Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:52:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đối thoại với các thân phận  (Đọc 143644 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
concuabaoto
Thành viên
*
Bài viết: 39


« vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 04:58:54 pm »

Kính thưa các chú CCB chiến trường K. 8x chúng cháu vào đây đọc mới biết được những hi sinh mất mát mà các chú các bác đã phải trải qua. Thay mặt các bạn sau 8x, cháu tặng các chú một icon khâm phục, icon kính trọng, icon biết ơn (đề nghị chú admin bổ sung icon nhé). Tháng 12 năm 78, khi các chú vượt sông mê kông trong bão lửa thì cháu chưa sinh ra. Có nghĩa là với chúng cháu, chiến tranh chỉ có ở trong games, ví dụ như game Đế quốc cháu đang chơi.

Cháu cứ tạm tổng hợp thế này: 3X - 4X (ông bà cháu), 5x - 6x (bố mẹ cô chú cháu), là những thế hệ đã sống trong thời chiến. Còn những 7X, 8X, 9X, 10X là thế hệ sinh ra hoặc trưởng thành thời hậu chiến, không biết gì về chiến tranh, cùng lắm chỉ được nghe kể lại như cháu.

Thế hệ của những người sống trong thời chiến chiếm khoảng 1/3 dân số, khoảng gần 30 triệu người. Hơn 50 triệu còn lại là chúng cháu. Chúng cháu phần lớn không ai quan tâm đến chiến tranh, số còn lại thì nhìn chiến tranh qua góc nhìn thân phận, không thích nhìn qua lăng kính dân tộc.

Cháu thích nói chuyện một cách thẳng thắn với các chú, gọi là cuộc đối thoại giữa các thân phận. Cháu thích thế hơn là kiểu đối thoại sử học như của Bùi Thiết. Lăng kính dân tộc quá vĩ mô đối với cháu, vĩ mô đối với cả các chú, vĩ mô với cả chính những người cao hơn nữa, bởi vì chúng ta đều thiếu thông tin. Khi thiếu thông tin thì ta không tiếp cận được chân lý (Lê nin nói đại ý thế, các chú ạ).

Vậy chiến tranh còn lại với thân phận, chính là thằng lính bên này, giết thằng lính bên kia.

Trong cuốn Những Viên Đạn Đồng (The Bronze Bullets) của Ian Ritchie có viết: "Những người lính, thực ra là những tên được đào tạo giết người hàng loạt".

Cháu và các chú đều đọc báo, thỉnh thoảng vẫn thấy những cựu binh mỹ bị ám ảnh bởi chiến tranh VN. Họ có nhiều cách để xoá đi cái ám ảnh ấy. Người thì tự tử, người thì quay trở lại chiến trường xưa đi tạ lỗi với những người bản xứ, kẻ lúc chết lại yêu cầu được chôn tro đốt ở VN. Đấy chính là hành vi của những thân phận, chứ nước Mỹ thì làm được cái quái gì?

Quay trở lại chuyện của chúng ta. Những ám ảnh chiến tranh hình như nó không như thế. Chiến tranh suy cho cùng không có đúng sai mà chỉ có tồn tại hay là chết. Cho nên các chú đừng bảo tao đúng nó sai nên việc gì phải nghĩ.

Cháu rất mất công đi hỏi để tìm ra căn nguyên vấn đề. Thậm chí có cựu binh nghe xong bảo: "Bọn nó thì có cái vị gì, oánh cho một trận chạy ra kèn luôn", làm cháu buồn lắm lắm.

8X chúng cháu thích sự sòng phẳng, bọn 9X, 10X còn sòng phẳng hơn chúng cháu (điển hình là chúng cháu rủ nhau đi ăn và share tiền, còn các chú là mời nhau đi ăn và người mời trả)

Có ý kiến lý giải rằng vì các chú không sòng phẳng trong tư duy, trong tiềm thức. Các chú nghĩ sao.
Logged

TA LÀ ĐỨA CON CỦA BÃO TỐ
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 05:55:45 pm »

hehe , hay  Grin nhưng quan điểm của bạn sẽ gặp nhiều phản đối bởi tôi và nhiều đồng đội ,xin mời các đại ca khai bút trước Grin
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Hai, 2009, 06:08:48 pm gửi bởi haanh » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 06:16:42 pm »

này anh bão tố cho hỏi một câu thôi :cái làng que ,hay khu phố của bạn, đang sống an lạc như bây giờ chẳng hạn ,mà tự nhiên ở đâu có bọn cướp có tổ chức có vũ trang đến giết người ,phá hoại cuộc sống của những cư dân tại đó ,nhân danh cái nọ nhân danh cái chai bắt nạt láo xược thách thức lẽ phải và công lý .... nếu bạn là thanh niên có sức khỏe ,có học,được vũ trang ... thì bạn sẽ làm gì trước hành động đó của  đám người lạ kia  Grin
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 06:18:04 pm »

Con cua baoto thân,Thẳng thắn để hiểu đến tận chân tơ  kẽ tóc ,cô cũng đồng ý.Cô cũng đồng ý với cháu nhiệm vụ của người lính ở phía nào cũng  là để thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy.Chỉ huy  ra lệnh bắn,
người lính phía nào cũng phải bóp cò súng.Những người có số phận sinh ra ở phía  Việt nam công hòa bị bắt lính thành lính quân đội cộng hòa(.Có nhiều người trốn bị bắt lính,nhưng trốn không thoát).
 Những người sinh ra ở miền Bắc XHCN đến lượt đi nghĩa vụ sẽ trở thành bộ đội của Quân đội nhân dân(cũng có những miền quê thanh niên trốn không đi bộ đội,mình biết hẳn một làng có  truyền thống trốn bộ đội).Đó chính là số phận mà cháu muốn đặt vấn đề có đúng không hay cô hiểu sai ?
      Cô muốn được biết ý kiến của cháu đã rồi cô lại tiếp.Cô xin lỗi là xưng cô với cháu vì cô đã 60 tuổi rồi
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 06:21:48 pm »

Cá nhân tôi nghĩ tiềm thức nó nằm lẩn khuất, nằm ẩn sâu hơn ý thức, sát với bản năng hơn chứ ( TIỀM - tiềm ẩn, tiềm năng)!
Do đó sòng phẳng thế quái nào được với nó? Thí dụ cảm giác sợ hãi, cảm giác hận thù....
Tư duy, ý thức của cá nhân được hình thành sau tiềm thức, qua môi trường giáo dục, môi trường xã hội mà cá nhân đó trải qua...Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong những hoàn cảnh điển hình thì tư duy, ý thức ấy vẫn bị chi phối bởi cái ông bạn sâu ẩn kia...Hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh con tàu TITANIC đang chìm chẳng hạn...  Wink  Wink Wink
Nhưng may mà không phải tất cả đều bị chi phối
Theo bạn thì cái đám đang giành nhau hỗn độn leo lên xuồng cứu sinh với cái đám nhường phao, lặng im chấp nhận số phận thì ai kiểm soát bản năng tiềm thức tốt hơn? Sòng phẳng với ý thức hơn?

Logged
nghecon_buongbinh
Thành viên
*
Bài viết: 28



« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 06:38:21 pm »

8X chúng cháu thích sự sòng phẳng, bọn 9X, 10X còn sòng phẳng hơn chúng cháu (điển hình là chúng cháu rủ nhau đi ăn và share tiền, còn các chú là mời nhau đi ăn và người mời trả)

Có ý kiến lý giải rằng vì các chú không sòng phẳng trong tư duy, trong tiềm thức. Các chú nghĩ sao.


Mình cũng là 8X !

Theo mình thì cái sự sòng phẳng mà bạn nói này có lẽ chỉ xảy ra với sinh viên khi đi ăn mà share tiền, còn những người đi làm rồi không hẳn là các chú (cháu xin lỗi ) ngay cả bọn mình (8X ) ai mời người ấy trả, hoặc nếu có share thì cũng thông báo trước khi ăn (chứ không phải là ăn xong mới thông báo ) đó có phải là sự sòng phẳng không bạn?

Trước 1 vấn đề, mỗi người 1 cách suy nghĩ & không ai có thể áp đặt cho ai được. Topic của bạn rất...... 8X ! Mong những bài tiếp theo của bạn nhé  Cheesy

@ Cô Hà : Cháu đồng ý với cô ạ ! Cũng cần phải giáo dục & quán triệt tư tưởng cho thanh niên trẻ (đặc biệt là các bạn nam ) vấn đề đi nghĩa vụ quân sự. Cháu không biết ở nơi khác như nào, nhưng mỗi kỳ tuyển quân ở phường cháu là các lãnh đạo đứng đầu các ban ngành cứ đứng ngồi không yên !
Logged

Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi Nhẫn để vẹn toàn
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau
K-63
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 06:41:22 pm »

càng học càng ng... giết người hàng loạt ở mỹ lai ,ném bom b52 hủy diệt ,cướp bóc hãm hiếp dân lành ,,,, không bắn chúng mới là lạ ,anh ku đừng mươn mấy cái câu văn vớ vỉn của thằng cha căng chú kiết ,mắt xanh, mũi lõ tóc vàng ... ở mãi giời tây ấy mà ,định lộn sòng c..   ... ư  .....cũng như rươi nhớ .nhắng nhít /
Logged
K-63
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 06:46:58 pm »

8X chúng cháu thích sự sòng phẳng, bọn 9X, 10X còn sòng phẳng hơn chúng cháu (điển hình là chúng cháu rủ nhau đi ăn và share tiền, còn các chú là mời nhau đi ăn và người mời trả)

Có ý kiến lý giải rằng vì các chú không sòng phẳng trong tư duy, trong tiềm thức. Các chú nghĩ sao.


Mình cũng là 8X !

Theo mình thì cái sự sòng phẳng mà bạn nói này có lẽ chỉ xảy ra với sinh viên khi đi ăn mà share tiền, còn những người đi làm rồi không hẳn là các chú (cháu xin lỗi ) ngay cả bọn mình (8X ) ai mời người ấy trả, hoặc nếu có share thì cũng thông báo trước khi ăn (chứ không phải là ăn xong mới thông báo ) đó có phải là sự sòng phẳng không bạn?

Trước 1 vấn đề, mỗi người 1 cách suy nghĩ & không ai có thể áp đặt cho ai được. Topic của bạn rất...... 8X ! Mong những bài tiếp theo của bạn nhé  Cheesy

@ Cô Hà : Cháu đồng ý với cô ạ ! Cũng cần phải giáo dục & quán triệt tư tưởng cho thanh niên trẻ (đặc biệt là các bạn nam ) vấn đề đi nghĩa vụ quân sự. Cháu không biết ở nơi khác như nào, nhưng mỗi kỳ tuyển quân ở phường cháu là các lãnh đạo đứng đầu các ban ngành cứ đứng ngồi không yên !

ở cái phường của cô chấp hành luật nghĩa vụ quân sự không nghiêm ,không nghiêm là có vấn đề này nọ ,nó chỉ xảy ra thời của cô bây giờ thôi
Logged
khongsao
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 06:48:44 pm »

Chào bạn concuabaoto. Tớ thuộc thế hệ cuối 7x, chắc không quá xa đối với tuổi của bạn. Mình không phải là đối tượng bạn cần hỏi vì chỉ là CCB trong games thôi  Grin Grin Grin. Tuy nhiên, mình thấy câu hỏi của bạn lạ quá nên dành các chú quyền nói trước. Chữ "ám ảnh chiến tranh" ở đây theo bạn nghĩa là gì? Tớ nghĩ là mỗi người lính đi qua cuộc chiến luôn mang theo mình một dấu vết tinh thần nào đó. Nhưng tùy theo mỗi người mà dấu vết đó có thể là sự ân hận đã dấn thân minh vào cuộc chiến, sự khủng hoảng tinh thần do chiến tranh hay niềm tự hào về những ngày tháng chiến đấu... Dấu vết đó là gì phải tùy thuộc vào cách nhìn của các cá nhân về cuộc chiến. Nếu bạn đọc Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) hay Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), bạn sẽ thấy ngay cả những người lính VN dũng cảm nhất cũng có lúc ghê sợ hành vi giết người của mình. Nhưng họ có ân hận vì làm điều đó không? Xin thưa với bạn rằng KHÔNG. Tại vì sao như vậy? Bởi vì họ không những biết rằng nếu không giết tên địch đó thì nó giết mình mà họ còn biết rằng họ cần giết tên địch đó cho cả dân tộc của mình.

Bạn thắc mắc vì sao lính Mỹ ân hận mà mình lại không? Trước khi ra trận, họ (lính Mỹ) cũng được vũ trang tinh thần rằng họ đi chiến đấu là vì nước Mỹ. Bạn có thể đọc lại nhiều sách vở nói về điều này (giới thiệu 1 cuốn, đó là Không thể chuộc lỗi của 1 đại úy quân y My tại mặt trận Quang Trị). Nhưng họ đã khám phá ra rằng họ tham chiến, giết người và bị giết một cách vô nghĩa, không đem lại ảnh hưởng gi cho nước Mỹ bên kia bờ đại dương cả. Cái này cũng giải thích một phần cho sự nhát gan hơn của QLVNCH hay Mỹ so với bộ đội ta. XIn nói thêm là mình cũng không thích cái nhìn coi kẻ thù như cỏ rác còn chỉ có ta mới vĩ đại.

Tóm lại, không thể có cái nhìn rất trung tính như bạn về cuộc chiến, kiểu như là: chiến tranh là 1 lò sát sinh trong đó người lính là các tên đao phủ hay chiến tranh không có đúng sai. Xã hội muốn tồn tại và vận hành được luôn tồn tại các giá trị nền tảng đạo đức để đánh giá hành vi của mỗi người. Vậy mà bạn không có cái gì để nói rằng chiến tranh là đúng hay sai ư??? Nếu vậy bây giờ có kể thù xâm lược nước ta, bạn sẽ đón vai người đạo đức và bảo rằng "Tôi không muôn giết người nên cho tôi chuồn đi", nghe có được ko??? Tôi thấy một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều lỗi lầm của nhiều người (đặc biệt là giới trẻ) là do không tự nhận thức được những giá trị đạo đức tưởng như đơn giản này.

Xin nói thêm bạn lập luận về sự sòng phẳng ngô nghê lắm. Sự sòng phẳng trước hết hãy là sòng phẳng với lương tâm của mình, có nghĩa là tự không che dấu và đánh giá một cách công bằng các việc làm của mình chứ không phải bới việc trả mấy đồng tiền ấy đâu. Một thói quen của 1 cộng đồng luôn có mặt hay và mặt dở của nó. Hãy chịu khó đọc Người Việt cao quý và thêm Người Việt xấu xa nếu có thời gian nhé...

Logged
Uragan
Thành viên
*
Bài viết: 860


« Trả lời #9 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2009, 06:56:14 pm »

 Em kính thưa anh! Em là 9x đây ạ!
 Anh chỉ nói các chú, các bác CCB trên chiến trường K, chứ các bác, các cô, các chú trong KCCP mới Mỹ thì anh để họ đi đâu? Thế hệ 3x với 4x với các thế hệ trước nữa ý ạ. Thế hệ đó, người như em phải gọi bằng ông, bà, thậm chí là cụ đấy ạ.
 Em thưa anh!
 Anh viết thế này :"Chúng cháu phần lớn không ai quan tâm đến chiến tranh, số còn lại thì nhìn chiến tranh qua góc nhìn thân phận, không thích nhìn qua lăng kính dân tộc"  và "cùng lắm chỉ được nghe kể lại như cháu" - chứng tỏ là anh đói thông tin một cách trầm trọng hoặc có vấn đề nặng về nhận thức ạ.
 Chiến tranh riêng với mảnh đất Việt Nam này là chiến tranh của cả một dân tộc, cả đất nước, cả một dân tộc vào trận anh ạ. Muốn có một cái nhìn công bằng thì phải nhìn dưới lăng kính của một dân tộc. anh nhìn dưới góc thân phận, thế anh nhìn dưới thân phận nào trong các góc nhìn dưới đây ạ?
Một người thanh niên xung phong?
Một người lính?
Một thương binh?
Một người bỏ mình cho đất nước?
Một người lính trở về trong chiến thắng?
Một người có người thân trở về sau chiến tranh?
Một người có người thân không về sau chiến tranh?
một người hàng binh hoặc tù binh? cùng lắm chỉ được nghe kể lại như cháu
một kẻ chiêu hồi?
một kẻ rút lui chiến lược mà mồm vẫn xoen xoét những giọng điệu bệnh hoạn, bao biện cho thất bại?
 Và còn vô số trường hợp đáng để coi là góc nhìn nữa anh ạ. Anh có thể phân ra góc nhìn của người chiến thắng và góc nhìn của người không thắng (gọi lịch sự đấy ạ, gọi thẳng toẹt ra là thua chạy tụt cả xiêm y ạ). Nhưng đó là góc nhìn thân phận của một nhóm người đấy ạ.
 Anh cũng đừng nên chỉ nhìn vào bản thân anh mà đánh giá một thế hệ. Anh 8x, anh có cách nhìn của anh, anh không biết, không hiểu gì về chiến tranh cũng như các anh khác cùng thế hệ 8x. Nhưng các anh ý nhiều anh, ngay trên diễn đàn này thôi ạ, thậm chí chỉ là cầm súng tập quân sự ở trường học nhưng cảm nhận và nhận thức của các anh ý về chiến tranh tốt hơn anh nhiều đấy ạ. Khả năng tiếp nhận thông tin từ hai phía, từ những trang quân sử hay những cá nhân thuộc hai chiến tuyến rồi tổng hợp, phân tích khá lắm đấy ạ. Có nghĩa là khả năng khai thác cái đầu, chất xám của các anh ý cao hơn anh ạ. Em nói thế hệ các anh đó, thế hệ 9x bọn em, nhiều thằng em gặp, chỉ muốn đập vào mặt vì nhuộm tóc, ăn chơi chứ đầu rỗng tuyếch mà khoái bi bô lắm anh ạ (thành phần như các anh 8x em nói trong diễn đàn, có mà không nhiều đâu ạ).
 Người ta nhìn, nhìn từ tổng hợp đến chi tiết rồi mới đưa ra được kết luận anh ạ. Anh đừng dùng vĩ mô hay vi mô, nghe nó to tát lắm, trong khi cách anh viết bài, thái độ của anh đối với những người đã từng cầm súng, anh gọi là "thằng". Dùng từ bình dân thôi anh ạ, đừng dùng từ to tát để gây chú ý làm gì để sau khi người ta đọc bài của anh, họ cười bảo đói thông tin hay không có kỹ năng tổng hợp, tầm nhìn thiển cận...
 Anh nói "chúng ta đều thiếu thông tin" - như em nói ở trên ạ, thông tin không bao giờ thiếu, nhất là trong thời đại Internet này, cách nhìn, cách tiếp cận không chỉ là hai mà nhiều chiều khác nữa. Vấn đề là anh có chịu tìm, chịu đọc hay không mà thôi ạ. Em xin nhắc lại với anh là không hề đói đâu ạ. Tất nhiên với những người mà não không có nếp nhăn, không có chất xám hay bán cầu não trái  vì bị liệt hay lý do nào đấy mà không hoạt động nên mất khả năng ghi nhớ, tổng hợp, phân tích logic thì em xếp vào hàng ngoại lệ, không dám dây vào đâu anh ạ.
 Em cũng như anh, chưa trải qua chiến tranh ngày nào, cũng chỉ biết qua lời kể và qua Quân sử. Em thì em thấy, chiến tranh với dân tộc Việt Nam không chỉ là bắn giết đâu anh ạ. Người lính QDNDVN không phải đơn giản là "hững tên được đào tạo giết người hàng loạt" đâu ạ. Anh cứ đọc hết các topic về chiến tranh, chỉ trong box "Máu và hoa" này thôi ạ, anh nếu không thuộc dạng "não không có nếp nhăn, không có chất xám hay bán cầu não trái  vì bị liệt hay lý do nào đấy mà không hoạt động" thì anh sẽ hiểu, người lính Vn, xét riêng ở K thôi, ngoài việc hành quân, tiễu phỉ, cũng có những suy nghĩ, rung động, ham muốn như con người đấy ạ. Tay nhà văn Ian Ritchie em thấy xứng đáng gọi là "thằng dốt".
 Chiến tranh mà chỉ có tồn tại hay là chết là cách suy nghĩ vô cùng thiển cận ạ hay các cụ bảo "nói mà không biết nghĩ". Định nghĩa đầy đủ về chiến tranh, em không có, nhưng với em, chiến tranh nó thế này:
_ Xét về vi mô (mượng lời của anh) trong một trận đánh, có một ranh giới duy nhất là sự sống và cái chết, trên ranh giới đó, bao gồm bị thương, bị loại khỏi vòng chiến, bị bắt làm tù binh. Mức độ bị thương, hay bị bắt cuối cùng cũng sẽ nghiêng về hai bên của ranh giới.
_  Xét về vĩ mô, kết thúc một cuộc chiến, tồn tại người chiến thắng và người không chiến thắng (xét trong chiến tranh Việt Nam) hay người chiến bại (nói chung). Lẽ đương nhiên, chiến tranh dù chiến thắng hay không, cũng có cái giá của nó:
 +Người chiến thắng là hào quang, là nước mắt.
 +Người không chiến thắng, là sự cam chịu, dù có bao biện thế nào đi chăng nữa vẫn là người không thắng
và được lịch sử ghi nhận. Lịch sử không bao giờ có chữ "nếu", có chăng chỉ là nhận định, phân tích về những sự kiện, trận đánh ngày đó chứ không thể dựng đứng hay bẻ ngược lại được.
 Với anh, em xin nói một câu chân thành:
1. Chiến tranh thực sự, khác với chiến tranh trên bàn giấy hoặc chiến tranh qua game. Nhìn qua bàn giấy, qua game, mà đánh giá vào thực tế thì nói nhẹ nhàng là không giống người bình thường, nói nặng là quái thai.
2. Cách nghĩ của người lính trong chiến tranh, của người đã từng cầm súng giáp mặt quân thù, của người đã tận mắt chứng kiến đồng đội mình ngã xuống.... khác hoàn toàn với kiểu tiến sĩ bàn giấy (thấm nước), cũng như khác hoàn toàn với các nhà quân sự chơi game. Cách nghĩ, cách nhìn của những người có thực tế, chân thật và sâu đậm hơn hẳn hai loại kia.
 Bản thân em chơi game chiến tranh suốt ngày, nhưng lên đây cũng không dám viết gì vì diễn đàn Quân sử có một quy đinh bất thành văn: không biết viết gì thì không nên viết, không biết nói thế nào thì im lặng mà nghe. Mình không viết, không ai bảo mình bị què tay, mình không nói không ai bảo mình bị câm. Chứ không biết mà viết nhắng nhít bị gọi là "bại não", không biết mà bi bô tức là "cuồng ngôn".
 Cái câu này:"Bọn nó thì có cái vị gì, oánh cho một trận chạy ra kèn luôn" em không hiểu là thực sự bác CCB đó nói, hay anh phịa ra mà nhét vào mồm người ta để bao biện cho ý kiến của anh nữa. Mà nếu đúng thì trong một góc nhìn thân phận nào đó, bác ý nói không sai. Em cũng nói anh biết thêm là chính nhà văn Chu Lai, trong một lần trả lời các em thiếu nhi (trên đài THHN, cách đây cũng xấp xỉ 10 năm rồi) cũng có nói đại ý là:
_khi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ chênh lệch nhau có 1 hay ít hơn một giây đồng hồ thì người hèn nhát nhất cũng có thể là anh hùng. Ngược lại giữa ranh giới đó, người anh hùng cũng có thể trở thành kẻ đào ngũ. Ranh giới đó là sự sợ hãi, quan trọng là anh có vượt qua được sự sợ hãi hay sự sợ hãi nó chiến thắng lý trí của anh.
_và người lính nói không sợ chết tức là không hiểu gì về chiến tranh
 khi đó, các em thiếu nhi, nghe rất say sưa, em tiếc là không được ngồi ở đó.
 Kính thưa anh, cái gọi là sòng phẳng hay cách nhìn đa chiều về chiến tranh là thế anh ạ
 Anh lôi những chi tiết như đi ăn, tiền ai nấy trả, đó quan hệ bạn bè, các chú mời nhau đi ăn, người mời trả là theo phép Lịch sự đấy ạ. Em đã được đi uống cà phê với một chú CCB chống Mỹ, lúc em bảo em trả hộ, còn suýt bị chú ý mắng "anh mời mày đi, để anh trả, mày trả thì ra cái gì" - anh tin hay không thì tùy anh. Giữa các chú với nhau là chuyện người lớn, em không dám bàn bừa như anh đâu ạ. Những ví dụ của anh là ví dụ của trẻ con, so với những gì anh muốn thảo luận trong topic này, nó thường lắm, rẻ tiền lắm và không có một xu giá trị nào cả.
 Kính anh!
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM