Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:52:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342964 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #370 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 10:29:54 pm »

  Bác Chiangshan ơi câu chuyện bác viết còn nữa không mà Bác nghỉ hơi bị lâu đấy. Mong Bác quá đi mất.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #371 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 09:48:13 am »

Vâng em xin tiếp tục.

Sau khi kết thúc Rolling Thunder, Clashes dành ra 2 chương để phân tích các kinh nghiệm rút ra được cũng như những chuẩn bị của KQ và HQ Mỹ trong giai đoạn 1968-1972. Sau đây sẽ là phần lược dịch tổng kết lại giai đoạn này.


Kết thúc của bắt đầu

Nhìn lại

Tổng kết kết quả không chiến của KQ Mỹ trong giai đoạn cuối Rolling Thunder khá ảm đạm. Từ 1/10/1967 đến 31/3/1968, BVN đã trên cơ KQ Mỹ cả về tư duy và tác chiến. Trong giai đoạn này phía Mỹ mất 24 máy bay trong khi tuyên bố bắn hạ 27 chiếc. Quan trọng hơn, 16 máy bay Mỹ bị MiG-21 hạ trong khi chỉ bắn được 5 chiếc MiG-21. Tỷ lệ thắng này là 3/1 cho MiG-21, bất chấp KQ Mỹ sử dụng QRC-248 và Rivet Top. Những con số khác cũng ảm đạm. Năm 1965, tổn thất do MiG chỉ chiếm 1% tổn thất trên vùng trời BVN. Nó tăng lên 3% năm 1966 và 8% năm 1967 và đến 1968 tổn thất do MiG đã chiếm 22%. Trong khi số liệu này đánh lừa về mặt nào đó – các thiết bị ECM mới giảm thiệt hại do SAM và cho phép cường kích bay cao hơn, giảm thiệt hại do cao xạ - đến tháng 3/1968 MiG đã trở thành mối đe dọa lớn nhất cho các biên đội cường kích KQ Mỹ trên vùng trời BVN. Trong nghiên cứu rộng nhất về không chiến, KQ Mỹ cho rằng "[cuối 1967 và 1968] KQ đã không nhận ra và/hoặc phản ứng lại trước sự thay đổi chiến thuật của KQ BVN".

Các trận đụng độ từ tháng 5 cho đến khi kết thúc Rolling Thunder cũng làm cho F-4 của HQ Mỹ khó chịu không kém. Trong giai đoạn này, bất chấp dẫn đường tuyệt hảo, hỗ trợ gây nhiễu liên lạc và tình hình cho phép họ thường xuyên bắn AIM-7 đối đầu mà không cần nhận dạng mục tiêu bằng mắt, F-4 HQ bắn khoảng 26 AIM-7 và 16 AIM-9D mà chỉ hạ được 2 MiG, trong khi mất 2 F-4.

Kết quả của vũ khí

AIM-7 Sparrow

AIM-7 có 2 phiên bản chính, AIM-D và AIM-7E. F-4 KQ và HQ sử dụng AIM-7D từ tháng 4/1965 cho đến khi AIM-7E với 1 vài cải tiến nhỏ thay thế vào đầu 1966. Trong Rolling Thunder khoảng 330 AIM-7 được bắn và hạ 27 máy bay. Trừ đột biến vào tháng 1/1967 (chiến dịch Bolo) và cuối tháng 5 đầu tháng 6/1967, tỉ lệ bắn hạ có sự đi xuống.

Vấn đề chính với AIM-7 chính là sự tin cậy: đơn giản là nó không thể hoạt động đúng cách ở 1 tỉ lệ đáng báo động và khi cuộc chiến tiếp tục, bất chấp những nỗ lực khắc phục, AIM-7 ngày càng trở nên kém tin cậy hơn. Tỉ lệ thất bại lên đến 60% vào tháng 4/1966 và giảm xuống 40% vào giữa 1967 (có lẽ nhờ đột biến trong Bolo và giai đoạn tháng 5-6) nhưng từ tháng 8/1967 tỉ lệ không trúng tiếp tục gia tăng đến tận 80%. Tệ hơn nữa, khả năng AIM-7 được phóng đi khi thực hiện lệnh khai hỏa và được dẫn kể cả khi bắn trong cự ly chuẩn vẫn còn là dấu hỏi. Một nhóm nghiên cứu của KQ kiểm tra hoạt động của AIM-7 vào giữa 1966 kết luận rằng ở độ cao thấp, mức độ tin cậy của AIM-7 cao nhất là dưới 30% và bổ sung thêm rằng "[ngay cả] khi cho rằng máy bay và tên lửa được bảo dưỡng tốt, khả năng bắn hạ của 1 quả Sparrow được dự kiến là thấp". Trục trặc của AIM-7 đến từ sự phức tạp của nó: nó gồm nhiều thiết bị nhạy cảm, tất cả phải hoạt động chuẩn nếu muốn tên lửa bắn trúng, và điều này thường ít khi xảy ra.

Vẫn còn các vấn đề khác của AIM-7 trong chiến đấu. Để AIM-7 dẫn được, radar của F-4 phải khóa được mục tiêu để chuyển thông tin cho tên lửa. F-4 có 2 lựa chọn khóa mục tiêu, chế độ không chiến nhanh được gọi là "khóa ngắm" (boresight lock on) và chế độ thường "khóa toàn phần" (full system lock on). Khóa ngắm cho phép bắn tên lửa nhanh – chỉ hơn 1s và do đó khá phổ biến. Không may, do nhiều nguyên nhân phức tạp, chế độ này không được như quảng cáo và tỏ ra hoàn toàn thất bại: trong 165 lần bắn đầu tiên trong Rolling Thunder bằng khóa ngắm, chỉ có 1 lần trúng.

Chế độ toàn phần đáng tin cậy hơn nhưng mất thời gian. Sau khi radar khóa mục tiêu, mất 4s để chuyển toàn bộ thông tin cho tên lửa. Có nghĩa là sau khi phi công khóa được mục tiêu và nhận được tín hiệu cho biết có thể bắn tên lửa, họ phải đợi thêm 4s trước khi bấm cò. Sau đó mất thêm 1,25s từ lúc bấm cò đến khi AIM-7 rời máy bay, do vậy quá trình phóng chuẩn mất khoảng 5s. Các phi công F-4 đều đồng ý rằng trì hoãn này là quá lớn trong những trận không chiến cơ động ở ĐNA.

Khi AIM-7 được phóng đi, vấn đề vẫn chưa hết. F-4 phải giữ radar khóa được MiG toàn bộ thời gian AIM-7 ở trên không, nghĩa là phải bám theo MiG đến tận khi tên lửa trúng (hoặc trượt). Kinh nghiệm chiến đấu cho thấy F-4 bám theo MiG đến khi AIM-7 trúng là mục tiêu ngon ăn cho những MiG khác, nhưng nếu F-4 bị tấn công khi AIM-7 vấn đang bay và buộc phải cơ động khỏi mục tiêu, tên lửa sẽ mất dẫn đường – "bay đạn đạo" và trượt. F-4 đã mất đi rất nhiều kill trong những trường hợp như vậy.

Ngoài ra, nhiễu địa vật gây ra nhiều phiền phức cho radar và AIM-7 hơn dự kiến. Kinh nghiệm cho thấy ở dưới 8000ft, chùm radar F-4 bắt đầu bị phản xạ từ mặt đất, thường xuyên khiến radar không dò được mục tiêu; hoặc nếu radar đang khóa mục tiêu, nó sẽ chuyển đối tượng bị khóa xuống đất hoặc mất khóa do nhiễu địa vật. Một vấn đề nữa là biểu tượng bắn "trong phạm vi" của AIM-7 hiện trên màn radar của F-4. Máy tính vũ khí của F-4 quyết định pham vi bắn chuẩn của AIM-7 và thông báo cho phi công bắn bằng 1 biểu tượng đặc biệt trên màn radar, nhưng nó chỉ đúng khi mục tiêu đang bay bằng và thẳng (mà MiG thì hiếm khi làm như vậy). Đối với các mục tiêu di động, nón bắn AIM-7 được tính trước được hiển thị không chuẩn xác và 1 báo cáo của KQ năm 1966 cho biết "tham số bắn tên lửa không dễ xác định [bởi phi công] do tham số thay đổi với mỗi thay đổi về cao độ của mục tiêu".

Cuối cùng, có sự thất vọng đối với AIM-7. Phi công F-4 đã mong đợi là sẽ có ưu thế lớn với khả năng bắn tầm xa và đối đầu của AIM-7, nhưng yêu cầu nhận dạng mục tiêu bằng mắt trước khi bắn đã hạn chế đáng kể cơ hội sử dụng AIM-7 ở chế độ đối đầu. Ngoài ra, AIM-7 để lại 1 vệt khói trắng lớn rất dễ cho MiG nhìn thấy, cho phép họ cơ động tránh.


Còn có những yếu tố khác của vấn đề. Trước khi đưa vào chiến đấu, AIM-7 được đưa qua kiểm tra gọi là "tuning", tên lửa nào không "tune" được loại bỏ. Một số đáng kể bị như vậy và có thể xem như thất bại, nhưng do không được bắn đi nên kiểu hỏng này không được tính trong thống kê. Ngoài ra, bản thân radar F-4 cũng phải làm việc nếu muốn AIM-7 hoạt động, số lần radar không hoạt động khiến AIM-7 trở nên vô dụng không được ghi lại, nhưng thông tin chi tiết về các trận không chiến ở BVN cho thấy trường hợp radar hỏng không phổ biến. Điều kiện ở ĐNA cùng với hành trình tiếp vận dài gây ra vấn đề với mọi thiết bị điện tử và radar F-4 cũng không phải ngoại lệ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #372 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 08:48:56 am »

  Kính gửi Bác chiangshan, thế những tư liệu về những trận không quân ta đánh B52 thời gian 71/72 Bác có không ạ, cám ơn Bác.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #373 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2012, 06:45:47 pm »

 Kính gửi Bác chiangshan, thế những tư liệu về những trận không quân ta đánh B52 thời gian 71/72 Bác có không ạ, cám ơn Bác.

Em có 1 ít, và sẽ đưa lên lần lượt theo trình tự thời gian.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #374 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 11:52:19 am »

Đọc lại một bài trên vko.ru (http://old.vko.ru/article.asp?pr_sign=archive.2005.24.06) của Aleksandr Malghin và Mikhail Malghin (hai ông này dạy tại học viện phòng không và phòng thủ vũ trụ Nga - Военной академии воздушно-космической обороны ВА ВКО - và bài này họ cũng đã post từ 6,7 năm nay rồi) về giai đoạn 65-68 vẫn thấy "choáng":
- Ta thắng: bắn rơi 242 máy bay địch (kể cả không người lái), trong đó Mig-21 lập công 111 lần, Mig-17 - 131 lần. Tỷ số ta - địch: Mig-21: 3,0 (111/36); Mig-17: 2,2 (131/59).
- Ta tổn thất: 95 (chắc chỉ tính không chiến không tính bắn nhầm) với 36 Mig-21 (hy sinh 6 phi công) và 59 Mig-17 (hy sinh 42 phi công).
Tuy nhiên tài liệu có nhiều thống kê có ý nghĩa về các chỉ số trong tác chiến (số phi xuất, số trận gặp địch, tiêu hao đạn dược v.v....).
Một trong những điểm "choáng" là họ đánh giá hợp đồng giữa cao xạ, tên lửa PK và KQ tiêm kích của mình yếu, bắn nhầm nhau nhiều, ví dụ:
- Từ 1/3/1966 đến 1/3/1967 hỏa lực cao xạ và TLPK đã bắn rơi nhầm quân ta như sau: 5 Mig-17PF, 1 Mig-21, 1 An-2, 1 trực thăng. Trước đó trong năm 1966, 2 chiếc Mig-17 sau một trận không chiến thắng lợi trở về nối đuôi nhau vào hạ cánh đã bị đại đội pháo PK bảo vệ chính sân bay mình hạ cánh bắn rơi (không tính các vụ bắn bị thương).

(Следует отметить, что взаимодействие между ИА и наземными средствами ПВО было организовано плохо или совсем отсутствовало. Летчики не получали информации о действиях противника в воздухе, о действиях подразделений ЗРВ и ЗА, развернутых на прикрытии аэродрома или других объектов. Так, в 1966 г. два истребителя МиГ-17 при следовании на посадку после успешного проведения воздушного боя были сбиты огнем зенитных батарей, прикрывающих этот же аэродром. А за период с 1.03.1966 по 1.03 1967 гг. огнем ЗА и ЗПУ системы ПВО ВНА было сбито следующее количество самолетов (вертолетов): 5 МиГ-17пф, один Миг-21, один Ан-2, один вертолет. Много было случаев обстрела своих самолетов, которые получали серьезные повреждения, но не были сбиты.)

- Không dám nói số liệu tổn thất máy bay này chính xác đến đâu. Đ/c chiangshan và các bác khác có gì đối chiếu (nhất là về khoản bắn nhầm) không?
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 10:25:18 am gửi bởi qtdc » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #375 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2012, 06:11:33 pm »

Theo số liệu của MiGs over North Vietnam thì tổn thất MiG tính chung các nguyên nhân từ 1964 đến 1968 là 87 chiếc, phi công hy sinh 73 người. Tuyên bố bắn hạ của phía Mỹ là 116.

Số liệu vênh có thể là do người Nga cộng cả những tổn thất của phi công Triều Tiên.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #376 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2012, 09:15:59 pm »

Theo số liệu của MiGs over North Vietnam thì tổn thất MiG tính chung các nguyên nhân từ 1964 đến 1968 là 87 chiếc, phi công hy sinh 73 người. Tuyên bố bắn hạ của phía Mỹ là 116.

Số liệu vênh có thể là do người Nga cộng cả những tổn thất của phi công Triều Tiên.
- Chiangshan nói có lý.

Đây là số liệu của người Nga trong link trên (cũng của 2 ông Malghin):
- nguyên bản:





- Rất đáng chú ý vì: các trận không chiến với số lượng địch lớn hơn ta không tổn thất nhiều hơn, mà ngược lại địch rơi có phần nhiều hơn. Khi ta địch ngang phân thì địch rơi nhiều hơn ta gấp đôi (6 trận ta rơi 3 - địch rơi 7). Khi ta hơn địch 1,5 - 2 lần (chỉ có 2 trận) thì thắng-thua giữa ta-địch bằng nhau (ta rơi 1 - địch rơi 1).





PS: Bảng này người Nga họ không lọc phần máy bay KNL ra, bọn Mỹ nó không tính KNL vào so sánh không chiến. Các bác xem tham khảo cũng có cái hay.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 03:20:45 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #377 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2012, 09:50:18 pm »

Còn đây là tổng kết về tên lửa đối không phía ta cũng theo nguồn đó:

Анализ воздушных боев за период с 1966 по 1968 гг. включительно показал, что пуски УР с самолета МиГ-21 ракет типа Р-3С осуществлялись в основном с минимальных дальностей. Так, при ведении воздушных боев на высотах 1000-5000 м и при скоростях до 1200 км/ч дальности пуска распределялись следующим образом: 2500 м и более - 5%, 2500-2000 м - 25%, 1800-1500 м - 20%, 1500-1200 м - 35%, 1200-1000 м - около 10%, 1000 м - 1%. Как следует из этих данных, 80% пусков ракет Р-3С осуществлялось на дальностях в диапазоне 2500-1200 м.

- Tên lửa R3-S phóng chủ yếu ở tầm gần. Ví dụ khi không chiến trên các độ cao từ 1000 - 5000 m với các tốc độ không quá 1200 km/ giờ thì:
 + Tên lửa phóng ở cự ly 2500 m trở lên: 5%
 + Tên lửa phóng ở cự ly 2000 - 2500 m: 25%
 + Tên lửa phóng ở cự ly 1500 - 1800 m: 20%
 + Tên lửa phóng ở cự ly 1200 - 1500 m: 35%
 + Tên lửa phóng ở cự ly 1000 m: 1%

- Như vậy 80% đạn phóng ở dải cự ly 1200 - 2500 m.



 
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2012, 10:32:09 am gửi bởi qtdc » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #378 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 03:22:19 am »



Bảng này xem ra hình như có lẽ không tính những vụ như vụ Bolo hử?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #379 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 03:29:16 am »

Chắc không tính đâu bác ạ. Mặc dù trong bài hai cụ ấy có nói vụ Bô lô ba la mà bác nhắc. Có link đấy bác xem đi. Vả lại phần lọc ra xem xét các trường hợp tuyên bố bắn hạ không khớp như chủ nhiệm chiangshan làm thì không hiểu 2 ông này tính sao. Bảng vừa rồi thì các ông ấy chỉ tính 37 trận điển hình thôi, họ có lý của họ khi xét ở một góc hẹp về chuyên môn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM