Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:04:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392600 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #40 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2009, 04:28:40 pm »

 CV 3/35
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #41 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 12:49:31 am »

 CV 3/33: có một súng máy 8mm "Fiat"
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #42 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 01:52:36 am »

12. TKS
 
  Những đơn vị xe tăng Ba Lan được thành lập vào năm 1919, khi mà Ba Lan tách khỏi Nga và tiếp nhận nền độc lập. Người Pháp đã giúp đỡ Ba Lan rất nhiều (không tầm thường – NV) trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang. Pháp, đồng thời cũng gửi đến Ba Lan các chuyên gia quân sự, xây dựng Trường quân sự cao cấp và đặt mua các thiết bị kỹ thuật chiến đấu, trong đó xe tăng và máy bay. Đợt giao hàng đầu tiên cho Ba Lan gồm 120 xe tăng Reno Ft-17, được biên chế vào trung đoàn xe tăng số 1 và được đưa vào các trận đánh chống lại Hồng quân một cách nhanh chóng. 7 chiếc đã bị bắt làm chiến lợi phẩm bởi các quân đoàn Xô Viết, 19 chiếc bị tiêu diệt trong các trận đánh. Sau chiến tranh, lực lượng thiết giáp của Ba Lan tiếp tục nhận thêm các một số lượng Ft-17, và đến đầu những năm 1930, đây là loại xe tăng chủ lực trong quân đội Ba Lan. Trong một chừng mực nào đó, chúng cũng trở nên lỗi thời, và người Ba Lan phải tìm cách chế tạo xe tăng cho riêng mình. Mẫu xe bọc thép bánh xích đầu tiên được chế tạo bởi nền công nghiệp Ba Lan là xe tăng loại vừa TK-3 và TKS. Cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, trong lực lượng thiết giáp Ba Lan đã có 2-3 đơn vị xe tăng loại vừa này.
  Vào năm 1929, Ba Lan là một trong số những quốc gia đầu tiên đặt mua ở Anh 10 xe tăng loại vừa “Karen – Loyd” Mk VI và dây truyền sản xuất chúng. Tuy nhiên, ở Ba Lan, loại xe tăng này không được sản xuất và trên cơ sở của nó, người Ba Lan đã quyết định thực hiện những phiên bảm cải tiến. Vào năm 1930, tại Ba Lan đã xuất hiện hai mẫu thử nghiệm xe tăng loại vừa Tk-1 và Tk-2, có sự khác biệt với nguyên mẫu ở sự nâng cấp hệ thống nâng, tốc độ tăng gấp 3 lần, sự bố trí động cơ và những cải tiến khác. Súng máy “Brouning” 7,92mm có thể xoay trên trục bên ngoài và có thể đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không. Nắp mở phía trên có độ dày 6-8mm.
  Vào năm 1931, xưởng “Ursus” ở Vác sa va đã chế tạo được Tk-3 với nắp trên nóc được bọc thép và thêm hệ thống nâng bằng lò xo cho bánh đỡ. Tk-3 được đưa vào sản xuất hàng loạt, sau 3 năm, đã có 280 xe loại này được sản xuất. Trong quá trính sử dụng loại xe này đã xuất hiện những nhược điểm: súng máy không đảm bảo, giáp bảo vệ mỏng (không đảm bảo – NV), sự chật chội cho hai người trong kíp xe. Vì thế, vào năm 1933, những mẫu cải tiến bắt đầu ra đời, TKS, có thể tích bên trong rộng hơn và giáp bảo vệ tốt hơn. Súng máy nhận được bộ phận mới, có khả năng bẳn theo phương ngang hình quạt với góc bắn 48 độ và theo phương thẳng đứng – 35 độ. Bên ngoài xe một lần nữa được gia cố thêm trong hệ thống kẹp, tăng khả năng phòng không của súng máy. Xạ thủ súng máy phải ngồi ngoài xe. Ngoài ra, xe còn được trang bị động cơ mạnh hơn, bánh đỡ được nâng lên và tăng chiều rộng bản xích – tăng khả năng vượt chướng ngại vật của xe tăng. Động cơ 6 xi lanh “Fiat Ba Lan” 122AC 42 sức ngựa cho phép xe đạt tốc độ tối đa c lên 40 km/h. Khả năng ngắm, quan sát của chỉ huy xe được thực hiện sau kính tiềm vọng và 3 khe quan sát (khe ngắm). Đến năm 1937, có khoảng 280 TKS được sản xuất.
  Gần thời điểm Đức tấn công Ba Lan, có khoảng 403 xe tăng loại vừa Tk-3 và TKS cùng 250 xe tăng hạng nhẹ. Trong các trận đánh, chúng được sử dụng toàn bộ, kể cả lực lượng dự bị. Nhưng lực lượng thiết giáp Ba Lan và dòng xe tăng loại vừa đầu tiên đã bị tiêu diệt bởi lực lượng ưu việt hơn hẳn của kẻ thù (quân Đức). Những chiếc xe tăng Tk-3 và TKS bị bắt sống, còn nguyên vẹn sau đó đã được quân Đức sử dụng làm xe vận chuyển đạn và phục vụ bảo vệ hậu cứ sau khi được thay bằng súng máy do Đức sản xuất. Các đơn vị xe tăng Ba Lan đã bộc lộ sự yếu kém trên chiến trường. Khi gặp các xe tăng Đức, chúng đều bị bắn cháy. Thậm chí, pháo 20mm, được trang bị trên một số xe tăng cũng không gây thiệt hại cho xe tăng đối phương. Chỉ có xe tăng hạng nhẹ 7TP với pháo chính 37mm mới có thể đem lại thiệt hại cho xe tăng đối phương.

Các thông số chính
Tên gọi                       : TKS
Phân loại                    : xe tăng loại vừa
Kíp xe                        : 2 người
Khối lượng chiến đấu: 2,5 tấn
Chiều dài,m                : 2,57
Chiều rộng,m             : 1,77
Chiều cao,m               : 1,3
Số lượng vũ khí          :
Pháo chính/mm           : -
Hỗ trợ/mm                   : 1/7,92
Độ dày giáp trước        : 8mm
Độ dày giáp bên           : 8mm
Động cơ                        : “Ford A”, bộ chế hòa khí, 40 sức ngựa
Tốc độ tối đa                 : 45km/h
Tầm hoạt động              : 200km.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #43 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 01:53:14 am »

 TKS - xe tăng loại vừa:
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #44 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 01:54:03 am »

 TK-3:
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #45 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 03:21:07 am »

13. 7TP
 
  Loại xe tăng duy nhất của Ba Lan tham gia trong chiến tranh thế giới thứ hai là 7TP với động cơ diezen. Chỉ duy nhất loại này có thế chống trọi và bắn cháy, không chỉ xe tăng hạng nhẹ mà còn cả hạng trung của Đức trong những trận đánh vào tháng 9 năm 1939.
  Vào năm 1931, Ba Lan đặt mua của Anh 38 xe tăng loại “Vickers 6-ton” để trang bị cho quân đội, đồng thời mua cả giấy phép sản xuất. Tuy nhiên, các kỹ sư Ba Lan quyết đinh không sản xuất lại loại xe này, trước tiên là thay đổi động cơ dễ gây cháy với sự làm mát bằng không khí bằng động cơ diezen “Zhauer” 100 sức ngựa có độ tin cậy cao hơn. Người ta xác định đây là câu hỏi được đặt ra cho tất các các quốc gia trên thế giới, vì thế động cơ diezen chỉ có trong các bản thử nghiệm, chứ không được sản xuất hàng loạt. Khung giới hạn lớn của động cơ diezen bắt buộc phải tăng thể tích phần sau xe lên một cách tương đối (một cách có ý nghĩa – NV). Song song đó là tăng giáp bảo vệ. Bản thử nghiệm đầu tiên, được tiếp nhận dưới tên gọi 7TP (Ba Lan 7-ton) được bắt đầu vào năm 1934. Nửa năm sau đó 22 chiếc được sản xuất theo đơn đặt hàng, và tiếp sau đó có 18 chiếc nữa. Bốn mươi (40) chiếc 7TP đầu tiên được sản xuất với phiên bản hai tháp pháo và trang bị súng máy, hoặc là 2 súng máy 7,92mm hoặc là 1 súng đại liên 13,2mm và 1 súng máy 7,92mm.
  Vào tháng 2 năm 1937, loại xe tăng 7TP một tháp pháo gia nhập quân đội Ba Lan, được trang bị pháo chính nòng ngắn 37mm của Thụy Điển do hãng “Bocfor” chế tạo cùng với súng máy đồng trục 7,92mm “Brouning” – được lắp thêm ống thép bảo vệ bên ngoài. Súng máy được lắp thêm thước ngắm viễn vọng, còn để cho khả năng bắn từ pháo chính, sử dụng thước ngắm tiềm vọng mẫu năm 1937. Cấu tạo của tháp pháo, phức tạp hơn tổ hợp xe, được chế tạo đồng thời bởi hãng “Bocfor”. Tháp pháo có hệ thống quay bằng máy và hệ thống nạp đạn bằng tay, đồng thời có 3 lỗ quan sát với gạch thủy tinh. Thân xe được chia thành 3 buồng và bọc bởi những lá thép dày từ 10 đến 17mm, được làm chặt thêm bằng bu long trên khung bằng thép. Bộ phận truyền động được cấu tạo từ 4 trục (bên thành) với bánh đỡ., được nâng bởi thanh lò xo. Trong khoảng thời gian hai năm, có khoảng 90 xe kiểu này được sản xuất.
  Mùng 1 tháng 9 năm 1939, trong quân đội Ba Lan có 152 tăng 7TP và xe tăng cùng kiểu “Vickers 6-ton”. Để chống lại cuộc tấn công của quân đội Hít le, những chiếc xe tăng này đã phối hợp với bộ binh và pháo binh, tiêu diệt khoảng 200 trong tổng số 2800 xe tăng trong cuộc tấn công vào Ba Lan. Từ sau sự chạm trán với Hồng quân, trong khoảng thời gian dài, lực lượng thiết giáp Ba Lan không có sự cọ xát thực tế nào đáng kể và chỉ mất 1 xe tăng, chiếc còn lại do lỗi của kíp xe. Sau đó, xe tăng của Ba Lan bị bắn cháy bởi pháo chống tăng của quân địch. Tất cả những xe tăng còn lại bị mất trong các trận đánh với quân Đức. Trên cơ sở 7TP, được thiết kế seri xe kéo pháo C7P.

 Các thông số chính:
Tên gọi                       : 7TP
Phân loại                    : hạng nhẹ
Kíp xe                        : 3 người
Khối lượng chiến đấu: 9,9 tấn
Chiều dài,m               : 4,88
Chiều rộng,m             : 2,43
Chiều cao,m               : 2,30
Số lượng vũ khí         :
Pháo chính/mm          : 1/37
Hỗ trợ/mm                  : 1/7,92
Độ dày giáp trước       : 17mm
Độ dày giáp bên          : 13mm
Động cơ                       : “Zhauer”, diezen, 110 sức ngựa
Tốc độ tối đa                : 32km/h
Tầm hoạt động              : 150km.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #46 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2009, 03:22:50 am »

 Xe tăng hạng nhẹ 7TP:
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #47 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 04:25:28 pm »

14. 10TP

  Công việc thiết kế xe tăng bánh xích bắt đầu ở Ba Lan vào năm 1931. Đại úy M. Rutsinski đàm phán hợp đồng đặt mua hai mẫu xe tăng từ Mỹ, lý do cho việc này là Ba Lan muốn tận dụn những thành công trong thử nghiệm của loại xe tăng “Kristi” có tốc độ cao. Theo những lý do không rõ ràng, hợp đồng không thực hiện được và những chiếc xe tăng này gia nhập lực lượng quân đội Mỹ. Loại xe tăng dưới tên gọi “A-lia Chrisite” đã được người Ba Lan đã khai thác trên cơ sở các vật liệu in ấn và trong các tấm biển quảng cáo trên các đại lộ, đồng thời qua kết quả các bản báo cáo từ Christie cho Rutsinski. Vào năm 1932, những bản phác thảo đầu tiên cùng bản vẽ chi tiết đã xuất hiện, nhưng công việc thiết kế nhanh chóng bị phủ nhận, bởi vì phòng thiết kế khi đó nghiêng về các cải tiến xe tăng Anh “Vickers 6-ton”. Và vào tháng 3 năm 1935, một lần nữa chúng lại được nhắc đến khi mà phần lần những tài liệu về loại xe tăng này đã bị tiêu hủy do sự tái tổ chức lại phòng thiết kế.
  Dưới sự chỉ đạo chung của R. Gundlakh, công việc thiết kế được hoàn thành sau đó một năm, và cuối năm 1936, công trình được bắt đầu. Sau đó, do sự thiếu hụt động cơ thích hợp cho loại xe tăng này mà người ta đã trang bị cho nó động cơ của Mỹ “Ameriken la Frans” 240 sức ngựa. Trên thân xe dạng hàn trang bị vũ khí, cũng giống như trên xe 7TP. Phần đầu của xe đươc trang bị thêm súng máy. Sự quan sát của kíp xe có 3 khe nhìn, sự ngắm được thực hiện bởi bởi thước ngắm viễn vọng và tiềm vọng. Bộ phận truyền động của xe theo mẫu Christie gồm có 4 cặp bánh đỡ với hệ thống nâng độc lập trên lò xo hình xoắn ốc. Cặp bánh cuối cùng có chức năng truyền động, cặp bánh đầu tiên – bánh dẫn hướng. Trên thử nghiệm, được thực hiện năm 1939, xe tăng 10 TP đạt tốc độ 56km/h trên xích và 75km/h bằng bánh đỡ. Do động cơ không ổn định và nhiều nhược điểm trong thiết kế nên công việc sản xuất loại xe tăng này đã bị đình chỉ. Sau đó, Ba Lan tập trung nội lực vào việc thiết kế loại xe chỉ hoạt động trên bánh xích 14TP. Phiên bản thử nghiệm của loại xe tăng cuối cùng này đã được hoàn thành, khi mà chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu.

 Các thông số chính:
Tên gọi: 10TP
Phân loại: hạng nhẹ
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 12,8 tấn
Chiều dài,m: 5,4
Chiều rộng,m: 2,55
Chiều cao,m 2,2
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/37
Hỗ trợ/mm: 2/7,92
Độ dày giáp trước: 20mm
Độ dày giáp bên: 20mm
Động cơ: “Ameriken la Frans”, bộ chế hòa khí 240 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 56/75 km/h
Tầm hoạt động: 130/210 km.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #48 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 04:26:18 pm »

 10TP phiên bản bánh xe (không xích):
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #49 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2009, 04:26:54 pm »

 10TP trên xích:
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM