Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:05:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp  (Đọc 63525 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 09:36:17 pm »

Dù sao, ngày 27 tháng 6, trong một thư viết tay, ông trả lời bằng giọng khó chịu là ông không hề nhớ Cogny từng đề nghị rút bỏ Nà Sản và nếu Cogny có nghiên cứu cuộc hành quân chiếm Điện Biên Phủ, thì đó là theo yêu cầu của chính Navarre, thông qua tướng Bodet.

Ai là cha đẻ ra Điện Biên Phủ, vấn đề thật đáng sợ, nhưng trước mắt người ta đang giành nhau cương vị ấy vì Nà Sản đã thành công, và Điện Biên Phủ chắc lại cũng sẽ thành công.

Ngay từ lúc đó, đã có sự hiểu lầm làm rối mọi việc. Sở dĩ Điện Biên Phủ hấp dẫn Cogny, đó là vì ông tưởng có thể tốn kém ít mà giữ được xứ Thái là nơi ông muốn giữ. Ông mơ tưởng đạt được ở đó một căn cứ ngoài tầm tay của hậu cần Việt Minh, một căn cứ từ đó ta có thể tỏa ảnh hưởng ra, đánh các đoàn quân của địch dám dẫn xác đến vùng này, giữ một thủ đô nhỏ và một ảnh hưởng chính trị. Cách xa căn cứ tiếp tế của họ đến thế, đối phương có làm gì được khi mà đoàn dân công của họ sẽ phải rải khắp hằng trăm cây số, nhẩn nha từng bước một, vừa đi vừa ăn đường gần hết lương thực mang vác được, trong lúc mỗi chiếc Dakota trút hai tấn rưỡi hàng tiếp tế không chút khó khăn gì?

Ở đây có một định kiến sẽ dần dần trở thành cái bẫy mà người ta thậm chí không hay biết gì.

Còn công tác điều hành chiến tranh, nó được đơn giản hóa tối đa. Ông Letourneau, với tư cách Cao ủy, nhận chỉ đạo của ông Letourneau, Tổng trưởng. Có lẽ vì thế mà tướng Navarre không thấy dấu vết nào của sự chỉ đạo.

Mười lăm ngày sau khi đến Đông Dương, ông cũng chưa thèm hỏi đến tướng chỉ huy trưởng không quân để yêu cầu ông này báo cáo tình hình binh chủng. Tại vì ông tướng Lionel-max Chassin, sắp ra đi hay vì Navarre cho rằng ông ta không cần hỏi gì ở Chassin cả? Chassin có kinh nghiệm về những gì ông thấy và đã từng thực hành. Đó là con người sôi động, có nhiều ý kiến có khi đến mức rối lên, nhưng ông có sức sống kỳ diệu. Salan không thích ông và đã tìm cách đuổi ông về Pháp. Ý tưởng của ông rất phong phú, chữ nghĩa đuổi nhau dồn dập để kịp diễn đạt hết những ý tưởng ấy. Ông nói nhanh và nhiều, trong dòng thác ấy, thỉnh thoảng có một hình ảnh sáng quắc như tia chớp trong lúc gương mặt tròn, nhợt nhạt của ông vẫn tự nhiên, chỉ có ánh mắt sáng dưới mái đầu hói.

Chassin không biết có cái gì là không thể được khi ông gieo được niềm tin của mình cho người khác, nhưng ông không thiếu óc thực tế và thấy rõ giới hạn của hành động khi ảo tưởng thay vào chỗ của lòng tin và phương tiện.

Cuối cùng, khi Navarre hạ cố tiếp ông, ông trình bày ý tưởng bi quan của mình về chiến tranh. Navarre nhìn đồng hồ nhiều lần. Chassin rút ngắn cuộc nói chuyện và ra đi, tin chắc là Navarre không hiểu gì về không quân và nhìn không quân bằng con mắt của kẻ bề trên đối với một người phục vụ tốt.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 04:51:47 pm »

THÁNG BẢY 1953

Thứ năm ngày 2 tháng 7

Quốc hội lập một ủy ban điều tra về vụ hạ giá đồng bạc đồng Dương) một cách bất chính.

Hội đồng chính phủ họp tại Elysée. Chương trình nghị sự: Đông Dương.

Thứ sáu ngày 3 tháng 7

Tướng Navarre đến Paris.

Ông Laniel phổ biến công khai lời tuyên bố của chính phủ: "Chính phủ sẵn sàng hoàn chỉnh độc lập và chủ quyền của các Quốc gia liên kết".

Ông Maunce Dejean được cử làm Tổng ủy viên Cộng hòa Pháp ở Đông Dương.

Thứ bảy ngày 4 tháng 7

Người ta chờ đợi kế hoạch Navarre mang về chiến thắng. Lúc đầu, thỏa mãn lòng tự cao, nhưng rất nhanh sau đó, Navarre bực bội về sự quảng cáo ầm ĩ chung quanh mình. Ông lập tức yêu cầu ông Rene Mayer chuyển chức Tổng ủy viên thành cố vấn chính trị của Tổng tư lệnh. Khi nhận được công văn này, ông Rèné Mayer đã từ nhiệm và ngày 4 tháng 7 khi xuống máy bay ở Orly, Navarre được biết qua báo chí là ông Maurice Dejean được cử làm Tổng ủy viên, đồng thời ông được tin 50 khóa sinh sĩ quan Campuchia đào nhiệm. Song vì biết rõ ông Maurice Dejean, nên Navarre nghĩ rằng họ sẽ hòa thuận với nhau và ông chấp nhận.

Thứ bảy ngày 11 tháng 7

Dưới nhan đề "Albert Sarraut kêu gọi Hồ Chí Minh" báo Express đăng bài phỏng vấn cựu toàn quyền Đông Dương, trong đó Sarraut tuyên bố: "Nước Pháp cần phải sẵn sàng nghe mọi đề nghị hòa bình trong danh dự, kể cả từ Hồ Chí Minh".

Thứ hai ngày 13 tháng 7

Hội đàm giữa Dulles và Bidault tại Washington. Hình như ông Georges Bidault nói: "Cửa hàng ở Triều Tiên đóng cửa. Cửa hàng Đông Dương vẫn mở. Cần đóng cửa hai nơi cùng một lúc. Hòa bình là chứng bệnh hay lây.

"Các ông kết thúc chiến tranh Triều Tiên vì các ông tôn trọng công luận nước mình. Chúng tôi cũng có công luận. Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh đơn độc. Chúng tôi không muốn bỏ qua bất kỳ phương tiện nào để chấm dứt cuộc xung đột, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi muốn chấm dứt nó bằng bất cứ phương tiện nào. Đặc biệt là chúng tôi không thương lượng trực tiếp với ông Hồ Chí Minh”.

Thứ ba ngày 14 tháng 7

Ở Hà Nội, tướng Cogny tổ chức một cuộc duyệt binh trọng thể.

Thứ tư ngày 15 tháng 7

Bảo Đại ký quyết định tổng động viên. Thời gian quân dịch ở Việt Nam là hai năm.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #12 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 04:52:55 pm »

Thứ sáu ngày 17 tháng 7

Trước hội đồng tham mưu trưởng, do thống chế Juin chủ trì, Navarre trình bày quan điểm của mình bằng những con số. Người ta tán thành quan điểm, nhưng tranh luận về những con số. Navarre xin 12 tiểu đoàn, 1 chi đội pháo 75 của lính dù, 1 tiểu đoàn công binh, 1 phi đội Dakota, nhiều B26, 1 hàng không mẫu hạm, những phương tiện vận tải đường biển và tàu để đổ quân. Tổng trưởng chiến tranh hứa cung cấp cho ông 9 tiểu đoàn, không quân, máy bay Dakota, hải quân, đủ thứ. Để bù lại, phần không cấp được cho ông, hội đồng yêu cầu chính phủ không bắt tướng Navarre phải bảo vệ Lào, để giảm bớt trách nhiệm nặng nề của ông.

Thế nhưng, chính để bảo vệ Lào mà Navarre đã đề cập đến Điện Biên Phủ. Bởi vì tên Điện Biên Phủ có xuất hiện trong kế hoạch và ngày 24 tháng 7, nó sẽ được nhấn mạnh trước Hội đồng Quốc phòng. Đối với Navarre, tình hình hết sức thuận lợi.

Bỗng nhiên, tin vui tới tấp bay về từ Đông Đương. Báo chí ồn ào ca ngợi cuộc không tập ngoạn mục mà Cogny đã tiến hành thắng lợi ở Lạng Sơn. Khi hay tin cuộc hành quân mở màn, Navarre cau mày khó chịu. Ông hỏi: "Cogny xen vào đây làm gì chứ?". Trước khi về Pháp, Navarre quả có đồng ý cuộc hành quân ở Lạng Sơn, nhưng ông không ngờ Cogny lợi dụng sự vắng mặt của ông để phát động nó. Cogny giống như loài thú nhai lại, nhưng khi thấy cơ hội vuột khỏi tầm tay, ông ta cũng sôi sục trong lòng. Lần này ông ta đã không để lỡ cơ hội.

Với danh nghĩa kỷ niệm ngày 14 tháng 7 (ngày Quốc khánh của Pháp - ND) một cách đặc biệt long trọng, ông đã tập hợp tại Hà Nội ba đội không vận, ba tiểu đoàn dù và nhiều phương tiện chiến tranh và đã cho tất cả bọn họ đi diễu hành. Rồi ông cho tất cả tỏa ra đi chơi trong thành phố đang trong lễ hội.

Ngày 17 tháng 7, người ta tưởng máy bay trở về căn cứ. Không ngờ, cùng với máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, chúng đã thả lính dù xuống Lạng Sơn, một đầu mối giao thông quan trọng và là khu vực tiếp tế của địch, cách Hà Nội 120 km về hướng Tây Bắc. Đó là điển hình cho những cuộc hành quân được chuẩn bị lâu dài, tỉ mỉ, trên cơ sở tin tức tình báo phong phú, chính xác và thực hiện chớp nhoáng, kiểu tác chiến của Cogny.

Mờ sáng, hai tiểu đoàn lính dù được thả xuống thị trấn đã hủy diệt những kho đạn và vũ khí rất lớn, phá 700 mét khối chất nổ và 16 xe tải. Vào 13 giờ, một tiểu đoàn thứ ba nhảy dù xuống một quãng đường gay go, chặn đường rút lui của quân Việt, cách đó 20 km về phía Nam, trong lúc đó một binh đoàn cơ động theo đường thủy đến đổ bộ ở Tiên Yên, ngược đường số 4 với tất cả xe cơ giới và xe tăng để đến phối hợp với lính dù đang trên đường về.

Sáng ngày 19, ba tiểu đoàn hành quân cấp tốc suốt 60km và binh đoàn cơ động gặp nhau ở phía Nam Lạng Sơn và quay về an toàn. Vâng, đó quả là một cú đẹp. Cogny từng chơi bóng bầu dục và không niệm thần chú (Nguyên tác. :không sờ vào lá bùa hộ mệnh”. Ý nói không tin chiến thắng do may mắn - ND) khi tin tức đưa về tuyên bố: "Thế là ta đã thắng một keo đầu".

Tin thắng lợi làm Navarre nguôi bực dọc. Mọi người đều khen ngợi, chúc mừng ông. Ông Rene Mayer nghĩ mình đã sáng suốt khi chỉ định Navarre.

Thứ ba ngày 21 tháng 7

Tổng thống Eisenhower mời ông Tâm sang thăm Hoa Kỳ.

Thứ sáu ngày 24 tháng 7

Họp Hội đồng Quốc phòng tại Paris.

Hội đồng gồm: Tổng thống, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng, Bộ Pháp quốc hải ngoại, các tổng trưởng phụ trách các Quốc gia liên kết, các lực lượng vũ trang (chiến tranh, hải quân, không quân), thống chế Juin và ba tham mưu trưởng, tướng Slane (chiến tranh), đô đốc Nomy (hải quân) và tướng Fay (không quân).

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #13 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 04:55:24 pm »

Người ta bác bỏ giả thiết quay về chiến lược con nhím. Người ta còn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Luông Prabăng thất thủ, như đã suýt bị gần đây.

Thống chế Juin, người phát ngôn viên cho các tham mưu trưởng, nhấn mạnh cần giao việc bảo vệ Lào một cách tượng trưng cho Bộ trưởng Ngoại giao và đề nghị Bộ Ngoại giao yêu cầu Hoa Kỳ và Anh bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc rằng việc xâm lược Lào có nguy cơ dẫn đến cuộc xung đột toàn cầu.

Ông Laniel cho rằng tướng Navarre có vẻ hài lòng về giải pháp này và vài ngày sau, trong nhiều lần nói chuyện, ông đã có dịp tóm tắt những chỉ thị ấy cho viên Tổng tư lệnh. Về phần Navarre, ông khẳng định là ông có yêu cầu chính phủ quyết định rất rõ ràng về điểm cụ thể ấy. Người ta hứa với ông là sẽ có quyết định trong tương lai gần.

Như ta biết, tin tức từ cuộc họp ấy có bị tiết lộ. Trong bài viết gây tiếng vang của báo France-observateur, ông Roger Stéphane - sau này tướng Navarre đòi mở cuộc điều tra về ông này - viết :"Ngay từ đầu cuộc họp, ông Edgar Faure, Bộ trưởng Bộ Tài chính, nói rõ là, kể cả nếu chỉ thực hiện ở mức tối thiểu, kế hoạch Navarre sẽ tốn ít nhất 100 tỷ". Ông Pierre-Henri Teitgen tỏ ý ngạc nhiên vì người ta chờ đợi nước Pháp phải nỗ lực tốn thêm 100 tỷ cho Đông Dương mà lại không bảo đảm nổi việc bảo vệ Lào. Ông Laniel trả lời: "Vấn đề bây giờ chỉ là bảo vệ lực lượng viễn chinh".

Thực tế ông Paul Reynaud, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, phụ trách các vấn đề Đông Dương, hỏi tướng Navarre xem sự chi viện mà ông yêu cầu có giúp ông đủ phương tiện đánh địch từ tháng 10 năm 1953 đến tháng 1 năm 1955 hay không. Navarre trả lời ông là làm được; bởi vì lực lượng địch đã nặng nề hơn, hậu phương thì không an toàn, đó là ý của ông khi ông bảo: "Chúng tiêu tùng rồi...", lúc Sa lan nhắc ông cảnh giác về sự phối hợp mới giữa các đại đoàn Việt Minh, ngày 21 tháng 5, biên bản mà tôi được đọc không ghi rằng tướng Navarre có nói: "Với điều kiện viện trợ Trung Quốc không tăng". Lúc đó, ông Bộ trưởng Tài chính đề nghị yêu cầu tướng Navarre giảm bớt những con số của ông ta để khỏi tốn thêm 100 tỉ của ngân sách. Sau này, ông sẽ nói lại với ông Lamel : "Không có 1 xu". Và ông lại nói thêm: "Sẽ chỉ có với điều kiện là…". Ông có một ý. Tay Edgar Faurre quỷ quyệt ấy bao giờ cũng có những ý tưởng.

Thứ bảy ngày 25 tháng 7

"Việc chỉ huy hành quân chỉ thuộc về bộ chỉ huy quân sự không thể chấp nhận sự can thiệp của một viên chức cao cấp dân sự, không có chuyên môn và trách nhiệm thật sự”
(Thư của tướng Elane
gửi
Tổng trưởng chiến tranh,
ngày 10 tháng 3 năm 1953)


Người ta muốn chiếm Điện Biên Phủ và cắm ở đó một căn cứ không - bộ binh, đội quân đồn trú ở đó sẽ bao gồm toàn bộ hay một phần lực lượng đồn trú ở Nà Sản và Lai Châu, trong chừng mực các vấn đề chính trị và dân tộc không cản trở việc chấp nhận giải pháp này.

Navarre nói thêm: "Tôi coi cuộc hành quân ấy đặc biệt quan trọng, nó sẽ có tiếng vang lớn, nếu không làm mất hẳn, nó cũng sẽ giảm nhẹ sự đe dọa ngấm ngầm đối với Luông Prabăng, cho phép tái lập trật tự ở Lào, vừa góp phần tăng cường chống chiến tranh du kích vừa tiến hành những hoạt động tấn công từ Luông Prabăng, lực lượng đồn trú ở đây cũng có thể giảm bớt. Ngoài ra, kế hoạch chiếm Điện Biên Phủ còn có thể buộc địch phải thay đổi kế hoạch tác chiến vào giờ chót, cho phép tôi có thời gian, thậm chí cho phép tôi giành lại quyền chủ động chiến lược trong trường hợp địch quyết định đem khối chủ lực của họ tấn công để tái chiếm Điện Biên Phủ".

Thứ hai ngày 27 tháng 7

Bắt đầu cuộc hành quân Camargue (càn quét phía Bắc Huế - TG ) .

Ký kết đình chiến ở Triều Tiên, tại Bàn Môn Điếm.

Thứ ba ngày 28 tháng 7

Ông Dejean đến Sài Gòn.

Cải tổ chính phủ Campuchia.

Thứ năm ngày 30 tháng 7

Tổng thống Eisenhower được ủy ban hỗn hợp đồng ý tái lập kinh phí 400 triệu đô la cho Đông Dương. Số tiền này sẽ "dành cho việc tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự"

Bài "Trong một cuộc chiến đấu không chắc chắn" của Roger Stéphane trong báo L’Observaeur.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 05:27:24 pm »

THÁNG TÁM 1953

Thứ bảy ngày 1 tháng 8

Việt Nam gọi 100.000 người nhập ngũ.

Tướng Navarre rời Paris.

Ở Sài Gòn, một trong những máy bay của Bảo Đại bị nổ dưới đất.

Chủ nhật ngày 2 tháng 8

Tướng Navarre đến Sài Gòn.

Hoàng đế Bảo Đại đến Nice.

Thứ hai ngày 3 tháng 8

Bảo Đại gặp Jacquet.

Cuộc hành quân Camargue kết thúc.

Thứ tư ngày 5 tháng 8

Đội chào danh dự ở Hà Nội. Tướng Navarre trao Cho tướng Cogny huy chương chữ thập với nhành lá cọ.

Thứ năm ngày 6 tháng 8

Lệnh rút quân khỏi Nà Sản.

Tướng Navarré họp báo ở Hà Nội. Ông tuyên bố:

“Chắc chắn là nếu quân Trung Hoa muốn chiếm Đông Dương thì họ có thể làm được, nhưng chúng tôi trông cậy vào người Mỹ để ngăn cản họ... Tôi tin là trong vòng một năm, chúng ta có thể đảo ngược tình hình quân sự, nhờ quân đội Việt Nam (chỉ quân đội Bảo Đại - ND) lúc bấy giờ sẽ có nhiều đơn vị thiện chiến, nhưng như thế vẫn chưa có nghĩa chiến tranh sẽ chấm dứt. (...) Nhân dân Việt Nam còn phải nỗ lực hơn nữa để tham gia vào cuộc chiến tranh, tinh thần nhân dân chưa được động viên (...). Nếu những cuộc thương lượng hiện nay với các Quốc gia liên kết đem lại kết quả tốt, tôi tin là Paris sẽ thỏa mãn yêu cầu của tôi. Thỏa mãn yêu cầu có nghĩa là sẽ có sự đáp ứng thuận lợi cho cái gọi là kế hoạch Navarre mà mãi đến khi tới Paris tôi mới biết có nó. Kế hoạch này nhằm tạo điều kiện để tấn công Việt Minh. Đúng là tôi có đề nghị tạm thời tăng quân số của lực lượng viễn chinh, nhưng đó là tăng một số nhân viên tôi đang thiếu. Ở Pháp đa số chống lại việc thương lượng với Việt Minh, nhưng phải nhìn nhận là nước Pháp đang tự hỏi không biết mình có đủ sức cung cấp nỗ lực cần thiết về tài chính để tiếp tục chiến tranh không”.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #15 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 05:27:32 pm »

Thứ sáu ngày 7 tháng 8

Từ Sài Gòn: "Đài phát thanh Việt Minh khẳng định Pháp đã tiến hành thương lượng với Chủ tịch Hồ Chí Minh" (Le Monde).

Thứ bảy ngày 8 tháng 8

Chủ tịch Hộ đồng Bộ trưởng công khai phủ nhận tin trên.

Nà sản: 60 Dakota.

Chủ nhật ngày 9 tháng 8

Nà sản: 90 Dakota.

Thứ tư ngày 12 tháng 8

Nà sản: Cuộc rút quân kết thúc; đã có 150 máy bay tham gia.

Thứ tư ngày 19 tháng 8  

Sắc lệnh Số 53748. Trích:

Điều 4: Tổng tư lệnh có trách nhiệm điều hành các cuộc hành quân. Trong khuôn khổ các thỏa ước ký kết với các Quốc gia liên kết, ông chịu trách nhiệm về việc lập lại trật tự. Ông được quyền sử dụng các lực lượng vũ trang được giao các nhiệm vụ nói trên và được độc quyền chỉ huy lực lượng ấy.

Nhưng:

Điều 2 : Tổng tư lệnh trực tiếp giúp việc cho Tổng ủy viên trong việc thi hành nhiệm vụ trong các vấn đề phòng thủ.
Thứ sáu ngày 21 tháng 8

Một nghị định mới của chính phủ quyết định biên chế thêm vào quân ngũ 100.000 tân binh quân dịch kể từ ngày 1 tháng 9.

Chủ nhật ngày 23 tháng 8

Bảo Đại hội đàm với Jacquet.

Thứ hai ngày 24 tháng 8

Lào yêu cầu chuyển giao thẩm quyền.

Thứ năm ngày 27 và thứ sáu ngày 28 tháng 8

Bảo Đại hội đàm với Vineent Auriol ở Rambouillet.

Thứ bảy ngày 29 tháng 8

Chuyển giao thẩm quyền ở Campuchia.

THÁNG TÁM 1953

Một phóng sự của báo Life cho thấy những hàng dài vô tận các chiếc xe tải, xe cứu thương và trang bị Mỹ để lộ thiên ngoài trời nắng ở Sài Gòn mà không được sử dụng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #16 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 05:28:45 pm »

THÁNG CHÍN 1953

Thứ hai ngày 2 tháng 9

Ủy ban điều tra vụ hạ giá đồng bạc Đông Dương một cách bất chính họp phiên thứ nhất.

Tuyên bố của ông Foster Dulles về Đông Dương: ông tố cáo Trung Quốc viện trợ cho Việt Minh và thông báo Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho Đông Dương.

Đài Bắc Kinh phát lời tuyên bố của ông Hồ Chí Minh trong đó có câu: "Cuộc chiến đấu sẽ lâu dài" (Hồng Kông A.F.P)

Thứ bảy ngày 6 tháng 9

Các nhóm quốc gia ở Hoa kỳ ra lời kêu gọi đòi hòa bình và yêu cầu những cải cách về nội trị đồng thời với độc lập.

Bảo Đại tiếp thủ tướng Tâm ở Cannes.

Hoa Kỳ cho Pháp mượn hàng không mẫu hạm Bois-bellean (sẽ đến Đông Dương ngày 6 tháng 5 năm 1954)

Thứ năm ngày 10 tháng 9

Ông Laniel cho biết Hoa Kỳ viện trợ đặc biệt 385 triệu đô la.

Thứ sáu ngày 11 tháng 9

"Cuối tháng 8, sau khi nghiên cứu kỹ vấn đề, tôi trình bày những yêu cầu có phần hạn chế và tôi nói rõ đó là những nhượng bộ cuối cùng của tôi. Chúng không hề được chính phủ chấp nhận và tôi được báo tin ấy qua một quyết định của Bộ ngày 11 tháng 9".
(Henri Navarre.
trong Đông Dương hấp hồi)


Thứ hai ngày 14 tháng 9

Thượng nghị sĩ Knowland thăm Phnom Pênh.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 05:30:49 pm »

THÁNG MƯỜI 1953

Ngày 3 tháng 10, lính dù Việt Nam phá cầu Lào Cai trên sông Hồng, ở biên giới Việt Trung. Cuộc hành quân Brochet phá hủy các căn cứ được tổ chức để chuẩn bị một cuộc tấn công.

Giữa tháng 10, đúng vào ngày ta biết một cuộc tấn công khác sắp bắt đầu, cuộc hành quân Mouette, do tướng Gilles chỉ huy, cầm chân đại đoàn 304 và đánh 320 trong vùng Nam châu thổ.

Ông Richard Nixon, Phó tổng Thống Mỹ, được tướng Eisenhower giao nhiệm vụ đi quan sát tận mắt để thông tin cho ông về việc điều hành các cuộc hành quân, đến thăm một vùng đang càn quét, giật mình vì các đoàn chiến xa, phải nằm rạp xuống để nhường cho một chiếc Pipper cất cánh ngay trên đầu ông và phải rút ngắn chuyến thăm viếng vì có nguy cơ địch phản công. Ông chỉ kịp thấy thoáng qua chiếc mũ ca lô đỏ của đại tá De Castries, lúc ấy đang chỉ huy một binh đoàn.
Ngạc nhiên vì những phản ứng bẻ gãy các cuộc tấn công của mình trước khi chúng bắt đầu, ông Giáp có vẻ muốn giành lấy quyền chủ động trên một mảnh đất mà lực lượng viễn chinh ít thuận lợi hơn.

Người ta được biết đại đoàn 316, tập hợp ở phía Tây Bắc Thanh Hóa, đang tiến về Lai Châu theo tỉnh lộ 41 và các khu du kích của ta ở xứ Thái đang gặp khó khăn. Gần như chắc chắn là ông Giáp muốn chiếm lại Lai Châu. Đến biên giới Trung Lào và đóng quân ở Điện Biên Phủ, đồng ruộng ở đó, đủ nuôi hai đại đoàn trong suốt mùa chiến dịch.

Thứ hai ngày 12 tháng 10

Đại hội quốc dân Việt Nam khai mạc ở Sài Gòn.

Thứ tư ngày 14 tháng 10

Cuộc hành quân Mouette bắt đầu. Quân Pháp tấn công Phủ Nho Quan.

Thứ sáu ngày 16 tháng 10

Đại hội quốc dân đến Việt Nam bỏ phiếu thông qua kiến nghị chống Liên Hiệp Pháp.

Thứ hai ngày 19 tháng 10

Bảo Đại muốn giảm bớt ý nghĩa kiến nghị nói trên và tuyên bố: "Tư tưởng cửa đại hội cũng giống như suy nghĩ của tôi. Không nên bình luận về chi tiết này hay chi tiết nọ trong văn bản, mà nên tìm về ý tưởng bên trong rất rõ ràng và những tình cảm ở bề sâu, không thể phủ nhận được; kiến nghị ấy không liên quan gì đến sự gắn bó của Việt Nam đối với nước Pháp".

Thứ ba ngày 20 tháng 10

Tuyên bố của Laniel trước Quốc hội về vấn đề Đông Dương.

Nước Pháp gửi văn thư cho Bảo Đại về vấn đề Việt Nam là thành viên Liên Hiệp Pháp.

Thứ năm ngày 22 tháng 10

Cuộc hành quân Nouette vẫn tiếp tục. Ta chiếm Phủ Nho Quan.

Ký hiệp ước liên kết với Lào.

Cách hiểu của tướng Navarre về hiệp ước hữu nghị và Liên kết Pháp - Lào, hình như được ông Tổng ủy Dejean và ông Tổng trưởng phụ trách các Quốc gia liên kết xác nhận, chắc chắn là thiên về tình cảm hơn là đơn thuần pháp lý; trong hiệp ước và các thỏa ước phụ, không có chỗ nào nêu rõ là Pháp phải bảo đảm việc phòng thủ Lào về quân sự. (JEAN BARALE, Bộ tứ Cộng hòa và chiến tranh)

Thứ sáu ngày 23 tháng 10

Bắt đầu thảo luận về Đông Dương ở Nghị viện.

Thứ ba ngày 27 tháng 10

Bài của J.J.Servan-Schreiber trong báo Le Monde: "Một câu hỏi về Đông Dương"

(…) Hôm trước, có mặt nhiều nhân chứng, một ông bộ trưởng đã nói với một người phê phán chính sách của chính phủ ở Đông Dương: "Chúng tôi sẽ đồng ý với nhau bất chấp thiệt thòi cho giới quân sự (...) Câu hỏi xin đặt cho chính phủ: Có đúng là, vì yêu cầu ngoại giao và để tạo thuận lợi cho những cuộc thương lượng tài chính, trong vòng vài tuần trở lại đây chính phủ đã bị dẫn tới chỗ sử dụng ở Bắc Kỳ những phương pháp chiến thuật mà hậu quả có vẻ là đang đặt chúng ta trước những cuộc giao chiến lớn, trong tình hình quân sự tồi tệ hơn lúc đầu?

Thứ tư ngày 28 tháng 10

Kết thúc cuộc thảo luận về Đông Dương ở nghị viện. Chính phủ thắng với 315 phiếu thuận và 251 phiếu chống. Nghị viện ủng hộ chương trình gồm mấy điểm :

1) Phát triển quân đội các Quốc gia liên kết;

2) Làm tất cả để đạt được sự ổn định trong toàn bộ châu Á; 

3) Hoàn thiện nền độc lập của các Quốc gia liên kết trong lòng Liên hiệp Pháp.

Cuối tháng 10

Ông Giáp đưa đại đoàn 316 lên hướng Lai Châu.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 05:32:16 pm »

THÁNG MƯỜI MỘT 1953

Tình hình thời tiết: Gió mùa đông bắc. Thời tiết tốt, trừ khi có đợt gió mùa, từ 10 đến 15 và từ 18 đến 19.

Thứ hai ngày 2 tháng 11

Chỉ thị đặc biệt của tướng Navarre.

Thứ tư ngày 4 tháng 11

Kết thúc chuyến công tác, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Nixon tuyên bố như sau trong bữa tiệc chia tay ở Hà Nội:

"Hoa Kỳ tỏ ra lo ngại về thái độ có phần mệt mỏi của Pháp trong việc theo đuổi một cuộc chiến tranh mà những đòi hỏi của các Quốc gia liên kết làm cho công luận ngày càng ít quan tâm".

TRÍCH TỪ TỔNG SỐ PHIẾU do ban tham mưu các Lực lượng trên bộ ở Bắc Việt Nam (FTVN) lập ngày 4 tháng 11 năm 1953 theo yêu cầu của tướng Cogny để tập hợp TẤT CẢ NHỮNG Ý KIẾN CHốNG LẠI VIỆC CHIẾM ĐÓNG ĐIỆN BIÊN PHỦ nhằm chuẩn bị thảo luận với tướng Navarre (ngày 17 tháng 11).

Tham mưu trưởng: Đại tá BASTIANI

Tham mưu phó phụ trách hành quân: Trung tá DENEF

Trưởng phòng nhì : Thiếu tá LEVAIN

Trưởng phòng ba: Thiếu tá SPANGENBERGER

Tham mưu phó phụ trách hậu cần: trung tá MULTRLER.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 05:33:06 pm »

GR/NCM THAM MƯU TRƯỞNG
CÁC LỰC LƯỢNG TRÊN BỘ BẮC VIỆT NAM
ĐẠI TÁ BASTIANI

PHIẾU ĐIỆN BIÊN PHỦ

Sáng nay, chúng tôi đã nghiên cứu cẩn thận chỉ thị đặc biệt của Đại tướng Tổng tư lệnh về vấn đề chiếm Điện Biên Phủ cùng với các trung tá Denar và Multrier, các thiếu tá Levain, Fournier và Spangenberger.

Chúng tôi đều nhất trí với những kết luận trong phiếu đính kèm, đây sẽ có thể là câu trả lời cho Đại tướng Tổng tư lệnh, nếu trung tướng tư lệnh các lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam (F.T.N.V. là tên gọi chính thức của lực lượng quân Pháp ở Bắc Kỳ, mà tư lệnh là Cogny) cũng đồng quan điểm với chúng tôi.

Theo tôi :

I. Tôi không tin việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN PHỦ sẽ ngăn được LAI CHÂU khỏi sụp đổ, nếu quân Việt quả có ý định thanh toán Z.O.N.A (Zone d'opération du nord-ouest, - vùng tác chiến Tây Bắc).

II. Mặt khác, vì Ban Tham mưu Đông Dương của các lực lượng trên bộ (E.M.I.F.T. chỉ Ban Tham mưu của Navarre) hoàn toàn chấp nhận khả năng rút bỏ LAI CHÂU, tôi chỉ có thể xem việc chiếm đóng ĐIỆN BIÊN PHỦ là biện pháp chuẩn bị để bảo vệ Lào mà hiện nay không có gì đang đe dọa Lào cả.

E.M.I.F.T. cỏ vẻ cho rằng ĐIỆN BIÊN PHỦ ngăn chặn hướng đi LUÔNG PRABANG và không cho Việt Minh sử dụng lúa gạo địa phương.

Thế nhưng, trong xứ này, người ta không thể ngăn chặn một hướng đi. Đó là một khái niệm châu Âu không có giá trị gì ở đây cả.

Quân Việt qua lọt mọi ngả. Ta đã thấy rõ điều này ở châu thổ.

Gạo thừa ở ĐIÊN BIÊN PHỦ chỉ nuôi được một đại đoàn trong ba tháng. Do đó nó chỉ có thể cung cấp một phần lương thực cho một chiến dịch ở Lào.

III. Tôi tin chắc là, dù muốn hay không, ĐIỆN BIÊN PHỦ cũng sẽ trở thành MỘT VỰC THẲM NGỐN QUÂN, không thể tỏa rộng phạm vi ảnh hưởng, ngay khi nó bị chỉ một trung đoàn Việt Minh cầm chân (Ví dụ: Nà Sản).

Trong lúc ngày càng hiện rõ nguy cơ chắc chắn đe dọa đồng bằng, ta sẽ giam chân cách Hà Nội 300 km (theo đường chim bay), một lực lượng tương đương với ba binh đoàn cơ động, tức là số quân chi viện chúng ta mới nhận được và nhờ nó ta mới có ưu thế so với Việt Minh Hiện nay, cũng nhờ lực lượng ấy ta đang gây tổn thất cho chúng.

Một quyết định như thế sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng và E.M.I.F.T. cần biết rõ điều này.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM