Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:07:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 342913 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
littlerock
Thành viên
*
Bài viết: 18



« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2009, 10:12:56 pm »

This video has been removed due to terms of use violation.
Hôm nay em mở mấy cái link trang đầu của bác OldBuff thì đều thấy cái dòng này.
Logged
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #51 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2009, 11:02:07 am »

Gửi hai bác Trucdang và Trâu Già,
Tôi chia sẻ ý định làm Clip quá. Cũng điên tiết vì sách của chúng nó toàn "Mig Killer.." hết, trong khi những thằng đấy đồng thời cũng là "Killed by Mig". Chúng nó có phương tiện, tiền bạc, nhưng cũng chẳng phải để giải trí đâu. Muốn cho bọn trẻ con đánh lại chiến tranh đấy. Ta siêu về tuyên truyền nhưng cũng chẳng lại với các bạn tư bản, nhiều tiền lắm súng, tô vẽ cho chúng nó, rửa nhục thua thằng bé con, nên cũng chẳng từ cách gì để bóp lịch sử.
Không quân mình đánh nó trên thế yếu hơn nhiều, nhưng cũng thắng vẻ vang, xứng đáng là đối thủ của một lực lượng không quân mạnh nhất thế giới. Làm sao cho bọn trẻ biết thêm về những trận đánh trên không của cha anh chúng.
Tôi có thấy bọn trẻ chơi Game cũng đi sưu tầm tư liệu về không quân ta ghê lắm. Bây giờ muốn làm gì trước hết phải có Mạnh thường quân, còn kỹ nghệ IT thì bọn trẻ làm được ngon.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #52 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2009, 05:54:19 pm »

Ta siêu về tuyên truyền nhưng cũng chẳng lại với các bạn tư bản, nhiều tiền lắm súng, tô vẽ cho chúng nó, rửa nhục thua thằng bé con, nên cũng chẳng từ cách gì để bóp lịch sử.

Ơ, bác, có gì mà bác bức xúc thế. Con ai nấy khen, xấu che tốt khoe ai cũng như ai cả. Bọn nó viết khách quan được thì nên khen, còn không khách quan thì cũng chả thể trách được (cứ đọc sách ta thì biết  Wink ) Thôi thì bên nào tô bên đấy, để đồng bào cả thế giới đọc được cả hai bên rồi tự kết luận thôi.
Logged
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #53 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2009, 08:37:15 pm »

Ơ bác Altus làm sao thế. Nó không khách quan thì tôi chê, nó nói láo thì tôi ghét, với ta cũng thế thôi. Nếu hòa cả làng thì ta làm diễn đàn này làm gì.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #54 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2009, 09:01:49 pm »

Ơ bác Altus làm sao thế. Nó không khách quan thì tôi chê, nó nói láo thì tôi ghét, với ta cũng thế thôi.

À tại vì tôi thấy bác có vẻ hơi dị ứng với chuyện "bóp lịch sử". Nhân chi sơ là tính thích bóp, cái gì hay lịch sử cũng vậy. Dị ứng thế thì mãn tính, tìm kiểu khác chả hơn hở bác.  Wink
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2009, 10:09:17 am »

Sự kiện và bối cảnh


16/03/1964: Bộ trưởng QP Mỹ McNamara đề xuất tiến hành các hoạt động quân sự nhằm gây sức ép với Bắc VN, trong đó bao gồm các hoạt động không kích trả đũa do KQ VNCH và không kích các mục tiêu quân sự, công nghiệp miền Bắc do KQ Mỹ tiến hành. Ngày 17/03/1964 trong cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, Tổng thống Johnson chấp nhận các ý kiến trên và yêu cầu nhanh chóng xây dựng kế hoạch chuẩn bị.

17/04/1964: Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ phê chuẩn kế hoạch chuẩn bị đánh phá 94 mục tiêu quan trọng ở miền Bắc Việt Nam (kế hoạch 37-64).

05/08/1964: Lấy cớ trả đũa việc tàu chiến Mỹ bị HQNDVN tấn công ở "hải phận quốc tế" hôm 02/08 và 04/08, trưa 05/08/1964 HQ Mỹ mở chiến dịch Pierce Arrow với 64 máy bay từ 2 tàu sân bay Constellation, Ticonderoga đánh phá kho dầu thành phố Vinh cùng các căn cứ HQNDVN tại Bãi Cháy (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa) và sông Gianh (Quảng Bình). Lực lượng PK VN bắn rơi 1 A-1H và 1 A-4C, tiêu diệt 1 phi công và bắt sống trung úy phi công Everett Alvarez.

06/08/1964: Toàn bộ lực lượng của trung đoàn tiêm kích 921 KQNDVN chuyển từ sân bay Mông Tự (TQ) về sân bay Nội Bài và bắt đầu bước vào trực ban chiến đấu.

07/08/1964: Quốc hội Mỹ phê chuẩn "Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ", cho phép Tổng thống quyền sử dụng các biện pháp cần thiết, kể cả dùng lực lượng vũ trang để "bảo vệ Đông Nam Á".

07/02/1965: Lấy cớ trả đũa việc đặc công VN tập kích trại lính Mỹ và sân bay Pleiku, Mỹ và VNCH mở chiến dịch không kích Flamming Dart I. Trưa 07/02/1965, 49 máy bay của HQ Mỹ từ 2 tàu sân bay Coral Sea, Hancock đánh phá doanh trại của sư đoàn bộ binh 325 QDNDVN ở Đồng Hới (Quảng Bình). Lực lượng PK VN bắn rơi 1 máy bay A-4E, tiêu diệt phi công và bắn bị thương 7 máy bay khác. Đồng thời trưa 08/02/1965, 26 máy bay A-1H của KQ VNCH được các phi đội A-1E và F-100 của KQ Mỹ phối hợp yểm trợ đánh phá khu vực Hồ Xá (Vĩnh Linh) và Đồng Hới (Quảng Bình). Lực lượng PK VN bắn rơi 1 máy bay A-1H của KQ VNCH và bắn bị thương 15 chiếc khác.

11/02/1965: Lấy cớ trả đũa việc đặc công VN đánh bom doanh trại quân Mỹ ở Quy Nhơn,  trưa 11/02/1965 HQ Mỹ tiếp tục mở chiến dịch Flamming Dart 2 với 99 máy bay từ 3 tàu sân bay Coral Sea, Hancock, Ranger đánh phá Đồng Hới (Quảng Bình). Lực lượng PK VN bắn rơi 1 F-8D và 1 A-4C, bắt sống thiếu tá phi công Robert Harper Shumaker.

13/02/1965: Tổng thống Mỹ Johnson quyết định tiến hành mở chiến dịch không kích miền Bắc VN mang tên "Rolling Thunder" nhằm gây sức ép buộc miền Bắc ngừng chi viện miền Nam và bước vào đàm phán kết thúc chiến tranh với các điều khoản có lợi cho Mỹ và VNCH.

02/03/1965: KQ Mỹ chính thức mở màn chiến dịch Rolling Thunder với 44 F-105, 40 F-100, 7 RF-101, 20 B-57 cùng 10 A-1 của KQ VNCH xuất phát từ các căn cứ Đà Nẵng, Korat (Thái Lan), Takhli (Thái Lan) đánh phá các mục tiêu ở Vĩnh Linh và Quảng Bình. Lực lượng PK VN bắn rơi 2 F-100D và 3 F-105D, bắt sống trung úy phi công Hayden James Lockhart. Đến 15/03/1965, HQ Mỹ cũng bắt đầu tham gia vào chiến dịch. Các cuộc không kích miền Bắc được KQ và HQ Mỹ duy trì đều đặn hàng tuần.

03/04/1965: Lần đầu tiên trung đoàn tiêm kích 921 xuất kích đánh địch trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hóa). Cuộc chiến không đối không giữa KQNDVN với không lực của HQ và KQ Mỹ chính thức bắt đầu.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2009, 10:16:25 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2009, 10:12:51 am »

Tương quan lực lượng


KQNDVN

Đơn vị tiêm kích duy nhất của KQNDVN khi cuộc chiến không đối không bắt đầu là trung đoàn 921 (đoàn Sao Đỏ) do trung tá Đào Đình Luyện làm trung đoàn trưởng. Lực lượng của trung đoàn gồm 32 máy bay tiêm kích MiG-17 và 36 phi công (kể cả cán bộ trung đoàn) chia thành 3 đại đội bay. Căn cứ đặt tại sân bay Nội Bài.
- Đại đội 11 biên chế 12 MiG-17 do Nguyễn Xuân Hảo chỉ huy.
- Đại đội 12 biên chế 12 MiG-17 do Vũ Hiếu chỉ huy.
- Đại đội 13 biên chế 8 MiG-17 và 4 MiG-15 (huấn luyện) do Nguyễn Quang Khanh chỉ huy.


Trung tá Đào Đình Luyện, trung đoàn trưởng 921.


KQ và HQ Mỹ

Tại thời điểm tháng 04/1965, lực lượng KQ của HQ Mỹ tham gia chiến dịch Rolling Thunder gồm 3 không đoàn KQ thuộc 3 tàu sân bay:
-   Tàu sân bay Ranger: không đoàn 9 (CVW-9) gồm 2 phi đoàn F-4 (VF-92, VF-96), 2 phi đoàn A-4 (VA-93, VA-94), 1 phi đoàn A-1 (VA-95) và 1 số đơn vị khác.
-   Tàu sân bay Hancock: không đoàn 21 (CVW-21)gồm 2 phi đoàn F-8 (VF-24, VF-211), 2 phi đoàn A-4 (VA-212, VA-216), 1 phi đoàn A-1 (VA-215) và 1 số đơn vị khác.
-   Tàu sân bay Coral Sea: không đoàn 15 (CVW-15) gồm 1 phi đoàn F-4 (VF-151), 1 phi đoàn F-8 (VF-154), 2 phi đoàn F-8 (VA-153, VA-155), 1 phi đoàn A-1 (VA-165), 1 phi đoàn A-3 (VAH-2) và 1 số đơn vị khác.

Lực lượng của KQ Mỹ tham gia chiến dịch Rolling Thunder tại thời điểm tháng 04/1965 được triển khai từ các căn cứ không quân:
-   Căn cứ Đà Nẵng: 2 phi đoàn F-100 (613 TFS, 428 TFS), 1 phi đoàn F-104 (476 TFS) và 1 số đơn vị khác.
-   Căn cứ Korat (Thái Lan): 3 phi đoàn F-105 (67 TFS, 44 TFS, 354 TFS).
-   Căn cứ Takhli (Thái Lan): 1 phi đoàn F-105 (36 TFS), 2 phi đoàn F-100 (428 TFS, 563 TFS) và 1 số đơn vị khác.
-   Căn cứ Ubon (Thái Lan): 1 phi đoàn F-4 (45 TFS) và 1 số đơn vị khác.

Ghi chú: 1 phi đoàn (squadron) của Mỹ có khoảng 18 máy bay.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 09:49:26 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2009, 11:24:17 am »

Vũ khí


MiG-17 Fresco - KQNDVN

Theo MiG-17&MiG-19 Units thì ban đầu trung đoàn 921 sử dụng loại phiên bản MiG-17 Fresco A do TQ sản xuất với tên gọi J-5.


MiG-17 Fresco

Thông số kỹ thuật:
- Dài: 11,1m.
- Sải cánh: 9,64m.
- Trọng lượng: 6705kg.
- Vận tốc tối đa: 311m/s.
- Vũ khí: 1 pháo N-37D 37mm với 40 viên đạn và 2 pháo NR-23 23mm với 80 viên đạn/khẩu.


F-8 Crusader - HQ Mỹ


F-8 Crusader

Thông số kỹ thuật:
- Dài: 16,54m.
- Sải cánh: 10,87m.
- Trọng lượng chiến đấu tối đa: 11.111,65kg.
- Vận tốc tối đa: Mach 1.5+.
- Vũ khí: 4 pháo Mk.12 20mm với 500 viên đạn, 2-4 tên lửa đối không AIM-9.


F-105 Thunderchief - KQ Mỹ


F-105 Thunderchief

Thông số kỹ thuật:
- Dài: 20,42m.
- Sải cánh: 10,64m.
- Trọng lượng: 24779kg.
- Vận tốc tối đa: 371,41m/s.
- Vũ khí: 1 pháo M-61 20mm, 4 tên lửa đối không AIM-9.


F-4 Phantom II - KQ và HQ Mỹ


F-4 Phantom II

Thông số kỹ thuật:
- Dài: 19,1m.
- Sải cánh: 11,8m.
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 27900kg.
- Vận tốc tối đa: >715m/s.
- Vũ khí: 4 tên lửa đối không AIM-9, 4 tên lửa đối không AIM-7.



Tên lửa không đối không loại tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder, trọng lượng 85,5kg, đầu đạn 11,35kg, vận tốc Mach 2.5, tầm bắn khoảng 1,6km.


Tên lửa không đối không loại dẫn bắn bằng radar AIM-7 Sparrow, trọng lượng 225kg, đầu đạn 29,51kg, tầm bắn khoảng 4,8km từ phía sau.


(Ghi chú: thông số các loại máy bay đều được lấy từ globalsecurity.org. Bác nào có nguồn đáng tin cậy hơn xin bổ sung giúp, thanks).


Phân tích các loại vũ khí trong Clashes, trích từ topic bên TTVNOL.

Lực lượng oanh kích chính của KQ Mỹ ở miền Bắc Việt nam trong chiến dịch Sấm Rền là F105 Thần sấm. F105 B ban đầu được thiết kế là máy bay ném bom nguyên tử chiến thuật tầm xa, bay thấp dùng ở Châu Âu. Nó có cánh bé để bay nhanh và khoang mang bom hạt nhân. F105 D với hình dáng gần như giống hệt được phát triển làm máy bay ném bom hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với thùng dầu ở vị trí khoang chứa bom.

F105 gặp vấn đề lớn về bảo trì, nhưng đã được giải quyết trước chiến dịch. Đa số F105 model có một phi công, nhưng cũng có F105F 2 phi công dùng cho các sứ mệnh đặc biệt.

F105 là loại máy bay nhanh nhất thế giới ở tầm thấp, và cho dù được thiết kế chuyên biệt cho ném bom, trong chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder), F105 kịch chiến với Mig nhiều hơn so với toàn bộ các máy bay khác cộng lại.

F105 mang khẩu hoả diệm sơn M-61 (20mm - Vulcan), với tốc độ bắn 6,000 viên /phút, và khi sử dụng như tiêm kích (ít khi thôi), có thể mang 4 tên lửa tầm nhiệt Aim-9 sidewinder treo ở hai giá đúp. Giá đúp này gây ra nhiều sức cản, và làm giảm khối lượng bom đạn mang theo, nên ít khi F105 mang Aim9 trong các phi vụ ném bom. Vì cánh nhỏ nên cung cấp rất ít lực nâng cho F105 khi ngoặt, nó nổi tiếng vì kém cơ động, nhưng bất chấp khả năng lượn kém, khẩu cannon và tốc độ cao sau khi đã vứt bom khiến cho chiếc F105 được điều khiển tốt rất hữu dụng trong các cuộc không chiến trống lại Mig17.

Một nửa các đơn vị air-to-air của Hải quân Mỹ trang bị F8 một ghế, một máy bay tiêm kích không biết thoả hiệp (uncompromising air superiority fighter). Nhanh và cơ động lanh lẹ, trang bị súng 20mm Colt Mark 12 và 2 hoặc 4 tên lửa Sidewinder ở ngang sườn, và một bộ ra đa có khả năng hạn chế. Phi công F8 được huấn luyện đặc biệt tốt với các trận đánh quần vòng (dogfight) và tự hào về thành tích; Họ tin rằng máy bay của họ là loại tốt nhất trong không chiến trên thế giới. F8 xuất kích từ các tàu sân bay loại nhỏ, thuộc thế hệ Project 27 - Charlie, sản xuất từ WW 2: Essex class carriers, Oriskany, Bon Homme Richard, Hancock, Intrepid, Lexington, Ticonderoga, và Shangri La, vốn đều được sửa chữa để vận hành máy bay phản lực.

Cả KQ và HQ sử dụng F4 Phantom II, hai chỗ. Ban đầu F4 được phát triển nhằm đem lại cho HQ lực lượng tiêm kích trang bị ra da và tên lửa, nhưng với performance so impressive, KQ cũng chọn luôn nó làm máy bay chiến đấu đa năng. HQ gọi F4 là F4 B; KQ gán là F4C, nhưng về bản chất chúng là một loại máy bay. Từ lúc đầu, F4C trở thành lực lượng tiêm kích chủ đạo của KQ, nhưng F4B thì chia sẻ nhiệm vụ với F8.

Trên phần lớn các khía cạnh, F4 là một máy bay excelent. Tăng tốc nhanh, bay gấp đôi tốc độ âm thanh ở tầm cao và siêu thanh ở tầm thấp, và có hệ thống ra đa cực mạnh vận hành bởi người phi công thứ hai ngồi ở ghế sau. Ở F4 HQ, phi công ngồi sau là navigator, gọi là RIO (radar intercept officer). Ở F4 KQ, phi công ngồi sau là người vừa mới tốt nghiệp bay, thường được biết đến như GIB (guy in back). F4 của KQ cũng thường mang tổ hợp điều khiển bay dùng cho GIB; F4 HQ thì không .

Khi không chiến, F4 có thể mang tới 8 tên lửa, 4 AIM9 tìm nhiệt và 4 tên lửa dẫn đường bằng rada tầm xa AIM7 Sparrow. THeo xu thế, F4 không trang bị súng, và trên thực tế, ít phi công yêu cầu lắp đặt chúng.

Các tên lửa không đối không mà máy bay Mỹ mang được kỳ vọng sẽ đem lại ưu thế về không chiến. Cả ba loại máy bay đều có thể mang Side winder, một loại tên lửa tìm nhiệt tương đối cũ, được sử dụng hiệu quả trong chiếnt rận năm 1958 bởi những người Quốc gia Trung quốc (Nationalist Chinese). Aim-9b của KQ và HQ vào đầu chiến dịch Sấm Rền nhẹ chỉ 164 pounds với 25 pound đầu nổ (trong đó 10.5 pound là chất nổ) và dễ vận dụng. Khi đầu dò hồng ngoại (infrared seeker) ở đầu Aim-9 cảm nhận được sức nóng từ ống xả động cơ của đích ngắm, tên lửa reo một tín hiệu âm thanh vào tai nghe của phi công. Phi công điều khiển máy bay tiến vào khu vực bắn hiệu dụng của tên lửa (missile envelop [1]) - cơ bản là một hình nón 30 độ, ở sau mục tiêu 1 dặm hoặc ít hơn - và bắn tên lửa, tên lửa sẽ tự lao vào nguồn nóng. Có nhiều ưu thế chiến thuật với tên lửa tìm nhiệt. Giờ đây, thay vì phải tiếp cận trong vòng 2000 feet để dùng cannon, máy bay trang bị tên lửa có thể tấn công từ xa đến gần 1 dặm trong một khu vực rộng phía sau mục tiêu.

Sidewinder có một số nhược điểm. Chiến đấu cơ chỉ có thể mang số lượng ít (4 quả với F4 và F105, và 2 hoặc 4 với F8) bằng giá treo ngoài, và tổ hợp tên lửa - giá treo gây nên lực cản phụ trội làm giảm độ cơ động. Phi công cũng biết rằng Aim9 mới được kiểm tra bằng các mục tiêu ném bom tương đối không cơ động ở độ cao lớn; hiệu quả của Aim9 với mục tiêu tầm thấp đang cơ động vẫn chưa được chứng tỏ (gần như ngay khi Aim9 đưọc đưa vào sử dụng, các phi đội đã nhận thức được vấn đề của tên lửa trong không chiến, và yêu cầu phi công lao xuống thấp và lượn để tránh các tấn công bằng tên lửa tìm nhiệt. Điều gần giống hệt cũng xảy ra với không quân Bắc việt về sau trong chiến dịch Sấm Rền). Dẫu vậy, Aim9 làm tăng đáng kể tiềm năng của máy bay Mỹ, và máy bay địch phải "tôn trọng" nó mà bị giới hạn khả năng cơ động.

Loại Aim7 dẫn bằng Rada dùng cho F4 thậm chí còn cung cấp ưu thế hơn rất nhiều so với Aim9. Đây là loại tên lửa "all-aspect" có thể bắn từ mọi góc độ quanh mục tiêu, thay bằng chỉ bắn từ phía sau. Nó thực sự trở thành điểm đột phá - máy bay So viet không có khả năng này, nên F4 có thể bắn sớm hơn địch thủ nhiều. Aim7 cũng có tầm xa hơn nhiều aim9, vào khoảng 12 dặm nếu tấn công đối đầu và 3 dặm từ phía sau. Sparow nặng 400 pounds, mang đầu đạn 65 pound, để giảm tối thiểu lực cản và không choán nhiều chỗ, nó được treo nửa chìm trong thân của F4.

Aim7 là loại tên lửa bán chủ động "semi-active beam rider" sử dụng kết hợp với F4''s rada tìm và bám mục tiêu. Ở chế độ bình thường, rada như một bóng đèn trong phòng, khi nó bám vào mục tiêu, tia sáng thu hẹp lại thành một flashlight chiếu vào mục tiêu. Aim7 bay theo tia chiếu của Rada, hướng về tia phản xạ từ mục tiêu.

Mặt nhược là để dẫn Aim7 rada phải bám liên tục vào mục tiêu trong toàn bộ thời gian tên lửa đang bay, và thứ tự bắn Aim7 rất mất thời gian và phức tạp. Hơn nữa, Rada và Aim7 không tốt lắm với mcụ tiêu bay phía dưới F4, nhất là ở độ cao thấp, bởi hiện tượng "ground cluster" (kqndvn: nhiễu địa vật) vốn tác động đến tất cả các rada vào thời kỳ đó. Khi tia chiếu của rada chạm đất, nó tạo ra đám phản xạ vào rada, khiến cho gần như không thể nhận dạng một máy bay đang bay thấp hoặc quan sát xuống từ trên cao.

Bởi vì nhiễu địa vật, quy tắc là tấn công mục tiêu cùng độ cao hoặc cao hơn F4 để Aim7 có hiệu quả. Càng cao hơn mặt đất thì càng tốt. Đây là vấn đề chính trong chiến tranh Việt nam.

Đầu đạn của Aim 7 và 9 có đầu nổ proximity fuse, sẽ kích nổ khi tên lửa bay gần mục tiêu mà không cần phải đâm trúng. Mặt nhược là cả hai tên lửa đều có khoảng bắn tối thiểu lớn, là khoảng an toàn để tránh cho tên lửa không nổ ngay khi vừa được bắn. Ở trong khoảng tối thiểu này - khoảng 3000 feets - ngòi nổ sẽ không được kích hoạt; tên lửa bắn trong khoảng này đơn giản chỉ thành một viên đạn lớn, đắt đỏ, và đần độn. Khoảng bắn tối thìểu này lại là bắt đầu của khoảng bắn hiệu quả của cannon (không tồn tại ở F4), có hiệu quả hơn ở tầm gần. Cannon bị coi là quá khứ, người ta nói McNamara đã bảo rằng trong chiến tranh hiện đại, ý tưởng gắn Cannon cho máy bay là cổ hủ như là mũi tên và cây cung.

Trên giấy tờ cả ba loại máy bay của KQ Mỹ hơn hẳn Mig17 ở vũ khí và tính năng. Chúng bay nhanh hơn âm thanh, trong khi Mig17 bay dưới tốc độ âm thanh, dù có thể ngoặt tốt hơn. Mig17 không có tê lửa không đối không, nên phải dựa vào cannon: 2 súng 23 mm và 1 súng 37mm. Hai loại này nặng hơn rất nhiều loại dùng trên máy bay Mỹ vì được nhắm đến đánh chặn máy bay ném bom, và có tốc độ bắn chậm.

Một loạt bắn 2 giây của Mig17 chỉ có 69 viên đạn, trong khi US M-61 của F105 có thể bắn tới 175 viên và Mark 12 của F8 bắn 160 viên. Nhưng cannon của Mig17 có tầm rất xa, khoảng 5000 feet - và trọng lượng đạn rất nặng, khoảng 70.3 pound cho 2 giây bắn, trong khi con số đó là 38.6 và 35.2 cho F105 và F8. Phi công ở Ctranh TTiên cho rằng tốc độ bắn này quá chậm cho không chiến, nhưng nó lại cho phép Mig17 có thể diệt mục tiêu bẳng chỉ một lucky hit. Tuy nhiên, Mig17 chỉ có đủ đạn cho 5 giây, trong khi F105 và F8 có 10 giây.

Chổi quét bụi (Feather Duster)
Dù có máy bay tốt hơn, KQ cho rằng kỹ năng không chiến chống lại mục tiêu nhỏ và cơ động như Mig17 đã suy giảm đáng kể và gây lo lắng. Khônglâu sau khi không chiến bắt đầu, KQ có chương trình Feather Duster để tìm chiến thuật hiệu quả cho F105 và F4 chống lại Mig17. Họ dùng F-86, một loại tương tự Mig17 để mô phỏng.
....
Kết quả cho thấy máy bay Mỹ to và nặng hơn nhiều máy bay so viet có ưu thế ở tộc độ cao và độ cao thấp, trong khi Mig nhẹ và ngoặt tốt ở tốc độ thấp và độ cao cao. Trừ phi F không ngoặt theo Mig, nó giữ ưu thế, còn khi đã vòng tiếp cận, đặc biệt ở tốc độ thấp, ưu thế chuyển về Mig.
....
Nói chung, chương trình cho thấy cả hai loại Mig 17 và 21 đều có thể ngoặt tốt hơn F ở tốc độ dưới .9M, càng chậm càng lượn tốt hơn.

Tính chất cơ bản của đánh quần vòng (turning dogfight) khiến ưu thế lượn tốc độ thấp rất quan trọng. Khi máy bay lượn gấp, vì lực trọng trường (gravity force), máy bay nặng hơn. Trong chiến đấu, ngoặt 6G là tiêu chuẩn, khi đó máy bay nặng gấp 6 lần khi nó bay ổn định và bằng. Vì động cơ thiết kế để bay ổn định, khi khối lượng tăng với G, mb không tránh được bị giảm tốc. Sức nâng của cánh là một yếu tố nữa, mb nặng hơn khi lượn khiến sức nâng giảm và lực đẩy tương đối giảm, nên không đủ duy trì tốc độ. Để duy trì tốc độ, mb phải giảm độ cao, do đó nó cứ dần xuống thấp và chậm hơn. Chương trình kết luận phi công F không nên quần lượn với Mig, mà chỉ giữ tốc độ và tấnc công theo kiểu bắn và chạy (hit and run).
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2009, 07:01:10 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2009, 12:50:23 pm »

Trận đánh đầu tiên của không quân tiêm kích, ngày 03/04/65


Theo LS sư đoàn KQ 371:

Ngày 2 tháng 4 năm 1965, Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng kiểm tra một lần nữa các mặt công tác chuẩn bị chiến đấu của không quân. Sau khi nắm tỉ mỉ tình hình chung, đặc biệt là tình hình thực tế ở Trung đoàn không quân tiêm kích 921, một số vấn đề cụ thể được Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định chính thức. Lực lượng sử dụng chính thức trong trận đầu được thông qua. Các cán bộ cơ quan Quân chủng nghiên cứu kỹ thời cơ cất cánh, báo cáo thủ trưởng Bộ tư lệnh và tổ chức hiệp đồng với các lực lượng phòng không. Căn cứ vào các điều kiện và các mặt bảo đảm, Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định cho Trung đoàn không quân tiêm kích 921 xuất kích trận đầu. Trước 5 giờ 30 phút ngày 3 tháng 4 năm 1965 nhiệm vụ chiến đấu đã được phổ biến đến các cán bộ, chiến sĩ trung đoàn.

Phương án tác chiến đã được cấp trên duyệt, được trung đoàn tổ chức cho phi công thực hiện, luyện tập kỹ càng và triển khai. Hai biên đội tham gia trận đầu tiên, trong đó biên đội trực tiếp chiến đấu gồm Phạm Ngọc Lan số 1- chỉ huy biên đội, Phan Văn Túc số 2, Hồ Văn Quỳ số 3 và Trần Minh Phương số 4. Biên đội làm nhiệm vụ nghi binh kiềm chế máy bay tiêm kích địch do Trần Hanh làm biên đội trưởng - bay số 1 và Phạm Giấy bay số 2. Các máy bay của biên đội trực chiến đã ở vị trí sẵn sàng.

Ngày 3 tháng 4 năm 1965, vào lúc 7 giờ, các đài ra-đa của ta phát hiện một tốp máy bay địch vào trinh sát khí tượng và trinh sát mục tiêu. Sở chỉ huy Quân chủng nhận định: có khả năng địch sẽ huy động lực lượng lớn đánh phá cầu Hàm Rồng. Tại sở chỉ huy Quân chủng, đại tá Phùng Thế Tài, Tư lệnh và đại tá Đặng Tính, chính uỷ đều có mặt theo dõi trận ra quân đầu tiên của lực lượng không quân tiêm kích. Đồng chí Hoàng Ngọc Diêu được Bộ tư lệnh giao. trực tiếp chỉ huy trận đánh.

9 giờ 40 phút, 60 lần chiếc máy bay cường kích của hải quân địch cùng lúc bay vào đánh phá cầu Tào, cầu Đò Lèn và cầu Hàm Rồng. 9 giờ 45 phút, sở chỉ huy lệnh cho hai biên đội trực chiến vào cấp 1. Lúc 9 giờ 47 phút, biên đội làm nhiệm vụ nghi binh và yểm hộ được lệnh cất cánh, bay về hướng tây nam thuộc vùng trời Hàm Rồng, Thanh Hoá. Một phút sau biên đội tiến công cất cánh hướng 210 độ tiến về vùng trời Thanh Hoá theo đội hình sục sạo. Khu vực chiến đấu là vùng trời Hàm Rồng. Được trung uý Trần Quang Kính, sĩ quan dẫn đường đã có kinh nghiệm sau khi dẫn máy bay T -28 của Trung đoàn không quân vận tải 919 đánh địch thắng lợi trước đây dẫn vào đánh, lúc 10 giờ 8 phút biên đội tiến công chỉ còn cách địch 45km, trên hướng có lợi cho việc phát hiện mục tiêu. Sau đó 1 phút, biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan chỉ huy biên đội chuyển từ đội hình cảnh giới sang đội hình công kích và phân làm hai tốp. Tốp thứ nhất gồm số 1 và số 2, tốp thứ hai gồm số 3 và số 4. Từng tốp tạo thế có lợi tiếp cận, bám sát địch. Địch chưa phát hiện được máy bay ta, chúng vẫn bay theo đội hình hàng dọc vào đánh mục tiêu. Sau khi phát hiện mục tiêu, theo lệnh biên đội trưởng, từng tốp chọn mục tiêu lao vào tiến công. Số 1 và số 2 đã bám được một tốp hai máy bay địch. Địch vẫn không ngờ có máy bay MIG chặn đánh. Vì lần đầu đi chiến đấu, chưa có kinh nghiệm, Phan Văn Túc bay số 2 nhằm một mục tiêu bắn một loạt đạn khoảng cách còn khá xa, nên không trúng mục tiêu. Phạm Ngọc Lan lệnh cho số 2 bình tĩnh, giữ đúng vị trí yểm hộ rồi cho máy bay vào tới cự ly bắn có hiệu quả và siết cò súng. Chiếc F-8U bị trúng đạn bốc cháy lao thẳng xuống đất. Đây là chiếc máy bay phản lực Mỹ đầu tiên bị Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Phạm Ngọc Lan là phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam đã lập chiến công bắn rơi máy bay phản lực Mỹ.

Bọn địch hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của MIG và hoảng hốt khi đồng bọn bị bắn rơi, không còn tập trung vào nhiệm vụ đánh phá, chúng buộc phải cơ động tìm cách đối phó. Cùng trong thời điểm đó, tốp thứ hai của biên đội cũng bám được một tốp khác của địch. Được Trần Minh Phương (số 4) yểm hộ, Hồ Văn Quỳ (số 3) lao vào công kích chiếc máy bay sau của tốp địch. Loạt đạn bắn ở cự ly quá xa, không trúng, máy bay địch tăng tốc chạy thoát. Bọn địch bắt đầu quay lại chống trả. Bốn chiếc MIG vẫn tiếp tục quần nhau với tốp F-8 với số lượng đông hơn nhiều lần. Lúc 10 giờ 15 phút, phát hiện thấy bên phải có một máy bay địch ở gần, số 2 báo cáo biên đội trưởng và xin phép vào công kích. Tới cự ly có lợi, Phan Văn Túc bắn liền ba loạt. Chiếc F-8U lạng đi rồi bùng cháy, rơi xuống. Biên đội được lệnh thoát ly chiến đấu về hạ cánh, lúc đó là 10 giờ 17 phút. Biên đội yểm hộ cũng được lệnh trở về.

Năm chiếc máy bay của hai biên đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài. Máy bay của biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan về gần đến sân bay thì hết dầu. Được phép nhảy dù nhưng phát hiện thấy một bãi cát phẳng chạy dài bên sông Đuống, Phạm Ngọc Lan xin phép hạ cánh bắt buộc để giữ máy bay. Với sự bình tĩnh, tự tin và khéo léo, Phạm Ngọc Lan đã điều khiển máy bay tiếp đất an toàn.



Biên đội KQ đánh thắng trận đầu, từ trái qua phải: Phạm Ngọc Lan (máy bay số 2310), Phan Văn Túc (2118?), Hồ Văn Quỳ (2312), Trần Minh Phương (2318).


Diễn biến trận đánh theo tài liệu Mỹ, lược dịch và tóm tắt từ F-8 Crusader Units:

Ngày 03/04/65, phi đội không kích thuộc CVW-21 trên tàu sân bay Hancock gồm 4 F-8E (VF-211) hộ tống 3 A-4E (VA-212) và 3 A-4C (VA-216). F-8 có nhiệm vụ tấn công các trận địa cao xạ, mỗi chiếc được trang bị 450 đạn canon 20mm và 8 rocket Zuni. A-4 tấn công cầu Dong Phong Thong (?) gần cầu Thanh Hóa (cầu Hàm Rồng-chiangshan). 1 phi đội F-4 từ tàu sân bay khác làm nhiệm vụ tuần phòng chống MiG (MiGCAP).

Trong giai đoạn đầu, có rất ít hoặc hầu như không có sự phối hợp giữa máy bay từ các tàu sân bay khác nhau, dẫn đến việc các phi công F-8 và A-4 hoàn toàn không biết tần số liên lạc với số F-4 MiGCAP.

F-8 bay cùng A-4 cho tới khi bật tăng lực và tăng tốc tấn công các trận địa cao xạ bảo vệ cầu.

3 trong số phi công F-8 là những người có kinh nghiệm, trong khi 1 thiếu úy bay trợ thủ cho biên đội trưởng. Đại úy Jerry Unruh và trợ thủ, đại úy Bobby Hulse theo dõi thiếu tá Spence Thomas và trợ thủ bổ nhào xuống trận địa cao xạ. Theo kế hoạch họ sẽ bắn rocket Zuni rồi vòng lại bắn phá bằng canon, tuy nhiên thời tiết không thuận lợi và tốp thứ nhất nhanh chóng mất dấu mục tiêu sau khi kéo cao.

Thiếu tá Thomas leo tới 10.000ft trong khi số A-4 thử vận may, nhưng họ cũng gặp vấn đề quan sát mục tiêu. Giờ đến lượt tốp F-8 thứ 2. 2 chiếc F-8 bổ nhào rồi kéo cao, chú ý tìm kiếm người phi công mới đang gọi báo bị mất dấu. Sử dụng khả năng tìm hướng bằng radio (radio's direction-finding) các phi công F-8 kì cựu tìm được "cục vàng" này ngay khi Thomas báo cáo bị bắn.

Đầu tiên tất cả đều nghĩ là đang ở trên 1 trận địa cao xạ, nhưng họ sớm nhận ra mình không đơn độc trên trời - hỏa lực trên đến từ 4 chiếc MiG-17 Bắc Việt lần đầu xung trận. Trong khi biên đội trưởng đang quay vòng ở độ cao 10.000ft, MiG lao tới từ phía sau và tấn công.

Thomas bật tăng lực và vọt đi khỏi "bầy ong" mà anh ta thu hút. Những chiếc MiG đã "hòa lẫn" với tốp cường kích khi họ bay qua mục tiêu dưới đất. Chiếc F-8E BuNo 150845 của Thomas bị hỏng nặng, trúng đạn vào buồng lái, cánh và đuôi. Hệ thống thủy lực cũng bị hỏng khiến phi công không thể chỉnh được cánh để hạ cánh trên tàu sân bay.

Thomas được chuyển hướng về Đà Nẵng và tại đây anh ta hạ cánh sau khi đập tan tành càng với hệ thống khẩn cấp (emergency air system). Thomas không bị thương nhưng chiếc F-8 trở thành 1 đống sắt vụn. Tốp F-4 MiGCAP không hề biết đội bay mà họ phải bảo vệ gặp rắc rối!



Tổng kết:
- KQNDVN: xuất kích 2 biên đội (6 MiG-17). 1 MiG-17 phải hạ cánh khẩn cấp, phi công an toàn.
- HQ Mỹ: xuất kích 35 A-4, 16 F-8, 4 F-4 từ Hancock và Coral Sea. 1 F-8 bị hỏng nặng, phi công an toàn.
- VN claim 2 F-8, Mỹ công nhận 1 F-8 hỏng nặng.


Sơ đồ trận 03/04/65

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 10:47:16 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2009, 06:31:02 pm »

Ngày 04/04/65


Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng 4 tháng 4 năm 1965, sau khi trinh sát khu vực Thanh Hóa, địch đánh ngay cầu Hàm Rồng và nhà máy điện. Sự khác biệt đầu tiên về địch so với trận đầu đã được bộc lộ. 10 giờ 20 phút, biên đội nghi binh - yểm hộ. Lê Trọng Long - Phan Văn Túc - Hồ Văn Quỳ - Trần Minh Phương cất cánh, giữ hướng bay 110 độ, lên độ cao và tiếp tục bay thẳng; đến ngang Phả Lại, mới vòng phải vào khu vực Phủ Lý và bay ở độ cao 8.500m.

10 giờ 22 phút, biên đội đánh chính: Trần Hanh - số 1, Phạm Dấy - số 2, Lê Minh Huân - số 3 và Trần Nguyên Năm - số 4 cất cánh. Sau khi ổn định đội hình, biên đội đánh chính được Sở chỉ huy Quân chủng cho tăng dần độ cao, bay tiếp về hướng đông, rồi vòng phải và sau khi cải ra gần như ở thẳng phía dưới biên đội nghi binh - yểm hộ, độ cao dưới 4.000m và bay vào khu chiến. Số 1 hiểu ngay ý định dẫn "chồng tốp" nhằm đánh lừa địch của trực ban dẫn đường Trần Quang Kính.

Gần đến khu chiến, theo lệnh của sở chỉ huy, biên đội kéo lên, chiếm ưu thế về độ cao và nhận ngay được các thông báo về vị trí mục tiêu.

10 giờ 30 phút, số 2 báo cáo phát hiện 4 F-105, bên phải 13km và ngay sau đó các số còn lại trong biên đội đều lần lượt báo cáo phát hiện địch. Chúng đang kéo lên sau động tác ném bom bổ nhào. Thời cơ vào trận hơi bị muộn, cường kích địch đã đánh. Theo lệnh của số 1, tất cả vứt thùng dầu phụ và tăng ngay tốc độ tiếp cận. Số 1 và số 2 bám theo một tốp địch. Chờ cự ly bắn vào đến 400m, phi công Trần Hanh mới nổ súng. Luồng đạn của anh quật chiếc máy bay địch lật úp xuống biển. Đây là chiếc máy bay cường kích phản lực "thần sấm" F-105D của không quân Mỹ đầu tiên bị MIG-17 của Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi tại chỗ, ngay từ loạt đạn đầu. Bị đánh bất ngờ, địch tăng thêm máy bay tiêm kích vào hỗ trợ cho máy bay cường kích của chúng. Chính sự khác biệt này so với trận đầu đã làm cho trận đánh thứ hai trở nên rất quyết liệt. Phi công Lê Minh Huân được đồng đội yểm hộ, trong khi quần nhau nhiều vòng với địch ở phía bắc cầu Hàm Rồng đã hạ được chiếc F- 105D thứ hai. Nhưng tiêm kích địch đông, chúng dùng nhiều tên lửa không đối không bắn vào ta, nên các số 2, 3 và 4 đã anh dũng hy sinh. Còn số 1, sau khi phải cơ động liên tục với quá tải lớn cả về hướng và độ cao để đối phó với tiêm kích địch ở phía nam cầu Hàm Rồng, đã mất liên lạc với Sở chỉ huy Quân chủng và không xác định chính xác vị trí của mình. Do lượng nhiên liệu còn lại quá ít, số 1 quyết định tìm vị trí thuận lợi để hạ cánh bắt buộc, và biên đội trưởng Trần Hanh đã hạ cánh thành công tại một thung lũng thuộc bản Kẻ Tằm, phía tây Nghệ An.




Biên đội đánh trận 04/04/65, từ trái qua: Trần Hanh (2316), liệt sỹ Phạm Giấy (2416), liệt sỹ Lê Minh Huân (2412), liệt sỹ Trần Nguyên Năm (2410).



Ảnh chụp chiếc F-105D bị hạ qua gun camera của Trần Hanh.



MiG-17 1036 (số hiệu sai?) của Lê Minh Huân trong trận đánh 04/04/65, theo MiG-17&19 Units.


Diễn biến theo phía Mỹ, tóm tắt từ Clashes:

Ngày 04/04/65, 48 F-105D KQ tiếp tục đánh cầu Hàm Rồng, đi cùng có F-100 MiGCAP và khoảng 30 hoặc hơn F-4B của HQ và máy bay cứu hộ phi công. Trời rất mù ở độ cao giữa 12.000 và 15.000ft, toàn bộ hơn 80 máy bay tham gia sử dụng chung 1 tần số liên lạc.

Biên đội Zinc 4 chiếc F-105D đi giữa đội hình, mỗi chiếc mang 8 bom Mk 117 750 pound và thùng dầu phụ. Mặc dù hôm trước MiG đã tấn công nhưng chỉ huy phi vụ vẫn hướng dẫn Zinc và 2 biên đội F-105D bay vòng quanh phía nam mục tiêu khoảng 10 dặm và chờ đến lượt.

Zinc vào vị trí và bay vòng quanh ở 15.000ft với tốc độ chậm - 325 knots (167m/s) do mang nặng. Khi biên đội F-105 đã vào vòng lượn, Zinc 3 thấy 2 máy bay lao xuống ở cách phía sau 1 dặm. Tới khoảng cách 4000ft, Zinc 3 nhận ra đó là MiG-17 đang tấn công Zinc 1 và 2. Zinc 3 và 4 cảnh báo nhưng cả Zinc 1 và 2 đều không phản ứng.

2 MiG-17 bay qua trước mặt và phía trên Zinc 3/4 ở tốc độ cao, chiếc đi đầu nổ súng ở cự ly 1500ft vào Zinc 1, đồng thời chiếc thứ 2 bay bên cạnh khoảng 1000ft bắn vào Zinc 2. Cả Zinc 1/2 đều trúng đạn. Zinc 3 thấy nhiều vết đạn trên thân Zinc 1 và lửa bùng lên ở đuôi Zinc 2. MiG ngừng bắn ở cự ly 800ft, cải bằng, bay thẳng và biến mất.

Tốp MiG thứ 2 tấn công Zinc 3/4. Zinc 4 thấy MiG phía sau và 2 F-105 quay lại phản kích. MiG bay vượt qua Zinc 3/4, bay thẳng và biến mất quá nhanh để F-105 có thể đuổi theo.

Zinc 3/4 quay lại tìm Zinc 1/2, bị hỏng nhưng vẫn còn bay. Zinc 4 cho rằng đã thấy Zinc 2 đâm xuống biển. Zinc 1 bay tiếp và phải nhảy dù khi còn cách Đà Nẵng khoảng 10 dặm nhưng dù không mở.


Theo VN Air Losses, 2 chiếc F-105D bị bắn rơi thuộc phi đoàn 354 (354 TFS), không đoàn 355 (355 TFW) phối thuộc cho sư đoàn 2 KQ tại căn cứ Korat (Thái Lan). F-105D số 59-1754 do thiếu tá Frank Everett Bennett, F-105D số 59-1764 do đại úy James Magnusson. Cả 2 phi công đều chết.

Đáng chú ý là KQ Mỹ chính thức không ghi nhận đã bắn rơi được MiG trong trận đánh này. Chỉ có đại úy Donald W. Kilgus lái F-100D thuộc phi đoàn 416 (416 TFS) KQ tuyên bố đã bắn rơi 1 MiG bằng canon 20mm nhưng chỉ được KQ Mỹ tính là "có thể". Vì vậy nhiều người tin rằng 3 chiếc MiG-17 bị cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng bắn lầm.



F-100D số 55-2894 đã được Kilgus lái trong trận 04/04/65.



Kilgus sau khi chuyển sang lái F-105F cho sơn 1 ngôi sao đỏ lên buồng lái vì vẫn tin là mình đã bắn rơi MiG

1 điểm lưu ý nữa là căn cứ theo Clashes thì 2 chiếc F-105D bị tốp MiG đầu tiên bắn hạ, còn tốp thứ 2 không gây thiệt hại. Trần Hanh kể lại trong MiG-17&19 Units là bay cùng Phạm Giấy và sau khi Trần Hanh tấn công, tốp Trần Hanh-Phạm Giấy ở lại phía nam cầu trong khi tốp Lê Minh Huân-Trần Nguyên Năm bay lên phía bắc cầu. Như vậy chiếc F-105D thứ 2 liệu có phải do Phạm Giấy bắn rơi thay vì Lê Minh Huân?


Tổng kết trận đánh 04/04/65:
- KQNDVN: xuất kích 2 biên đội (8 MiG-17). Bắn rơi 2 F-105D. 3 MiG-17 bị bắn rơi, 3 phi công hy sinh. 1 MiG-17 phải hạ cánh khẩn cấp, phi công an toàn.
- KQ Mỹ: Không ghi nhận bắn rơi MiG. 2 F-105D bị bắn rơi, 2 phi công chết.
- VN claim 2 F-105, Mỹ công nhận.



Sơ đồ trận 04/04/65
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2009, 10:47:45 am gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM