Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:20:57 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392598 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #110 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 06:28:58 pm »

 Type 94 của Nhật tại Mãn Châu năm 1938:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #111 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 12:30:49 am »

41. “2597” “Chi-ha”


      Trong Quân đội đế chế Nhật Bản thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai, loại xe tăng phổ biến nhất, làm xương sống của lực lượng Thiết giáp Nhật là xe tăng “Chi-ha”. Trong biên bản, tên gọi của nó được ghi với dòng chữ: “trung bình – thứ ba”. Danh pháp khác của nó “2597” – ghi theo thời điểm nó được sản xuất theo lịch Mặt trời mọc (lịch cũ của Nhật Bản), theo Công lịch vào năm 1937.
       Quá trình chế tạo xe tăng của hãng “Misubisi” theo cấu tạo và công nghệ sản xuất giống như xe tăng hạng nhẹ “Ha-gô” và phản ánh trình độ công nghệ kỹ thuật không cao của Nhật vào thời kỳ này. Các chi tiết trên thân xe và tháp pháo được lắp ráp bằng phương pháp tán đinh cùng với những phương pháp sản xuất rất thủ công và tốn thời gian, sau đó là những cấu trúc phức tạp và không (mất) đối xứng. Trang bị của xe tăng rất thô sơ: không phải xe tăng nào cũng được trang bị đài vô tuyến điện, còn dụng cụ quan sát với các thiết bị bảo vệ mắt chỉ có cho trưởng xe. Ưu điểm của “Chi-ha” trong thiết kế là sự tiếp nhận động cơ diezen kinh tế (tiết kiệm nhiên liệu ) hơn và hệ thống treo tin cậy hơn so, đã được lắp đặt trên các xe tăng hạng nhẹ khác của Nhật. Trang bị chính của “Chi-ha” có pháo nòng ngắn 57mm, tốc độ đạn đầu nòng: 420m/s – trở nên không đủ uy lực trong các cuộc đấu tăng với đối phương. Người Nhật đã thấy rõ điều này trong cuộc xung đột với Liên bang Xô Viết trên bờ song Khankhin–Gôn. Vì thế, năm 1939, phiên bản xe tăng mới đã xuất hiện với tháp pháo giống tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ BT-5 (Liên Xô) và pháo nòng dài 47mm với vận tốc đạn đầu nòng 825m/s. Vào năm 1940, loại xe tăng này được trang bị cho các đơn vị xe tăng Nhật dưới tên gọi “Shinhoto Chi-ha” – có nghĩa là “trung bình – thứ ba với tháp pháo trang bị đại bác”. Các cải tiến này được áp dụng cho một số xe tăng “Chi-ha” của phiên bản cũ đồng thời sản xuất hạn chế với số lượng nhỏ, xe tăng chỉ huy với đài vô tuyến điện mạnh, ban đầu không lắp pháo trên tháp pháo, sau đó là pháo 37mm hoặc mô phỏng của nó làm từ gỗ. Hoặc phiên bản khác là phá chính được trang bị cùng súng máy, bố trí trên đầu xe. Để hỗ trợ cho các đơn vị lính thủy đánh bộ, người Nhật sản xuất trên gầm của “Chi-ha” pháo tự hành trang bị lựu pháo nòng ngắn 120mm.
       Từ năm 1938 đến 1942, tổng cộng 1220 xe tăng “Chi-ha” được sản xuất với các phiên bản khác nhau. Chúng tham gia vào các trận đánh tại nhiều vùng đất thuộc Đông Nam Á và trên các đảo Thái Bình dương. Sauk hi kết thúc chiến tranh, có khoảng 350 “Chi-ha” bị Hồng quân Liên Xô chiếm đoạt tại Mãn Châu Lý và Kuril, đã được chuyển cho Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa, nơi nó nằm trong biên chế cùng T-34-85 cho đến đầu những năm 50.

 Các thông số chính:
Tên gọi: Kiểu 97 “Chi-ha”
Phân loại: hạng trung bình
Kíp xe: 4 người
Khối lượng chiến đấu: 15 tấn
Chiều dài,m: 5,52
Chiều rộng,m: 2,33
Chiều cao,m: 2,33
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/37
Hỗ trợ/mm: 2/7,7
Độ dày giáp đầu: 25mm
Độ dày giáp bên: 22mm   
Động cơ: “Mitsubisi”, kiểu 97 diezen, 170 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 40km/h
Tầm hoạt động: 210km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #112 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 12:32:15 am »

 Sơ đồ cấu tạo "Chi-ha" với pháo nòng ngắn 57mm và ăng ten dạng tay vịn:
 
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2009, 04:34:26 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #113 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 12:33:22 am »

 Các biến thể của cuối cùng của "Chi-ha":
1. "Chi-he"

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #114 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 12:34:33 am »

2. "Chi-nu":

Logged
Nguyễn Trung Đức
Thành viên
*
Bài viết: 26

Đã xa rồi một thời...


« Trả lời #115 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 04:16:55 pm »

Tiếp nào đ/c Đại Bàng Đen. Câu h quá. Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Logged

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #116 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 08:57:42 pm »

XE TĂNG TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

1. Mk VI “Crusader”


   Giới Quân sự Liên hiệp Anh đã đặt vào Mk VI “Crusader” niềm hy vọng lớn, nhưng đáng tiếc nó đã không đáp ứng được sự kỳ vọng đó. Thời gian mà nó tham gia hoạt động trên các chiến trường không lâu dài.
  Lịch sử phát triển “Crusader” được bắt đầu từ năm 1936, khi tướng Uaywen và đại tá Martel chứng kiến khả năng hoạt động của các xe tăng hạng nhẹ BT do Liên Xô sản xuất trong các cuộc tập trận tại Kiev. Bộ Quốc phòng Anh cũng nhận ra điều đó và đã đặt mua từ Mỹ loại xe tăng “Christie” M1930. Vào tháng 11, các xe tăng được chuyển qua Anh cùng với nhà sáng chế ra nó và trên cơ sở “Christie” M1930, người Anh đã phát triển xe tăng hạng trung Mk III (A13), với số lượng sản xuất 65 chiếc. Năm 1938, hãng “Nifflid” bắt đầu sản xuất kiểu xe tăng mới, Mk IV (A13 Mk II), khác với “người tiền nhiệm” của nó về độ dày giáp bảo vệ và tháp pháo kiểu mới. 665 xe tăng kiểu này đã được sản xuất và tham gia hoạt động trên chiến trường Bắc Phi. Sau đó 1 năm, seri xe tăng hạng trung Mk V “Kovenantor” (A13 Mk III) ra đời nhưng không thành công. Toàn bộ 1770 xe tăng  được sản xuất chỉ được sử dụng vào mục đích huấn luyện.
  Mùa hè năm 1939, hãng “Naffild” giới thiệu mẫu xe tăng hạng trung A15 với động cơ “Liberty”. Xe tăng này là sự phát triển tiếp sau của “Kovenantor” với việc giữ lại các chi tiết và tổ hợp của xe tăng cũ Điều đó cho phép triển khai sản xuất hàng loạt loại xe tăng mới một cách nhanh chóng. A 15 có thân dài và thêm một bánh đỡ - bánh thứ năm mỗi bên. Trong seri sản xuất, xe tăng được biết dưới tên gọi “Xe tăng hạng trung Mk IV” (“Crusader Mk I”).
  Thân “Crusader” có khung với các miếng thép liên kết với nhau bằng bu long. Tháp pháo dạng thấu kính nhiều góc, cạnh, động cơ trang bị hệ thống truyền động thủy lực, thực hiện vòng quay đầu tiên trong 10s. “Crusader” bố trí pháo 40mm và kíp xe 3 người. Trên phần đầu xe tăng có một tháp pháo nhỏ có trang bị sung máy 7,92mm với góc bắn theo phương ngang 150 độ. Các chi tiết của hệ thống treo được bố trí khoảng không gian giữa bên trong và bên ngoài thành xe.
  “Crusader” Mk I tiếp nhận vào các hoạt động chiến đấu vào tháng 6 năm 1941 trên mặt trận Bắc Phi. . Trong các trận đánh, loại xe tăng mới này bị bắn cháy rất nhiều bởi hỏa lực từ pháo chống tăng – được cải tiến từ pháo phòng không 88mm của Đức. Tại đó, “Crusader” Mk I đã bộc lộ nhiều điểm yếu: giáp bảo vệ yếu, hệ thống điều khiển và hậu cần, bảo dưỡng phức tạp, không đáng tin cậy. Hệ thống làm mát động cơ hoạt động rất đặc biệt tồi trong điều kiện hoang mạc Bắc Phi. Bộ phần truyền động khí nén trên bộ hãm gần cửa ra từ hệ thống máy nén khí bị vỡ kéo theo sự ngừng hoạt động của xe tăng.
  Một số không ít “Crusader” đến năm 1941 trở thành xe tăng tiêu chuẩn trong lực lượng Thiết giáp Anh. Có 3 phiên bản khác nhau dựa trên cơ sở “Crusader” chỉ khác nhau ở trang bị và độ dày thiết giáp. Trên “Crusader” Mk II không trang bị tháp súng máy, còn giáp đầu xe được gia cố. “Crusader” Mk III trang bị pháo chính 57mm – nhưng uy lực tăng lên không đáng kể. Tháp pháo hai chỗ ngồi và trưởng xe phải kiêm thêm nhiệm vụ nạp đạn. Độ dày giáp đầu xe tăng lên 51mm.
  Vào năm 1942, seri sản xuất “Crusader” bị dừng hoạt động, còn các xe của các đơn vị xe tăng trên tuyến đầu được chuyển về và thay đổi thành hệ thống pháo phòng không tự hành với hai phiên bản: với một nòng 40mm “Bocffor” hoặc hai nòng 20mm “Erlikon”. Gầm “Crusader” đồng thời được sử dụng rộng rãi trong nhiều mục đích khác như xe kéo pháo, xe kéo – sửa chữa bọc thép, máy ủi, xe dò – quét mìn. Tổng cộng từ năm 1939 đến 1943 các công xưởng của hàng chục hãng đã sản xuất 4350 “Crusader” và 1370 các phiên xe bản đặc biệt trên gầm xe tăng này.

 Các thông số chính:
Tên gọi: Crusader Mk I
Phân loại: hạng trung bình
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 15,3 tấn
Chiều dài,m: 5,99
Chiều rộng,m: 2,64
Chiều cao,m: 2,23
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/40
Hỗ trợ/mm: 2/7,92
Độ dày giáp đầu: 40mm
Độ dày giáp bên: 24mm   
Động cơ: Naffild “Liberty”, bộ chế hòa khí, 340 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 43km/h
Tầm hoạt động: 160km.


Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #117 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 08:58:43 pm »

 "Crusader" Mk I:

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2009, 11:11:30 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #118 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2009, 11:12:45 pm »

 Sơ đồ cấu tạo "Crusader" Mk I:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #119 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2009, 03:13:54 am »

2. Mk III “Valentine”

   Loại xe tăng có số lượng nhiều nhất trong Quân đội Anh trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai là Mk III “Valentine”. Mk III nhận tên gọi vào ngày bản thiết kế của nó được bộ Quốc phòng Anh chấp nhận – 14 tháng 2 – ngày thánh Valentine. Hãng “Bikkerc – Amstrong” đã sử dụng các thiết kế cùng những bộ phận và tổ hợp của một số dòng xe tăng trước đó – A9, A10, A11. Xe mới có hình dáng thấp, bọc thép dày 60mm và pháo chính 40mm. Sự đặt hàng từ quân đội Anh bắt đầu từ năm 1939, còn các năm sau đó, mẫu xe tăng đầu tiên lần lượt được ra đời từ các công xưởng lắp ráp.
  Theo cấu trúc,  và công nghệ sản xuât, “Valentina” mang đầy đủ các thiết kế đặc thù của nền công nghiệp quốc phòng Anh. Thân xe hình chữ nhật được đóng bởi phương pháp tán đinh, tháp pháo với các miếng thép hình trụ được lắp ráp trên bộ phận truyền động không phức tạp – được cấu tạo bởi 6 bánh đỡ mỗi bên và liên kết với nhau bởi một cặp giá chuyển hướng. Nhìn chung cấu tạo của xe tăng là tầm thường, còn buồng chiến đấu chật hẹp không đem lại sự thuận lợi cho tổ lái. Hai lính xe tăng thường xuyên ngồi trong tháp pháo, đồng thời phải kiêm nhiệm thêm các chức năng khác. Ví dụ, trưởng xe phải kiêm luôn việc nạp đạn và hỗ trợ liên lạc, đồng thời chỉ hiệu chỉnh mục tiêu cho pháo thủ. Sự quay tháp pháo của “Valentine” được thực hiện nhờ sự trợ giúp của hệ thống thủy lực, nhưng khi quay tháp pháo ra sau cùng với điều khiển pháo chính theo mặt phẳng đứng được thực hiện bằng quay tay. Trang bị chính của xe tăng pháo 40 mm trên các phiên bản trước không đảm bảo cho việc đấu tăng một cách song phẳng với các xe tăng tương tự của đối phương trong tầm xa hơn 1 km. Bộ chế hòa khí không tốt trên seri đầu tiên và diezen trên các xe thế hệ sau. Điểm yếu lớn nhất trên “Valentina” là không có giáp che chắn cho bộ phận truyền động. Ưu điểm của dòng xe này chỉ được đánh giá với độ dày giáp đầu xe và sự tin cậy của thiết bị lực với bộ truyền  - dẫn động .
  Tổng cộng có 8275 “Valentine” với 11 phiên bản, đã được sử dụng trên khắp các chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sự cải tiến dòng xe tăng này được hoàn thiện trong quá trình sản xuất và nằm ở sự nâng cấp liên tiếp trang bị, gia cố giáp đồng thời tăng  sức mạnh cho động cơ. “Valentine” I được lắp thêm bộ chế hòa khí, còn “Valentine” II nhận động cơ diezen của hãng A.E.C. Biến thể VIII và IX trang bị pháo 57mm nhưng chúng không có tháp pháo nhỏ dành cho sung máy. Đó là một nhược điểm lớn và trong phiên bản sau, Mk X, lỗi này đã được khắc phục. Biến thể cuối cùng, Mk XI, pháo chính 75 mm có chất lượng tốt. Sự tham gia vào các hoạt động quân sự của “Valetine” từ mặt trận Bắc Phi cho tới các chiến dịch cuối cùng của các đơn vị quân Đồng minh.  2394 “Valentine” do Anh sản xuất và 1388 – của Canada theo Hiệp ước Len-Lizơ đã được chuyển cho Liên Xô. Tuy nhiên, trong Hồng quân, số xe tăng được sử dụng ít hơn số đã được chuyển giao, có khoảng 320 chiếc xe tăng đã bị đánh chìm cùng tàu vận tải, thủy thủ đoàn và các phương tiện hộ tống trên đường đến các cảng phía bắc Liên Xô (Biển Bắc). Lính tăng Liên Xô thích sự đơn giản và và tin cậy của động cơ “Valentine”, nhưng không hài long về trang bị của chúng. Các chuyên gia Xô viết đã thay thế pháo chính của Anh bằng pháo 76mm chuyên dụng cho xe tăng mạnh hơn.  “Valentine” còn được nghiên cứu phục vụ cho sự chế tạo các loại pháo tự hành  của Anh  “Bishon” 87,6mm và pháo chống tăng “Archer” 76mm. Cải tiến sau cùng của “Valentine” được trang bị động cơ diezen mạnh (192 sức ngựa), tham gia chiến đấu ở Italia và Tây Âu với pháo nòng dài bố trí trên buồng mở phía trên, có khả năng bắn cháy mọi kiểu xe tăng của Đức. Trên cơ sở “Valentine”, các loại xe làm cầu thuộc Binh chủng Công binh
, xe quét mìn, xe phun lửa (bên phải lái xe bố trí một thpas nhỏ với sung phun lửa và thùng bọc thép chứa nhiên liệu hỗn hợp cháy). Gần thời điểm mở mặt trận thứ hai, tháng 6 năm 1941, người Anh đã chế tạo khoảng 600 “Valentine” được cải tiến có khả năng lội nước.

Các thông số chính:
Tên gọi: Mk Valentine VI
Phân loại: hạng nhẹ (bộ binh)
Kíp xe: 3 người
Khối lượng chiến đấu: -
Chiều dài,m: 5,41
Chiều rộng,m: 2,63
Chiều cao,m: 2,27
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/40
Hỗ trợ/mm: 1/7,92; 1/7,7
Độ dày giáp đầu: 60mm
Độ dày giáp bên: 60mm   
Động cơ: GMC 6-71, diezen, 131 sức ngựa
Tốc độ tối đa: 32km/h
Tầm hoạt động: 150km.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM