Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:35:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342963 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #320 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2012, 06:25:36 pm »

Theo ClashesAces & Aerial Victories:

Ngày 5/2, biên đội 4 F-105 mật danh Pistol được giao nhiệm vụ thực hiện phi vụ không kích Commando Club ở khu vực Thái Nguyên. Biên đội này được hộ tống bởi 1 biên đội F-105 Iron Hand và 2 biên đội F-4D MiGCAP. Trên đường tới mục tiêu F-4 MiGCAP được cảnh báo rằng 2 MiG-21 đã cất cánh từ Phúc Yên và EC-121 dùng QRC-248 theo dõi khi MiG tiếp cận. Theo cảnh báo, biên đội MiGCAP quan sát được MiG ở bên phải họ khoảng 5 dặm nhưng khi cơ động tấn công họ bị mất dấu MiG. Trong khi F-4 đang tìm kiếm, MiG đã triển khai đội hình bám đuôi và tiếp cận F-105. Pistol 3 nhìn dang trái và thấy chiếc Mig đi đầu bắn tên lửa trúng Pistol 4. MiG kéo cao sang trái, lật trở lại sang phải để xác nhận bắn trúng rồi tăng tốc rút lui trong khi tổ bay Pistol 4 nhảy dù.

Biên đội MiGCAP đang ở độ cao 23000ft khi chiếc F-105 bị bắn rơi. Số 1 quan sát thấy MiG-21 thứ 2 ở vị trí 10h dưới đang leo cao, vừa thoát ly sau khi tấn công 1 F-105. Số 1 lập tức cơ động vào vị trí 6h của chiếc MiG và khai hỏa khoảng 100 viên cannon nhưng không có kết quả. Số 1 tiếp tục bắn 2 AIM-4D, quả đầu không dẫn, quả thứ 2 nổ phía sau đuôi MiG. Số 1 chuyển radar và bắn tiếp 3 AIM-7E, quả đầu lock bằng kính ngắm không dẫn, quả thứ 2 lock toàn bộ và có vẻ được dẫn, quả thứ 3 không rời giá phóng.

Trong khi F-4 đang quan sát, 1 quả tên lửa Atoll lao sượt qua số 4, gần đến mức anh ta có thể cảm nhận được luồng phản lực. CHiếc MiG thứ nhất đã trở lại, nhưng kết quả kém của quả Atoll thứ 2 đã lấy đi của anh ta 1 chiến công dễ dàng.


Theo tài liệu ta, biên đội MiG-21 của Nguyễn Ngọc Độ và Hoàng Biểu xuất kích đánh địch trên vùng trời Tuyên Quang. Nguyễn Ngọc Độ bắn rơi 1 F-105. Theo VN Air Losses đây là F-105D 60-5384 thuộc phi đoàn 34, không đoàn 388 KQ Mỹ. Đại úy Carl William Lasiter nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Phía Mỹ ghi công cho F-4D 66-8714 thuộc phi đoàn 13, không đoàn trinh sát 432 KQ Mỹ do đại úy Robert G. Hill và trung úy Bruce V. Huneke lái bắn hạ 1 MiG-21 bằng AIM-4D. Phía ta không có xác nhận tổn thất này.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #321 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2012, 08:10:25 pm »

Theo ClashesAces & Aerial Victories:

Ngày 6/2/1968, biên đội CAP nhanh mật danh Buick gồm 4 F-4D trang bị AIM-9 và không có cannon đang hộ tống 1 phi vụ Commando Club thì được hướng dẫn tới đánh chặn 2 MiG-21 bị QRC-248 phát hiện đang tiếp cận cường kích. F-4 phát hiện MiG ở cự ly khoảng 3 dặm. Biên đội leo cao tới 31000ft và bay đối đầu vượt qua MiG. Khi F-4 vòng lại truy đuổi, MiG tách ra, 1 chiếc vòng thấp sang bên trái và chiếc kia leo cao.

F-4 tiếp tục bám theo chiếc MiG đang hạ độ cao. Buick 1 phóng 2 AIM-7 nhưng cả 2 quả động cơ đều không hoạt động. MiG vòng lại phía trước mặt Buick 3, Buick 3 bắn 2 AIM-7 đều trượt. Buick 1 bắn tiếp 2 AIM-7, một lần nữa cả 2 quả động cơ đều không hoạt động. Buick 3 bắn tiếp 2 AIM-9 nhưng không dẫn được. Lúc này Buick 2 nghĩ rằng có thể bắn được MiG và khai hỏa 1 AIm-9 nhưng tên lửa lại hướng về Buick 4, buộc chiếc F-4 này phải cơ động gấp để tránh. Buick 2 sau đó bắn tiếp 1 AIM-7 không có radar lock và tên lửa bay đạn đạo.

Mig hướng về căn cứ với 4 chiếc F-4 bám theo 1 dặm phía sau. Buick 2 bắn 2 AIM-7, Buick 3 bắn 2 AIM-7 nhưng 1 quả không đi, Buick 4 bắn 2 AIM-7 nhưng 1 quả không đi. Tên lửa do Buick 4 bắn dẫn tốt và trúng vào phần thân trái gần gốc cánh. MiG nổ tung.


Theo USAF F-4 MiG Killers thì F-4D 66-8688 mật danh Buick 4 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ do đại úy Robert H. Boles và trung úy Robert B. Battista lái.




Phía ta không có thông tin về trận đánh này.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #322 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2012, 08:43:47 pm »

Theo Aces & Aerial Victories:

Ngày 12/2, 1 nhóm không kích vào đánh sân bay Kép nhưng sau đó do thời tiết xấu nên chuyển hướng sang đánh ga Cao Nung. 2 biên đội F-4 MiGCAP hộ tống cường kích rút lui đến bờ biển thì quay trở lại bay tuần khu vực mục tiêu. Khi rút lui lần thứ 2, mỗi biên đội phát hiện tín hiệu của 2 MiG-21 nhưng chỉ 1 biên đội nghênh chiến thành công.

Số 1 của biên đội này phát hiện 2 tín hiệu trên radar ở hướng 9h, độ cao 4000ft, cự ly 20 dặm ở khu vực phía đông Hà Nội 75 dặm. Biên đội chuyển thành đội hình bám đuôi để tiếp cận mục tiêu. Ở cự ly 6 dặm số 1 nhận diện được tín hiệu thứ 2 là 1 MiG-21 và khai hỏa 2 AIM-7 từ cự ly 4,5 dặm ở độ cao 34000ft. Quả thứ nhất nổ ở vị trí 7-8h và quả thứ 2 nổ ở vị trí 10h của MiG. Khi lao qua điểm nổ MiG lật ngược rồi xoáy mất kiểm soát, phi công không nhảy dù. Số 1 sau đó quan sát thấy chiếc MiG đi đầu ở phía trước chiếc MiG bị bắn hạ khoảng 3 dặm và lock được mục tiêu từ phía sau, tuy nhiên khi tiếp cận tới 9-10 dặm thì số 4 hết dầu nên phải thoát ly và quay về.

Trong khi đó số 3 cũng bắn 2 AIM-7 vào MiG đi đầu. Theo số 3 báo cáo, quả thứ nhất có dẫn nổ gần MiG, quả thứ 2 có dẫn nổ ở góc 6-9h của MiG. MiG sau đó lao vọt hướng lên rồi sau đó rơi vào vòng xoáy mất kiểm soát. Số 4 chứng kiến trận đánh, phi công chính cho rằng quả tên lửa thứ 2 của số 3 bắn trúng hoặc nổ sát MiG nhưng phi công phụ cho rằng quả đầu nổ phía sau MiG 4 thân và quả sau còn cách xa hơn. Cả 2 phi công đều chứng kiến MiG xoay tròn hướng xuống dưới.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4D 66-8690 mật danh Buick 1 thuộc phi đoàn 435, không đoàn 8 do trung tá Alfred E. Lang, Jr. và trung úy Randy P. Moss lái được KQ Mỹ công nhận bắn rơi MiG-21. F-4D mật danh Buick 3 do đại tá Robert V. Spencer và trung úy Richard W. Cahill lái thì không được công nhận.


Theo phía ta, ngày 12/2/1968 phi công Kim Chi Hoan (Triều Tiên) thuộc đoàn Z hy sinh.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #323 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2012, 09:48:47 pm »

Theo ClashesAces & Aerial Victories:

Ngày 14/2, lực lượng không kích gồm 2 biên đội F-105 Iron Hand, 1 biên đội F-4D cường kích vào đánh sân bay Phúc Yên. Lực lượng này được 2 biên đội F-4D MiGCAP hộ tống, trong đó 1 biên đội trang bị AIM-4, AIM-7 và cannon pod, 1 biên đội CAP nhanh trang bị AIM-9 và AIM-7.

Cảnh báo MiG của EC-121 khá tốt và biên đội MiGCAP thứ 2 cơ động tiếp cận 2 MiG-21. F-4 lock được mục tiêu bằng radar nhưng MiG rút lui mà không tham chiến nên biên đội lại quay về nhập với cường kích gần dãy Tam Đảo. 2 chiếc MiG tránh được F-4 nhưng sau đó tấn công 1 biên đội F-105 Iron Hand bay sau. Sau 1 trận không chiến ngắn, 1 tốp quay về căn cứ trong khi tốp còn lại đi tiếp.

Khi tiếp tục tới mục tiêu, F-4 phát hiện 4 MiG-17 ở hướng 11h cự ly 3 dặm và tiến tới đó. MiG đang tạo thành đội hình bánh xe ở 8000ft phía đông bắc Phúc Yên. F-4 leo xoắn ốc về bên phải để tách ra tấn công. Số 1 và số 2 lao xuyên qua bánh xe. Số 1 định bắn AIM-4 nhưng không lock được mục tiêu. Số 1 và số 2 bổ nhào xuyên qua đội hình MiG, kéo cao lên 7000ft rồi tiếp tục lấy độ cao.

Lúc này số 3 quan sát thấy 1 MiG định tiếp cận phía sau số 1 và 2. Số 3 cơ động vào phía sau MiG và bắn 1 AIM-4 ở cự ly 2500ft. Tên lửa được dẫn nhưng phi công không chắc chắn nên chuyển sang cannon và khai hỏa. MiG trúng đạn bốc cháy với 1 cánh và phần đuôi bị gãy. Tên lửa đã phóng không thấy có kết quả.

Trong vòng 2-3 phút sau khi không chiến bắt đầu, biên đội F-4 kia cũng tham gia tấn công. Số 1 quan sát thấy 1 MiG ngoặt gấp về bên phải và tiến hành bổ nhào từ 24000ft tới vị trí 5-6h của MiG với vận tốc khoảng 1.2 Mach. Số 1 lock được mục tiêu, bắn 1 AIM-7E ở cự ly khoảng 3/4 dặm nổ bên phải thân MiG. MiG bốc cháy và sau đó đâm xuống đất nổ tung. Phi công nhảy dù.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4D 66-7554 mật danh Nash 3 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ do thiếu tá Rex D. Howerton và trung úy Ted L. Voigt, II lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng cannon và F-4D 66-7661 mật danh Killer 1 thuộc phi đoàn 435, không đoàn 8 KQ do đại tá David 0. Williams, Jr. và trung úy Lt. James P. Feighny, Jr lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng AIM-7E.




Phía ta không có thông tin về trận đánh này.

Đây là MiG cuối cùng mà KQ Mỹ tuyên bố bắn hạ trong chiến dịch Rolling Thunder.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2012, 07:42:55 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #324 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2012, 07:42:28 pm »

Theo Clashes:

Ngày 23/2, biên đội 4 F-4D MiGCAP mật danh Honda nhận được cảnh báo từ QRC-248 về MiG trong khu vực. Rõ ràng MiG ẩn nấp trong đám mây ở độ cao 7000ft. Khi F-4 cơ động tìm kiếm, Honda 4 - phi công tiêm kích ít kinh nghiệm trước đây từng lái máy bay vận tải C-130 tụt lại phía sau và khi đang cố gắng trở lại vị trí thì bị trúng 1 quả Atoll từ 1 MiG-21 không quan sát được. Qua xem xét băng ghi âm nhiệm vụ cho thấy có lẽ quả tên lửa đó nhằm vào Honda 3 và 1 chiếc EC-121 đã cảnh báo biên đội Honda rằng MiG-21 bắt đầu tấn công. Băng ghi cũng cho biết phi công phụ trên Honda 4 đã cảnh báo thoát ly ngay trước khi trúng tên lửa.

Theo VN Air Losses, F-4D 66-8725 thuộc phi đoàn 497, không đoàn 8 KQ bị tấn công ở phía bắc Hòn Gai 35 dặm. Sau khi bị trúng tên lửa, tổ bay cố lết ra biển nhưng khi còn cách bờ biển 10 dặm thì máy bay mất kiểm soát và phải nhảy dù. Thiếu tá Laird Guttersen và trung úy Myron Lee Donald đều bị bắt làm tù binh.

Guttersen cũng thuộc hàng phi công kỳ cựu, mặc dù tiểu sử bay hơi ...lung tung: lái B-25 trong WW2, P-51 và F-86 ở Triều Tiên, C-130 ở VN giai đoạn 1965-66 rồi lại nhảy sang F-4.

Đây là máy bay cuối cùng của KQ Mỹ bị bắn rơi trong không chiến trong chiến dịch Rolling Thunder. Tuy nhiên phía ta không có thông tin gì về trận này.

Ngày 31/3/1968, TT Johnson tuyên bố ngừng ném bom khu vực bắc vĩ tuyến 20 và sau đó hạ xuống vĩ tuyến 19, bao gồm toàn bộ Route Package V và VI, đồng nghĩa với việc chấm dứt vai trò của KQ Mỹ trong tác chiến không đối không. Hoạt động oanh kích khu vực còn lại thuộc Route Package II và III hoàn toàn do HQ Mỹ phụ trách.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #325 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2012, 07:56:46 pm »

Theo LS f371:

Lực lượng không quân tiêm kích khẩn trương triển khai kế hoạch đánh địch bảo vệ giao thông khu vực Quân khu 4. Trước mắt, cơ động hai chiếc MIG-17 và hai chiếc MIG-21 vào sân bay Thọ Xuân. Bộ tư lệnh chỉ thị tiến hành sửa gấp sân bay Thọ Xuân; đường cất hạ cánh bằng đất phải xử lý lại, kể cả những đường cất hạ cánh phụ; sửa gấp sân bay Vinh, sân bay Anh Sơn, sân bay Đồng Hới; đồng thời phải củng cố và triển khai thêm một số sở chỉ huy dã chiến và sở chỉ huy tiền phương của Bộ tư lệnh. Các trạm ra-đa, các tổ quan sát phải được đưa vào sâu hơn, kể cả ở khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên.

Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên, Chính uỷ Phan Khắc Hy, Tham mưu trưởng Trần Mạnh cùng đoàn cán bộ Bộ tư lệnh Không quân vào kiểm tra, nắm thực trạng tình hình và trực tiếp chỉ đạo các công việc cụ thể. Đầu tháng 4 năm 1968, Bộ tư lệnh quyết định đưa hai MIG-17 của Trung đoàn 923 vào sân bay Vinh trực chiến. Hai máy bay vừa hạ cánh, chưa kịp đưa đi cất giấu đã bị địch phát hiện, đánh hỏng.

Bộ tự lệnh Không quân vẫn quyết tâm đưa MIG vào chiến trường Quân khu 4. Đây là một nhiệm vụ nặng nề và phức tạp. Vấn đề đầu tiên là các mặt bảo đảm, phục vụ, công tác chỉ huy, dẫn dắt máy bay chiến đấu rất phức tạp. Với địa hình dài và hẹp, hoạt động của phi công cũng rất khó khăn. Ngoài biển, các hạm tàu địch luôn thường trực, ra-đa chúng rất dễ phát hiện máy bay ta, tên lửa từ hạm tàu có thể bắn lên bất cứ lúc nào. Thời gian hoạt động trên không ở khu vực này không thể kéo dài, mặt khác, các sân bay khu vực này lại liên tục bị địch đánh phá trong ngày.

Trước tình hình ấy, Bộ tư lệnh quyết định đưa một biên đội MIG-21 vào trực và đánh một vài trận để rút kinh nghiệm. Tham mưu trưởng Trần Mạnh được giao nhiệm vụ vào trực tiếp chỉ đạo và chỉ huy ở sở chỉ huy tiền phương. Đầu tháng 5, ba chiếc MIG-21 do Đặng Ngọc Ngự, Nguyễn Văn Cốc và Nguyễn Văn Minh bay từ Nội Bài vào Thọ Xuân.


Theo LS dẫn đường KQ:

Từng kíp dẫn đường đã kịp thời cơ động theo các sở chỉ huy tiền phương của Binh chủng vào Khu 4 để tìm hiểu quy luật hoạt động 'của địch và chuẩn bị các phương án dẫn bay chiến đấu. Các yếu tố về địa hình, thời tiết, vị trí các sân bay chính thức và dự bị, các bãi hạ cất cánh, các đại đội ra-đa dẫn đường, các trận địa cao xạ, tên lửa, các đài chỉ huy bổ trợ và quan sát mắt... đều được nghiên cứu rất chi tiết. Ngay trong giai đoạn chuẩn bị chiến trường, căn cứ vào ý định tác chiến mới của người chỉ huy, đồng thời vận dụng triệt để những bài học và kinh nghiệm trong tổ chức dẫn đường chiến đấu ở phía bắc vĩ tuyến 20, ngành Dẫn đường đã kịp thời đề xuất cách thức tổ chức mạng lưới chỉ huy-dẫn đường trên chiến trường Khu 4.

Tại các sở chỉ huy X1, X2, X3... (ở Thọ Xuân, Đô Lương, Anh Sơn...) đều bố trí các kíp trực ban dẫn đường 2 cấp. Tại các đại đội ra-đa dẫn đường (ở Thọ Xuân, nông trường Cờ Đỏ, Diễn Châu...) phục vụ cho sở chỉ huy cấp nào thì có trực ban dẫn đường cấp đó trên hiện sóng.

Cách thức giao nhận chỉ huy-dẫn đường giữa các sở chỉ huy đối với các chuyến bay liên quan đến nhiệm vụ đều được tính toán cụ thể. Đội ngữ dẫn đường từ Binh chủng đến các trung đoàn không quân đã có mặt đầy đủ tại các sở chỉ huy và các đại đội ra-đa dẫn đường từ nam vĩ tuyến 20 trở vào. Tất cả các kíp trực 'ban dẫn đường đều quyết tâm rất cao: tổ chức dẫn bay chuyển sân cơ động lực lượng bí mật, tham gia dẫn đánh ngay trận đầu và từng bước tiến sâu vào phía nam Khu 4. Đội ngũ phi công được tổ chức thảo luận kỹ về cách dẫn bay chuyển sân cơ động, nghi binh-yểm hộ và cách dẫn đánh địch bảo vệ các mục tiêu của ta ở chiến trường Khu 4; nắm chắc những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn về tầm quan sát, phát hiện mục tiêu của ra-đa dẫn đường, tầm phủ sóng của đối không và đặc biệt là được chuẩn bị rất chu đáo về cách dẫn đường bằng địa tiêu trên chiến trường Khu 4.


Theo Clashes:

Sau khi Mỹ ngừng ném bom, MiG chậm chạp từ TQ quay trở lại BVN, và bắt đầu từ tháng 5/1968, các biên đội MiG bắt đầu tiến xuống phía nam uy hiếp các máy bay HQ, thể hiện sự táo bạo và kiên cường đã giúp họ đối đầu thành công với những cuộc đánh phá của KQ Mỹ trong vòng 6 tháng trước. Nhưng MiG nhận ra điều kiện ở dải đất phía nam này rất khác so với ở Route Package V và VI. Giờ chính những chiếc tiêm kích BVN hoạt động trong điều kiện hạn chế về GCI, và tiêm kích HQ Mỹ có được những lợi thế mà BVN từng tận hưởng khá lâu - sự hỗ trợ hiệu quả của GCI và SAM từ các tàu chiến ngoài khơi BVN. Để đảm bảo rằng BVN không thể tạo dựng được năng lực GCI ở phía nam, máy bay cường kích Mỹ thường xuyên đánh phá 1 cơ sở GCI mà BVN đang cố gắng xây dựng ở Vinh, tại trung tâm dải đất hình cán xoong của BVN.

Biết rõ ưu thế của mình, HQ Mỹ dự định sử dụng 2 thủ đoạn nếu MiG tấn công. Đầu tiên, toàn bộ cường kích HQ sẽ rời khu vực khi MiG xuất hiện, cho phép F-4 bắn AIM-7 ở tầm xa mà không cần nhận dạng bằng mắt. Tiếp theo, khi MiG có mặt, HQ Mỹ sẽ sử dụng hệ thống gây nhiễu từ máy bay và tàu chiến ngoài khơi để MiG không thể nhận được cảnh báo của GCI khi tiêm kích HQ tấn công.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #326 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2012, 08:06:46 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng sớm ngày 7 tháng 5 năm 1968, các thủ trưởng Binh chủng Hoàng Ngọc Diêu và Trung đoàn không quân 921 Trần Hanh, Thạch Quang Nhung đều thống nhất nhận định: địch có thể tổ chức vào đánh đường 7 với cường độ lớn, vì thời tiết đang tốt dần lên. Còn ta sẽ sử dụng lực lượng đúng phương án đã được chuẩn bị. Kíp trực ban dẫn đường tại X3 dẫn chính: trực ban dẫn đường Binh chủng Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy và Trung đoàn 921: Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng. Các kíp trực ban dẫn đường tại X1 và X2 dẫn hỗ trợ.

Sau khi nắm chắc các tốp địch đang hoạt động ở phía đông Diễn Châu, bắt đầu đổi hướng vào đất liền, thủ trưởng Hoàng Ngọc Diêu cho các đôi nghi binh-yểm hộ và đánh chính vào làm nhiệm vụ. Đôi bay MiG-21: Nguyễn Đang Kính và Nguyễn Văn Lung, sau khi cất cánh từ sân bay Nội Bài, bay qua tuyến giao nhận chỉ huy-đẫn đường, đã được trực ban dẫn đường Trần Quang Kính tại X1 dẫn tiếp về phía Con Cuông-Anh Sơn, rồi vào khu vực tây Đô Lương làm nhiệm vụ nghi binh-yểm hộ ở độ cao cao hơn đôi bay đánh chính.

8 giờ 23 phút, thủ trưởng Trần Hanh đồng ý cho đôi bay MiG-21 đánh chính: Đặng Ngọc Ngư-số 1 và Nguyễn Văn Cốc-số 2 cất cánh từ sân bay Thọ Xuân, giữ độ cao thấp, men theo Đường 15 bay vào Đô Lương đánh địch bảo vệ nút giao thông quan trọng của ta. Dọc đường bay vào, đôi đánh chính tuy phải tự vòng tránh các đám mây thấp và mưa rải rác, nhưng đã đến đúng các địa tiêu quy định liên lạc đối không và thay đổi độ cao.

Qua Tân Kỳ số 1 thấy cao xạ phía đông Đô Lương bắn lên, đã báo ngay về sở chỉ huy. X3 cho hướng bay 160 độ, nhưng vướng mây, đôi đánh chính xin tiếp tục giữ hướng 190 độ. X2 cho ta vòng tại tây nam Đô Lương (trên sông Lam), sau đó X3 cho đi hướng 60 độ và thông báo địch vào từ phía đông. Ta quyết tâm dẫn vào đánh tốp địch đang bay theo Đường 1 lên phía bắc, góc vào tiếp cận 40 độ, bên trái của mục tiêu, số 1 phát hiện 2 F-4 bên phải, phía dưới, 5km. Lúc này trong khu chiến mây Cu lổn nhổn, tầm nhìn chỗ tốt, chỗ xấu, nên bám địch rất khó khăn. Số 1 ra khỏi đám mây Cu, báo cáo không thấy địch, X3 liền cho vòng phải; đã phát hiện 3 F-4 khác, nhưng chúng đang vòng trái ra phía biển và đúng vào chỗ có mù, nên lại bị mất mục tiêu. Số 2, sau khi cơ động tránh mây, trong lúc chưa tìm thấy số 1 thì phát hiện 1 F-4 và xin bám theo, địch vòng lại phản kích. Sau vài vòng cơ động, nó đột ngột cải bằng, lao thẳng ra hướng đông. Được sự hỗ trợ của X2, phi công Nguyễn Văn Cốc tăng tốc độ rút ngắn cự ly và phóng tên lửa. Chiếc F-4 bốc cháy, rơi ngay xuống biển. Sau khi cho số 1 thoát ly, X1 dẫn tiếp số 2 về Thọ Xuân. Đôi nghi binh-yểm hộ cũng xuống hạ cánh.

Đây là trận dẫn đánh mở màn thắng lợi của không quân ta ở chiến trường Khu 4, nhằm bảo vệ tuyến vận tải chiến lược chi viện cho miền Nam. Với nỗ lực rất lớn, tất cả các kíp trực ban dẫn đường và phi công đã thực hiện đúng nội dung hiệp đồng trong quá trình dẫn, chủ động tìm mục tiêu, tạo điều kiện thuận lợi bắn rơi địch.


Theo Clashes:

Ngày 7/5, 5 chiếc F-4B nghênh chiến với 2 MiG-21 trong điều kiện khí tượng rất mù. Điều khiển của radar và phản ứng của F-4 khá lúng túng và F-4 trở nên bị chia tách. 1 máy bay tác chiến điện tử EKA-3B cố gắng gây nhiễu liên lạc của BVN nhưng máy gây nhiễu bị hỏng nên MiG được GCI dẫn đường rất tốt để đối phó với F-4 đang lúng túng. Silver Kite 210, 1 trong những F-4 tách ra bay về phía bờ biển với lượng lầu còn lại ít. Ngay sau khi vượt qua bờ biển, 1 chiếc F-4 khác thấy anh ta trúng 1 quả Atoll và đâm xuống biển.

Theo VN Air Losses, F-4B 151485 thuộc phi đoàn 92 trên TSB Enterprise bị tên lửa bắn trúng khi đang bay bằng và thẳng ở độ cao 8000ft. Tổ bay gồm thiếu tá E. S. Christensen và trung úy W. A. Kramer nhảy dù cách bờ biển 5 dặm và được giải cứu.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #327 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 11:16:03 am »

Theo USN F-4 MiG Killers:

Ngày 9/5/1968, biên đội 2 F-4B thuộc phi đoàn 92 trên TSB Enterprise nghênh chiến với 3 MiG-21 và bắn tổng cộng 4 quả AIM-7. Phi công tin rằng "có thể" đã bắn hạ 2 MiG, nhưng không được chính thức công nhận.

Trong khi đó, sáng 9/5, phi đoàn 96 cũng trên TSB Enterprise cũng xuất kích 1 biên đội 2 F-4B làm nhiệm vụ bay ForceCAP ở khu vực phía đông đảo Hòn Mát. Tới cách bờ biển BVN 35 dặm, biên đội nhận được cảnh báo về MiG và được dẫn đường tới đánh chặn.

F-4B số 611 lock được 1 mục tiêu ở cự ly 12 dặm và tiếp cận. Tới cự ly 4,5 dặm, 611 bắn 1 AIM-7E nhưng tên lửa đâm chúi xuống đất. F-4B số 602 bắn 1 AIM-7E, được quan sát thấy lao dẫn thẳng về hướng mục tiêu nhưng phi công không quan sát được kết quả.

Biên đội cơ động để tránh tên lửa và rời khu vực mục tiêu. Vài phút sau, biên đội chạm trán với 1 mục tiêu khác. 602 và 611 cùng bắn 1 AIM-7E, quả đầu được quan sát thấy bay bằng, quả thứ 2 được dẫn bay thẳng so với phương của máy bay.

Trong khi cơ động tránh tên lửa, 602 phát hiện 1 mục tiêu nữa và bắn 1 AIM-7E ở cự ly 5 dặm. Vài giây sau, tổ lái phát hiện 1 mục tiêu khác ở cự ly 13-15 dặm và tiếp cận để bắn AIM-7 nhưng lần này tên lửa không đi.


Báo cáo của tổ bay sau trận đánh cho rằng theo phán đoán dựa trên hoạt động của tên lửa và tín hiệu radar thì quả tên lửa thứ 2 của F-4B 153036/NG 602 do đại úy John P. Heffernan của KQ và trung úy Frank A. Schmacher của HQ lái đã bắn hạ được MiG. Tình báo điện tử của phi đoàn 96 cũng cho rằng trước đó có 3 tín hiệu của MiG-21, nhưng sau khi quả AIM-7 thứ 2 được bắn và nổ thì chỉ còn lại 2. Tuy nhiên HQ Mỹ không công nhận chính thức trường hợp này.


Phía ta không xác nhận tổn thất trong ngày 9/5/1968.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #328 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 11:21:47 am »

Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 14 tháng 6 năm 1968, đôi bay MiG-17: Lưu Huy Chao-số 1 và Lê Hải-số 2 chuyển sân từ sân bay Gia Lâm vào Thọ Xuân lúc 8 giờ 30 phút, sau đó nghe thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn không quân 923 Nguyễn Văn Bảy quán triệt thêm tình hình, nhiệm vụ trong ngày và 9 giờ 30 phút vào trực cấp 2. Ý định sử dụng lực lượng trong ngày của thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện là cả MIG-17 và MIG-21. Kíp trực ban dẫn đường Binh chủng: tại sở chỉ huy Lê Viết Diện dẫn chính MiG-17 và Đào Ngọc Ngư dẫn chính MiG-21, còn Trần Quang Kính và Trịnh Văn Tuất dẫn phụ. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 dẫn bổ trợ: Đỗ Cát Lâm tại sở chỉ huy và Nguyễn Hoàng Hải trên hiện sóng.

Tại X3, từ 14 giờ 24 phút đến 14 giờ 25 phút, phát hiện ở đông cửa Sót 60km có nhiều tốp địch hoạt động, 14 giờ 28 phút, thủ trưởng trực chỉ huy Nguyễn Phúc Trạch ra lệnh cho MiG-17 vào cấp 1. Tại Thọ Xuân 14 giờ 32 phút, MiG-17 cấp 1 xong và mở máy, 14 giờ 34 phút, cất cánh từng chiếc, sau đó tập hợp đội hình chỉnh tề. Theo đúng hiệp đồng dẫn đường với X3, X1 cho MiG-17 bay thấp, xuôi theo Đường 15 vào khu chờ khu vực có lợi về chiến thuật, sau này gọi là khu trực ban trên không) Tân Kỳ để đánh địch bảo vệ đường 7, trên đoạn Đô Lương - Diễn Châu. 14 giờ 42 phút, đôi MiG-17 có mặt tại khu chờ, vừa vòng phải lên hướng bắc vừa từ từ lấy độ cao 1.500m, đồng thời phát ám hiệu trên đối không cho X3.

Trong lúc đó, X3 tập trung bám sát tốp địch từ phía biển bay vào Diễn Châu, lựa đúng thời cơ (phút thứ 45), cho MiG-17 vòng trái gấp, hướng bay 150 độ, tốc độ 750kmjb, độ cao 2.000m và thông báo liên tục vị trí mục tiêu . Đôi bay MIG-17 được dẫn vào tiếp địch với góc 90 độ. 14 giờ 46 phút, đài chỉ huy bổ trợ thông báo 2 F-4 vào Đô Lương. 14 giờ 47 phút, số 2 phát hiện F-4, bên trái, phía trên, 6km. Chỉ sau 2 phút 30 giây không chiến, Lưu Huy Chao và Lê Hải, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4, rồi thoát ly ngay về Thọ Xuân. Đến 14 giờ 57 phút, xuất hiện một tốp địch ở đông Lạch Quèn 60km, ta lập tức cho một đôi MiG-21 cất cánh, vào chờ tại khu vực bắc Nghĩa Đàn, nhưng chúng không vào. Trận này ta giữ được bí mật, dẫn đánh nhanh, làm địch hoàn toàn bị bất ngờ và đạt hiệu quả chiến đấu rất cao. Các kíp trực ban dẫn đường đã hoàn thành nhiệm vụ trong ngày được giao.


Theo LS e923:

Sáng ngày 14 tháng 6 năm 1968, biên đội hai chiếc MIG-17 gồm Lưu Huy Chao (số 1), Lê Hải (số 2) từ Gia Lâm chuyển vào Thọ Xuân. Đội thợ máy cơ động của trung đoàn ở đây đã tiếp thu và chuẩn bị đảm bảo kỹ thuật cho máy bay xuất kích chiến đấu. 14 giờ 28 phút cùng ngày sở chỉ huy cho biên đội cất cánh bay về phía Nam Đàn (Nghệ An) độ cao 50m trên địa tiêu. Đồng chí Lâm Văn Lích Trung đoàn phó Trung đoàn 923 trực tại đài chỉ huy lệnh cho biên đội kéo cao. Khi biên đội lên cao địch đã ở phía trước. Hai chiếc F-4 từ biển vào bay dọc theo đường số 7. Chúng không hay biết là có MIG đang chờ chúng. Lê Hải số 2 phát hiện địch, anh thong báo cho số 1. Lưu Huy Chao ra lệnh cho số 2 vào công kích, số 1 yểm hộ. Với động tác thuần thục Lê Hải nhanh chóng chiếm vị trí có lợi, ngắm bắn liền ba loạt. Loạt đầu đạn chìm phía dưới, anh chỉnh lại đường ngắm bắn tiếp hai loạt nữa, máy bay địch bốc cháy rơi tại chỗ. Chiếc F-4 còn tại vòng chạy ra biển bị số 1 Lưu Huy Chao cắt bán kính bắn liền hai loạt chịu chung số phận với đồng bọn. Trận không chiến kết thúc thắng lợi, chỉ trong 32 phút với lực lượng nhỏ, biên đội 2 chiếc bay thấp kết hợp với dẫn đường của sở chỉ huy và quan sát của phi công, tiếp cận nhanh, đánh gần, bắn chuẩn xác, thoát ly nhanh, ta đã giữ được thế chủ động bất ngờ đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trong 2 chiếc F-4H bị hạ có một chiếc do Lê Hải bắn rơi ngay xuống trận địa ra đa của ta mà hôm trước địch vừa đánh phá. Biên đội bay vượt đường số 7 bay dọc theo đường 15 về hạ cánh an toàn ở sân bay Thọ Xuân lúc 15 giờ.

Theo Clashes, biên đội 2 F-4B nghênh chiến với MiG-17 sau khi các máy bay khác đã rời khu vực đúng như kế hoạch họ đã đặt ra. F-4B bắn 4 AIM-7 nhưng không quả nào trúng. Cũng theo phía Mỹ, không có F-4 nào bị bắn rơi.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Ba, 2012, 06:41:24 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #329 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 11:35:01 am »

Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều ngày 16 tháng 6 năm 1968, đôi bay MiG-21: Đinh Tôn-số 1 và Nguyễn Tiến Sâm-số 2 thực hiện cơ động chuyển sân, cất cánh từ sân bay Nội Bài lúc 14 giờ 30 phút và hạ cánh tại Thọ Xuân lúc 14 giờ 50 phút, sau đó vào trực ngay. Mọi công việc chuẩn bị cho trận đánh đều đã được tiến hành rất chu đáo từ hôm trước ở Nội Bài. Tại X3, trực ban dẫn đường Binh chủng Đào Ngọc Ngư dẫn chính, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 dẫn bổ trợ: Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng. Các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng và trung đoàn tập trung bám sát tình hình trên không ở khu vực Vinh và yêu cầu dẫn đường theo dõi chặt chẽ các tốp địch đang hoạt động ở phía đông Vinh từ 60 đến 90km. Gần 16 giờ đôi bay Tôn-sâm được lệnh vào cấp 1, mở máy và cất cánh luôn. Dẫn đường tại X3 theo dõi và "dẫn mò", vì theo kế hoạch ta sẽ bay cực thấp vào khu chờ tây nam Quỳ Hợp 15km, rồi vừa vòng tại chỗ vừa nâng dần độ cao để cho ra-đa dẫn đường bắt được.

16 giờ 10 phút, trên bàn tiêu đồ bắt đầu theo dõi được ta. Địch từ phía hòn Mát bay lên Diễn Châu và vào đường 7; X3 dẫn MiG-21 vòng phải, rồi đổi hướng xuống Yên Thành. Ta bay chưa được 2 phút thì địch đột ngột cơ động hình chữ "S" xuống phía nam đường 7, MiG-21 vòng phải gấp đi Anh Sơn, tăng ngay tốc độ và lên độ cao. Vài phút sau, thấy cao xạ ở phía Đô Lương bắn lên, số 2 đã nhanh chóng báo cáo. Sở chỉ huy phán đoán địch sẽ từ phía nam lên đánh các mục tiêu ở khu vực Đô Lương, nên khi đôi MiG-21 qua đường 7, ta buộc phải cho vòng trái xuống Thanh Chương để vào tiếp địch đối đầu ở cạnh ngoài, nhưng vẫn có gián cách, đồng thời thông báo ngay vị trí mục tiêu. Số 1 phát hiện F-4 bên trái, 10km, chúng đang vòng trái vào Đô Lương và quyết định vào công kích. Từ độ cao cao hơn địch và lựa đúng thời cơ, bằng các động tác lật xuống và cơ động sang trái, rồi sang phải rất thành thạo, số 1 bám chắc và đuổi kịp 1 chiếc F-4. Thấy số 2 yểm hộ tốt ở phía sau, số 1 chờ đến đúng cự ly hiệu quả và ngắm chính xác mới phóng tên lửa, rồi thoát ly bên trái. Chiếc F-4 kéo theo một vệt dài khói đen và lửa. Còn số 2, do cố theo dõi mục tiêu cho đến khi thấy phi công địch nhảy dù mới thoát ly, nên đã để mất số 1. Trong lúc đó sở chỉ huy vẫn kiểm soát chặt chẽ tình hình trên không, kịp thời thông báo địch ở phía sau cho số 2 và dẫn về hạ cánh an toàn tại Thọ Xuân.

Kết quả trận đánh: phi công Đinh Tôn bắn rơi tại chỗ 1 F-4, đội hình địch tan vỡ, quẳng bom quay ra. Cách xử lý cho vào tiếp địch đối đầu ở cạnh ngoài và có gián cách của dẫn đường, tuy chỉ là giải pháp tình thế buộc phải áp dụng, nhưng đã giúp phi công phát hiện được mục tiêu; còn phi công vừa quyết đoán vừa có kỹ thuật lái rất thuần thục đã đưa được máy bay vào vị trí công kích có lợi. Sự kết hợp đó là một trong những nhân tố rất quan trọng đế lựa chọn cách dẫn đánh địch tốt hơn ở chiến trường Khu 4.




Phi công Đinh Tôn, sau này là Anh hùng LLVTND.

Theo Clashes, trong trận này 2 F-4 được dẫn đường tới đánh chặn 2 MiG-21 nhưng khi tới vĩ tuyến 19 thì buộc phải quay về, chính lúc ấy MiG cũng vòng lại tấn công. Milkvine 102 quan sát được, cơ động tránh và thông báo cho Milkvine 101, nhưng do trục trặc radio nên Milkvine 101 không nhận được cảnh báo. MiG tiếp cận, chiếc đi đầu bắn 1 quả Atoll nổ gần đuôi F-4, tổ bay nhảy dù.

Theo VN Air Losses đây là F-4J 155548 thuộc phi đoàn 102, không đoàn 6 trên TSB America. Trung tá Walter Eugene Wilber, chỉ huy phó phi đoàn bị bắt làm tù binh, trung úy Bernard Francis Rupinski chết.

Phía Mỹ ghi nhận đây là máy bay cuối cùng của HQ Mỹ bị MiG bắn rơi trong chiến dịch Rolling Thunder.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM