Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:58:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342977 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #160 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 04:52:35 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 20 tháng 9 năm 1966, căn cứ vào ý đồ của địch đánh vào các mục tiêu sát gần Hà Nội ở vòng cung phía bắc, các thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng và hai trung đoàn 923, 921 quyết tâm tổ chức đánh phối hợp, hiệp đồng giữa hai loại MIG-17 và MIG-21. Kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng chịu trách nhiệm dẫn chính: Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy và Phạm Từ Tịnh trên hiện sóng. 15 giờ 30 phút, địch qua Yên Bái, bay lên phía bắc Tuyên Quang, ta cho biên đội MiG-17 đánh chính: Lê Quang Trung-số 1, Hoàng Văn Kỷ-số 2, Trần Minh Phương-số 3 và Lưu Đức Sỹ-số 4 cất cánh từ Nội Bài. Địch bay qua Định Hóa, Chợ Mới. Biên đội MIG-17 được dẫn men theo phía tây đường số 3, sát gần vòng hỏa lực của cao xạ bảo vệ Thái Nguyên, tốc độ 750km/h, độ cao 1.000m, rồi vòng phải, hướng bay 100 độ để chặn địch ở khu vực Võ Nhai. Sau 2 phút bay thẳng, biên đội được lệnh vòng trái vào tiếp địch. Số 1 phát hiện F-105 và F-4, cự ly 8km và chỉ huy vào không chiến. Được số 3 và số 4 yểm hộ chặt chẽ, trong 2 phút, phi công Lê Quang Trung bắn rơi 1 F-105 và bắn bị thương 1 chiếc khác, phi công Hoàng Văn Kỷ cũng bắn rơi 1 F-105. Sở chỉ huy cho thoát ly về phía Đại Từ, cắt ngang dãy Tam Đảo, rồi xuống phía tây Nội Bài. Lúc 15 giờ 40 phút, đôi bay MiG-21 yểm hộ: Lê Trọng Huyên và Trần Thiện Lương cất cánh cũng từ Nội Bài, bay qua Vĩnh Yên, theo triền phía tây Tam Đảo, sau đó vòng phải, vọt qua đỉnh 1591, qua Đại Từ, Thái Nguyên, rồi đan nhiều vòng từ Đa Phúc đến Phúc Yên để yểm hộ cho MIG-17 vào hạ cánh. Trong khi MiG-21 chuẩn bị vào hạ cánh, ở phía bắc Định Hóa vẫn còn địch, Sở chỉ huy Quân chủng yêu cầu Trung đoàn 923 cho ngay đôi bay MIG-17: Trần Huyền và Nguyễn Biên cất cánh từ Gia Lâm lên hoạt động tại đỉnh để sẵn sàng ứng phó.

Như vậy ta claim bắn hạ 2 và bắn bị thương 1 F-105. Tài liệu Mỹ không ghi nhận mất F-105 nào, cũng không có tổn thất nào do MiG trong ngày này.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #161 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 05:45:05 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 21 tháng 9 năm 1966, địch từ phía biển vào qua dãy Yên Tử, đánh các mục tiêu ở khu vực Bắc Giang. Quân chủng tiếp tục cho đánh phối hợp, hiệp đồng. 8 giờ 58 phút (Bản can trận đánh),  ta cho biên đội MiG-17: Nguyễn Văn Bảy-số 1, Đỗ Huy Hoàng-số 2, Lưu Huy Chao-số 3 và Võ Văn Mẫn-số 4 cất cánh từ Kiến An lên đánh. Từ sở chỉ huy, trực ban dẫn đường Quân chủng Nguyễn Văn Chuyên cho biên đội đi thấp, qua Kinh Môn, đến Đông Triều, vừa vòng trái vừa lên độ cao và vào tiếp địch. 9 giờ 05 phút, phi công phát hiện F-105, cự ly 10km và ở độ cao cao hơn còn có F-4. 9 giờ 09 phút, đôi bay MiG-21: Lê Trọng Huyên và Trần Thiện Lương cất cánh từ sân bay Nội Bài, vòng 1 vòng tại đỉnh và được dẫn vào khu chiến đông Lục Nam 30km. 9 giờ 20 phút, đôi MiG-21 phát hiện cả F-105 và F-4, đối đầu, cự ly 10km.

Biên đội MIG-17 bám theo tốp F-105, nhưng chưa kịp rút ngắn cự ly đã phải không chiến với tốp F-4 bay yểm hộ phía sau F-105, ở độ cao 1.000m. Sau 8 phút, phi công Võ Văn Mẫn bắn rơi 1 F-4, nhưng số 2 trong biên đội bị trúng tên lửa của địch, phải nhảy dù. Đôi MiG-21 bám kịp tốp F-105 khác ở độ cao 2.000m, phi công Lê Trọng Huyên bắn rơi 1 F-105. Sở chỉ huy Quân chủng cho MiG-17 thoát ly về Gia Lâm, còn MiG-21 về Nội Bài hạ cánh.

Khác với các trận trước, mặc dù ta có bị tổn thất, nhưng các kíp trực ban dẫn đường đã thực hiện dẫn thành công 2 tốp ta từ hai sân bay cách xa nhau gần 100km, cùng làm nhiệm vụ đánh địch trên 1 hướng, tại hai khu chiến cách nhau gần 25km, có chênh lệch độ cao 1.000m và gián cách thời gian 15 phút.


Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 21/09/66, biên đội 1 F-105F và 3 F-105D thuộc không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (Thái Lan) làm nhiệm vụ chế áp SAM cho lực lượng không kích vào đánh cầu Đáp Cầu. Số 4 phát hiện MiG đang tiếp cận số 1 và 2. Số 3 và 4 bám theo MiG, ở cự ly 2000ft (~600m) số 3 khai hỏa cannon 20mm và bắn trúng chiếc MiG đi đầu. Chiếc MiG thứ nhất đảo về bên phải trong khi chiếc thứ 2 ngoặt gấp về bên trái. Số 4 bắn vào chiếc này nhưng không trúng.

F-105 tiếp tục bám theo chiếc MiG thứ nhất. Số 3 khai hỏa lần thứ 2. Chiếc MiG bị gãy cánh phải và phi công nhảy dù.

Biên đội thứ hai gồm 4 F-105D thuộc không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (Thái Lan) đang làm nhiệm vụ không kích cầu Đáp Cầu. Vài phút sau khi chiếc MiG đầu tiên bị biên đội của không đoàn 388 hạ, họ phát hiện MiG-17 ở góc 12h phía dưới.

Chiếc F-105D đi đầu khai hỏa 154 viên đạn 20mm và làm bị thương chiếc MiG. MiG bật tăng lực, kéo cao và vòng về bên trái chiếc F này. Tuy nhiên chiếc F-105D thứ 2 bắt đầu khai hỏa từ vị trí 6h, bắn 280 viên 20mm và trúng đuôi chiếc MiG. Khi ngoặt về bên trái, số 2 thấy 1 vụ nổ trên mặt đất, có thể là chiếc MiG đã đâm xuống.

Trong khi đó số 3 và 4 của biên đội này cũng thấy 1 MiG khác. Số 3 bắn 135 viên 20mm đến khi cannon bị kẹt. Không quan sát thấy trúng phát nào.


Theo USAF F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 59-1176 mật danh Ford 3 thuộc phi đoàn 421, không đoàn 388 do trung úy Karl W Richter lái và F-105D (không rõ số) thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 do trung úy Fred A. Wilson, Jr lái.

Theo Calshes:

Ngày 21/09/66, lực lượng gồm 50 F-105 và 8 F-4 đánh cầu Đáp Cầu và trận không chiến lớn đầu tiên diễn ra. Đây là lần đầu tiên hệ thống GCI của BVN dẫn 1 lực lượng lớn MiG-17 vào tham chiến. Chiến thuật này không thành công, hệ thống GCI đã bị quá tải trong việc kiểm soát 1 trận đánh lớn như vậy và đã không thể cảnh báo MiG rằng họ đang bị máy bay Mỹ tấn công. Trong trận đánh F-105 đã có thể thực hiện 6 lần tấn công mà không bị phát hiện, bắn rơi 2 và bắn bị thương 3 MiG trong điều kiện lỗi của cannon - trong 7 lần nỗ lực khai hỏa, 3 lần cannon bị kẹt.

Nhưng trong khi MiG-17 bị đánh tơi tả, vài MiG-21 đã xuất hiện và chứng minh cho F-105 thấy họ là đối thủ đáng gờm. 1 chiếc MiG-21 thể hiện sự vượt trội khi bị F-105 tấn công bất ngờ từ phía sau. Khi F khai hỏa, MiG bổ nhào, tăng tốc sau đó kéo lên cao; trong khi viên phi công Mỹ bất lực, MiG kết thúc vòng lượn và vào vị trí phía sau F-105. MiG khai hỏa cannon trong khi F-105 bổ nhào thấp, sau vài phút chiếc F-105 chạy thoát.

Một sự phát triển khó chịu nữa trong ngày 21/09/66 là GCI BVN bắt đầu hướng dẫn MiG-21 trang bị tên lửa Atoll vào phía sau máy bay Mỹ, nơi những chiếc MiG kích thước nhỏ rất khó bị phát hiện. Biên đội 2 F-4C mật danh Edsel trên đường tới mục tiêu thì Edsel 2 thấy 1 chiếc MiG-21 màu bạc tiếp cận phía sau Edsel 1. Edsel 2 gọi báo MiG ở góc 6h rồi thả bom và thùng dầu phụ. Trong khi làm như vậy, Edsel 2 phát hiện MiG-21 thứ 2 ngay phía sau mình. MiG bắn 1 quả Atoll sượt qua nhưng cao hơn về phía phải, sau đó tiếp tục bắn bằng cannon. Loạt đạn này trượt, MiG tăng tốc bỏ qua Edsel 2 rồi biến mất.

Trong khi đó Edsel 1 không nghe thấy cảnh báo của Edsel 2, tiếp tục bay thẳng với chiếc MiG ở cự ly 500ft (~150m) phía sau. MiG bắn 1 quả Atoll nhưng trượt (có lẽ vì ở dưới tầm bắn tối thiểu). MiG tiếp tục bắn bằng cannon nhưng không trúng, trong khi Edsel 1 vẫn không hề biết. Cuối cùng MiG bay đi, rốt cục Edsel 1 cũng nghe được cảnh báo của Edsel 2 và thả bom cùng thùng dầu phụ. 2 chiếc F-4C chuyển sang truy đuổi nhưng không thể phát hiện mục tiêu. Trên đường quay về, F-4C được phát hiện là không có hư hỏng. Trong suốt thời gian, Edsel 1 bị tấn công ở cự ly gần bằng cả cannon và tên lửa mà cả 2 phi công đều không nhìn thấy chiếc MiG, cũng không phát hiện mình đang bị bắn.

Trận đánh này đánh dấu 1 giai đoạn mới trong chiến thuật tiêm kích của BVN. MiG-21 sẽ đảm nhiệm đánh chặn ở độ cao và tốc độ lớn, còn các loại MiG khác đảm nhiệm đánh quần vòng ở độ cao thấp.


Theo VN Air Losses, ngày 21/09/66 biên đội F-4C mật danh Phantom thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan) trên đường tới mục tiêu thì bị MiG-17 tấn công nhiều lần cách Kép 24km về phía nam. F-4C 63-7642 trúng đạn cannon vào đuôi nhưng không cháy. Chiếc F này lết về đến gần khu DMZ thì phi công phải nhảy dù ngoài biển và được trực thăng cứu.


Tổng kết:
- Ta claim bắn hạ 1 F-4 và 1 F-105, Mỹ công nhận 1 F-4C bị bắn rơi.
- Mỹ claim bắn hạ 2 và bị thương 3 MiG-17, ta công nhận 1 MiG-17 bị bắn rơi.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #162 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 05:56:07 pm »

Bác lái MiG-21 này công nhận hơi dở Roll Eyes Bọn Mỹ có nhận xét là chắc tay này bỏ đi vì đã bắn hết đạn, thế mà không trúng phát nào Roll Eyes
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #163 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2010, 12:26:45 pm »

Theo LS dẫn đường KQ, ngày 05/10/66, phi công MiG-21 Bùi Đình Kình bắn rơi 1 F-4 bằng tên lửa. Đây là trường hợp MiG-21 bắn rơi F-4 đầu tiên.

Theo các tài liệu Mỹ, ngày 05/10/66 biên đội 2 F-4C mật danh Tempest thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan) đang làm nhiệm vụ hộ tống 2 chiếc EB-66 gây nhiễu cho các biên đội vào không kích HN. Trong khi bay, tổ lái 1 chiếc EB-66 quan sát thấy 1 F-4, sau này được xác định là F-4C 64-0702 mật danh Tempest 1 bốc cháy rơi xuống. Không có tín hiệu liên lạc và tất cả các máy bay khác đều không quan sát thấy MiG. Tổ lái gồm Đại úy William R. Andrews và trung úy E. W. Garland nhảy dù, Andrews bị tiêu diệt còn Garland bị thương và được trực thăng giải cứu. Garland sau đó báo cáo chiếc F-4C bị trúng tên lửa đối không "kiểu Sidewinder".

Phía Mỹ chính thức ghi nhận đây là máy bay Mỹ đầu tiên bị tên lửa đối không bắn hạ trong CTVN.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #164 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2010, 02:03:49 am »

Ngày 26/4/1966
Bổ sung thông tin cho cụ chiangshan
Nguồn : " Chúng tôi và Mig 17 " đăng trên Nhân dân điện tử, kỳ 4, ngày 24/12/2009 :
- Phi công Nguyễn Khắc Lộc (Mig 17 ?) bị bắn rơi hồi 15h10 bởi tên lửa tầm nhiệt của Mỹ (lời kể của bác Chao, theo như bài viết thì bay cùng biên đội) và nhảy dù được. Vậy trong ngày này bác Lưu Huy Chao không chỉ xuất kích 1 lần ? Bởi vì theo Lịch sử dẫn đường không quân thì ghi nhận trận đánh của biên đội các bác Quỳ 1 -Chao 2 -Bảy 3 -Triêm 4 xuất kích từ sân bay Kép chiều 26/4/1966, số 4 nhảy dù do bị bắn nhầm (bác Triêm). Nay lại thêm bác Lộc. Đúng sai thế nào chưa rõ. Nhầm ngày chăng ? Hay là thống kê sót ?

- Nửa đêm 2/5/1966 quân ta tìm thấy bác Lộc. 14h ngày 3/5/1966 xe cứu thương của Quân khu Đông Bắc đưa bác Lộc về tới viện 108.

Dưới đây là ảnh bác Chao và bác Lộc ngày nay (ảnh đi kèm bài viết trên NDDT). Trong ảnh 1, bác Lộc bên trái hình, trên tay bác Lộc đang cầm kỷ vật từ chiếc máy bay bị rơi của mình. Bên phải hình là bác Lưu Huy Chao.

Ảnh 2 : bác Lộc gặp lại người đã cứu mình giữa rừng Yên Thế 43 năm trước.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2010, 02:13:53 am gửi bởi qtdc » Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #165 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2010, 08:41:29 am »

Em có 1 thắc mắc nho nhỏ là khi phi công Mỹ bị bắn rơi thì thường được trực thăng giải cứu. Vậy thì rada cảnh giới của ta không phát hiện ra hay là ta bỏ qua. Trực thăng bay chậm như vậy thì nhân dân cũng nhìn thấy và cac trạm quan sát bằng mắt của ta nữa chứ. Có 2 hướng là từ Thái Lan qua và từ TSB tới, không tính trường hợp rơi ở khu vực rừng núi xa xoi nhưng còn những trường hợp khác rơi ở đồng bằng Bắc Bộ thì sao ạ. Vậy sự thật là thế nào, chẳng lẽ ta lại bỏ qua mục tiêu ngon ăn như vậy, dùng 12ly7 cũng diệt được mà.
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #166 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2010, 09:13:05 am »

Không biết liệu bác Chao có nhớ nhầm sang trận 23/04/66 không nhỉ?

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 23 tháng 4 năm 1966, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch tổ chức đánh liên tiếp 3 trận. Trận thứ nhất, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 chịu trách nhiệm dẫn chính: Phạm Công Thành tại sở chỉ huy ở Nội Bài, Trịnh Văn Tuất trên hiện sóng và kíp trực ban dẫn đường Quân chủng đảm nhiệm dẫn bổ trợ: Lê Thành Chơn và Trần Quang Kính tại sở chỉ huy. Biên đội MIG-17: Hồ Văn Quỳ, Lưu Huy Chao, Nguyễn Biên (Nguyễn Văn Biên) và Trần Văn Triêm cất cánh từ sân bay Nội Bài lúc 11 giờ 20 phút, vào đánh địch tại khu vực Vụ Bản - Cẩm Thủy (Những thông tin tiếp theo của trận này chưa được tìm thấy).

Trận thứ hai, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 dẫn chính: Hà Đăng Khoa tại sở chỉ huy ở Kép và Trần Xuân Dung trên hiện sóng tại C-43 ở Tân Trại, kíp trực ban dẫn đường Quân chủng tiếp tục dẫn bổ trợ. Biên đội MIG-17: Mai Đức Toại, Võ Văn Mẫn, Nguyễn Khắc Lộc và Đỗ Huy Hoàng xuất kích từ sân bay Kép (khoảng sau 13 giờ) vào đánh máy bay cường kích ở khu vực phía tây Bình Gia - Bắc Sơn 15km. Với góc vào 30 độ sau khi phát hiện F-105, 8km, có F-4 yểm hộ phía sau, phi công Nguyễn Khắc Lộc xin vào đánh và bắn rơi 1 F-4. Khi thoát ly, tại Kép vẫn còn địch, biên đội được dẫn về sân bay Nội Bài hạ cánh.

Trận thứ ba, kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng chuyển từ dẫn bổ trợ sang dẫn chính và phối hợp chặt chẽ với trực ban dẫn đường Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy ở Kiến An. Biên đội: Lê Quang Trung, Nguyễn Thế Hôn, Ngô Đức Mai và Dương Trung Tân cất cánh từ sân bay Kiến An lúc 13 giờ 17 phút, sau đó được dẫn xuống tận Nghĩa Hưng - Hải Hậu, nhưng địch quay ra và ta quay về Kiến An hạ cánh.

Việc tổ chức dẫn MIG-17 đánh địch từ ba sân bay trong ngày 23 tháng 4 đã tạo ra một tam giác dẫn đường chiến đấu từ mặt đất đầu tiên trên miền Bắc: Nội Bài – Kép - Kiến An, nhằm đáp ứng yêu cầu thường xuyên cơ động lực lượng không quân trực chiến trên các sân bay khác nhau để tạo thế trận đánh thắng địch. Trong tam giác đó, cách thức tổ chức dẫn đường chiến đấu phân thành hai cấp đã được thực hiện khá rõ nét. Đây là sự kiện đánh dấu một bước phát triển cực kỳ quan trọng trong công tác tổ chức dẫn đường đánh địch trên không của ngành Dẫn đường Không quân.


Ta claim 1 F-4C và không đề cập đến tổn thất nào. Nhưng theo Hunting MiGs over VN thì trong ngày hôm đó F-4C KQ Mỹ đã bắn rơi 2 MiG-17.

Biên đội 4 F-4C thuộc phi đoàn 555 (555 TFS), không đoàn 8 (8 TFW) ở căn cứ Ubon đang yểm trợ F-105 đánh khu vực đường sắt và cầu ở Bắc Giang, 40km phía tây bắc HN thì phát hiện 4 MiG.

F-4 tiến hành tấn công đối đầu. Số 3 bắn 1 AIM-7 và 1 AIM-9, số 4 bắn 1 AIM-7, cả 3 tên lửa đều không có kết quả. Sau đó diễn ra khoảng 10 phút quần vòng giữa 2 bên ở độ cao khoảng 3000-5500m, trong đó 1 MiG khai hỏa bằng canon nhưng không trúng.

Số 3 chọn mục tiêu và nhanh chóng bắn 1 AIM-9 vào MiG đi đầu. Phi công phụ sau đó quan sát thấy chiếc MiG rơi xuống, vỡ ra và bốc khói.

MiG thứ hai cố gắng cơ động vào vị trí có thể khai hỏa vào F-4 nhưng không thành sau khi F-4 tiến hành leo cao rồi đảo xuống phía sau. MiG kéo thấp bay về phía 1 thung lũng. Số 4 bám theo bắn 2 AIM-7, quả thứ 2 trúng đích.
[/color
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #167 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:29:41 am »

Theo LS dẫn đường KQLS f371, ngày 09/10/66 biên đội 2 MiG-21 của Phạm Thanh Ngân và Nguyễn Văn Minh bắn rơi 2 F-4 trên vùng trời Mỹ Đức, Hà Tây. Cả 2 chiếc đều do Nguyễn Văn Minh bắn rơi bằng rocket. Trận đánh này đã làm tư tưởng sử dụng rocket thay cho tên lửa nổi lên khá mạnh trong phi công, bản thân chỉ huy trung đoàn cũng thiếu tin tưởng vào tên lửa nên đã đề nghị trang bị rocket cho MiG-21.

VN Air Losses chỉ ghi nhận 1 F-4B của HQ Mỹ (số 15-2993) thuộc phi đoàn 154 trên TSB Coral Sea bị cao xạ 100mm bắn rơi trên vùng trời Phủ Lý. Tổ lái gồm thiếu tá Charles Neils Tanner và đại úy Ross Randle Terry nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Tuy nhiên Clashes công nhận hôm 09/10/66 MiG-21 bắn rơi 1 F-4B, phi công phụ bị bắt và sau này cho biết đã bị trúng tên lửa từ MiG.

Theo Clashes thì cũng ngày hôm đó F-8 của HQ bắn rơi 1 MiG-21: Hôm 09/10/66, biên đội 4 F-8 đang bay MiGCAP ở độ cao thấp. 1 máy bay cảnh báo sớm E-1B của HQ thông tin cho biên đội về MiG trong khu vực và F-8 chuyển hướng đón đánh. Trong khi bay họ nhìn thấy 1 MiG-21 trên cao bên phải bay ngang qua bên trái. Có lẽ ở độ cao thấp nên hệ thống GCI của BVN không phát hiện F-8 và chiếc MiG cũng không biết. 2 F-8 đi đầu kéo theo nhưng chiếc MiG đã được GCI cảnh báo hay nhìn thấy F-8 nên đã đảo và bổ nhào xuống thấp. CHiếc F-8 đi đầu bám theo và bắn 2 quả AIM-9 gần tâm của vùng phóng. 1 quả bắn gãy cánh, quả thứ 2 trúng đuôi và phát nổ. Đây là MiG-21 đầu tiên bị F-8 của HQ bắn hạ.

Theo USN F-8 Units, F-8E 14-9159 AH210 thuộc phi đoàn 162 trên TSB Oriskany do trung tá Dick Bellinger lái bắn hạ 1 MiG-21 bằng AIM-9.



F-8E 14-9159

Cũng trong ngày hôm đó có 1 trận đánh của MiG-17:

Theo LS e923: Ngày 9 tháng 10 năm 1966, biên đội Lê Quang Trung (số 1), Trần Minh Phương (số 2) cất cánh đánh địch trên vùng trời Vụ Bản, Nam Hà và Lương Sơn, Hoà Bình. Kết quả biên đội bắn cháy một chiếc AD-6 của địch. Về phía ta, máy bay số 2 bị thương vào cánh, phi công nhảy dù an toàn.

Theo USN A-1 Units: ngày 09/10/66, 2 biên đội gồm 4 A-1H của HQ Mỹ đang làm nhiệm vụ yểm trợ cho trực thăng giải cứu 2 phi công F-4B bị bắn rơi ở Phủ Lý thì bị 4 MiG-17 tấn công. Trong quá trình không chiến, A-1H 13-7543 do trung úy W. Thomas Patton lái thuộc phi đoàn 176 bắn bị thương 1 MiG-17 bằng cannon 20mm, phi công sau đó nhảy dù.





Tổng kết ngày 09/10/66:
- Ta claim 2 F-4B, 1 A-1. Mỹ (tạm coi là) công nhận mất 1 F-4B.
- Mỹ claim 1 MiG-21, 1 MiG-17. Ta công nhận mất 1 MiG-17, không có thông tin về tổn thất của MiG-21.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2010, 07:00:31 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #168 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:48:17 am »

Em có 1 thắc mắc nho nhỏ là khi phi công Mỹ bị bắn rơi thì thường được trực thăng giải cứu. Vậy thì rada cảnh giới của ta không phát hiện ra hay là ta bỏ qua. Trực thăng bay chậm như vậy thì nhân dân cũng nhìn thấy và cac trạm quan sát bằng mắt của ta nữa chứ. Có 2 hướng là từ Thái Lan qua và từ TSB tới, không tính trường hợp rơi ở khu vực rừng núi xa xoi nhưng còn những trường hợp khác rơi ở đồng bằng Bắc Bộ thì sao ạ. Vậy sự thật là thế nào, chẳng lẽ ta lại bỏ qua mục tiêu ngon ăn như vậy, dùng 12ly7 cũng diệt được mà.
Mình may mắn được xem 1 buổi thuyết trình của không quân Mỹ (USAF). Qui trình giải cứu này huy động 1 lực lượng không nhỏ. Phi công sau khi bị bắn hạ phải ngay lập tức xác định tình hình chung quanh, đồng thời ngụy trang và lẩn tránh các lực lượng tiềm kiếm của đối phương. Một đơn vị trinh sát sẽ được USAF tung ra để xác định các đơn vị tìm kiếm của đối phương và báo bằng mật mã qua radio 1 chiều với phi công (phi công không được liên lạc qua radio để tránh bị phát hiện). Trong thời gian tổ giải cứu chuẩn bị, lực lượng đánh lạc hướng sẽ kéo lực lượng tìm kiếm của đối phương sang nơi khác. Lực lượng giải cứu được dẫn đầu bằng 1 loạt máy bay chiến đấu và trực thăng thực hiện nhiệm vụ CAS (hỗ trợ mặt đất) quần đảo bắn phá làm rối loạn đối phương và CAP (tuần tra bầu trời để đề phòng máy bay đối phương), ngay sau lực lượng này là đơn vị trực thăng giải cứu bay ở tầm rất thấp và tốc độ rất cao lao vào khu vực giải cứu phi công. Ngoài các nhân viên y tế, các trực thăng này mang theo 1 đơn vị vũ trang. Đội giải cứu bắt phi công giao vũ khí, nằm úp xuống đất (đề phòng quân địch giả dạng), kéo lên trực thăng rồi tất cả cùng biến  Grin
Thực sự không dễ để núm được tổ giải cứu này. Phần vì họ có đánh lạc hướng và máy bay áp chế, phần nữa là các trực thăng này bay rất thấp và nhanh nên khó bắn (chỉ khoảng 15m phía trên mặt đất, ở tốc độ hơn 250km/h,thời gian nhìn thấy và bắn được trực thăng rất ngắn). Phần nữa là đơn vị vũ trang đi kèm trút đạn như vãi xuống (các trực thăng này có trang bị súng máy kiểu Gatling M134), lính của đơn vị này được huấn luyện như lực lượng đặc biệt, thời hoạt động ở Việt Nam ta thường trang bị CAR-15 bắn cực nhanh, M-60 cưa nòng và 1 mớ M-79. Thấy địch bắn rát rạt như thế thì ta cũng... ngán chứ Grin Đội giải cứu phi công này kiếm hơn 50% Huân Chương Chữ Thập của không quân Mỹ (Huân Chương Chữ Thập chỉ thấp hơn Huân Chương Danh Dự của Quốc Hội Mỹ trao tặng)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2010, 10:57:08 am gửi bởi heavenshield92 » Logged
heavenshield92
Thành viên
*
Bài viết: 331



« Trả lời #169 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2010, 12:08:36 pm »

Theo đề nghị của bác Chiangsan, em xin đóng góp vài bài giới thiệu về các loại máy bay chiến đấu của cả 2 bên trong chiến tranh trên bầu trời miền Bắc. Phạm vi là các máy bay có tham gia không chiến trên bầu trời Việt Nam, với tiêu chí là có bắn rơi ít nhất 1 máy bay có cánh cố định của đối phương trở lên.
Em xin bắt đầu với các máy bay Mỹ, bắt đầu với các máy bay không bình thường  Grin (phần sau của các máy bay tiêm kích truyền thống em sẽ cố nêu vai trò, ưu nhược điểm, so sánh)
1.UH-1
-Loại: trực thăng đa dụng
-Chiều dài: 17.4m
-Sải cánh:14.63m
-Chiều rộng: 2.62 m
-Chiều cao: 4.39 m
-Trọng lượng rỗng: 2,365 kg
-Trọng lượng cất cánh tối đa: 4,309 kg
-Động cơ: 1 động cơ Lycoming T53-L-11 turboshaft, 820 kW
-Tốc độ tối đa: 217 km/h
-Phạm vi hoạt động: 507 km
-Trần bay: 5,910 m
-Khả năng tăng độ cao: 8.92 m/s
Rất kỳ lạ khi UH-1 lại rơi vào danh sách này. Nhưng ngày 12/1/1968, một chiếc UH-1 thuộc quyền quản lý của CIA đã bắn rơi một máy bay AN-2 trên bầu trời Bắc Việt Nam. Địa điểm cụ thể, tên phi công, nhiệm vụ không được tiết lộ.

2.A-1 Skyraider
-Loại: Máy bay cường kích cánh quạt
-Chiều dài: 11.84m
-Sải cánh:15.25m
-Chiều cao: 4.78 m
-Trọng lượng rỗng: 5429 kg
-Trọng lượng cất cánh tối đa: 8213kg
-Động cơ: 1 động cơ Wright R-3350-26WA, 2,000 kW
-Tốc độ tối đa: 518 km/h
-Phạm vi hoạt động: 2,115 km
-Trần bay: 8,685 m
-Khả năng tăng độ cao: 14.5 m/s
-Vũ khí: 4 pháo tự động Hispano-Suiza HS.404 20mm cùng 3600kg các loại vũ khí không đối đất
A-1 bắn rơi 2 MiG-17
-Vụ thứ 1: Ngày 20 tháng 1 năm 1965, khi đang bay ngang qua phía bắc Thanh Hoá, phi đội VA-25 cất cánh từ tàu sân bây Midway bị MiG-17 chặn đánh . Một chiếc MiG-17 tập kích 2 chiếc A-1H nhưng đều bắn trượt. Chiếc MiG-17 này sau đó tấn công 2 chiếc A-1H của trung uý Johnson và Hartman, Johnson và Hartman giảm tốc độ thật chậm và ngoặt gấp. Chiếc MiG-17 sau khi bắn trượt 1 loạt đạn vọt lên cao rồi lướt nhanh qua mũi 2 chiếc A-1H, Johnson và Hartman cùng lúc bắn tất cả 4 khẩu pháo 20mm, chiếc MiG-17 bị trúng đạn, phát nổ và đâm xuống đồng ruộng, phi công không kịp nhảy dù.
-Vụ thứ 2: Ngày 9 tháng 10 năm 1966, phi đội VA-176 cất cánh từ tàu sân bay Intrepid để hỗ trợ tổ giải cứu phi công Mỹ bị bắn rơi. Khi bay ở gần Hà Nội, 2 chiếc A-1H của trung úy Cook và Wiley bị 2 chiếc MiG-17 chặn đánh, 2 chiếc A-1H khác của trung úy Patton và Russel lao vào giải cứu, 2 chiếc MiG-17 này do không nhận ra Patton và Russel đang lao xuống đã không kịp tránh. Một chiếc bị bắn rơi, chiếc còn lại bị thương, không rõ có rơi hay không

3.A-4 Skyhawk
-Loại: Máy bay cường kích phản lực
-Chiều dài: 12.22m
-Sải cánh:8.38m
-Chiều cao: 4.57 m
-Trọng lượng rỗng: 4750 kg
-Trọng lượng cất cánh tối đa: 8318kg
-Động cơ: 1 động cơ Pratt & Whitney J52-P8A, 41kN
-Tốc độ tối đa: 1077 km/h
-Phạm vi hoạt động: 3220 km
-Trần bay: 12880 m
-Khả năng tăng độ cao: 43 m/s
Ngày 1 tháng 5 năm 1967, 1 chiếc A-4C số 148609 thuộc phi đội VA-76 do trung uý Swartz làm nhiệm vụ tấn công sân bay Kép thì bị 2 máy bay MiG-17 đuổi theo từ phía sau. Swartz lượn chữ G để tránh 2 chiếc MiG này, xui rủi thế nào mà Swartz lại vòng được ngay ra sau lưng 2 chiếc MiG, anh ta phóng 1 loạt rocket 3.5" mang đầu đạn nổ (loại dùng để tấn công mặt đất) 1 quả rocket đâm trúng vào chiếc MiG-17, phá nát nó ngay giữa không trung. Đây là lần đầu tiên A-4 bắn rơi máy bay đối phương (chỉ có 2 vụ trong lịch sử, lần còn lại là phi công Israel bắn rơi 2 chiếc MiG-17).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM