Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:17:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342950 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #380 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 03:32:16 am »

Thống kê kiểu gì mà trận to nhất thì lại bỏ ra thế này thì còn giá trị gì nữa nhỉ? Xem cho vui thôi hỉ?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #381 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 03:53:44 am »

Về trận to nhất như bác nói thì đây, cũng trong link đó:

"...Однако, когда в воздух поднимались значительные силы ИА ПВО и ВВС ВНА, то управление ими было не всегда эффективным, а иногда по этой причине случались большие потери своих истребителей. В таких случаях управление осуществлялось с ЦКП Войск ПВО и ВВС ВНА. Так, 2.01.1967 г. американское командование решило нанести мощный удар по аэродрому Ной-Бай с целью уничтожения там истребителей ПВО ВНА. Для этой цели было привлечено 90 самолетов F-4 и F-105, которые в составе 22 групп налетали со стороны Таиланда и вскоре появились в районе аэродрома. Информация об этих группах поступила на ЦКП, но с опозданием до 5-7 минут. По команде с ЦКП с аэродрома было поднято 22 истребителя МиГ-17 и МиГ-21. Естественно, они поднимались поодиночке и со значительным опозданием. Пробив облачность (10 баллов, нижняя кромка - 300 м, верхняя - 1500 м), они не успели собраться в группы, звенья и пары и оказались под огнем дежурящих там американских истребителей, которые буквально в течение нескольких минут расстреляли их ракетами с разных направлений. За 12 минут этого боя было сбито 5 истребителей МиГ-21. Главной причиной этих потерь самолетов была неправильная и неграмотная оценка обстановки командованием Войск ПВО и ВВС ВНА на основе некачественной информации без опоры на другие ее источники...."

"...Tuy nhiên, khi QC PK-KQ QDNDVN cho khá nhiều máy bay tiêm kích cất cánh lên không trung, việc tổ chức chỉ huy lực lượng đó không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả, và đôi khi vì lý do đó mà đã xảy ra tổn thất lớn cho các máy bay tiêm kích của họ. Trong những trường hợp như vậy, việc chỉ huy được thực hiện từ SCH QC PK-KQ QDNDVN. Ví như ngày 2/1/1967, Bộ chỉ huy Mỹ quyết định giáng một đòn tấn công mạnh mẽ xuống sân bay Nội Bài để tiêu diệt các máy bay tiêm kích phòng không QDNDVN. Người Mỹ huy động cho mục đích này 90 chiếc F-4 và F-105, hợp thành 22 tốp bay từ Thái Lan đến và chẳng mấy chốc đã xuất hiện trong khu vực sân bay. Thông tin về các tốp địch đến được SCH, nhưng chậm từ 5-7 phút. Theo mệnh lệnh từ SCH, 22 máy bay MiG-17 và MiG-21 đã xuất kích. Đương nhiên, họ cất cánh từng người một, và với sự chậm trễ đáng kể. Sau khi xuyên mây lên (mây cấp 10, mép dưới - 300 mét, mép trên - 1500 m), họ chưa kịp tập hợp thành các tốp, các biên đội và các cặp thì đã rơi vào lưới lửa của các máy bay tiêm kích của người Mỹ đang trực chiến sẵn ở đó, mà chỉ trong vài phút những chiếc máy bay này liên tiếp bắn tên lửa vào họ từ các hướng khác nhau. Trong trận đánh 12 phút trên, họ bị bắn rơi 5 máy bay MiG-21. Lý do chính cho sự tổn thất lớn máy bay này là sự đánh giá tình hình không chính xác và không thông minh của Bộ chỉ huy QC Phòng không và Không quân QDNDVN chỉ dựa trên thông tin chất lượng thấp mà không dựa vào các nguồn khác nữa...."

- Trong bảng to thì họ có tính, nó ở trong hàng tháng 1 năm 1967, vấn đề là mình xem cách họ đánh giá sự việc.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 10:24:29 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #382 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 12:32:31 pm »

Bảng nữa cho nó có gió đông gió tây:
- nguyên bản:



« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 01:59:44 pm gửi bởi qtdc » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #383 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 09:30:14 am »

Chiangshan  hay bác nào đã đưa những tài liệu kiểu này lên box chưa nhỉ,  Grin - để em biết đường còn "pót",  Grin



Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #384 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 10:03:32 am »

Cái này được đấy, bác đưa vào đây đi.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
longtt88
Thành viên
*
Bài viết: 249


« Trả lời #385 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 09:58:53 am »

Ông Bảy phi công
[/size]

Ông lui về sống với mảnh đất nơi ông sinh ra ở xã Hòa Thành, TT Lai Vung (Đồng Tháp). Men theo con đường đất dọc bờ kinh, cây cối rậm rạp, sâu hun hút. Chỉ cần nói “ đi vô trại ông Bảy”, thì dân xứ này ai cũng biết. Ông là Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Bảy, một trong 3 phi công đầu tiên được phong tặng danh hiệu cao quý này...


Ông Bảy cùng những củ khoai mỳ to tướng đào được
ở vườn nhà.

Lừng lẫy chiến công

Anh hùng phi công một thời giờ bước sang tuổi 75, vẫn cái dáng dong dỏng cao, đầu quấn khăn rằn Nam bộ, quần áo cũ mèm, lấm lem bùn đất, đi chân trần vừa rửa dưới mép nước kinh lên. Ông cười rất phúc hậu: “Mầy thấy rặt nông dân Nam Bộ không? Tao đi đào khoai mỳ, sẵn vớt luôn mấy con cá nướng cho tụi bay nhậu”. Là chỗ quen biết, nên ông chân tình, mộc mạc như cây lúa. Ông kêu thím Bảy vào bếp nấu nướng.

Ông nói vui: “Đời tao ngộ lắm mầy. Người ta thì “ba chìm, bảy nổi” còn tao tới chín lần bảy”. Ông là con thứ 7, tên Bảy, 17 tuổi đi bộ đội, học 7 ngày, 7 lớp, 7 lần bóp cò, bắn rơi 7 máy bay, lái MiG-17, năm 67 phong Anh hùng.

Tên cha mẹ đặt là Nguyễn Văn Hoa, sinh năm 1936, tại xã Hòa Thành, Lai Vung. Lớn lên bị chê tên “con gái” nên sẵn thứ 7 ông lấy tên Nguyễn Văn Bảy. Năm 17 tuổi, cha mẹ ép lấy vợ, ông bỏ trốn theo bộ đội. Ông cười khà khà: Thấy còn nhỏ, mấy ông chưa nhận đâu. Nhưng tao cứ lẽo đẽo theo suốt, thấy cơm dọn là sà vào ăn, ai nhờ gì là làm. Rồi thành bộ đội ngon lành.

7 lần bóp cò, 7 máy bay địch rơi, ông Bảy được đồng đội tung hô.

Năm 1954 lên đường tập kết, cuối năm 1960 được chọn đi Trung Quốc học lái máy bay. Ông kể: Hồi nhỏ học lõm bõm biết đọc thôi. Lên Lạng Sơn thầy giáo dạy “tốc hành” 7 ngày, học 7 lớp. Chỉ để ý nghe, nhìn và nhớ mấy cái hình vẽ, mấy định lý, định luật, nguyên lý cơ bản. Nhờ có trí nhớ “học lóm” bẩm sinh mà ông nhớ nằm lòng.

Nhớ lời huấn thị của Bác Hồ trước giờ lên đường: “Các cháu là những học sinh, chiến sĩ miền Nam, hãy cố gắng học tập và rèn luyện cho tốt để sau này trở thành những phi công giỏi, chiến đấu thống nhất đất nước mình. Và còn chở Bác về thăm đồng bào miền Nam nữa chứ!”, ông luôn phấn đấu học tập. Năm 1965, tốp phi công đầu tiên của Việt Nam từ Trung Quốc lái máy bay về Gia Lâm.

Ông tham gia chiến đấu 13 trận, bảy lần bóp cò bắn là 7 máy bay Mỹ rơi và chưa lần nào phải nhảy dù. Ông kể: Có lần bắn nó cháy bốc khói nghe cái bụp đã lắm, tao lượn sát để nhìn, suýt nữa là đâm vào núi, kéo cần lên kịp nhìn thấy ngọn cây sát bên buồng lái.

Ngồi bên ngạch cửa căn chòi, sau lưng là ruộng lúa trong ánh nắng chiều bàng bạc, ông rít thuốc lá, nhấp chung rượu đế ngâm chuối hột rồi kể chuyện. Đó là ngày mồng 7-10-1965, khi chiến đấu trên bầu trời Yên Thế, máy bay của ông bị trúng đạn, thủng kính buồng lái.

“Có lỗ to như trái cau, trái quýt Lai Vung”, ông dùng tay bịt lỗ thủng to nhất... hạ cánh an toàn. Dưới đất, đồng đội reo mừng, các chuyên gia Liên Xô thán phục về tinh thần dũng cảm tuyệt vời của phi công VN. Lần đó, ông đếm tất cả 82 lỗ thủng nắp buồng lái.

Ông nhớ nhất là trận không chiến ngày 5-9-1966 cùng phi công Võ Văn Mẫn (quê Bến Tre). Khoảng 4 giờ chiều, máy bay hải quân địch vào cầu Giẽ đánh phá. Nhận lệnh cất cánh, nhưng khi bay vào không vực thì địch đã rút.

Lúc đó, phát hiện một tốp địch vào Phủ Lý (Hà Nam), Sở chỉ huy dẫn đường để các ông công kích. Phát hiện mục tiêu như hai chấm đen cách 5 km, ông lệnh cho Mẫn (số 2) thả thùng dầu phụ, tăng tốc đối đầu. Địch hốt hoảng, nương theo mây lẩn trốn.

Ông bay tắt, xé ngang mây đón đường. Qua đám mây, nhìn thấy máy bay địch, chúng rất hoảng sợ vừa bay, vừa chao cánh né đạn. Ông bám theo chiếc thứ hai, xả đạn vào buồng lái, phi công chết, máy bay lao xuống. Còn Võ Văn Mẫn bám theo chiếc số 1 nổ súng, máy bay địch bốc cháy, phi công nhảy dù.

Trận đánh chớp nhoáng trong 45 giây, hai phi công người miền Nam hạ hai máy bay tiêm kích F8 rơi cách nhau 10 km. Ông và ông Mẫn được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu.

Năm 1967, Bác Hồ tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 3 phi công VN, trong đó có Thượng úy Nguyễn Văn Bảy. Cũng năm này cậu con trai chào đời, ông đặt tên Phi Hùng như một kỷ niệm chiến công.

Ông trải qua nhiều cương vị công tác: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Phó tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân (nay là Binh chủng PK-KQ), được tặng 7 huy hiệu Bác Hồ. Sau ngày thống nhất, ông vào tiếp quản sân bay Cần Thơ, từ đây ông thay mặt quân chủng điều hành các sân bay miền Nam như : Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia.

Gặp lại người từng ở bên kia chiến tuyến .

Nông dân Nguyễn Văn Bảy

Chiến đấu với phi công Mỹ, kể cả khi máy bay trúng đạn thủng 82 lỗ cũng không sao, thế mà ông thành thương binh vì máy bay trực thăng. Đó là dịp Tết 1986, ông thay mặt Quân chủng dùng trực thăng chở đào Nhật Tân tặng cho các đơn vị PKKQ phía Nam. Lúc trực thăng cất cánh ở SVĐ Bạc Liêu, phi công bất cẩn để chạm cây đổ nhào làm ông bị thương.

Nghỉ hưu năm 1990, ông ở tại TP Hồ Chí Minh một thời gian rồi về xã Tân Phú Đông, TX Sa Đéc đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi heo, lên liếp, giồng đất trồng cây ăn trái. Hồi đó, các trường học của Đồng Tháp mời ông nói chuyện. Ông lấy tiền bồi dưỡng bỏ vào heo đất, gây quỹ tiết kiệm. Học sinh, nhà trường và Đoàn Thanh niên phát động phong trào “nuôi heo đất ông Bảy”.

Trích dẫn
Ông tham gia chiến đấu 13 trận, bảy lần bóp cò bắn là 7 máy bay Mỹ rơi và chưa lần nào phải nhảy dù. Ông kể: Có lần bắn nó cháy bốc khói nghe cái bụp đã lắm, ông lượn sát để nhìn, suýt nữa là đâm vào núi, kéo cần lên kịp nhìn thấy ngọn cây sát bên buồng lái.

Một hôm, ông tiếp vị khách đặc biệt tại Sa Đéc là Trung tướng Không quân Mỹ, GS. Steve Richie, “đối thủ” 40 năm trước lái máy bay F- 4 tham gia nhiều trận chiến trên không phận miền Bắc. Tướng Steve Richie đi cùng con gái người bạn phi công bị Nguyễn Văn Bảy bắn hạ.

Ngoài việc xác định chính xác về chiếc máy bay bắn cháy, phi công không bung dù kịp, hai người phi công từng là kẻ thù của nhau đã ngồi tâm sự nhiều chuyện đời như thể họ là bạn bè sau nhiều năm không gặp. Ông Bảy kể : “Hôm đó tao mần con gà ác nuôi trong vườn, nướng nước mắm, thêm rau vườn và cá lóc..nhậu rượu đế đã đời. Ông bạn Mỹ vui lắm, khen ngon luôn miệng”.

Năm 2009, ông Steve Richie tới Hà Nội trong một chuyến du lịch, đến thăm Bảo tàng Phòng không- Không quân, tình cờ biết buổi giới thiệu sách của cựu phi công Lưu Huy Chao “Chúng tôi và MiG-17” có anh hùng Bảy, ông tha thiết xin được tham dự và gặp lại cố nhân.

Năm 2009, ông Bảy giao nhà cho con gái rồi hai vợ chồng về ấp Hậu Thành, xã Hòa Thành, Lai Vung -mảnh đất ngày xưa ông đã sinh ra lớn lên dựng cái chòi bên bờ bao nuôi cá, trồng lúa, trồng khoai. Thấy cảnh dân nghèo chưa có điện, đèn dầu tù mù, ông vận động các doanh nghiệp, bà con góp tiền xin chính quyền kéo điện về thắp sáng vùng sâu. Giờ thì ông tiếp tục vận động làm con đường trên 1 km. Ông nói chắc như đinh: Năm sau tụi bay về chơi, xe ô tô chạy vào tới nơi.

Mới đây khi bốc dỡ đám khoai mỳ trên bờ bao trồng lâu năm để làm thức ăn cho cá, heo, bất ngờ ông đào được các bụi mỳ có củ nặng từ 10 kg đến 22,5 kg khiến bà con quanh vùng ngạc nhiên.

Ngồi uống rượu với ông không bao giờ chán vì ông hay kể chuyện tếu, chuyện thời trai trẻ, chuyện bắn máy bay Mỹ. Thím Bảy (Trần Thị Niên) cũng là người Lai Vung. Năm 9 tuổi gia đình gởi xuống tàu tại bến sông Đốc- Cà Mau đi tập kết.

Hồi đó thím Bảy là học sinh miền Nam, anh phi công Bảy ở sân bay Cát Bi- Hải Phòng lúc rảnh ra chơi gặp đồng hương rồi quen và yêu nhau. Lúc đám cưới (tháng 4-1966), ông trực chiến ở sân bay đến 7 giờ tối. Một mình cô dâu từ Hà Nội xuống. Chú rể hết ca trực chạy vù đến nghe tổ chức tuyên bố… 45 phút sau, có báo động, chú rể quay lại sân bay chuẩn bị xuất kích.

Giờ bóng chiều đã dần nghiêng đổ, hai vợ chồng anh hùng phi công trở thành nông dân thứ thiệt. “Tao chạy xe bị công an thổi phạt hỏi bằng lái. Tao nói chỉ có bằng lái máy bay, còn bà xã mới có bằng lái xe hai bánh…”- Vuốt chòm râu dài rung rinh trong gió, ông cười khà khà, thoải mái làm sao. “Từ ngày hưu đến giờ, đêm ngủ chưa bao giờ nằm mộng thấy máy bay, chiến đấu hay chiến tranh. Có lẽ vì tao trả xong nợ nước, nên thanh thản, an nhàn”.

Lai Vung 2011, trước ngày kỷ niệm Không quân đánh trận đầu tiên.
[/i]

Trân Châu
[/b]
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #386 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 10:21:48 pm »

    Cám ơn @long88 có bài tham gia về Bố Bảy rất hay, lâu rồi bạn chiansan không viết lên topic đặc sắc này cỏ xuýt mọc,mạng nhện chăng thì bạn kịp thời đến chi viện. Tiếp tục nhé.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #387 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 12:06:44 am »

Bài cũ trên HTV9 về các phi công người Miền Nam tập kết:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=2yaaU1NOw9o" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=2yaaU1NOw9o</a>

Cụ Chiêu nói về trận 23/8/67:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=HOCob9OcPOQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=HOCob9OcPOQ</a>
 
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2012, 06:11:36 am gửi bởi qtdc » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #388 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:39:21 pm »

Vì lý do kỹ thuật thuộc về người viết, chủ để này sẽ còn đóng băng dài dài Undecided Để phủi bụi, hôm nay chúng ta thử làm 1 thống kê nho nhỏ về 2 "đối tượng" nổi tiếng nhất của KQNDVN trong KCCM.


Phi công, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Cốc



Những chiến công của phi công Nguyễn Văn Cốc được xác nhận gồm:

- Ngày 30/4/1967, bắn rơi F-105D 59-1726 mật danh Carbine 4 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 354, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 355 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (TL) do Trung úy Robert A. Abbott lái. Phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

- Ngày 23/8/1967, bắn rơi F-4D 66-0238 mật danh Ford 1 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 555, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (TL) do Thiếu tá Charles Robert Tyler và Đại úy Ronald Nichalis Sittner lái. Kết quả là Sittner chết còn Tyler nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

- Ngày 18/11/1967, bắn rơi F-105F 63-8295 mật danh Waco 1 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 34, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) do Thiếu tá Oscar Moise Dardeau và Đại úy Edward William Lehnhoff lái. Cả 2 phi công đều chết.

- Ngày 7/5/1968, bắn rơi F-4B 151485 mật danh Silver Kite 210 thuộc Phi đoàn tiêm kích 92, Không đoàn hạm 9 HQ Mỹ trên TSB Enterprise do Thiếu tá E. S. Christensen và Trung úy W. A. Kramer lái. Lần này thì tổ bay nhảy dù và được giải cứu.

Ngoài ra trong 1 trận đánh ngày 3/2/1968, biên đội Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Cốc đã bắn rơi F-102A 56-1166 thuộc Phi đoàn tiêm kích đánh chặn 509, Không đoàn tiêm kích đánh chặn 405 KQ Mỹ ở căn cứ Udorn (TL) do Trung úy Wallace Luttrell Wiggins làm phi công này chết. Mặc dù các tài liệu của ta chính thức ghi công cho phi công Phạm Thanh Ngân, nhưng căn cứ vào diễn biến do phía Mỹ kể lại: số 1 của ta bắn tên lửa trúng đuôi chiếc F-102A nhưng không nổ, số 2 khai hỏa sau đó, buộc chiếc F-102A phải cơ động tránh và sau đó đâm xuống đất - tôi cho rằng phi công Nguyễn Văn Cốc hoàn toàn xứng đáng được chia sẻ 1/2 thành tích cho chiến công này.

Đây là những trận đánh được các sách LS KQ của ta điểm danh. Như vậy đến lúc này bác Cốc chắc chắn đã có 4 sao rưỡi Grin Grin

Trong danh sách những chiến công của chiếc MiG-21 mang số hiệu 4324 có liệt kê thêm 2 chiến công của Nguyễn Văn Cốc, trong đó 1 trường hợp được xác nhận (nhưng không thấy các sách LS KQ của ta đề cập, nên trước đó tôi đã từng đặt giả thuyết là của phi công Triều Tiên):

- Ngày 20/11/1967, bắn rơi F-105D 61-0124 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 469, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) do Đại úy William Wallace Butler lái. Phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Chiếc F-105 ngày 12/12/1967 thì không được phía Mỹ công nhận.

Cuốn MiG-21 Units of the Vietnam War của Istvan Toperczer ghi công thêm ngày 7/10/1967 bắn hạ F-105F 63-8330 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 13, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) do Đại úy Joseph D. Howard và George L. Shamblee lái. Tổ bay nhảy dù và được cứu. Tuy nhiên các tài liệu ta chỉ ghi nhận trong ngày này biên đội Phạm Thanh Ngân-Mai Văn Cương xuất kích bắn hạ 2 F-4 (phía Mỹ không công nhận) và không nhắc gì đến Nguyễn Văn Cốc.

Một số tài liệu trên mạng của nước ngoài còn ghi nhận 1 chiến công mà họ cho là của Nguyễn Văn Cốc vào ngày 23/2/1968, bắn rơi F-4D 66-8725 mật danh Honda 4 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 497, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (TL) do Thiếu tá Laird Guttersen và Trung úy Myron Lee Donald lái. Cả 2 phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Tuy nhiên trận đánh này không được phía ta nhắc đến.

Theo thống kê trên, phi công Nguyễn Văn Cốc bắn hạ ít nhất 5 máy bay (1 F-4D, 1 F-4B, 2 F-105D, 1 F-105F), góp phần bắn hạ 1 F-102A và 2 trường hợp (1 F-105F, 1 F-4D) chưa thể khẳng định. Một số bài báo viết về Nguyễn Văn Cốc cho biết ông bắn rơi 2 F-4, 5 F-105 và 2 UAV.

Như vậy, dù trong tình huống nào, với 5+1/2 chiến công được xác nhận, Anh hùng Nguyễn Văn Cốc vẫn giữ nguyên danh hiệu phi công Ace số 1 của CTVN và điều đáng nể là ông đạt được thành tích này trong 1 thời gian khá ngắn, chỉ hơn nửa năm.


Chiếc MiG-21 số hiệu 4324

Theo tài liệu của ta, chiếc MiG này đã được 9 phi công sử dụng và bắn rơi 14 máy bay Mỹ.



- Ngày 30/4/1967, phi công Lê Trọng Huyên bắn rơi 1 F-105 trên vùng trời Bắc Thái. Phía Mỹ xác nhận biên đội Lê Trọng Huyên-Vũ Ngọc Đỉnh đều bắn trúng mục tiêu, làm bị thương nặng 1 F-105 và bắn rơi 1 F-105D F-105D 61-0130 mật danh Tomahawk 3 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 333, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 355 ở căn cứ Takhli (TL) do Đại úy Joseph S. Abbott lái. Phi công nhảy dù và bị bắn làm tù binh. Tuy nhiên chúng ta không đủ thông tin để xác định chiếc F-105D này do Lê Trọng Huyên hay Vũ Ngọc Đỉnh bắn hạ.

- Ngày 4/5/1967, phi công Phạm Thanh Ngân bắn hạ 1 F-105 trên vùng trời Tam Đảo-Vĩnh Phú. Phía Mỹ không công nhận.

- Ngày 5/5/1967, phi công Nguyễn Ngọc Độ bắn hạ 1 F-4 trên vùng trời Bắc Thái. Phía Mỹ không công nhận.

- Ngày 5/6/1967, phi công Nguyễn Văn Lý bắn hạ 1 F-105 trên vùng trời Tuyên Quang. Phía Mỹ không công nhận.

- Ngày 5/7/1967, phi công Nguyễn Văn Huyên bắn hạ 1 A-4 trên vùng trời Hải Dương. Phía Mỹ không công nhận.

- Ngày 10/9/1967, phi công Nguyễn Hồng Nhị bắn hạ 1 RF-101 (1 số tài liệu khác của ta nói là RF-4) trên vùng trời Mộc Châu-Sơn La. Phía Mỹ không công nhận.

- Ngày 7/11/1967, phi công Nguyễn Hồng Nhị bắn hạ 1 F-4 trên vùng trời Hà Bắc. Phi công Đặng Ngọc Ngự bắn hạ 1 F-105 trên vùng trời Yên Bái. Phía Mỹ công nhận 1 F-105 bị thương (tên lửa găm vào đuôi nhưng không nổ).

- Ngày 18/11/1967, phi công Phạm Thanh Ngân bắn hạ 1 F-105 trên vùng trời Phú Thọ. Phía Mỹ công nhận mất F-105D 60-0497 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 34, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) do Trung tá William N. Reed lái. Phi công nhảy dù và được cứu.

-  Ngày 20/11/1967, phi công Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 1 F-105 trên vùng trời Vĩnh Phú. Phía Mỹ công nhận mất F-105D 61-0124 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 469, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) do Đại úy William Wallace Butler lái. Phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

- Ngày 12/12/1967, phi công Nguyễn Văn Cốc bắn hạ 1 F105 trên vùng trời Hà Bắc. Phía Mỹ không công nhận.

- Ngày 17/12/1967, phi công Vũ Ngọc Đỉnh bắn hạ 2 F-105 trên đường vào đánh Hà Nội. Phía Mỹ công nhận mất F-105D 60-0422 thuộc Phi đoàn tiêm kích 469, Không đoàn tiêm kích 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) do Trung úy Jeffrey Thomas Ellis lái. Phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

- Ngày 19/12/1967, phi công Nguyễn Đăng Kính bắn hạ 1 F4 trên vùng trời Tam Đảo. Phía Mỹ không công nhận.

Như vậy trong số 14 ngôi sao, chiếc MiG-21 4324 được xác nhận bắn rơi và bị thương 5 máy bay F-105.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 10:03:54 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #389 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 09:33:40 pm »

...Như vậy, dù trong tình huống nào, với 5+1/2 chiến công được xác nhận, Anh hùng Nguyễn Văn Cốc vẫn giữ nguyên danh hiệu phi công Ace số 1 của CTVN và điều đáng nể là ông đạt được thành tích này trong 1 thời gian khá ngắn, chỉ hơn nửa năm.

Nhận xét của chiangshan rất đúng, còn trong giai đoạn chiến tranh phá hoại lần thứ 2, người đạt được thành tích giống như vậy là AHLLVT Nguyễn Đức Soát.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM