Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:18:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xe tăng của thế giới - Танки мира  (Đọc 392498 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 10:08:00 pm »

 Sách của nhà sách Arsenal, xuất bản năm 2002.
 Biên soạn: R. Ixmaghilov
 Họa sĩ     : A. Bushkin, A. Vagurin, C.Babariko, L.Mikhailenko, B. Prokazov, B.Pranposhik, O. Shapel
 Biên tập  : G. Kornhiukhin
 Cmolenck, Rixich
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 10:09:45 pm »

1. MK I – MK V

 Chiếc xe tăng đầu tiên (để giữ bí mật, người Anh đặt tên là “tank” – nghĩa là thùng, bồn chứa) được chế tạo tại Anh vào năm 1915. Người ta chế tạo nó trên cơ sở của máy kéo thông thường “Kholt”. Tuy nhiên, những thử nghiệm đã chỉ ra rằng, cỗ xe chiến đấu hiện tại phải có bộ phận truyền động khác. Chiếc xe tăng sau đó, được tiếp nhận bằng tên gọi Mark 1 (Mk 1) đã thể hiện tốt trên bãi tập khi vượt qua các chướng ngại vật bằng sự trợ giúp của thân xe theo dạng hình thoi được bao bởi hai dải xích. Vào đêm 15 tháng 9 năm 1915, 32 xe tăng Mk 1 đã tấn công phòng tuyến của quân Đức. Hình dáng nặng nề, màu sơn loang lổ của Mk 1 làm chúng trở nên đáng sợ. Mặc dù 5 chiếc Mk 1 bị sa lầy và 9 chiếc khác bị loại khỏi vòng chiến vì lý do kỹ thuật, trận tuyến của Đức vẫn bị vỡ. Những chiếc xe tăng trên có bánh xe “đuôi”, bộ phận giúp cho xe vận động trên chiến trường. Nhưng rất nhanh chóng, nó bị từ bỏ vì nó làm giảm khả năng cơ động của xe tăng khi vượt qua hầm hố (hố chống tăng, giao thông hào).
 Để nâng cao khả năng chiến đấu, người Anh đã chế tạo ra các biến thể khác dưới tên gọi Mk II, III, IV và V. Phần lớn, các biến thể này về cấu trúc, không khác Mk 1, nhưng được bọc thép dày  và động cơ manh hơn. Vũ khí chính của dòng tăng này được phân bố tại các ụ nhô ra ngoài bên thành xe. Các ụ đó có thể thu gọn vào trong để giảm độ cồng kềnh tránh gãy vỡ, nhưng các ụ dạng khối đó lại làm hỏng các chốt định vị, và khi được kéo lùi vào trong xe tăng, có thể gây tổn thương cho lái xe. Pháo chính được thiết kể đặt trong xe. Trên xe tăng chỉ được trang bị súng máy (đại liên) được gọi là “con mái”, khác với “con trống” được trang bị cả pháo và súng máy (đại liên). Sau trận đánh đầu tiên với xe tăng hạng nặng A7V của Đức và bị tiêu diệt một số, người Anh đã lắp thêm pháo lớn vào toàn bộ các xe tăng “con mái”. Những xe tăng này, được gọi đùa là “kẻ ái nam ái nữ”. Vị trí của lái xe nằm trong buồng bọc thép riêng biệt. Kinh nghiệm cho thấy, đây là một sự hạn chế lớn. Pháo thủ trong các ụ nhô ra bắt buộc phải quỳ (bắt buộc đứng bằng đầu gối Grin). Pháo chính khi bắn, gây ra tiếng ồn khủng khiếp, và xe tăng sẽ bị nghiêng bởi khói súng. Hệ thống thoát hơi không có, còn mở nắp để thoáng khí trong trận đánh là rất nguy hiểm. Nhưng nếu không nhìn vào các nhược điểm đó, những chiếc xe tăng của người Anh đã là những phương tiện chiến đấu cơ động thực sự. Sự ra đời của nó, đã đánh dấu những bước khởi đầu của lịch sử xe tăng thế giới.
 
 Thông số cơ bản:
Tên gọi                        : Mk I
Phân loại                     : Hạng nặng
Kíp lái                         : 7 người
Khối lượng chiến đấu :  28 tấn
Chiều dài,m                 : 9,75
Chiều rộng,m               : 4,2
Chiều cao,m                 : 2,45
Số lượng vũ khí            :
+Pháo chính/mm          : 2/57
+Hỗ trợ/mm                  : 4/8
Độ dày giáp trước         : 10mm
Độ dày giáp bên            : 6mm
Động cơ                         : “Daimler”, bộ chế hòa khí, 105 sức ngựa
Tốc độ tối đa                  : 6km/h
Tầm hoạt động               : 40km   

 Ảnh: Mk I của quân đội Anh tại sông Som ngày 25 tháng 9 năm 1916
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2012, 01:55:16 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 04:08:14 pm »

2. Mk A – Mk B “Uyppet”

 Xe tăng hạng trung Mk A, được chế tạo và thử nghiệm bởi nhà máy Uyliam Foster, trong hơn một năm xác định những yêu cầu của chiến trường trên chiếc xe này. Cũng nằm trong yêu cầu của các hoạt động trên chiến trường đã chỉ rõ rằng, quân đội không chỉ cần những xe tăng hạng nặng.Và những xe tăng hạng trung, có khả năng cùng với kỵ binh đuổi theo truy kích quân địch.Bộ Quốc phòng Anh đã ra đơn đặt hang lớn, làm loại xe tăng mới, đơn giản hơn so vơi Mk I dựa trên sự thành công của xe tăng Reno FT-17 của Pháp trên các chiến trường trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
 Sự khác biệt đặc biệt của Mk A xuất hiện ở sự bố trí hai động cơ trên phía trước xe tăng và mui hình đa giác của tổ lái ở phía sau. Các nhà thiết kế khi đó đã thiết kế cho xe tăng tháp pháo cố định (các nhà thiết kế đã từ chối cho tháp pháo quay Grin), nhằm mục đích đơn giản hóa và rẻ hơn trong sản xuất. Bốn súng máy được bố trí trên mui, đảm bảo khả năng tác xạ theo đường tròn (bù lại sự cố định của tháp pháo Grin). Theo những so sánh với các loại xe tăng khác của Anh, Mk A được hy vọng là loại xe có tầm hoạt động xa (lớn) hơn, và quan trọng là có tốc độ lớn hơn nhiều, vì thế nó chính thức được mang tên “Uyppet” (nghĩa là “chó booc-dôi).
 MK A thừa hưởng từ xe tăng hạng nặng hệ thống treo rắn của bộ phận truyền động và tốc độ của nó cao hơn. Ngoài ra, nó rất nặng nề trong điều khiển, khả năng vòng, rẽ được thực hiện bằng sự thay đổi số vòng quay của động cơ, mỗi động cơ nằm trong khoang truyền (động) riêng biệt và thực hiện nhiệm vụ trên một dây xích tương ứng. Nếu trong khi hoạt động (trên chiến trường, khi hành quân), một động cơ bị hỏng, việc di chuyển của xe tăng là không thể. Đến cuối chiến tranh Thế giới thứ nhất, người Anh đã sản xuất khoảng 200 “Uyppet” và những chiếc xe tăng đầu tiên của seri này đã tham gia các trận đánh vào tháng 3 năm 1918. 24 tháng 4, chúng tham gia vào các trận đấu tăng tại vùng nông thôn gần Kashi. Bảy xe tăng MK A đã tham gia trận đánh với bộ binh Đức và bất ngờ bị tấn công bởi A7V, nằm phục trước đó. Hai chiếc “Uyppet” đi sau cùng bị tiêu diệt, 2 chiếc khác bị bắn hỏng trước khi các xe còn lại kịp rút lui. Súng máy trang bị trên Mk A của người Anh tỏ ra quá yếu trong các cuộc đấu tay đôi (tăng đấu tăng). Tuy vậy, trong các trận chiến đấu với lực lượng bộ binh. “Uyppet” đã thể hiện rất tốt. Ví dụ, mùng 8 tháng 8 năm 1918 trong trận đánh dưới Amien, 96 Mk A đã cũng kỵ binh chọc thủng phòng tuyến và hỗ trợ việc truy quét địch.
 Ngoài Anh, “Uyppet” còn được sử dụng dưới hình thức chiến lợi phẩm của Đức, một số xe tăng được Nhật Bản mua. Vào năm 1919, 17 Mk A được viện trợ cho quân đội Bạch vệ của Denhikin ở nước Nga, hai trong số đó đã tham gia cuộc tấn công vào Sarisưn vào ngày 16 tháng 7.  Trong giai đoạn cuối nội chiến, toàn bộ số xe tăng này rơi vào tay Hồng quân. Dưới tên gọi “Teilor” (Tailor – theo tên gọi của động cơ), 12 “Uyppet” đã được sử dụng tại Liên bang Xô Viết cho đến đầu những năm 30 (thế kỷ 20).
 Trong quân đội Anh, Mk A phục vụ không lâu và được thay thế bằng xe tăng hạng trung Mk B. Những xe tăng này lặp lại những tính chất của những xe tăng hạng nặng đầu tiên, nhưng có mui được mở rộng hơn với 4 súng máy. Động cơ 100 sức ngựa không phù hợp với khối lượng 18 tấn của xe tăng và tốc độ của xe tăng vào khoảng dưới 10km/h. Những điểm này trở thành những hạn chế trong chiến đấu và những người lính xe tăng, không tính đến Mk B như là một xe tăng xung kích. Mk B được sản xuất khoảng 45 chiếc. Chúng phục vụ trong quân đội tới năm 1925. Một tiêu bản của Mk B trở thành chiến lợi phẩm của Hồng quân, còn một số Mk B có mặt trong trang bị của quân đội Latvia.
 
 Các thông số chính:
 Tên gọi                      : Mk A
 Phân loại                   : hạng trung bình
 Tổ lái                         : 3 người
 Khối lượng chiến đấu: 14 tấn
 Chiều dài, m               : 6,08
 Chiều rộng, m             : 2,6
 Chiều cao,m                : 2,7
 Số lượng vũ khí:
 Pháo chính/mm            : -
 Hỗ trợ/mm                    : 3-4/7,7
 Độ dày giáp trước         : 14mm
 Độ dày giáp bên            : 5mm
 Động cơ:                        : “Teilor” 2x105 sức ngựa
Tốc độ tối đa                   : 13,5km/h
Tầm hoạt động                : 130km
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2009, 12:37:38 am »

3. A7V

 Xe tăng duy nhất người Đức, được tiếp nhận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất – A7V. Nó khác với các dòng xe bánh xích khác ở sự to lớn, hai ông khó và số lượng của tổ lái rất đông – 18 người. Vì thế, A7V được bộ binh Đức gọi bằng tên “Bếp dã chiến (lưu động) hạng nặng”.
 Những nhà thiết kế xe tăng Đức đã tránh khỏi những sai sót ,  vấn đề đã xảy trong thiết kế của những xe tăng Anh và Pháp, để áp dụng vào sản phẩm của mình. Những lá thép dày hơn bình thường, cùng với độ dốc nghiêng đã được ứng dụng để bọc thép cho toàn xe tăng. Nó có khả năng bảo vệ xe tăng khỏi đạn xuyên thép kiểu ARKh của Pháp và đạn pháo hạng nhẹ Bản xích rộng, đảm bảo cho xe vận động không tồi trên nền đất xấu (đất xốp, đất bùn). Phần dưới xe tăng, những bản xích được ăn khớp với thân xe đằng trước và sau, nó cho phép vượt qua những chướng ngại vật lớn trên những khu vực trống. Phần trên bị đóng kín của A7V nhiều lúc che gần kín thân của những bó dây thép gai (Huh). Điều đó khiến cho sự quá tải và hạn chế trong hành quân(Huh). Ngoài ra, thân bên A7V có độ nghiêng lớn, và thân cao.
 Vũ khí trang bị của xe tăng vừa đủ mạnh, sự bố trí của vũ khí đảm bảo khả năng xạ kích theo hình quạt. Vào thời kỳ này, sự quan sát bằng thước ngắm bị hạn chế, làm cho người ngắm không thể quan sát được mục tiêu khi xe bị rung (xóc). Chính vì thế, khả năng tác xạ bằng pháo chính của xe tăng chỉ có thể thực hiện khi xe dừng, khi đó, xe tăng tự biến mình thành mục tiêu rất tốt cho đối phương.
 Kíp lái xe của A7V, giống kíp lái xe của phe đồng minh, đồng thời trong trận đánh cũng thể hiện khả năng thoát khí tồi và tiếng ồn của hai động cơ. Trong hoạt động ngoài chiến trường, ngoại trừ 3 lái xe, những người khác ưa thích ngồi trên nóc xe. Đến tháng 9 năm 1918, tổng cộng 20 xe tăng được sản xuất. Lần đầu tiên chúng được sử dụng vào 21 tháng 3 năm 1918. Tổng cộng 4 chiếc A7V và 5 chiến lợi phẩm Mk IV yểm trợ cho cuộc tấn công của toàn quân Đức. Sự trợ giúp của chúng đương nhiên không thể phủ nhận, chúng mang đến sự khiếp sợ cho binh lính đối phương. Ngày 24 tháng 4, A7V tham gia vào trận đấu tăng gần Bill-Breton. Ba xe tăng Đức lao vào trận đánh với 3 xe tăng Anh Mk IV, mà hai trong số đó chỉ có súng máy và bị bắn cháy nhanh chóng bởi súng đại bác. Tuy vậy, đại pháo của Mk IV đã bắn trúng tháp pháo (tấn công vào đầu Grin) của xe tăng Đức và sau 3 lần bắn, đã hạ được một xe. Có thể lý giải rằng, với vũ khí được bố trí hình quạt theo phương nằm ngang, khả năng tác xạ của A7V vào khoảng 50 độ và các xe tăng của Anh thường di chuyển vào những khu vực an toàn mới tác xạ. Hai xe tăng còn lại trong tổng số xe A7V tham gia trận đánh bắt buộc phải rút lui dưới sự yểm trợ của  pháo chiến trường. Sau sự thất bại của nước Đức, theo các điều khoản của Hiệp ước Véc-xai, người Đức bị cấm có các loại vũ khí hạng nặng và toàn bộ số A7V đã bị phá hủy bởi chính tay những người đã làm ra nó.
 Thời gian sau, đánh dấu sự xuất hiện phiên bản nữa của A7V, được chế tạo vào năm 1918 với 2 tiêu bản. Bộ phận truyền động mới có hệ thống treo đàn hồi (giảm xóc???) và xích xe, như của người Anh, có dạng hình hộp. Trang bị chính là 2 pháo 57mm ở trên. Không tính đến kíp lái được giảm xuống đến 7 người thì khối lượng của loại tăng này lên đên 40 tấn và chính bởi lý do này, A7VU không được phục vụ trong quân đội Đức.

 Các thông số chính:
Tên gọi                      :A7V
Phân loại                    : hạng nặng
Kíp lái                        : 18 người                   
Khối lượng chiến đấu    : 32 tấn
Chiều dài, m               : 8
Chiều rộng,m              : 3,1
Chiều cao,m                : 3,4
 Số lượng vũ khí         
Pháo chính/mm              : 1/57
Hỗ trợ/mm                      : 6/7,92
Độ dày giáp trước           : 30mm
Độ dày giáp bên              : 10mm
Động cơ                           : “Daimler”, bộ chế hòa khí, 100 sức ngựa
Tốc độ tối đa                    : 12km/h
Tầm hoạt động                 : 35km
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2009, 12:19:27 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2009, 12:38:39 am »

 A7V tại Roye ngày 21 tháng 3 năm 1918
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 12:24:26 am »

4. “Sen Shamon”
 
 Những nhược điếm trong thiết kế của xe tăng “Shneider” (Sờ nai đơ) đã gia tăng (nghiêm trọng hóa) thêm những khó khăn cho dòng xe tăng thứ hai của Pháp, “Sen Shamon” – được biết đến như một thành phố công nghiệp, nơi mà những tổ hợp thiết kế, chế tạo được sản xuất. Sự vội vã trong công việc và ít kinh nghiệm chế tạo đã ảnh hưởng đến sự thiết kế xe tăng.
 Phần thân hình hộp kéo dài của xe tăng được “treo” một cách nặng nề trên hai xích, được hạ thấp, làm giảm khả năng vượt chướng ngại vật của xe tăng trên chiến trường. Hố rộng 1,8 mét đối với “Sen Shamon” trở thành chướng ngại vật không thể vượt qua được. Sự di chuyển của xe tăng trên nền đất ẩm còn kém hơn nhiều, khi trong điều kiện chiến trường, thành bọc thép của xe được gia tăng và khối lượng chiến đấu của nó lên đến 24 tấn. Để giải quyết vấn đề này, các nhà thiết kế đành phải thay thế độ rộng từ 32 cm của xích cũ lên 41 cm và sau đó là 50 cm. Riêng áp lực lên đáy (gầm xe) được giảm xuống, điểm này ở “Sen Shamon” được chấp nhận. Trang bị chính của xe tăng có pháo đặc biệt 75mm –  sau này được thay thế bằng pháo chiến trường 75 mm. Theo sự so sánh với “Shneider” thì việc bố trí pháo chính của “Sen Shamon” có nhiều lợi thế hơn và có thể đảm bảo khả năng bắn theo hình quạt. Bốn súng máy đảm bảo việc phòng thủ quanh xe tăng. Những chiến “Sen Shamon” đầu tiên có tháp hình trụ dành cho chỉ huy và lái xe, và che bộ phần truyền động bằng những tấm thép bên hông đến mặt đất. Phần nóc sau của xe tăng có độ dốc nghiêng về thành xe, để khi bị lựu đạn được ném lên xe, sẽ lăn xuống. Để nâng cao khả năng vượt chướng ngại vật, những miếng thép che phủ thân xe đã được cắt ngắn lại. Tháp xe tăng, sau này còn có hình ô van, thậm chí là hình vuông.
  “Sen Shamon” bộ phận truyền động bằng điên dựa trên những nguyên tắc mới xuất hiện. Động cơ xăng đưa đến những thời điểm xoay trên máy phát điện, vật tạo ra dòng điện và “tiếp sức” cho hai động cơ điện. Những chi tiết cuối cùng, giúp cho sự chuyển động của xe tăng là hai xích, hoạt động theo nguyên tắc : mỗi một – riêng biệt (каждый – свой). Điều đó có nghĩa là giảm nhẹ sự phức tạp khi điều khiển xe tăng, nhưng làm cho hệ thống chuyển động cồng kềnh hơn và không đáng tin cậy. Tốc độ tối đa của “Sen Shamon” là 8km/h, mặc dù khi thử nghiệm, tốc độ của nó lên đến 12km/h. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất, có 12 nhòm xe tăng được trang bị bằng “Sen Shamon”. Sau sự thảm bải (đại bại) của những lực lượng xe tăng Pháp ngày 16 tháng 4 năm 1917, sự chỉ huy trong việc sử dụng những vũ khí hặng nặng mới trở nên thận trọng và đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ, tháng 5 năm 1917, 12 “Sen Shamon” và 19 “Shneider” đã chọc thủng phòng tuyến của quân Đức tại cao nguyên Laffo. Trong toàn trận đánh, mất tổng
cộng 6 xe tăng. Vào tháng 10, để hỗ trợ cho quân đoàn số 6 của quân đội Pháp, 63 “Shneider” và “Sen Shamon” đã được đưa ra mặt trận một cách kín đáo và tấn công quân địch, phòng tuyến của quân Đức bị chọc thủng sâu 6km. Trong những ngày này, quân Pháp chỉ bị mất 2 xe tăng và 8.000 quân bị loại khỏi vòng chiến. Trong khi đó, phía Đức bị mất (chết) 38.000. Sau này, sự vận dụng xe tăng của quân Đồng minh đã mang lại những thay đổi tích cực. Chúng đem lại nhiều thành công khi sử dụng tập trung. Đồng thời cũng mang lại những kinh nghiệm cho quân Đức. Những chướng ngại vật chống tăng, hố đã được dựng lên, những đơn vị pháo chống tăng được thành lập, có khả năng tiêu diệt các đơn vị thiết giáp ở cự ly 1500 mét. 98% trong tổng số xe tăng bị bắn hạ bởi hỏa lực từ pháo binh. Trong một báo cáo, sĩ quan người Đức, chỉ huy khẩu đội, trong một lần đã chỉ huy đơn vị nạp đạn và chỉnh pháo một cách bình tĩnh, đã hạ được xe tăng đi đầu và sau đó là 16 xe tăng khác (Huh). Lần cuối cùng “Sen Shamon” tham chiến là tháng 7 năm 1918. Hai cụm xe tăng loại này bị tiêu diệt gần như hoàn toàn chỉ trong một ngày đêm. Trong số 150 xe tăng tại thời điểm đó, chỉ còn 72 xe. Sau đó, giống như “Shneider”, phần lớn số “Sen Shamon” được chuyển thành xe vận tải. Cả hai loại xe tăng hạng nặng này trong các phiên bản khác trở thành pháo tự hành. “Sen  Shamon” trong vai trò này đã thể hiện tốt hơn nhờ khả năng mang được nhiều đạn và di chuyển, nhưng chỉ trong điều kiện thời tiết khô ráo và với sự chuẩn bị kỹ thuật chu đáo. Hỏa lực từ pháo được bắn tới mặt trận với sự giúp đỡ của trinh sát pháo binh như các loại pháo thông thường. Điều đó làm mất đi ý nghĩa đầy đủ của xe tăng – như là phương tiện chiến đấu cơ động. Sau này, “Sen Shamon” không được sản xuất lại, cuối cùng chúng bị phá hủy.
 
 Các thông số chính:
 Tên gọi                       : St Chamond
 Phân loại                    : hạng nặng
 Kíp xe                        : 8 người
 Khối lượng chiến đấu: 22 tấn
Chiều dài,m               : 8,68
Chiều rộng,m             : 2,67
Chiều cao,m               : 2,36
Số lượng vũ khí          :
Pháo chính/mm           : 1/75
Hỗ trợ/mm                   : 4/8
Độ dày giáp trước        : 11mm
Độ dày giáp bên           : 15mm
Động cơ                        : “Panar”, bộ chế hòa khí, 90 sức ngựa
Tốc độ tối đa                 : 8km/h
Tầm hoạt động              : 60km
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 12:25:58 am »

 Sơ đồ cấu tạo "Sen Shamon":
 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 09:52:31 pm »

5. “Schneider” CA1

 Thử nghiệm đầu tiên vào tháng 2 năm 1916, “đứa con đầu lòng” của ngành chế tạo xe tăng Pháp đã không mang ít kết quả tốt so với với đồng minh – người Anh. Các nhà thiết kế của hang “Schneider-Krezo” đã sử dụng gầm máy kéo Mỹ “Kholt” có sẵn trong nỗ lực đẩy nhanh công việc thiết kế dưới tên pháo tấn công “tơ rắc tơ“- “máy kéo” (người Pháp gọi xe tăng như vậy). “Tòa tháp sắt” có hình dạng vuông góc đơn giản đã được lắp ráp trên bộ phận chuyển động đã được hoàn thành một cách đáng kể. Mũi xe hình nêm, đầu xe được gắn một thanh thép có dạng cột buồm nghiêng, theo tính toán của nhà thiết kế, phải đảm bảo cho việc vượt những chướng ngại vật đơn giản và ép lún những hàng rào thép gai nhiều lớp. Nhưng sự vượt chướng ngại trên các địa hình thực sự được thực hiện bởi bộ phận máy kéo ngắn phía sau. Chiếc xe tăng đầu tiên được xuất xưởng tháng 9 năm 1916, còn vào tháng 3 năm 1917, quân đội Pháp đã có 208 “Schneider” CA1. Vũ khí chính của xe tăng là pháo đặc biệt 75mm được rút ngắn với cơ số đạn là 90 viên và hai súng máy “Gotrich” được bố trí trong các ụ hình cầu hai bên thân xe. Động cơ xi lanh 4 thì “Pezho” hoặc là “Schneider” 65 mã lực. Trong đợt tấn công tháng tư của quân Đồng minh, người Pháp đã ném vào trân 132 “Schneider” trong thành phần hai cụm quân dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Bocci và Shobe. Với tốc độ di chuyển 3-4km/h, những chiếc xe tăng nhanh chóng bị chiếm bởi quân Đức và bị phá hủy bởi pháo chống tăng. Nhóm của Bocci chỉ có thể chọc thủng được lớp đầu của phòng tuyến quân địch với 44 trong số 82 xe tăng bị bắn cháy. Máy bay của Không quân Đức đã bắn chết hang loạt lính tăng Pháp – những người nhảy ra khỏi xe tăng. Thiếu tá Bocci đã hy sinh khi xe tăng bị bắn cháy và nổ tung. Nhóm của Shube nói chung không đạt được nhiều thành công, bị chặn lại trên chiến trường với 32 “Shneider” CA1 bị bắn cháy. Trong thời gian chiến tranh, yêu cầu về cải thiện pháo chính của lính tăng càng cao. Sau đó, động cơ và vị trí làm việc của lái xe được lắp đặt chiếm hầu hết phần mũi xe. Pháo chính nòng ngắn chỉ có thể bắn thẳng hoặc bên phải trong phạm vi 20 độ. Phần lớn khu vực còn lại (vùng chết) được giao cho súng máy. Giáp bên mỏng, dễ bị bắn thủng (xuyên qua) bởi đạn súng trường(GrinHuh) thế hệ mới kiểu “K” của quân Đức. Đặc biệt dễ tổn thương khi bắn mạnh vào thùng xăng, được bố trí dọc theo thân xe. Vì vậy, sự nguy hiểm của tổ lái được chú ý rất nhiều. Cửa hai mặt phía đuôi xe giúp cho lính xe tăng thoát hiểm một cách nhanh chóng. Thậm chí “đuôi” của xe tăng còn được tách đôi để không cản trở kíp xe nhảy xuống đất. Điểm duy nhất chấp nhận được là khả năng di chuyển linh hoạt, dễ dàng nhờ sự giúp đỡ của hệ thống giảm sóc. Điều này nâng cao khả năng tác xạ chính xác và giảm sự mệt mỏi của kíp xe khi di chuyển. Những chiếc “Schneider” tham gia trong Chiến tranh thế giới thứ nhất được đánh giá không cao, thậm chí là sau khi tăng độ giày của giáp. Từ năm 1918, chúng được thu hồi vào mục đích khác như chuyển thành xe kéo pháo, xe vận tải chuyên chở vũ khí hạng nặng và xe tăng hạng nhẹ, đồng thời làm xe sửa chữa – vận chuyển. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một số ít hơn “Schneider” còn tham gia vào chiến tranh. Sáu xe tăng loại này được bán cho Tây Ban Nha và vào năm 1921, chúng được sử dụng để chống lại cuộc nổi dậy của những người Ả rập tại Maroc. Vào năm 1936, 4 chiếc còn lại được những người Cộng hòa tiếp nhận trong cuộc đấu tranh chống lại lực lượng nổi loạn của tướng Phranco. Ba trong số đó đã tham gia bảo vệ Madrit một cách hiệu quả (không tầm thường, không kém cỏi).
 
 Các thông số chính:
Tên gọi                       : Schneider C. A. 1
Phân loại                    : hạng trung
Kíp xe                        : 6 người
Khối lượng chiến đấu: 14.6 tấn
Chiều dài,m               : 6,13
Chiều rộng,m             : 2,13
Chiều cao,m               : 2,27
Số lượng vũ khí          :
Pháo chính/mm           : 1/75
Hỗ trợ                          : 2/8
Độ dày giáp trước        : 11,5mm
Độ dày giáp bên           : 11,5mm
Động cơ                        : “Schneider”, bộ chế hòa khí, 55 sức ngựa
Tốc độ tối đa                 : 7,5km/h
Tầm hoạt động               : 48km
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2009, 09:53:16 pm »

 Sơ đồ cấu tạo Schneider CA1:
 
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2009, 05:03:03 am »

6. Renault FT-17

 Xe tăng đầu tiên của sự cấu tạo điển hình - sau đó trở thành tiêu chuẩn chủ yếu trong thiết kế xe tăng, được thiết kế bởi hãng chế tạo xe hơi “Renault” – “Reno”. Sự tổ hợp – sự phân phối tương tác lẫn nhau của các hệ thống thiết bị và bộ phận cơ bản. Ở Ft-17 có phần lớn sự cấu tạo tối ưu và hợp lý ( оптимальный и рационый): động cơ, sự truyền động, bánh truyền động – phía sau; buồng điều khiển, bánh dẫn – phía trước. Khoang chiến đấu, được bao quanh tháp pháo với pháo chính ở trung tâm. Sự cấu tạo này đã trở thành tiêu chuẩn cho những xe tăng hạng trung, hạng nặng và những xe chiến đấu sau này.
 Những thử nghiệm của xe tăng được bắt đầu từ ngày 9 tháng 4 năm 1917 và được kết thúc bằng thành công hoàn hảo (trọn vẹn, tốt đẹp). Đơn đặt hàng đầu tiên, gồm 150 chiếc, đã được nâng lên đến 1000 xe tăng. Ft-17 được sản xuất trong 4 phiên bản: súng máy, pháo, chỉ huy (với đài vô tuyến) và xe tăng phun lửa với pháo 75mm trên tháp pháo cố định.
  Tháp pháo kiểu mới với hình bát giác, được tán đinh. Sau này được thay thế bằng hình trụ và được đúc. Về độ bền vững so với đinh tán, việc đúc trở nên dễ dàng và rẻ hơn (kinh tế hơn) trong sản xuất.
  Bộ phận chuyển động của xe tăng gồm 4 thanh thép nặng với được gắn bên thành xe, cái được mắc theo dầm dọc trên tấm lò xo. Bánh trước lớn giúp tăng khả năng vượt những chướng ngại vật khó (chướng ngại vật dạng thẳng đứng). Bánh trước được làm bằng gỗ để giảm khối lượng của xe tăng cũng như độ ồn khi di chuyển. Để tăng khả năng vượt chướng ngại vật khi di chuyển qua vùng bùn lầy hoặc chiến hào, xe tăng được trang bị thêm “đuôi “ có thể di động trên trục, cái có thể lấp đầy khoảng trống trong hố hoặc chiến hào, đưa xe tăng lên khỏi vùng trũng (lên khỏi hố, chiến hào – vùng an toàn).
 Ft-17 được biết đến như là loại xe tăng đơn giản, rẻ (kinh tế) và có số lượng lớn nhất trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Cho đến khi kết thúc chiến tranh vào tháng 11 năm 1918, đã có 3177 xe tăng được sản xuất và  440 Ft 17 đã bị mất trong các trận đánh. Trận đánh đầu tiên (lễ rửa tội – đặt tên Thánh đầu tiên – NV;D) mà Ft-17 tham gia vào mùng 3 tháng 7 năm 1918, 5 xe tăng loại này đã tham gia tấn công quân Đức trong đội hình sư đoàn số 28. Ba xe bị bắn cháy, nhưng hai xe còn lại đã chọc thủng và đánh sâu vào phòng tuyến quân thù. Để đẩy (chặn đứng) những chiếc xe tăng này ra khỏi trận đia, người Đức đã phải huy động một trung đoàn bộ binh và hai tiểu đoàn dự bi.
 Vào thời gian giữa hai cuốc chiến tranh thế giới, xe tăng Ft-17 trong nhiều phiên bản đã có mặt trong lực lượng vũ trang của 22 quốc gia và tham gia vào nhiều cuộc xung đột lớn nhỏ. Thậm chí, nó còn được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ, trong quân đội Pháp, đến gần tháng 5 năm 1940 còn khoản hơn 500 xe tăng Ft-17. Phần lớn số xe tăng này bị chiếm bởi quân đội phát xít. Tháp pháo với pháo chính được tháo khỏi xe để được sử dụng như những lô cốt (hỏa điểm) dọc duyên hải Đại Tây Dương. Số còn lại được chuyển thành máy ủi với nhiệm vụ làm đường băng và những mục đích phụ khác.
 Vào năm 1919, một vài Ft-17 bị Hồng quân chiếm lại từ tay quân Bạch vệ tại Krưm. Sau khi nghiên cứu một trong số chúng tại công xưởng Sormovski, vào những năm 1920/1921 đã có 15 chiếc xe tăng tương tự được sản xuất và tiếp nhận dưới tên gọi “Reno của người Nga”. So với xe tăng của Pháp, chúng khác ở động cơ và công nghệ sản xuất. “Reno của người Nga” được trang bị pháo chính 37mm hoặc súng máy, đặt ở tháp pháo.Sự sản xuất với số lượng lớn của dòng xe tăng này đã không thành công vì lý do kinh tế, nhưng trên các mặt trận trong thời kỳ nội chiến, Hồng quân vẫn sử dụng chúng và sau này được thay thế bằng những xe tăng MS-1.

 Cá thông số chính
Tên gọi                       : Renault Ft-17
Phân loại                    :hạng nhẹ
Kíp xe                        : 2 người
Khối lượng chiến đấu: 6,8 tấn
Chiều dài,m               : 5,0
Chiều rộng,m             : 1,74
Chiều cao,m               : 2,14
Số lượng vũ khí          :
Pháo chính/mm          : 1/37mm
Hỗ trợ                         : -
Độ dày giáp trước       : 16mm
Độ dày giáp bên          : 8mm
Động cơ                       : “Reno”, bộ chế hòa khí, 35 sức ngựa
Tốc độ tối đa                : 8km/h
Tầm hoạt động             : 35km 

 Ảnh : Renault Ft-17 tại Ba Lan 
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM