Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:50:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342924 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #190 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 09:25:45 pm »

Ảnh hơi lớn, các bác chịu khó nhé.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tám, 2010, 09:32:50 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #191 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 09:25:55 pm »

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tám, 2010, 09:32:34 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #192 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 09:26:02 pm »



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vinasoldier
Thành viên
*
Bài viết: 32


« Trả lời #193 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 10:33:03 pm »

Các bác cho mình hỏi với,trong thống kê trên thì bác Lích hạ 2 chiếc A-1 Skyraider là máy bay cánh quạt,nhưng mình đọc trong Oai hùng KQVN thì khi bác ấy áp sát máy bay địch,bị luồng hơi phụt ra từ động cơ làm bác ấy rơi xuống vài trăm m.Vài lần như thế trước khi bác Lích hạ chúng.Thế thì máy bay ấy phải là máy bay phản lực chứ?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #194 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 11:56:08 pm »

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091225180552.aspx

Trích dẫn
Đã sẵn sàng hy sinh, nhưng lao mãi mà vẫn không thấy trúng mục tiêu, tôi vội nhìn ra bên ngoài thì phát hiện máy bay địch đang lù lù bay phía dưới cánh tôi khoảng 8 mét. Ban đầu, tôi định cho máy bay đâm vào cánh máy bay địch và nhảy dù nhưng sau đó tôi quyết định giảm tốc độ để dùng súng tiêu diệt. Nghĩ là làm, tôi cho máy bay lùi xuống ngang tầm và giữ khoảng cách với máy bay địch chỉ hơn 10m vì sợ mất mục tiêu như lần trước.

Tôi đưa tay vào cò súng thì đột nhiên máy bay mất điều khiển, chao đảo lật nhào và rơi xuống. Tưởng bị bắn rơi nhưng không phải, do bám quá gần, máy bay tôi bị luồng khí phản lực của máy bay địch thổi chính diện nên chao đảo. Khi rơi xuống ở độ cao 4.000 mét, bất chợt tôi lại điều khiển máy bay được.

Như bác Lích kể thì cũng có thể máy bay của bác bị thất tốc vì rơi vào vùng không khí nhiễu loạn do máy bay Mỹ bay trước tạo ra.

Vấn đề là Mỹ không công nhận bị rơi chiếc nào.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #195 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2010, 05:02:27 pm »

Hình như cái danh: "Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc" của chủ đề này chưa mấy ổn. Nhưng sửa ra răng thì tui vẫn chưa rành!
Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #196 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 08:49:49 pm »

Phân tích về vũ khí (theo Clashes)


F-8

...Trục trặc về cannon của F-8 không phải điều gì đáng ngạc nhiên. Ngay trước chiến tranh, khẩu cannon Colt Mark 12 của F-8 đã có tiền sử kẹt đạn, và khi F-8 đi vào tham chiến vấn đề này vẫn tồn tại. Vấn đề phổ biến nhất là kẹt dây đạn và trục trặc hệ thống khí nén nạp đạn, đặc biệt nghiêm trọng khi cơ động ở G lớn, lúc khẩu cannon đang cần nhất. Ngoài ra, thước ngắm không đối không của F-8 được thiết kế cho không chiến không đủ để ngắm khi máy bay cơ động ở mức 3 G. Trong khi nhiều trận không chiến xảy ra với mức cơ động gấp đôi như thế, phi công F-8 thường bắn theo kiểu "gió lệch Kentucky" (ý nói ngắm đón thay vì ngắm thẳng vào thân). F-8 mang từ 125 đến 144 viên mỗi khẩu, nhưng những sửa đổi - chủ yếu là về thiết bị tác chiến điện tử giảm cơ số này xuống 100 viên/khẩu, hay 6 giây bắn liên tục. Cuối cùng, những phiên bản đầu tiên của F-8 chỉ mang theo 2 AIM-9: trong khi phần lớn được chỉnh sửa để mang 4, vì nhiều lý do trong chiến đấu F-8 chỉ mang theo 2 AIM-9; trong khi đó F-4 thường mang 4 AIM-9 và 4 AIM-7.


AIM-9D

Một điều giúp cho F-8 là loại Sidewinder cải tiến được HQ Mỹ đưa ra tháng 6/1966, loại AIM-9D. Do hạn chế của những đời AIM-9 trước, HQ Mỹ đã tài trợ phát triển loại tên lửa này, với sự ưu việt vượt trội hơn AIM-9B; nó có mũi thuôn dòng (streamline) để giảm lực cản, động cơ rocket mới giúp tăng vận tốc và tầm bắn. Đầu dò nhiệt của AIM-9D được làm mát bởi nitơ lỏng để tăng độ nhạy và giúp đầu dò bắt nhiệt từ động cơ MiG dễ hơn; ngoài ra đầu dò bắt bức xạ nhiệt theo dải (sensed radiation in a band) để giảm khả năng nhiệt từ mặt đất hay mây làm chệch hướng tên lửa, và nó có diện thu hẹp hơn (narrower field of view) để giảm khả năng bị nguồn nhiệt giả thu hút. Kết quả chung của những cải tiến này là phạm vi phóng AIM-9D gấp đôi AIM-9B.

Sau 1 số khó khăn ban đầu, AIM-9D đã thành công lớn và sự kết hợp AIM-9D/F-8 giúp cho những chiếc F-8 cơ động tốt tỉ lệ kill trong không chiến tốt nhất trong bất cứ loại tiêm kích Mỹ nào; tỉ lệ này đặc biệt đáng kể nếu tính đến vấn đề trong cannon của F-8. AIM-9D sẽ có tỉ lệ trúng cao nhất trong bất cứ loại AAM nào được dùng trong Rolling Thunder, nhưng do những nguyên nhân sẽ được bàn sau, KQ Mỹ không chấp nhận AIM-9D mà vẫn tiếp tục dùng loại AIM-9B kém hơn nhiều.


F-105

...F-105 thường mang 2 AIM-9B trên mỗi giá treo ngoài cánh, nhưng do sự cứu giúp cho F-105 là tốc độ nên những giá treo gây lực cản lớn này không phổ biến, và cho đến thời điểm này trong chiến tranh (cuối 1966) F-105 hầu như không mang tên lửa trong các phi vụ không kích mà chỉ dựa vào cannon để không chiến. Cuối cùng, các không đoàn F-105 ở Thái đã phát triển loại giá treo tạo lực cản thấp để mang 1 quả AIM-9B duy nhất, nhưng phải đến giữa tháng 12/1966 ít nhất vài F-105 trong mỗi biên đội mới mang theo 1 AIM-9B.

May mắn, F-105 có khẩu cannon gắn trong tuyệt vời, M-61 Vulcan 20mm kiểu Gatling. Mang theo 1029 viên đạn với tốc độ bắn lớn (6000 viên/phút), đạn nặng và tầm bắn tối đa 3000ft (~900m), M-61 là vũ khí rất hiệu quả với 11 giây bắn liên tục - gấp đôi so với cannon của MiG. Không may là hệ thống thước ngắm không hoàn thiện của F-105 đã hạn chế nghiêm trọng khả năng của M-61 là khiến nó khó sử dụng trong không chiến.

Như mọi tiêm kích, F-105 sử dụng thước ngắm quang cho cả ném bom bổ nhào (phương pháp truyền thống) lẫn không chiến. Trong chế độ không chiến, thước ngắm của F-105 bắt mục tiêu với con quay hồi chuyển cảm nhận mức độ chuyển động của máy bay và điểu chỉnh lại để bắt vào mục tiêu. F-105 cũng có radar đo cự ly và khi kết hợp cự ly mục tiêu từ radar với điều chỉnh của con quay hồi chuyển, thước ngắm này khá chính xác.

Không may, trong chiến đấu hệ thống này không hoạt động tốt. Chế độ thông thường của F-105 cho thước ngắm khi vào đánh mục tiêu ở BVN là chế độ đối đất thay vì đối không, và chế độ này khiến thước ngắm gần như vô dụng trong không chiến. Để đối phó hiệu quả với MiG, phi công phải chuyển về chế độ đối không, nhưng việc chuyển này rất phức tạp, tốn thời gian - ngay cả trong điều kiện thường, bao gồm chuyển đổi 5 công tắc, một số ở những vị trí khó với tới trong buồng lái. Vì vậy phần lớn những lần tấn công bằng cannon của F-105 được thực hiện không qua thước ngắm - cứ hướng máy bay vào MiG, vào gần nhiều nhất có thể và xả đạn.

Vấn đề thước ngắm đặc biệt nghiêm trọng vì khẩu cannon M-61, trớ trêu thay lại là vì tính chính xác của nó. Khẩu cannon gồm 6 nòng quay, giúp nó có tốc độ bắn cao nhưng đạn ra khỏi nòng theo 1 luồng duy nhất mà hầu như không tản mát. Nếu luồng đạn găm vào mục tiêu thì mức độ tàn phá là ghê gớm, nhưng nếu luồng đạn chệch đi dù là chút ít, vẫn không có sự tản mát để tăng cơ hội trúng đích. Khẩu M-61 cũng có vấn đề về độ tin cậy, tính chung nó trục trặc khoảng 1 lần cho 8 lần bắn (12%). Cứ xem xét việc F-105 vào gần MiG như thế nào khi cố dùng cannon, những trục trặc trên đã cướp đi rất nhiều kill.

F-105 có ưu thế rõ ràng về tốc độ và gia tốc trước MiG-17, nhưng phi công hiểu rõ MiG-17 cơ động như thế nào và nếu có thể thì họ tránh sa vào đánh quần vòng, chỉ tận dụng tốc độ và gia tốc để chiến đấu hay rút chạy khỏi MiG-17, và với cannon - ngay cả khi không có tên lửa và không thước ngắm - F-105 có thể vào gần đủ để hy vọng đạt được 1 kill. Nhưng khi đối đầu với MiG-21 thì lại là 1 câu chuyện khác hẳn. MiG-21 vượt trội về khả năng tăng tốc cũng như cơ động, vì vậy F-105 gần như không có cơ hội bắn hạ bằng cannon.

Hết lần này đến lần khác trong thời kỳ này, phi công F-105 bày tỏ sự thất vọng khi không chiến mà không có tên lửa và phải sử dụng hệ thống ngắm được thiết kế rất tồi. Có lẽ họ nên biết ơn vì ít nhất cũng có cannon. Thời kỳ đầu hoạt động của F-105, một bộ phận thiết kế của KQ Mỹ đã có những nỗ lực lớn trong việc bỏ khẩu cannon cũng như thiết bị RHAW (Radar Homing And Warning, dùng để định hướng radar và cảnh báo tên lửa) cùng hệ thống dập nổ trong bình nhiên liệu - 1 biện pháp để giảm trọng lượng và tiết kiệm chi phí. CUối cùng những cái đầu lạnh đã thắng thế, những gì có thể xảy ra với những chiếc F-105 không có cannon sẽ không dễ chịu để suy ngẫm.


Vấn đề về phát hiện mục tiêu

Trong khi phi công BVN có GCI để phát hiện và dẫn họ tới máy bay Mỹ, các tiêm kích Mỹ thường xuyên phải dựa vào quan sát bằng mắt thường. Đây là 1 vấn đề nghiêm trọng: MiG có kích thước nhỏ và quan sát thấy chúng ở dưới 15000ft (~4500m) đặc biệt khó do thời tiết ở độ cao thấp - sương mù và mây thường hạn chế tầm nhìn. Ngoài ra, quan sát MiG chỉ là 1 trong rất nhiều việc mà phi công Mỹ phải làm - phải quan sát SAM và cao xạ, cũng như đội hình bay và định hướng. Vấn đề này đặc biệt nặng với những máy bay 1 chỗ ngồi như F-8 hay F-105.

F-4 và F-8 mang radar để giúp phát hiện MiG, nhưng radar chỉ kiểm soát phía trước máy bay và khả năng của nó cũng hạn chế. Hệ thống PK hỗn hợp ở tầm thấp buộc phi công phải liên tục "ngẩng đầu" - quan sát xung quanh để tìm kiếm SAM, cao xạ và MiG thay vì nhìn vào radar trong buồng lái. F-4 có phi công ngồi sau có thể dành 1 phần thời gian để quan sát radar, kết quả là hầu hết những lần phát hiện MiG trên radar là do F-4. Bay ở độ cao thấp cũng hạn chế radar do nhiễu địa vật.

Ngay cả khi bắt được mục tiêu trên radar, phi công cũng không thể khai hỏa ngay trừ vài trường hợp hiếm hoi. Thường có một số lượng lớn máy bay Mỹ và chỉ vài máy bay đối phương trên bầu trời BVN và trong Rolling Thunder không có cách nào về mặt điện tử để phân biệt máy bay Mỹ với MiG. Nhân viên radar không thể xác định máy bay nào không có tín hiệu phản hồi là địch, bộ phản hồi có thể hỏng hoặc phi công đã tắt nó đi. Do vậy để tránh tấn công nhầm, theo Luật tác chiến (Rule of Engagement) của Mỹ đòi hỏi trong phần lớn các trường hợp, mục tiêu trên radar phải được nhận diện bằng mắt thường trước khi tấn công. Quy định được điều chỉnh nhiều lần trong cuộc chiến, khi những hệ thống đáng tin cậy hơn cho thấy có thể xác định MiG về mặt điện tử, nhưng yêu cầu nhận dạng tích cực theo cách này hay cách khác trước khi bắn tên lửa vẫn được duy trì trong toàn bộ cuộc chiến.

Không may, yêu cầu trên gây ra vấn đề về chiến thuật. Để nhận diện bằng mắt thường, máy bay Mỹ phải tới đủ gần - nói chung trong vòng 1 dặm để nhận dạng loại máy bay hay phù hiệu. Điều này hạ thấp đáng kể ưu thế bắt mục tiêu từ xa trên radar F-4 với việc hạn chế cơ hội sử dụng AIM-7 bắn đối đầu và từ góc hiệu quả nhất, và mất hết cơ hội gây bất ngờ. Ngoài ra, khi phi công Mỹ tới đủ gần để nhận diện mục tiêu là MiG, anh ta thường đã quá gần để sử dụng tên lửa, điều này đặc biệt nghiêm trọng với F-4 vì thiếu cannon cho chiến đấu ở tầm gần.

Trong phòng thủ, khó khăn chính là MiG-21 với Atoll có thể tấn công rất nhanh. Ngay cả nếu phi công Mỹ nhìn thấy MiG-21 trước khi MiG khai hỏa,  họ cũng có rất ít lựa chọn vì không thể chỉ đơn giản là tăng tốc chạy - MiG-21 đã có ưu thế vận tốc và thường là máy bay Mỹ mang theo tải ngoài phải vứt bỏ trước khi tăng tốc - và khi đó thì MiG đã rất gần. Ngược lại, khi MiG-17 tấn công, nó sẽ mất khoảng 2 phút để tiếp cận từ cự ly 12000ft (khi có thể nhìn thấy lần đầu) tới 2000ft (khi có thể bắn cannon chính xác). Điều này tạo cơ hội để quan sát khá tốt. Khi phi công Mỹ nhìn thấy MiG-17, thường là vấn đề đơn giản cho họ trong việc tăng tốc bỏ đi nếu chọn không giao chiến.

1 bất lợi nữa là tầm nhìn phía sau kém của các máy bay Mỹ thời CTVN, với nắp buồng lái làm thuôn dòng với thân. Điều này tốt cho tốc độ cao nhưng giảm tầm nhìn so với những chiếc thời CT Triều Tiên. F-105 đặc biệt có tầm quan sát phía sau kém; đội hình mang ECM pod (thiết bị gây nhiễu) bay sát nhau làm tăng thêm vấn đề thì nó khiến phi công phải tập trung vào bay giữ đội hình và giảm thời gian quan sát MiG phía sau. Ngoài ra F-105 trong đội hình mang pod bay quá sát nhau, tạo ra điểm mù phía sau mà MiG có thể lợi dụng. Vấn đề này ít nghiêm trọng hơn với F-4 vì có phi công ngồi sau dành phần lớn thời gian quan sát phía sau khi vào khu vực có MiG. F-8 của HQ cũng có tầm quan sát phía sau kém nhưng phi công của họ không phàn nàn chuyện này vì nhiều lý do: họ được huấn luyện để tìm kiếm máy bay tấn công, họ bay theo đội hình được thiết kế để có tầm quan sát MiG tốt nhất và họ hiếm khi đụng MiG-21.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #197 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 08:50:53 pm »

Minh họa đội hình F-105 mang ECM pod.



Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vinasoldier
Thành viên
*
Bài viết: 32


« Trả lời #198 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 03:55:00 pm »

Cảm ơn bác TRƯA CHIỀU ĐỀU NHỊN.Bọn Mỹ không công nhận thành tích bác Lích à?Chúng có xu hướng cho rằng tổn thất của chúng là do hỏa lực mặt đất hoặc do tai nạn(Chiếm 30-50% tổn thất)(Trình độ khoa học Mỹ kém thế???)Theo mình nghĩ thì có lẽ là <<tai nạn do trúng đạn>>Có vụ chiếc F4 rơi còn hầu như nguyên vẹn mà phi công Mỹ vẫn cho là do trục trặc,sau này về thăm bảo tàng ta,tận mắt thấy dấu đạn trên máy bay,hắn mới công nhận rơi do bị bắn.Thế ngày ấy Mỹ có công nhận rơi chiếc nào không?(Do mọi nguyên nhân).Bác cho mình biết thêm về những trận 1 ta hạ 2-3 máy bay địch,như trận bác Lai,bác Trần Việt(Lần đầu xuất kích hạ 3 F4,Mỹ công nhận 2)Có trận nào 1 F4 hạ 3 Mig-17 ta không?Cảm ơn bác trước nhé!
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #199 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 05:37:56 pm »

Cảm ơn bác TRƯA CHIỀU ĐỀU NHỊN.Bọn Mỹ không công nhận thành tích bác Lích à?Chúng có xu hướng cho rằng tổn thất của chúng là do hỏa lực mặt đất hoặc do tai nạn(Chiếm 30-50% tổn thất)(Trình độ khoa học Mỹ kém thế???)Theo mình nghĩ thì có lẽ là <<tai nạn do trúng đạn>>Có vụ chiếc F4 rơi còn hầu như nguyên vẹn mà phi công Mỹ vẫn cho là do trục trặc,sau này về thăm bảo tàng ta,tận mắt thấy dấu đạn trên máy bay,hắn mới công nhận rơi do bị bắn.Thế ngày ấy Mỹ có công nhận rơi chiếc nào không?(Do mọi nguyên nhân).Bác cho mình biết thêm về những trận 1 ta hạ 2-3 máy bay địch,như trận bác Lai,bác Trần Việt(Lần đầu xuất kích hạ 3 F4,Mỹ công nhận 2)Có trận nào 1 F4 hạ 3 Mig-17 ta không?Cảm ơn bác trước nhé!

Quanh ngày 3/2/1966 có vài máy bay Mỹ rơi, nhưng chủng loại và/hoặc địa điểm đều không phù hợp. Cũng có khả năng 2 chiếc bị bác Lích bắn chỉ bị thương, nhưng cái này thì không kiểm chứng được.

1 F-4 (tuyên bố) hạ 3 MiG-17 hình như chỉ có Randy Cunningham trong trận 10/5/1972.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM