Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:35:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342943 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #150 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 11:18:46 am »

Trong ngày này diễn ra 2 trận, 1 của MiG-21 và 1 của MiG-17.

Trận đánh của MiG-21 theo LS f371:

Trong khi MIG-17 của Trung đoàn 923 liên tiếp lập công thì MIG-21 vẫn còn gặp khó khăn. Sau trận 14 tháng 7 năm 1966, biên đội hai chiếc MIG-21 đánh với bọn F-4 và F-l05 không thành công (không bắn rơi địch, hai phi công ta phải nhảy dù), trung đoàn chỉ tổ chức một trận cho một chiếc Mig-21 đánh máy bay trinh sát không người lái tầng cao rồi tạm dừng để rút kinh nghiệm, tìm cách đánh. Trong những ngày này, MIG-21 chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện. Số phi công vừa học ở Liên xô về nước cuối tháng 6 cũng đưa vào huấn luyện và làm nhiệm vụ trực chiến cùng các phi công cũ.

Nhiều phương án được đưa ra để tổ chức huấn luyện, nhưng vẫn còn nhiều điều vướng mắc. Có vấn đề đã được khẳng định là: MIG-21 tốc độ lớn không thể đánh quần vòng hẹp ở độ cao thấp như MIG 17. Vậy đánh ở độ cao nào là thích hợp, là phát huy được tính ưu việt của MIG- 21. Muốn có được câu trả lời thuyết phục, phải có thực tế. Nhưng trước hết phải nghiên cứu kỹ những phương án có tính khả thi để MIG-21 lại xuất kích, tiếp tục gánh vác nhiệm vụ cùng MIG-17 và những lực lượng phòng không khác.


Tổng hợp các tài liệu Mỹ:

Ngày 14/07/66, biên đội F-4C MiGCAP thuộc phi đoàn 480, không đoàn 35 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng mật danh Jupiter đang yểm trợ biên đội F-105 Iron Hand thì phát hiện 1 chiếc MiG-21 phía sau họ và 1 chiếc MiG-21 khác đang tiếp cận tốp F-105.

Jupiter 1 thả thùng dầu phụ và lao thẳng tới chiếc MiG thứ 2. Do quá gần để bắn AIM-7 nên Jupiter 1 lần lượt bắn 3 quả AIM-9B. Quả thứ nhất sượt qua buồng lái chiếc MiG mà không nổ, báo động cho phi công MiG biết sự hiện diện của F-4. Phi công MiG bật tăng lực leo cao. Lúc này quả AIM-9B thứ 2 nổ phía sau nhưng quả AIM-9B thứ 3 lock được mục tiêu tốt từ luồng xả của động cơ, bắn trúng làm gãy đuôi chiếc MiG.

Trong lúc đó Jupiter 2 tách tốp và tìm cách di chuyển vào góc 6h đối với chiếc MiG kia. MiG bắn 1 quả K-13 vào Jupiter 4 nhưng trượt và bật tăng lực leo cao. Jupiter 2 bám đuôi và bắn 1 quả AIM-9B duy nhất trúng mục tiêu, buộc phi công MiG phải nhảy dù.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 63-7489 mật danh Jupiter 1 do đại úy William J. Swendner và trung úy Duane A. Buttell Jr lái và F-4C (không rõ số) mật danh Jupiter 2 do trung úy Ronald G. Martin và trung úy Richard N. Krieps lái.





F-4C 63-7489. Ngày 20/12/67 chiếc này bị PK bắn rơi gần Đồng Hới.



Tổ bay Jupiter 1.



Hình chiếc MiG sơn trên thân F-4C 63-7489.

Trận đánh của MiG-17 theo LS e923:

Tiếp theo trận đánh ngày 13, ngày 14 tháng 7, biên đội MIG-17 gồm 2 chiếc do Phạm Thành Chung (số 1), Ngô Đức Mai (số 2) lại cất cánh chiến đấu bắn rơi hai máy bay Mỹ trên vùng trời Ân Thi - Hải Hưng. Trong hai chiếc máy bay Mỹ bị biên đội Chung, Mai bắn hạ có chiếc máy bay thứ 1.200 bị quân dân miền Bắc bắn rơi.

Theo Clashes, ngày 14/07/66 biên đội 3 F-8 thuộc phi đoàn 162 HQ Mỹ trên TSB Oriskany đang yểm trợ 1 phi vụ không kích thì đụng và không chiến với 3 chiếc MiG-17. 1 F-8 bị bắn hạ, trong khi đó 1 MiG bị trúng nhiều phát đạn nhưng chạy thoát sau khi cannon của chiếc F-8 đang truy đuổi bị kẹt.

Theo VN Air LossesF-8 Units, chiếc F-8E 15-0908 do trung tá Richard M. Bellinger, phi đoàn trưởng lái trúng đạn cannon bị hỏng nặng. Phi công lết về được cách Đà Nẵng 16 dặm (~25km) thì hết nhiên liệu và phải nhảy dù.

(Bellinger là 1 tay kỳ cựu, từng chiến đấu trong WW2 và CT Triều Tiên trước khi sang VN).

Tổng kết lại:
- Ta claim 2 F-8, Mỹ công nhận 1.
- Mỹ claim 2 MiG-21, ta công nhận. Ngoài ra Mỹ ghi nhận 1 MiG-17 bị thương, phía ta không có thông tin.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2010, 09:07:49 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #151 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 11:48:37 am »

Theo LS e923:

Trước hiệu lực về cách đánh của MIG-17, địch bị thiệt hại, chúng tích cực đối phó bằng cách tổ chức không chiến với không quân ta. Ngày 19 tháng 7 năm 1966, địch huy động 12 máy bay F-105 không mang bom mà mang tên lửa đối không và súng 20 ly do tên thiếu tá Giêm Catslơ "phi công ưu tú của không lực Hoa Kỳ" chỉ huy bay từ phía Thái Lan sang Tuyên Quang vào sân bay Nội Bài với âm mưu dùng không chiến tiêu diệt MIG-17. Phán đoán trước được âm mưu của địch, trung đoàn đã giao nhiệm vụ cho hai phi công có kinh nghiệm và bản tính chiến đấu, kỹ thuật giỏi trong đợt huấn luyện bay thấp vừa qua là Nguyễn Biên (số 1) và Võ Văn Mẫn (số 2) trực ban chiến đấu, sẵn sàng đánh địch theo phương án chuẩn bị trước.

14 giờ 47 phút, Sở chỉ huy trung đoàn nhận được báo cáo: Có nhiều tốp F-105 bay thấp dọc theo sườn đông dãy Tam Đảo. Dựa vào nhận định của Quân chủng, Trung đoàn phán đoán: địch có thể xuống đánh Đông Anh, chắc chắn một bộ phận của chúng sẽ phải kiềm chế sân bay. Sở chỉ huy lệnh cho biên đội Biên - Mẫn cất cánh tuần tiễu trên đỉnh sân bay. Cùng lúc đó, đài chỉ huy bổ trợ đặt trên núi Hàm Lợn báo gấp về: Có ba tốp F-105 ở cuối lõng núi Tam Đảo, tốp cách tốp 5 km, bay thấp. Sở chỉ huy nhắc nhở biên đội Biên - Mẫn chuẩn bị phương án tác chiến trên đỉnh sân bay. Điểm cốt lõi nhất của phương án này là ghìm địch xuống thấp, trong vòng sân bay, tận dụng sở chỉ huy của các đài bổ trợ và sự yểm hộ của các đơn vị pháo phòng không bảo vệ sân bay.

Được sự dẫn trường của mặt đất, biên đội MIG-17 tạt chéo qua đỉnh sân bay.

Tốp địch bay đầu gồm bốn chiếc F-105 đã xuất hiện trước mặt biên đội. Chúng bay theo đội hình bậc thang, hai chiếc sau cách hai chiếc trước khoảng 1.500 mét và độ cao hơn ta không nhiều. Biên đội trưởng Nguyễn Biên thông báo cho số 2 rồi kéo máy bay bay lên tạo thế ghìm địch xuống. Khoảng cách đến chiếc F-105 bay đầu ngắn dần, Biên đưa chiếc máy bay dẫn đầu vào vòng ngắm và nổ súng khi cách địch 600 mét.

Tên địch trượt cánh ngoặt xuống thấp. Chiếc F-105 bay số hai gần như đồng thời làm theo động tác tên số một khiến Võ Văn Mẫn phải vội giảm tốc độ cắt phía trong vòng ngoặt của địch.

Địch hạ thấp độ cao. Biên lệnh cho Mẫn bám đuổi địch. Ở độ cao thấp, tốc độ máy bay ta không kém địch, còn lượn vòng thì hẹp hơn hẳn F-105. Ta và địch xoay tròn với nhau như những chiếc lá trong cơn lốc trong trạng thái xen kẽ, một chiếc địch một chiếc ta bám đuổi nhau. Hai chiến sĩ của có thời cơ là nổ súng và địch cũng tạo nhiều cơ hội bắn trả.

Qua bảy vòng quần vẫn không phân thắng bại, cái vòng lốc dần dần bị đẩy vào vòng hoả lực mặt đất của sân bay Nội Bài. Đài chỉ huy bổ trợ trên núi Hàm Lợn đã phát huy tốt tác dụng thông báo kịp thời cho hai chiến sĩ lái của ta.

Phát hiện nguy cơ từ mặt đất, chiếc F-105 số hai vội dứt ra định tháo chạy nhưng Võ Văn Mẫn kịp thời giảm độ nghiêng đuổi theo, đến cự ly thích hợp anh bắn hai loạt đạn tiêu diệt đối phương, máy bay địch bốc cháy lao thăng xuống đất . Thấy đồng bọn bị bắn rơi lũ F-105 lạo về hướng chiếc MIG của Võ Văn Mẫn nhưng vấp phải hoả lực phòng không bảo vệ sân bay đánh chặn, bắn cháy một chiếc buộc chúng phải giãn đội hình bay ngược lại. Hai phút sau, Nguyễn Văn Biên bám được một chiếc F-105, anh nổ súng ở cự ly 400 mét bắn rơi chiếc thứ hai.

Trận không chiến diễn ra trên đỉnh sân bay rất quyết liệt Đài chỉ huy sân bay dưới mặt đất đã nhiều lần thong báo kịp thời cho hai chiếc MIG tránh đạn. Mặc dù đã cơ động tránh đạn rất tốt xong máy bay của Mẫn vẫn bị đạn địch bắn vào cánh với nhiều lỗ thủng. Các trận địa pháo phòng không ở sân bay cũng phát huy hoả lực kịp thời yểm trợ cho máy bay ta, buộc địch phải tháo chạy.

Lúc đó, Nguyễn Văn Biên và Võ Văn Mẫn đã hợp lại với nhau bay một vòng rồi hạ cánh an toàn xuống sân bay Gia Lâm theo lệnh của mặt đất.

Với chiến thắng bắn rơi hai máy bay địch ngay trên vùng trời sân bay, bảo vệ an toàn lực lượng của mình các chiến sĩ phi công Trung đoàn không quân 923 được sự hiệp đồng của lực lượng phòng không mặt đất đã lập một chiến công xuất sắc hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách đánh của MiG-17, vấn đề chỉ huy, dẫn đường của hệ thống đài chỉ huy ở sân bay và các đài bổ trợ mặt đất bảo đảm cho không quân phát huy ưu thế trong chiến đấu, vấn đề hiệp đồng chiến đấu giữa không quân và hoả lực phòng không mặt đất... được bổ sung thêm nhiều điểm mới, góp phần làm phong phú nghệ thuật tác chiến của không quân. Cách đánh "quần vòng ở độ cao thấp" của máy bay MIG-17 bắt đầu hình thành từ trận đánh này.


Theo VN Air Losses, F-105D 59-1755 do trung úy Stephen W. Diamond lái thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (Thái Lan) bị MiG-17 của Võ Văn Mẫn tấn công và bắn hạ trên vùng trời Phúc Yên. Phi công được cho là đã nhảy dù nhưng sau đó mất tích và được ghi nhận là đã chết.

MiG-17/19 Units thì lại cho rằng chiếc F-105D này do Nguyễn Biên bắn hạ với dẫn chứng là gun camera của Nguyễn Biên.

Chiếc F-105D này thuộc biên đội có nhiệm vụ không kích các kho dự trữ nhiên liệu (POL). Các tài liệu Mỹ đều không đề cập đến việc sử dụng F-105 để tìm diệt MiG. LS QC PKKQ của ta cũng viết rằng tốp F-105 này vào đánh kho dầu Đông Anh.

Như vậy ta claim 2 F-105D, Mỹ công nhận 1. Phía ta không có tổn thất.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 09:32:35 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #152 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 11:57:45 am »

Theo LS e923, ngày 29/07/66 biên đội 2 MiG-17 của trung đoàn 923 gồm Trần Huyền (số 1) và Võ Văn Mẫn (số 2) bắn rơi 1 C-47 trên vùng trời Mai Châu - Hoà Bình. VN Air Losses xác nhận ngày 29/07/66, RC-47D 43-48388 thuộc phi đoàn đặc biệt 606 (ACS), không đoàn hỗ trợ tác chiến 634 (CSG) KQ Mỹ ở sân bay Nakhon Phanom bị MiG-17 bắn rơi làm toàn bộ tổ lái 8 người chết. Chiếc RC-47D này đang làm nhiệm vụ trinh sát ở khu vực Sầm Nưa (Lào) ở sát biên giới với BVN và có thể đã vượt qua biên giới.

Đây được coi là 1 thành công lớn của KQNDVN. Trước đó phía Mỹ vẫn thường phát hiện MiG hoạt động gần biên giới Lào nhưng đã cho rằng họ không gây đe dọa tới các máy bay hoạt động ở Sầm Nưa.



Hình ảnh chiếc RC-47D bị bắn hạ.


Theo Clashes, tính đến hết tháng 07/66, tổn thất của 2 bên như sau:
- F-4 bắn hạ 14 MiG-17 (5 do F-4B của HQ), tổn thất 1; hạ 2 MiG-21, tổn thất 0. Tỷ lệ 16/1.
- F-8 bắn hạ 4 MiG-17, tổn thất 2.
- F-105 bắn hạ 1 MiG-17 và bắn bị thương 4, tổn thất 3 và bị thương 7.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 09:35:22 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #153 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 08:46:14 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều ngày 12 tháng 8 năm 1966, sau khi nhận được tin địch sẽ tổ chức đánh các mục tiêu xung quanh Hà Nội và Hải Phòng, thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Nguyễn Văn Tiên đã chỉ thị cho MIG-17 và MIG-21 sẵn sàng xuất kích. Ý định tổ chức đánh phối hợp, hiệp đồng được nhanh chóng truyền đạt xuống sở chỉ huy Trung đoàn 923 và Trung đoàn 921. Quyết tâm đánh địch bay vào từ phía Yên Châu lên Yên Bái-Tuyên Quang của thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Lê Oánh đã được Quân chủng đồng ý và trên cũng quyết định dùng MiG-21 làm nhiệm vụ yểm hộ. Kíp trực ban dẫn đường Quân chủng chịu trách nhiệm dẫn chính, còn các kíp trực ban dẫn đường của hai trung đoàn không quân đảm nhiệm dẫn bổ trợ.

16 giờ 37 phút, trên mạng B1 xuất hiện địch. Ban đầu chúng bay vào đúng theo dự tính của ta, nhưng sau đó lại lên Nghĩa Lộ. 16 giờ 39 phút, ra-đa dẫn đường phát hiện 1 tốp ở đông Phù Yên 25km, vừa vòng cơ động vừa chuyển dịch dần vị trí và cũng lên Nghĩa Lộ. Qua tính toán khái quát của trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên, thủ trưởng Nguyễn Văn Tiên quyết định cho MiG-17, MiG-21 vào cấp 1 và yêu cầu dẫn đường điều chỉnh cách dẫn.

16 giờ 49 phút, đôi bay MiG-17 đánh chính: Phan Văn Túc-số 1 và Lưu Huy Chao-số 2 cất cánh từ Gia Lâm, bay theo sông Hồng, qua Sơn Tây, Thanh Sơn; đến đông Vạn Yên 25km vòng phải vào khu chiến đông nam Nghĩa Lộ 25km. 16 giờ 57 phút, đôi MiG-21 yểm hộ cất cánh từ Nội Bài, bay theo triền phía tây dãy Tam Đảo lên phía Sơn Dương. Tại khu chiến, trực ban dẫn đường Quân chủng Nguyễn Văn Chuyên dẫn đôi đánh chính vào phía sau địch với góc 30 độ, số 1 phát hiện F-105, 15km. Ta chủ động không chiến, phi công Lưu Huy Chao bắn rơi 1 F-105, sau đó tách tốp, xuống thấp và thoát ly theo hướng đông nam. Đúng lúc đó, 2 chiếc MiG-21 đã được dẫn từ Sơn Dương ra nam Yên Bái 15km và có mặt yểm hộ ngay trên hướng rút về của MIG-17. MIG-17 bay cắt qua sông Hồng, rồi xuôi theo phía bờ bắc về Gia Lâm. MiG-21 vòng trái qua khu chiến, bay xuống Thanh Sơn, rồi vòng ngược lên hướng bắc, cách Đoan Hùng 15km thì vòng phải về Nội Bài. Kíp trực ban dẫn đường Quân chủng đã dẫn chính thành công 1 tốp MiG-17 đánh chính và 1 tốp MiG-21 yểm hộ, từ hai sân bay khác nhau, hoạt động đúng ý định tác chiến của người chỉ huy, các kíp trực ban dẫn đường trung đoàn không quân đã cho cất cánh đúng yêu cầu và dẫn phi công về hạ cánh an toàn.


Theo Clashes, ngày 12/08/66, 2 F-105D thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 từ sân bay Takhli (Thái Lan) bị bắn rơi trên vùng trời Thái Nguyên nhưng đều do hỏa lực PK mặt đất.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2010, 04:48:12 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #154 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 08:48:33 pm »

Theo LS e923, ngày 17/08/66 biên đội 2 MiG-17 thuộc trung đoàn 923 do Mai Đức Toại và Nguyễn Biên lái bắn rơi 1 máy bay (không rõ loại). Tài liệu Mỹ không ghi nhận tổn thất nào về máy bay trong ngày này.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #155 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 08:52:24 pm »

Theo LS e923:

Tiếp đó, ngày 17 tháng 8, biên đội Lê Quang Trung - Ngô Đức Mai và biên đội Nguyễn Biên - Phan Văn Túc cất cánh từ hai sân bay Nội Bài và Gia Lâm đã hiệp đồng chiến đấu bảo vệ Hà Nội. Hai biên đội đã phá tan âm mưu dùng tốp nhỏ bay thấp bất ngờ vào đánh cầu Đuống góp phần bảo vệ an toàn mục tiêu. Phi công Lê Quang Trung bắn rơi 1 F-105, hai biên đội hạ cánh an toàn.

Theo Clashes, ngày 17/08/66 có 3 F-105D thuộc phi đoàn 333 và 354, không đoàn 355 và phi đoàn 469, không đoàn 388 bị bắn rơi trên vùng trời Thái Nguyên nhưng đều do hỏa lực PK mặt đất.

Theo LS dẫn đường KQ, cũng trong ngày 17/08/66, MiG-21 xuất kích và tấn công F-105 bằng tên lửa nhưng không bắn rơi được địch.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #156 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2010, 09:05:26 pm »

Theo LS e923:

Ngày 18 tháng 8, nhận định địch sẽ vào đánh Hà Nội với số lượng đông hơn, trung đoàn chỉ thị cho bộ phận thợ máy chuẩn bị máy bay thật tốt và lệnh cho hai biên đội trực chiến đấu sẵn sàng chiến đấu cao. Vào trận, biên đội thứ nhất Lê Quang Trung và Lưu Đức Sĩ quần nhau với địch ở khu vực Tam Đảo. Hai phi công đã liên tiếp áp sát địch và nổ súng nhưng chưa trúng máy bay địch. Biên đội thứ hai gồm Phạm Thành Chung và Nguyễn Thế Hôn cất cánh khẩn cấp phải đối đầu với 8 F-105 vào đánh cầu Đuống. Tuy ta ít, địch đông lại gặp phải đối tượng vừa tiêm kích vừa cường kích nhưng hai chiến sĩ lái đã bình tĩnh xử lý tránh tên lửa địch và dũng cảm lao vào đánh tốp đi đầu Trận đánh đã phá tan âm mưu vào đánh cầu Đuống của địch, buộc chúng phải vứt bom bừa bãi ngoài khu vực mực tiêu rồi bỏ chạy. Ta bắn cháy một máy bay F-105 nhưng phi công Phạm Thành Chung đã anh dũng hy sinh.

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 18/08/66, biên đội 4 F-105D thuộc phi đoàn 34, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat đang làm nhiệm vụ chế áp SAM thì phát hiện 2 MiG-17. 1 chiếc MiG đi đầu khai hỏa nhằm vào chiếc F-105D đi đầu. Số 2 cơ động vào phía sau chiếc MiG này và bắn khoảng 200 viên đạn cannon 20mm từ cự ly 400-600ft (120-180m). MiG bốc cháy và đâm xuống đất. Toàn bộ trận đánh diễn ra trong dưới 2 phút. CHiếc MiG còn lại rút lui.

Theo USAF F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 60-458 mật danh Honda 2 do thiếu tá Kenneth T. Blank lái.


Tài liệu Mỹ chỉ ghi nhận trong ngày 18/08/66 mất 1 F-8E của HQ ở Vinh do PK mặt đất.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #157 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 04:20:53 pm »

Theo LS e923:

Ngày 22 tháng 8, hai biên đội MIG-17 của trung đoàn đã chiến đấu với số lượng lớn máy bay F-105 vừa tiêm kích vừa cường kích vào đánh phá các mục tiêu phía bắc Hà Nội. Vấp phải sự chặn đánh quyết liệt của trung đoàn, đội hình địch bị phá vỡ vội quăng bom bừa bãi và bỏ dở kế hoạch đánh phá. Ta đã bắn cháy 2 F-105 nhưng một phi công ta - đồng chí Nguyễn Kim Tu nhảy dù ở độ cao quá thấp (70m) đã anh dũng hy sinh.


Tài liệu Mỹ không ghi nhận tổn thất nào do MiG, cũng không ghi nhận bắn rơi chiếc MiG nào.

Tổng kết của trung đoàn 923 trong tháng 8 là 5 lần xuất kích bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương 2 chiếc khác, hy sinh 2 phi công.

Theo tài liệu Mỹ, trong tháng 8 chỉ có 10 vụ đụng độ giữa 2 bên, không có tổn thất nào cho phía Mỹ do MiG, bắn rơi 1 MiG-17 hôm 18/08/66.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #158 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 04:32:38 pm »

Theo LS e923:

Ngày 5 tháng 9, biên đội trực chiến gồm Nguyễn Văn Bảy (số 1) và Võ Văn Mẫn (số 2) đã phải chịu đựng cái nóng nắng gay gắt. Buổi sáng không quân địch đã tổ chức vào đánh cầu Họ, cầu Sắt và khu vực Bình Lục- Nam Hà. Trời đã về chiều nhưng cả biên đội và các thành phần trực chiến vẫn ở tư thế sẵn sàng.

16 giờ 30 phút, được lệnh cất cánh, theo sự dẫn đường của mặt đất biên đội đã tới khu vực Phủ Lý, Nam Định.

Sở chỉ huy thông báo: phía trước có địch!

Nguyễn Văn Bảy nhanh chóng phát hiện hai máy bay địch phía trước bên phải khoảng 30km ở cao độ từ 1800 đến 2000m. Biên đội trưởng nhanh chóng thông báo cho số 2 rồi vứt thùng dầu phụ và tăng lực vọt lên độ cao 1500 mét tiếp địch. Phát hiện có máy bay MIG, chiếc F-8 tăng lực luồn qua đám mây để chạy nhưng Nguyễn Văn Bảy phán đoán chính xác đường bay của địch. Anh không lượn vòng đuổi theo mà lợi dụng kẽ hở giữa hai đám mây xuyên qua cắt bán kính chặn địch. Do tốc độ lớn nên máy bay ta bị soãi ra ngoài nhưng Bảy đã kịp thời ép độ nghiêng. Lúc đó chiếc F-8 thứ hai vòng ra. Khi còn cách địch khoảng 400, 500m Nguyễn Văn Bảy liền nổ súng, đạn lệch trái. Anh hiệu chỉnh đường ngắm và bắn loạt thứ hai trúng buồng lái chiếc F-8 khiến nó lật nghiêng. Bảy bồi tiếp loạt đạn thứ ba chiếc F-8 bốc cháy rồi lao thẳng xuống đất. Trong khi số một công kích, số 2 Võ Văn Mẫn luôn bám sát yểm hộ cho biên đội trưởng. Khi thấy máy bay địch bốc cháy, quan sát phía sau không có gì uy hiếp, Võ Văn Mẫn vọt lên phía trước lao vào công kích chiếc F-8 số 1. Nguyễn Văn Bảy hô to: "Bình tĩnh, có tôi yểm hộ!". Như tiếp thêm sức lực, Võ Văn Mẫn tiếp cận tới cự ly khoảng 400, 500 mét anh liền nổ súng nhưng loạt đầu không trúng. Anh vào gần hơn bắn liền ba loạt. Máy bay địch bốc cháy rồi lao xuống đất. Sau khi diệt gọn cả tốp hai chiếc F-8, Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn giữ vững đội hình thực hành hạ cánh an toàn tại sân bay Gia Lâm. Lúc đó là 16 giờ 49 phút.

Đây là một trận đánh xuất sắc của Trung đoàn 923 nó diễn ra chớp nhoáng, địch hoàn toàn bất ngờ khi phát hiện ra máy bay ta chúng đã bị tiến công và bắn rơi (Từ lúc cất cánh đến khi hạ cánh an toàn có 19 phút!) Do nắm vững thời cơ, trung đoàn đã cho biên đội xuất kích kịp thời đánh vào đợt hoạt động cuối cùng trong ngày nên chúng chủ quan và bị ta diệt gọn cả tốp. Trong thực hành chiến đấu các chiến sĩ lái đã dũng cảm mưu trí vận dụng tốt chiến thuật xạ kích: bắn gần, bắn mãnh liệt và bắn rơi tại chỗ (Do bắn quá gần nên ba mảnh mê ca của nắp buồng lái chiếc F-8 lọt vào ống dẫn khí của máy bay do Võ Văn Mẫn lái. Hồ sơ 223 năm 1966 – Tổng kết trận chiến đấu trên không ngày 5-9-1966 do thiếu tá Trần Thuyết, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 ký).


Theo VN Air Losses, ngày 05/09/66, biên đội 2 F-8E thuộc phi đoàn 111 HQ Mỹ trên TSB Oriskany bị MiG-17 tấn công bất ngờ trên vùng trời Ninh Bình. Cả 2 chiếc F-8E đều trúng đạn cannon, trong đó F-8E 15-0986 do Đại úy Wilfred K. Abbott lái bị bắn rơi, phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Như vậy ta claim 2 F-8E, Mỹ công nhận 1 bị bắn rơi và 1 bị thương. Phía ta không có tổn thất.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2010, 04:43:13 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #159 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2010, 04:42:48 pm »

Theo LS e923:

Ngày 16 tháng 9, biên đội MIG-17 gồm Hồ Văn Quỳ (số 1), Đỗ Huy Hoàng (số 2), Nguyễn Văn Bảy (số 3), Võ Văn Mẫn (số 4) được lệnh cất cánh đánh địch trên vùng trời Đông Bắc. Biên đội cất cánh từ sân bay Gia Lâm bay về hướng Phả Lại - Đông Triều (Quảng Ninh). Đến Phả Lại phát hiện địch, biên đội triển khai đội hình vào công kích ở độ cao 700m. Biên đội ta và bốn chiếc máy bay F-4C của Mỹ quần nhau trên bầu trời khu vực núi Năm Mẫu, hai bên xen kẽ quần nhau, địch 4 lần phóng 8 quả tên lửa song MIG ta tránh được, kết quả ta bắn rơi hai F-4C của địch và bắn bị thương một chiếc F-4C khác. Ta hạ cánh an toàn trở về.

Theo VN Air Losses, ngày 16/09/66, biên đội 4 F-4C mật danh Moonglow thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan) đánh phá cầu Đáp Cầu đã bị MiG tấn công. F-4C 63-7643 bị trúng đạn cannon và đâm xuống đất cách sân bay Kép khoảng 24km về phía đông nam. Trong số 2 phi công lái, thiếu tá John L. Robertson chết, trung úy Hubert E. Buchanan nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 16/09/66, biên đội 3 F-4C thuộc phi đoàn 555 đang làm nhiệm vụ không kích/tuần phòng ở khu vực cầu Đáp Cầu thì phát hiện ít nhất 4 MiG-17. Trong trận đánh, F-4C chỉ huy bắn toàn bộ AIM-9 và 2 AIM-7 vào MiG nhưng đều không trúng. Số 3 không chiến với 2 chiếc MiG và không quay về.

Trong khi số 4 cố gắng tiếp cận phía sau 1 chiếc MiG để bắn AIM-9, MiG chậm nhưng cơ động hơn ngoặt gấp và vào vị trí ở phía sau F-4. Khi MiG bắt đầu khai hỏa cannon 23mm, F-4 bật tăng lực, vòng về bên trái sau đó về bên phải để thoát. Sau đó F thả bom và thùng dầu phụ để tiếp tục không chiến. F phát hiện 1 MiG khác phía trước nhưng không thể bắt được tín hiệu radar để bắn AIM-7 nên vượt qua chiếc MiG, bật tăng lực lần nữa và vòng về bên phải và lại thấy 1 MiG nữa ở góc 12h. F-4 khai hỏa 2 tên lửa, sau đó ngoặt trái và trở về phải để tránh 1 chiếc MiG đang bắt đầu nhằm bắn. Trong khi cải bằng phi công F quan sát thấy mảnh vụn và 1 phi công nhảy dù.


Theo USAF F-4 MiG Killers, ngày 16/09/66, F-4C 63-7650 mật danh Jupiter 4 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 do trung úy Jerry W. Jameson và trung úy Douglas B. Rose lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng AIM-9B.





F-4C 63-7650 và tổ bay Jupiter 4.

Tổng kết:
- Ta claim bắn hạ 2 và bắn bị thương 1 F-4C, Mỹ công nhận 1 F-4C bị hạ.
- Mỹ claim bắn hạ 1 MiG-17, ta không công nhận.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2010, 06:21:08 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM