Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:51:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392559 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #470 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 08:28:06 pm »

Lái xe – kỹ thuật viên được bố trí trong phần trước thân xe, theo trung tâm có cửa ra riêng, nắp cửa ra trên nóc thân xe tăng. Chỗ ngồi gần nóc thân xe tăng khả năng sống sót của lái xe – kỹ thuật viên trong trường hợp đáy xe bị nổ mìn.Để quan sát điều kiện đường xa, lái xe có một thiết bị lăng kính quan sát TNPO-168 với khả năng quan sát rộng trên chiến trường. Để lái xe trong điều kiện ban đêm, thay thế cho nó có thể lắp thiết bị nhìn đêm TVN-5 kiểu chủ - thụ động. Thiết bị này khác với các thiết bị tiền nhiệm của nó bởi sự áp dụng trong kính tiềm vọng bộ biến đổi tần số quang điện với sự tăng cường vi kênh trong chế độ thụ - chủ động trong hai chế độ song song (chủ động riêng và thụ động riêng). Kết quả là đã tăng cường tầm nhìn trong chế độ thụ động lên gần 180m

Ngoài ra, thiết bị TVN-85 còn được trang bị kính lúp hai mắt, làm đơn giản hóa một cách rất có ý nghĩa hình dạng chỗ ngồi và giảm sự mệt mỏi về mắt của lái xe khi có sự thay đổi về ánh sáng.


Hai người còn lại của kíp xe bố trí trong tháp pháo, trưởng xe - bên trái, pháo thủ - bên phải.

Tháp pháo xe tăng đúc có giáp tổng hợp trên đầu xe nghiêng góc gần 35 độ. Cấu trúc này tương đồng với tháp pháo T-72BM, nhưng được kiểm soát bởi tổ hợp điều khiển hỏa lực 1A45T. Phần đầu và nóc tháp pháo được che phủ bởi các bộ phận giáp phòng ngự tích cực.

Với mục đích tăng cường khả năng bảo vệ cho kíp xe khỏi phóng xạ, thân và tháp pháo T-90 trong khu vực làm việc được phủ lớp hidro có chứa hợp chất với sự bổ sung liti, bo và chì. Vị trí của lái xe – kỹ thuật viên cũng được bổ sung các vật liệu này.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #471 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 08:30:22 pm »

Tổ hợp trang bị vũ khí

Toàn bộ trang bị vũ khí của T-90 được bố trí trong tháp pháo. Tổ hợp vũ khí của xe tăng bao gồm: pháo (chính, bổ sung và hỗ trợ), cơ số đạn, hệ thống nạp đạn tự động, tổ hợp điều khiển hỏa lực, thiết bị bổ sung cho việc quan sát và các máy truyền động dẫn bắn đồng thời tổ hợp điều khiển mục tiêu.

Pháo chính

Pháo chính của T-90 là thiết bị phóng (đẩy) – pháo nòng trơn 2A46M-4 với sự tăng cường độ chính xác khi bắn. Tốc độ bắn – gần 8 viên/phút. Các loại đạn bắn từ pháo chính bao gồm: đạn tên lửa điều khiển, đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng (BPS), đạn nổ - phá mảnh (OFS) và đạn xuyên giáp nổ lõm.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #472 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2010, 08:31:58 pm »

Trang bị bổ sung

Trong trang bị bổ sung của T-90 sử dụng súng đồng trục 7,62mm PKT hoặc PKTM với tốc độ bắn 250 viên/phút và các hộp tiếp đạn, đồng thời súng máy phòng không 12,7mm (ZPU) với tự động với cơ chế điện điều khiển từ xa.

Súng máy phòng không được sử dụng để chống lại các phương tiện thiết giáp hạng nhẹ trên mặt đất, lực lượng bộ binh đối phương, các mục tiêu bay thấp, đồng thời bảo vệ xe tăng khỏi bị tấn công vào nóc trong các điều kiện rừng núi và chiến tranh đường phố. Súng máy phòng không 12,7mm là loại NSVT-12,7 hoặc 6P49 KORD. Súng máy cỡ nòng lớn KORD là sự thay thế cho súng máy tiền nhiệm NSVT-12,7 theo thứ tự đầu tiên, liên quan đến công xưởng sản xuất khi Liên Xô chưa tan rã tại khu vực thuộc Kazastan. Ban đầu, quyết định sản xuất NSVT tại Kovpov, sưng sau đó, súng máy được hiện đại hóa (thay thế khóa nòng, tăng tuổi thọ nòng súng và hàng loạt sự hoàn thiện khác) đồng thời nhận tên gọi KORD và hiện nay đang được sản xuất tại xưởng vũ khí mang tên Degtiarev ở thành phố Kovrov. Các bộ phận cố định, nạp đạn và hộp tiếp đạn, loại đạn của hai súng máy là giống nhau, vì thế trong trang bị phòng không của T-90 có thể tiếp nhận bất kỳ loại súng máy 12,7mm nào.

Sự phát hiện, quan sát các mục tiêu dưới đất, trên không và dẫn bắn hỏa lực từ súng máy phòng không lắp trên tháp chỉ huy được thực hiện bởi trưởng xe trong điều kiện cửa ra trên nóc tháp nhỏ chỉ huy đóng. Tổ hợp súng phòng không bao gôm: súng máy 6P49 KORD (hoặc NSVT-12,7) với ống hãm lùi thủy lực, giá đỡ, cơ chế cân bằng, cơ chế tiếp đạn, dây đạn; thiết bị dẫn bắn cơ điện theo hai chiều dọc – ngang, kính ngắm PZU-7.2146.644.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #473 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 03:18:40 pm »



Các thiết bị truyền động của súng máy phòng không đảm bảo dẫn bắn theo góc tầm, góc hướng và đồng thời điểm khiển hỏa lực súng.

Cơ chế điện cơ dẫn bắn góc tầm (VN) được sử dụng nhằn dẫn bắn tự động của súng theo chiều cao. Cơ chế truyền động đảm bảo cho các chế độ làm việc sau: chế độ “tự động” – chế độ làm việc của súng phòng không ở gương (kính) cân bằng của thiết bị TKN-4S trong phạm vi góc từ -4 đến 20 độ; chế độ “bán tự động” – chế độ điều khiển súng phòng không độc lập với kính (gương) cân bằng của thiết bị TKN-4S (có thiết bị bắn nhanh); chế độ “tay” – chế độ dẫn bắn bằng tay theo mọi góc.

Cơ chế điện cơ dẫn bắn góc hướng (GN) sử dụng cho chế độ dẫn bắn tự động của tháp nhỏ chỉ huy với súng máy phòng không theo góc hướng trong phạm vi: 60 độ bên phải và 45 độ bên trái từ vị trí thích ứng với các trang bị cơ bản.

Kính ngắm PZU-7 được sử dụng nhằm dẫn bắn mục tiêu của súng phòng không khi bắn mục tiêu trên không có tốc độ di chuyển từ 100 đến 300m/s và trên mặt đất ở cự ly 1600m. Súng được giới thiệu là một kính tiềm vọng một thị kính quang học (độ khuyếch đại x1,2).

Thiết bị súng máy phòng không tự động dạng đóng kín với sự điều khiển từ xa bằng điện cơ chp phép trưởng xe nâng cao hiệu quả tiêu diệt mục tiêu bọc thép hạng nhẹ trên không, trên bộ, lực lượng bộ binh đối phương dưới sự bảo vệ của giáp xe tăng.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2010, 03:31:49 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #474 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 07:25:27 pm »

Trang bị hỗ trợ

Trang bị hỗ trợ của T-90 bao gồm đạn súng máy tự động 5,45mm AKS-74 (một cơ số cho kípx e), 10 lựu đạn F-1 hoặc RGO và súng tín hiệu 26mm.

Cơ số đạn

Cơ số đạn trên T-90 bao gồm 43 viên đạn với liều phóng riêng theo 4 chủng loại: đạn tên lửa điều khiển, đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng, đạn xuyên giáp nổ lõm và đạn nổ- phá mảnh, đồng thời 2000 viên đạn cho súng đồng trục 7,62mm và 300 viên đạn súng phòng không 12,7mm. Ngoài ra, trong cơ số đạn còn bao gồm 450 viên đạn AKS-74, 12 đạn tín hiệu của súng ngắn, 10 lựu đạn tay cầm (thủ pháo) F-1 hoặc RGO và 12 lựu đạn ZD17 của hệ thống 902B của tổ hợp chế áp quang điện. Trong phiên bản xe tăng không có hệ thống TShU-1 “Shtora-1”, thay cho lựu đạn ZD17 trong cơ số đạn có loại lựu đạn ZD6M.


22 viện đạn pháo tăng (trong đó có tên lửa điều khiển) được bố trí trên hệ thống vận tải đạn tự động và luôn ở trong trạng thái sẵn sang chiến đấu. Các đạn pháo còn lại (đầu đạn và liều phóng cần thiết) bố trí trên các giá đỡ đặc biệt trong thân xe và trong tháp pháo. Việc bắn và vận chuyển (tiếp) đạn của hệ thống nạp đạn tự động có thể thực hiện trong mọi trường hợp. Bất kỳ loại đạn nào cũng có thể nạp, không chỉ bằng hệ thống nạp đạn tự động mà có thể làm bằng tay.

Sự tiếp nhận vỏ đạn tháo rời, đồng thời với cơ chế lựa chọn đạn theo mục tiêu trong hệ thống nạp đạn tự động cho phép giảm xuống một cách đáng kể khói súng tràn vào buồng chiến đấu trong thời điểm bắn của pháo chính.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 07:00:46 pm gửi bởi daibangden » Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #475 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 07:35:58 pm »

Chiếc T 90 này quả là tuyệt vời.Biết đến bao giờ Quân đội ta mơí có đây.Cám ơn daibangden vì đã đưa lên những trang tư liệu quý này cho mọi người tham khảo.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #476 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 08:01:36 pm »

T-90

T-90 trang bị tổ hợp áp lực (áp suất) quang điện (KOEP) TShU-1 “Shtora-1” làm giảm sác xuất bị bắn cháy bởi các tên lửa chống tăng có điều khiển (PTUR) của đối phương bằng cách tạo ra các rải nhiễu có điều khiển và các thiết bị chống tăng (PTS) với sự chỉ thị mục tiêu và đo xa bằng tia laze.

Huyphong vừa đọc TShU-1 ở mục http://www.quansuvn.net/index.php/topic,18281.msg259844.html#msg259844

Tổ hợp TShU-1 Shtora-1 (ТШУ-1 "Штора-1") có nhiệm vụ chế áp quang điện tử.



Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #477 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 10:21:40 pm »

Nhiệm vụ và tính năng của một vào loại đạn tiếp nhận trên pháo chính 125mm của xe tăng T-90:

1. Đạn pháo 125mm ZVBM13 (với đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng ZBM32 “Vant” với lõi đạn cân bằng), ZVBM17 (với đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng ZBM42 “Mango” với lõi đạn bằng hợp kim vonfram) và ZVBM19 (với đạn đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng ZBM24M “Svinets” có lõi đạn bằng hợp kim vonfram) được bắn từ pháo chính của T-90 vào các phương tiện bọc thép, các mục tiêu được che đậy (bằng giáp), các công sự dã chiến, các công trình phòng thủ được bảo vệ bằng gạch và bê tông cốt sắt, lực lượng bộ binh.

2. Đạn pháo 125mm ZVOF36 (với đạn nổ - phá mảnh ZOF26) sử dụng để bắn từ nòng pháo nhằm các mục tiêu thiết giáp hạng nhẹ, lực lượng bộ binh, các hỏa điểm và công sự dã chiến

3. Đạn pháo 125mm ZUBK14 (với tên lửa điều khiển 9M119 của tổ hợp “Refleks”) và ZUBK20 (với tên lửa điều khiển 9M119M của tổ hợp “Refleks-M”) được sử dụng để bắn từ nòng pháo chính các phương tiện thiết giáp và các mục tiêu kích thước, đồng thời dành cho các trực thăng tầm thấp của đối phương.

Ngoài các loại đạn được chỉ định trên, trong cơ số đạn của T-90 còn có loại đạn nổ - phá mảnh với ngòi nổ điện tiếp xúc hoặc điều khiển từ xa. Loại đạn này cho phép tăng cường hiệu quả chống lại lực lượng bộ binh trên chiến trường mở (không bị các công trình, công sự che khuất) hoặc các trực thăng chiến đấu. Loại đạn này có diện tích sát thương dày đặc hơn rất nhiều so với các loại đạn nổ - phá mảnh thông thường. Việc xác định cự ly kích nổ cho ngòi nổ được thực hiện tự động trong quá trình tự động nạp đạn thông qua việc nhận tín hiệu từ máy đo xa laze. Khi thiết bị ngòi nổ tới điểm tiếp nổ, viên đạn hoạt động như loại đạn nổ - phá mảnh thông thường.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #478 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:18:20 am »

Để bắn đạn súng máy đồng trục 7,62mm PKT (PKTM) tiếp nhận đạn 7,62x54R với kiểu đạn vỏ đạn: bằng thép nhẹ (LPS), đạn lửa (vạch đường T-46), đạn cháy xuyên giáp (B-32) được tăng cường độ xuyên phá. Chúng được nạp trong 8 dải đạn 250 viên được lắp trong hộp tiếp đạn. Những hộp tiếp đạn này được bố trí trong buồn chiến đấu của xe tăng.

Để dẫn bắn cho súng 12,7mm NSVT-12,7 hoặc KORD tiếp nhận loại đạn 12,7x108 với các loại đạn cháy – xuyên giáp vạch đường (BZT), đạn cháy xuyên giáp (B-32) và đạn cháy hoạt động tức thời (MDZ). Chúng được nạp trong 2 dải đạn được lắp trong các hộp tiếp đạn. Một bố trí trên súng phòng không, còn hộp tiếp đạn khác bố trí bên phải tháp pháo. Khối lượng của các hộp tiếp đạn là 25kg.


T-90 trên phố Tverskaya

Đạn 5,45x39 của súng máy tự động được nạp trong hộp tiếp đạn 30 viên và mỗi hộp tiếp đạn nằm ở các thùng dưới trong buồng chiến đấu.

Thủ pháo F-1 hoặc RGO được đặt trong các thùng dưới nằm trong buồng chiến đấu của T-90.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 12:46:27 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #479 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:45:58 am »

Lựu đạn ZD17 để tạo màn khói được nạp trong các thiết bị phóng của hệ thống 902B gồm 6 ống phóng mỗi bên thành tháp pháo. Thiết bị phóng sau khi nạp sẽ được đóng bằng các nắp cao su đặc biệt, khi bắn sẽ không được tháo ra. Các nắp dự bị nằm trong bao, được đóng gói cùng với lựu đạn ZD17.


Hệ thống nạp đạn tự động

Sự nạp đạn tự động của pháo chính được đảm bảo bởi thiết bị nạp đạn điện cơ tự động, tương đồng với thiết bị trên các xe tăng T-72. Sự nạp đạn tự động được sử dụng để bố trí loại đạn, duy trì thông tin về số lượng và theo chủng loại. Vỏ đạn sau khi bắn sẽ được đẩy ra khỏi xe tăng bằng cửa ra bên trái. Hệ thống nạp đạn tự động với góc nạp đạn cố định, có dung lượng của băng truyền tải đạn xoay – 22 viên. Việc bổ sung đạn tới hộp tiếp đạn được thực hiện riêng rẽ: ban đầu – loạt đạn; sau đó – thuốc nổ. Trong xe tăng T-90 xuất hiện khả năng điều khiển quá trình nạp đạn bằng chế độ tự động từ vị trí trưởng xe (chế độ “Dubl”).


Sơ đồ hệ thống nạp đạn tự động trên xe tăng T-72 và T-90:
Trên:
Tuyến (đường) tiếp đạn
Dưới:
Tuyến (đường) nạp đạn
Số chú thích:
1. Bộ truyền động của băng truyền xoay
2. Băng truyền tải đạn
3. Thùng (hộp)
5. Máy nâng thùng (hộp)
6. Bộ phận đẩy
7. Băng truyền xoay
9. Cửa tiếp đạn
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 07:01:12 pm gửi bởi daibangden » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM