông?
N. Kolesnik: Tất nhiên rồi, các trận địa tên lửa được thay đổi sau mỗi trận đánh. Không có cách nào khác, nếu quân địch phát hiện ra trận địa tên lửa, ngay tức khắc sẽ tấn công dồn dập bằng tên lửa và bom các loại. Người Mỹ bằng mọi cách cố gắng chế áp các hoạt động tác chiến của các đơn vị tên lửa, gây nhiễu, sử dụng tên lửa Shrike chống radar điều khiển. các nhà thiết kế, chế tạo tên lửa cũng phải nhanh chóng phân tích, đánh giá và hoàn thiện, nâng cấp tên lửa và các trang thiết bị, khí tài tác chiến.
Ông có dịp nào được gặp các tù binh – phi công Mỹ?
N. Kolesnik: Chưa bao giờ được nhìn thấy. Vả lại sự có mặt của chúng tôi tại Việt Nam được giữ bí mật tuyệt đối. Chỉ cần biết rằng, trong suốt thời gian công tác, chúng tôi chỉ được mặc đồ dân sự, không có vũ khí cá nhân và hoàn toàn không có giấy tờ gì. Mọi giấy tờ tùy thân được lưu giữ tại Đại sứ quán.
Cấp trên đã thông báo thế nào về nhiệm vụ phải bay đến Việt Nam, và ông đã nói thế nào ở nhà?
N. Kolesnik: Tôi phục vụ trong trung đoàn phòng không thủ đô Moscow. Trung đoàn trưởng thông báo rằng chúng tôi được đề nghị điều động đi công tác ở một đất nước với "khí hậu nhiệt đới rất nóng". Gần như tất cả mọi người đều đồng ý, và những người đi vì lý do gì, không muốn đi, thì sẽ không được đi. Tôi cũng đã nói như vậy khi ở nhà.
Điều gì gây ấn tượng cho ông nhất – một chàng trai trẻ - khi lần đầu tiên đếnViệt Nam?
N. Kolesnik: tất cả đều gây ấn tượng mạnh; Mội trường tự nhiên xung quanh, khí hậu nhiệt đới, những người dân, hầm tránh bom – chỗ mà chúng tôi hay phải chui vào mỗi khi có báo động. Chỉ thị và hướng dẫn nhận được ở Moscow là đào tạo và huấn luyện các trắc thủ tên lửa Việt Nam, nhưng trên thực tế, phải giảng dạy và huấn luyện ngay trên trận địa, trong xe điều khiển, hàng ngày, dưới những trận không kích không ngừng nghỉ của Không quân Mỹ. Các đồng chí Việt Nam là những người kiên trì – họ học rất nhanh và thu thập rất nhanh kinh nghiệm tác chiến. Tôi cũng học được vài câu khẩu lệnh và vài câu nói phổ dụng bằng tiếng Việt.
Vấn đề gì là khó khăn nhất ở Việt Nam?
N. Kolesnik: Thời tiết nóng và độ ẩm rất cao là điều khó khăn nhất . Ví dụ: sau 40 phút nạp chất ô xy hóa vào tên lửa trong bộ quần áo cao su đặc chủng, chúng tôi gầy đi đến 1 kg trọng lượng cơ thể.
Thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện mối quan tâm thế nào đối với cuộc chiến tranh và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến?
N. Kolesnik: Những cựu chiến binh Việt Nam thể hiện sự kính trọng và tình đồng chí vô cùng to lớn với chúng tôi. Chúng tôi cùng nhớ lại những ngày tháng khói lửa, khó khăn gian khổ và những chiến công chung của tình đồng chí. Thế hệ trẻ thực tế hơn, họ với sự quan tâm và tò mò đặt câu hỏi cho chúng tôi về những trận đánh cũng như những chi tiết, những khía cạnh khác nhau của cuộc chiến tranh.
Hiện nay trên đất nước Nga có nhiều quan điểm khác nhau về sự tham dự của Liên bang Xô Viết trong các cuộc xung đột nằm ngoài biên giới lãnh thổ. Ông đánh giá thế nào sự tham dự của mình trong chiến tranh tại Việt Nam?
N. Kolesnik: Đối với tôi cho đến tận bây giờ, đó là những ngày tháng đáng ghi nhớ nhất và đáng sống nhất trong cuộc đời. Tôi và những đồng chí của tôi, Xô viết –Việt Nam đã tham gia vào những sự kiện lịch sử hùng tráng nhất và đã rèn lên chiến thắng – bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tôi vô cùng tự hào là đã mang nhiệt huyết và sức lực của mình đóng góp cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam và có một phần công sức trong công tác xây dựng Lực lượng tên lửa phòng không Anh hùng của Việt Nam.
Tay này nổ như công nông ấy à , chưa có bao giờ bắn rơi 15 cái một đêm bao giờ cả
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #414 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 09:51:50 am »

Chiến thuật tiêm kích Mỹ (lược dịch Clashes)


Chiến thuật của HQ

HQ và KQ Mỹ có học thuyết rất khác nhau về tác chiến không đối không, và tiêm kích của họ sử dụng đội hình và chiến thuật đối không rất khác nhau trong CTVN. Đơn vị tác chiến cơ bản của HQ là 2 máy bay, được gọi là 1 cặp bay song song với giãn cách bằng bán kính lượn (thường là 6000-9000ft) để chiếc này có thể ngoặt và ngay lập tức vào vị trí bảo vệ chiếc kia. Đội hình này được gọi là “loose deuce”, nó dễ dàng khi bay, không gian giữa 2 máy bay cho phép đội hình hoạt động với công suất tối đa và khoảng cách tương đối lớn giữa 2 máy bay cho phép phi công rất nhiều cơ hội để tìm kiếm địch. Ý tưởng là để cho 1 máy bay nghênh chiến, trong khi chiếc còn lại “tự do” vẫn bám đủ sát để theo dõi trận đánh nhưng không quá gần để phải lo lắng về chiếc còn lại trong biên đội khi đang tìm kiếm các mục tiêu khác. Chiếc tự do cũng có thể tham gia chiến đấu và khai hỏa nếu thấy có cơ hội. Ý đồ ở đây là để cả 2 máy bay có thể chiến đấu và ghi điểm trong khi đồng thời có thể yểm hộ cho đồng đội. Đến 1965 đội hình 2 chiếc là đội hình cơ bản cho phần lớn không quân trên thế giới, bao gồm cả Đức và Do Thái.


Chiến thuật của KQ

KQ Mỹ sử dụng đội hình khác từ thời WW2 và Triều Tiên được gọi là “fluid four” với 4 máy bay hợp thành 1 đơn vị cơ bản. Biên đội được chia thành 2 tốp: 1 tốp gồm biên đội trưởng bay số 1 và số 2 làm wingman yểm hộ; tốp 2 do số 3 chỉ huy và số 4 làm wingman yểm hộ. Trong không chiến quần vòng về lý thuyết 2 tốp này sẽ hoạt động rất giống với biên đội 2 chiếc của HQ với sự khác biệt nằm ở vai trò của các máy bay yểm hộ là số 2 và số 4. Họ sẽ bay trong đội hình sát nhau được gọi là “fighting wing”, song song phía sau chỉ huy 1500-2000ft. Về lý thuyết, vai trò của wingman là bảo vệ tốp trưởng (leader), người được chỉ định là đảm nhiệm tấn công. Trong thực tế wingman phải bay sát leader đến mức anh ta phải dành phần lớn thời gian để giữ đội hình, khiến anh ta có rất ít thời gian để quan sát toàn bộ trận đánh, nhưng đội hình này được chấp nhận ở thời trước CTVN vì máy bay lúc đó không cơ động bằng và tiêm kích trang bị pháo phải vào gần để bắn và do đó sẽ phải bay qua trước mặt wingman nếu muốn tấn công leader.

Ở VN tình thế thay đổi. Tên lửa khiến tiêm kích có thể bắn và bị bắn từ khoảng cách xa, và nó có thể tiếp cận (hoặc bị tiếp cận) rất nhanh, do đó tăng phạm vi mà wingman phải bao quát. Ngoài ra, tính năng của các tiêm kích hiện đại, đặc biệt là F-4 khiến wingman gặp phải nhiều vấn đề mới. Khả năng cơ động 3 chiều của F-4 khá lớn và vị trí của wingman là luôn phải bám sát chiếc leader cơ động gấp nên anh ta phải bận rộn để tránh va chạm, anh ta không thể nhìn phía sau để xem họ có bị tấn công hay quan sát xung quanh để tìm cơ hội tấn công. Ngoài ra wingman – kinh nghiệm và thường xuyên là kỹ năng kém hơn biên đội trưởng hay tốp trưởng phải cố gắng để bay ở 1 vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng, đặc biệt là F-4 với vấn đề về adverse yaw. Điều này dẫn tới vấn đề cho chỉ huy biên đội 4 chiếc: anh ta không thể khai thác tối đa công suất vì có thể để lạc wingman, vì vậy toàn biên đội phải cơ động dưới khả năng tối đa để chống lại đối thủ có thể cơ động tối đa.


Biên đội 4 chiếc thường sử dụng nguyên tắc “1 người bắn”, biên đội trưởng thường chỉ định bản thân làm người khai hỏa và dùng 3 chiếc còn lại để bảo vệ khi anh ta tấn công MiG (nếu có đủ mục tiêu số 3 sẽ được phép tấn công). Khi biên đội trưởng bám theo MiG toàn biên đội sẽ bị kéo dài khiến họ rất dễ bị tổn thương. Wingman phải bay sau leader, nghĩa là leader không thể bảo vệ anh ta và 1 động tác cơ động đột ngột, không lường trước thường gặp trong không chiến có thể khiến wingman thiếu kinh nghiệm hoàn toàn mất vị trí, để anh ta lại 1 mình và dễ bị tấn công. Phần lớn tổn thất của KQ là ở số 3 và 4 trong biên đội.

Như có thể hình dung, với đội hình 4 và biên đội trưởng là người tấn công duy nhất, trong cuộc chiến tranh đường không ở BVN các biên đội trưởng KQ bắn hạ phần lớn MiG. Đội hình 4 chiếc cho phép biên đội trưởng khá tự do vì biết mình luôn được bảo vệ và có thể mặc kệ các máy bay khác - điều này không phải không phổ biến với các biên đội trưởng nhưng đối với các thành viên khác thì đội hình không có tác dụng bằng.

Ngoài việc cho wingman ít kinh nghiệm hầu như không có sự bảo vệ, nguyên bắn chỉ 1 người bắn trong biên đội 4 còn làm giảm đáng kể năng lực tấn công của đội hình F-4 KQ; biên đội 4 chiếc của KQ dưới học thuyết này chỉ sử dụng 25% tiềm năng hỏa lực của mình. Nói cách khác, 2 F-4 HQ hoạt động theo học thuyết chiến thuật của họ có hỏa lực gấp đôi 4 F-4 KQ.

Đội hình fluid four cũng gây ra vấn đề về chiến thuật. BVN bắt dầu nhận ra chỉ cần 1 chiếc MiG cũng có thể lôi kéo cả 1 biên đội 4 F-4 hộ tống và từ cuối 1967, thường xuyên là 1 chiếc MiG sẽ thu hút 1 biên đội và 1 chiếc MiG nữa thu hút biên đội kia, chỉ cần 2 MiG để khóa tay 8 F-4 KQ, để lại cường kích không được bảo vệ.

KQ, ít nhất ở cấp chiến dịch biết rõ vấn đề. Như đã bàn, chương trình Feather Duster II đã quan sát hiệu quả của đội hình chiến thuật chống lại 1 máy bay kiểu MiG-17 và trận chiến cho thấy fluid four không phải là đội hình có hiệu quả khi bị tấn công từ phía sau. Báo cáo Feather Duster II năm 1965 cho biết khi 1 chiếc F-86H tấn công đội hình tiêm kích Mỹ, “trong khi bên bị tấn công duy trì sự gắn kết của đội hình, lúc chiếc máy bay thứ hai bay ở vị trí fighting wing, kết quả gần như tương đương với 1 chọi 1”, nói cách  khác, wingman ở vị trí fighting wing là vô dụng. Feather Duster khuyến cáo khi bị tấn công wingman nên duy trì giãn cách rộng, hay nói cách khác “loose deuce”. Khuyến cáo này bị bỏ qua. Vấn đề nhanh chóng được các phi công phải bay đội hình fighting wing trong thực chiến để ý đến. Từ trận đụng độ đầu tiên giữa KQ Mỹ với MiG đã có phàn nàn về fighting wing, 1 báo cáo của KQ về trận đánh thứ 2 với MiG cho biết “Wingman báo cáo khó khăn trong việc duy trì vị trí fighting wing khi cơ động tối đa”.

Thống kê hoàn chỉnh về những lý do khiến KQ Mỹ trung thành với đội hình fluid four nằm ngoài phạm vi sách, nhưng nhiều sĩ quan KQ Mỹ lúc đó (và cả bây giờ) tin rằng nguyên nhân là đội hình duy nhất khác có thể là đội hình của HQ (cũng như AIM-9D là tên lửa của HQ), và không sĩ quan KQ nào muốn giữ sự nghiệp của mình lại dám đề xuất là HQ biết nhiều hơn KQ. Chỉ cần biết rằng TAC và đơn vị phát triển chiến thuật tiêm kích của KQ – trường vũ khí tiêm kích ở căn cứ Nellis, Nevada đã đấu tranh dữ dội để giữ fluid four và fighting wing và đội hình cơ bản của tiêm kích KQ. Họ đã thành công trong suốt CTVN.


Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #415 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2013, 08:09:23 am »

@ chú chiangshan:
Chú tham khảo thông tin này, của bác phi công  Grin
Không biết chú có nằm trong 'nhóm tác giả' không. Nếu có, cho a xin 1 cuốn  Grin

'Vừa rồi tôi có được may mắn nằm trong nhóm tác giả của cuốn sách "Những trận không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ( 1965 - 1975 ) nhìn từ hai phía. Chủ biên là các anh Nguyễn Sĩ Hưng và Nguyễn Nam Liên. Cuốn sách tổng hợp tất cả các trận không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, những nhận định, những đánh giá kết quả của cả hai bên, những sự chưa thống nhất trong cách đánh giá về kết quả các trận không chiến. Đương nhiên, đây chỉ là góc độ của nhóm tác giả phân tích dựa trên cơ sở khách quan chứ không muốn xem xét lại những gì đã qua một cách thái quá. Tôi cho rằng, nhóm tác giả đã làm việc cật lực và rất nghiêm túc để cho ra đời được đầu sách mà từ trước tới giờ chưa ai đề cập đến một cách tổng thể như thế. Cuốn sách dày hơn 900 trang với lời đề tựa của Tướng Trần Hanh - Phi công Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, từng là Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, từng giữ chức Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam ... Sách do nhà xuất bản Quân đội ấn hành'
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #416 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2013, 12:05:30 pm »

@ chú chiangshan:
Chú tham khảo thông tin này, của bác phi công  Grin
Không biết chú có nằm trong 'nhóm tác giả' không. Nếu có, cho a xin 1 cuốn  Grin

'Vừa rồi tôi có được may mắn nằm trong nhóm tác giả của cuốn sách "Những trận không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ( 1965 - 1975 ) nhìn từ hai phía. Chủ biên là các anh Nguyễn Sĩ Hưng và Nguyễn Nam Liên. Cuốn sách tổng hợp tất cả các trận không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, những nhận định, những đánh giá kết quả của cả hai bên, những sự chưa thống nhất trong cách đánh giá về kết quả các trận không chiến. Đương nhiên, đây chỉ là góc độ của nhóm tác giả phân tích dựa trên cơ sở khách quan chứ không muốn xem xét lại những gì đã qua một cách thái quá. Tôi cho rằng, nhóm tác giả đã làm việc cật lực và rất nghiêm túc để cho ra đời được đầu sách mà từ trước tới giờ chưa ai đề cập đến một cách tổng thể như thế. Cuốn sách dày hơn 900 trang với lời đề tựa của Tướng Trần Hanh - Phi công Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, từng là Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, từng giữ chức Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam ... Sách do nhà xuất bản Quân đội ấn hành'

Em không có liên quan ạ. Cuốn này em hy vọng là sẽ không khó kiếm lắm.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vnmission
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #417 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2013, 09:33:25 pm »

Tháng 10/2013, NXB Quân đội Nhân dân vừa xuất bản cuốn "Những trân không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) nhìn từ hai phía" do Nguyễn Sỹ Hưng và Nguyễn Nam Liên chủ biên, dày gần 1000 trang.

Bác nào cho biết có thể mua cuốn sách này ở đâu không? Xin cảm ơn!
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #418 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2014, 11:48:12 am »

Một chuyện hy hữu trong chiến tranh Việt Nam
hay là
Sự thảm họa của ‘lều’ báo.

Ngày nay, ai đi qua Bảo tàng Không quân ở đường Trường Chinh, đều ngó thấy một con F 4 còn khá nguyên vẹn, nằm phơi mình bên sát hàng rào.
Ngắm nhìn chiếc chiến đấu cơ phản lực ‘con ma’ này, không có nhiều người biết đến một câu chuyện khá là hy hữu trong chiến tranh Việt Nam.





Đây là chiếc máy bay tiêm-cường kích đa năng của Hải quân Mỹ.
Ký hiệu định danh là F-4B, tên lóng là ‘Con Ma’. Có số hiệu là 153001 / NH 201 , thuộc phi đoàn VF-114 'Aardvarks' trên tầu sân bay USS Kitty Hawk (Kít-ti-hốc) CVA-63.

Tổ bay cuối cùng trên chiếc F-4B này gồm 2 người. Một là đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick quê ở Fairbanks, Alaska ngồi ghế trước. Và hai là trung úy sỹ quan hoa tiêu Jack Rollins ngồi ở ghế sau.
Bản thân đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick cũng có 1 số phận chớ trêu.
Ấy là vào ngày 24/04/1967, chỉ trước chuyến bay cuối cùng của chiếc Con Ma 153001 / NH 201 có đúng 20 ngày, khi ấy, đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick cầm lái con F-4B có số hiệu là 153000 / NH-210 (chênh với con nằm bên hàng rào đường Trường Chinh, đúng 1 số. Hị hị), cũng thuộc phi đoàn VF-114 'Aardvarks' trên tầu sân bay USS Kitty Hawk (Kít-ti-hốc) CVA-63; với sỹ quan hoa tiêu James "Jim" W. Laing  ngồi ở ghế sau.
Ngày 24/04/1967 ấy, chiếc F-4B có số hiệu là 153000 / NH-210 do tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing  điều khiển, có nhiệm vụ bay tiêm kích, đánh nhau với MIG 17 trên đỉnh không vực sân bay Kép. Sau một hồi quần vòng kịch chiến với không quân Bắc Việt Nam, chiếc F-4B của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing  đã bắn rơi được 1 chiếc MIG 17 của ta.
Nhưng liền ngay sau đó, chiếc F-4B này của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing, đã bị hỏa lực phòng không mặt đất của ta bắn trúng vào bình nhiên liệu.
Chiếc F-4B này cố bay thoát, nhưng do hết nhiên liệu và không được tiếp liệu kịp thời, tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing đã phải nhẩy dù, bỏ máy bay và được cứu thoát.
Sau đó, James "Jim" W. Laing trong 1 phi vụ khác vào ngày 21/05/1967, cũng đã bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh.
Còn Charles Everett (Ev) Southwick thì bị bắt vào ngày 14/05/1967 như câu chuyện đang kể.

Quay trở lại ngày 14/05/1967.
Khi ấy, chiếc F-4B -  ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, nhận nhiệm vụ cường kích, đeo rốc-két ZUNI, làm nhiệm vụ chế áp cao xạ phòng không, để yểm trợ cho cường kích A-4 Xì-cai-hốc, cũng thuộc tầu sân bay USS Kitty Hawk (Kít-ti-hốc) CVA-63, lao vào đánh cầu Hàm Rồng.

Để cho tốp cho cường kích A-4 Xì-cai-hốc đeo bom, ném đúng mục tiêu cầu Hàm Rồng, tốp cường kích chế áp cao xạ phòng không F-4B, trong đó có chiếc đeo số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, đã xà thấp để lao rốc-két vào trận địa phòng không của ta.




(Trong hình, chiếc ở tiền cảnh là con F-4B -  ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins; bên trái chiếc này, trên đỉnh cầu Hàm Rồng, là 1 chiếc cường kích A-4 Xì-cai-hốc đeo bom, đang ném bom mục tiêu cầu Hàm Rồng; 2 chiếc khác, phía bên phải tấm hình, là 2 chiếc F-4B -  ‘Con Ma’ khác, trong cùng biên đội với con F-4B, số hiệu 153001 / NH 201, nhận nhiệm vụ cường kích, đeo rốc-két ZUNI, làm nhiệm vụ chế áp cao xạ phòng không)


Không may (hay may thay), do bay quá thấp, chiếc F-4B -  ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, đã bị chính mảnh nổ văng của chính loạt rốc-két ZUNI do máy bay bắn ra, văng trúng động cơ.
Chiếc máy bay mất điều khiển, cứ theo đà lao, lừ đừ bay thấp xuống.
Đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick và  trung úy sỹ quan hoa tiêu Jack Rollins lập tức nhấn nút bung dù.
Cả hai phi công lập tức bị bắt làm tù binh và cùng được trao trả vào ngày 04/03/1973.

Còn chiếc máy bay, cứ lừ đừ lao xuống và cuối cùng, trượt bụng bên bãi cát sông Mã anh hùng (hix). Còn nguyên vẹn hình hài, không rách rời chắp vá.

Trải qua bao nắng mưa giãi dầu, cùng thói làm ăn cẩu thả của ta, chiếc F-4B -  ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 thoạt đầu được trưng bày trong bảo tàng Phòng Không, cũng ở đường Trường Chinh, và bây giờ, ‘nó’ được di dời đến Bảo tàng Không quân ở đường Trường Chinh, nằm phơi mình bên sát hàng rào. Thân tàn ma dại.

Kỷ niệm tròn 37 năm ngày bị bắn rơi, năm 2014, tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins đã về thăm chiến trường xưa là cầu Hàm Rồng –Thanh Hóa và người bạn đã từng gắn bó với mình,  chiếc F-4B -  ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 giờ đây được trưng ven hàng rào.

Đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick




Cảm kích trước câu chuyện hy hữu trong chiến tranh Việt Nam của chiếc F-4B -  ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201, họa sỹ Robert Bailey đã tái hiện lại sự kiện này bằng 1 bức tranh, như đã thấy thấy trên hình.
Hiện nay, bức tranh này chỉ còn đúng 100 bản sao gốc, trong đó có 5 bản có chữ ký tươi của tác giả, là còn được bán trên thương trường. Gía gốc là 175 US/ tranh, chưa kèm chi phí vận chuyển. Hi hi.

Câu chuyện hay ho là vậy.
Thế mà tụi ‘lều báo’ ở đây: http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/xac-chet-toan-thay-cua-tiem-kich-my-f4-o-vn-144315.html,  xưng xưng là ‘bị quân dân Thanh Hóa bắn rơi ngày 12/5/1967’.

‘Lều báo’ ơi, ngày 12/05/1967, trên toàn thế giới, chỉ có 1 chiếc F-4 bị rơi thôi.
Đó lại là chiếc F-4C Phantom II  của Không quân Mỹ (USAF), có số đăng ký 63-7614, thuộc phi đoàn 366 TFW đóng ở Đà Nẵng, do đại tá Norman Carl Gaddis điều khiển. Trong trận không chiến với MIG 17 trên đỉnh không vực sân bay Hòa Lạc,  đại tá Norman Carl Gaddis đã bị trung úy phi công Ngô Đức Mai của ta bắn rơi.
Đây lại là 1 câu chuyện nổi tiếng khác.

‘Lều báo’ ơi là ‘Lều báo’.


« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2014, 12:01:30 pm gửi bởi baoleo » Logged
hasinhat
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #419 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2016, 05:08:10 pm »

@ chú chiangshan:
Chú tham khảo thông tin này, của bác phi công  Grin
Không biết chú có nằm trong 'nhóm tác giả' không. Nếu có, cho a xin 1 cuốn  Grin

'Vừa rồi tôi có được may mắn nằm trong nhóm tác giả của cuốn sách "Những trận không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ( 1965 - 1975 ) nhìn từ hai phía. Chủ biên là các anh Nguyễn Sĩ Hưng và Nguyễn Nam Liên. Cuốn sách tổng hợp tất cả các trận không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, những nhận định, những đánh giá kết quả của cả hai bên, những sự chưa thống nhất trong cách đánh giá về kết quả các trận không chiến. Đương nhiên, đây chỉ là góc độ của nhóm tác giả phân tích dựa trên cơ sở khách quan chứ không muốn xem xét lại những gì đã qua một cách thái quá. Tôi cho rằng, nhóm tác giả đã làm việc cật lực và rất nghiêm túc để cho ra đời được đầu sách mà từ trước tới giờ chưa ai đề cập đến một cách tổng thể như thế. Cuốn sách dày hơn 900 trang với lời đề tựa của Tướng Trần Hanh - Phi công Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, từng là Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, từng giữ chức Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam ... Sách do nhà xuất bản Quân đội ấn hành'

Cuốn này các bác tác giả làm thấy cũng kỹ, nguồn tham khảo cả 2 bên rất nhiều nhưng sao vẫn sót những trường hợp , ví dụ của bác Lâm văn Lích, trận 3-2-66, claim 2 Ad-6, nhưng chả có tài liệu nào của mỹ công nhận, mà vẫn không có trong bảng phụ lục thống kê sai lệch giữa 2 bên nhỉ?
(Acig.org thì lại ghi nhận vụ này vào ngày 3-2-1965, chênh đúng 1 năm, ngoài ra chả có chỗ nào nhắc đến nữa cả).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM