Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:16:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342949 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #250 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 11:06:47 pm »

1 số tư liệu về giai đoạn này:


Sau những thất bại liên tiếp trên vùng trời Hà Nội, từ ngày 22 tháng 5, địch phải dàn ra, chủ yếu đánh các mục tiêu giao thông và quân sự. Và cũng qua những trận bị tổn thất nặng, bọn địch lại thay đổi thủ đoạn chiến thuật và thay đổi trang bị, vũ khí trên các loại máy bay hòng đương đầu và áp đảo không quân ta. F-4C được trang bị thêm súng 20 ly để đánh quần vòng với MIG. Các loại máy bay đều được trang bị máy gây nhiễu. Sau ít ngày tổ chức huấn luyện gấp, chúng được tung vào miền Bắc với nhiệm vụ tiêu diệt MIG.

Liên tiếp bắn rơi địch trong những trận đánh nửa đầu tháng 5, khí thế chiến đấu, thi đua lập công trong không quân dâng lên rất cao. Phong trào thi đua lập công giữa các trung đoàn, giữa các đại đội bay, giữa các biên đội khá sôi nổi. Các phi công đều muốn được trực chiến và xuất kích. Bên cạnh đó, cũng đã bắt đầu có những biểu hiện của tư tưởng chủ quan, coi thường địch, kể cả ở một số cán bộ chỉ huy. Những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 1967, do chưa nắm bắt được sự thay đổi về chiến thuật và trang bị của địch, các biên đội vẫn được đưa vào trận với phương án đánh cũ. Do vậy, chúng ta đã bị tổn thất liên tục, nhất là MIG-17. Đã có những trận hai, thậm chí ba phi công hi sinh, đặc biệt, cuối tháng 5 và đầu tháng 6, MIG-17 tổ chức đánh 8 trận, bắn rơi 7 máy bay địch thì có tới 6 trận bị tổn thất, 10 phi công hi sinh trong đó phần lớn lại là những phi công khá dày dạn kinh nghiệm và có thành tích trong chiến đấu. Không những thế, do chủ quan không sơ tán kịp thời, ngày 19 tháng 5 nhiều tốp máy bay địch đã đánh vào sân bay Kép, gây thiệt hại lớn cho Trung đoàn 923. Gần một chục chiếc MIG-17 bị bom làm hỏng hoàn toàn. Trong những ngày đó, MIG-21 cũng tổ chức đánh được 6 trận, bắn rơi 5 máy bay địch, ta cũng mất 3 máy bay, một phi công hi sinh. Tư tưởng cán bộ, chiến sĩ, nhất là số phi công tham gia chiến đấu bị tác động mạnh. Đã có những hiện tượng lo lắng khi nhận nhiệm vụ trực ban chiến đấu. Đã có những phi công, nhất là MIG-17 ngại đánh với tiêm kích địch. Thậm chí đã có cán bộ sợ trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ tổ chức chỉ huy chiến đấu.

Ngày 21 tháng 6 năm 1967, Đảng uỷ Bộ tư lệnh Không quân (Đảng uỷ được chỉ định khi Bộ tư lệnh Không quân mới thành lập) họp phiên đầu tiên dưới sự điều khiển của đồng chí Phan Khắc Hy, Bí thư Đảng uỷ. Đảng uỷ nhận định, không quân ta mới được xây dựng, tất cả đều còn mới mẻ, tổ chức chưa hoàn chỉnh, lực lượng và phương tiện kỹ thuật so với địch yếu kém hơn nhưng đã phải bước ngay vào chiến đấu, phải đương đầu với một kẻ thù mạnh hơn ta nhiều mặt. Trong khi dó, cuộc chiến đấu ngày càng khẩn trương, ác liệt, đã có những thời kỳ địch tập trung lực lượng nhằm tiêu diệt không quân ta. Nhưng qua hai năm chiến đấu và xây dựng, bộ đội không quân đã có những bước trưởng thành, thực hiện tốt phương châm lấy ít đánh nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, bắn rơi nhiều máy bay hiện đại của địch, bắn chìm tàu biệt kích Mỹ - ngụy, góp phần bảo vệ mục tiêu, hiệp đồng cùng các lực lượng vũ trang chiến đấu. Bên cạnh đó, lực lượng ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng. Đảng uỷ cũng chỉ ra những mặt hạn chế, những yếu kém trong thời gian vừa qua của bộ đội không quân. Trong đó, nổi lên có những thời gian có đơn vị vận dụng phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến chưa sáng tạo, cách đánh thiếu linh hoạt, nhất là những lúc nhiệm vụ chiến đấu đòi hỏi cao, địch thay đổi thủ đoạn. Trong những trận chiến đấu, có trận không quân ta đã sử dụng lực lượng quá lớn, đánh vào chỗ mạnh của địch. Có trận đánh không đúng thời cơ, không đúng đối tượng làm ta bị tổn thất, lực lượng bị tiêu hao nhiều. Đảng uỷ cũng nhấn mạnh những điểm yếu về trình độ chỉ huy và đảm bảo chiến đấu, việc nắm địch, tổ chức hiệp đồng, trình độ dẫn đường máy bay, hạ quyết tâm chiến đấu. Vấn đề xây dựng Đảng và công tác chính trị tư tưởng chưa được chú trọng thường xuyên nên trước tình hình bộ đội có tổn thất đã có biểu hiện dao động, giảm lòng tin, đề cao địch hoặc nôn nóng, cay cú trong chiến đấu.

Về phương hướng trong thời gian tới, Đảng uỷ nhấn mạnh yêu cầu nắm vững tư tưởng chỉ đạo tác chiến đối với không quân là lấy ít đánh nhiều, đánh đúng đối tượng, giữ gìn lực lượng để chiến đấu lâu dài, vừa tiêu diệt địch góp phần bảo vệ mục tiêu chủ yếu là thủ đô Hà Nội và đê đập trong mùa nước, vừa kiên quyết đánh bại âm mưu đánh phá căn cứ, tiêu diệt không quân ta của chúng. Cần căn cứ vào tình hình thực tế, chọn hướng, chọn đối tượng thích hợp cho máy bay ta lên đánh. Nếu địch cố tình tập trung đánh tiêu diệt không quân ta, chúng ta sẽ tránh chỗ mạnh, tìm chỗ sơ hở của chúng để tận dụng thế mạnh của ta đánh lại. Công tác nắm địch, nghiên cứu địch phải thật chắc, tuyệt đối không để ta lâm vào thế bị động trong những lần xuất kích, không để bị tổn thất rồi mới rút kinh nghiệm, mới phát hiện ra thủ đoạn mới của địch.

Đảng uỷ đã đặt ra vấn đề cơ bản trước mắt là tập trung nâng cao chất lượng bộ đội, nhất là đội ngũ phi công chiến đấu. Nhiệm vụ tác chiến và xây dựng phải được coi trọng ngang nhau. Phải tận dụng mọi thời gian, mọi hoàn cảnh tranh thủ huấn luyện. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải tiến hành thường xuyên hướng vào việc xây dựng tư tưởng tích cực tiến công tiêu diệt địch, phát huy tinh thần dũng cảm và sáng tạo, đi sâu nắm vững kỹ thuật, làm tốt các mặt bảo đảm. Với những tình huống đột xuất, phải có những phương án chủ động và nhạy bén để đối phó kịp thời. Những biểu hiện hữu khuynh, tiêu cực phải được khắc phục triệt để.

Đảng uỷ cũng quyết định củng cố lại tổ chức chủ yếu là các đơn vị cơ sở. Đơn vị sân bay Nội Bài được tách khỏi Trung đoàn 921 và tổ chức thành trung đoàn căn cứ sân bay. Các đơn vị sân bay đều được chuyển từ trực thuộc cơ quan tham mưu sang trực thuộc cơ quan hậu cần để tăng cường các mặt bảo đảm vật chất kỹ thuật. Đảng uỷ cũng đề ra công tác chuẩn bị các mặt để tiến tới thành lập trung đoàn không quân tiêm kích thứ ba trong thời gian tới.

Nghị quyết của Đảng uỷ Bộ tư lệnh Không quân trong phiên họp đầu tiên đã nhanh chóng được phổ biến triển khai tới các đơn vị. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Không quân về lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của các đơn vị không quân. Từ nay, bộ đội không quân đã có một cơ quan lãnh đạo trực tiếp thống nhất, với thành phần bao gồm chủ yếu là những cán bộ chỉ huy chủ chốt phần lớn đều trưởng thành từ không quân, am hiểu về không quân. Và cũng từ nay Không quân nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng không quân tiêm kích, không quân vận tải nói riêng cũng bước sang một thời kỳ mới.

Cuối tháng 6 năm 1967, khi xuống kiểm tra tình hình chiến đấu của bộ đội không quân, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng chỉ thị: Lúc này địch đang tập trung đối phó với không quân ta. Phải đặc biệt coi trọng giữ gìn lực lượng để không quân ta có thể chiến đấu lâu dài. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh Quân chủng và Bộ tư lệnh Không quân quyết định tạm thời hạn chế nhiệm vụ chiến đấu, đặc biệt là đối với MIG- 17. MIG-17 chỉ được tham gia đánh khi chắc thắng, đánh đúng đối tượng. Còn MIG-21 cấp trên giao phó cho một nhiệm vụ mới: tìm đánh máy bay gây nhiễu điện tử EB-66.

Được sự chỉ đạo của Đảng uỷ Quân chủng, đầu tháng 7, Đảng uỷ Bộ tư lệnh Không quân họp phiên bất thường để kiểm điểm, rút kinh nghiệm, phân tích tìm nguyên nhân những trận đánh không thắng và những trận tổn thất. Các đảng uỷ viên đã bình tĩnh nhìn nhận, rà soát lại một cách khách quan, nghiêm khắc những diễn biến xảy ra trong tháng ngày qua. Sau khi phân tích kỹ, Đảng uỷ đã tìm ra được nguyên nhân chính dẫn đến những tổn thất trong các trận đánh. Đó là thiếu sự nhạy bén của chỉ huy các cấp trước những âm mưu mới của địch. Công tác nắm địch không chắc, nghiên cứu địch không kỹ, chỉ huy còn lúng túng không hỗ trợ được kịp thời cho phi công khi tình huống phức tạp xảy ra. Khi bị tổn thất, không kịp thời rút kinh nghiệm, thay đổi cách đánh dẫn đến bị tổn thất liên tục. Nhiều phi công thiếu nhạy bén trong xử lý tình huống. Tư tưởng chủ quan, coi thường địch chưa được phát hiện và uốn nắn kịp thời.

Đảng uỷ cũng phân tích rõ, thời kỳ đầu năm, MIG-21 đã bị tổn thất trong những trường hợp tương tự khi địch thực hiện âm mưu "quét sạch bầu trời"; địch bay theo nhiều tầng, số lượng tiêm kích tăng nhiều hơn, chủ động tổ chức những trận không chiến với ta. Chúng ta đã không rút được kinh nghiệm, vẫn để MIG-17 lặp lại những sai lầm cũ, cụ thể là: Khi địch thay đổi thủ đoạn, không quân ta, cả MIG-17 và MIG-21 vẫn giữ lối đánh cũ, vẫn dùng cách đánh quần, ghìm địch tại một khu vực quá lâu. Chúng ta bị đánh lừa nhiều trận khi địch cho tiêm kích giả làm cường kích. Trong số những phi công, nhiều đồng chí đã đánh quá lâu, không những đã không vận dụng tốt mà còn không quán triệt phương châm đánh nhanh, rút nhanh. Trong công tác chỉ huy, có những biểu hiện nôn nóng, lực lượng sử dụng không phù hợp (quá lớn), cường độ xuất kích quá cao, ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu và sức khoẻ của phi công. Đảng uỷ cũng chỉ rõ, vấn đề hiệp đồng giữa MIG-17 và MIG-21 chưa tốt. Cần phải tổ chức những trận đánh hiệp đồng giữa MIG-21 và MIG-17 để phát huy được vai trò sức mạnh của từng loại, hỗ trợ được cho nhau.

Đảng uỷ đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức đợt sinh hoạt chính trị với nội dung chủ yếu khắc phục những tư tưởng tiêu cực, những biểu hiện hữu khuynh, dao động; củng cố ý chí và nâng cao quyết tâm chiến đấu. Các trận đánh vừa qua cũng được Đảng uỷ chỉ đạo các đơn vị tổ chức tổng kết, phân tích tìm rõ nguyên nhân những mặt mạnh, yếu, những hạn chế để tiến hành tập huấn cho cán bộ và các thành phần tham gia chiến đấu trực tiếp. Trong đợt tập huấn, Bộ tư lệnh đã bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia một số nội dung về tư tưởng chỉ đạo tác chiến, công tác tổ chức chỉ huy và bảo đảm chiến đấu, các vấn đề về kỹ thuật, chiến thuật và những tài liệu nghiên cứu mới về địch. Bộ tư lệnh cũng chỉ thị cho các đơn vị tổ chức chăm lo tốt hơn nữa đời sống bộ đội, đặc biệt là đội ngũ phi công và phải làm tốt công tác phòng tránh sơ tán để bảo vệ người, khí tài, phương tiện chiến đấu, hạn chế thấp nhất những tổn thất khi địch đánh phá sân bay.

Thời kỳ này cả hai trung đoàn không quân tiêm kích đều đang đứng trước những khó khăn, trong đó có khó khăn không thể giải quyết được trong ngày một ngày hai. Cuộc chiến đấu vẫn ngày càng ác liệt. Số lượng địch vào đánh phá các mục tiêu càng nhiều hơn; trang thiết bị, vũ khí của địch ngày càng hiện đại hơn. Về phía ta, lực lượng và phương tiện chiến đấu bảo đảm vật chất kỹ thuật qua các cuộc đọ sức qua những trận đánh phá sân bay của địch đã giảm đáng kể. Nhiều phi công nòng cốt, có kinh nghiệm chiến đấu đã hi sinh. Số phi công mới không đủ bổ sung cho các đơn vị, trong khi đó trình độ bay còn yếu, chưa kinh qua chiến đấu, chưa đủ sức đảm đương những nhiệm vụ mà ngay trước mắt đơn vị đang cần. Những ngày giữa năm 1967, số phi công còn lại của cả hai trung đoàn không đủ biên chế cho một trung đoàn. Người lái đã thiếu, máy bay lại càng thiếu. Có những đợt chỉ còn được hai chiếc MIG-21 trực ở sân bay. Có những phi công như Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Ngọc Độ trực cả một tháng liền. Sự yên ắng ít hoạt động của máy bay ta không những chỉ tác động về tư tưởng, tâm lý trong lực lượng không quân mà ngay cả đối với nhân dân địa phương các vùng xung quanh sân bay. Đã có những ngày đơn vị phải cho máy bay trực chiến cất cánh, bay tập trung ở khu vực xung quanh sân bay động viên tư tưởng chung.

(LS f371)
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #251 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 11:06:55 pm »

Trước cách đánh có hiệu quả của ta trong tháng 4 và tháng 5 năm 1967, để đối phó với cách đánh ở độ cao thấp, đánh gần, cơ động mặt bằng của MIG-17 dã gây cho địch thiệt hại nặng, chúng đã áp dụng thủ đoạn chiến thuật "2 tầng" . Địch bay trên hai tầng cao: ngang bằng độ cao máy bay ta và tầng cao hơn máy bay ta. Nếu ta tập trung đối phó với tốp địch ngang độ cao thì để hở tốp tầng cao hơn, địch từ trên bổ nhào xuống công kích ta hoặc ngược lại nếu ta chú ý tốp tầng cao thì tốp địch ngang độ cao có thể thừa cơ công kích ta. Như trận ngày 3 tháng 6 năm 1967, ở Lục Ngạn, 4 MIG-17 đánh với 4 F-105 ở ngang độ cao máy bay ta. Trước thủ đoạn mới của địch, ta không nhạy bén phát hiện và thay đổi cách đánh nên liên tiếp một số trận tuy ta có diệt được địch nhưng ta cũng bị tiêu hao nặng và đây cũng là thời kỳ MIG-17 bị thiệt hại nặng nhất, 10 phi công bị hy sinh.

Tư tưởng cán bộ, chiến sĩ nhất là phi công trong thời điểm này bị tác động mạnh. Một số phi công MIG-17 có biểu hiện ngại đánh với máy bay tiêm kích địch. Trước tình hình đó, ngày 21 tháng 6, Đảng ủy Bộ tư lệnh Không quân dã họp dưới sự chủ toạ của đồng chí Bí thư Đảng ủy Phan Khắc Hy, sau khi phân tích tình hình, đánh giá các mặt mạnh yếu của không quân, Đảng ủy nhấn mạnh vấn đề cơ bản trước mắt là các đơn vị không quân phải tập trung nâng cao chất lượng bộ đội, nhất là đội ngũ phi công chiến đấu. Nhiệm vụ tác chiến và xây dựng phải đặt ngang nhau. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải tiến hành liên tục và hướng vào xây dựng tư tưởng tiến công tiêu diệt địch, phát huy tinh thần dũng cảm và sáng tạo, đi sâu nắm vững kỹ thuật, làm tốt các mặt đảm bảo, chống tư tưởng ngại khó, ngại khổ sợ hy sinh không dám đánh với tiêm kích địch.

(LS e923)

Ta chưa có cách đối phó có hiệu quả với chiến thuật mới của địch. Anh em bắn rơi được vài chiếc, nhưng Trung đoàn cũng thiệt hại, nặng nhất là 10 phi công hi sinh trong một thời gian ngắn. Quân số ở hai phi đội vắng hẳn do lớp hi sinh, lớp nằm viện sau nhảy dù. Hằng ngày chỉ trực một biên đội 4 chiếc và một biên đội 2 chiếc. Địch liên tục đánh phá Hà Nội và các vùng xung quanh. Chúng tôi tuy còn ít, vẫn tiếp tục đánh địch ngày đêm. Có trận, biên đội chúng tôi vừa cất cánh lên ngay đầu sân bay đã gặp địch rất đông, bổ nhào đánh cầu Long Biên. Pháo tên lửa cứ bắn. Chúng tôi đâm thẳng máy bay vào tốp F-105 đang bổ nhào ném bom cầu Long Biên. Chúng hốt hoảng, kéo vội lên, bom nổ khắp mặt sông. Xung quanh máy bay, cả bầu trời đầy khói của những điểm đạn cao xạ nổ. Pháo 100mm, 80mm, 37mm, đủ loại đều tuôn đạn lên trời thành một lưới lửa, đuổi bắn Mĩ trong cảnh hỗn chiến. Cảnh tượng thật oai hùng. Phi đội chỉ còn 7 anh em và anh Lưu Huy Chao có thời kì trực liên tục 28 ngày. Hằng ngày cấp 1 khoảng 11 lần, xuất kích 5 lần, sáng đánh 1 trận, chiều lại 1 trận nữa. Mỗi chúng tôi đều sút từ 3-4kg. Hầu như chỉ uống nước sâm, ăn viên tăng lực mà vào trận, cơm nước loáng thoáng qua bữa. Sức người cũng có hạn. Cứ đà này, có lúc chúng tôi nghĩ, chắc cũng chẳng cầm cự được bao lâu…

Giữa cái sống và cái chết, cái gay go nhất là tư tưởng. Đêm khuya nơi ở của phi công chiến đấu sơ tán trong lán tạm, hàng dãy gường của các bạn đã ra đi, quần áo còn treo, không có người nằm. Đêm khuya vắng vẻ, ngoài bãi sông Hồng, ếch, nhái kêu oạc, oạc, càng buồn hơn. Tư tưởng cán bộ, chiến sĩ, nhất là anh em phi công bị tác động mạnh. Hai ba tháng liền, Trung đoàn lâm vào thế đánh nhau là tổn thất. Các sân bay bị đánh phá liệt. Nhiều lần chỉ huy không bắt được địch, vì chúng bay rất thấp, thấp đến nỗi nhiều chiếc A-7 thả bom sân bay, bom chỉ rơi thia lia, không nổ. Có thằng vội quá, ném cả giá mang bom xuống đường băng. Có trận ta bị địch đánh bom vào khu trực chiến, các đồng chí thợ máy như đồng chí Om, lấy thân mình che buồng lái, chắn bom bi cho phi công đang ngồi trực trong buồng lái. Anh em mặt đất đã có người hi sinh trong lúclàm nhiệm vụ. Một số phi công Míc-17 có biểu hiện ngại tiêm kích địch.

(Hồi ký đại tá Lê Hải)

Như vậy, đội hình chiến đấu 2 chiếc MiG-21 đã thể hiện tốt khả năng đánh địch. Các kíp trực ban dẫn đường đã kết hợp theo dõi địch bằng các nguồn tin tình báo kỹ thuật, tình báo xa và tình báo gần để dự đoán các đường bay vào và bay ra của địch; tính toán đúng thời cơ cất cánh cho các đôi bay của ta; lựa chọn khu chiến phù hợp, nhưng dẫn đánh đúng cường kích địch vẫn là bài toán cực kỳ khó khăn. Hơn nữa, trong lúc dẫn vào bám địch, nếu phi công phát hiện chỉ có tiêm kích hoặc có cả tiêm kích và cường kích, thì trận đánh thường diễn ra rất quyết liệt. Đường bay ta-địch đan xen lẫn nhau như một mớ bòng bong, "dẫn đường căng thẳng một, phi công căng thẳng mười".

Điều đó được thể hiện rõ qua kết quả một số trận: Trong tháng 5 và đầu tháng 6 năm 1967, ta tổ chức dẫn ít nhất 9 trận, trong đó chỉ có 3 trận gặp đúng cường kích, bắn rơi 2 F-105, ta an toàn; 1 trận gặp cả tiêm kích và cường kích, bắn rơi 1 F-105, ta nhảy dù 1; còn 3 trận, gặp phải tiêm kích, bắn rơi 3 F-4, ta nhảy dù 2 và hy sinh 1 phi công...
....
Trong các trận đánh tiếp theo, từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 1967, kết quả tìm đúng tốp cường kích địch để dẫn MiG-17 vào đánh, không đạt yêu cầu; ta không những gặp tổn thất về máy bay, mà còn mất đi một số phi công lão luyện. Trước tình hình đó, trên quyết định tạm thời giảm bớt nhiệm vụ chiến đấu đối với MIG-17, củng cố lại lực lượng để tìm cách xoay chuyển tình thế. Phải đến cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 1967, MiG-17 mới giành lại hiệu quả chiến đấu bằng giải pháp tổ chức dẫn đánh phối hợp, hiệp đồng và phục kích.


(LS dẫn đường KQ)
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #252 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 08:30:02 pm »

Phân tích về vũ khí và chiến thuật (theo Clashes)


F-4D và AIM-4D

Cuối tháng 5/1967, mẫu Phantom mới cho KQ - F-4D - tới KĐ 8 ở căn cứ Ubon (TL). Đây là phiên bản hoàn toàn cho KQ đầu tiên (F-4C là phiên bản HQ được cải biên chút ít) và nó có nhiều sửa đổi, chủ yếu là hệ thống ném bom được cải tiến. Thay đổi có nhiều ảnh hưởng nhất tới không chiến là loại tên lửa tầm nhiệt mới AIM-4D Falcon do Hughes sản xuất.

AIM-4D có vẻ có nhiều ưu điểm hơn so với AIM-9B, bao gồm vùng phóng được mở rồn và đầu dò nhiệt được làm mát bên trong có thể khóa nhiệt từ động cơ phản lực hiệu quả hơn. KQ đã sử dụng những bản AIM-4 đời đầu cho 1 số tiêm kích của BCH Phòng không thuộc KQ Mỹ 1 thời gian, và Hughes đã thuyết phục rằng AIM-4D là câu trả lời cho không chiến cơ động. Như là 1 dấu hiệu cho sự chấp nhận của KQ, AIM-4D và F-4D được kết hợp với nhau, F-4D không được mắc dây điện để mang AIM-9B. Khi KQ Mỹ quyết định triển khai AIM-4D để thay thế AIM-9B, họ quyết định không tham gia chương trình phát triển AIM-9D và để đó cho HQ. Khi AIM-4D có mặt trên chiến trường, HQ Mỹ đã sử dụng AIM-9D hơn 1 năm, và nó có tỷ lệ trúng đích cao hơn AIM-9B nhiều.

KĐ 8 nghênh chiến với MiG bằng F-4D/AIM-4D lần đầu hôm 2/6/67, khi 4 F-4 (2 F-4D và 2 F-4C mang AIM-9B) tấn công đội hình bánh xe của 8 MiG-17. F-4 bắn 2 AIM-4 (cùng với 4 AIM-7 và 3 AIM-9) nhưng không trúng đích.

Ngày 5/6/67, AIM-4 có thêm 1 cơ hội. Biên đội Olds gồm 4 F-4 (số 1 và 3 là F-4D, số 2 và 4 là F-4C) đang yểm trợ F-105 rời khu vực thì được báo qua radio về việc 1 biên đội đụng MiG. Khi vào đến tầm quan sát, biên đội thấy 1 MiG-17 bên trái và 1 bên phải. Olds 1 và 2 bám theo chiếc bên trái trong khi Olds 3 và 4 bám theo chiếc bên phải.

Olds 1 và 2 kéo vào phía sau chiếc MiG, Olds 1 bắn 2 AIM-4 trong vùng phóng, quả thứ 1 không dẫn và F-4 không bao giờ nhìn thấy quả thứ 2. Olds 1 cơ động lại và vẫn ở phía sau chiếc MiG, bắn 4 AIM-7E ở chế độ ngắm quang học, không quả nào dẫn.

Trong khi đó, Olds 3 và 4 bám phía sau chiếc MiG thứ 2. Ở cự ly 3500ft trong 1 vòng lượn trái vẫn ở phạm vi phóng, Olds 3 bắn 1 AIM-4. Tên lửa có vẻ được dẫn những trượt 20ft. Lúc này nhiều MiG-17 xuất hiện và tổ chức đội hình bánh xe, vì vậy Olds 3 và 4 tách ra và tấn công lại. Olds 3 cơ động trực tiếp phía sau 1 MiG-17 và bắn tiếp 1 AIM-4 ở cự ly 3000ft, vẫn trong vùng phóng, tên lửa đi sượt qua phía sau MiG 10ft mà không nổ. Olds 3 bắn tiếp 1 AIM-4 nhưng không rời giá phóng. F-4 cơ động và leo cao rời đi. Khi làm như vậy họ nhìn thấy 1 MiG-17 bay rất thấp (dưới 500ft) , có vẻ đang trở về căn cứ. Olds 3 và 4 bổ nhảo xuống phía sau chiếc MiG và bám theo mà không bị phát hiện. Tới gần 1 ngọn đồi MiG bắt đầu leo cao và xuất hiện lại trên bầu trời. Ở trong tâm vùng phóng, tầm nhìn tốt từ ngay phía sau và tín hiệu tốt, Olds 3 bắn quả AIM-4 cuối cùng vào chiếc MiG không cơ động. Tên lửa được dẫn nhưng đi trượt qua phía sau MiG 10ft mà không nổ.

Ngày hôm đó F-4D của KĐ 8 đã bắn 6 AIM-4 ở điều kiện lý tưởng, 5 trượt và 1 không phóng được. Tệ hơn, phi công Olds 1 đã mất 1 kill khi AIM-4 bị trục trặc là chỉ huy KĐ 8 và đã có 4 kill. Nếu AIM-4 hoạt động đúng - hay nếu anh ta mang AIM-9B - gần như chắc chắn anh ta đã hạ chiếc MiG thứ 5, trở thành Ace đầu tiên của Mỹ ở VN.

Những đặc điểm tiên tiến của AIM-4D hầu như không có tác dụng trong những trận không chiến chuyển động nhanh, ngoặt gấp ở BVN, và nhiều cải tiến được quảng cáo xem ra rốt cục không phải là cải tiến. Hệ thống làm mát đầu dò vốn được cho là sẽ ngăn tên lửa không bị lái vào mây hay trên mặt đất được chào hàng là ưu điểm chính của AIM-4, nhưng trong thực tế nó hoàn toàn thiếu sót. Dung dịch làm mát được chứa trong 1 chai nhỏ bên trong tên lửa, và khi phi công kích hoạt (arm) AIM-4, dung dịch bắt đầu làm mát đầu dò. Hệ thống công tắc để khởi động dòng dung dịch là phức tạp, nhưng quan trọng hơn dòng dung dịch chảy tới đầu dò là liên tục và không thể ngừng, khi dung dịch được dùng hết, tên lửa xem như chết. Tuy nhiên, tên lửa chỉ có 2 phút làm mát, và do dung dịch bắt đầu chảy khi tên lửa được kích hoạt, AIM-4D phải được bắn trong vòng 2 phút sau đó, nếu không nó sẽ trở nên vô dụng. Phi công F-4D sẽ có 2 lựa chọn: kích hoạt tên lửa khi bắt đầu trận đánh và hy vọng anh ta sẽ có cơ hội sử dụng nó trong vòng 2 phút sau; hoặc chờ và cố mà nhớ kích hoạt nó sau khi trận đánh bắt đầu và có mục tiêu. Trong những trận đánh quần vòng trong đó cơ hội khai hỏa trôi qua rất nhanh, sự hạn chế này là không thể chấp nhận được.

Vẫn còn những vấn đề khác với AIM-4D. Nó được tuyên bố là có tầm bắn tối thiểu rất thấp, 2500ft, nhưng thử nghiệm ở cự ly gần nhất thành công là 5000ft, vẫn còn lớn hơn nhiều so với tầm bắn tối thiểu của AIM-9B. Ngoài ra, có rất nhiều công tắc liên quan đến khai hỏa AIM-4D, và trình tự này là phức tạp nhất trong toàn bộ các loại tên lửa trong trang bị lúc đó (vd, ở chế độ hiệu quả nhất, cần nhấn 2 nút trước khi bấm cò, trong khi AIM-9 chỉ cần nhấn cò, không cần thêm nút), và thời gian tối thiểu từ lúc bắt đầu quy trình phóng tới lúc phóng thật là 4.2s, so với 1s của AIM-9B. AIM-4D không có ngòi nổ cận đích, do đó nó phải đâm thẳng vào mục tiêu mới nổ được. Bản thân đầu đạn cũng rất nhỏ, không đầy 3 pound thuốc nổ so với đầu đạn gần 11 pound của AIM-9. Những phi công thất vọng của KĐ 8 mỉa mai rằng "để hạ MiG bằng AIM-4D thì cần phải bắn trúng tim phi công".

Sau đó là câu hỏi về độ tin cậy. Trong 15 nỗ lực phóng trong chiến đấu đầu tiên, chỉ có 10 AIM-4D được phóng đi, tỷ lệ 67% này thấp hơn rất nhiều so với AIM-9 (trên 90%). BCH TĐKQ 7 đồng ý rằng AIM-4D là 1 thất bại và báo cáo về những "hạn chế chiến thuật của AIM-4D khiến nó không thích hợp cho tác chiến ở VN. Chúng tôi đã có phần lớn các chiến công bằng Sidewinder và không sẵn sàng từ bỏ nó trừ khi những hạn chế của AIM-4D được khắc phục". Đến tháng 9/1967, BCH KQ Thái Bình Dương báo cho BTL KQ rằng họ dự định cải biên lại F-4D để mang AIM-9B thay cho AIM-4D.

Thất bại của AIM-4D khiến KQ Mỹ cuối cùng cũng nhận ra rằng số tên lửa tầm nhiệt của họ là chưa thích hợp. Nhưng thay vì giải pháp đơn giản là chấp nhận loại AIM-9D đã được chứng tỏ của HQ hay chế tạo loại AIM-9 mới với động cơ, đầu đạn và ngòi nổ mới, KQ Mỹ quyết định bắt đầu nâng cấp AIM-9B, mang ký hiệu AIM-9E. AIM-9E chỉ là 1 sự cải tiến nhỏ, nó bổ sung thêm đầu dò được làm mát trong khi vẫn dùng động cơ, đầu đạn và ngòi nổ của AIM-9. Bất chấp cải tiến mới, AIM-9E không có mặt ở ĐNA cho đến khi kết thúc chiến dịch Rolling Thunder (hơn 2 năm kể từ khi AIM-9D được triển khai), trong khi loại AIM-4D đáng thất vọng ở lại và được dùng trong chiến đấu đến tận 1972.

May mắn, để bù cho AIM-9D, F-4D có thước ngắm đối không được điều chỉnh cân bằng (lead computing sight) cho cannon pod SUU-23 (về bản chất nó giống SUU-16 của F-4C). Mặc dù thước ngắm của F-4D tốt hơn nhiều so với thước ngắm cố định của F-4C, ban đầu KĐ 8 không mang cannon pod, nhưng đến tháng 6/1967 thành công của cannon và thất bại của AIM-4D đã đánh tan sự ngờ vực, và họ bắt đầu gắn cannon pod cho F-4D.

Ban đầu việc cải biên F-4 của KĐ 8 gặp vấn đề. Số F-4 này được thiết kế để mang ECM pod ở giá bên cánh ngoài (vẫn thường mang thùng dầu 370 gallon), vì vậy họ chỉ mang 2 thùng dầu phụ - 1 ở cánh ngoài và 1 ở trung tâm. Nếu với cấu hình này thì mang cannon pod ở giá trung tâm có nghĩa là F-4 sẽ không đủ dầu cho tác chiến ở BVN.

KĐ 366 đã giải quyết được bằng cách thay đổi dây ở giá trong để mang QRC-160, và họ mang ECM ở giá cánh trong bên phải, thùng dầu ở cánh ngoài và cannon pod ở trung tâm. Thay đổi này không tốn kém (khoảng 10$ mỗi phần) và đơn giản (khoảng 8 giờ công). Giờ vị trí trung tâm được dành cho cannon pod, và F-4 của KĐ 8 bắt đầu mang cannon là tiêu chuẩn cho số 1 và số 3 của các biên đội MiGCAP.

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2011, 11:45:58 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #253 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 08:38:11 pm »

Chiến thuật mới chống lại bánh xe MiG-17


F-4 KĐ 8 tiếp tục thử những chiến thuật mới nhằm phá vỡ đội hình mới nhất của MiG-17 - đội hình 2 tầng bánh xe. Đội hình này với 1 bánh xe ở 5000ft và 1 ở 1000ft đã gây ra nhiều khó khăn cho các biên đội MiGCAP. SAM vẫn được sử dụng để phối hợp với MiG bay thấp, và F-4 sử dụng chiến thuật leo cao bổ nhào thường xuyên bị SAM bắn khi lên cao. Giải pháp ban đầu của KĐ 8 là cho 1 cặp F-4 nghênh chiến với bánh xe và cố buộc MiG leo cao trong khi 1 cặp khác tách ra và bổ nhào từ trên cao xuống. Biên đội thứ 2 sau đó sẽ vòng lại ở độ cao thấp, hy vọng sẽ thấy MiG ở phía trên cao để họ có thể bắn tên lửa.

BVN sau đó di chuyển bánh xe tới những khu vực có PK dày đặc để bắn hạ F-4 nếu họ tìm cách vòng lại ở độ cao thấp phía dưới cánh xe. Để chống lại, 1 nhóm F-4 sẽ không chiến với MiG-17 trong khi nhóm khác sẽ tách khỏi bánh xe ở độ cao trung bình và quay trở lại chiến đấu từ hướng khác. Khi tốp F-4 này vòng lại, họ sẽ báo cho F-4 đang không chiến cơ động tránh. Khi MiG-17 truy theo những chiếc F vừa ngừng chiến, toán đang bay vào sẽ tìm cách cơ động vào phía sau để phóng tên lửa mà không bị phát hiện. Những chiến thuật mới của F-4 này đòi hỏi có sự phối hợp tốt và 1 chút máy mắn, nhưng ít nhất nó mang lại hy vọng có thể phá vỡ bánh xe. Dần dần, khi ngày càng nhiều F-4 MIGCAP mang cannon pod, họ bắt đầu sử dụng cannon làm vũ khí chính chống lại bánh xe thấp.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 10:59:00 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
sairagon
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #254 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 09:13:24 am »

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=MyRg8YSoDBs" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=MyRg8YSoDBs</a>
Logged
sairagon
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #255 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2011, 09:14:01 am »

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=M2cooVPOVZI" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=M2cooVPOVZI</a>
Logged
T-34
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #256 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 06:30:13 pm »

Giải mã những bí ẩn của chiến tranh không quân Việt Nam


Một trong những bí ẩn của cuộc chiến tranh cục bộ tại Việt Nam là cuộc đối đầu giữa hai lực lượng, một lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới và một lực lượng không quân sinh ra trong khói lửa chiến tranh. Không nói về những khía cạnh chính trị, bài viết cố giải mã những bí ẩn của cuộc chiến tranh có quá nhiều bí ẩn. Ngay cả với những người trực tiếp cầm cần lái và nhấn nút phóng tên lửa.

Bài viết của chuyên gia quân sự độc lập A.I.Trernhusev (А.И.Чернышев)

Ngày 2 tháng 8 năm 1964. Trên vịnh Bắc bộ xảy ra một sự kiện mở màn cho một cuộc chiến tranh khốc liệt. Theo lời phát ngôn của Nhà trắng Mỹ, các xuồng phóng lôi của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tấn công 2 tầu khu trục Mỹ là tầu khu trục Maddox và Joy Turner ở ngoài vùng nước tự do hàng hải (Sự kiện nguỵ tạo của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964). Có thể hiểu rõ ràng rằng, sử dụng lực lượng bộ binh để đáp trả là không thể, vì trong trường hợp tốt nhất sẽ xảy ra chiến tranh dạng "Triều Tiên lần II” với hàng triệu chí nguyện quân Trung Quốc, trường hợp xấu hơn sẽ là cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Liên bang Xô Viết.

Từ suy luận đó, Lầu năm góc quyết định chọn phương án: Sử dụng lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ tiêu diệt tiềm lực quân sự và chính trị của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc không tập ngày 5 tháng  8 năm 1964 vào căn cứ của các xuồng phóng lôi ở Vinh bắt đầu cho Cuộc chiến tranh đường không lần đầu tiên trong lịch sử vào miền Bắc Việt Nam.


F-4B Phantom I

Do không đủ lực lượng và phương tiện chiến tranh được triển khai trong khu vực, trên lãnh thổ của Miền Bắc Việt Nam chỉ có một số lần tập kích. Nhưng người Mỹ đã xây dựng hàng chục căn cứ không quân ở Miền Nam Việt Nam và ở Thái Lan, các căn cứ này chứa khoảng 330 máy bay tác chiến chiến thuật. Bao gồm máy bay tiêm -  cường kích F-105. Thunderchief, máy bay F-100 Super Sabre, máy bay tiêm kích đánh chặn F-4C Phantom II.

Để trinh sát, không quân Mỹ sử dụng máy bay RF-101 Voodoo và RF-4C Phantom P. Để bảo vệ sân bay, người Mỹ sử dụng 2 tiểu đoàn máy bay đánh chặn F-102 Delta Dagger, được gọi là loại máy bay vô tích sự nhất trong chiến trường Đông Dương. Ở Vịnh Bắc bộ, người Mỹ thành lập 2 cụm tầu sân bay và tầu chiến, Cụm tầu sân bay Yankee Station sử dụng hơn 200 máy bay cường kích và tiêm kích ở khu vực bờ biển Miền Bắc, Cụm tầu sân bay Dixy Station khu vực bờ biển phía Nam. Các loại máy bay trên boong tầu chủ yếu là F-4B Phantom I, F-8 Crusaider, cường kích А-4 Skyhawk, A-1 Skyraider.

Trong giai đoạn đó, trong lực lượng phòng không, không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có 40 đến 60 máy bay chiến đấu. 25 máy bay tiêm kích J-5В (MIG17 bản copy của Trung Quốc) một số không đáng kể máy bay J-2 (MIG15) bản copy của Trung Quốc, và một số máy bay ném bom IL 28.

Để bảo vệ các mục tiêu quan trọng của các cơ quan điều hành, lãnh đạo cấp nhà nước và các mục tiêu quan trọng, lực lượng PKKQ có trong biên chế một số phân đội pháo phòng không cấp tiểu đoàn, người Mỹ dự đoán là khoảng 1000 khẩu súng cỡ nòng các loại.

Tháng 2 đến tháng 6 năm 1965

Ngày 7 tháng 2 năm 1965, Không quân Mỹ thực hiện chiến dịch Flaming Dart (Mũi lao lửa), chiến dịch không tập đầu tiên trong hàng loạt chiến dịch nhằm tiêu diệt các căn cứ quân sự và kinh tế trên Miền Bắc Việt Nam.

Trong giai đoạn này, các máy bay chiến đấu của Mỹ tiến hành các trận ném bom phá hủy dồn dập, sử dụng các chiến thuật tương đối đơn giản. Máy bay cường kích, nhiều khi đạt số lượng đến 80 chiếc, thực hiện chuyến bay đến mục tiêu, lựa chọn độ cao có lợi nhất (khoảng từ 2500 – 4000m), sử dụng kỹ thuật đơn giản ném bom và phóng tên lửa.




Các kỹ thuật ném bom của không quân Mỹ trong 3 giai đoạn chiến tranh,
trước và sau khi Việt Nam sử dụng không quân.

Số lượng đầu đạn đánh trúng mục tiêu rất thấp, do tâm lý là ném hết bom, phóng hết đạn nhiều hơn đánh trúng mục tiêu. Để tránh phải rơi vào lưới lửa phòng không của các hệ thống pháo phòng không đa cỡ nòng dày đặc, kíp lái hầu hết không hạ thấp độ cao vào vùng nguy hiểm.

Phương thức bảo vệ mục tiêu của không quân Việt Nam khá cổ điển: đánh chặn ở khoảng cách trên đường máy bay đối phương bay đến mục tiêu cần bảo vệ.

Các phi công Việt Nam lái MiG-17 đã thực hiện một chiến thuật rất hiệu quả:

Bay ở độ cao thấp và gần với mục tiêu cần bảo vệ, ngụy trang bằng địa hình trên mặt đất, MiG 17 đợi đội hình máy bay cường kích ném bom của không quân Mỹ. Khi phát hiện mục tiêu, cặp đôi MiG 17 bay ra khỏi ổ phục kích, sử dụng ưu thế hơn một chút về tốc độ ở độ cao thấp (200/300 km/h với độ cao 3000m), cơ động trong đội hình những máy bay cường kích ném bom đang mang nặng vũ khí treo dưới cánh và đánh cận chiến, bắn thẳng vào đối phương ở khoảng cách gần.

Sử dụng chiến thuật này ngày 4/4/1965, bốn chiếc máy bay MiG -17 chống lại 8 chiếc F-105D gần vùng trời Thanh Hóa, đại úy phi công Trần Hanh bay số 1 với phi công bay số 2 đã bắn hạ 2 chiếc F105D Thần Sấm do đại úy phi công James Megnesson và  thiếu tá Frank Bennet điều khiển. Đây là 2 chiếc đầu tiên trong số 350 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.

Sau 5 ngày không quân Mỹ dành được một chiến thắng với cái giá khá đắt: 9 tháng 4 năm 1965, lúc 8h40 phút máy bay F-4B Phantom II số hiệu 151403, kíp lái Trung úy T. Murphy và Robert Fagan từ phi đoàn bay tiêm kích số VF-96 từ tầu sân bay USS Ranger CV-61, tham chiến cùng với 4 chiếc máy bay MiG 17. Tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow bắn trúng 1 máy bay MiG 17.

Bản thân chiếc F 4 Phantom II rơi vào hỏa lực súng máy của Mig bốc cháy và rơi xuống biển, kíp lái mất tích.

Ngày 3 tháng 5 năm 1965, Trung úy phi công Phạm Ngọc Lan trên Mig 17F bắn cháy 1 chiếc A-4 Skyhawk. Ngày 20 tháng 6 năm 1965 vào lúc 18 giờ 25 phút 2 Mig 17F tấn công 4 chiếc máy bay cường kích hải quân А-1Н Skyraider động cơ pittong cánh quạt của không đoàn cường kích VA-25 cất cánh từ tầu sân bay Midway. Một chiếc MiG 17 khi cơ động không thành công đã rơi vào hỏa lực của súng 20 mm của 2 chiếc A-1H (Phi công C. Hartman và K. Johnson).
 

Trong toàn bộ giai đoạn đầu tính từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965, theo thông số của Mỹ, Không quân Việt Nam mất 4 chiếc MiG- 17 (hoàn toàn do Hải quân, 3 trong số đó bị bắn rơi bởi F-4B) Mỹ mất 5 máy bay F-105D, 2 máy bay cường kích và 1 F-4.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1965

Nhờ sự viện trợ tích cực ngày một tăng cường của Liên bang Xô Viết và Trung Quốc, hệ thống phòng không của Miền Bắc Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tháng 7 năm 1965, một hệ thống vũ khí mới xuất hiện, làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến trường, hệ thống tên lửa phòng không S-75.

Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn tên lửa có sự tham gia của cố vấn quân sự Thiếu tá F.Ilinux và cố vấn kíp trắc thủ Việt Nam Thượng úy V. Konstantinov,  phóng đạn tiêu diệt 3 máy bay tiêm kích – ném bom F-4C cách Hà Nội 30 – 40 km về phía Đông Nam.

Máy bay bay với tải trọng vũ khí đầy đủ dưới cánh trong đội hình hành tiến. Người Mỹ công nhận bị rơi 1 chiếc F-4, hai chiếc bị thương nặng. Sau 3 ngày, 6 chiếc F-105 liên tục ném bom vào khẩu đội tên lửa, tổn thất tác giả bài viết không có thông số.



Chiến thuật tấn công của MiG 17 phục kích

Đến ngày 27 tháng 10, không quân Mỹ đã đánh trúng 8 khẩu đội tên lửa S-75 của bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam. Đồng thời không lực Mỹ cũng tổn thất (theo thông số Mỹ cung cấp) là 3 F-105 Thunderchief, 2 F-8 Crusaider, 2 F-4 Phantom II và 1 А-4 Skyhawk. Rất nhiều máy bay khác bị thương tổn nặng nề. Theo thông số do Việt Nam cung cấp, trong giai đoạn này bộ đội tên lửa đã bắn rơi hơn 30 máy bay tiêm kích-ném bom.

Trong những trận đánh khốc liệt, lực lượng cố vấn quân sự Liên Xô cũng hy sinh và bị thương rất nhiều, quá trình vừa chiến đấu vừa học tập, huấn luyện, các trắc thủ Việt nam đã nhanh chóng nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật và  đã thành công trong điều khiển tên lửa. Trong suốt cả giai đoạn chiến tranh phòng không, các cố vấn quân sự Xô viết luôn sát cánh cùng các cán bộ chiến sỹ lực lượng phòng không – không quân Việt Nam.

Sự tổn thất tăng vọt của các loại máy bay chiến đấu đồng thời trạng thái tâm lý năng nề bao phủ lên lực lượng không quân Mỹ do lưới lửa phòng không dày đặc và sự tham chiến hiệu quả của tên lửa S-75 đã buộc Nhà trắng và Lầu năm góc phải có giải pháp hạn chế. Đồng thời lực lượng không quân Mỹ cũng phải thay đổi chiến thuật tấn công an toàn.

Phi công Mỹ không áp dụng chiến thuật tấn công tầm cao trung bình mà buộc phải thay đổi do tên lửa S-75 tiêu diệt tất cả các máy bay bay ở tầm trung và tầm cao. Máy bay Mỹ buộc phải chọn khả năng đột kích ở tầm thấp và tầm thấp giới hạn.

Các phi công Mỹ đã cố gắng sử dụng sự che khuất của các dãy núi trên địa hình, do đó khả năng phát hiện mục tiêu và bám dính mục tiêu của radar gặp nhiều khó khăn. Sự thay đổi chiến thuật đó đã lập tức ảnh hưởng đến chiến trường không quân.

Các phi công tiêm kích Việt Nam không nhận được những thông tin chính xác, đầy đủ của các phi đoàn máy bay đối phương bay luồn theo sườn núi và sát mặt nước biển. Các ổ phục kích của MiG- 17 trở lên khó khăn hơn, hiệu quả chiến đấu giảm sút trong các cuộc tấn công theo các mục tiêu máy bay Mỹ tự do cơ động.



Chiến thuật tấn công của MiG 17

Nhưng cùng trong thời gian đó, các cuộc không kích của máy bay Mỹ vấp phải hỏa lực dữ dội của pháo phòng không các cỡ nòng và thậm chí súng bắn thẳng như 12,7mm và súng trường.

Đến cuối năm 1965, số lượng pháo phòng không các cỡ nòng của Miền Bắc Việt Nam tăng lên nhanh chóng và vượt con số 2000. Đặc biệt là hỏa lực của pháo phòng không xô viết 57 mm sử dụng radar đường đạn S-60. Hỏa lực pháo 57 có radar dẫn bắn đã phát huy sức mạnh dữ dội của nó khi bảo vệ các mục tiêu trọng yếu như cầu, đường giao thông.

Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận ra rằng một nửa số máy bay bị bắn hạ ở Việt nam là do hỏa lực của súng phòng không các cỡ nòng nhỏ như 57mm, 37mm, 14,5mm, 12,7mm và thậm chí súng trường, những loại vũ khí được coi là đã hết khả năng sử dụng trong chiến tranh hiện đại.

Đồng thời, chiến thuật (tầm bay thấp) đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các đòn tấn công đường không, do số lượng máy bay trong các phi đội quá nhỏ và đòi hỏi trình độ bay của phi công rất cao.

Tính đến những tổn thất nặng nề của không quân, khi cố gắng tiêu diệt các đơn vị tên lửa, bộ Tổng tham mưu quân đội Mỹ đã ra quyết định áp dụng loại máy bay tác chiến điện tử- máy bay được trang bị thiết bị đặc biệt của không đoàn Wild Weasel . Nhưng máy bay này, thời điểm đầu tiên là F-100F, sau đó là F-105F, đến gần cuối năm 1972 - F-4C và F-105G.

Những máy bay này được trang bị thiết bị phát hiện và chế áp điện tử, sóng của đài phát radar tên lửa, đồng thời sử dụng tên lửa tự dẫn bám theo sóng radar AGM-45 Shrike, sau này hoàn thiện hơn là AGM-78 Standard-ARM giành được quyền chủ động trên không vào ngày 20 tháng 12 năm 1965.

Tính đến ngày 11 tháng 7 năm 1966 bảy máy bay F-100F Wild Weasel đã đánh trúng 9 khẩu đội tên lửa, chỉ có một chiếc bị bắn rơi, 2 chiếc khác đâm vào nhau khi tránh hỏa lực phòng không.
Logged
T-34
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #257 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 06:32:24 pm »

Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1966

Bắt đầu năm 1966 đánh dấu một giai đoạn mới của không quân cả hai bên, ở giai đoạn này, không quân Mỹ sử dụng các phương thức tác chiến kỹ thuật mới và đồng thời không quân và không quân Hải quân Mỹ xuất hiện nhiều loại máy bay tiêm kích mới.

Nhờ có các thiết bị phát hiện, gây nhiễu và chế áp điện tử, không quân Mỹ đã quản lý được  tầm bay thấp và có thể tổ chức được các phi đoàn máy bay với số lượng lớn, chọc thủng tuyến phòng không và tấn công ồ ạt các mục tiêu ở tầm trung trong khoảng cách gần mục tiêu.

Cùng với việc nhân được các máy bay MiG-17 từ Liên bang Xô Viết và Trung quốc, từ năm 1966, không quân Việt Nam sử dụng một số máy bay MiG- 17 cải tiến, dù không được phát triển rộng rãi.

Đó là các máy bay MiG-17PF (J-5A) với radar "Emerald" và 3 khẩu pháo HP-23 mm. Theo đơn đặt hàng của Việt Nam, Tiệp Khắc cũng chế tạo mẫu máy bay MiG- 15, trang bị hai khẩu 23mm và tên lửa R-3S ở vị trí của pháo 37mm lắp thiết bị dò tìm hồng ngoại. Sau này, vào năm 1968, Không quân Việt Nam sử dụng MiG 17F với pháo tiêu chuẩn và hai tên lửa tự dẫn R-3S.



Sơ đồ tấn công của máy bay Mỹ và đánh chặn của MiG 17

Sau này, theo các nguồn thông tin không chính thức, tháng 2 năm 1966, không quân Việt Nam tiếp nhận máy bay siêu âm F-6 (MiG -19) sản xuất tại Trung Quốc, có tốc độ cao và trang bị vũ khí mạnh hơn MiG-17. Nhưng không được sử dụng rộng rãi, các hoạt động tích cực của F-6 chỉ bắt đầu vào mùa thu năm 1972 khi chiến tranh trên không đã chấm dứt.

Cú shock thật sự của người Mỹ chỉ bắt đầu khi máy bay MiG- 21 thực sự tham chiến. Từ những năm 1965, Liên bang Xô viết có đề nghị Trung Quốc cho phép triển khai các trung đoàn MiG- 21 ở địa phận Trung Quốc để bảo vệ bầu trời Hà Nội và Hải phòng nhưng bị từ chối.

Máy bay MiG 21 trực tiếp tham gia vào ngày 23 tháng không có kết quả. Ngày 26 tháng 4, không quân Mỹ bắn hạ 1 chiếc MiG 21 đầu tiên. Không quân Việt Nam sử dụng chủ yếu MiG-21PF-V (mẫu số 76-MiG-21PR đã được nhiệt đới hóa, các thiết bị được mạ lớp vật liệu chống rỉ, sau này là MiG-21PFM (Mẫu 94 với ghế phi công kiểu KM-1), trong biên chế của không quân Việt Nam còn có mẫu MiG-21 F-13 ( Mẫu 74 do Tiệp Khắc sản xuất).



Các sơ đồ chiến thuật của MiG 21 khi không chiến với máy bay F-4 Phantom II
 

Đối thủ quan trọng lúc này của F-4 Phantom II là máy bay siêu âm MiG 21F-13(МиГ-21Ф-13) một phần do Tiệp Khắc sản xuất và MiG 21PF đã được nhiệt đới hóa. Sử dụng radar bám mục tiêu tương tự như máy bay F-4, MiG 21 sử dụng tên lửa có điều khiển và tự dẫn hồng ngoại R-3S hoặc sử dụng các ống phóng rocket không điều khiển S-5.

Bộ tư lệnh không quân và hải quân Mỹ vẫn đặt toàn bộ hy vọng vào máy bay chiến thuật F-4 hiện đại, có vũ khí mạnh, radar điều khiển mạnh, có tốc độ cao và khả năng tăng tốc nhanh cùng với những kỹ chiến thuật chống MiG thành thạo. Về lý thuyết chiến trường, F-4 mạnh hơn MiG-21 nhiều lần.

Nhưng từ khi đối đầu với MiG 21 F-4 mất dần những ưu thế tuyệt đối của nó và bắt đầu chịu các tổn thất nặng nề. từ tháng năm đến tháng 12 năm 1966, lực lượng không quân Mỹ trong các trận đánh trên không đã mất 47 máy bay, phía không quân Việt Nam tổn thất 12 máy bay.

Thông số cơ bản xác định tính cơ động của máy bay tiêm kích là tốc độ bẻ góc, trong đó 85% sự tăng tốc là giảm tải trọng riêng trên cánh, và chỉ có 15% được sử dụng để lấy góc nghiêng. Cơ động là nền tảng của phòng thủ, và phòng thủ tốt là đảm bảo tốt hệ số sống còn trong các trận không chiến.

Tải trọng riêng trên cánh của MiG 21 là 340kg/cm2, còn tải trọng của F-4 là 490kg/cm2. do đó khả năng sống còn của MiG 21 là 0,93 còn của F-4 là 0,83.

Khối lượng tải trọng trên cánh máy bay với tốc độ vòng chậm của máy bay tiêm kích Mỹ, khả năng chịu tải của Phantom so với MiG (6,0 chống lại 8,0 của MiG-21PF) và các góc tấn công của MiG, máy bay F-4 bị bỏ qua. Các chuyên gia không quân Mỹ thừa nhận khả năng bay xoắn lò xo của máy bay Mỹ kém hơn hẳn so với MiG.

Đồng thời, khả năng bay thẳng đúng chiếm độ cao của F-4 cũng kém hơn MiG ( của F-4 là 0,74, của MiG là 0,79).  Đồng thời, độ tin cậy bay xoắ ốc của F-4 kém hơn MiG. Khi F-4 đã rơi vào vòng xoắn trôn ốc trên mặt phẳng ngang, các phi công có trình độ trung bình sẽ không thể thoát khỏi.

Theo thông báo của chính bên Mỹ, chỉ riêng năm 1971 do rơi vào vòng xoắn trôn ốc trong các cuộc truy đuổi, Mỹ mất đến 79 Phantom II. Radar của F-4 có khả năng phát hiện mục tiêu rất xa và bám dính, nhưng khả năng chống nhiễu rất kém.

Buồng lái của phi công và hoa tiêu được lắp dầy đặc các bảng điều khiển và nút bấm, công tắc, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của phi công và hoa tiêu. Nhưng F-4 cũng có những điểm nổi trội hơn so với MiG - 21.

Khả năng tăng tốc của F-4 cao hơn, từ tốc độ 600 km/h – 1000 km/h mất 20 s, còn MiG 21 mất 27s. tốc độ cất cánh cao hơn, khả năng nhìn quanh của phi công tốt hơn, sự có mặt của hoa tiêu khi theo dõi bầu trời cũng làm chủ được tình thế, nhanh chóng báo cho phi công biết mối đe dọa từ phía sau.

Đồng thời, lượng vũ khí trên MiG- 21 kém hơn rất nhiều lần so với F-4. Với những máy bay MiG 21 thế hệ đầu tiên, lượng vũ khí ít cộng với radar công suất thấp, không có khả năng chống nhiễu cũng là điểm yếu rất lớn của MiG 21.

Những trận không chiến cho thấy, do nhỏ hơn F-4 về tải trong riêng trên cánh, do đó MiG có khả năng cơ động tốt hơn trên mặt phẳng ngang, đặc biệt trên tầm cao và tầm trung. Các phi công Việt Nam rất dũng cảm lao vào các trận cận chiến. Nhưng máy bay MiG 21 chỉ có 2 tên lửa R-3S, chịu tải trọng rất nhỏ khi phóng ( 1,4 đơn vị) .


Lớn hơn tên lửa không rời khỏi bệ phóng, bộ phận tách tên lửa sẽ khóa an toàn. Chính vì vậy, trong trường hợp cơ động săn đuổi và thoát hiểm, việc phóng R-3S rất khó. Không có súng máy phòng không cũng là điểm rất yếu của MiG 21, sau khi phóng 2 quả tên lửa máy bay MiG không còn vũ khí, và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến MiG bị tổn thất nhiều.

Trong giai đoạn này, MiG 21 ở Liên Xô có phương án cho MiG 21PF/PFM thêm ổ súng treo GP-9 với pháo GS-23 mm. Súng đại bác GP-9 đã được lắp cho máy bay MiG 21 trong cuộc chiến tranh xung đột Ấn Độ với Pakistan năm 1971. Đồng thời cũng vào thời gian này, súng 23 mm G9 mới được trang bị cho MiG -21 PFM

Với vấn đề này, sau khi Phantom F-4B/D/J khi va chạm với MiG 17 vốn không có súng, đã vội vã trang bị cho máy bay các ổ súng máy treo. Giai đoạn cuối MiG 21 cũng được trang bị thêm súng máy ở cánh, loại máy bay MiG -21M. Đồng thời, MiG có radar tương đối yếu, do đó phụ thuộc nhiều vào các trạm điều khiển mặt đất. Nhưng đồng thời không có radar hạng nặng cũng làm cho máy bay cơ động hơn nhiều.

Vào những năm 1965, trên căn cứ không quân Đà Nẵng để đối phó với MiG 21 đã chuẩn bị một không đoàn máy bay tiêm kích nổi tiếng F-104 S Starfighter. Nhưng chưa kịp xuất kích, phi đoàn này đã cho thấy khả năng không hiệu quả của máy bay và chỉ dùng để tấn công mục tiêu mặt đất, cũng chỉ ở Miền Nam.

Trong 4 tháng đầu tiên của năm 1966, các trận không chiến có 11 máy bay của Mỹ bị rơi, không quân Việt Nam tổn thất 9 máy bay MiG. Tỷ lệ là 1,2:1 ( người Mỹ công nhận là có 6 chiếc) nhưng từ khi đưa MiG 21 vào trận, tỷ lệ tổn thất biến đổi hẳn. Từ tháng 5 đến tháng 12 người Mỹ mất đến 47 chiếc máy bay, trong đó Việt Nam mất 12 chiếc MiG, tỷ lệ đã là 4:1.

Nhận thấy những điểm yếu của MiG 21, các phi công Việt Nam đã áp dụng chiến thuật tấn công tên lửa liên tục, đặc biệt hiệu quả khi đối phương có số lượng đông. Lượng vũ khí tên lửa có trên các đời máy bay sau này (MiG 29, Sukhoi) và những tính năng cơ động đã áp dụng chiến thuật này.

Các máy bay MiG 21 từ ổ phục kích sử dụng tốc độ cao tiếp cận mục tiêu, phóng tên lửa tự dẫn hồng ngoại hoặc bán chủ động dẫn đường radar đuổi theo nhằm vào nguồn nhiệt (lửa) phụt ra từ đuôi máy bay. MiG - 21 phóng tên lửa có điều khiển khi bám đuôi với vận tốc lên đến 1,2 M, sau đó máy bay với vận tốc cao như vậy lướt qua đội hình của đối phương và bẻ cần lái rẽ thoát khỏi trận đánh. Chiến thuật này thông thường phá nát đội hình hành tiến của đối phương buộc các máy bay địch phải cơ động làm mồi cận chiến cho máy bay MiG 17.

Chiến thuật này cũng đòi hỏi trình độ lái vô cùng điêu luyện của phi công chiến đấu, có trình độ điều khiển cao, đồng thời trạm radar dẫn đường cũng phải rất thông minh quyết đoán trong tấn công, đảm bảo tính bất ngờ và khả năng khó bán đuổi của đối phương. Lực lượng không quân Việt Nam thường sử dụng chiến thuật đa tiêm kích, phối hợp giữa MiG 17, 19 và 21.

MiG 17 có tốc độ dưới âm, tấn công buộc máy bay cường kích ném bom phải bay lên phía trên, ở đó MiG 21 đã chờ sẵn, thả thùng dầu phụ và đột ngột cơ động tấn công bằng tên lửa. cũng có những trường hợp máy bay MiG 17 đóng vai trò mồi nhử, F-4 khi tấn công MiG 17 đã tự đưa mình vào tầm tấn công của tên lửa MiG 21.

Về lý thuyết, chiến thuật này không mới, nhưng trên địa hình Việt Nam, với 3 tầng lưới lửa phòng không và số lượng máy bay Mỹ tham chiến thông thường gấp 6 lần hoặc hơn nữa thì đó là một vấn đề quá khó khăn đối với các phi công tiêm kích của Mỹ.

Từ tháng 1 năm 1967 đến tháng 3 năm 1968

Tổn thất ngày một tăng của không quân khiến Mỹ phải có giải pháp khẩn cấp. Phi công tiêm kích, nếu có sỗ giờ bay nhỏ 1500 – 2000 giờ bay, buộc phải quay về các căn cứ đặc biệt để tái huấn luyện.

Chương trình huấn luyện dày đặc và nặng nề có bao gồm cả những chiến thuật cận chiến và cơ động nhanh vốn đã bỏ quên từ lâu nay được khởi động lại với những máy bay mẫu có tốc độ tương đương, đồng thời được áp dụng thêm khả năng tránh và chống lại tên lửa và súng phòng không mọi cỡ nòng. Huấn luyện lại các chiến thuật cơ động tự do, tác chiến cơ động trong đội hình phi đội.



Sau các đợt tập huấn, trình độ bay của phi công cao hơn hẳn, và cũng đã có những kết quả khả quan trong không chiến, nhưng với sức mạnh dữ dội của hỏa lực phòng không, đồng thời các phi công Việt Nam cũng tìm ra cách đánh hiệu quả hơn, theo đề xuất của các chuyên gia quân sự Xô Viêt, các phi đội MiG đánh chặn đối phương trên đường bay hành trình vào mục tiêu, khi máy bay mang nặng vũ khí, tấn công và thoát ly chiến trường, buộc máy bay Mỹ phải ném bom sớm và hạ thấp độ cao, dành trận địa cho tên lửa và pháo phòng không các cỡ nòng.

Không quân Mỹ chuyển sang đánh phá các sân bay quân sự của Việt Nam. Nhằm chặn khả năng xuất kích của máy bay MiG, mục tiêu chủ yếu là đường băng và các khu vực kho tàng quân sự.

Mặc dù không quân Mỹ đã rất cố gắng, nhưng tổn thất trên bầu trời Việt Nam tiếp tục tăng. Nếu tuần cuối cùng của tháng 7, 11 máy bay bị bắn hạ, thì tuần đầu tiên của tháng 8 là 13, và sau đó con số 2 máy bay bị bắn rơi một ngày đã trở thành chuyện bình thường trong truyền thông.

Theo những thông số của Bộ Tư lệnh quân chủng phòng không không quân Việt Nam, năm 1967 trong các trận không chiến đã hạ 124 máy bay Mỹ và tổn thất 60 máy bay MiG, theo công báo của không lực Mỹ phía Việt Nam tổn thất 76 máy bay, không quân Mỹ hạ 59, số còn lại do không quân Hải quân Mỹ bắn hạ.

Như vậy, tỷ lệ tổn thất 2:1 được lập ra trong thời kỳ đầu của chiến tranh, lại được thiết lập lại, điều đó khẳng định sự thay đổi thường xuyên về chiến thuật của cả hai bên tham chiến. Với mỗi một phương thức tác chiến mới của không quân Mỹ, lực lượng PKKQ Việt Nam lại nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm khống chế ưu thế trên không của đối phương.
Logged
T-34
Thành viên
*
Bài viết: 19



« Trả lời #258 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 06:36:22 pm »

Tháng 6 năm 1971, người Mỹ lại ném bom miền Bắc lần thứ II

Ngày 16 tháng 4 hai chiếc MiG 21MF (đã cải tiến, có thêm pháo GS 23mm) tham chiến cùng với 12 Phantom II, 2 máy bay MiG bị bắn rơi.

Ngày 27 tháng 3 Phi đoàn F4 gặp phi đội 2 chiếc MiG 21 và không chiến, F4 bị bắn hạ một chiếc.

Ngày 6 tháng 5, phi đội F-4 tập kích phi đội MiG 21 đang chuẩn bị tấn công máy bay cường kích A-7. một chiếc MiG 21 bị trúng tên lửa. Cũng trong ngày hôm đó, một phi đoàn F-4 không chiến với phi đội 4 chiếc MiG 21. Một chiếc MiG 21 bị tấn công bởi 6 quả tên lửa, nhưng phi công tránh thoát, sau đó anh quay lại tham chiến và bị tấn công thêm 3 quả tên lửa, máy bay bị thương nặng, nhưng phi công nhẩy dù được.

Ngày 8 tháng 5 Không quân Mỹ bắt đầu chiến dịch Linebacker I, kéo dài đến 23 tháng 10. Trận đánh lớn nhất của không quân Việt Nam là ngày 10 tháng 5 khi không quân Việt Nam thực hiện 64 lần xuất kích, triển khai 15 trận đánh và bắn rơi 7 máy bay F-4. Ngược lại, không quân Việt Nam cũng mất 2 MiG-21, 2 MiG-17 và 1 J-6.

Trong một trận không chiến vào 10 tháng 5 Phi đoàn MiG 17 xuất kích để giải tỏa một sân bay quân sự đang bị không kích. MiG 17 bí mật bay với độ cao thấp, ẩn nấp theo địa hình tiếp cận đối phương và ngay trong lần cận chiến đầu tiên bắn hạ 1 máy bay F-4. Phi đội 2 MiG-17 quần chiến với 4 máy bay F-4 và bị bắn hạ một chiếc.

Nhưng khi F-4 và MiG 17 lăn xả vào vòng xoáy truy đuổi nhau thì từ sân bay đang bị phong tỏa xuất kích 2 MiG 21, nhanh chóng chiếm độ cao, ở khoảng cách 2 km MiG 21 phóng R-3S bắn hạ 2 F-4 với 2 tên lửa.



Sơ đồ tác chiến của MiG 21

Ngày 11 tháng 5 hai máy bay MiG – 21, bay làm mồi nhử kéo 4 chiếc F-4 vào ổ phục kích của 2 chiếc MiG 21 bay ở độ cao thấp, MiG triển khai tấn công và 3 tên lửa tiêu diệt 2 máy bay F-4.

Ngày 13 tháng 6, một phi đoàn MiG21 đánh chặn một nhóm F-4 Phantom II. Lao vào giữa đội hình, 2 máy bay MiG 21 đã làm đội hình chiến đấu của F-4 tan vỡ, các máy bay Phantom hoảng loạn cơ động. Hai máy bay MiG còn lại phóng tên lửa hạ 2 chiếc F-4.

Ngày 18 tháng 5, Không quân Việt nam đã 26 lần xuất kích và triển khai 8 trận đánh, bắn rơi 4 máy bay F-4, phía Việt Nam không có tổn thất. Trong một trận đánh cùng ngày, 2 máy bay MiG 21 đánh chặn một phi đội F-4, chỉ huy trưởng phi đội, đại úy Ngự khi quay nửa vòng xoáy đã phóng tên lửa tiêu diệt một F-4.

Mùa hè năm 1972, tần suất hoạt động của không quân Mỹ giảm xuống. Ngày 12 tháng 6 phi đoàn máy bay Phantom đụng độ với 2 máy bay MiG 21 và bị rơi một chiếc, ngày tiếp sau lại có hai cuộc không chiến giữa F-4 và MiG 21, không quân Mỹ mất thêm 2 chiếc F-4 nữa. Phía Việt nam không có tổn thất.

Như vậy mùa xuân và mùa hè năm 1972, có 360 máy bay Mỹ tham chiến trên chiến trường miền Bắc và 96 máy bay của không quân hải quân, đại đa số là máy bay F-4 mẫu nâng cấp cuối cùng. Chống lại khối lượng vũ khí khổng lồ này là 187 máy bay không quân Việt Nam MiG 17, MiG 21 và J-6. Trong số đó chỉ có 71 máy bay có khả năng tác chiến, trong đó có 31 MiG 21.

Vào tháng 12 năm 1972, không quân Mỹ tiến hành chiến dịch tấn công ồ ạt trên toàn bộ miền Bắc, tập trung vào các thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác Linebacker II, nhằm mục đích đạt được mục tiêu chính trị trên bàn hội nghị Pari.

Để đạt được mục tiêu tàn phá các trung tâm kinh tế, quân sự của Miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ đã sử dụng hầu hết máy bay chiến lượng B-52 ở châu Á Thái Bình Dương.

Kế hoạch chuẩn bị một chiến dịch lớn với số lượng máy bay khổng lồ đã không giữ được bí mật, lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam đã chuẩn bị cho Không quân Mỹ một đòn đánh quyết liệt. Các máy bay MiG 21 đã được cất giấu trong những sân bay dã chiến và được ngụy trang kỹ càng. Sẵn sàng xuất kích bằng bộ hỗ trợ tăng tốc bằng thuốc phóng.



Sơ đồ tấn công sân bay của máy bay Mỹ

Tháng 9 năm 1972, duy nhất có một trận không chiến có sự tham gia của cố vấn quân sự, phi công Xô Viết. Trên máy bay MiG 21US huấn luyện 2 chỗ ngồi, không được trang bị vũ khí, phi công tiêm kích Việt Nam và cố vấn quân sự Xô Viết thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên.

Ở tầm xa 8km cách sân bay họ nhận được thông báo về một tốp F-4 đang tiếp cận ở độ cao thấp. Lúc đó MiG 21 còn lại 800 lít dầu. Thực hiện kỹ thuật thùng trượt, đội bay thoát khỏi đòn tấn công tên lửa thứ nhất, sau đó F-4 liên tục tấn công bằng tên lửa 2 lần liên tiếp, nhưng MiG US với kỹ thuật xoáy vít đã thoát khỏi, tên lửa bay trượt mục tiêu, lần thứ 3 F-4 lại tiếp tục tấn công và cũng không thu được kết quả.

Nhưng những lần cơ động đó đã tiêu hao toàn bộ lượng dầu còn lại của MiG 21. Quyết định thông minh cuối cùng là nhẩy dù, khi MiG 21 lấy độ cao thì động cơ chết máy, 2 phi công bung dù khi chiếc MiG 21US anh dũng trúng tên lửa trong lần tấn công thứ 4. Đội bay Việt Xô tiếp đất an toàn.

Trong 12 ngày chiến dịch Linebacker II trong 8 trận không chiến, người Mỹ đã triệt để sử dụng kỹ thuật gây nhiễu tích cực, kỹ thuật này đã gây rất nhiều khó khăn cho các phi công MiG 21, do không ít lần trên màn hình radar vũ khí của MiG21 hoàn toàn bị tín hiệu nhiễu phủ kín, các phi công Việt Nam phải bắn bằng kính ngắm thường và sử dụng tên lửa tự dẫn hồng ngoại, nhưng khi sử dụng tên lửa tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn bị giảm sút và khoảng cách phóng cũng không chính xác.

Đây cũng là điểm yếu nhất của MiG 21 về radar bám và theo dõi mục tiêu. Dù vậy, trong 8 trận không chiến, không quân Mỹ cũng bị mất 7 máy bay, trong đó có 4 F-4. Đồng thời Không quân Việt Nam cũng mất 3 chiếc MiG 21. Dù với lực lượng phi công đã được huấn luyện kỹ về các chiến thuật chống MiG-21, đồng thời với chiến thuật áp dụng nhiễu dày đặc và bay đêm. Người Mỹ vẫn bị tổn thất nặng nề.



MiG 21 tấn công (Mô phỏng 3D)

Để phục vụ cho mục tiêu chiến lược, biết được tâm lý sợ MiG 21 và tên lửa SAM S75 của phi công Mỹ, các máy bay MiG 21 thực hiện chiến thuật không tham gia vào không chiến tay đôi, các máy bay MiG được lệnh đánh chặn từ xa, bất ngờ tấn công phóng tên lửa phá đội hình đối phương (không cần kết quả) sau đó thoát ly chiến trường và trở về sân bay, buộc các máy bay tiêm kích ném bom nặng nề F-4 phải hạ độ cao cho hỏa lực phòng không dày đặc trên mặt đất. Mặc dù chiến thuật như vậy, nhưng MiG 21 vẫn chiến ưu thế về tốc độ và khả năng cơ động trong những tầm bay trung bình và thấp trước F-4E và F-4J.

Ngày 22 tháng 12 năm 1972, đánh chặn cuộc tấn công của máy bay Mỹ, phi đội 2 chiến MiG 21 cất cánh, trong không chiến, một MiG bị bắn hạ. Ngày 23 tháng 12, phi đội 4 chiếc MiG 21 cất cánh và bắn hạ 1 F-4, ngày 27 phi đội MiG 21 lại cất cánh và không chiến với phi đoàn F-4, 2 F4 bị bắn rơi. Ngày 27 tháng 12, 2 máy bay MiG 21 trực chiến trên sân bay Nội Bài, theo thông báo của radar mặt đất phát hiện một phi đoàn F 4. MiG 21 bay ở độ cao thấp 300 m so với mặt đất, bí mật tiếp cận mục tiêu, tăng tốc và lấy độ cao.

Mục tiêu được phát hiện bằng mắt thường ở khoảng cách 8 km, sau khí xin lệnh tấn công, MiG 21 bất ngờ tiếp cận mục tiêu, F-4 không kịp triển khai đội hình phòng thủ, MiG 21 đã áp sát và phóng tên lửa diệt 1 F4. Chỉ huy đội bay khi quay về phát hiện thêm 2 F4 đáng bám phi công số 2, bằng 1 kỹ thuật cơ động điêu luyện số 1 đã phá đội hình đối phương, cắt số 2 khỏi tốp F4.

Vòng xoáy hỗn chiến xảy ra giữa từng đôi MiG và Phantom II, kết quả số 1 thoát khỏi truy đuổi của F-4 hạ cánh an toàn, số 2 khi thực hiện xoáy trôn ốc lên cao đã bắn hạ thêm một F-4, nhưng máy bay cũng bị thương nặng do tên lửa Sidewinder nổ gần với ống xả phản lực. Phi công Việt Nam nhảy dù an toàn.

Trong đợt không kích của B-52, do sợ MiG 21 tấn công, F-4 đã đóng vai trò mục tiêu giả và phục kích, phi đội F-4 bay với tốc độ hành trình và đội hình đi sát với nhau. Trên màn hình radar mục tiêu tương tự như mục tiêu B-52, khi MiG tấn công, F-4 sẽ bay tản ra, cơ động tấn công MiG.

Trong các tài liệu của không quân Việt Nam không có nguồn tài liệu nào ghi lại một trận đánh như vậy. Nhưng 2 máy bay B-52 đã bị MiG-21 bắn hạ, một chiếc bị phi công anh hùng Phạm Tuân bắn hạ ở tầm bắn 2000 m. một chiếc bị phi công anh hùng Vũ Quang Thiều bắn trong tầm bắn gần, máy bay đã lao vào điểm nổ. anh hùng phi công Vũ Quang Thiều hy sinh.

Trong cả năm 1972, giữa không quân Mỹ và không quân Việt Nam xảy ra 201 trận không chiến. Phía Việt Nam mất 54 máy bay, trong đó có 36 máy bay MiG 21 và 1 máy bay huấn luyện MiG 21 US. Phía Mỹ thiệt hại 90 máy bay trong đó có 74 máy bay F-4 và 2 máy bay trinh sát RF-4C. Riêng MiG 21 diệt 67 máy bay đối phương.


Chiến thắng kỳ lạ cuối cùng của người Mỹ trong cuộc chiến tranh không quân ở Việt Nam là máy bay F-4J Phantom II cất cánh từ tầu sân bay MidWay, chỉ huy trung úy Victor Covalevski bằng một tên lửa Sidewinder bắn hạ một máy bay MiG 17, nhưng cũng sau hai ngày, chính chiếc F-4J này cũng bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam, nó cố lết ra biển và rơi, 2 phi công được cứu thoát.

Như vậy, tỷ lệ 2/1 gần như được giữ suốt cuộc chiến tranh trên không giữa không quân Mỹ và không quân Việt Nam. Từ góc độ kỹ chiến thuật, có thể nhận thấy rằng: Mặc dù liên tục thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến, vũ khí trang bị, với những phi công dày dạn kinh nghiệm và có số lượng giờ bay hơn rất nhiều lần, nhưng không quân Mỹ cũng không thể tiêu diệt được lực lượng không quân Việt Nam, mà còn bị tổn thất nặng nề, với không gian thu hẹp của chiến trường Miền Bắc Việt Nam, với gần 4000 máy bay bị tổn thất, có thể nói. Người Mỹ đã thua trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam.

Nguyên nhân:

Phi công Mỹ phải chiến đấu trên 2 mặt trận: Vừa phải chống lại những phi công MiG điêu luyện, vừa phải chống lại những khiếm khuyết kỹ thuật của F-4 nặng nề. Nếu phi công được huấn luyện cho phương thức tác chiến năng động, cơ động, nhưng lại phải điều khiển một máy bay kém cơ động.

Đó là một vấn đề, F-4 chỉ có khả năng né tránh một cuộc công kích do quá nặng nề, mà không có khả năng phản kích do máy bay MiG 21 nhẹ hơn, góc ngoặt và khả năng tăng tốc cao hơn để chiếm vị trí thuận lợi cho tấn công.

Trong điều kiện hộ tống máy bay ném bom đến mục tiêu cần đánh phá, nhiệm vụ đặt ra đã làm cho F-4 không có khả năng chủ động tác chiến tự do, cơ động và hỗn chiến cùng với máy bay đối phương, mà chỉ có khả năng chống trả và phòng ngự thụ động.

Khi xuất hiến nhóm tiêm kích "topgun” Tình hình chiến trường có thay đổi, nhưng sức mạnh của tên lửa S-75 và lưới lửa phòng không mặt đất dày đặc đã khóa khả năng tác chiến của những phi công có trình độ chiến thuật cao. Do đó, với sự phối hợp giữa đài radar trinh sát dẫn đường, tên lửa phòng không và pháo phòng không với không quân đã tăng khả năng tác chiến của không quân Việt Nam nhiều lần.

Các phi công Việt Nam đã thành công trong việc áp đặt cách đánh đối với phi công Mỹ, kế hoạch phục kích và tấn công đã buộc không quân Mỹ vào thế phòng thủ bị động, khi chuyển sang tấn công cũng thụ động và kém linh hoạt hơn.

Mặc dù tỷ lệ tổn thất của máy bay Mỹ so với tỷ lệ tổn thất của MiG khá cao 2:1 nhưng rõ ràng khả năng tổn thất sẽ giảm hơn nếu những phi công Việt Nam có số giờ bay cao hơn, kinh nghiệm tác chiến cao hơn và sử dụng triệt để tính năng kỹ chiến thuật của MiG 21.



Sơ đồ hoạt động tác chiến của không quân Việt Nam

Bài học kinh nghiệm: Cuộc chiến tranh trên không phận Việt Nam để lại nhiều dấu ấn đặc biệt, lực lượng không quân còn non trẻ của Việt Nam đã thành công trong việc đối đầu với lực lượng không quân hùng mạnh, dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Có nhiều vấn đề còn phải bàn cãi, nhưng nếu lực lượng không quân Việt Nam có được sự đầy đủ về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, kinh nghiệm tác chiến cũng như thời gian huấn luyện tác chiến, thì tổn thất của người Mỹ trong cuộc không chiến này sẽ không dừng lại ở tỷ lệ 2/1 và chỉ có 2 B52 bị MiG 21 tiêu diệt trên bầu trời Hà Nội.

Không chiến ở Việt Nam đã khẳng định: tốc độ, sức cơ động với chiến thuật thông minh, nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện, đồng thời với sự chỉ huy năng động, sáng tạo, đồng bộ chặt chẽ từ ban chỉ huy cấp chiến lược, chiến dịch  đến sự tuân thủ tuyệt đối của người phi công với người chỉ huy trực tiếp của mình quyết định sự thành bại trên chiến trường.

Sức mạnh của lực lượng không quân trong không chiến phần lớn phụ thuộc vào sự phối kết hợp các phương tiện hỏa lực, phương tiện trinh sát, cảnh báo sớm và khả năng khai thác tuyệt đối tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện bay, đồng thời là sự năng động, sáng tạo, trình độ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của phi công trên cánh bay. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong đội bay và tuân thủ mệnh lệnh.

Trong chiến tranh hiện đại, những máy bay tiêm kích đa dụng như F 16, F18, MiG 29, SU 30MK có rất nhiều điểm mạnh, hệ thống radar công suất lớn, tên lửa không đối khống có khả năng tấn công từ tầm rất xa, súng máy rất mạnh, tính cơ động rất cao. Nhưng cuộc không chiến dường như không phải đơn thuần là cuộc đối đầu về kỹ thuật.

Và còn là cuộc đối đầu vể năng lực tác chiến, kỹ năng cơ động tấn công và phòng thủ, đặc biệt là kỹ năng phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, tránh tên lửa không đối không và các kỹ xảo bay phức tạp, cận chiến và thoát hiểm.

Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu, nhưng phân tích những bài học kinh nghiệm của các cuộc không chiến, những kỹ năng mà phi công cả hai bên thực hiện trong cuộc đối đầu không cân sức, những chiến thuật mà hai bên thực hiện, những chiến thắng và tổn thất vẫn là bài học quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #259 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2012, 05:26:10 pm »

- Ngày 26/6/1967: theo tài liệu phía ta, phi công Lim-Txun-Gơn thuộc đoàn Z hy sinh. Tuy nhiên phía Mỹ không có ghi nhận bắn rơi MiG trong ngày này.

- Ngày 11/7/1967: theo LS dẫn đường KQ:

Sáng sớm ngày 11 tháng 7 năm 1967, thấy có nhiều triệu chứng địch sẽ đánh Hải Dương, thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên yêu cầu phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình địch ở hướng đông nam, ta sẵn sàng đưa MIG-17 (4 chiếc đã chuyển sân cơ động xuống từ chiều hôm trước) vào đánh phục kích tại sân bay Kiến An và cho MiG-21 từ Nội Bài làm nhiệm vụ nghi binh, yểm hộ. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn chính tại sở chỉ huy Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư dẫn MiG-21, Phạm Từ Tịnh, Vũ Đức Bình dẫn MIG-17 và Nguyễn Quang Sáng trên hiện sóng. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 và 921 dẫn bổ trợ.

ựa vào tình báo B1, 7 giờ 24 phút, 2 đôi bay MiG-21 liên tiếp cất cánh từ Nội Bài. Đôi thứ nhất: Lê Trọng Huyên-số 1 và Đồng Văn Song-số 2, do trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên dẫn, bay theo Đường 18, qua Đông Triều, Hải Phòng vào yểm hộ và sẵn sàng đánh địch ở độ cao trung bình. Còn đôi thứ hai: Trần Ngọc Xíu và Mai Cương, do trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư dẫn, bay theo Đường 1 nam vào nghi binh tại khu vực Ân Thi - Hưng Yên.

7 giờ 26 phút, C-45 bắt được tốp cường kích 12 chiếc của địch ở đông nam cửa Ba Lạt 50km, bay về phía cửa sông Thái Bình. 7 giờ 29 phút, sở chỉ huy Binh chủng cho biên đội MiG-17: Lưu Huy Chao, Lê Hải, Bùi Văn Sưu và Nguyễn Đình Phúc cất cánh, sở chỉ huy Kiến An dẫn bổ trợ, đi Ninh Giang vào khu chiến Phủ Cừ-Thanh Miện để sở chỉ huy Binh chủng dẫn tiếp đánh tốp cường kích 12 chiếc. Nhưng đến khu chiến, biên đội MIG-17 gặp mây thấp, không lên độ cao theo đúng hiệp đồng, nên C-45 không bắt được và đối không sở chỉ huy Binh chủng cũng không liên lạc được, đồng thời do nhận được thông báo của đài chỉ huy bổ trợ Ninh Giang: địch toàn tiêm kích F-4 và F-8 (đài chỉ huy bổ trợ nhận dạng nhầm), nên biên đội MIG-17 đã tự vòng tại chỗ, chờ đánh cường kích quay ra, nhưng không thành. Sau đó thoát ly về Gia Lâm hạ cánh.

Đội bay Huyên-Song bay đúng hiệp đồng, sẵn sàng vào yểm hộ, mặc dù lúc đó Binh chủng không bắn được MiG-17, nhưng thấy tình thế còn có lợi đối với MiG-21, trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên đã đề nghị cho chuyển sang đánh chính và được thủ trưởng đồng ý. 7 giờ 35 phút, đôi Huyên-Song vừa bay qua Kiến An, được dẫn ngay vào tiếp địch với góc 50 độ. Số 1 nhanh chóng phát hiện A-4 có F-8 yểm hộ trong đội hình, cự ly 12km. phi công Lê Trọng Huyên cắt vào tốp A-4, bám theo 1 chiếc, phóng tên lửa, 1 A-4 rơi. Đồng chí thoát ly bên trái xuống độ cao thấp rồi lật sang phải, vòng qua Hải Dương. Số 2 bám theo 2 chiếc khác, nhưng không kịp bắn, vì thấy cao xạ bảo vệ Hải Dương bắn lên, đành phải kéo cao và thoát ly về Nội Bài. Sau khi vòng xuống phía nam Hải Dương, số 1 phát hiện 1 chiếc máy bay khác trên đường bay ra, bèn đuổi theo, phóng quả tên lửa thứ hai, nhưng không trúng và về Nội Bài hạ cánh.

Đây là trận dẫn MiG-17 đánh phục kích có MiG-21 phối hợp, hiệp đồng đầu tiên. Tuy dẫn MiG-17 đánh phục kích không thành công, nhưng dẫn đường đã xử lý tốt một số tình huống: dẫn đôi MiG-21 thứ nhất từ yểm hộ chuyển sang đánh chính đúng ý định, đúng thời cơ, kịp thời cản phá tốp địch đánh vào Hải Dương, góp phần bảo vệ hai cầu quan trọng trên đường 5 là Phú Lương và Lai Vu; dẫn đôi MiG-21 thứ hai bay trong khu nghi binh ở độ cao cao đúng yêu cầu chiến thuật, sau đó chuyển sang bay yểm hộ cho đôi MiG-21 thứ nhất và biên đội MiG-17 trong suốt quá trình về hạ cánh. Tuy nhiên, dẫn đường tính thời gian cất cánh cho đôi MiG-21 thứ nhất và biên đội MiG-17 theo tình báo B1 còn để bị muộn, chưa kịp thời yêu cầu sở chỉ huy Kiến An hoặc qua đối không với đôi MiG-21 thứ hai truyền lệnh cho biên đội MIG-17 lên độ cao cần thiết...


Theo LS KQNDVN, ngày 11/7/1967 biên đội MiG-21 của Lê Trọng Huyên và Đồng Văn Song được dẫn đánh trên hướng đông nam, hiệp đồng với 1 biên đội MiG-17 và phòng không mặt đất chặn đánh 12 chiếc A-4 và 4 chiếc F-8 trên vùng trời Hải Dương. Phi công Lê Trọng Huyên bắn rơi 1 A-4. Đây là chiếc A-4 đầu tiên được KQNDVN ghi nhận là do MiG-21 bắn rơi.

Phía Mỹ không công nhận tổn thất này.


- Ngày 17/7/1967:

Theo LS dẫn đường KQ: Sáng ngày 17 tháng 7 năm 1967, địch đánh khu vực Cẩm Thủy-Lang Chánh-Quan Hóa. Các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện và Đỗ Long đồng ý cho Trung đoàn 921 vào đánh. Đôi bay: Nguyễn Nhật Chiêu-số 1 và Nguyễn Văn Lý-số 2 cất cánh từ Nội Bài. Các kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng: Đào Ngọc Ngư, Vũ Đức Bình tại sở chỉ huy và trung đoàn: Phạm Công Thành, Tạ Quốc Hưng cũng tại sở chỉ huy thực hiện dẫn phối hợp. MiG-21 cất cánh xong, đến Phúc Yên, sở chỉ huy Binh chủng cho vòng trái, hướng bay 180 độ, tốc độ 850km/h, lên độ cao 4.000m. Khi ta đến ngang Phủ Lý, sở chỉ huy trung đoàn bắt đầu dẫn, cho tăng dần tốc độ lên 900 km/h, vòng phải hướng bay 250 độ, rồi 950km/h, 270 độ MiG-21 đến sông Mã, đổi hướng bay 210 độ, liên tục nhận thông báo vị trí mục tiêu. Với góc vào tiếp địch 80 độ, số 1 phát hiện F-8, từ 8 đến 10km. Ta chủ động không chiến trong 3 phút tại nam Lang Chánh 30km, trời mù, tầm nhìn kém. Số 1 và số 2 thay nhau công kích-yểm hộ. Phi công Nguyễn Văn Lý bắn rơi 1 F-8. Đây là chiếc F-8 đầu tiên bị MiG-21 bắn rơi. 7 giờ 55 phút, lệnh rút khỏi khu chiến, ta tách tốp và thoát ly theo hướng bắc.

Phía Mỹ cũng không công nhận tổn thất này.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2012, 10:11:08 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM