Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:24:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán nhậu phố rùm (Phần 2)  (Đọc 270682 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #580 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 11:38:01 pm »

Trích dẫn
Bức ảnh đó là hình ảnh các em bé đang phải tự lên nương đào chuột sống nướng lên rồi chấm muối ăn qua ngày làm cháu phải giật mình và thương các bé
......
Thiếu gì cảnh nghèo của đồng bào vùng cao mà ông phóng viên báo qđnd đưa ảnh này lên cùng lời dẫn làm độc giả khó chấp nhận. Có dịp em chụp cảnh bắt chuột với lời dẫn : '' Dân Phùng ở thủ đô Hà nội bắt chuột ăn trừ bữa trong mùa giáp hạt'' Bạn NGUOIHATAY@ đùng bắn đá em nhá.
 P/S có khoái thịt chuột không? Mùa này khô đồng, chuột ngon lắm. Đảm bảo chuột đồng 100%.


=================
có cái đoạn này bên topic Quyên góp, chuyển sang đây kẻo đậu phộng.
Cái kiểu viết báo này được gọi là gì ạ?  Huh
Nhà em hồi bé đi chăn trâu, dạ trẻ thì có khi nào thấy no đâu, nên cứ là cuốc thuổng, mồi rơm cộng chú chó yêu đi theo, hì hục đào đuổi tóm cả lũ, đập chết rồi đốt vàng hươm, bỏ ruột là nhậu liền...chẳng có sơn hào hải vị nào bằng.

Là dốt lại còn hay khoe chữ bác ạ
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #581 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 11:44:42 pm »

Là dốt lại còn hay khoe chữ bác ạ

Chưa hết, bác em ạ.
Ý bác nói là chữ "đào chuột sống" - nhất trí, dốt văn quá, không lẽ đào chuột chết à? Nhưng nó đểu và hạ cấp ở chỗ nó mang hơi hướm cái bài: Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ...tôi không bao giờ cho rằng mọi thứ đã tốt đẹp, cái xấu còn nhiều, nhiều người còn khổ lắm, cuộc sống còn vất vả, nhưng viết cái kiểu ăn chuột chấm muối qua ngày thì...quá vớ vẩn.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #582 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 11:46:00 pm »

Là dốt lại còn hay khoe chữ bác ạ

Chưa hết, bác em ạ.
Ý bác nói là chữ "đào chuột sống" - nhất trí, dốt văn quá, không lẽ đào chuột chết à? Nhưng nó đểu và hạ cấp ở chỗ nó mang hơi hướm cái bài: Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ...tôi không bao giờ cho rằng mọi thứ đã tốt đẹp, cái xấu còn nhiều, nhiều người còn khổ lắm, cuộc sống còn vất vả, nhưng viết cái kiểu ăn chuột chấm muối qua ngày thì...quá vớ vẩn.

Còn đoạn vệ sinh thực phẩm nữa bác.
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #583 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 11:52:33 pm »

...
Còn đoạn vệ sinh thực phẩm nữa bác.

Hì hì. Sắp kết 60 trang òi. Dốn thêm câu nữa rồi hát câu giã bạn nhá: Thế nhà bác bểu tui ăn bửn hở? chuột nướng, châu chấu, cào cào...và còn cả cỏ gấu, cỏ tranh...nhổ lên là ẩm thực luôn đấy ạ, vâng, bẩn...không nhung gấm lụa là gì nhưng em vẫn sống đến hôm nay, và sẽ nhớ mãi vị đắng của bát cơm hiếm khi đầy, nỗi lo đến quặn lòng con trẻ khi ánh mắt mẹ lo âu: lấy gì nuôi các con ngày mai, cái ngập ngừng băn khoăn mỗi khi xin tiền đóng học...buồn quá..."Có một thời như thế".
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2010, 11:58:23 pm gửi bởi SukhoiSu-47Berkut » Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #584 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2010, 11:58:02 pm »

...
Còn đoạn vệ sinh thực phẩm nữa bác.

Hì hì. Sắp kết 60 trang òi. Dốn thêm câu nữa rồi hát câu giã bạn nhá: Thế nhà bác bểu tui ăn bửn hở? chuột nướng, châu chấu, cào cào...và còn cả cỏ gấu, cỏ tranh...nhổ lên là ẩm thực luôn đấy ạ, vâng, bẩn...không nhung gấm lụa là gì nhưng em vẫn sống đến hôm nay, và sẽ nhớ mãi vị đắng trong bát cơm hiếm khi đầy, nỗi lo đến quặn lòng con trẻ khi ánh mắt mẹ lo âu: lấy gì nuôi các con ngày mai...buồn quá..."Có một thời như thế".

Hơ, bác khoan giã bạn. Ý em không phải chê bác mà là nhắc bác cái đoạn sau này này


-----------------------------------------------------
Cháu xin phép bổ xung thêm đồ cần quyên góp đó là đồ liên quan đến ăn ví dụ như gạo, muối, mì tôm, cá khô.... Mùa này nhiều nhà không có gạo để ăn, dưới bếp trống hoác huơ chỉ có vài bắp ngô khô treo góc bếp ăn qua ngày điều đó cũng lí giải vì sao nhiều em bé không được đến trường. Cháu đã được xem 1 bức ảnh trên blog của 1 bác là phóng viên báo Quân đội nhân dân.

 Bức ảnh đó là hình ảnh các em bé đang phải tự lên nương đào chuột sống nướng lên rồi chấm muối ăn qua ngày làm cháu phải giật mình và thương các bé trong khi đó ở dưới này thì em cháu ở nhà có nhiều đồ ăn ngon mà nó còn chê. Cháu không hiểu chúng lại phải ăn trong thời gian rất dài suốt mùa đông, rất dễ sinh ra các bệnh nguy hiểm như dịch hạch, giun sán, đau bụng....Cháu mong các bác cũng đồng tình ủng hộ ạ.

Còn các món bá kể thì có món em đã thử qua, món chưa nhưng em hiểu giá trị của những món ăn món chơi trẻ con mà bác kể, bác ạ. Cái thời ấy chưa xa lắm đâu bác ơi...
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #585 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 12:03:21 am »


Còn các món bá kể thì có món em đã thử qua, món chưa nhưng em hiểu giá trị của những món ăn món chơi trẻ con mà bác kể, bác ạ. Cái thời ấy chưa xa lắm đâu bác ơi...

Vâng, chưa xa...nhưng nhiều người đã quên, bác thấy thế không? ai dám chắc nó sẽ không trở lại?
Đỏ: không dám chơi, đói thật nên kiếm đồ ăn bừa đấy chứ, chơi bời gì đâu chứ. Đói đến muốn ngất, làm mệt mà không được ăn no, hoa mày chóng mặt luôn đới.
(Trông em hồi nhỏ, cũng giống, nếu không muốn nói là còn không được như mấy bé này đâu, thật luôn.)
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #586 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 12:06:42 am »


Còn các món bá kể thì có món em đã thử qua, món chưa nhưng em hiểu giá trị của những món ăn món chơi trẻ con mà bác kể, bác ạ. Cái thời ấy chưa xa lắm đâu bác ơi...

Vâng, chưa xa...nhưng nhiều người đã quên, bác thấy thế không? ai dám chắc nó sẽ không trở lại?
Đỏ: không dám chơi, đói thật nên kiếm đồ ăn bừa đấy chứ, chơi bời gì đâu chứ. Đói đến muốn ngất, làm mệt mà không được ăn no, hoa mày chóng mặt luôn đới.
(Trông em hồi nhỏ, cũng giống, nếu không muốn nói là còn không được như mấy bé này đâu, thật luôn.)

Món chơi là các trò trốn tìm, su vê, chơi quay chơi khăng chứ không phải chơi trong ăn chơi đâu bác ơi. Lúc bé em không lâm cảnh đói nhưng so với trẻ con bây giờ thì cũng chưa phải no. Vẫn thường xuyên đi hái trộm trái cây nhà người ta, vừa là vui vừa là có cái bỏ thêm vào bụng lúc chưa đến bữa.
Cái thời đói kém đấy mới cách xa đô thị thôi bác ạ. Ở các vùng quê vẫn còn nhiều lắm.
Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #587 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 12:12:32 am »

Vâng,
Thôi cũng là la cà cái quán to của chị Lizzy, ngồi trong cái lều chỉ bán có cá khô rượu nút lá chuối của bác Bí, anh em có dốc chút bầu tâm sự nhân ngày đầu năm mới...cũng thấy rằng, sống ở đời, nếu có một tấm lòng thì quý, còn nếu không, cũng xin đừng quá vô tình, thì mọi điều chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Nhưng tất nhiên, cái não cũng phải động, chứ nếu không...
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #588 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 03:07:38 am »

Năm mới với chả năm me! Đói dài răng chuột. Ngóng mãi bác Bí Bếp cho vài món ăn Tết mà chẳng thấy. Thôi làm bữa thịt chuột nhậu đỡ.
 Bỏ qua những khái niệm sinh học phân chia chi nhánh họ loài… của giống chuột. Chúng ta hãy nhìn chuột qua lăng kính chai thủy tinh chứa dung dịch etylic chứ không phải dưới thấu kính hiển vi hay cân đo từng chiếc răng, mẩu xương của chúng. Càng không nhìn chúng bằng ống khính pho to một mắt. Vì chúng ta là những nhà ăn uống chứ không phải là những nhà chim chuột học hay nhân ái học.
 Dân ta không xa lạ gì với các món thịt chuột. Có những làng sống bằng nghề săn bắt, chế biến thịt chuột. Có những làng, trong mâm cỗ trọng đều phải có món thịt chuột.Một món ăn bổ dưỡng lành tính dễ tiêu. Không nhiệt không hàn. Thông đủ 18 đường kinh lạc. Xua tan ứ trệ. Sinh lực dồi dào đông con nhiều cháu. Chưa một công trình khoa học nào chứng minh thịt chuột truyền bệnh cho người như bò điên, lợn lở móng hay gà rù v.v. Một món ăn đầy tính nhân văn khi chính nó góp phần bảo vệ thành quả lao động của người nông phu.Không cần kiêng cữ như thịt chó, mèo, rùa rắn ba ba. Cả ba trăm sáu mươi lăm ngày trong năm người ta ăn thịt chuột mà không sợ ‘’đen’’, sợ ‘’xui’’. Không phân biệt tuổi tác, giới tính. Gai cấp, đảng phái sắc tộc quốc tịch, học vị, sang hèn.Ai ai cũng xơi được.
 Chột có nhiều giống. Chất lượng thịt có khác nhau. Chối nhất là chuột cống (theo cách gọi của người miền Bắc. Khác với chuột cống miền Tây Nam bộ). Giống này dữ dằn. Ăn ở bẩn thỉu. Thịt nát. Vừa hôi vừa tanh. Loại này bỏ. Ta không thèm bàn.
 Chuột rừng lớn con. Lông dày và dài. Loại này nhiều thịt dễ bắt. Xào xáo, nấu măng chua, kẹp lá bưởi nướng. Kiểu gì ăn cũng được.Ngon nhất là chuột đồng.Chúng sống từng đàn đào hang nơi bờ ruộng, gò đồi. Chuyên ăn củ quả hạt. Bản thân chuột đồng cũng có hai loại. Một loại nhỏ con lông màu nâu ...lông chuột. Một loại lớn con hơn.  Màu lông hơi xám chì, lông bụng màu trắng . Thường được gọi là chuột bạch bụng.Loại này chậm chạp, thịt ngon vào loại đệ nhất nên có nguy cơ…tiệt chủng.
 Chế biến thịt chuột thật là đơn giản, dễ làm.
 Chuột đập chết cho vào nước nóng già chừng 80 độ c. Bỏ ra tuốt lông. Thui rơm vừa tới. Mổ bỏ nội tạng. Bỏ đầu đuôi chân cẳng.
  Cầu kì thì tẩm một chút ngũ vị hương cho vào chảo mỡ ‘’lướt sóng’’ tới khi da vàng rộm vớt ra. Chặt to miếng chấm xì-dầu ( nước tương). Món này có vẻ sang nhưng chóng chán và mất vị dai , ngọt của thịt chuột. Lại tốn kém dầu mỡ nên nhà quê ta không ưa. Đơn giản và không lẫn với món nào trên thế gian là chuột luộc. Thịt chuột luộc chín kỹ. Bỏ trên cái thớt hoặc cái mâm. Kẹp ít lá bưởi hoặc lá chanh thái nhỏ dùng vật nặng ép cho ra nước. Tới lúc thịt nguội chặt miếng, chấm muối ớt tiêu chanh. Món này ngọt, dai. Rất phù hợp với sức trẻ. Món ăn phổ thông đại trà nhất là món giả cầy. Thịt chuột chặt to miếng. Ướp riêng mẻ mắm tôm.Cho chút xíu nước, đun vừa lửa, ăn nóng. Món này phù hợp với điều kiện gia vị ở quê. Lại ăn được nhiều không chán. Nhất là vào mùa lụt hay vụ thu hoạch lúa là lúc thịt chuột dồi dào. Cũng như rựa mận sa-ra, món này ăn thừa đừng đổ cho chó. Ta hãy cất đi. Bữa sau đun lại, hai lửa mới thật là ngon.
 Có thời gian thì làm món xào lăn. Thịt chuột chặt miếng vừa…mồm. Uớp nước mắm, bột tiêu vừa đủ. Chiên tỏi đập dập và cây sả thái mỏng tới lúc thật vàng. Cho thịt chuột vào đảo đều. Giữ to lửa. Thịt chín khô nước săn lại. Xúc ra đia rắc vừng ( mè) đã rang, truội sạch vỏ lên. Ăn nóng.
 Đối với thịt chuột, rau gia vị thật đơn giản. Có gì ăn nấy chẳng hề kén chọn.
  Đối với dân ăn thịt chuột, luôn có vài ý nằm lòng. Thịt chuột nhanh chín, nhanh nhừ nên lưu ý thời gian đun. Không được để thịt quá nhừ coi như hỏng bữa.Thịt chuột rất ngọt nên chẳng cần cho mì chính, bột ngọt. Ngày xưa, khi bột ngọt chưa có hoặc khan hiếm. Người ta thường cho một con chuột vào nồi nước lèo cho ngọt nước. Thế cho nên mới có chuyện ‘’phở bò thịt chuột’’. Thật là một sự xúc phạm tới thịt chuột. Dân nghiền thịt chuột ít khi vưt bỏ gan. Cho gan chuột vào các món cho thịt chuột thên hương vị… chuột.
 Với kiến thức nông cạn. Kẻ viết không dám bàn tới các món thịt chuột đã được dân Việt ta thể hiện nơi thành Ba-lê hoa lệ. Cũng không dám bàn đến công nghệ chế biến chuột cống thành lợn bao tử quay ngũ vị xứ cao lâu nổi tiếng. Hay món dăm bông, xúc xích từ thịt chuột của xứ Nga-la-tư thời đầu thế kỷ hai mươi.
 Chỉ vài món thịt chuột nhà quê đậm đà bản sắc dân tộc. Đầy chất Quốc hồn Quốc túy. Mời quý vị QSVN thưởng thức. Xin vài lời chỉ bảo từ quý vị. Đặng MT tôi được mở mang kiến thức.
                                                            Quán nhậu phố rùm đêm đầu năm
                                                                       MỰC TÀU
p/s. Mấy hôm rồi lạnh quá. Mấy chú SBC không hoạt động nên thiếu hình minh họa.
 
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2010, 03:27:52 am gửi bởi MUCTAU » Logged
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #589 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 11:41:29 am »

Năm mới với chả năm me! Đói dài răng chuột. Ngóng mãi bác Bí Bếp cho vài món ăn Tết mà chẳng thấy. Thôi làm bữa thịt chuột nhậu đỡ.
 Bỏ qua những khái niệm sinh học phân chia chi nhánh họ loài… của giống chuột. Chúng ta hãy nhìn chuột qua lăng kính chai thủy tinh chứa dung dịch etylic chứ không phải dưới thấu kính hiển vi hay cân đo từng chiếc răng, mẩu xương của chúng. Càng không nhìn chúng bằng ống khính pho to một mắt. Vì chúng ta là những nhà ăn uống chứ không phải là những nhà chim chuột học hay nhân ái học.
 Dân ta không xa lạ gì với các món thịt chuột. Có những làng sống bằng nghề săn bắt, chế biến thịt chuột. Có những làng, trong mâm cỗ trọng đều phải có món thịt chuột.Một món ăn bổ dưỡng lành tính dễ tiêu. Không nhiệt không hàn. Thông đủ 18 đường kinh lạc. Xua tan ứ trệ. Sinh lực dồi dào đông con nhiều cháu. Chưa một công trình khoa học nào chứng minh thịt chuột truyền bệnh cho người như bò điên, lợn lở móng hay gà rù v.v. Một món ăn đầy tính nhân văn khi chính nó góp phần bảo vệ thành quả lao động của người nông phu.Không cần kiêng cữ như thịt chó, mèo, rùa rắn ba ba. Cả ba trăm sáu mươi lăm ngày trong năm người ta ăn thịt chuột mà không sợ ‘’đen’’, sợ ‘’xui’’. Không phân biệt tuổi tác, giới tính. Gai cấp, đảng phái sắc tộc quốc tịch, học vị, sang hèn.Ai ai cũng xơi được.

...                                                            Quán nhậu phố rùm đêm đầu năm
                                                                       MỰC TÀU
p/s. Mấy hôm rồi lạnh quá. Mấy chú SBC không hoạt động nên thiếu hình minh họa.

Hế hế, bác em tự viết ra hay từ sự trải đời mà hay thế? đừng cáu nhà em nhé, vì em thấy nó hay và rất...đúng nữa. Grin, món gì em không biết, chứ chí ít là có hai kiểu: luộc ép lá chanh và dựa mận, ây chà, cái này mà gắp một miếng, chiêu một ngụm quốc lủi là hồn phách tiêu tán...hớ hớ, thấy cái cảm giác nó phiêu tệ, mới thấy những đồ ngó chừng là cao lương mỹ vị tốn tiền mà...cảm xúc cũng chả có mấy, cái khẩu nó không thấy đã...chuyện này làm em nhớ đến một câu chuyện về một nhà văn Hà Nội, hồi chống Mỹ, có một nhà văn Ba Lan sang thăm, ông này muốn tìm hiểu về văn hoá, được nhà văn mời về nhà ăn món gỏi cuốn, hình như cụ Nguyễn Tuân thì phải, được dạy cách cuốn, cách cho rau thơm, cách nhai và cách uống rượu, lão này thăng đến mức phán: cái ăn thế này cũng khiến tôi hiểu về văn hóa các bạn được rồi (hé hé, nói phét, sướng mồm thì cứ nói thẳng chứ gì mà nhâng quan điểm thế...). Chẳng gì hay bằng sự trải nghiệm thực, mấy cháu bé thành phố dốt văn, học thêm làm giề cho tốn tiền, cứ lôi các ông mãnh về quê, cho chạy chồn chân đuổi chuột trên cánh đồng đầy gốc rạ, dầm chân trong ruộng nước mùa đổ ải trong vắt xa mù, chạy trốn tìm trong cánh đồng vàng hoa cải, cho mắt cay xè khói bếp chiều quê...hế hế, ối cảm xúc. Nhà em thình thoảng vẫn cho ông quý tử đi điền dã như thế, nói với con rằng bố ngày xưa một manh áo không lành, dầm chân dưới ruộng mà bụng đói...vàng cả răng, con sẽ chẳng thể biết đói và rét, chẳng thể biết những cái đẹp đến thánh thiện mà giản dị nó thế nào nếu cứ chăn ấm nệm êm mà ngó ba cái chương trình "gêm sâu" nhạt thếch...
Nhưng mà biết trước rằng về thì Gấu sẽ rít lên vì xót con. Không có gì phải nao núng, bố dạy con kiểu của bố, nhể? Bố cũng từng ăn cơm bộ đội (50% thôi Grin)...nên, cứ thế mà làm nhé.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2010, 11:56:33 am gửi bởi SukhoiSu-47Berkut » Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM