Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:04:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342926 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #390 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 10:51:05 am »

- Ngày 20/11/1967, bắn rơi F-105D 61-0124 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 469, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) do Đại úy William Wallace Butler lái. Phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Xem lại diễn biến thì có lẽ chiếc này bị số 1 (bác Ngân) bắn rơi chứ không phải số 2 (bác Cốc).

Thêm nữa là chiếc MiG sơn rằn ri, trong khi theo phía ta trận này bác Cốc lái chiếc 4324 sơn bạc.

Ngày 20/11 liên lạc kém khiến KQ mất 1 F-105. Nhóm cường kích F-105 với F-4 hộ tống đang trên đường vào đánh cầu Lang Lau khi Red Crown, 1 tàu GCI của HQ cảnh báo rằng 2 MiG-21 đang tấn công từ phía sau. F-4 đang bay khoảng 1 dặm phía sau F-105 khi 2 MiG-21 xuất hiện trước mặt họ để tấn công cường kích, giúp F-4 có vị trí bắn tuyệt vời. F-4 không cảnh báo cường kích về MiG mà lại tiếp tục tiếp cận tới với hy vọng dễ dàng bắn hạ đối phương. Khi vào gần, phi công phụ của F-4 đi đầu gọi "Thoát ly trái" (break left) và tốp F-4 tưởng rằng có MiG khác phía sau họ đã tản ra (sau này mới rõ, viên phi công ý muốn nói "vòng trái" (turn left) để tiếp cận MiG), để những chiếc MiG họ đang truy đuổi tiếp tục tiếp cận những chiếc F-105 không hay biết gì. MiG tấn công biên đội Dallas và khi F-105 thấy MiG thì tên lửa đã được phóng đi. Dallas 4 thấy Dallas 3 trúng 1 quả Atoll do chiếc MiG-21 sơn rằn ri phóng đi. Khi Dallas 3 nhảy dù, chiếc MiG thứ 2 tiếp cận và bắn 1 quả Atoll vào Dallas 4 nhưng trượt. Thêm nhiều MiG-21 bắn tên lửa và buộc toàn bộ số F-105 phải cắt bom, nhưng không quả nào bắn trúng.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #391 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2012, 12:10:37 am »

Theo tài liệu tổng kết về ứng dụng Mig-21 trong chiến tranh Việt Nam của phía LX (Боевое применение МиГ-21 во Вьетнаме) thì có một số số liệu như sau:
- Có 22 trường hợp máy bay Mỹ bị bắn rơi trong không chiến với Mig mà phía Mỹ ghi nhận nhưng không có trong dữ liệu của Không quân VNDCCH;
- Có 64 trường hợp máy bay Mỹ bị phi công Việt Nam bắn rơi được khẳng định trong tài liệu của cả 2 phía (được cả 2 phía công nhận).
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #392 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 10:02:56 pm »

Thật sự là hôm nay quá choáng váng khi suốt thời gian vừa qua lại bỏ qua 1 tài liệu quan trọng và có giá trị như thế này - Project Red Baron I - tổng hợp toàn bộ những lần chạm trán của máy bay 2 bên tính đến 1/8/1967. Rất tiếc là báo cáo của Project Red Baron II và III về giai đoạn còn lại vẫn chưa được giải mật.
Các sự kiện của F-4 và F-8 tính đến 1/3/1967
Các sự kiện của F-105 tính đến 1/3/1967
Tổng hợp chung từ 1/3 đến 1/8/1967
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
hasinhat
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #393 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 08:08:41 pm »

Hôm qua xem phim tài liệu ĐBP trên không, bác Trần Hanh có nói về trường hợp phi công chuyên gia LX đang bay cùng phi công ta thì gặp máy bay Mỹ, hai bên giáp chiến và phi công LX hy sinh. Có trích cả thư của bà mẹ của liệt sỹ phi công LX gửi các phi công VN. Các bác có link về chuyện này trên vnmilitaryhistory.net không cho em xin?
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #394 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 01:17:35 am »

Thông tin tham khảo

http://www.airwar.ru/history/locwar/vietnam/fire/fire.html

Bắc Việt. Tháng 8 năm 1964 đến tháng 1 năm 1965

Mùng 2 tháng 8 năm 1964, ở vịnh Bắc Bộ đã xảy ra đụng độ vũ trang. Theo phía Mỹ, các tàu phóng ngư lôi Bắc Việt đã tấn công các tàu khu trục “Maddoc” và “Turner Joy” ở khu vực hải phận quốc tế. Khi loại trừ khả năng đáp trả bằng lục quân vì có sẽ dẫn đến trường hợp lặp lại “phiên bản Triều Tiên” với “hàng triệu chí nguyện quân Trung Quốc” và tồi tệ hơn – xung đột quân sự trực tiếp với Liên Xô. Bộ chỉ huy Mỹ hy vọng tiêu diệt tiềm lực kinh tế và quân sự VNDCCH với các cuộc tấn công hủy diệt của không quân. Bằng cuộc không kích ngày 5 tháng 8 năm 1964 vào căn cứ các tàu phóng ngư lôi ở Vinh, cuộc tấn công đường không thuần túy đầu tiên trong lịch sử trên bầu trời Bắc Việt đã bắt đầu.

F-4C Liên đội 555 đang tiếp dầu trên bầu trời Bắc Việt, năm 1964

Tuy nhiên, trong năm 1964, do không đủ lực lượng và khí tài, chỉ có một vài cuộc không kích vào lãnh thổ VNDCCH được tiến hành. Nhưng người Mỹ đã xây dựng hoặc nâng cấp hàng cục căn cứ không quân ở Thái Lan và Nam Việt Nam, bố trí ở đó khoảng 330 máy bay chiến thuật. Cơ sở cho các cụm máy bay Không quân Mỹ là F-105 “Thần Sấm” và F-100 Fuper Sabre, đồng thời có các máy bay mới F-4C “Con ma” (“Phantom”) II. Để trinh sát, sử dụng RF-101 Voodoo và RF-4C “Con ma” II. Với mục địch bảo vệ các căn cứ không quân khỏi khả năng tấn công đường không của đối phương, sử dụng 2 phi đội đánh chặn F-102 Delta Dagger – “những máy bay vô hại nhất ở Đông Nam Á”. Ở vịnh Bắc Bộ, đã hình thành 2 cụm tàu sân bay mạnh: Yankee Station (trên 200 máy bay tiêm kích và cường kích trên boong) gần bờ biển VNDCCH và Dixy Station – gần bờ biển Nam Việt Nam. Không quân Hải quân, về cơ bản, trang bị các máy bay tiêm kích F-4 “Con ma” II, F-8 “Lính viễn chinh” (Crusader), các máy bay cường kích A-4”Ó biển” (Sky Hawk), A-1 Skyraider.

Trong cùng thời gian đó, Quân chủng Phòng không – Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam (VNA) có tổng cộng 40-60 máy bay chiến đấu: 25 tiêm kích J-5 (Mig-17 do Trung Quốc sản xuất. Máy bay đầu tiên được bàn giao cho VNDCCH mùng 6 tháng 8 năm 1964), một số tiêm kích J-2 (Mig-15 bis do Trung Quốc sản xuất) và một số lượng máy bay ném bom IL-28. Để bảo vệ các trung tâm hành chính lớn, lực lượng Phòng không Bắc Việt bố trí một số tiểu đoàn pháo phòng không, theo thông tin của Mỹ, có gần 1000 nòng pháo.

Bắc Việt. Tháng 2 đến tháng 6 năm 1965

Mùng 7 tháng 2 năm 1965, không quân Mỹ bắt đầu tiến hành chiến dịch Flaming Dart (mũi tên cháy) – chiến dịch đầu tiên trong số các chiến dịch tiêu diệt các căn cứ công nghiệp và quân sự trên lãnh thổ Bắc Việt.

Trong giai đoạn này, các hoạt động chiến đấu của máy bay Mỹ tiến hành ném bom quy mô lớn có hệ thống, sử dụng các biện pháp chiến thuật đơn giản nhất. Các máy bay tấn công mà số lượng biên đội trong một cuộc tấn công lên 80, bay tới mục tiêu trên độ cao thuận lợi nhất (từ 2500 đến 4000 mét) và sử dụng các phương pháp ném bom và bắn tên lửa đơn giản nhất. Độ chính xác thấp được bù lại bằng số lượng bom đạn ném xuống. Các kíp phi công không giảm độ cao tới khu vực nguy hiểm để không bị pháo phòng không đối phương bắn rơi. Phương án bảo vệ điển hình – đánh chặn từ xa trên đường tiếp cận các mục tiêu được bảo vệ - trong các điều kiện kẻ thù chiếm ưu thế hoàn toàn – không mang lại hiệu quả cần thiết. Các Mig-17 Việt Nam đã sử dụng chiến thuật đáng tin cậy duy nhất: các máy bay Mig bay vòng ở tầm thấp và gần đường tiếp cận các mục tiêu được bảo vệ, ngụy trang dự theo mặt đất, chờ đợi cụm máy bay tấn công chính bay tới nơi. Khi phát hiện mục tiêu, các máy bay Mig sẽ rời khỏi chỗ mai phục và sử dụng ưu thế không lớn về tốc độ (200-300km/h ở độ cao 3000 mét) và sự cơ động theo quán tính trước các máy bay tấn công của địch với toàn bộ tải trọng vũ khí trên các bệ treo ngoài, bắn tiêu diệt chúng ở cự ly gần. Rõ ràng như mùng 4 tháng 4 năm 1965, 4 Mig-17F đã chiến đấu chống lại 8 F-105D gần Thanh Hóa. Trong trận này, đại úy Trần Hanh và số 2 đã bắn rơi 2 F-105D (các phi công: đại úy phi công James Mangnesson, thiếu tá phi công Frank Bennet). Đây là các máy bay đầu tiên trong số 320 máy bay mỹ bị bắn rơi trong không chiến bởi Không quân Bác Việt.

Mig-17F

Sau đó 5 ngày, mặc dù phải trả giá đắt, không quân Mỹ đã giành chiến thắng đầu tiên. Mùng 9 tháng 4, lúc 8 giờ 40 phút, máy bay F-4B (số đuôi 151403, kíp lái: phi công buồng trước – trung úy phi công T.Marfi và hoa tiêu vũ khí R.Fagan), từ phi đội tiêm kích 96 (VF-96), cất cánh từ tàu sân bay “Ranger”, đã tham gia không chiến với 4 Mig-17. Sau đó, băng tên lửa tầm trung AIM-7 “Chim sẻ” (Sparrow) đã bắn rơi 1 Mig-17, “Con ma” cũng bị trúng đạn nặng từ các pháo trên Mig và rơi xuống biển. Kíp phi công thiệt mạng. Mùng 3 tháng 5, trung úy Phạm Ngọc Lan trên Mig-17F đã bắn rơi A-4 “Ó biển”. Ngày 20 tháng 6 năm 1965, lúc 18 giờ 25 phút, 2 Mig-17F đã tấn công 4 máy bay cường kích trên hạm A-1H Skyraider từ phi đội cường kích số 25 (VA-25) cất cánh từ tàu sân bay “Midway”. Một trong số các máy bay Mig sau khi cơ động không thành công nằm dưới tầm pháo 20mm của 2 A-1H (các phi công Ch.Hartman và K.Johson), bị bắn trúng và rơi xuống biển.

Trong toàn bộ giai đoạn từ tháng 2 tới tháng 7 năm 1965, theo tài liệu Mỹ, Không quân Bắc Việt đã tổn thất trong các trận không chiến 4 Mig-17 (toàn bộ là thành tích của không quân Hải quân, trong đó 3 Mig-17 bị F-4B bắn rơi). Tổn thất của Mỹ là 4 hoặc 5 F-105D, 2 cường kích Hải quân và 1 F-4.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 04:55:45 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #395 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 12:26:38 am »

(tiếp)

Bắc Việt. Tháng 7 đến tháng 12 năm 1965

Nhờ sự viện trợ (giúp đỡ) ngày càng tăng từ Trung Quốc và Liên Xô, khả năng đề kháng của hệ thống phòng không Bắc Việt được nâng cao liên tục. Tháng 7 năm 1965, lần đầu tiên loại vũ khí mới được sử dụng, đã mang tới những thay đổi đáng kể quá trình chiến tranh đường không – tổ hợp tên lửa phòng không (ZRK) S-75. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn dưới sự chỉ huy của thiếu tá F.Ilinưx (sỹ quan dẫn đường – thượng úy V.Konstantinov) bằng loạt tên lửa đã bắn rời 3 máy bay tiêm kích F-4C “Con ma” cách Hà Nội 30-40 kilomet về phía đông nam. Các máy bay đã mang bom trong đội hình dày đặc trên độ cao 2000 mét. Mỹ chỉ thừa nhận 1 F-4 bị rơi, 2 máy bay khác – bị thương. Ba ngày sau, 46 F-105 tấn công vào đại đội này. Kết quả không rõ.


Đến 27 tháng 11, không quân Mỹ đã tiêu diệt 8 tổ hợp tên lửa phòng không Việt Nam và (theo tài liệu Mỹ) tổn thất 3 F-105 “Thần Sấm”, 2 F-8 “Thập tự quân”, 2 F-4 “Con ma” và 1 A-4 “Ó biển”. Theo các tài liệu Việt Nam, trong giai đoạn này, hỏa lực của S-75 đã bắn rơi hơn 30 máy bay tiêm kích bom. Trong khi đánh trả lại các cuộc tấn công, các cán bộ, chiến sĩ Liên Xô đã tổn thất lớn, và theo phương pháp của Việt Nam, đã thay thế dần. Đối với sự thay đổi này là trong mỗi kíp chiến đấu Liên Xô có song song – quân nhân Việt Nam. Tuy nhiên, trong toàn bộ thời gian chiến tranh, trong phần lớn các lực lượng phòng không (cũng như trong các quân binh chủng khác của quân đội nhân dân Việt Nam), có các chuyên gia quân sự Liên Xô.

Số lượng tổn thất trong chiến đấu tăng đột biến và trước hết là hiệu ứng tâm lý do việc sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung mạnh gây ra ở Việt Nam đã buộc Bộ chỉ huy không quân Mỹ phải bỏ chiến thuật vạch ra trước đó. Bởi vì S-75 tiêu diệt một cách hiệu quả các mục tiêu ở tầm trung và tầm cao. Không quân Mỹ đã chuyển sang bay tầm thấp và rất thấp. Khi máy bay tận dụng khéo léo địa hình khu vực, việc phát hiện và bám bắt của các đài ra đa trở nên khó khăn. Sự điều chỉnh này ngay lập đã có ảnh hưởng trong điều kiện không chiến: các máy bay tiêm kích Bắc Việt lúc này nhận được ít hơn rất nhiều các thông tin chính xác từ đài ra đa dẫn đường về máy bay địch bay gần mặt đất. Các cuộc phục kích của Mig-17 thường xuyên bị hụt, giảm đáng kể hiệu quả tấn công vào các mục tiêu đang cơ động.

Nhưng ở thời điểm này, các chuyến bay của máy bay Mỹ gần mặt đất sẽ làm tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu từ hỏa lực pháo phòng không và súng trường. Vì thế, cuối năm 1965, số lượng pháo phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam tăng gấp đôi, lên 2000. Số lượng đáng kể trong số đó có ra đa điều khiển hỏa lực (ra đa điều khiển bắn), ví dụ tổ hợp pháo phòng không Liên Xô 57mm S-60. Sau đó, khi phân tích kết quả chiến tranh, các chuyên gia Mỹ đã đi tới kết luận rằng hơn một nữa tổng số các máy bay tiêm kích bom bị bắn rơi do hỏa lực các pháo phòng không loại nhỏ mà từ lâu đã được cho là hết khả năng sử dụng. Thêm một điểm “trừ” trong chiến thuật “bay thấp” sự suy yếu rất nhiều khả năng tấn công – bắt buộc phải tiến hành bởi các cụm máy bay nhỏ.

Khi tính toán các tổn thất lớn xảy ra nếu cố gắng tiêu diệt các tổ hợp tên lửa phòng không, Bộ chỉ huy Mỹ đã hy vọng vào chất lượng các khí tài tác chiến mới chống lại chúng (THTLPK) – được trang bị đặc biệt trên các máy bay phi đội Wild Weasel. Các máy bay này (lúc đầu là F-100F, sau đó là F-105F, tiếp nữa – từ năm 1972 – F-4C và F-105G) trang bị tổ hợp phát hiện và áp chế hoạt động bức xạ của các đài ra đa và trang bị các tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike, và sau đó là AGM-78 Standard-ARM hiện đại hơn. Không quân Mỹ giành chiến thắng đầu tiên ngày 20 tháng 12 năm 1965, trong giai đoạn tới ngày 11 tháng 7 năm 1966, 7 F-100F Wild Weasel đã phá hủy 9 tổ hợp tên lửa phòng không và tổn thất 3 máy bay. Chỉ có 1 máy bay bị bắn rơi, 2 máy bay khác va chạm trên không.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #396 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2012, 12:17:01 am »

Bắc Việt. Tháng 1 đến tháng 12 năm 1966

Đầu năm 1966 đánh dấu sự tiếp nhận về lượng của không quân hai bên mà theo đó, Mỹ có điều kiện chuyển sang áp dụng các phương pháp chiến thuật mới và trong trang bị Quân chủng Phòng không Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam đã xuất hiện các loại máy bay tiêm kích mới. Nhờ sử dụng linh hoạt các khí tài tác chiến điện tử, Mỹ đã nhận được khả năng phối hợp hoạt động của các cụm máy bay tầm thấp, chọc thủng hệ thống phòng không với các cuộc tấn công quy mô lớn trên tầm trung.

Cùng với việc tiếp tục viện trợ Mig-17 do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất, từ năm 1966, đánh dấu sự tiếp nhận các biến thể mới của loại Mig này mặc dù không được phổ biến rộng. Đó là Mig-17PF (J-5A) với ra đa “Izumrud” và 3 pháo NR-23. Trong quá trình nghiên cứu các khả năng tăng cường vũ khí cho Mig-15 và Mig-17, theo đề nghị của chính phủ Việt Nam, Tiếp Khắc đã chế tạo mẫu thí nghiệm Mig-15 – ngoài 2 pháo 23mm còn trang bị các tên lửa R-3s (phiên bản sao chép chính xác từ tên lửa chiến lợi phẩm AIM-9B “Rắn đuôi kêu” của Mỹ); ở chỗ pháo 37mm bị tháo, lắp ra đa hồng ngoại. Sau đó, khoảng từ năm 1968, Mig-17F đã được tiếp nhận ở Việt Nam, trang bị vũ khí pháo theo tiêu chuẩn và 2 tên lửa R-3s.

Theo một số thông tin vào tháng 2 năm 1966, Quân chủng Phòng không - Không quân Bắc Việt đã nhận được máy bay tiêm kích siêu âm F-6 (Mig-19 do Trung Quốc sản xuất) có tốc độ cao và vũ khí mạnh hơn Mig-17. Nhưng máy bay này không được sử dụng rộng rãi. Nó chỉ tham gia tích cực trong các trận không chiến từ mùa xuân năm 1972.

Cú sốc thực sự của Mỹ là Việt Nam tiếp nhận các máy bay Mig-21. Trận không chiến đầu tiên Mig-21 tham gia là ngày 23 tháng 4 năm 1966 (từ năm 1965, Liên Xô đã đề nghị Trung Quốc bố trí trên các sân bay phía nam nước này một số trung đoàn Mig-21 để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng nhưng không được chấp nhận). Sau đó, Mỹ đã tăng cường bảo vệ các cụm máy bay tấn công bằng các tiêm kích “Con ma” II, có khả năng không chiến tương xứng với Mig-21. Ba ngày sau đó, 26 tháng 4 năm 1966, F-4C đã bắn rơi Mig-21 đầu tiên. Mig-21PF-V (sản phẩm 76 – phiên bản riêng của Mig-21PF đối với các điều kiện nhiệt đới Việt Nam với sự sơn (phủ) chống rỉ cho các máy móc và hệ thống) được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam) và sau đó là Mig-21PFM (sản phẩm 94 với ghế phóng KM-1). Biến thể được sử dụng sớm nhất là Mig-21F-13 (sản phẩm 74, có thể do Tiệp Khắc sản xuất – thực tế: Liên Xô, cất cánh lần đầu năm 1959).

E-6T - nguyên mẫu Mig-21F-13

Những trận không chiến đầu tiên đã chỉ ra rằng nhờ tải trọng riêng trên cánh thấp hơn F-04, Mig-21 có khả năng cơ động ngang tốt hơn, đặc biệt là tốc độ thấp ở tầm cao. Xuất phát từ đó, các phi công Bắc Việt đã mạnh dạn xông vào cận chiến. Nhưng phần lớn Mig-21 chỉ trang bị 2 tên lửa R-3s, có lượng quá tải cho phép thấp ở thời điểm phóng (1,4 đơn vị!). Trường hợp ngược lại, tên lửa không rời khỏi bệ treo – hệ thống khóa bị hỏng. Do đó, trước sự cơ động khéo của địch, việc sử dụng tên lửa R-3s trở nên khó khăn. Việc không có pháo và ít nhiên liệu là nguyên nhân gây ra tổn thất cho nhiều Mig-21 – sau khi phóng cả 2 tên lửa, máy bay không có vũ khí! Mặc dù tới thời điểm đó, Liên Xô đã thiết kế riêng cho Mig-21PF/PFM “thùng pháo treo GP-9 với pháo 23mm GSh-23, tác giả không có bằng chứng về việc sử dụng chúng ở Việt Nam mặc dù rõ ràng có bằng chứng xác thực về sử dụng rộng rãi GP-9 trong chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971. Cần nói thêm, khi gặp phải vấn đề tương tự trên các “Con ma” không trang bị pháo thuộc các biến thể F-4B/C/D/J trong các trận chiến với Mig-17, Mỹ đã nhanh chóng trang bị cho máy bay của họ các thiết bị pháo gắn trên bệ treo. Sau đó, pháo lắp chìm trên “Con ma” (F-4E) cũng như trên các dòng Mig-21 sau này (M…) đã trở thành tiêu chuẩn. Nhược điểm khác của Mig-21 là đài ra đa mang theo yếu, bắt buộc nó phải phối hợp với hệ thống các đài chỉ thị mục tiêu và dẫn đường mặt đất dễ bị tổn thương. Đồng thời, việc không có ra đa nặng làm cho nó nhẹ và cơ động.

Phía Việt Nam đã bù đắp những điểm yếu trên của Mig-21 bằng chiến thuật “loạt tấn công bằng tên lửa”, đặc biệt hiệu quả khi gặp địch số lượng đông hơn. Các máy bay Mig tấn công đã bắn tên lửa điều khiển từ đằng sau địch ở tốc độ 1,2M. Phương pháp này yêu cầu trình độ cao của phi công và sự dẫn đường tốt (thành thục) từ đài chỉ huy, đảm bảo yếu tố tấn công bất ngờ, đủ hiệu quả và thực tế là chiến thuật tấn công không có sơ hở. Việc sử dụng phối hợp các loại máy bay tiêm kích khác nhau (Mig-17/19/21) được áp dụng rộng rãi: máy bay trước âm Mig-17 có ưu thế ở tầm thấp, đẩy các máy bay tiêm kích bom Mỹ lên cao, nơi chúng sẽ bị Mig-21 tấn công bằng tên lửa. Trường nhiều trường hợp sử dụng Mig-17 đóng vai trò mồi nhử và khi lao vào tấn công, các máy bay F-4 sẽ tự đặt mình trong tầm công kích.

Năm 1965, để chuyên chống lại các máy bay Mig, các máy bay tiêm kích nổi tiếng F-104C Starfighter đã được đưa tới sân bay Đà Nẵng (Nam Việt Nam). Tuy nhiên, thậm chí từ khi còn chưa tham gia không chiến, chúng đã nhanh chóng tỏ ra kèm hiệu quả và chỉ được sử dụng đến không kích các mục tiêu trên mặt đất và chỉ ở Nam Việt Nam.

Nếu  trong 4 tháng đầu tiên của năm 1966, trong các trận không chiến, đã có 11 máy bay Mỹ các loại khác nhau và 9 máy bay Bắc Việt (theo các tàu liệu Mỹ chỉ có 6) bị bắn rơi, tỷ lệ - 1,2:1 thì với sự tham chiens của Mig-21, bối cảnh đã thay đổi một cách đột biến: từ tháng 5 đến tháng 12, Mỹ tổn thất 47 máy bay, còn VNDCCH – 12 – tỷ lệ 4:1 (theo các tài liệu Mỹ, thiệt hại của VNDCCH – 20 máy bay: 5 Mig-21, 2 An-2, còn lại: Mig-17).
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #397 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2012, 12:51:23 am »

Bắc Việt. Tháng 1 năm 1967 đến tháng 3 năm 1968

Sự gia tăng tổn thất trong chiến đấu buộc Mỹ phải sử dụng các biện pháp khẩn cấp: các phi công – tiêm kích có số giờ bay chiến đấu dưới 1500-2000 giờ đã được đưa đến các căn cứ đặc biệt ở Mỹ để huấn luyện lại. Chương trình dày đặc và phong phú gồm các kỹ thuật lái máy bay cơ động gần trong không chiến, sử dụng tổng hợp vũ khí pháo và tên lửa, xử lý các phương pháp chiến thuật cá nhân cũng như theo cụm. Trình độ chuyên nghiệp của phi công Mỹ không thể phản ánh trong nội dung và kết quả các trận không chiến.

Ngày 2 tháng 1 năm 1967, các phi công phi đội tiêm kích chiến thuật 555 thuộc Liên đội tiêm kích chiến thuật số 8 dưới sự chỉ huy của Trung tá Olds trên F-4 đã bắn rơi trong 1 ngày 7 Mig-21 mà không hề mất một máy bay nào (theo tài liệu Mỹ - nguồn khác: 5 hoặc 6 Mig-21). Một cách đối phó khác với mối đe dọa ngày càng tăng từ các máy bay tiêm kích Bắc Việt là tấn công quy mô lớn và các sân bay nơi Mig đóng. Nhiệm vụ chính của các cuộc không kích này, bắt đầu trong tháng 5 năm 1967 là phá hoại có hệ thống các đường băng và đường lăn.

Mặc dù sử dụng các biện pháp này, các tổn thất của không quân Mỹ trên bầu trời Bắc Việt tiếp tục tăng lên. Nếu trong tuần cuối tháng 7, 11 máy bay bị bắn rơi thì tuần đầu tiên trong tháng – 13. Còn sau đó, việc 2 máy bay bị bắn rơi trong 1 ngày đã trở thành bình thường trong các thông tin thống kê. Theo các thông tin của Bộ tư lệnh Phòng không – Không quân, trong năm 1967, trong các trận không chiến, đã tiêu diệt 124 máy bay Mỹ và tổn thất 60 máy bay (tỷ lệ 2:1). Theo các nguồn của Mỹ, tổn thất của VNDCCH là 76 máy bay tiêm kích, trong số đó, Không quân rơi 59 máy bay (trong đó 17 Mig-21 và 19 Mig-17 – thành tích F-4; 23 Mig-17 – thành tích F-105); không quân Hải quân (trong đó 3 Mig-21 và 3 Mig-17 – thành tích F-4; 10 Mig-17, ngoài ra, ít nhất 1 trong số đó là Mig-17PF bị F-8 bắn rơi, 1 Mig-17 bị cường kích A-4C bắn rơi).

Theo đó, tỷ lệ tổn thất 2:1 được ghi nhận từ đầu chiến tranh đường không, đã được khôi phục. Sự thay đổi thường xuyên chiến thuật hoạt động của các bên đã thúc đẩy: các phương pháp phòng thủ hiệu quả thường xuyên được nghiên cứu để đối phó các biện pháo tấn công đường không mới. Các nguyên nhân chính dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của không quân Mỹ, theo quan điểm các chuyên gia nước ngoài, gồm có:

+ Thứ nhất, nếu người ta thành công trong việc đào tạo các phi công tiến hành không chiến cơ động cao, thì việc phải điều khiển chiếc máy bay “kém cơ động” trong cuộc không chiến phải cơ động linh hoạt lại khá khó khăn: kíp lái chiếc “Con ma” nặng nề chỉ có thể cơ động tránh đòn tấn công của đối phương, mà không có khả năng đồng thời vừa tránh vừa cơ động chiếm lấy vị trí chiến thuật thuận lợi để phản công do bán kính và thời gian thực hiện vòng ngoặt của "Con ma" lớn hơn so với Mig-21.

+ Thứ hai, hoạt động của các phi công F-4 bị bó buộc trong điều kiện hộ tống các máy bay ném bom tới mục tiêu không kích. Họ không thể tự cho phép mình rời bỏ tốp cường kích mà họ phải bảo vệ để sa vào cuộc không chiến kéo dài với máy bay tiêm kích đối phương, họ chỉ buộc phải đánh trả khi họ bị tấn công.

+ Thứ ba, các phi công Việt Nam đã thành công trong việc ép đối phương hành động theo sơ đồ không chiến của mình, sơ đồ đó được xây dựng theo kế hoạch đánh chặn, buộc người Mỹ phải hoạt động trong thế phòng ngự và khi chuyển sang tấn công phải thực hiện các động tác cơ động phức tạp và không đủ hiệu quả.

Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Mỹ ngừng ném bom phía bắc vĩ tuyến 19, các cuộc hội đàm về hòa bình ở Pari đã bắt đầu. Hơn 3 năm chiến tranh đường không, Mỹ đã tổn thất 3495 máy bay, không đạt tác dụng như trông đợi. Các sự kiện diễn ra ở miền nam Việt Nam đã chứng minh điều này.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #398 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 12:08:58 am »

Bắc Việt. Tháng 4 năm 1972 đến tháng 11 năm 1972

Ngày 30 tháng 3 năm 1972, Quân giải phóng mở cuộc tấn công chiến lược thứ ba. Cuộc tấn công này không chỉ đe dọa sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn và còn 69 000 người Mỹ đang sống ở đó mà còn làm gián đoán các cuộc đàm phán hòa bình ở Pari.

Để đáp trả, mùng 3 tháng 4 năm 1972, 4 cụm tàu san bay tấn công từ Hạm đội 7 đã được đưa tới vịnh Bắc Bộ. Từ mùng 10 tháng 4, không quân trên hạm đã bắt đầu tấn công trở lại các mục tiêu trên lãnh thổ VNDCCH, mà trước hết là các tuyến giao thông vận tải. Ngày 19 tháng 4, biên đội Mig-17F (biên đội trưởng – phi công át nổi tiếng Nguyễn Văn Bảy, số 2 Lê Xuân Dị) đã tấn công 2 tàu khu trục Mỹ đang bắn phá các khẩu đội pháo bờ biển cách Đồng Hới không xa. Một trong số các tàu này đã trúng bom 250 cân và bị thương. Đâu là lần đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai, các tàu hạm đội 7 bị tấn công bằng đường không.

Ngày 21 và 23 tháng 4, lần đầu tiên trong chiến tranh, các máy bay ném bom B-52 thuộc không quân chiến lược Mỹ đã ném bom các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ VNDCCH, trong đó có các khu vực được phòng thủ tốt hơn cả là Hà Nội và Hải Phòng. Hành động này (chiến dịch Freedom Porch Bravo) là sự chứng minh quyết tâm bảo vệ Nam Việt Nam và buộc Bắc Việt phải ngồi lại vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, cuộc tấn công của quân giải phóng vẫn tiếp tục.

Tuyên bố trên truyền hình, tổng thống Nixon đã tuyên bố bắt đầu bao vây khu vực lãnh hải VNDCCH, rải mìn các cảng quan trọng, tăng cường ném bom các tuyến đường giao thông vận tải và các mục tiêu quân sự Bắc Việt. Đây là chiến dịch “Linebaker-1” với sự tham gia của gần 1200 máy bay và trực thăng Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến. Chiến dịch năm 1972, so với các chiến dịch trước đó có sự khác biệt lớn về chất.

Đầu chiến dịch, cụm máy bay tấn công của Mỹ trong khu vực đã đổi mới đáng kể. Các máy bay cũ F-100, F-105 và RF-101 đã được thay bằng F-4 (RF-4C). Liên đội không quân chiến thuật 354 nhận được các máy bay cường kích mới A-7D Corsair II. F-105G Wild Weasel chỉ giữ lại trong các liên đội Không quân 561 và 17. Ngoài ra, ở các sân bay tại Thái Lan có triển khai 2 phi đội (429 và 430 thuộc Liên đội 474) trang bị các máy bay tiêm kích chiến thuật F-111. F-111 mặc dù thể hiện lần đầu không thành công năm 1968, đã trở thành máy bay hiệu quả nhất của Mỹ ở Đông Nam Á: các kíp F-111 đã hoàn thành gần 4000 lần bay chiến đấu, tổn thất tổng cộng 6 hoặc 7 máy bay. Phần lớn các nhiệm vụ được thực hiện vào ban đêm, trong điều kiện thời tiết phức tạp, tận dụng bay uốn lượn theo địa hình địa phương và theo nguyên tắc “một máy bay – một mục tiêu”.

VNDCCH, ngược lại với không quân Mỹ, từ khi chiến tranh bắt đầu với lực lượng Phòng không. Theo các đánh giá, lực lượng Phòng không Bắc việt gồm có gần 7000 pháo phòng không các loại khác nhau và hơn 100 tổ hợp tên lửa phòng không. Ở khu vực Hà Nội, trên các sân bay Gia Lâm, Nội Bài, Kép và Yên Bái đóng 4 trung đoàn tiêm kích (921 – Mig-17/21; 923 – Mig-17; 925 – Mig-19; 927 – Mig-21) với 187 máy bay tiêm kích do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất. Trang bị lực lượng Không quân Bắc Việt có các máy bay Mig-21MF (sản phẩm 96) mới với khả năng chiến đấu tăng lên đáng kể. Bộ đội tên lửa Bắc Việt nhận được các tổ hợp tầm thấp S-125 “Neva”, có thể: các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động lục quân “Krug” (2K11 – SA-4) và “Kub” (2K12 - SA-6) [Зенитно-ракетные войска ДРВ получили маловысотные комплексы С-125 Нева и, вoзмoжнo мобильные ЗРК сухопутных войск Круг и Куб].
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2013, 08:46:36 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #399 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 12:09:24 am »

Chiến dịch Lainebaker I bắt đầu với các cuộc không kích quy mô lớn và các mục tiêu phòng không Bắc Việt và mạnh nhất là toàn bộ các sân bay, phá hỏng số lượng lớn đường băng và khí tài kỹ thuật. Trong khi phía Việt Nam chỉ kịp sửa lại đường băng, phải mất từ 3 đến 10 ngày, cuộc không kích lại lặp lại. Việc này buộc các phi công Bắc Việt phải cất cánh từ đường lăn và sử dụng các tên lửa bổ trợ. Lúc đầu, với lực lượng tương đối lớn, Việt Nam đã cố gắng đánh trả. Tuy nhiên trong điều kiện bị đối phương áp chế số lượng lớn, kiểm soát hoàn toàn về ra đa khu vực chiến đấu đã dẫn tới tổn thất lớn. Như mùng 10 tháng 5 năm 1972, 4 Mig-21 và 7 Mig-17 đã bị bắn rơi. Trong ngày này, kíp F-4J với trung úy phi công buồng trước R.Kenningham và trung úy phi công buồng sau W.Drascoll thuộc phi đội VF-96 trên tàu sân bay Constellation trong trận không chiến kéo dài 8 phút đã bắn rơi 3 Mig-17. Ngày 11 tháng 9 năm 1972, khi chuẩn bị hạ cánh, Mig-21US (phi công Việt Nam, giáo viên Liên Xô) đã bị 4 “Con ma” tấn công (có thể là F-4J phi đội VMFA-333, tàu sân bay America). Các phi công Mig bằng kỹ thuật lái và phản xạ tốt đã tránh được tên lửa bắn vào và kịp nhảy dù bỏ máy bay trước khi tên lửa đầu tiên bắn trúng máy bay.

Trong cố gắng xoay chuyển tình thế, phía Việt Nam, theo đề nghị của các chuyên gia quân sự Liên Xô đã quay trở lại chiến thuật sử dụng tên lửa – trước đó tỏ ra có hiệu quả. Các máy bay Mig-21 bay đơn (hoặc biên đội 2) được sử dụng để đánh chặn các máy bay cường kích vốn không được phép tham gia các trận không chiến kéo dài. Và để ngụy trang, phi công Mig thực hiện ngắm bắn bằng mắt thường, không mở máy ngắm bắn RP-21 và chỉ bắn sau khi tín hiệu bám bắt mục tiêu của đầu đạn tự dẫn bắn trên tên lửa phát sáng. Nhược điểm của phương pháp này là không thể tìm mục tiêu chủ đọng và phụ thuộc vào sự dẫn đường từ mặt đất. Do dẫn đường mặt đất kém, đồng thời Mỹ sử dụng quy mô lớn các khí tài tác chiến điện tử, các máy bay Mig công kích mục tiêu thành công trở nên thấp hơn bình thường. Như trong năm 1972, các máy bay Mig đã cất cánh đánh chặn 369 lần (31 – đơn, 280 – biên đội 2, 58 – biên đội 4) nhưng chỉ có 88 lần (23%) công kích mục tiêu thành công.

Tới mùa thu năm 1972, trong tổng số 187 máy bay của Không quân Bắc Việt chỉ có tổng cộng 71 máy bay đủ khả năng chiến đấu và 47 trong số đó (31 Mig-21 và 16 Mig-17) tham gia chiến đấu. Không quân Bắc Việt giảm hoạt động đáng kể và thực tế, chuyển sang hoạt động bán du kích.

Việc kẻ thù phá hủy nhiều đài ra đa cảnh giới ở tiền tuyến buộc Việt Nam phải xây dựng mạng lưới các trạm quan sát bằng mắt thường. Mặc dù vậy, toàn bộ các trạm này được trang bị ống nhòm, điện thoại hoặc đài vô tuyến. Với sự hỗ trợ của chúng, các máy bay tiêm kích Việt Nam đã một vài lần công kích mục tiêu thành công. Ví dụ, 4 Mig-17 đã bắn rơi 1 F-105G.

Hiệu quả chiến đấu của bộ phận tên lửa phòng không Bắc Việt cũng giảm. Sau khi lính tên lửa liên Xô rút khỏi VNDCCH, phía Việt Nam đã đẩy mạnh khẩu hiệu “Kỹ thuật – Liên Xô, chiến thuật – Việt Nam”. Kết quả sự tuyên truyền rộng rãi này đã nhận được phương pháp “hoạt động mai phục”. Các tiểu đoàn tên lửa phòng không di chuyển kín đáo trong các khu rừng nhiệt đới, triển khai trên các trận địa được chuẩn bị sẵn và… im lặng. Trong thời gian một vào ngày, tình hình trên không được nghiên cứu, chuẩn bị số liệu và chỉ sau đó mới bắn. Biện pháp này mặc dù cho phép bắn rơi số lượng đáng kể máy bay địch nhưng giảm khả năng phòng thủ các mục tiêu. Theo nguyên tắc, chỉ bắn vào một mục tiêu. Trong trường hợp phát hiện thêm mục tiêu khác, việc tác chiến sẽ nhanh chóng dừng lại, cho tới khi các tên lửa được bắn lên ngừng được dẫn bắn. Nếu lộ trận địa tên lửa và trong khoảng 40 phút không rút khỏi vị trí bắn sẽ phải hứng chịu cuộc trả đũa lớn từ không quân Mỹ và thực tế, không có cơ hội ngắm bắn mục tiêu.

Tiểu đoàn tên lửa phòng không theo biên chế Liên Xô gồm 6 thiết bị phóng, đài ra đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu, đài ra đa điều khiển hỏa lực. Nó rất cồng kềnh đối với chiến thuật của Việt Nam và trên thực tế đã sử dụng “tiểu đoàn rút gọn” với 1-2 thiết bị phóng, không có đài ra đa trinh sát và chỉ thị mục tiêu cùng nhiều phân đội bảo đảm. Phương án này mặc dù cho phép triển khai đơn vị trong tổng cộng 15 phút (nhanh hơn nửa tiếng so với tiêu chuẩn Liên Xô), nhưng đã dẫn đến tiểu đoàn khi đó trở nên dễ bị tổn thương.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM