Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:20:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342912 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #240 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 05:11:47 am »


Ừ, đúng rồi, không hiểu sao lúc nãy mình dò không thấy.  Smiley

Theo cái bài báo mới đăng trên Thanh Niên thì cụ Bảy khi trúng tuyển KQ mới chỉ tốt nghiệp đâu chừng lớp 3/10. Không hiểu thời ý chọn chiến sỹ lái máy bay dùng tiêu chí gì là chính nhỉ?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #241 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 07:23:16 am »

Lớp 3 hồi ấy chắc cũng không phải xoàng trong mắt những người làm tổ chức. Nhỡ tư tưởng không vững ngồi lên máy bay lại bay sang với địch thì bỏ bu. Với lại khi đó là lứa đầu tiên sang học Trung quốc. Các lứa sau tiêu chuẩn văn hóa thực hiện chắc sẽ cao hơn.
Bác Altus:
Theo hồi ức của bác Lưu Huy Chao thì khi trúng tuyển đi học phi công bác Bảy học lớp 4, bác Chao lớp 7. Bác Chao công nhận trình độ đó ảnh hưởng đến việc tiếp thu, nhưng bác ấy nói rằng cũng không đến nỗi quá phức tạp như bác ấy nghĩ.
Bác Chao kể trong hồi ức rằng trong trận bác Bảy thò tay bịt lỗ thủng, thì tay bị kéo tuột ra ngoài, và sau trận tí chết ấy đã hiểu thế nào là định luật Bec-nu-li. Còn bác Chao mới vỡ lẽ ra : Nông dân ngồi buồng lái máy bay phản lực quả là phi thường.
Cũng theo hồi ức bác Chao, bác Bảy còn bị tiền đình, suốt gần bảy năm trời học lái đến khi gần về nước mới đỡ và khi trực tiếp chiến đấu mới hết hẳn. Bác Chao công nhận bác ấy đến giờ cũng không thể hiểu nổi làm sao mà bác Bảy lại có sức bền bỉ theo đuổi nghề bay như vậy và trở thành anh hùng và cũng không hiểu sao thời kỳ ấy Việt Nam lại có nhiều người con ưu tú như vậy.
Có lần ở Cao Lãnh và Sa Đéc quãng cách nay khoảng gần 10 năm, tôi hỏi mấy vị có chức sắc ngành văn hóa-du lịch, không ai biết bác Bảy, hỏi tiếp ngôi nhà mà người tình của Marguerite Duras đã sống cũng chẳng ai biết, nhưng Trần Công Minh và Huỳnh Quốc Cường thì người ta biết, Mai Văn Huy thì người ta quá rành, he..he..he...
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #242 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2011, 07:36:21 pm »

Sau khi bỏ bẵng cái này hơi lâu, em xin tiếp tục  Grin

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 13/5/1966, 2 biên đội F-105 tiến hành không kích ga Yên Viên, có 2 biên đội F-4C bay yểm trợ MiGCAP, trong khi 1 biên đội F-105 khác đánh doanh trại quân đội ở Vĩnh Yên.

Sau khi ném bom Yên Viên, biên đội F-105 thứ nhất phát hiện 3 MiG-17 ở độ cao 1000ft cách đó 10 dặm và đang leo cao lượn phải. F-105 cơ động tấn công trong khi MiG thực hiện vòng ngoặt đối đầu. Số 1 nhằm vào chiếc MiG đi đầu trong khi số 3 nhằm vào chiếc MiG thứ 3.

Tới cự ly 5000-6000ft, số 1 bắn 1 AIM-9 nhưng bị mất lực đẩy và bay qua cách MiG 200ft. Số 1 khai hỏa cannon 20mm ở cự ly 3000ft. MiG không bắn trả và bốc cháy.

Số 3 có được tín hiệu AIM-9 nhưng do đang hướng về phía mặt trời nên quyết định không dùng tên lửa. Số 3 dùng cannon 20mm bắn từng loạt dài trong khi bay đối đầu với MiG. Tới khoảng cách rất gần, MiG đột ngột ngoặt trái, xoáy tròn và phi công nhảy dù. Có thể MiG đã cơ động quá gấp để tránh va chạm và đã bị thất tốc.

Biên đội F-105 thứ 2 phát hiện MiG khi đang rời khu vực. Số 1 bật tăng lực bám theo chiếc MiG đi đầu và bắn AIM-9. Tên lửa nổ ngay phía dưới bên phải đuôi chiếc MiG. MiG bốc cháy và sau đó đâm xuống đất.

Số 3 của biên đội bám theo chiếc MiG thứ 2 và bắn AIM-9 nổ ở vị trí 3-4h của chiếc MiG. MiG bốc khói, mất độ cao và hướng về phía nam-đông nam. Trong khi ngoặt, số 3 mất tốc độ và bị chiếc MiG thứ 3 tấn công từ hướng 9h. Trong khi số 3 bổ nhào, phi công quan sát thấy chiếc MiG ngừng bắn và ngoặt phải. Số 2 của biên đội trước đó bị tụt lại tuyên bố đã bắn bị thương chiếc MiG này vào thân và cánh phải.

1 trong 2 biên đội F-4C MiGCAP đang rời khu vực thì chứng kiến trận không chiến giữa F-105 và MiG. Số 1 và 2 tiến hành cơ động tấn công MiG trong khi số 3 và 4 vẫn ở phía trên để yểm trợ.

Số 1 bắn 2 AIM-9 vào 1 chiếc MiG-17. 1 trong 2 quả tên lửa nổ phía sau MiG khoảng 30ft. MiG bốc cháy từ phần cánh trái đến đuôi, xoáy tròn và sau đó biến mất. Số 1 sau đó bắn tiếp 1 AIM-9 và 1 AIM-7 vào 3 chiếc MiG quan sát được nhưng đều không có kết quả.

Số 3 thuộc biên đội kia bổ nhào vào phía sau 2 chiếc MiG đang truy đuổi F-105. Số 3 bắn 3 AIM-7 từ phía trên, quả thứ 1 không bắt được mục tiêu và đi trượt qua MiG 100ft, quả thứ 2 trúng vào ngay phía sau buồng lái. MiG bị vỡ làm nhiều mảnh.

Ở, biên đội F-105 đánh Vĩnh Yên, số 2 sau khi ném bom phát hiện 1 MiG-17 sơn ngụy trang ở vị trí 10h cách đó 1000ft. F-105 cơ động vào phía sau và khai hỏa cannon 20mm. MiG ngoặt phải đội ngột và gãy cánh phải. Trận đánh diễn ra trong dưới 90s.


Tổng kết lại, KQ Mỹ claim bắn hạ 7 và bắn bị thương 2 MiG-17 trong ngày 13/5/66 mà không có tổn thất, thành công còn lớn hơn cả trong chiến dịch Bolo:
- F105D 60-501 mật danh Chevrolet 1 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 do trung tá Philip C. Gast.
- F-105D (?) mật danh Chevrolet 3 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 do đại úy Charles W. Couch.
- F-105D 60-522 mật danh Random 1 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 do thiếu tá Robert G. Rilling.
- F105D 62-4262 mật danh Random 3 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 do thiếu tá Carl D. Osborne.
- F-4C 64-0739/FG mật danh Harpoon 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá William L. Kirk và trung úy Stephane A. Wayne.
- F-4C 63-7680/FG mật danh Jupiter 3 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do trung tá Fred A. Haeffner và trung úy Michael R. Bever.
- F-105D 60-497 mật danh Kimona 2 thuộc phi đoàn 44, không đoàn 388 do thiếu tá Maurice E. Seaver, Jr.

Theo Clashes, trong trận này MiG-17 sử dụng chiến thuật mới là tổ chức 2 "bánh xe" - 1 ở độ cao thấp và 1 ở trên 5000ft, tuy nhiên không có hiệu quả.



F-4C 63-7680. Đây là chiếc F-4C đã được đại tá Olds, tác giả của chiến dịch Bolo lái trong trận 2/1/1967.



F-105D 60-522.



F-105D 60-497.



F105D 62-4262.





Hình ảnh MiG trên gun camera của Seaver.

Tài liệu của ta không đề cập tới trận đánh này, cũng không thống kê phi công nào hy sinh trong ngày 13/5/1967. Vậy nhiều khả năng đây là trận của đoàn Z.

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2011, 07:52:10 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #243 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2011, 08:38:58 pm »

Theo ,Phi công tiêm kích:

Ngày 14 tháng 5 năm 1967, Trung đoàn tổ chức trực ban chiến đấu đến 3 biên đội. Sân bay Hòa Lạc trực 1 biên đội 4 chiếc. Sân bay Gia Lâm trực 2 biên đội 4 chiếc.

Khoảng 10 giờ, ra đa phát hiện một tốp máy bay độ cao 3.500m, đội hình lớn, ổn định, hướng về Hà Nội. Đường đi giống các lần trước, địch vẫn từ phía Hòa Bình bay vào mục tiêu quan trọng. Biên đội Mẫn - Hải - Hôn - Bôn được lệnh vào cấp 1, mở máy, lăn ra cất cánh ngay. Biên đội tập hợp, bay lên phía Hòa Bình, càng vào vùng núi, mây càng nhiều, lượng mây 8-9 phần bầu trời. Ra đa nhanh chóng phát hiện địch. Chỉ huy sở dẫn cả 3 hướng, biên đội đã phát hiện địch.

Địch cũng phát hiện Míc-17 tiếp cận vào phía trước, góc hơi đấu đầu. Chúng lập tức tăng lực, triển khai đội hình chiến đấu. Biên đội Míc-17 theo lệnh của biên đội trưởng, thả thùng dầu phụ, tăng lực lấy độ cao bằng địch, trên lớp mây gần 10 phần độ 2.000m. Biên đội trưởng và tôi - số 2 - lao vào tốp đầu tiên. Số 3, số 4 đánh tốp sau. Bọn địch lập tức chia 2 tầng, 12 chiếc F-4 lấy độ cao trên mây khoảng 2.000m, số còn lại, độ hơn 10 chiếc F-4 bay gần đỉnh mây, đánh gần với Míc-17. Lúc đầu chúng tôi còn giữ được đội. Tôi cố gắng bám theo, yểm hộ cho số 1 ở cự li 400m đến 600m. Sau lần phản kích, vì có 2 chiếc F-4 bám sau tôi, chúng phóng liền mỗi chiếc 2 quả tên lửa. Tôi mất đội, tình trạng của anh Hôn và Bôn cũng vậy. Lúc đầu trận, hai anh em còn cố giữ lấy nhau, vừa công kích, vừa yểm hộ, nhắc nhau cơ động tránh tên lửa địch nhằng nhịt khắp vùng trời. Về sau, 4 chiếc Míc quần nhau với 20 chiếc F-4 trên vùng trời đầy mây, dưới thì núi cao. Không thể giảm độ cao được. Vừa đánh vừa ghìm địch xuống thấp là chiến thuật hay dùng của Míc-17, để vừa phát huy được tính năng cao thấp của máy bay ta, vừa hạn chế việc lực lượng ta ít, mà phải đối phó với địch ở nhiều tầng độ cao. Anh Mẫn chiến đấu rất ngoan cường, anh bắn rơi chiếc F-4 vừa phóng tên lửa vào đồng đội. Nhờ anh hô mà bạn kịp thời tránh được quả tên lửa bay sát qua đuôi. Anh Hôn cũng bắn được 1 chiếc F-4. chúng tôi bay sát xuống đỉnh mây. Tôi đang một mình cơ động, chống chọi với 6 thằng F-4, đua nhau từng đôi luân phiên vào phóng tên lửa. Tôi phải thực hiện những động tác cơ động thật kịch liệt, mới tránh đwọc các quả tên lửa địch bay vèo qua đuôi máy bay. Ở xa xa, tại một khu vực gần với mình, tôi thấy 1 chiếc Míc-17 đang cật lực cơ động, vừa bắn, vừa vòng gấp tránh tên lửa địch. Tự nhiên, tai tôi không còn nghe rào của vô tuyến điện. Vòng gấp, tránh tên lửa, có thời cơ thì nổ vội loạt đạn vào chiếc F-4 đã có tốc độ lớn vượt qua trước mặt. Tôi nghĩ, tình thế này mà ham đuổi theo một thằng, là bị thằng khác thịt ngay. Đầu cắm nối của vô tuyến điện máy bay của tôi bị tụt ra, khi hạ cánh xong tôi mới biết điều này.

Lại nói tiếp cuộc chiến khốc liệt ở trên bầu trời. Liên tiếp, sau 5 phút đầu, hai anh bắn rơi liền 2 chiếc F-4, mấy phút sau, các anh đều lần lượt hi sinh. Bọn F-4 quyết diệt bằng hết biên đội. Tuy bị thệt hại 2 chiếc, nhưng chúng còn rất đông, lại chủ định tổ chức không chiến trên địa hình phức tạp, mây thấp che hết đỉnh núi, Míc-17 không thể hạ độ cao cực thấp mà thoát được. Bôn đã chủ động thoát li chiến đấu. Tôi nhìn khắp vùng, đâu cũng thấy lũ F-4 chia từng đôi, tầng trên có, tầng giữa có, tầng thấp hơn cũng có. Mây che hết các đỉnh núi, tôi nhìn quanh, không có chỗ hở nào để lao xuống thấp. Lao ẩu là va vào núi ngay. Theo kinh nghiệm, các đỉnh núi mây thường bao phủ. Tôi cố quan sát xa xa, xem hử có lỗ trống mây nào không. Biên đội đã tổn thất và tứ tán. Xung quanh tôi là một bầy F-4C quyết săn tôi tới cùng, tôi bình tĩnh và nhanh như chớp, tránh hết đợt tên lửa này tới đợt tên lửa khác của hàng chục chiếc F-4C tới tấp phóng đạn vào máy bay tôi.

Tôi kiểm tra động hồ dầu, kim vàng chỉ điểm 700 lít. Cứ đà tăng lực, thì chỉ 7 đến 10 phút nữa là hết dầu. Tôi tiết kiệm chỉ dùng động cơ ở chế độ quay vòng lớn nhất. Trong đầu tôi hiện lên ý nghĩ, không cần, đến đâu hay đến đó, cứ vòng tránh tên lửa và khi có thời cơ vẫn nổ súng. Máy bay hết dầu, sẽ lao vào mây. Nếu va vào núi thì thà hi sinh chứ nhất quyết không để chúng bắn rơi. Khi đã xác định như vậy, trong lòng tôi cảm thấy thật là thư thái, mặc dù đang lúc từng giây một, có thể tan xác vì tên lửa của giặc. Một mình tôi tiếp tục vòng, bắn nhau với mấy chục thằng F-4C trên đỉnh mây. Tôi quan sát, xa xa độ 5km, có một lỗ trống, không bị mây che phủ. Theo kinh nghiệm bay nhiều năm, tôi biết dưới lỗ trống không mây đó có thể là một thung lũng. Sẽ có cách, nếu tôi chỉ cần cải máy bay thẳng đến cái lỗ xanh hi vọng ấy, chỉ cần vài giây là tôi sẽ bị bắn rơi ngay. Tôi vừa vòng, vừa tạo thế, lúc nào máy bay tôi cũng cơ động  khá mạnh, để xích gần đến chỗ hi vọng đó. Đến gần lỗ trống không mây, sau khi tránh một đợt hai quả tên lửa của một đôi F-4C phóng, tên lửa bay vèo qua đuôi, tôi ấn cần lái, người tôi gần rời khỏi ghế ngồi, máy bay lao vút xuống lỗ xanh may rủi đó. Máy bay lao vút xuống thung lũng và thật là may mắn, vách núi cao sừng sững chỉ cách cánh phải máy bay tôi có vài trăm mét. Tôi liền cải hướng bay theo dòng sông Đà. Hai bên là vách núi cao, không một thằng F-4 nào dám liều mạng lao xuống theo tôi. Tôi bay cực thấp, độ cao khoảng 20 mét, tốc độ 90km/giờ, bay thẳng về sân bay Gia Lâm hạ cánh. Tôi chỉ quan sát phía đuôi máy bay bằng kính phản quang, không có một thằng F-4C nào thêo được tôi. Tiến hành hạ cánh trực tiếp, không còn đủ dầu để lập vòng lượn hạ cánh bình thường. Máy bay tiếp đất, cũng là lúc dầu trên máy bay cạn giọt cuối cùng. Động cơ tự động tắt. Các đồng chí thợ máy đỡ tôi ra khỏi buồng lái. Biên đội lúc ra đi 4 chiếc hùng dũng, Bôn hạ cánh Hòa Lạc, tôi hạ cánh Gia Lâm. Còn các anh, chỉ có lần cất cánh. Anh Võ Văn Mẫn, sinh năm 1939, quê ở Mĩ Thạnh, Ba Tri, Bến Tre. Thời đánh Pháp, bố anh, ông Võ Ngươn Hanh làm bí thư huyện Ba Tri. Ông và người con cả là Võ Văn Ngôn đã hi sinh thời chống Mĩ năm 1969, trong một trận càn ác liệt. Anh Mẫn ra Bắc học ở Trường học sinh miền Nam, năm 1959 nhập ngũ, rồi qua Trung Quốc học lái máy bay chiến đấu. Anh là lớp phi công đầu tiên của Trung đoàn 923. Trận ngày 14 tháng 5 năm 1967, trên vùng trời Hòa Bình, anh đã bắn rơi 1 chiếc F-4C. Khi đang đuổi bắn bị thương 1 chiếc F-4C khác, anh bị tên lửa địch bắn trúng và đã anh dũng hi sinh.
Ngày 28 tháng 4 năm 2000, anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Anh đã trực tiếp bắn rơi 4 máy bay Mĩ và cùng đồng đội bắn rơi nhiều chiếc khác; góp phần xây dựng phi đội thành một đơn vị 2 lần Anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Mẹ anh - bà Huỳnh Thị Nghính - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện tại tuổi đã cao, ngoài 80 mùa xuân, đang sống với bà con ở tại quê nhà.

Trong phi công tiêm kích, nhiều anh em xuất thân là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Họ chiến đấu vô cùng anh dũng nhưng hết cuộc chiến tranh, số còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Anh Nguyễn Thế Hôn tuổi trạc anh Mẫn, là học sinh quê ở Hà Đông, vào bộ đội và cũng là lớp phi công đầu tiên của Trung đoàn được đào tạo tại Trung Quốc. Dáng anh trung bình, da trắng, môi hồng như con gái, ít nói, hiền lành; không bao giờ to tiếng với bất kì ai. Anh tận tình giúp đỡ anh em mới về từ những sinh hoạt bình thường đến chuẩn bị cho chiến dấu. Trong biên đội 4 chiếc, số 4 là vất vả nhất. Tất cả những sai sót về kĩ thuật trong biên đội, số 4 bay cuối cùng là người lãnh đủ. Anh bay ở vị trí số 3 hoặc số 4. Trong nhiều lần xuất kích, anh là người thường phát hiện địch đầu tiên. Anh tham gia chiến đấu từ đầu năm 1966. Trận phục kích ở Kiến An vào cuối tháng 4 năm 1967, anh bắn rơi 1 chiếc F-4. Truớc đó anh đã bắn rơi 1 chiếc F-105D và trận ngày 14 tháng 5 năm 1967, trận cuối cùng anh đã hạ 1 chiếc F-4 trước lúc hi sinh. Trận này địch thay đổi chiến thuật, chia nhiều tầng cao, tăng cường tiêm kích, giảm hẳn lượng máy bay cường kích F-105, tăng cường loại máy bay mới F-4D, vừa ném bom vừa không chiến. Mỗi chiếc F-4D chỉ mang một nửa cơ số bom và mang 4 tên lửa để sẵn sàng đối phó với Míc. Lực lượng Míc tuy ít, nhưng đã làm cho bọn Mĩ điên đầu. Nhiều lần bị Míc-17, Míc-21 cản phá đội hình lớn, chúng không vào được mục tiêu và liên tiếp bị bắn rơi. Bọn F-4 thường dùng chiến thuật chữ T, rút ngắn cự li đội hình, tăng tốc khi cách mục tiêu từ 100 đến 150km, tăng tốc khi qua khu vực đề phòng có Míc và chia nhiều độ cao để yểm hộ nhau.


Theo Clashes:

Ngày 14/5/67, biên đội F-4C mang mật danh Speedo trang bị cannon bay yểm trợ F-105 vào đánh doanh trại ở Hà Đông. Khi đang bay phía sau và phía trên biên đội F-105 cuối cùng, Speedo thấy 2 F-105 đang rời khu vực bị 2 biên đội gồm 4 MiG-17 truy đuổi. Speedo 1 và 2 hướng về biên đội đi đầu trong khi Speedo 3 và 4 nhằm vào biên đội phía sau. Khi F-4 xuất hiện, MiG lẩn vào trong mây. Speedo 1 và 2 cơ động và khi cải bằng họ quan sát thấy khoảng 16 chiếc MiG-17 trong khu vực.

Speedo 1 lần lượt tấn công bằng AIM-7 và cannon vào 2 chiếc MiG nhưng đều không thành. CUộc tấn công đã ngăn chặn MiG thiết lập đội hình bánh xe. Speedo 1 phát hiện thêm 2 MiG hơi thấp hơn ở bên phải. Speedo 1 tiếp cận và khai hỏa cannon từ cự ly 2500ft, đạn trúng vào sát buồng lái, lửa bùng lên và chiếc MiG phát nổ.

Khi Speedo 1 và 2 ngoặt để rời khu vực, họ thấy thêm 1 MiG-17 phía trước đang vòng phải. Speedo 1 kéo vào phía sau và bắn 1 AIM-9B ở cự ly 3500ft, tuy nhiên tên lửa đi trượt 200ft phía sau và phía dưới chiếc MiG. Speedo 1 định tiếp tục dùng cannon nhưng phát hiện đã hết đạn. Speedo 1 và 2 sau đó quyết định ngừng chiến đấu và rời khu vực.

Trong khi đó, Speedo 3 và 4 truy đuổi 2 chiếc MiG kia. Speedo 3 bắn 1 AIM-7 nhưng không dẫn được, sau đó cố gắng dùng cannon nhưng không kịp chuyển hết công tắc và MiG trốn thoát vào trong mây. F-4 thấy thêm 2 MiG-17 và kéo vào phía sau, Speedo 3 bắn thêm 1 AIM-7 nhưng vẫn không dẫn được. F-4 cơ động và tấn công 3 MiG-17 khác đang cố thiết lập "bánh xe". Speedo 3 tiếp cận chiếc MiG bay tụt phía sau và khai hỏa cannon từ cự ly 2500ft trúng vào giữa thân. MiG bốc cháy và mất độ cao.

Cùng thời gian đó, 1 biên đội F-4 khác cũng tấn công và bắn hạ 1 MiG bằng 1 AIM-7, tuy nhiên 2 AIM-7 và 7 AIM-9 khác thì trượt. Ngày hôm đó AIM-7 bắn trúng 1 trên tổng số 7 quả được phóng và AIM-9 là 0 cho 11, hay 1 tên lửa bắn trúng cho 18 quả phóng đi. Cannon pod hạ 2 máy bay trong 4 lần thử.


Theo USAF F-4 MiG Killers:
- F-4C 63-7699/CG mật danh Elgin 1 thuộc phi đoàn 480, không đoàn 366 do thiếu tá Samuel O. Bakke và đại úy Robert W. Lamber.
- F-4C 64-0660/CE mật danh Speedo 1 thuộc phi đoàn 480, không đoàn 366 do thiếu tá James A. Hargrove, Jr và trung úy Stephen H. DeMuth.
- F-4C 63-7704/CS mật danh Speedo 3 thuộc phi đoàn 480, không đoàn 366 do đại úy James T. Craig, Jr. và trung úy James T. Talley.

Đây là lần đầu tiên F-4 bắn hạ MiG bằng cannon.



F-4C 64-0660. Đây là chiếc F-4C được sử dụng để bắn rơi 1 MiG của KQ TQ (?) ngày 12/5/1966.



F-4C 63-7704.



F-4C 63-7699.



2 tổ bay Speedo.


Tổng kết:
- Ta claim 2 F-4C, Mỹ không công nhận.
- Mỹ claim 3 MiG-17. Ta công nhận 2 MiG-17 bị bắn rơi, 2 phi công hy sinh là trung úy Nguyễn Thế Hôn và thượng úy Võ Văn Mẫn thuộc e923 (liệt sỹ Võ Văn Mẫn được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 28/4/2000).
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2011, 08:45:06 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #244 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 10:54:45 pm »

Phân tích về vũ khí (theo Clashes)


MiG-21 vs F-105

Sự chênh lệch trong khả năng giữa F-105 và MiG-21 khác biệt khá nhiều so với giữa F-105 và MiG-17. Trong khi F-105 không thể cơ động tốt hơn cả MiG-17 lẫn MiG-21, nó có ưu thế quan trọng về tăng tốc và tốc độ tối đa so với MiG-17, cho phép F-105 nghênh chiến và ngưng chiến tùy ý. MiG-17 chỉ có thể tận dụng 1 số chiến thuật hạn chế - thường xuyên là dùng vòng ngoặt gấp - do ưu thế tốc độ của F-105.

Mặt khác, F-105 có tốc độ tối đa lớn hơn MiG-21 - 730 knot so với 595 knot - nhưng không may, hệ thống GCI của BVN đang ngày càng trở nên điêu luyện trong việc đưa MiG-21 vào phía sau F-105, cho phép MiG bổ nhào với ưu thế tốc độ quan trọng khi khởi đầu trận đánh. Ngoài ra, MiG-21 tăng tốc tốt hơn, và điều này giúp nó có khả năng vừa cơ động tấn công vừa dễ dàng đối phó với đòn công kích của F-105.

Tên lửa của MiG-21 cũng giúp làm tăng khả năng đối phó với F-105, đặc biệt nếu F tìm cách trốn thoát chỉ đơn giản bằng cách bỏ chạy. Sự tăng tốc thẳng của F-105 có hiệu quả với MiG-17 không còn được khuyến khích nữa, do khi cắt đuôi bay thẳng với tăng lực bật sẽ giải quyết được vấn đề của tên lửa Atoll với máy bay cơ động. Giờ, chiến thuật phòng thủ được khuyến khích cho F-105 là ngoặt gấp vào đối phương để tránh Atoll và bổ nhào tăng tốc. Nếu MiG-21 quay lại, F-105 lặp lại bước cơ động trên. 1 chiến thuật thành công khác là bổ nhào xoáy trôn ốc (diving spiral). Nó giữ F-105 ở ngoài góc phóng hẹp của Atoll, không may là cuối cùng F-105 sẽ xuống quá thấp và sẽ phải bốc lên để chạy. Nếu không tích được đủ tốc độ, MiG sẽ tóm được anh ta.

Nếu MiG-21 tới gần, F-105 vẫn còn 1 cách cơ động cuối cùng đã từng thành công trong quá khứ. F-105 sẽ ngoặt gấp vào đối phương và bám theo vòng ngoặt của họ và xoay lộn ngược (roll upside down) như khi chuẩn bị bổ nhào; ở thời điểm này phi công sẽ kéo cần lái về chế độ idle và mở phanh gió khi đã hoàn thành vòng lượn. Nếu làm đúng, máy bay sẽ mất 5000-8000ft, giảm tốc độ xuống 200 knot và để chiếc MiG ở trên cao phía trước. Từ vị trí này hy vọng F-105 có thể bổ nhào chạy thoát.

Nếu MiG-21 bắn trượt F-105 trong lần tấn công đầu tiên, tốc độ và cơ động chung giúp nó có thể tăng tốc, cắt đuôi, leo cao với G cao mà F-105 không thể theo được và tấn công lại. Nếu F-105 ở 1 vị trí tốt phía sau MiG-21, MiG sẽ bổ nhào với G cao - được cho là cách phòng thủ tốt nhất trước tên lửa và cannon của F - rồi kéo cao trở lại vào phía sau đối phương. Kết quả là, trong 1 tình huống như vậy phi công F1-05 có thể sẽ chọn chạy trốn khỏi MiG-21 ở tư thế anh ta có thể sẽ tìm cách bắn nếu là MiG-17. 1 thống kê khó khăn cho thấy sự khác biệt. Trong khi ngày càng có thêm các trận không chiến giữa F-105 với MiG-21, rất hiếm khi F-105 khai hỏa vào MiG-21; 90% họ nhằm vào MiG-17. Sổ tay chiến thuật của KĐ F-105 ở Thái Lan không cung cấp nhiều sự động viên cho phi công F-105 bị MiG-21 tấn công. 1 sổ tay nói khi MiG-21 ở phía sau F-105, "F-105 sẽ không tăng tốc hơn được MiG-21 cho đến khi vượt qua vận tốc tối đa của MiG-21. F-105 sẽ không thể ngoặt được với MiG-21 nên đừng hy vọng có thể bắn được. Cơ động để sống sót và rời khỏi phạm vi sát thương của đối phương".


QRC-248

Tháng 5/1967, nhiều hệ thống mới bắt đầu đi vào biên chế QĐ Mỹ sẽ giúp làm thay đổi cán cân. Đầu tiên là 1 hệ thống sẽ có hiệu quả lớn đối với không chiến trong toàn bộ phần còn lại của chiến tranh: hệ thống hỏi đáp địch-ta QRC-248. QRC-248 được phát triển dựa trên sự giám sát liên tục của Mỹ đối với các MiG của Cuba có khả năng đọc được máy thu SRO-2 trên các máy bay LX xuất khẩu. Hệ thống được thử nghiệm bởi 1 chiếc EC-121 thử nghiệm - Quick Look trong 1 chuyến đi ngắn tới ĐNA từ giữa tháng 12/1966 tới giữa tháng 1/1967. BVN đang dùng cùng loại SRO-2 giống Cuba và thử nghiệm cho thấy QRC-248 có thể đọc được tín hiệu từ máy thu trên MiG của BVN. Đây là 1 bước đột phá, với QRC-248, EC-121 có thể phát hiện MiG ở độ cao thấp ở cự ly trên 175 dặm và có thể xác định những tín hiệu radar nào là MiG. Do hệ thống GCI của BVN phụ thuộc vào SRO-2 để dẫn đường cho MiG, QRC-248 được dự kiến là sẽ rất hiệu quả và nhanh chóng được trang bị cho EC-121D College Eye, đến cuối tháng 5/1967 toàn bộ EC-121D đều có QRC-248.

Không may, QRC-248 đã bị hạn chế bởi quy định của CP Mỹ làm giảm hiệu lực của nó. CHế độ hiệu quả nhất của QRC-248 là chế độ chủ động, khi nó có thể thực sự "hỏi" được IFF của MiG, nhưng trong 1 nỗ lực tránh để BVN biết được sự tồn tại của QRC-248, các nhân viên radar Mỹ phải để ở chế độ thụ động. Điều đó có nghĩa là EC-121D phải đợi radar BVN "hỏi" MiG để bắt tín hiệu trả lời, do đó họ không thể giám sát MiG liên tục. Như vậy EC-121D không thể dùng QRC-248 để dẫn tiêm kích Mỹ tấn công mà chỉ là 1 phần của chế độ cảnh báo "Bulleyes". NSA, cơ quan chịu trách nhiệm chung về tình báo thông tin và JCS không cho phép EC-121D sử dụng QRC-248 chủ động cho đến 21/7/1967.

Nhưng lúc này F-4 MIGCAP biết các cuộc gọi của EC-121 là thế nào. EC-121D vẫn đóng căn cứ với F-4 tiêm kích KĐ 8 ở Ubon, và các phi công của KĐ bắt đầu vận động BCH TĐKQ 7 cho phép EC-121 chuyển thông tin trực tiếp cho F-4 trên vùng trời BVN.

QRC-248 tỏ ra chính xác và rất đáng tin cậy, nó cung cấp cho tình báo Mỹ 1 cái nhìn mới về hoạt động của MiG. Nó cho thấy MiG bay tuần trên 3 khu vực khi máy bay Mỹ tiến vào: 1 ở tây bắc Hà Nội tại chân dãy núi dọc sông Hồng ở sân bay Yên Bái, 1 ở tây tây nam Hà Nội xung quanh Hòa Bình ở 1 thung lũng có tên "Thung lũng Chuối" (do hình dáng của nó) và 1 ở phía bắc Hải Phòng phía trên dãy núi nhỏ được gọi là "Little Thud" hay "Phantom".


Cannon cho F-4

1 thay đổi lớn cho F-4 tiêm kích của KQ diễn ra khi KĐ 366 ở Đà Nẵng quyết định mang giá cannon 20mm M-61 Vulcan cho F-4 bay hộ tống. KQ bắt đầu thử nghiệm với giá cannon ngoài cho F-4, có tên SUU-16 vào giữa năm 1964. SUU-16 có thể gắn ở 1 trong 3 vị trí: giá trung tâm và 2 vị trí trên cánh ngoài nơi gắn thùng dầu phụ và F-4 dùng nó để bắn mục tiêu mặt đất ít nhất từ tháng 11/1966 nhưng nó chưa từng được dùng trong không chiến. Vào tháng 4/1967, sau khi được phổ biến về nhiệm vụ MiGCAP, KĐ 366 đề nghị TĐKQ 7 cho phép mang cannon pod trong các phi vụ MiGCAP, cho biết, "KĐ mất ít nhất 7 kill trong 10 ngày trước do thiếu khả năng tiêu diệt ở dưới 2000ft và cách máy bay dưới 2500ft" và họ đánh giá cannon "là vũ khí đối không duy nhất có thể chống máy bay bay rất thấp". Ngày 27/4 họ được chấp nhận thử nghiệm ý tưởng trên những chuyến bay huấn luyện. KĐ 8 - lúc đó có số MiG bắn hạ lớn nhất - do 1 số báo cáo vẫn còn dè dặt với cannon pod, cho rằng nó sẽ khiến F-4 gặp vấn đề khi đối đầu với MiG cơ động hơn. Trong quá khứ cũng từng có lưu ý rằng "SUU-16 được đánh giá là bất lợi vì nó sẽ làm giảm khả năng cơ động, tăng lực cản và tăng lượng tiêu hao nhiên liệu".

Đúng là sự kết hợp F-4 với SUU-16 có nhiều hạn chế trong không chiến. F-4 của KĐ 366 mang cannon pod ở giá trung tâm và 1 vấn đề lớn là dầu: thông thường giá trung tâm gắn thùng dầu 600 gallon, như vậy F-4 mang cannon pod mang ít hơn F-4 tiêm kích thường 600 gallon dầu. Ngoài ra, rất khó để chỉnh cannon với thước ngắm chính xác trong không chiến, tốc độ cao và sự khai hỏa cannon khiến giá treo rung lắc, vì vậy nó không chuẩn như cannon gắn cố định như trên F-105.

Ngày 2/5/1967, KĐ 366 bay thử nghiệm để kiểm tra vấn đề dầu, với chỉ huy trong biên đội (số 1 và 2) mang cannon pod và trợ thủ (số 3 và 4) mang thùng dầu phụ. Thử nghiệm cho thấy các trợ thủ tiêu hao nhiều dầu hơn, do họ phải điều chỉnh cần lái để giữ được đội hình, và sự tăng giảm tốc đột ngột này tốn nhiều dầu hơn bay ổn định. Cuộc thử nghiệm cho thấy các chỉ huy mang cannon pod và trợ thủ mang thùng dầu có cùng thời gian hiệu dụng trong tác chiến.

Vấn đề chính với cannon pod không nằm ở bản thân nó mà ở kính ngắm của F-4. F-4 không có thước ngắm đối không điều khiển bằng máy tính, thay vào đó nó mang thước ngắm cố định không thay đổi khi ngoặt và gần như tương đương với thước ngắm trên những máy bay tiêm kích thời đầu WW2. Để khắc phục, phi công được khuyên đặt thước ngắm phía trước MiG khi khai hỏa, sau đó thu hẹp dần khi vào gần, hy vọng MiG sẽ lao xuyên qua 1 luồng đạn. KĐ 366 tính rằng mỗi viên đạn trong luồng chỉ cách nhau 30ft và cơ hội để MiG lao qua đó mà không trúng là không thể xảy ra. Cũng như F-105, F-4 phải vào rất gần để tăng khả năng bắn trúng, nhưng nhiều phi công F-4 cho rằng việc giá cannon rung lắc ở tốc độ cao giúp ích cho họ vì nó làm tăng độ tản mát của đạn.

Bắt đầu từ 3/5/1967, F-4 KĐ 366 bắt đầu mang cannon pod trong các phi vụ hộ tống vào Route Packages V và VI. Cấu hình của F-4 là 2 thùng dầu loại 370 gallon trên cánh, 4 AIM-9 trên cánh trong, 1 giá ECM dưới cánh ngoài bên phải và 4 AIM-7; số 1 và số 3 trong biên đội mang SUU-16 ở giá trung tâm, còn số 2 và 4 mang thùng dầu 600 gallon.

Ngoài tăng cường số lượng, F-4 hộ tống cũng thay đổi chiến thuật. Thay vì bay trước cường kích và triển khai các điểm tuần phòng, họ bay cùng cường kích vào khu vực mục tiêu, sau đó tản ra và nhập với cường kích trên đường về. Quyết định tăng số F-4 MiGCAP là khá khôn ngoan, vì tháng 5 hóa ra là tháng không chiến lớn nhất từ trước đến giờ; đó cũng là 1 chiến thắng lớn của tiêm kích Mỹ. Có 110 trận đánh với MiG, máy bay Mỹ bắn rơi 23 MiG và mất 3 F-4 KQ, đều do MiG-17. F-4 bắn hạ 10 MiG-17 và 5 MiG-21, trong khi F-105 bắn hạ thêm 8 MiG-17 mà không có tổn thất. Quan trọng không kém, trong tháng 5 chỉ có 15 cường kích phải thả bom sớm do MiG, trong khi hồi tháng 4, với số trận đụng độ ít hơn nhiều lần, 16 cường kích đã phải bỏ bom.

...Nhiều khi công F-4 KQ từ lâu đã tin rằng BVN đang tận dụng vùng an toàn - khoảng nửa dặm phía trước F-4 do thiếu cannon, và nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiếu cannon là 1 trong những yếu tố làm nên tỉ lệ bắn hạ MiG thấp. 1 báo cáo của KQ nghiên cứu chi tiết nhiều trận không chiến với BVN nhấn mạnh sự cần thiết đối với vũ khí tầm gần trên F-4. Định nghĩa "tầm gần" là nhỏ hơn tầm bắn tối thiểu của tên lửa - khoảng dưới 2500ft - và sử dụng tham số của cannon 20mm M-61, báo cáo xem xét 29 trận không chiến của F-4. Nó chỉ ra rằng trong 23 trận F-4 có cơ hội bắn bằng cannon và thường xuyên là việc thiếu cannon có vẻ đã lấy đi 1 chiến công.

Nghiên cứu kết luận rằng gần 1 nửa trong 29 trận không chiến, MiG lợi dụng được việc F-4 không thể bắn ở cự ly gần, và kể cả nếu hiệu quả duy nhất của cannon là không để MiG vào gần thì nó cũng có ích, vì MiG sẽ ở trong phạm vi bắn của tên lửa. Khi F-4 KĐ 366 bắt đầu mang cannon pod cho không chiến, kết quả chiến đấu xác nhận báo cáo trên. Trong 8 lần đầu tiên khai hỏa trong không chiến, SUU-16 bắn hạ 4 chiếc, điều này đặc biệt đáng khích lệ vì những lần bắn trên tính cả 2 lần cannon bị trục trặc.

Cannon còn tạo ra 1 lợi thế khác. Nếu 1 chiếc F-105 bị bắn rơi, những F-105 khác sẽ dùng cannon để bắn chặn quân BVN nhằm bảo vệ phi công. Trong khi đó, phi công F-4 bị bắn rơi sẽ phải hy vọng là có F-105 trong khu vực vì tên lửa đối không vô dụng khi cần yểm trợ cứu hộ. Bất chấp sự đa dụng của cannon pod và thành công của KQ, vì nhiều lý do kỹ thuật HQ Mỹ không triển khai mang cannon trên F-4 của mình. Việc thiếu cannon sẽ lấy đi nhiều chiến công của họ trong phần còn lại của cuộc chiến.



F-4 mang cannon pod SUU-16.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2011, 09:14:00 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #245 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 06:30:42 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 19 tháng 5 năm 1967, địch vào từ phía Vụ Bản, lên Lương Sơn đánh Hà Nội. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên quyết định sử dụng MIG-17 đánh trên hướng tây nam và MiG-21 đánh trên hướng tây bắc. Trực chỉ huy Trung đoàn 923 Đào Công Xưởng cho MIG-17 xuất kích . Trực ban dẫn đường Binh chủng Nguyễn Văn Chuyên dẫn chính và Trung đoàn 923 Bùi Hữu Hành dẫn bổ trợ. 10 giờ 15 phút đôi bay: Phan Tấn Duân và Bùi Văn Sưu cất cánh từ Gia Lâm, vòng xuống Thường Tín, bay vào khu chiến Chương Mỹ-Xuân Mai- Thanh Oai. Không chiến kéo dài hơn 8 phút, ta đã cản phá được một số tốp đánh vào Hà Nội. Trong khi thoát ly về đến Văn Điển, đôi bay Duân-Sưu vẫn phải quay lại phản kích, rồi mới về Gia Lâm hạ cánh.

Buổi chiều cùng ngày, địch sử dụng lực lượng lớn hơn vào đánh Hà Nội. 14 giờ 24 phút, biên đội: Trần Minh Phương-số 1, Nguyễn Văn Thọ-số 2, Dương Trung Tân-số 3 và Nguyễn Văn Phi-số 4 cất cánh từ Gia Lâm và 2 phút sau, đôi bay: Phạm Thanh Tài và Nguyễn Hữu Điệt cũng được lệnh cất cánh. Tất cả vòng xuống Văn Điển, lên độ cao 1.000m, giữ tốc độ 750km/h, sở chỉ huy Binh chủng cho vào đánh tại khu chiến Thanh Oai-Quốc Oai (Bản can trận đánh). Với góc vào tiếp địch 120 độ, biên đội đi trước báo cáo phát hiện đội hình lớn hỗn hợp cả F-4, F-8 và A-4, cự ly 6km. Đôi bay phía sau sẵn sàng vào trận. Không chiến quyết liệt giữa ta và địch trong 7 phút. Số 1 và số 4 của biên đội vào đánh trước bị trúng tên lửa địch, hy sinh. Các phi công Phạm Thanh Tài và Nguyễn Hữu Điệt, mỗi người bắn rơi 1 F-4, nhưng sau đó số 1 của đôi bay đánh sau cũng hy sinh, còn số 2 phải nhảy dù. Ta cản phá được một mũi rất nguy hiểm của địch đánh vào Hà Nội, nhưng MIG-17 đã bị tổn thất quá nặng.


Theo F-8 Units, trong ngày 19/5/1967 F-8 thuộc không đoàn 21 trên TSB Boonie Dick bắn hạ 4 MiG-17 đều bằng tên lửa AIM-9D:
- F-8C 14-6981 thuộc phi đoàn 24 do thiếu tá Bobby Lee lái.
- F-8C 14-7029 thuộc phi đoàn 24 do thiếu tá Phillip Wood lái.
- F-8E 15-0348 thuộc phi đoàn 211 do trung tá Paul Speer lái.
- F-8E 15-0661 thuộc phi đoàn 211 do trung úy Joshep Shea lái.

Theo VN Air Losses trong ngày này HQ Mỹ mất 6 máy bay (2 F-4B, 1 A-6A, 2 F-8E, 1 F-8C) và 10 phi công đều do phòng không mặt đất, không có tổn thất do MiG.

Như vậy Mỹ claim 4 MiG-17, ta công nhận, hy sinh 3 phi công thuộc e923 là thiếu úy Nguyễn Văn Phi (c2), thượng úy Trần Minh Phương (c phó c3) và trung úy Phan Thanh Tài (c3). Ta claim 2 F-4, Mỹ không công nhận.


Bên cạnh mất mát trong không chiến, ngày 19/5/1967 e923 còn bị thêm 1 tổn thất nặng khi bị sân bay Kép bị ném bom làm gần 10 chiếc MiG-17 hư hỏng hoàn toàn.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2011, 02:57:34 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #246 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 03:56:53 pm »

Theo Aces&Aerial VictoriesClashes:

Ngày 20/5/1967, biên đội F-4 MiGCAP mật danh Eglin thuộc KĐ 366 KQ Mỹ làm nhiệm vụ bay hộ tống cường kích vào đánh nhà máy sửa chữa ô tô Kinh Nỗ. Khi tới khu vực, biên đội thấy 2 MiG-21 tấn công số máy bay cường kích đang rời mục tiêu. F-4 lập tức cơ động công kích.

Eglin 1 phát hiện 1 MiG-21 ở trên cao vị trí 9-10h và bắt đầu ngoặt phải hướng vào F-4. Eglin 1 hạ thấp mũi và bắt đầu ngoặt trái vào MiG trong khi MiG vòng sang phải và bắt đầu leo cao. Eglin 1 tiếp tục vòng thấp về bên trái để tiếp cận và bắt đầu leo cao. Eglin 1 bắt được tín hiệu mục tiêu tốt, bắn 1 AIM-9 cách MiG 4000ft. Tên lửa dẫn thẳng và nổ bên phải đuôi khoảng 10-15ft. Phi công phụ và Eglin 2 quan sát thấy sau đó MiG đâm xuống đất.

Trong lúc ấy Eglin 3 truy đuổi 2 chiếc MiG-21 vừa tiến vào khu vực. Trước khi Eglin 3 kịp bắn, Eglin 4 cảnh báo có MiG ở phía sau.Eglin 3 cơ động và ngừng tấn công, MiG bỏ đi. Eglin 3 và 4 quay trở về nhập với biên đội thì phát hiện thêm 1 MiG-21 thứ 3. Eglin 3 bắn 3 tên lửa, 2 quả đầu không dẫn được nhưng quả AIM-7 thứ 3 bắn trúng bên phải chiếc MiG. MiG bốc cháy, phi công nhảy dù. Eglin 3 và 4 còn tiếp tục đụng 1 MiG nữa nhưng sau đó ngừng chiến đấu vì Eglin 4 đã hết dầu.


Trong lúc đó, 2 biên đội F-4 mật danh Tampan và Ballot thuộc KĐ 8 làm nhiệm vụ bay hộ tống F-105 vào đánh ga Bắc Lệ thì gặp MiG. Trong khoảng 12-14 phút sau đó diễn ra không chiến giữa 8 F-4 và 12-14 MiG-17. MiG tổ chức 2 bánh xe, 1 ở dưới 1000ft, 1 ở khoảng 5000ft, chia thành các tốp 2-4 máy bay trên 1 vòng lượn rộng. Mỗi khi F-4 tìm cách tấn công 1 tốp, tốp ở phía đối diện của vòng tròn sẽ tăng tốc tiếp cận vào vị trí khai hỏa vào F-4.

MiG tỏ ra quyết liệt, 1 chiếc MiG-17 nhanh chóng tiếp cận Tampa 2 và khai hỏa cannon. F-4 bốc cháy, cánh phải và đuôi bị gãy, tổ lái phải nhảy dù. Tuy nhiên sau đó trận đánh diễn ra theo hướng thuận lợi cho phía Mỹ. Do không có SAM nên F-4 có thể leo cao phía trên rồi bổ nhào công kích. F-4 cũng thử chiến thuật mới khi 1 cặp F-4 ngừng chiến rồi sau đó vòng lại ở độ cao thấp phía dưới bánh xe.

Tampa 3 lái thấy 4 MiG-17 đang tấn công F-105. F-4 bắn 1 quả AIM-7 không dẫn được, sau đó bắn tiếp 1 quả AIM-9 trúng chiếc MiG bay thứ 4. Trong khi cơ động quần vòng với 1 MiG khác, tổ bay quan sát thấy chiếc MiG trúng đạn nằm bốc cháy trên mặt đất.

Tampa 1 tấn công 1 MiG-17 đang thực hiện 1 vòng lượn trái rộng cách đó 7000ft. F-4 bắn 2 AIM-7, 1 quả nổ gần MiG, MiG bốc cháy.

F-4 tiếp tục tìm cách phá tấn công vỡ đội hình MiG. Sau cùng, tổ bay hết dầu và rời khu vực. Trên đường tổ bay thấy 1 MiG-17 duy nhất vẫn đang vòng lượn, có vẻ là chỉ huy của bánh xe. Tampa 1 quay lại tấn công chiếc MiG này. MiG bay vào 1 thung lũng hẹp và tìm cách cơ động tới 1 dải đồi thấp. Khi MiG bốc lên để tránh ngọn đồi thì F-4 bắn 1 AIM-9 nổ bên phải đuôi 5-10ft.

Ballot 1 không chiến với MiG-17 nhiều lần không có kết quả. Sau đó tổ bay phát hiện 1 MiG-17 đang tấn công Tampa 1. Khi Tampa 1 ngoặt trái, MiG lao qua và bay về hướng sân bay Kép cách đó 8 dặm. F-4 cơ động vào phía sau và bắn 1 AIM-9 ở cự ly khoảng 1500ft đâm vào phần đuôi của MiG. MiG bốc cháy và đâm xuống đất.


Theo USAF F-4 MiG Killers:
- F-4C 64-0748/AD mật danh Eglin 1 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do thiếu tá Robert D. Janca và trung úy William E. Roberts, Jr.
- F-4C 64-0777 mật danh Eglin 3 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do trung tá Robert F. Titus và trung úy Milan Zimer.
- F-4C 63-7623/FG mật danh Tampa 3 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá John R. Pardo và trung úy Stephen A. Wayne.
- F-4C 64-0829/FG mật danh Tampa 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do đại tá Robin Olds và trung úy Stephen B. Croker. Đến thời điểm này Olds claim 4 MiG, dẫn đầu thành tích của các phi công Mỹ.
- F-4C 64-0673/FG mật danh Ballot 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá Philip P. Combies và trung úy Daniel L. Lafferty

Như vậy Mỹ claim 2 MiG-21 và 4 MiG-17. Các tài liệu của ta không đề cập cụ thể tới trận này, tuy nhiên xác nhận ngày 20/5/1967 thiếu úy Nghiêm Đình Hiếu, phi công MiG-21 thuộc e921 hy sinh trên vùng trời Bắc Kạn sau khi bắn rơi 1 F-4.

Theo VN Air Losses, F-4C mật danh Tampa 2 bị bắn rơi mang số 63-7669 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ do thiếu tá Jack VanLoan và trung úy Joseph Milligan lái, cả 2 phi công đều bị bắt làm tù binh. Phía Mỹ không công nhận tổn thất do MiG-21.



F-4C 63-7623



F-4C 64-0673



F-4C 64-0748



F-4C 64-0777



F-4C 64-0829

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2011, 06:54:11 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #247 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 07:41:16 pm »

Theo Clashes:

Ngày 22/5/1967, biên đội Wandes gồm 4 F-4 (trong đó số 1 và 3 mang cannon pod) hộ tống phía sau đội hình cường kích thì phát hiện MiG-21 xuất hiện từ phía sau. MiG lao xuyên qua F-4, bắn 1 quả Atoll vào tốp F-105 nhưng trượt, sau đó bắt đầu leo cao dốc. Số 1 bám theo và bắn 1 AIM-9 từ cự ly xa khi MiG lao vào 1 đám mây. Số 1 bám theo nhưng không thấy dấu MiG, chỉ có khói và mảnh vụn. Sau đó 1 biên đội F-105 bay cuối xác nhận chiếc MiG này bị bắn rơi.

Khi quay lại nhập với cường kích, biên đội Wandes phát hiện thêm 1 MiG-21 ở bên phải cách đó khoảng 1 dặm. Số 1 cơ động bắn 1 quả AIM-9 không dẫn được. MiG bổ nhào thấp và cơ động lẩn tránh trước sự truy đuổi của 4 F-4. Khi MiG dẫn F-4 qua phía trên sân bay Hòa Lạc, SAM và pháo PK của BVN bắn lên. Wandes 1 tiếp cận và bắn 1 loạt 235 viên cannon, ban đầu dường như không có kết quả. Số 1 kéo cao và cơ động lại vào phía sau chiếc MiG để tiếp tục dùng cannon, tuy nhiên cannon bị kẹt.

Số 1 đã hết AIM-9 và gọi số 2 nhưng số 2 ở quá gần để có thể bắn AIM-9 và lại không được trang bị cannon pod. Biên đội Wandes phải ngừng tấn công vì đã hết dầu. MiG tiếp tục bay thẳng và sau đó đâm xuống đất ở phía bắc sông Hồng. Đây là thành tích đúp với MiG-21 (của phía Mỹ) trong cuộc chiến.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 64-0776/AK mật danh Wandes 1 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do trung tá Robert F. Titus và trung úy Milan Zimer lái. Đây là tổ bay claim bắn rơi 1 MiG-21 trong trận 20/5/1967.

Phía ta không đề cập tới trận đánh này. MiG-21 Units cho rằng phi công Đặng Ngọc Ngự (MiG-21) bắn rơi F-4C 64-0708 do đại úy Elton L. Perrine và trung úy Kenneth F. Backus lái, nhưng theo phía Mỹ chiếc F này bị trúng đạn cao xạ.



F-4C 64-0776. Chiếc F-4C này đã được sử dụng để bắn rơi 1 MiG-21 của e921 trong trận 23/4/1967.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2011, 08:04:02 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #248 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 10:58:13 am »

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 3/6/1967, F-105 thuộc phi đoàn 388 ở căn cứ Korat tiến hành đánh phá hệ thống cầu và đường sắt ở Bắc Giang gồm 4 biên đội cường kích và 1 biên đội Iron Hand. Cách mục tiêu khoảng 6 dặm, biên đội đi đầu thấy 3 MiG-17 ở hướng 10h cách đó 2 dặm. Biên đội ngoặt trái gấp để nghênh chiến, riêng số 4 trong lúc cơ động suýt va chạm với biên đội bay sau nên bị tụt lại và ở lại phía sau.

MiG tiến hành vòng lượn trái gấp ở độ cao khoảng 500ft. 2 bên quần vòng được 1 vòng rưỡi thì số 3 bắn 1 quả AIM-9B vào chiếc MiG số 3 nổ gần đuôi. MiG cơ động tránh được nhưng bị hư hỏng, kéo theo 1 vệt khói trắng. Trong khi MiG đảo và hạ độ cao, số 3 tiếp tục bám theo bắn 376 viên đạn cannon 20mm. MiG bốc cháy và đâm xuống đất.

Trong khi đó chiếc MiG thứ 1 đang ở vị trí 11h so với số 1 và cách khoảng 1 dặm, MiG thứ 2 bay ngang qua vị trí 1h30 của số 1 ở cự ly nửa dặm. Ở vị trí thuận lợi, số 2 ngoặt trái gấp để tấn công chiếc MiG đầu tiên, trong khi số 1 tấn công chiếc MiG còn lại.

Số 2 ngay lập tức khai hỏa cannon vào MiG ở cự ly 2000ft với góc 45 hướng xuống ở 5-6G, tuy nhiên không thể bám theo được MiG trong vòng ngoặt. Trong khi số 2 cơ động yo-yo ở tốc độ cao để tránh bị vượt lên trước, MiG đảo lại và ngoặt phải gấp. Sau vài động tác cơ động, số 2 tiếp tục bắn vài loạt cannon 20mm ở cự ly 1200ft nhưng không có kết quả. MiG đảo tiếp về bên trái và bổ nhào góc 120 độ với mũi hướng xuống dưới 20 độ. Số 2 nhanh chóng tiếp cận ở 200 knot, nhưng MiG ngoặt trái gấp, có vẻ là giảm lực đẩy để buộc F vượt lên trước. Số 2 buộc phải nhanh chóng xoay cần lái để điều chỉnh thân, đủ để đặt thước ngắm lên phía trước MiG và bắn cannon ở cự ly khoảng hơn 200ft. Phần dưới cánh trái của MiG nổ tung, MiG đâm xuống đất và không thấy phi công nhảy dù.


Theo F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 61-069 mật danh Hambone 3 do đại úy Larry D. Wiggins lái thuộc phi đoàn 469, không đoàn 388 và F-105D 60-424 mật danh Hambone 2 do thiếu tá Ralph L. Kuster, Jr lái thuộc phi đoàn 13, không đoàn 388.

Phía ta xác nhận ngày 3/6/1967 bị bắn rơi 2 MiG-17 của e923, thiếu úy Phan Tấn Duân và thượng úy Ngô Đức Mai thuộc c2 hy sinh (ngày 30/8/1995 liệt sỹ Ngô Đức Mai được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND). Ngoài ra còn có phi công Kim-The-Un thuộc đoàn Z hy sinh.



 F-105D 60-424



F-105D 61-069



2 tổ bay Hambone 2 và Hambone 3.


Hình ảnh MiG bị bắn rơi trên gun camera của Kuster (1 bức ảnh khá phổ biến).
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2012, 10:06:52 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #249 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 12:42:36 pm »

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 5/6/1967, biên đội Drill gồm 4 F-4 thuộc phi đoàn 555 làm nhiệm vụ bay MiGCAP bảo vệ 1 biên đội Iron Hand trong khu vực dãy Tam Đảo. Số 3 và 4 bị nhiều MiG-17 tấn công, trong các trận không chiến này số 3 và 4 bị tách khỏi biên đội và sau đó rời khỏi khu vực. Trong khi đó số 1 và 2 tấn công 7-8 MiG-17 trong đội hình bánh xe. Số 1 thực hiện quần vòng nhiều lần với MiG, sau đó tách ra bay về phía đông nam 3-4 dặm rồi vòng lại tiếp tục tấn công, phát hiện 1 MiG ở hướng 12h và bắn 1 quả AIM-4 nhưng tên lửa không dẫn được. 1 lần nữa số 1 tách ra và sau đó vòng lại ở độ cao thấp, phát hiện MiG ở hướng 11h và bắn 1 AIM-7 nhưng trượt. Trong lần tiếp cận thứ 3, F-4 bay ở độ cao 500-1000ft, phát hiện 1 MiG ở hướng 12h hơi trên cao và 2 MiG ở hướng 11h hơi thấp hơn. Số 1 khóa được 1 trong 2 chiếc MiG ở hướng 11h và bắn 1 AIM-7 trúng chiếc MiG ở độ cao 100-300ft, MiG đâm xuống đất.

Trận không chiến tiếp theo diễn ra sau đó 5 phút. Biên đội Oakland gồm 4 F-4C bay MiGCAP trên đường tới mục tiêu thì số 1 phát hiện 3 MiG-17 ở hướng 3h phía dưới. Biên đội bổ nhào từ độ cao 17000ft tấn công MiG ở độ cao 8000ft. Khi số 1 bổ nhào, chiếc MiG thứ 3 leo cao thẳng đứng. Số 1 kéo cao và bám theo trong khi MiG ngoặt phải gấp, bắn 1 loạt ngắn cannon 20mm nhưng không có kết quả. MiG bắt đâu đảo vòng lượn và số 1 bắn thêm 1 loạt cannon 20mm. 2 quả cầu lửa lớn bùng lên ở phía đuôi, MiG đâm xuống đất, phi công không nhảy dù.

Biên đội Olds gồm 4 F-4 đang yểm trợ F-105 rời khu vực thì được báo qua radio về việc biên đội Oakland đụng MiG và quay lại tham gia. Khi bay về hướng nam dọc dãy Tam Đảo, biên đội thấy 4 MiG-17 đang không chiến với biên đội Oakland và 1 MiG-17 khác ở trên cao hướng 9h. Số 1 và số 2 tấn công chiếc MiG hướng 9h trong khi số 3 và số 4 tấn công 1 MiG ở hướng 3h. Số 1 bắn toàn bộ 2 AIM-4 và 4 AIM-7 đều không có kết quả. Số 2 tiếp tục bám theo và bắn 2 AIM-9 trong khi MiG bắt đầu leo cao, quả thứ 1 nổ gần đuôi, quả thứ 2 nổ trúng phần thân phía trên đuôi khoảng 3ft. Phi công nhảy dù ngay trước khi MiG đâm xuống đất.
 

Theo các tài liệu Mỹ:
- F-4C 66-0249 mật danh Drill 1 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ do thiếu tá Everett T. Raspberry, Jr và đại úy Francis M. Gullick lái.
- F-4C 64-0660 mật danh Oakland 1 thuộc phi đoàn 480, không đoàn 366 KQ do thiếu tá Durwood K. Priester và đại úy John E. Pankhurs lái.
- F-4C 63-7647 mật danh Olds 2 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ do đại úy Richard M. Pascoe và đại úy Norman E. Wells lái.

Tài liệu ta xác nhận ngày 5/6/1967 bị bắn rơi 3 MiG-17, hy sinh 3 phi công là thiếu úy Trương Văn Cung (c2/e923), đại úy Trần Huyền (chủ nhiệm bay e923) và trung úy Hoàng Văn Kỷ (c1/e923).





F-4C 63-7647 và tổ bay Olds 2.



F-4C 64-0660. Đây là chiếc F-4C được sử dụng để bắn rơi 1 MiG của KQ TQ (?) ngày 12/5/1966 và claim 1 MiG-17 của ta ngày 14/5/1967.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2011, 10:44:05 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM