Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:17:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu về các hệ thống tên lửa Trung Quốc  (Đọc 21505 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
f22raptor
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #10 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2010, 04:36:30 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA ĐỐI KHÔNG HQ-12 (HỒNG KỲ 12)

-Giới thiệu chung:
HQ-12(Hồng Kỳ-12)  hay còn gọi KaiShan 1 (KS-1) phiên bản xuất khẩu,  là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa, ở mọi độ cao, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống được sản xuất bởi Cty Công nghiệp không gian còn gọi là Base 061 có trụ sở tại tỉnh Giang Nam, Trung Quốc.
-Lịch sử phát triển:
Chương trình KS-1 được khởi động từ những năm 1980 để thay thế cho loại tên lửa đối không HQ-2 già cỗi bản sao của SA-2 do Trung Quốc sản xuất.

Phiên bản KS-1 ban đầu
Tên lửa được bắn thử lần đầu vào năm 1989, tên lửa ra mắt công chúng lần đầu ở Paris Air Show 1991. Tên lửa được đặt trên bệ phóng cố định tương tự như HQ-2, radar theo dõi mục tiêu của nó cũng gặp phải nhiều vấn đề hạn chế trong bám bắt và xữ lý tính hiệu. Phiên bản đầu tiên này gặp nhiều vấn đề rắc rối, hiệu năng chiến đấu tệ đến mức không thể chấp nhận được.
 Sự phát triển của các KS-1 đã được hoàn thành vào năm 1994, nhưng các tên lửa không thành công để thu hút bất kỳ khách hàng từ một trong hai thị trường trong nước hoặc quốc tế.
Phiên bản cải tiến KS-1A ra mắt vào cuối những năm 1990, KS-1A được đặt trên khung gầm xe tải 6*6 bánh (hiệu gì không rõ lắm). Đây là cải tiến khá quan trọng, nâng cao tính cơ động trên chiến trường so với phiên bản đầu tiên. KS-1A được trang bị một radar tìm kiếm mục tiêu mới, sự sao chép công nghệ radar từ Nga qua tổ hợp S-300 đã mở ra cho KS-1A nhiều triển vọng hơn. Phiên bản KS-1A đã được Tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác (CPMIEC) giới thiệu xuất khẩu cho các khách hàng  nước ngoài vào cuối năm 2001. Năm  2005 một sỹ quan cao cấp của quân đội Malayxia đã xác nhận về việc quân đội nước này đã ký một bản ghi nhớ về việc mua hệ thống KS-1A từ Trung Quốc.
KS-1A đã được chuyển cho PLA thử nghiệm và đánh giá từ giữa những năm 1990. Tuy nhiên sự chậm trể lặp đi lặp lại trong việc vận hành tên lửa chứng tỏ PLA không hoàn toàn hài lòng với tên lửa này. Nhân dịp kỷ niệm 80 năm  ngày thành lập PLA, một tên lửa KS-1A với xe phóng di động và xe đài dẫn hướng đã được trưng bày tại Bảo Tàng Quân Đội Cách Mạng Trung Quốc tháng 8/2007. Trong cuộc triển lãm này KS-1A đã được đặt tên chính thức là Hong qi -12 (HQ-12) điều đó chứng tỏ PLA đã chấp nhận loại tên lửa này.

Phiên bản KS-1A
-Tính năng
Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với lực đẩy kép trên cơ sở của HQ-2, tên lửa có trọng lượng 886kg. Tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao từ 500m đến tối đa 25km, với chiều nghiêng từ 7-42km, KS-1A có tầm bắn tối đa là 50km. Tốc độ tối đa của tên lửa là 1200m/s, với khả năng quá tải lên đên 20g.
Các radar kiểm soát bắn của nó được thiết kế chủ yếu để chống máy bay có cánh cố định và trực thăng, nhưng nó cũng được cho là có khả năng hạn chế trong chống tên lửa hành trình.
Một khẩu đội HQ-12 bao gồm một radar tìm kiếm mục tiêu, một radar kiểm soát bắn, bốn xe phóng với 8 tên lửa sẳn sàng phóng và 18 tên lửa dự phòng.
Phiên bản HQ-12 đầu tiên được đặt trên bệ phóng cố định 4 chân như SA-2 với hai tên lửa được đặt trên hai thanh ray khởi động nghiêng. Độ nghiêng của hai thanh ray này được điều chỉnh bởi hệ thống thủy lực.
Việc tên lửa được treo phía dưới ray khởi động gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho quá trình phóng tên lửa. Động cơ tên lửa phải được khởi động trước khi các hệ thống treo bung ra, nếu không tên lửa sẽ rơi ngay trên đầu xe(Đến bây giờ em vẫn chưa hiểu được việc treo tên lửa phía dưới ray phóng có ưu điểm gì. Khi mà việc phóng và tái nạp tên lửa gặp rất nhiều khó khăn).
Phiên bản KS-1A được đặt trên khung gầm xe tải 6*6 bánh tăng tính cơ động, mỗi xe mang hai tên lửa được treo dưới ray phóng như phiên bản đầu của nó. Phiên bản mới nhất tên lửa được đặt trong hai hộp khởi động, kiêm bảo quản   hình vuông. Như vậy có thể thấy rằng PLA đã nhận thấy việc treo tên lửa dưới ray phóng không phải là lựa chọn tối ưu.
Một loạt các trạm radar dẫn hướng đã được phát triển cho HQ-12, phiên bản đầu tiên của nó dùng radar tìm kiếm mục tiêu loại SJ-202. SJ-202 là loại radar  mảng pha 3D đầu tiên do Trung Quốc sản xuất. Nó có tầm phát hiện mục tiêu là 115km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 80km, dẫn bắn tên lửa ở cự ly 50km.  radar này hoạt động ở dải băng tần G, radar có thể dẫn hướng cho 6 tên lửa tấn công 3-6 mục tiêu khác nhau,   radar này có khả năng  tương thích với các hệ thống SAM củ như HQ-2.

(radar SJ-202 )
 Phiên bản radar này gặp nhiều hạn chế trong bám bắt và xữ lý tính hiệu, dẫn đến sự không thành công của phiên bản đầu tiên này.
Phiên bản KS-1A được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu loại H-200. Đây là một loại radar mảng pha 3D, nó được xem là bản sao của loại radar quét mảng pha điện tử AN/MPQ-53  tổ hợp Patriot của Mỹ. H-200 hoạt động ở băng tần G, cung cấp nhiều khả năng, phát hiện, theo dõi, bắm bắt, nhận dạng bạn thù, dẫn bắn cho tên lửa. Radar này cũng được dùng cho phiên bản chống bức xạ đất đối không FT-2000.

(Radar H-200 và xe phóng của tổ hợp KS-1A)
Radar có góc tà khoảng 90 độ, góc phương vị <160độ, tầm phát hiện mục tiêu khoảng 120km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 90km, dẫn bắn tên lửa ở cự ly 45km. Radar có khả năng dẫn bắn cho 6 tên lửa tấn công 3 mục tiêu cùng lúc, ở độ cao từ 500m đên tối đa 25km.
-Cấu hình hệ thống:
KS-1 được trang bị bốn bệ phóng cố định được dẫn hướng bởi một radar tìm kiếm mục tiêu SJ-202, 8 tên lửa sẳn sàng phóng và 18 tên lửa dự phóng, xe tiếp đạn, xe phục vụ hậu cần,sửa chữa.
KS-1A được trang bị bốn xe phóng cơ động  được dẫn hướng bởi một radar tìm kiếm mục tiêu H-200 với 8 tên lửa sẳn sàng phóng, 18 tên lửa dự phòng xe tiếp đạn, xe phục vụ hậu cần,sửa chữa.
Phiên bản mới nhất được trang bị bốn xe phóng với cơ cấu như KS-1A, tuy nhiên tên lửa được đặt trong  ray phóng kiêm bảo quản hình hộp, được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu và radar kiểm soát bắn riêng biệt cả hai được đặt trên khung gầm xe tải 6*6 bánh .

(Phiên bản mới nhất của KS-1A, ray phóng kiêm ống bảo quản hình  hộp đã được trang bị)

-Thông số kỷ thuật:
+ Kích thước tên lửa: Dài 5.6 m, đường kính 400mm, sải cánh 1.2m.
+ Trọng lượng: 900kg
+ Động cơ: Động cơ nhiên liệu rắn
+ Độ cao: Tối thiểu 500 m, tối đa 25km
+Tầm hoạt động: từ 7-42km với KS-1, từ 5-50km với KS-1A
+ Khả năng chịu tải của tên lửa: 20G
+Tốc độ tối đa: 1200m/s
+ Dẫn hướng: Radar bán chủ động
+ Đầu đạn: 100kg đầu nổ HE phá mảnh với ngòi nỗ vô tuyến cận đích
+ Xác suất :N/A
+ Khả năng tấn công các mục tiêu có độ quá tải khoảng 4-5 G
(hiện nay em chưa tìm thấy tài liệu về hệ dẫn đường của hệ thống này, khi nào có sẽ bổ sung sau. Tài liệu tham khảo www.sinidefence.com, http://anja-athirdeye.blogspot.com)


« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2010, 07:03:21 pm gửi bởi f22raptor » Logged
f22raptor
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #11 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 03:45:59 pm »

TỔ HỢP TÊN LỬA ĐỐI KHÔNG HONG QI-7 (HQ-7)
-   Giới thiệu chung:
 HQ-7( Hồng Kỳ 7) hay còn gọi là FeiMeng 80 (FM-80) phiên bản xuất khẩu là một tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp và siêu thấp, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa được phát triển bởi Học viện  Aerospace 2 (nay là Học viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc). Tên lửa được phát triển trên công nghệ tên lửa đất đối không tầm thấp Crotale của Pháp. Tên lửa chính thức đi vào phục vụ cuối những năm 1980.
HQ-7 hiện có  hai phiên bản, phiên bản đất đối không hiện đang được trang bị cho lực lượng mặt đất của PLA, phiên bản hải quân được trang bị trên các tàu khu trục Type-052 trở đi, nó trở thành vũ khí phòng không chủ đạo cho các tàu này.

(Phiên bản HQ-7 trên boong tàu khu trục Type-052)

(Phiên bản đất đối không của HQ-7)
Các biến thể cải tiến của HQ-7 xuất khẩu ra thị trường thế giới với tên gọi FM-90 đã được giới thiệu vào năm 1998. Một biến thể cải tiến được giới thiệu năm 2006/07.
-Lịch sử phát triển.
Chương trình phát triển bắt đầu vào  những năm 1979 đề đáp ứng yêu cầu của PLA vầ một loại tên lửa đối không tầm thấp và siêu thấp. Có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Chương trình này được quản lý bởi  Học viện hàng không vũ trụ (còn gọi là  Học viện Công nghệ cơ khí và điện tử), (nay là  Học viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc).  Viện 23 chịu trách nhiệm về sự phát triển của hệ thống radar điều khiển hỏa lực, và Viện 206 chịu trách nhiệm phát triển về trang thiết bị mặt đất.
-   Đặc điểm kỷ thuật
Tổ  Hongqi 7 là gần như là bản sao toàn bộ các đặc tính vật lý và kỹ thuật của  tổ hợp tên lửa đất đối không tầm thấp Crotale của Pháp được hãng  Thales phát triển (trước đây là Thomson-CSF Airsys).
Sau sự kiện xung đột biên giới với Liên Xô năm 1969, Trung Quốc đã được nhập khẩu vài hệ thống tên lửa đất đối không Crotale của Pháp để thử  nghiệm,  như là một thỏa thuận cho liên minh với các nước phương Tây chống lại Liên Xô. Thomson- CSF hy vọng sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn nữa từ phía Trung Quốc.
Tuy nhiên thay vì mua tiếp các tổ hợp khác, Trung Quốc đã  tự phát triển  tổ hợp này cho riêng mình với tên gọi HQ-7 bằng cách đảo ngược một số kỷ thuật trong đó, song vẫn giữ được các đặc tính kỷ thuật, chiến  thuật  nguyên bản. Nhiều thông tin cho rằng Trung Quốc đã sao chép lậu Crotale khi chưa được sự đồng ý từ chính phủ Pháp, song cũng có một số nguồn tin cho rằng. Pháp đã làm ngơ trước việc Trung Quốc sao chép Crotale để đổi lấy các hoạt động của Nato trong chiến tranh lạnh.

(Tổ hợp HQ-7 của Trung Quốc)

(Đây là tổ hợp Crotale nguyên bản của Pháp)

Tên lửa được thử nghiệm vào năm 1983, lần bắn thử đầu tiên diễn ra vào năm 1985. Bản thiết kế được chứng nhận quốc gia vào tháng 7-1986 và đến tháng 6-1988 bắt đầu đưa vào sản xuất đại trà.
Phiên bản đầu tiên của HQ-7 có hai biến thể, một biến thể bán cố định tương tự như SA-2, và phiên bản tự hành. Sau này phiên bản bán cố định bị loại bỏ thay vào đó là phiên bản hải quân được trang bị cho các tàu khu trục từ loại Type 052 trở đi. Một thông tin cho hay là phiên bản hải quân cải tiến sẽ sử dụng các ống phóng kiêm bảo quản thẳng đứng được bố trí trên boong tàu, thay cho các ống phóng nghiêng như hiện nay. Việc phóng thẳng đứng giúp cho tên lửa có khả năng bao quát 360 độ.

(Phiên bản hải quân HQ-7 trên boong tuần dượng hạm Cáp Nhĩ Tân soái hạm của hạm đội Biển Bắc,nguồn Baodatviet.vn)

Các phiên bản xuất khẩu FM-80 lần đầu tiên được tiết lộ trong năm 1989  trong Dubai Aerospace Show. Sau đó vào năm 1998 Tổng công ty Xuất nhập khẩu  máy móc chính xác của Trung Quốc(CNPMIEC) giới thiệu một phiên bản cải tiến FM-90 có tính năng nhanh hơn, tên lửa tầm dài hơn và camera hồng ngoại tốt hơn.
-Tên lửa

  (cận cảnh tên lửa của HQ-7)

Tên lửa của HQ-7 có thân dài với mũi khá nhọn, nó có bốn cánh lái phía sau đuôi và bốn cánh ổn định ở phía mũi. Theo thông tin công bố tên lửa có khả năng đánh chặn đa mục tiêu, tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với tốc độ cực đại khoảng Mach 2.3, với tầm bắn tối đa là 12.
Hệ thống kiểm soát mục tiêu kết hợp giữa  cảm biến radar và quang điện, dẫn hướng tấn công mục tiêu kết hợp giữa hồng ngoại+ TV. Tên lửa có khả năng kháng nhiễu mạnh mẽ và tiếng ồn khí tượng tương đối thấp. Tên lửa được trang bị đầu nổ phá mảnh HE với nòi nổ vô tuyến cận đích.
-Hệ thống kiểm soát bắn.
Một tiểu đoàn HQ-7 điển hình bao gồm ba khẩu đội, với một bộ phận hổ trợ kỷ thuật bao gồm tất cả 10 xe. Trong đó có 9 xe phóng với một xe hổ trợ kỹ thuật.
Một khẩu đội điển hình bao gồm một đơn vị tìm kiếm mục tiêu (SU), ba xe phóng với cơ số 4 tên lửa cho mỗi xe, ba hệ thống quang học, và một máy phát điện công suất 40kw.
Các radar của HQ-7 sẽ tìm kiếm, xác định đánh giá và phân loại mục tiêu, sau đó chỉ định mục tiêu nguy hiểm nhất và chuyển thông tin mục tiêu này cho đơn vị bắn. Nếu radar bị kẹt hoặc bị nhiễu gây hại thì các đơn vị bắn chuyển sang sử dụng hệ thống quang học để ngắm bắn. Việc sử dụng hệ dẫn đường đa dụng là một điểm mạnh của tổ hợp này, nó không bị phụ thuộc quá nhiều radar như các tổ hợp khác. Tuy nhiên việc dẫn bắn bằng quang học ít nhiều làm giảm xác suất trúng đích.
Các radar tìm kiếm mục tiêu sử dụng loại radar xung Doppler hoạt động ở băng tần E/F. Tầm phát hiện mục tiêu là 18.4km với tầm cao 3.2km. Hệ thống có khả năng phát hiện 30 mục tiêu và theo dõi 12 mục tiêu cùng lúc.
Các đơn vị bắn được trang bị radar có khả năng theo dõi mục tiêu ở  cự ly 17km, một hệ thống theo dõi truyền hình có phạm vi hoạt động lên đến 15km trong điều kiện thời tiết tốt, một hệ thống lade định vị mục tiêu, một đơn vị xữ lý dữ liệu, một hệ thống liên lạc giữa đơn vị tìm kiếm mục tiêu và đơn vị bắn.
Phiên bản cơ bản được đặt trên khung gầm xe 4x4 bánh, với khả năng cơ động tối đa 60km/h trên đường nhựa và 50km/h ở địa hình xấu hơn.

FM-90

Vào cuối năm 1998, FM-90, một phiên bản nâng cao của  FM-80/HQ-7, được giới thiệu với công chúng. So với các hệ thống ban đầu, những cải tiến trên FM-90 bao gồm:

    * Sử dụng VLSI dựa trên công nghệ máy tính (thiết kế bởi Viện 706) để thay thế LSI ban đầu dựa trên công nghệ S-9 máy tính trên FM-80 HQ-7.
    * Sử dụng công nghệ điện tử kỹ thuật số để thay thế các thiết kế tương tự ban đầu, tăng khả năng của tên lửa chống gây nhiễu hoạt động thụ động /.
    * Sử dụng một radar theo dõi hai waveband mới để thay thế cho radar monopulse gốc
    * Một máy ảnh hồng ngoại đã được thêm vào hệ thống theo dõi truyền hình để hệ thống theo dõi quang học có thể được sử dụng vào ban đêm.
    * Chỉ tiêu thông tin giữa các đơn vị tìm kiếm và bắn được truyền thông qua dữ liệu, một hệ thống cực tương tự như trang bị trên Thomson-CSF Crotale 4.000.
Ngoài ra, các tên lửa tìm kiếm / homing phạm vi, tốc độ tối đa, và phạm vi tấn công tất cả đã được cải thiện, làm tăng hiệu quả chiến đấu rất nhiều. Với tầm  phát hiện mục tiêu  tối đa 25 km, các FM-90 có khả năng tấn công đồng thời ba mục tiêu bằng cách sử dụng ba chế độ hướng dẫn khác nhau . Tên lửa này cũng có khả năng chống tên lửa hành trình bay ở độ cao  siêu thấp, và tên lửa chống bức xạ ở khoảng cách 17km.

Thông số kỹ thuật

Tên lửa kích thước: (chiều dài) 3.00m; (đường kính) 0.156m; (sải cánh) 0.55m
Trọng lượng: 84.5kg
Độ cao: 30 ~ 5.000 m (HQ-7/FM-80); 15 ~ 6.000 m (FM-90)
Tầm hoạt động tối thiểu: 500m (HQ-7/FM-80); 700 m (FM-90)
Tầm hoạt động tối đa: 8.600 m (400m / s mục tiêu); 10.000 m (300m / s mục tiêu); 12.000 m (trực thăng); FM-90: 15.000 m cho tất cả các mục tiêu
Tốc độ: Mach 2,3 (750m / s)
Hướng dẫn: Command + theo dõi quang-điện
Đầu đạn: Đầu nổ HE-Frag với ngòi nổ vô tuyến cận đích
Xác suất: 70 ~ 80%
Radar phát hiện phạm vi: (HQ-7/FM-80) 18.4km; (FM-90) 25 km

(nguồn ảnh http://www.ausairpower.net, tài liệu tham khảo www.sinodefence.com)
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #12 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 05:29:20 pm »

Hồng Kỳ 7 (HQ-7) có bản xuất khẩu là Phi Manh 80 (Mòng bay 80).

Trích dẫn
Tên lửa có khả năng kháng nhiễu mạnh mẽ và tiếng ồn khí tượng tương đối thấp
Nhiễu khí tượng

Trích dẫn
Nếu radar bị kẹt hoặc bị nhiễu gây hại thì các đơn vị bắn chuyển sang sử dụng hệ thống quang học để ngắm bắn
Bị gây nhiễu chế áp

Trích dẫn
Sử dụng một radar theo dõi hai waveband mới để thay thế cho radar monopulse gốc
Đỏ 1: băng sóng
Đỏ 2: đơn xung

Trích dẫn
một hệ thống theo dõi truyền hình có phạm vi hoạt động lên đến 15km trong điều kiện thời tiết tốt, một hệ thống lade định vị mục tiêu
Đỏ 1: bám sát quang truyền hình
Đỏ 2: la de định tầm

Trích dẫn
Hướng dẫn: Command + theo dõi quang-điện
Điều khiển: lệnh vô tuyến, bám sát quang điện tử
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 07:08:05 pm »

Huyphong góp thêm một chút Grin

Tuy nhiên thay vì mua tiếp các tổ hợp khác, Trung Quốc đã  tự phát triển  tổ hợp này cho riêng mình với tên gọi HQ-7 bằng cách đảo ngược một số kỷ thuật trong đó, song vẫn giữ được các đặc tính kỷ thuật, chiến  thuật  nguyên bản. Nhiều thông tin cho rằng Trung Quốc đã sao chép lậu Crotale khi chưa được sự đồng ý từ chính phủ Pháp, song cũng có một số nguồn tin cho rằng. Pháp đã làm ngơ trước việc Trung Quốc sao chép Crotale để đổi lấy các hoạt động của Nato trong chiến tranh lạnh.

Người ta không gọi là đảo ngược kĩ thuật anh giai ạ! Reverse-engineering là Phỏng thiết kế kĩ thuật hay sao chép thiết kế.

TQ không hoạt động trong NATO, mà phối hợp với NATO trong hoạt động bao vây chống phá Liên xô.

Trích dẫn
Phiên bản đầu tiên của HQ-7 có hai biến thể, một biến thể bán cố định tương tự như SA-2, và phiên bản tự hành. Sau này phiên bản bán cố định bị loại bỏ thay vào đó là phiên bản hải quân được trang bị cho các tàu khu trục từ loại Type 052 trở đi. Một thông tin cho hay là phiên bản hải quân cải tiến sẽ sử dụng các ống phóng kiêm bảo quản thẳng đứng được bố trí trên boong tàu, thay cho các ống phóng nghiêng như hiện nay. Việc phóng thẳng đứng giúp cho tên lửa có khả năng bao quát 360 độ.

Biến thể của KQ dùng bố trí trong trận địa cố định với hầm bán ngầm. Về bản của hải quân dùng ống phóng thẳng đứng có vẻ không chính xác với loại tên lửa hạng muỗi này Grin HQ TQ chỉ mới có ý định phát triển loại tên lửa phòng không tầm trung dùng ống phóng thẳng đứng để thay cho hệ thống HQ-7 thôi.

Trích dẫn
Hệ thống kiểm soát mục tiêu kết hợp giữa  cảm biến radar và quang điện, dẫn hướng tấn công mục tiêu kết hợp giữa hồng ngoại+ TV. Tên lửa có khả năng kháng nhiễu mạnh mẽ và tiếng ồn khí tượng tương đối thấp. Tên lửa được trang bị đầu nổ phá mảnh HE với nòi nổ vô tuyến cận đích.

Hệ thống điều khiển của HQ-7 được gọi là Hệ thống điều khiển theo đường ngắm thẳng (CLOS - Command to Line Of Sight guidance), kết hợp bám sát mục tiêu theo các chế độ tự động hay thủ công qua radar, khí tài hồng ngoại và hồng ngoại-quang truyền hình. Hệ thống có khả năng kháng nhiễu tích cực/tiêu cực và khí tượng tốt.

Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
f22raptor
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #14 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 07:51:28 pm »

Tìm hiểu các hệ thống tên lửa Trung Quốc phần 2

Hồ sơ tên lửa Dong Phong

I-   Dong phong 1 hay DF-1

DF-1 được xem là tên lửa đạn đạo đầu tiên được chế tạo tại Trung Quốc. Tên lửa được chế tạo trên công nghệ tên lửa đất đối đất loại V2 của Đức với sự giúp đở của các chuyên gia đến từ Liên Xô. Nói chung DF-1 là bản sao của loại tên lửa R2 của Liên Xô. Chương trình được hoàn thành vào tháng 8/1960 tên lửa được thử nghiệm tại Tửu Tuyền ba tháng sau. Tên lửa được chấp nhận trang bị trong PLA.
 Tháng 6/1966 PLA chính thức thành lập Quân đoàn pháo binh thứ hai(SAC) hay lực lượng tên lửa chiến lược(SSM). Tuy nhiên lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc đã được tồn tại gần một thập niên trước khi ra mắt chính thức, núp bóng dưới danh nghĩa lực lượng pháo binh để che giấu các hoạt động thử nghiêm. DF-1 là trang bị đầu tiên của lực lượng này.

(DF-1 trong Bảo tàng quân đội Trung Quốc)

Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lõng với hỗn hợp bao gồm oxi và cồn.
Thông số cơ bản: Tên lửa DF-1 có chiều dài 17,68m, đường kính 1,65m, khối lượng 20,4 tấn và có tầm bắn lớn nhất là 600km.  có khả năng mang theo một đầu đạn quy ước nặng 1,3 tấn. Tuy nhiên, do DF-1 chưa một lần được phô diễn trước công chúng nên các thông số kỹ thuật của tên lửa này vẫn chưa được kiểm chứng.
Lịch sử phát triển:
-Ngày 17 tháng 9 năm 1955
 Tsien Hsue-shen bị  trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Sau năm năm tranh cãi, và cuộc đàm phán bí mật ở Geneva giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Tsien là bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Khi đến tại Trung Quốc, ông đã ngay lập tức đưa vào làm việc như người đứng đầu chương trình tên lửa của Trung Quốc. Ông đã giới thiệu phương pháp tiếp cận các hệ thống kỹ thuật Hoa Kỳ đến các kỹ sư Trung Quốc, và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép Trung Quốc phát triển  tên lửa.
-Ngày 17 tháng 2 năm 1956
Tsien đề xuất kế hoạch phát triển tên lửa lên chính phủ Trung Quốc, một báo cáo bí mật đã được đề trình lên hội đồng nhà nước về phát triển tên lửa đạn đạo, báo cáo cũng đề ra yêu cầu thành lập Cục công nghiệp hàng không quốc phòng, đề xuất thành lập một cơ sở nghiên cứu hàng không và chế tạo tên lửa.
-Ngày 26 tháng năm 1956
Thành lập Viện Hàn lâm quốc gia thứ năm của Trung Quốc, học viện thứ năm của Bộ quốc phòng được thành lập làm nơi đào tạo, nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo cho Trung Quốc.
Tsien được phong là giám đốc đầu tiên vào ngày 8 tháng 10. Học viện được thành lập trên cơ sở của một bệnh viện cũ và hai nhà điều dưỡng, với một đội ngũ nhân viên ban đầu là 100 sinh viên tốt nghiệp trường trung học và 100-200 sinh viên tốt nghiệp đại học. Tsien dạy Công nghệ tên lửa 'trong khi Choang Faggan từ Caltech dạy khí động học.
-Ngày 13/9/1956 Liên Xô đã đồng ý bán cho Trung Quốc hai tên lửa R1 để nghiên cứu.
-Ngày 15/10/1957 Liên Xô và Trung Quốc đã ký một bản hợp tác kỷ thuật quốc phòng giữa hai nước. Trong  đó có phần Liên Xô chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ chế tạo bom nguyên tử  với hai tên lửa đạn đạo R2. Theo thỏa thuận Liên Xô sẽ cung cấp các chuyên gia cần thiết, đào tạo, máy móc thiết bị cần thiết và cả giấy phép sản xuất R2 tại Trung Quốc(Đúng là ưu đãi quá mức, không biết Liên Xô lúc đó có được lợi gì cho thỏa thuận này không)
-Ngày 6/12/1957 giấy phép sản xuất R2 tại Trung Quốc chính thức được cấp, một nhóm lớn các kỹ sư và  chuyên gia kỹ thuật đã lên đường tới Bắc Kinh để thiết lập giây chuyền sản xuất. Cuối tháng 12 một tiểu đoàn Hồng Quân cùng với hai tên lửa R2 và bệ phóng đã lên đường sang Bắc Kinh bằng đường sắt.
- Đến tháng 4/1958 số lượng cán bộ kỹ thuật làm việc cho học viện số 5 đã lên đến 3000, và hơn 300 kỹ sư. Chính phủ Trung Quốc sẽ gửi số lượng nhiều hơn nữa các cán bộ kỹ thuật và kỹ sư sang Liên Xô để đào tạo về công nghệ tên lửa. Tất cả số học viên này đều được gửi đi học một cách bí mật.
- Tháng 6-1958 PLA bắt đầu cho xây dựng trường thử nghiệm tên lửa quốc gia tại Tửu Tuyền. Quân đoàn số 20 của PLA chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý các cơ sở thử nghiệm tại đây.
- Khoảng nửa năm 1958 tài liệu hướng dẫn kỷ thuật R2 được chuyển giao cho Trung Quốc, hơn 10151 chi tiết của R2 cùng tài liệu đã được chuyển giao cho Bắc Kinh. Trung Quốc tiếp tục đặt hàng thêm 12 tên lửa nửa.
Tháng 9/1959  Tsien yêu cầu học viện số 5 sớm hoàn tất quá trình nắm bắt công nghệ tên lửa để bắt đầu phát triển một phiên bản nội địa  với tên gọi Dong Phong (Gió đông) DF-1 thay cho việc tiếp tục gia hạn giấy phép sản xuất R2.
-Tháng 10/1959 Nhiếp Vinh Trăn tư lệnh cấp cao về vũ khí chiến lược yêu cầu Học viện số 5 nhanh chóng đi tắt đón đầu công nghệ tên lửa của Liên Xô để sao chép R2, dự án mang mật danh 1.059.
Tháng 12/1960 Liên Xô phát hiện các học viên Trung Quốc học tại học viện quốc phòng Moscow ăn cắp tài liệu công nghệ tên lửa. Quan hệ hai bên trở nên căng thẳng, cuối năm đó Khrushchev tuyên bố đình chỉ việc viện trợ quân sự cho Trung Quốc. Tất cả 1.343 chuyên gia Liên Xô  tại các học viện thứ năm ở Bắc Kinh bị triệu hồi về nước. Họ để lại phía sau 343 hợp đồng dở dang. Tổng cộng có 257 dự án phát triển kỹ thuật đã được hủy bỏ.
Tuy nhiên trước khi sự hợp tác hai bên đỗ vỡ Trung Quốc cũng đã kịp sao chép thành công công nghệ của tên lửa R2. Hai tên lửa DF-1 đã được phóng thử thành công tại Tửu Tuyền.
Việc hủy bỏ các hợp đồng dang dỡ khiến cho Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong việc chế tạo DF-1, nhất là các lĩnh vực về vật liệu chế tạo, công nghệ đặc biệt là công nghệ hàn hồ quang khí trơ để sản xuất vỏ tên lửa.
DF-1 có thời gian phục vụ tương đối ngắn, việc vận hành tên lửa gặp quá nhiều khó khăn, thời gian chuẩn bị phóng quá lâu, độ chính xác rất kém. Chương trình bị chấm dứt vào năm 1971 sau khi sản xuất được 3 tên lửa.
(tài liệu tham khảo www.sinodefence.com)

Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #15 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 11:04:45 pm »

Năm 1945 thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Churchill đã viết thư yêu cầu Stalin tìm kiếm giúp 1 loại tên lửa mà Đức Quốc Xã đã bắn vào London. Tên lửa và Phát Xít Đức bắn vào London có tên là V-2.
 Quả tên lửa V-2 đầu tiên được tìm thấy bởi những người du kích Ba lan, nhưng rất tiếc quả tên lửa này không thể phục hồi được.
 Tháng 8/1945, 1 nhóm đặc biệt gồm khoảng 10 nhà bác học LX đứng đầu là trung tá Sergei Korolev  lên đường quay lại trại tù binh "Gulag" làm việc với những tù binh Đức. Họ là những chuyên gia tên lửa đã trực tiếp hoặc gián tiếp nghiêm cứu phát triển tên lửa V-2. Giữa năm 1946 Bộ trưởng Quốc phòng LX Dmitri Ustinov ký sắc lệnh thành lập 2 viện nghiêm cứu "Nordhausen" và "Berlin" (nằm trên đông Đức). Nhân viên của 2 viện này bao gồm các bác học Nga và các chuyên gia , những người am hiểu về tên lửa người Đức đồng ý làm việc cho LX , có khoảng 5000 người làm việc cho 2 viện này. Nhiệm vụ được đặt ra cho 2 Viện nghiêm cứu này là phục hồi tên lửa đạn đạo V-2, mà tất cả tài liệu kỹ thuật về loại tên lửa đạn đạo này đã bị thiêu hủy trước khi quân Đồng minh tiến vào giải phóng nước Đức.

Ngày 13/5/1946 quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng LX về thành lập Trung tâm Nghiêm cứu Kỹ thuật tên lửa , nòng cốt là Viện nghiêm cứu 88.
 Tại Viện 88 đã tiếp nhận 150 chuyên gia tên lửa Đức tới làm việc cùng với khoảng 350 bác học, kỹ sư, nhà hóa học, nhà vật lý, nhà thiết kế chế tạo đầu ngành, liên quan trong lĩnh vực  tên lửa.
Từ 18/10-13/11 năm 1946 đã phóng thử 11 lần tên lửa V-2. Song song với việc phục hồi tên lửa V-2 các nhà khoa học Viện 88 cùng với các chuyên gia Đức phát triển đề án tên lửa đạn đạo đầu tiên của LX là R-1. Đến năm 1949 Viện 88 tiếp tục cải tiến R-1 thành R-2e có tầm bắn 600km.

Xét theo phả hệ thì DF-1 của TQ có cha là R-1 , có ông nội là R-2 và cụ nội là V-2.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2010, 09:24:05 pm gửi bởi longtrec » Logged
f22raptor
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2010, 12:03:41 pm »

DONG PHONG DF-2

Sự sao chép thành công tên lửa R2 của Liên Xô đã mở đường cho sự phát triển tiếp theo của dòng tên lửa Dong Phong. DF-2 ra đời dựa trên bản vẽ của tên lửa R12 của Liên Xô mà Trung Quốc có được trước khi mọi sự hợp tác bị chấm dứt năm 1960. DF-2 được xem là loại IRBM đầu tiên của Trung Quốc.
DF-2 Nato định danh là CSS-1 là một tên lửa đạn đạo tầm trung được phát triển bởi Học viện số 5 nay là Học viện công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Sự phát triển của DF-2 bắt đầu vào cuối những năm 1950, sự sụp đổ liên minh quân sự với Liên Xô làm cho công việc phát triển DF-2 trở nên vô cùng khó khăn.
Nền công nghiệp quốc phòng còn non yếu của Trung Quốc chưa thể nắm vững được các kỹ thuật cơ bản trong việc chế tạo võ tên lửa.
Ngày 2/03/1962 lần phóng thử đầu tiên của DF-2 tại trường thử Tửu Tuyền gặp thất bại. Các kỹ sư đã đưa ra bản thiết kế lại mang tên DF-2A, phiên bản DF-2A đã phóng thử thành công vào ngày 29/05/1964.
Ngày 27/12/1966 một tên lửa DF-2A mang theo một đầu đạn hạt nhân đã được phóng thành công  tại Tửu Tuyền và đánh trúng mục tiêu giã định cách đó 800km.
DF-2A chính thức được chấp nhận trang bị trong Quân đoàn pháo binh thứ 2 từ cuối  những năm 1960. Nối tiếp DF-1 tuổi đời phục vụ của DF-2 củng không được bao lâu. Toàn bộ trang bị của DF-2 chính thức  nghĩ hưu vào những năm 1980.

(DF-2 trong Bảo tàng quân đội Trung Quốc)

Thông số kỹ thuật :
Tên chính thức: DongFeng 2 (DF-2)
Tên hiệu NATO: CSS-1
Nhà thầu: MND 5 (Viện hàn lâm số 5)
Tình trạng: Nghỉ hưu
Động cơ: Nhiên liệu lỏng một giai đoạn
Bệ phóng di động trên xe kéo
Chiều dài: 20.61m
Đường kính: 1.65m
Sải cánh: 2.13m
Trọng lượng phóng: 31.900 kg
Tầm phóng: 1.250 km
Đầu đạn: 1.500 kg
Độ chính xác: CEP 4.000 m
Thời gian chuẩn bị: 120 ~ 180 phút
(tài liệu tham khảo www.sinodefence.com)


Logged
f22raptor
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 04:35:15 pm »

DONG PHONG DF-3
 DF-3 ( Dong Phong 3, Nato định danh là CSS-2) là một tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), nhiên liệu lỏng, một tầng đẩy. Nối tiếp sự thành công của  DF-1, DF-2 từ tầm ngắn đến tên lửa đạn đạo tầm trung. DF-3 phản ánh những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ tên lửa của Trung Quốc. DF-3 được phát triển hoàn toàn trong nước mà không dựa theo bất cứ loại tên lửa nước ngoài nào. DF-3 được phát triển để có thể vươn đến các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản  và khu vực Đông Á.
Lịch sử phát triển:
Được phát triển từ những năm 1960,  song song với các chương trình DF-2. Sau nhiều lần thẩm định, khái niệm về một tên lửa đạn đạo tầm trung nội địa được thông qua năm 1964. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng một tầng đẩy để đơn giản hóa việc chuẩn bị phóng. Hệ dẫn đường quán tính cũng được đưa vào sử dụng để cải thiện độ chính xác của tên lửa. Bệ phóng và các thiết bị hổ trợ được đặt trên các  khung gầm xe kéo di động để tăng phần nào khả năng cơ động của tên lửa.
Dự án bắt đầu phát triển toàn diện vào năm 1964. Các vụ thử đầu tiên diễn ra tháng 12/1966. Nhưng chỉ đạt được thành công sơ bộ do các trục trặc của động cơ tên lửa.  Lần thử nghiệm tiếp theo diễn ra tháng 1/1967 các trục trặc trong  động cơ tên lửa tiếp tục được ghi nhận. Các kỷ sư đã đưa ra các biện pháp sửa đỗi lỗi trục trặc của động cơ. Lần thử nghiệm tiếp theo diễn ra  tháng 3/1967 đã đạt được thành công. Tên lửa chính thức phục vụ trong Quân đoàn pháo binh thứ hai của PLA  với tên gọi chính thức Dong Phong 3( DF-3) vào  năm 1971.

(Tên lửa DF-3 ảnh tintucvina.com)

Hầu hết các tên lửa đã được  gia hạn thời gian phục vụ vào cuối những năm 1980. Đồng thời Trung Quốc cũng đang phát triển một phiên bản cải tiến DF-3A với tầm bắn khoảng 2500-2800 km. Thiết kế mới tối ưu hóa các vấn đề về giảm tải trọng tên lửa, cũng như động cơ để đạt được tầm bắn mới mà không phải thiết kế lại các vấn đề về mặt khí động học. Hai thử nghiệm đã diễn ra vào đầu những năm 1980, tuy nhiên cả hai lần thử này đều gặp thất bại do trục trặc động cơ.Tuy nhiên hai lần thử nghiệm tiếp theo vào tháng 12/1985, 1/1986 đã được thành công.


Đặc tính kỷ thuật:
DF-3 được bố trí trên một xe kéo 4 bánh, nó được kéo bằng một xe tải 8*8 bánh. Xe kéo đơn giản chỉ bao gồm thân tên lửa và đầu đạn, không bao gồm nhiên liệu để giảm tải trọng trong khi di chuyển. Tên lửa được đưa đến địa điểm phóng được khảo sát từ trước, sau khi tên lửa đã được gắn vào bệ phóng lúc này người ta mới tiến hành bơm nhiên liệu cho động cơ.
Điều này có ưu điểm là giảm được tải trọng khi di chuyển tên lửa, tuy nhiên điều này khiến tên lửa có khả năng sẳn sàng phóng rất kém.

(Hình ảnh nạp nhiên liệu cho DF-3)
DF-3 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng một tầng đẩy, với đầu đạn đơn, tầm bay tối đa khoảng 2500km, khoảng 2800km cho DF-3A. Nếu được giảm tải trọng DF-3 A có khả năng đạt tầm bắn 4000km. Tuy nhiên, tên lửa bị suy giảm quỷ đạo bay từ cự ly 1550km. Vì tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng một tầng đẩy, không có khả năng cắt bỏ bớt vần võ đã đốt hết nhiên liệu. Nó buộc phải mang theo phần võ còn lại khi nhiên liệu chưa đốt hết. Dẫn đến lực đẩy của động cơ bị giảm khi lượng nhiên liệu giảm dần.
DF-3 sử dụng các van điều tiết với vòi phun để kiểm soát lực đẩy trong giai đoạn đẩy mạnh của động cơ. Động cơ bao gồm một cụm bốn óng phóng YF-2.  Động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng có khả năng cất giữ, một hỗn hợp bao gồm dimethyl Unsymmetrical hiđrazin (UDMH)  và AK-27 oxidiser (acid nitric với 27% tetroxide nitơ) cung cấp lực đẩy tổng cộng là 96 tấn. Các động cơ có thời gian cháy tối đa là 140 giây, điều này tạo cho DF-3 có tầm bắn tối thiểu là 750km và tối đa là 2600km. Pha cuối của tên lửa có khả năng đạt vận tốc 4.7km/s, DF-3 được lắp một đầu đạn tách có khối lượng 2150kg. Tên lửa được trang bị hệ dẫn đường quán tính với sai số trượt mục tiêu CEP khoảng 1-4 km, tên lửa được trang bị một đầu đạn hạt nhân tương đương 2000-3000kt, nhưng cũng được trang bị đầu đạn HE thông thường . Phiên bản DF-3A có CEP khoảng 1000m. Tuy con kém xa Nga và Mỹ nhưng với một đầu đạn hạt nhân cũng đủ san bằng mọi thứ rồi.
Thông số kỷ thuật:
Tên chính thức: Dongfeng 3 (DF-3)
Tên hiệu NATO: CSS-2
Nhà thầu: N / A
Tình trạng: đang phục vụ
Động cơ: nhiên liệu lỏng một tầng đẩy
Triển khai: trên các xe kéo di động
Thuốc phóng: Unsymmetrical Dimethylhydrazine / trộn nitơ Tetroxide [UDMH/N2H4]
Chiều dài: 21.2m
Đường kính: 2.25m
Trọng lượng phóng: 64.000 kg
Tầm bay: 2.500 km (DF-3); 2.800 km (DF-3A)
Đầu đạn: 2.150 kg
Hướng dẫn: hệ dẫn  đường quán tính
CEP: 2.000 ~ 3.000 m (DF-3); 1.000 m (DF-3A)
Thời gian chuẩn bị: 120 ~ 180 phút
 Xuất khẩu:
Phiên bản DF-3 với đầu đạn thông thường, không loại trừ khả năng có đầu đạn hạt nhân đã được bán cho Ả Rập Saudi  vào  năm 1987.  khoảng 30-120 tên lửa cùng với 9-12 bệ phóng đã được giao hàng vào năm 1988. Tuy nhiên các tên lửa này đã không được thử nghiệm trong nước trước khi xuất khẩu, và người ta cũng tự hỏi liệu những tên lửa này có còn phục vụ trong quân đội Ả rập Sau đi hay không?.
DF-3 chính thức phục vụ trong PLA vào năm 1970, khoảng 150-200 tên lửa đã được triển khai, thêm vào đó khoảng 50-100 tên lửa DF-3A đến cuối những năm 1980.  Trong đó có 30-120 tên lửa với cấu hình tiêu chuẩn xuất khẩu cho Ả Rập Sau di. Từ cuối những năm 1990 PLA bắt đầu tiến hành rút dần DF-3 thay vào đó là loại DF-21 hiện đại hơn. Tuy nhiên theo báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ năm 2008, hiện tại vẫn còn khoảng 15-20 tên lửa DF-3A phục vụ trong PLA.
(tài liệu tham khảo www.sinodefence.com)
Logged
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM