Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:43:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp  (Đọc 63537 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 05:35:11 pm »

LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ BẮC VIỆT NAM
BAN THAM MƯU - THAM MƯU PHÓ HÀNH QUÂN
Trung tá DENEP

PHIẾU

Phiếu này căn cứ trên những nhận định ban đầu được trình bày sau đây:

1/ Gạo ở ĐIỆN BIÊN PHỦ có thể cần để tiếp tế cho các đơn vị tác chiến ở hướng THƯỢNG LÀO, nhưng nó không thật cần thiết cho một chiến dịch kéo dài vài tháng trong vùng Tây Bắc.

- Lương thực đã có sẵn tại chỗ trên trục đường này hay có thể mang đến theo đường 41.

- Đồng ruộng ở LAI CHÂU, TUẦN GIÁO, M.PIENG,

Việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN PHỦ không ngăn được địch hoàn thành kế hoạch của chúng đánh lại LAI CHÂU, cũng không ngăn được địch quay sang đánh ĐIỆN BIÊN PHỦ trong lúc vẫn đe dọa LAI CHÂU - sự đe dọa này (do chất lượng trung bình của các đơn vị ở đây) có thể làm sụp đổ Z.O.N.O.

Phải công nhận là dù Việt Minh hướng nỗ lực của họ về đâu (Lai Châu hay Điện Biên Phủ - ND), chúng ta cũng sẽ mất LAI CHÂU, nếu quả địch dùng quân chủ lực đề làm áp lực

2/- Về các hoạt động hỗ trợ được dự kiến:

- Các lực lượng dùng chiến thuật du kích ở SÔNG MÃ và đường 41 chưa đủ sức hoạt động trước một thời hạn dài (tối thiểu 1 tháng), nếu không có thể bị diệt hoàn thành

- Công tác phục vụ yêu cầu ở không quân đòi hỏi tiềm lực đáng kể: Đại khái khoảng ba phần tư phương tiện của GATAC-BăC, theo kinh nghiệm trước đây ở VÙNG GẦN CHÂU ThỔ.

3/- Về bản thân cuộc hành quân chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ, cần gạt bỏ dự kiến phối hợp một lực lượng thả dù với một lực lượng đi đường bộ từ LAI CHÂU.

Sự vận động của lực lượng từ LAI CHÂU (Trong lúc đi từ LAI CHÂU đến ĐIỆN BIÊN PHỦ cần 6 ngày. (TG)) chắc chắn sẽ báo động Việt Minh; và chúng có khả năng chỉ trong vòng ba ngày điều đến ĐIỆN BIÊN PHỦ hai hay ba tiểu đoàn của trung đoàn 176 đang tác chiến ở SÔNG MÃ và cả lực lượng địa phương.

Ta có thể phải đối đầu, ở Điện Biên Phủ hay trên đường mòn Pavie, với một phần hay toàn bộ lực lượng từ bốn đến năm tiểu đoàn, ngay lập tức hay trong thời hạn rất ngắn.

Do đó cần chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ MỘT CÁCH BẤT NGỜ, và không dùng đến sự phối hợp với lực lượng đi đường bộ vì lực lượng này sẽ nhanh chóng bị ngăn chặn.

Vì vậy cần cho 5 tiểu đoàn dù nhảy xuống Điện Biên Phủ cùng với một bộ chỉ huy và các khẩu pháo 75 (lực lượng pháo duy nhất) .

- Ngày thứ 1:

Sáng - bộ chỉ huy và 2 tiểu đoàn

Chiều - 1 tiểu đoàn và hàng tiếp tế.

- Ngày thứ 2: 2 tiểu đoàn và hàng tiếp tế.

Chú ý: không có vấn đề hậu cần đặc biệt. Huy động máy bay cần báo trước 10 ngày.

4/- Kể từ ngày 5 hay ngày 10 tháng 12, bộ chỉ huy Việt Minh có khả năng kéo về ĐIỆN BIÊN PHỦ 9 tiểu đoàn chủ lực mà vẫn để 3 tiểu đoàn vây LAI CHÂU.

Về phần chúng ta, cần có 9 tiểu đoàn ở ĐIỆN BIÊN PHỦ với một đơn vị pháo (Không nói rõ lấy từ đâu. TG). CHÚNG TA KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI phải tăng cường như vậy để cứu lấy 5 tiểu đoàn đầu tiên mà chúng ta đã cắm ở đó.

Điều quan trọng là lực lượng tăng cường này cần đổ xuống ĐIỆN BIÊN PHỦ trước khi lực lượng lớn của Việt Minh kéo đến. Do đó cần sửa lại sân bay không phải trong vòng 20 ngày - như dự kiến - mà trong 10 hay 15 ngày thôi, điều này có thể làm được với điều kiện tìm được đủ người lao động tại chỗ và bảo đảm công trường được an toàn.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 05:35:20 pm »

5/- Trong vụ này, F.T.N.V. mất đứt 2 tiểu đoàn cơ động (tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3 lính Thái); ngoài ra sẽ phải để lại đó một phần các lực lượng đem lên từ BẮC KỲ trong một thời gian. Khó tính lịch cụ thể của việc rút bớt dần quân số, công tác này tuỳ tình hình diễn biến ra sao - tình hình cũng sẽ tác động đến nhịp độ công tác - và tùy sự phát triển các vấn đề Lào, hiện nay chưa có dữ kiện chắc chắn.

Tóm lại, F.T.N.V. sẽ chịu gánh nặng của việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN PHỦ, đúng vào lúc địa bàn chủ yếu của các chiến dịch - như tổng tư lệnh nhấn mạnh - vẫn sẽ là vùng châu thổ Bắc Kỳ.

Hoạt động này sẽ tốn lúc đầu là 5 tiểu đoàn dù và sau đó sẽ phải tăng lên 9 tiểu đoàn của Liên hiệp Pháp (tương đương 3 binh đoàn cơ động) trong một thời gian không thể xác định.

F.T.N.V. cũng sẽ phải chịu gánh nặng về phương tiện hỏa lực không quân và sẽ phải tiêu tốn vào đó phần lớn số phương tiện này.

Còn phải thêm vào đó các phương tiện vũ khí khác (đặc biệt là pháo) và các công tác phục vụ mà chúng ta đều biết rõ gắn liền với các căn cứ không - bộ binh.

Trung tướng tư lệnh F.T.N.V., chưa nói đến việc tranh luận về hiệu quả thực sự của kế hoạch dự kiến ở ĐIỆN BIÊN PHỦ, không thế chấp thuận dễ dàng việc kế hoạch này sẽ phải tước đi một phần phương tiện của ông.

Ông cho rằng thật không hợp lý khi ta làm suy yếu lực lượng ở châu thổ đúng vào lúc tất cả các phương tiện, mà ta vừa tập hợp lại một cách khó khăn, cần tạo điều kiện cho ta chẳng những có thể phản ứng với một cuộc tấn công mạnh mẽ của địch, mà còn tiến hành chuẩn bị phản công. Trong công tác này, ông đặc biệt quan tâm đến các cuộc càn quét ở hậu phương khu vực bị đe dọa; cho đến nay ta vẫn chậm trễ trong các cuộc càn quét này vì không đủ quân

Hiển nhiên là rút bớt quân ở châu thổ sẽ làm lợi cho địch. Địch luôn luôn tính tương quan lực lượng và không thể loại trừ khả năng chiến dịch mùa thu của chúng ở Tây Bắc là một thủ đoạn chỉ nhằm làm chúng ta mất ưu thế về phương tiện ở châu thổ, đồng thời để chúng chiếm lấy LAI CHÂU với giá rẻ.

- Chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ sẽ buộc ta trích một phần quan trọng từ các lực lượng ở miền Bắc Việt Nam, thế nhưng vẫn sẽ không bảo đảm giữ nguyên được vùng LAI CHÂU, vẫn cần theo dõi rất cẩn thận tình hình ở đây và tiến hành rút quân đúng lúc.

Để rút quân, chỉ có thể dùng hai đường:

- Đường không, nếu như trung đoàn 17, hiện nay không còn gặp sức đề kháng đáng kể từ các khu du kích của ta, không tiến hành nhanh hơn cuộc hành quân về phía Lai Châu từ nay đến 15 tháng 11;

- Đường mòn từ Lai Châu đi Phong Xa Lỳ.

Trung tướng Tư lệnh F.T.N.V. cần nêu rõ :

1/ Ông nghi ngờ lập luận cho rằng việc Việt Minh chiếm giữ Điện Biên Phủ có liên quan đến hoạt động của chúng ở Lào; nhằm chuẩn bị cho một chiến dịch ở Lào, địch có thể xây dựng kho tàng ở bất cứ chỗ nào chúng muốn (ví dụ như vùng Sầm Nưa) kể từ đường 41, mà trong thời gian dài, ta không thể ngăn chúng sử dụng đường này.

2/ Ông cho rằng, trong tương lai, sẽ có thể có dịp khác để chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ cũng như LAI CHÂU bằng cách thả dù quân xuống. Thậm chí sẽ có cơ hội tốt hơn hiện nay khi đang có một tiểu đoàn Việt Minh ở ĐIỆN BIÊN PHỦ và 3 tiểu đoàn khác ở gần đó; bởi chắc chắn là sau chiến dịch này địch sẽ mang đại đoàn 316 về nơi đóng quân thường xuyên của nó.
*
*  *
Bất chấp ý kiến rõ ràng không tán thành mà trung tướng tư lệnh F.T.N.V. xin phép kính trình, nếu quyết định chiếm đóng Điện Biên Phủ vẫn được giữ nguyên, cần lưu ý tổng tư lệnh về những thay đổi cần có so với dự kiến ban đầu, tức là :

- Cho 5 tiểu đoàn dù nhảy xuống mục tiêu.

- Dùng máy bay đưa đến ĐIỆN BIÊN PHỦ thêm 4 tiểu đoàn nữa.

Cuộc chuyển quân đường không đến ĐIỆN BIÊN PHỦ có thể thực hiện ngay khi phương tiện không vận cần thiết để thả dù cùng lúc 2 tiểu đoàn có thể được cấp cho GATAC-BẮC nhờ sự chỉ đạo của ông và khi các binh đoàn cơ động đã quay về căn cứ, tức là khoảng 15 tháng 11.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 04:21:25 pm »

LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ BẮC VIỆT NAM
BAN THAM MƯU - THAM MƯU PHÓ HẬU CẦN
TRUNG TÁ MULTRIER

PHIẾU

1/ Việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN PHỦ không thể ngăn cản hay chí ít là gây trở ngại đáng kể cho hoạt động của Việt Minh sau này ở Lào, bằng cách làm cho chúng không lấy được gạo trong vùng ấy.

Nhưng nếu quân Việt hoạt động chống ta ở LAI CHÂU và ĐIỆN BIÊN PHỦ, chúng có thể được tiếp tế qua đường 41 mà chúng ta sẽ không thể liên tục cắt đường này được.

2/ - Không thể chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ bằng cách xuất phát từ LAI CHÂU, bới ta cần đến 6 ngày trong khi quân Việt, khi được báo động, có thể mang quân đến ngay trong vòng ba ngày. Lúc đó cần có một hành động mạnh, cần huy động nhiều phương tiện và vũ khí trang bị nặng mà chúng ta không mang đến được.

3/ Việc chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ có thể tiến hành một cách bất ngờ. Nó cần đến: 2 tiểu đoàn dù vào ngày thứ nhất buổi sáng, 1 tiểu đoàn thứ ba vào ngày thứ nhất buổi chiều, 1 tiểu đoàn thứ tư vào ngày thứ hai.

Sẽ cần gửi thêm 1 tiểu đoàn thứ năm để sân bay được khôi phục trong vòng 10 ngày, đồng thời phòng thủ chống lại 3 tiểu đoàn Việt có thể can thiệp trong thời hạn ấy.

Các vần đề hậu cần có liên quan có thể được giải quyết không có khó khăn lớn.

4/ Để giữ được ĐIỆN BIÊN PHỦ chống lại đại đoàn 316, cần có quân số khoảng 9 tiểu đoàn và 2 đại đội pháo. Để đưa tất cả lực lượng ấy vào vị trí trước khi 316 đến, cần huy động toàn bộ nỗ 1ực của cả hàng không dân sự và quân sự; cần sử dụng được sân bay sau 10 ngày và cần chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ một cách bất ngờ trong những ngày sắp tới (khoảng ngày 10 - ngày 12 tháng 11) .

5/ Việc chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ với lực lượng mạnh sẽ không ngăn được Việt Minh bao vây và tiêu diệt các lực lượng hiện có của Z.O.N.O., quân Việt có thể nhanh chóng chốt chặn giữa ĐIỆN BIÊN PHỦ và LAI CHÂU một cách dễ dàng và làm cho hai chiến trường bị tách rời nhau.

6/ Bởi vì không thể phòng thủ LAI CHÂU bằng bất cứ cách nào, cần rút bỏ lập tức bằng cách dùng máy bay chở về toàn bộ các đơn vị F.T.E.O. ((Force terrestres de l’Extrême-Orient (Lực lượng trên bộ Viễn Đông)) (tiểu đoàn 2 Tabor, bộ tư lệnh Z.O.N.O. và tiểu đoàn 2 lính dù Thái).

Trung đoàn 301 có thể đến PHONG XA LỲ.

Sẽ phải giải tán lực lượng bổ sung và lấy lại vũ khí của họ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #23 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 04:22:30 pm »

Thứ bảy ngày 7 tháng 11

Báo L’Express đăng phần kết luận của loạt bài nghiên cứu do một tướng ba sao ký tên và thực chất do tướng Salan viết dưới nhan đề: SỰ THẬT VỀ ĐÔNG DƯƠNG.

Năm 1953, quân đội của tướng Giáp được tổ chức chặt chẽ và được chỉ huy tốt hơn bao giờ hết. Nó có cán bộ xuất sắc. Đó là một quân đội có học thức hoàn hảo và có tinh thần cao. Những người cộng sản đã gieo cho quân đội này một niềm tin chính trị và đó là thứ chất kết dính vững chắc.

Ngày nay, tướng Giáp hình như có một công cụ chiến tranh đủ mạnh để trong thời gian ngắn nữa có thể chuyển sang giai đoạn chót trong kế hoạch giải phóng của ông: Giai đoạn tổng phản công (...).

Việt Minh được tổ chức như vậy về mặt quân sự và kinh tế. Cái phong trào mà người ta thường tìm cách giới thiệu như là một tập hợp những băng phiến loạn trong thực tế là cả một dân tộc đang chiến đấu. Hơn nữa, chính thông qua chiến tranh mà Việt Minh đã từng bước xây dựng một cơ cấu chính trị kinh tế làm cơ sở cho quân đội của mình. Người Pháp cần đánh giá đối thủ đúng tầm vóc thực tế của họ, dù người Pháp muốn định hướng chính sách của mình ở Đông Dương ra sao đi nữa.

Chủ nhật ngày 8 tháng 11

Chấm dứt cuộc lưu vong tự nguyện, quốc vương Campuchia trở về Phnom Penh.

Thứ tư ngày 11 tháng 11    

BÁO CÁO CỦA NICOT


Trong cuộc họp chuẩn bị do tướng Cogny chủ trì, Nicot tỏ ý rất dè dặt vè khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình vì khoảng cách giữa Hà Nội và Điện Biên Phủ, vì hình thế địa lý của lòng chảo, vì phụ thuộc vào thời tiết do hình thể trên và do vùng cao gần như không được trang bị gì về phương tiện hướng dẫn vô tuyến.

Ông nhấn mạnh sự kiện là bởi việc tiếp tế cho đội quân đồn trú chỉ có thể thực hiện bằng máy bay, nên phương tiện của toàn bộ máy bay dân sự sẽ gần như bị thu hút hết vào chiến dịch này, ảnh hưởng tai hại cho các địa bàn khác; sự kiện thứ hai, sân bay, dù sẽ được tu sửa, vẫn không chịu nổi số lượng lớn máy bay lên xuống vào mùa mưa. Một vòng bay đi và về của một chiếc Dakota đến Điện Biên Phủ cần 3 giờ và 3 giờ 15 phút giờ bay. Như vậy trọng tải trung bình của một giờ bay là từ 0,850 đến 0,900 tấn, trong lúc đối với Nà Sản là 1,700 tấn.

Địa thế quanh lòng chảo đòi hỏi phải bay cao ít nhất 1.700 bộ và nếu quanh lòng chảo có mây dày đặc, phi công phải chọc thủng màn mây một cách khó khăn và do đó máy bay phải bay khá thưa ra, lượng máy bay đi và về bị giảm nhiều. Nhịp độ máy bay hạ cánh có thể kéo dài từ năm, mười phút đến mười, mười lăm, thậm chí hai mươi phút.

Cuối cùng, vì chỉ có một sân bay duy nhất nên nó có thể nằm dưới tấm pháo địch, hoặc trong trường hợp tấn công, nằm trong tầm đạn của các vũ khí tự động. Và lúc đó, sẽ không sử dụng được sân bay.

Ngày 12 tháng 11

Đại tá Berteil từ Sài Gòn ra giải quyết các vấn đề chi tiết của chiến dịch. Ông mang theo một chỉ thị mật gửi riêng cho tướng Gilles. Để chiếm đóng Điện Biên Phủ, Gilles sẽ được bảo vệ từ rất xa bởi lực lượng dân quân và tiểu đoàn Tabor số 2 ở Lai Châu. Hệ thống phòng thủ Điện Biên Phủ phải bảo vệ được sân bay, không kể vòng rào các cứ điểm, và lập căn cứ cho 5 tiểu đoàn trong đó 2 tiểu đoàn phải sống được trong điều kiện lưu động.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #24 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 04:23:48 pm »

Thứ năm ngày 12 tháng 11

NỖI LO LẮNG CỦA COGNY
 
Thư riêng của Cogny gửi Navarre:


"Nếu không vì cái bản đồ chính trị ở xứ Thái, với những ảnh hưởng của nó đối với việc điều động lực lượng dân quân nói chung, thì với tư cách tư lệnh các lực lượng trên bộ Bắc Kỳ, tôi sẽ chỉ có thể phản đối cuộc hành quân (chiếm Điện Biên Phủ). Ở cấp của đại tướng, có những lý do chiến lược buộc phải thực hiện nó, nhưng, trong thực tế những lý do ấy không liên quan gì đến vùng đất mà đại tướng đã giao cho tôi".

Trước Hội đồng Bộ trưởng, ông Laniel cho biết ông không nhất thiết cần có một giải pháp quân sự ở Đông Dương và tuyên bố: "Cũng như Hoa Kỳ ở Triều Tiên, chúng ta không đòi đối phương phải đầu hàng vô điều kiện mới nói chuyện với họ (...). Nếu có một giải pháp danh dự trong phạm vi tại chỗ hay quốc tế, nước Pháp sẽ vui mừng đón nhận một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột".

Thứ sáu ngày 13 tháng 11

Hội đồng Quốc phòng họp. Quyết nghị của Hội đồng sẽ là nội dung lá thư của Tổng Thư ký thường trực Hội đồng Quốc phòng gửi ông Jacquet ngày 21 tháng 11.

Thứ bảy ngày 14 tháng 11

Chỉ thị mật liên quan đến cuộc hành quân Castor.

Chủ nhật ngày 15 tháng 11

Ông Jacquet đến Sài Gòn.

Ở Paris, chuẩn đô đốc Cabanier được Tổng thống và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mời đến và giao nhiệm vụ bí mật đi gặp tướng Navarre, sáng hôm sau, ông đáp máy bay đi Sài Gòn.

VẬN TẢI GẠO.

Navarre ra lệnh nghiên cứu cuộc tấn công một đầu mối giao thông chủ yếu ở cách Hà Nội 120 km về phía Tây Bắc, nhưng phương tiện dành cho nó không đủ thực hiện, vì ông muốn, bằng mọi giá, giành lại quyền chủ động ở phía Nam vĩ tuyến 18 với một ý đồ mà chỉ có ông và ban tham mưu của ông hiểu và bảo vệ. Ông cũng chuẩn bị một cuộc hành quân tấn công trên cả lượt đi và lượt về, chỉ cách Hà Nội 60 km về phía Bắc; nhưng những phương tiện ông dành cho nó cũng không đủ, cũng vì lý do trên. Sự thật là những cuộc hành quân như vậy cũng chẳng ích lợi gì vì Việt Minh sẽ đi đường khác, phía trên hay bên cạnh đó, bởi vì Việt Minh qua đâu cũng lọt.

Thứ ba ngày 17 tháng 11

Họp chuẩn bị cuộc hành quân Castor ở Hà Nội, do tướng Navarre chủ trì. Dự họp có các tướng Bodet, Cogny, Masson, viên phó của Cogny, Dechaux, chỉ huy trưởng không quân Bắc Việt Nam và Gilles, được chỉ định chỉ huy đoàn quân không vận, các đại tá Berteil, phó phòng hành quân của Navarre và Bastiani, tham mưu trưởng của Cogny.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #25 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 04:25:22 pm »

BỘ TƯ LỆNH
CÁC LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ BẮC VIỆT NAM
THAM MƯU TRƯỞNG

BIÊN BẢN HỌP

NỘI DUNG:

Cuộc hành quân Castor (chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ)

I. Ngày 17 tháng 11 năm 1953, từ 16 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút, đã có cuộc họp tại Hà Nội, trong văn phòng tướng Navarre và do tướng Navarrc chủ trì.

Trước đó, tướng Navarre đã nói chuyện riêng với tướng Cogny.

II. Trong cuộc họp này, tướng Navarre hỏi các tướng Basson, Dechaux và Gilles xem các vị ấy có ý kiến gì phản bác cuộc hành quân không vận chiếm Điện Biên Phủ, được đặt tên Castor, hay không.
 
Tất cả các vị tướng đều đồng lòng phản đối cuộc hành quân này, họ nêu những ý kiến phản bác về chiến thuật hoặc kỹ thuật.

Đặc biệt tướng Dechaux lưu ý là duy trì thêm một căn cứ không vận này nữa sẽ gây thêm gánh nặng cho tiềm lực về máy bay vận tải và vì thời tiết ở châu thổ và trên lòng chảo ĐIỆN BIÊN PHỦ thường không giống nhau, ta chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc bảo đảm tiếp tế đàng hoàng cho căn cứ ấy.

III. Tuy nhiên, tướng Navarre vẫn giữ quyết định thực hiện cuộc hành quân Castor và đưa ra các lập luận sau:

về chiến lược: Bảo vệ Lào.

về kinh tê. Nắm lấy nguồn gạo, nhất là trong lòng chảo ĐIỆN BIÊN PHỦ.

Thứ tư ngày 18 tháng 11

Đô đốc Cabanier đến Sài Gòn.

Thứ sáu ngày 20 tháng 11

Thá dù 3 tiểu đoàn xuống Điện Biên Phủ. Tướng Navarre và Đô đốc Cabanier gặp nhau ở Sài Gòn.

ĐIỆN MẬT MÃ CỦA NAVARRE GỬI PARIS

Mật.
Nơi gửi: Trung tướng Tổng tư lệnh.

Vì đại đoàn 316 chuyển quân lên Tây Bắc uy hiếp LAI CHÂU nghiêm trọng và có nghĩa là các khu du kích của ta trên vùng cao sẽ bị diệt trong thời gian ngắn, tôi quyết định một hoạt động nhằm vào ĐIỆN BIÊN PHỦ, là căn cứ hành quân dự kiến của 316; tái chiếm ĐIỆN BIÊN PHỦ còn có ý nghĩa bảo đảm an toàn cho LUÔNG PRABANG; nếu không, trong vòng vài tuần nữa, LUÔNG PRABANG sẽ gặp nguy cơ trầm trọng.

Cuộc hành quân đã bắt đầu sáng nay với việc thả dù đợt đầu gồm 2 tiểu đoàn dù, vào 10 giờ 30 phút. Đợt hai gồm 1 tiểu đoàn được tăng cường bằng một bộ phận của một đội DKZ 75 đã nhảy dù hồi 15 giờ. Một cuộc đụng độ được ghi nhận vào buổi trưa tại trung tâm thị trấn đã kết thức có lợi cho ta.

Cuộc đổ quân bằng đường không sẽ được tiếp tục ngày mai để lập lại liên lạc đường bộ giữa LUÔNG PRABANG và ĐIỆN BIÊN PHỦ. Khi liên lạc được tái lập, ĐIỆN BIÊN PHỦ sẽ được giữ bằng một lực lượng biệt phái hỗn hợp gồm các lực lượng của Bắc Việt Nam và Lào.
Trân trọng.
NAVARRE.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #26 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 04:26:35 pm »

Thứ bảy ngày 21 tháng 11

VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
TỔNG THƯ KÝ THƯỜNG TRỰC QUỐC PHÒNG
HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG


Ban Thư ký Số 876/CDN
Tổng Thư ký Thường trực về Quốc phòng
Thư ký Hội đồng Quốc phòng

GỬI

Ông MARC JACQUET.
Tổng trưởng tại Văn phòng Chủ tịch Hội đồng.

NỘI DUNG: Họp Hội đồng Quốc phòng
ngày 13 tháng 11 năm 1953.

Tôi trân trọng chuyển đến ông những quyết nghị sau đây của Hội đồng Quốc phòng trong cuộc họp ngày 13-11-1953 liên quan đến vấn đề số B1.

TRÌNH BÀY TÌNH HÌNH ĐÔNG DƯƠNG

Hội đồng Quốc phòng:

Đánh giá tầm quan trọng của kết quả đạt được qua các chiến dịch gần đây ở Đông Dương, có lời khen ngợi Tổng tư lệnh và toàn quân.

- Cho rằng nếu muốn tăng cường thêm phương tiện quân sự của Liên Hiệp Pháp cho chiến trường Đông Dương, sẽ phải làm suy yếu quá đáng lực lượng của ta ở châu Âu và Bắc Phi và hậu quả bất lợi cho sự suy yếu ấy sẽ nghiêm trọng đối với vị trí nước Pháp trên thế giới hơn là những kết quả có thể chờ đợi từ việc gửi thêm quân sang Viễn Đông sẽ làm cho vị trí của nước Pháp được thuận lợi hơn, quyết định giữ ở mức nêu trong chỉ thị ngày 11 tháng 9 năm 1953 về chi viện và thay quân. Chỉ thị này đã được Bộ trưởng Quốc phòng chuyển cho Tổng tư lệnh và do đó, Tổng tư lệnh sẽ phải điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp với phương tiện được cung cấp cho ông.

Tổng trưởng phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết có nhiệm vụ thông báo quyết nghị này cho Đại tướng Tổng tư lệnh và khẳng định lại với ông ta rằng:

- Mục tiêu của hoạt động chúng ta tại Đông Dương là dẫn đối phương đến chỗ thừa nhận là họ không thể giành quyền quyết định quân sự.

- Cần tạo thuận lợi tối đa cho việc phát triển các lực lượng quân đội Việt Nam mà nghĩa vụ chủ yếu là tích cực tham gia công cuộc bình định các vùng ta đang kiểm soát, nhưng không vì vậy mà loại trừ vai trò của họ bên cạnh lực lượng viễn chinh.
Ký tên : J . MONS

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #27 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 04:27:29 pm »

Thứ bảy ngày 21 tháng 11

Trong giai đoạn 2 của Castor, không quân cố gắng tăng cường độ nhảy dù bằng cách bay trên địa phận nhảy dù thành từng tốp năm hay sáu chiếc Dakota. Nhưng để cách làm này đem lại sự cải tiến chắc chắn, thì cả một dây gồm 24 lính dù phải có thể rời máy bay cùng trong một lần bay qua. Cần ít nhất là một phút. Nhưng với tốc độ chậm, chiếc Dakota cũng vượt hơn 3km. Địa bàn bị trải ra quá rộng. Chỉ thả dù được phân nửa quân số và quay trở lại lần thứ hai. Một máy bay đơn độc linh hoạt hơn một phi đội năm hay sáu chiếc: Có khi cần đến nửa giờ để tất cả nhảy dù xong nếu như họ thuộc một tốp. Cách làm thể nghiệm trên vì thế bị bỏ.

Cuối ngày thứ hai, máy bay vận tải đã cho nhảy dù 4545 người và 190 tấn hàng với 248 vòng bay, có B26 bảo vệ. Ban chỉ huy không quân được hình thành. Nó mang tên "Torri Đỏ", tên gọi tắt của Torricelli, nhà vật lý đã phát minh hậu quả của áp suất khí quyển. Ban chỉ huy này bắt đầu phối hợp hoạt động của máy bay chiến đấu. Máy bay tiêm kích được dùng để tấn công các trục đường giao thông.

Toàn bộ quân đội nhân dân có 6 đại đoàn bộ binh, mỗi đại đoàn có 3 trung đoàn, lực lượng phòng không và các đơn vị vận tải, 7 trung đoàn độc lập, 27 tiểu đoàn cấp tỉnh, 143 đại đội cấp huyện và 1 đại đoàn nặng được cơ giới hóa một phần, gồm các đơn vị pháo binh và công binh thường là các đơn vị rời. Ngoài ra cả nước có 50.000 du kích, 170000 chiến sĩ tập hợp thành bốn khu quân sự, dưới quyền một bộ tổng tham mưu có các bộ phận lãnh đạo chính trị, tình báo và hậu cần, quân nhu trực thuộc.

Chắc chắn là ông Giáp đã đọc các quy tắc quân sự của Tôn Tử. Ông ta còn lấy quy tắc này của Tôn Tử làm của mình: “Nếu chiến tranh diễn ra trên chính đất nước của ngươi, và nếu kẻ thù đem tất cả lực lượng tràn vào khi ngươi chuẩn bị chưa xong, hãy nhanh chóng tập hợp quân đội nhờ các nước láng giềng cứu giúp, chiếm ngay những nơi địch thèm muốn, xây dựng các vị trí ấy thành nơi phòng ngự, cho dù chỉ để tranh thủ thời gian, hãy quấy rối các đoàn xe địch, hãy ngăn chặn đường đi để địch đến đâu cũng bị phục kích và phải đánh để tiến lên. Nông dân đóng góp nhiều và giúp ích cho ngươi hơn là chính binh sĩ của ngươi. Hãy làm cho nông dân hiểu là họ phải ngăn chặn không cho địch cướp của cải của họ, bắt cha mẹ, vợ con họ. Đừng chỉ ở trên thế phòng ngự, hãy ném quân du kích vào hậu phương địch, đánh liên tục làm địch mệt mỏi, khi ở phía này, khi ở phía kia. Phải làm địch ân hận vì sự táo bạo của chúng và buộc phải rút lui, chỉ thu được chiến lợi phẩm duy nhất là nỗi nhục chiến bại".

Chủ nhật ngày 22 tháng 11

Trên sân bay đã được san phẳng một phần, ngày hôm đó chiếc Beaver đầu tiên đã hạ cánh, chở đầy xe đạp. Đó là một chiếc máy bay nhỏ, cánh cao, được nghiên cứu ban đầu để dùng cho các nhân viên lâm nghiệp trong rừng Canada, ở đây máy bay này được dùng như tắc xi. Nó hạ cánh và cất cánh gần như ở đâu cũng được. Nó đơn giản và chắc chắn, nên đã làm giàu cho người sản xuất ra nó. Chiếc Beaver chở thương binh ở lượt về. Một nhóm sĩ quan chờ chiếc Beaver thứ hai đã được thông báo. Trong số sĩ quan này có Gilles, đang vui vẻ. Để đùa vui, bằng một động tác của người quen chơi bóng bầu dục, ông quật ngã xuống đất người phóng viên một tạp chí chính thức ở Sài Gòn, cô Brigitte Friang dũng cảm, cô đã nhảy dù xuống hôm qua. Cogny bước ra từ chiếc Beaver thứ hai.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 04:28:23 pm »

Thứ hai ngày 23 tháng 11

Trích một văn thư của tướng Blane gửi Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng:

“Cho đến nay, bộ tư lệnh đã luôn luôn thận trọng tránh can dự vào lĩnh vực chính trị. Theo sự chỉ đạo của chính phủ, bộ tư lệnh đã cố gắng tăng cường về quân sự ở Đông Dương, nhưng không bao giờ giấu rằng giải pháp (cho vấn đề Đông Dương) không thể trông cậy ở một chiến thắng của quân đội chúng ta. Nhiều lắm chỉ có thể lợi dụng những thành công cục bộ, để tìm cách thương lượng.”

Vấn đề lớn chính trị hiện nay vẫn là Cộng đồng Phòng thủ châu Âu và các phe không thống nhất với nhau. Washington thông báo không chính thức là một hội nghị sắp được triệu tập ở Bermudes gồm Tổng thống Eisenhower, ngài Winston Churchill và người đứng đầu Nhà nước Pháp. Phần còn lại, Navarre đã biết rồi.

Từ ba ngay nay, những người ủng hộ và những người phản đối C.E.D. (Cộng đồng Phòng thủ châu Âu) đối dầu với nhau ở điện Bourbon. Le Canard Enchanné (tạp chí châm biếm của Pháp - ND) vừa đăng trong số ra tuần này một tranh biếm họa có những chính khách trong một ván đấu vật tự do. Trong số các đấu thủ có tướng De Gaulle, bị ông Antoine Pinay tóm cổ và ông Van Delbos bẹo tai.

Trong cuộc họp báo ngày 12 tháng 11, tướng De Gaulle đã nhắc lại ý kiến phản đối quân đội châu Âu. Bởi vì vòng một cuộc bầu cử Tổng thống sẽ bắt đầu ở Versailles ngày 17 tháng 12, các ứng viên muốn kế vị ông Vincent Auriol bắt đầu cuộc vận động tranh cử của họ một cách kín đáo.

Trong ngân sách 1954 mà Bộ trưởng Tài chính, ông Edgar Faure, đã trình bày ngày 5 tháng 11 có dự kiến 100 tỉ chi phí chiến tranh. Giới đại học than phiền họ bị hy sinh cho các nhà quân sự và các quan tòa và họ đã bãi công ngày thứ hai ngày 9 tháng 11.

Ông Joseph Lamel phải thuyết phục bạn ông là Douglas Mac Arthur, là người có nhiều ảnh hưởng đối với tướng Eisenhower, về sự cần thiết của kế hoạch Navarre và trình bày là Pháp phải từ bỏ kế hoạch này vì thiếu kinh phí. Đến mức là ta sắp bỏ Đông Dương vì không còn đủ sức. Ông Laniel tuyên bố trước Quốc hội ngày 27 tháng 10: "Chính phủ của tôi sẵn sàng nắm lấy mọi cơ hội đề thực hiện hòa bình, dù cơ hội ấy gặp được ở Đông Dương hay trên bình diện quốc tế". Nỗ lực duy nhất có thể yêu cầu ở nước Pháp là tiếp tục giữ vững bên đó một thời gian nữa với những con người, nhưng không phải là với tiền bạc nữa"?

Ở Ma rốc, rối loạn gia tăng, có những vụ mưu sát. Một vụ phá hoại đường sắt Casablanca - Alger làm nhiều người chết. Đến lượt Si Bekkai, cựu Tổng trấn Sefrou, từ chối không chịu công nhận vua mới của Thổ Nhĩ Kỳ do nước Pháp áp đặt sau khi truất phế và đưa Sidi Mohamemd Ben Youssef đi lưu vong.

Ở Tunis, không khí bớt căng thẳng, 20 người Tuynidi được ra khỏi trại giam Tataouine, chế độ giam giữ ở đó cũng dịu bớt. Tổng trú sứ mới, ông Voizard, vừa thay ông De Hauteclocque, tìm cách xóa cấp vết các vụ càn quét và tìm một cơ sở thỏa thuận.

Ở Angiêri, không gì xảy ra, ít nhất, người ta tưởng là vậy. Tổ chức đặc biệt, thành lập năm 1947 tại đại hội của Phong trào vì sự thắng lợi của các quyền Tự do dân chủ (M.T.L.D) do Messali Hadj chủ trì, hình như đã bị đè bẹp. Những thành viên của tổ chức này mà chưa bị bắt đều đã bỏ trốn vào chiến khu; họ nghe từ khắp nơi vang tiếng kêu đòi cách mạng và bắt đầu tích lũy vũ khí.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 04:29:34 pm »

Thứ tư ngày 28 tháng 11

Sân bay Điện Biên Phủ được công nhận dùng được cho máy bay Dakota.

Khối cơ động chiến lược của Việt Minh chuẩn bị rời vùng châu thổ.

Đô đốc Cabanier trở về Paris.

Nhận lệnh của tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau đây là chi tiết những dự báo của thiếu tá Levain. Đối với đại đoàn 316, trung đoàn 98 và ban chỉ huy đại đoàn đã xuất phát ngày 24 tháng 11, có lẽ sẽ đến Tuần Giáo trong đêm 8 rạng ngày 9 tháng 12; trung đoàn 174 bị chậm trễ vì máy bay ném bom. Một đại đội công binh phải xây cầu trên sông Đáy ở Vạn Yên; một đại đội khác, làm hai phà ở quãng Phúc Yên và Yên Bái để 6000 người có thể qua sông chỉ trong một đêm, kể từ ngày 3 tháng 12.

Đại đoàn 308 đang có nhiệm vụ ở châu thổ được lệnh chuẩn bị qua sông Hồng về phía Tây Bắc và mang theo một đội 250 chuyên viên để chuẩn bị chiến trường. Cuối cùng, đại đoàn 304 bắt đầu chuyển quân về phía Vạn Yên.

Nhiều thông tin khác liên quan đến vấn đề trang bị vừa bắt được qua vô tuyến. Con đường Tạ Khon - Cò Nòi, đoạn đường song song với hỏa tuyến (dùng làm đường vòng khi đường chính không dùng được) quan trọng nhất nằm giữa thung lũng sông Đáy và tỉnh lộ 41 sẽ là trục đường chính của Điện Biên Phủ, liên tục bị dội bom, đã được sửa lại và nhiều xe tải đi qua đó.

Le Canard Enchaincé, trong số ra ngày hôm đó ở Paris, không chia sẻ sự hào hứng của báo chí Pháp nói không đối với chiến dịch Điện Biên Phủ. Bên cạnh bức ảnh ông Letourneau, ứng viên vào điện Élysée, được gọi là "hoàng tử xứ Galles của M.R.P." (Ứng viên vào điện Élysée, ứng cử viên tổng thống. M.R.P.: Mouvement des Republicaine Populafires, tức phong trào Cộng hòa Bình dân, tổ chức chính trị lớn nhất của phe hữu ở Pháp lúc bấy giờ. (ND)), mặc chiếc áo giăc két và cái quần ống túm xoắn tít, tờ báo đăng lại ngay trang nhất một câu của thông tin viên báo Figaro: "Quân Việt chờ ta trong các chiến hào trên sân bay", và cho thêm: "Nếu người ta hiểu không sai, đôi bên đều bị bất ngờ".

Thứ năm ngày 26 tháng 11

Với những phương tiện riêng mình có, Cogny vẫn có thể hành động. Ông gửi điện đề nghị tấn công Thái Nguyên và Chợ Chu. Navarre trả lời là ông cũng nhìn tình hình và triển vọng mới cùng một hướng với Cogny và ngày 28 tháng 11 họ sẽ cùng nhau xem xét những khả năng mới mở ra.

Chuyển thương binh chuyến đầu tiên giữa Điện Biên Phủ và Hà Nội. Trên máy bay Dakota quân sự, rất dễ treo 24 băng ca, trên máy bay Dakota dân sự và Bristol chỉ treo được non nửa số đó. Độ cao hơn 2000 mét trong khoang máy bay không có điều áp làm cho việc truyền huyết thanh và truyền máu cho thương binh không an toàn. Cô Valérie de La Renaudie phụ trách chăm sóc thương binh trong chuyến bay này.

Phi công dân sự Henri Bourdena phác họa tình cảnh: "Cuộc hành quân Castor bắt đầu đã được một tuần. Ở Luông Prabang, tôi chở một chiếc xe tải lớn đến Điện Biên Phủ, là nơi tôi sẽ hạ cánh lần đầu, đường băng đã mở, tuy vẫn còn rất tồi. Quanh sân bay, người ta vẫn đang nhảy dù tấp nập. Phần lớn các cây to và đẹp quanh đường băng đã được đẵn đi, nhưng vẫn còn cây cối làm cho khung ảnh rất mát mắt. Hoạt động ở đây có qui mô đến nỗi Nà Sản có lẽ chỉ là một cuộc picnic, so với Điện Biên Phủ. Tướng Gilles có mặt, với chiếc bê rê đỏ, cái băng mắt màu đen và chiếc gậy, xe cộ cày xới trong cỏ. Một cái chòi canh, cắm đầy ăng ten, trông như đài quan sát, chiến hào và rào dây gai mọc lên nhiều thấy rõ. Chỉ có một xác chết, bó trong vải dù để lòi ra đôi giày to tướng, là bất chấp quang cảnh nhộn nhịp ấy”

Một đơn vị mang tên binh đoàn cơ động của dân quân Lai Châu, có nhiệm vụ bảo vệ cuộc hành quân Castor từ xa, mới đến Điện Biên Phủ: 7 đại đội lính Thái từ vùng Yên Cừ ở phía Bắc xuống, mỗi hàng quân có lá cờ Pháp đi đầu để tránh máy bay ném bom nhầm. Tay phải áp sát khẩu tiểu liên bên hông, nòng súng gác lên vai, mấy con ngựa Thái thấp bé chở đầy thùng đạn và bao gạo, họ tiến đến dưới quyền chỉ huy của viên đại úy Bodier béo tốt, nhà nuôi lợn và rể của người đứng đầu liên minh xứ Thái: Ngài Đèo Văn Long, một lãnh chúa hùng mạnh và quỷ quyệt, giữ chức chủ tịch, Điện Biên Phủ là một phủ trực thuộc tỉnh này, nằm trong lãnh thổ hoàng gia và được hưởng quy chế đặc biệt dành cho dân tộc thiểu số. Trung tá Trancart chỉ huy vùng Lai Châu, quan hệ giữa bộ chỉ huy quân sự và quyền lực phong kiến của ông Đèo Văn Long được giao cho đại úy Bordier.

Thứ bảy ngày 28 tháng 11

Tướng Navarre đến Hà Nội.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM