Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:14:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392539 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #310 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 11:46:23 pm »

 Bản vẽ T-80BV:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #311 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 11:51:19 pm »

 Dòng T-80U:
 T-80UD:

1.


2.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #312 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 11:53:09 pm »

 T-80UD (tiếp):


 và bản vẽ
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #313 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 11:53:46 pm »

 T-80UK:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #314 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 11:54:55 pm »

T-80UM:

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 06:37:29 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #315 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2009, 12:00:12 am »

20. “Đại Bàng Đen”

      Tháng 9 năm 1997 trong cuộc triển lãm Quân sự tại Omsk, một loại xe tăng mới lần đầu tiên được trình diễn, được thiết kế bởi Phòng thiết kế thuộc xưởng chế tạo xe vận tải Omsk. Xe tăng dưới tên gọi của xưởng là “Công trình 640”, tuy nhiên trong giới chuyên gia xe tăng nổi tiếng với tên gọi “Đại Bàng Đen”. Mẫu xe tăng này vào thời điểm hiện tại mới chỉ là nguyên bản, mang tính chất thử nghiệm. Theo đánh giá của người đại diện Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, “Đại Bàng Đen” sẽ chỉ được trang bị cho lực lượng vũ trang Nga sau năm 2000, khi mà “Đại Bàng Đen” được đưa vào sản xuất hàng loạt.
      “Đại Bàng Đen” có cấu tạo cổ điển của xe tăng: buồng động lực – truyền động bố trí phía sau thân xe, còn lái xe ngồi phía trước, nhưng không phải dưới mà sau cửa ra vào.
      Trên mẫu thử nghiệm được trình diễn tại triển lãm, “Đại Bàng Đen” sử dụng gầm T-80 được kéo dài, tuy nhiên, khi đưa vào sản xuất hàng loạt, thân xe sẽ được thiết kế lại. Đặc biệt, đầu xe được bọc thép dày. Ngoài giáp nhiều lớp, đầu xe và bộ phận phía trước nóc xe tăng sẽ được giáp phòng ngự tích cực theo dạng giáp chìm, cho phép tăng khả năng chống lại đạn nổ. Ngoài ra, sự bảo vệ cho “Đại Bàng Đen” còn được đảm bảo bởi tổ hợp đối kháng điện – quang học “Shtora”, còn bên thành xe trang bị hệ thống phóng của tổ hợp “Dzor-M”. Trong triển lãm, xe tăng được lắp pháo nòng trơn 125mm với cơ chế nạp đạn mới, cho phép bắn các loại đạn khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi đưa vào sản xuất hàng loạt, “Đại Bàng Đen” sẽ được lắp pháo chính mạnh hơn từ 135 đến 152mm. Giá đỡ đạn được bố trí phía đuôi tháp pháo và tách biệt với buồng chiến đấu bởi một màn chắn thép. Trang bị hỗ trợ trên “Đại Bàng Đen” có súng máy 7,62mm đồng trục với pháo chính và súng máy phòng không 12,7mm với thiết bị điều khiển từ xa. Cho những mục đích này, “Đại Bàng Đen” cũng có thể được lắp pháo tự động 30mm 2A42, được thiết kế dành cho xe tăng T-80.
       Động cơ tuabin khí đa nhiên liệu, rõ ràng có sức mạnh không dưới 1400 sức ngựa. Bộ phận truyền động 7 bánh đỡ, còn băng xích được sử dụng cho “Đại Bàng Đen” cũng giống của T-80 nhưng rộng hơn một chút. Chắc chắn, trên xe tăng có trang bị bộ truyền động thủy lực, còn sự điều khiển sẽ được thực hiện bằng vô lăng chứ không phải tay gạt. Hệ thống treo xoắn độc lập với bộ giảm sóc thủy lực cũng được sử dụng cho “Đại Bàng Đen”.
      Dĩ nhiên là hiện tại, các thông tin về xe tăng mới của Liên bang Nga là hết sức hiếm, nhưng ngay từ bây giờ, các chuyên gia nước ngoài đã nhận định “Đại Bàng Đen” sẽ là một trong những xe tăng tốt nhất trên thế giới. Theo nhiều thông số kỹ thuật của “Đại Bàng Đen”, nói chung chưa một xe tăng của phương Tây có thể so sánh được.
   Các thông số chính:
Tên gọi: Đại Bàng Đen
Phân loại : xe tăng chủ lực
Kíp xe: 3người
Khối lượng chiến đấu: 48
Chiều dài,m: 7,0
Chiều rộng:,m: 3,6
Chiều cao,m: 2,0
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/125
Hỗ trợ: 17,62; 1/12,7
Độ dày giáp đầu: -
Độ dày giáp bên: -
Động cơ: GTD-1400, diezen, 1400 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 70km/h
Tầm hoạt động: 500km.

     
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #316 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2009, 12:01:41 am »

 Một số hình ảnh về "Đại Bàng Đen"

1.


2.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #317 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2009, 12:04:41 am »



@tankt90s: nòng dài vì pháo tăng Nga cỡ lớn hơn pháo tiêu chuẩn của NATO. Ngoài ra xe tăng Nga từ T-64 trở lên đều có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng pháo.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #318 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2009, 02:43:07 am »

21. M551 “Sheridan”  
     

     “Sherdian” – loại xe tăng duy nhất của Mỹ, có khả năng thích ứng với hoạt động dành cho lực lượng nhảy dù, trong cấu tạo của xe tăng, sử dụng giáp nhôm.
      Công việc thiết kế loại xe tăng dành cho các đơn vị lính dù Mỹ được bắt đầu vào năm 1954. Mẫu đầu tiên dưới tên gọi T-92 đã chỉ ra rằng nó rất phức tạp trong sản xuất và trang bị của nó – pháo 76mm không thể đối chọi lại được các xe tăng Xô Viết thế hệ mới. Trong khi việc lắp đặt vũ khí mới, mạnh hơn lại đồng nghĩa với việc phải tăng khối lượng xe tăng lên, đến mức không thể tiếp nhận cho việc thả từ máy bay xuống bằng dù. Vấn đề này đã được giải quyết bằng cách thiết kế cho xe tăng mới tổ hợp pháo có khả năng bắn tên lửa chống tăng điều khiển “Shillela”. Hãng “General motors” đã giành thắng lợi trong cuộc chạy đua này và nhận đơn đặt hàng sản xuất 12 mẫu thử nghiệm XM551. Sau khi các mẫu thử nghiệm trải qua các cuộc thử nghiệm về mọi mặt, xe tăng đã được sản xuất hàng loạt và tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1965 với tên gọi M551 “Sheridan”. Thân xe từ hợp kim nhôm được kết nối bằng phương pháp hàn nhằm giảm khối lượng cho “Sherdian”. Tháp pháo bằng thép được hàn một cách truyền thống. Trên đó được trang bị pháo nòng ngắn, hệ thống cân bằng pháo – tăng theo hướng dọc – ngang. Loại pháo lớn bất thường dành cho xe tăng hạng nhẹ làm cho sự tính toán đường đạn và hiệu quả thấp khi tác xạ. Pháo 152mm đem lại khả năng bắn các loại đạn tiêu chuẩn của pháo chiến trường, đồng thời có thể bắn qua nòng tên lửa chống tăng điều khiển “Shillela”. Cuối cùng, loại pháo này cho phép tiêu diệt xe tăng đối phương trong tầm bắn hiệu quả từ 1,5 đến 2,5km. Trong khoảng cách gần hơn, xe tăng sẽ sử dụng các loại đạn thông thường với tốc độ bắn 4 phát/phút. Thân và tháp pháo “Sherdian” chỉ đảm bảo khả năng chống lại súng máy 7,62mm và mảnh đạn. Tuy nhiên, xe tăng tính cơ động cao và tốc độ tối đa 70km/h. Ngoài ra, xe tăng sau khi được chuẩn bị và lắp các hộp không thấm nước trên thân xe giúp xe tăng có khả năng bơi. Sự chuẩn bị cho xe bơi diễn ra trong thời gian 2 phút, trên mặt nước, xe có thể di chuyển với sự giúp đỡ của băng xích với tốc độ 6km/h.
    Sự tham gia chiến đấu của M551 “Sherdian” lần đầu tại Việt Nam. Trong quá trình khai thác sử dụng, xe tăng bộc lộ nhiều nhược điểm. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, động cơ thường xuyên bị quá tải và xe tăng bị loại khỏi vòng chiến. Đạn pháo với vỏ đạn dễ cháy từ nitroxenlulo không có khả năng bắn nhanh – vỏ đạn thường cháy tồi. Tên lửa chống tăng có điều khiển “Shillela” thiếu tin cậy cũng không khá hơn. Sự hiện đại hóa với việc nâng cấp giáp bảo vệ xe tăng cũng không cải thiện được nhiều về chất lượng, đến năm 1970, seri sản xuất M551 được chấm dứt. Các đơn vị trang bị “Sherdian” được thay thế bằng xe tăng chủ lực M60A1. “Sherdian” còn tham gia cuộc xâm lược Panama năm 1989 và trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” sau đó 1 năm.
   Trong thời kỳ từ năm 1966 đến 1970, khoảng 1700 “Sherdian” được sản xuất, và vào thời điểm hiện tại, chúng nằm trong các đơi vị đổ bộ đường không quân đội Mỹ, đồng thời trong các trung tâm huấn luyện cho các lực lượng dự bị. Một số M551 được trang bị lại, hình dạng bên ngoài của chúng giống với các xe tăng T-72 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Liên Xô nhằm mục đích phục vụ cho chương trình huấn luyện “OPFOR” (“Các lực lượng của đối phương”) trong quân đội Mỹ.

   Các thông số chính:
Tên gọi: M551 Sherdian
Phân loại : hạng nhẹ
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 15,8
Chiều dài,m: 6,3
Chiều rộng:,m: 2,82
Chiều cao,m: 2,95
Khối lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/152
Hỗ trợ: 1/7,62; 1/12,7
Độ dày giáp đầu: 13
Độ dày giáp bên: 13
Động cơ: “Detroy Diezen” 6V-53T, diezen, 300 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 70km/h
Tầm hoạt động: 600km.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2009, 04:53:35 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #319 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2009, 02:44:24 am »

 M551 "Sherdian":

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM