Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:57:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thủa - Tập truyện và ký - PHẠM ĐÌNH TRỌNG  (Đọc 27791 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2009, 09:24:26 pm »

Tư liệu về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

1. Lịch sử hình thành:

   Thời xa xưa, phía tây Thái Bình Dương có vòng cung núi lửa hoạt động. Vòng cung này kéo dài từ Nhật bản, qua Philíppin vòng xuống biển đông nước ta. Núi lửa nâng đáy biển lên tạo thành những ngọn núi ngầm. Trong môi trường nóng ấm của biển nhiệt đới, thảm san hô được hình thành trên đỉnh những ngọn núi lửa đã tắt. Giữa thảm san hộ rộng chưa nổi hẳn lên khỏi mặt nước sóng gió dồn những vụn san hô thành những đụn, những gò nhô dần lên khỏi mặt nước hình thành hai cụm đảo san hô ở biển đông nước ta. Đó là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

2. Hoàng Sa và Trường Sa trong tâm thức dân gian người Việt

    Dân gian ven biển miền Trung nước ta từ xa xưa cũng đã quá quen thuộc với những hòn đảo san hô nhỏ nhoi đó và những người đi biển vẫn gọi những hòn đảo đó là chuỗi đảo Cát Vàng hoặc quần đảo Bão Táp.

    Trong một đợt đi tuyển quân ở vùng Một hải quân, đến một xóm dân đánh cá ven biển tôi đã được nghe câu chuyện thần thoại kể về sự tích những hòn đảo ở biển đông nước ta. Câu chuyện kể rằng Nữ thần Núi Dài là thần linh dãy núi dài nhất nước ta. Dãy núi có chín trăm chín mươi chín ngọn cao chất ngất quanh năm chìm trong mây trắng. Nữ thần có ba người con gái. xinh đẹp. Người con đầu bà gả cho anh thanh niên cần cù làm ruộng ở đồng bằng. Người con gái thú hai bà gả cho chàng thợ săn thông minh khéo léo. Riêng cô con gái út xinh đẹp nhất nhà đã có nhiễu đám ngấp nghé nhưng cô chưa chịu ưng ai. Một lần cô út xuống thung lũng chơi với người chị cả. Đồng đất của vợ chồng chị cả cứ trải dài theo triền sông Cái, càng đi xa càng bằng phẳng và sông nước càng mênh mang làm cho cô út cứ mải miết đi tới tận bãi biển. Ỏ đấy cô thấy một con thuyền nhỏ từ khơi xa chạy vào bờ. Từ trên thuyền bước xuống một người con trai cúi trần, da đen cháy, cơ bắp cuộn lên như bện thừng. Như có sự sắp đặt của duyên số, vừa gặp nhau, hai người đều có cảm giác tin cậy như họ đã gặp được người bấy lâu họ vẫn chờ đợi.

    Cuối năm đó người con trai miền biển mang những đặc sản của biển cả, những con thuyền đầy muối trắng tinh những con thuyền đầy ắp cá chim, cá thu, tôm hùm, bào ngư, ngược lên thượng nguồn sông Cái cấu hôn con gái út vị thần Núi Dài. Gả con gái yêu cho chàng trai miền biển cao lớn khỏe mạnh mà con trai khắp vùng không ai sảnh được, vị nữ thần Núi Dài dù phải vô cùng xa cám con gái yêu quí nhưng cũng vì thế vùng đất gắn bó ruột thịt với nữ thần sẽ mở rộng ra mãi ngoài biển đông xa và nữ thần Núi Dài đã chấp nhận lời cầu hôn mặn mòi vị muối biển của chàng trai đánh cá. Thương nhớ con khôn xiết nên lúc cô út theo chồng về miệt biển, vị nữ thần cho con gái một túi đụng đầy vụn đất đá lấy ở chân núi và dặn rằng khi theo chồng ra biển xa, con hãy lấy đất đá trong túi rải xuống biển để cha mẹ trên núi cao có thể dõi theo được bóng dáng con.

    Lúc đầu cặp vợ chồng trẻ sinh sống trên vùng biển phía bắc. Mỗi lần theo chồng ra biển, nữ đàn bà lại ném những vụn đất đá xuống những con sóng bạc đầu bủa vây quanh thuyền. Ở chỗ những vụn đất đá rơi xuống, dần dần nổi lên những gò đất, gò đá cao thấp lô xô tạo thành đảo lớn nhỏ. Vừa mới xa mẹ Núi Dài, nỗi nhớ cồn cào da diết và túi đất cũng đang căng đầy, người vợ mải miết rải đất xuống biển. Đảo nổi lên chi chít trên vùng biển phía bắc tạo thành chùm đảo ngổn ngang thương nhớ trong vịnh Hạ Long ngày nay. Đến một năm gió bấc kéo dài, biển động mãi không thể thả lưới, hai vợ chồng phải dong buồm đi ve phía nam, nơi biển quanh năm hiền hòa, ấm áp. Túi đất vơi dần theo ngày tháng lênh đênh. Chuỗi đảo ven biển miền Trung cũng nối nhau nổi lên từ đấy. Trong đất liền, người mẹ Núi Dài ngóng theo cô con gái út cũng vươn theo mãi về Phía nam. Đau đáu dõi theo bóng dáng vợ chồng đứa con gái út, người mẹ Núi Dài xô ra sát những ngọn sóng bạc đầu mới sững lại nghễn cổ ngóng ra biển xa. nơi ấy trở thành những đèo cao chất ngất dựng đứng bên bò biển. Đó là những con đèo hùng vĩ ven biển miền Trung nước ta. Đèo Ngang. Đèo Hải Vân. Đảo Cả. Đèo Chín Ngóng. Đèo Mười Trông... Hai vợ chồng dừng lại ở vùng biển phía nam. Ở đó nhìn về phía Bắc những hôm trời cao mây quang đều thấy những đỉnh Núi Dài chất ngất trong sương mờ, đau đáu ngóng ra biển. Cũng ở đấy, người con gái út vị thần Núi Dài đã rải đến nắm đất cuối cùng trong túi đất quê nhà.
Trong chuyển theo chồng đi xa mãi ra biển đông, người vợ mang chiếc túi đã hết đất ra giũ. Chỉ còn một ít cát bay ra. Gió tây nam thổi mạnh cuốn những hạt cát bay xa mãi về phía đông. Sau này ở vùng biên xa tít về phía đông nổi lên hai chùm đảo cát nhỏ nhoi. Đấy là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà dân gian vẫn gọi là quần đảo Cát Vàng.

    Được nghe ông già kể lại câu chuyện thần thoại này, tôi thích quá. Dân gian ta, bằng câu chuyện vừa rất thần tiên huyền ảo, vừa rất gần gũi với hiện thực thiên nhiên đất nước ta đã xác định rằng chuỗi đảo san hô xa tít ngoài biển đông nước ta là một phần đất đai Việt Nam, là một phần ruột thịt của con người Việt Nam.

    Hoàng Sa, Trường Sa là một phần xương máu của con người Việt Nam, luôn có mặt trong đời sống tình cảm của người Việt Nam còn được thể hiện trong ca dao dân gian. Một lần tôi đến xóm chài ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, bỗng giật mình khi nghe một người bà hát ru cháu:

          Chiều chiều sóng dậy biển Đông
          Thương gái có chồng đi lính Hoàng Sa.

Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 06:28:39 pm »

     Câu hát buồn về người vợ có chồng đi lính Hoàng Sa nhắc tôi nhớ đến trang sách của nhà bác học Lê Quí Đôn viết về đội quân Hoàng Sa trong sách Phủ biên tạp lục. “Họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa bảy mươi suất người An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền, ba ngày ba đêm thì ra đến đảo ấy… đến kì tháng tám thì về, vào của Eo, đến thành Phú Xuân… " Mảnh đất An Vĩnh mà Lê Quí Đôn nhắc đến trong sách Phủ biên tạp lục chính là một mảnh đất của đảo Lí Sơn tôi đang đứng. Câu hát về Hoàng Sa của người bà ru cháu ở An Vĩnh đã dẫn tôi đến gặp người hát để hỏi ve câu hát chia sẻ với thân phận người vợ lính Hoàng Sa. Đứa cháu đã ngủ. Bà đặt cháu nằm trên võng rồi vừa đưa võng vừa tiếp chuyện tôi. Từ nhỏ bà đã được nghe những người mẹ. những người bà ở An Vĩnh hát ru con, ru cháu những câu ve Hoàng Sa, nay bà chỉ hát theo nên không biết câu hát có từ khi nào và bà cũng chưa hề đến Hoàng Sa, chỉ biết rằng nó ở xa tít ngoài biển đông. Bà còn hát cho tôi nghe một câu khác cũng buồn, cũng bi thương như vậy về chính thân phận người lính Hoàng Sa:

    Hoàng Sa trời nước mênh mông
    Người đi thì có mà không thấy về
    Hoàng Sa mây nhóc bốn bề
    Tháng hai lại về tế lính Hoàng Sa.


    Chỉ có bốn câu ca mà ba lần nhắc đến Hoàng Sa, nhắc đến cái mênh mang vô tận của trời nước Hoàng Sa, nhắc đến kiếp người đã hữu hạn lại quá ngắn ngủi của người lính trấn thủ Hoàng Sa. Tôi hỏi rằng Tháng hai lại về tế lính Hoàng Sa là sao? Bà không giải thích được nhưng bà chỉ cho tôi đến gặp ông Năm Tịnh ở thôn Đông ngay xã An Vĩnh này thì sẽ rõ.

    Ông Nguyễn Tịnh là con cháu một dòng dõi nhiều đời làm thày cúng, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tổ tiên của ông đã là chủ tế tất cả những lễ tế sống những người lính ra trấn giữ Hoàng Sa. Ông Tịnh bảo rằng: Chỉ đến mùa mưa ở Hoàng Sa mới có nước ngọt là nước mưa để sinh sống. Dù chỉ là những đảo san hô rất nhỏ bé và mỗi năm chỉ có sáu tháng mùa mưa con người có thể sống được ở Hoàng Sa, triều đình nhà Nguyễn vẫn quyết đưa quân ra những hòn đảo nhỏ bé đó, vừa thể hiện sự có mặt chính thức của đội quân do triều đình cử đến, khẳng định chủ quyền, vừa để tìm bắt hải sản quí hiếm và thu hồi của cải, hàng hóa, vũ khí trên những con tàu mắc cạn trên bãi san hô. Thời ấy, ra biển cách đất liền mấy trăm cây số cũng chỉ có chiếc thuyền gỗ thô sơ, hoàn toàn không có phương tiện thông tin liên lạc với đất liền và đoán định thời tiết chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian nhưng giữa biển khơi khi nhận ra những hiện tượng bất thường của thời tiết để đoán định thì đã trở tay không kịp! Sáu tháng đằng đẵng của đội quân bé nhỏ hoàn toàn đơn độc và trần trụi giữa biển cả thất thường và hung dữ, tai hoạ thường xuyên ập đến bất cứ lúc nào. Theo phép nước thì đội quân Hoàng Sa tháng 2 lên đường, tháng 8 trở về nhưng Người đi thì có mà không thấy về! Cũng có người may mắn trở về nhưng chuyến đi nào cũng có người không trở về. Chính vì những chuyến ra đảo của đội quân Hoàng Sa là đi vào chỗ chết như vậy nên trước khi họ lên đường, dân làng đã tổ chức cuộc tế sống những người lính Hoàng Sa.

    Nghe ông già trên đảo Lí Sơn kể chuyện dân làng làm lễ tế sống những người lính Hoàng Sa tôi lại nhớ đến việc lữ đoàn 125 hải quân truy điệu những người trên con tàu chở vũ khí cho miền Nam thời đánh Mỹ trước khi họ lên đường. Chỉ có mục đích và cách tiến hành buổi lễ mỗi thời một khác. Lễ truy điệu những người đưa con tàu vũ khí vào nam thời đánh Mĩ là lễ tuyên dương những người dám xả thân vì nước, lễ tuyên thệ của những Người quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Buổi lễ diễn ra đơn giản, ngắn gọn nhưng xúc động. Còn lễ tế lính Hoàng Sa mang đạm nghi lễ tôn giáo huyền bí, có thầy cúng chủ trì với nhiều nghi thức tế lễ linh đình kéo dài tới  ba ngày đêm. Bao nhiêu người lính và bao nhiêu thuyền ra Hoàng Sa sẽ có bấy nhiêu thuyền giấy và hình nhân đưa lên bàn tế  để dân lành thành kính tôn thờ rồi đốt ra tro thả xuống biển. Cuộc tế vừa là cuộc đưa tiễn những người lính Hoàng Sa vào cõi bất tử vừa là buổi lễ cầu xin thần linh của biển nhận những hình nhân thế mạng đã đốt thành tro thả xuống biển để cho những người lính có cha mẹ, vợ trẻ, con thơ đi làm nghĩa vụ giữ nước được sống trở về với cha mẹ vợ con.

    Coi trọng việc giữ gìn Hoàng Sa, Nhà Nguyễn cũng rất quan tâm đến người lính Hoàng Sa. Ngoài những đãi ngộ vật chất, Nhà Nguyễn còn ban hành những qui định dã trở thành phép nước trong việc chuẩn bị cho những người lính Hoàng Sa đi vào cõi vĩnh hằng: Con cả phải giữ đạo hiếu với cha mẹ nên không phải đi lính, chỉ con thứ mới đi lính Hoàng Sa và trong hành trang của những người lính ra Hoàng Sa thủa ấy ngoài lương thảo cho sáu tháng, mỗi người còn mang theo một đôi chiếu, bảy đòn tre, bảy sợi mây và tấm thẻ bài khắc tên tuổi, làng quê. Chiếu, đòn tre, sợi mây để bó xác, thẻ bài buộc theo xác để người sống nhận biết người chết.

    Ngoài trang sách của Lê Quí Dồn ghi lại bóng dáng những người lính Hoàng Sa xuất thân từ làng An Vĩnh, ngoài câu hát về người lính Hoàng Sa còn lưu truyền trong dân gian làng An Vĩnh, ở làng An Vĩnh còn rất nhiều vật chứng về những người lính trấn giữ Hoàng Sa. Đó là Vong Linh Tự nơi thờ vong hồn những người lính trẻ ra Hoàng Sa không trở về. Đó là những miếu thờ những cai đội dẫn quân đi Hoàng Sa, như miếu thờ cai dội Phạm Quang Ánh, người tổ chức đội Hoàng Sa và đưa đội ra Hoàng Sa năm 1815, khi ông mất. được vua Minh Mạng phong Thượng Đẳng Thần. Đó là ngôi mộ một người chỉ huy đội quân Hoàng Sa, cai đội Phạm Hữu Nhật được dân làng An Vĩnh xây cất, gìn giữ, dung  bia đá ghi công.
Câu chuyện thần thoại về nguồn gốc chuỗi đảo cát vàng ngoài biển đông, câu ca dao lưu truyền trong dân gian về người lính Hoàng Sa và những miếu thờ, những bia mộ người lính Hoàng Sa vẫn còn trên đất đai Việt Nam khẳng định sự có mặt của đội quân Hoàng Sa thời triều Nguyễn. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, là bằng chứng tin cậy xác đáng không thể bác bỏ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, những bằng chứng không nước nào có được.

    Sau khi tận dụng triệt để cuộc tháo chạy của Mỹ và sự bạc nhược của chính quyền Sài Gòn để tiến hành chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. nước chiếm quần đảo cố viện dẫn ra những cứ liệu lịch sử thật xa xưa để chứng minh tổ tiên họ đã làm chủ quần đảo Hoàng Sa từ lâu đời. Không thể có được những chứng cứ chìm sâu trong đời sống tâm linh, lặn sâu trong tâm thức dân gian, khắc sâu trong số phận con người và còn hiển hiện sừng sững trên đất đai như những chứng cứ của chúng ta, họ phải thực hiện một kịch bản: Đưa một đoàn khảo cổ ra khai quật ở Hoàng Sa rồi họp báo, ồn ào công bố rằng đã tìm thấy những mảnh gốm, những đồng tiền kim loại từ đời vua kèo, vua cột của họ! Nhưng chứng cứ tưởng như vững chắc ấy vẫn bị những nhà khoa học thế giới phản bác rằng dù những mảnh gốm, những đồng tiền cổ đúng là tìm thấy ở Hoàng Sa đi nữa thì điều đó cũng chỉ là bằng chứng của sự giao thương, cũng chỉ chứng tỏ rằng đấy là nơi ghé lại, hoặc nơi gặp nạn của những con tàu buôn lênh đênh trên biển. Họ không biết rằng ở Việt Nam đội quân Hoàng Sa của triều đình Nhà Nguyễn từ mấy thế kỉ trước đã từng làm công việc của họ rồi: ra thu lượm của cải ở những con tàu của nhiêu nước gặp nạn ở Hoàng Sa! Nếu chỉ căn cứ vào gốm và tiền cổ để xác định lãnh thổ thì người Nhật Bản, người Trung Hoa đều có thể đến Hội An của Việt Nam để nhận đó là đất của Nhật Bản, đất của Trung Hoa vì ở Hội An không những khảo cổ tìm thấy tiền cổ Nhật Bản, gốm cổ Trung Quốc mà ở đó còn có kiến trúc cổ Nhật Bản, đình chùa cổ Trung Hoa, có mồ mả người Trung Hoa và có cả người Trung Hoa đang sinh sống làm ăn nữa.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 08:57:24 pm »

3. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

    Chủ quyền của ta đối với hai quần đảo san hô Hoàng Sa và Trường Sa cũng được xác lập từ rất sớm. Sống trên mảnh đất nhìn ra biển rộng, sớm phải ra biển kiếm sống, cũng sớm phải ngăn chặn giặc giã đến từ biển, ông cha ta sớm có nghề đi biển, cũng sớm tổ chức được đội thuyền chiến mạnh hoạt động trên biển. Chiến công oanh liệt của vua tôi nhà Trần ở của Bạch Đằng, những đoàn thuyền chiến hùng dũng rẽ sóng biển đông đưa vua Trần, vua Lê đi dẹp giặc phía nam, mở mang bờ cõi đã chứng minh điều đó. Không thể mở mang về phía bắc, chúng ta chỉ có một hướng mở về phía nam. Đi về phía nam, đường bộ vướng núi gập ghềnh đèo cao rừng rậm, lam sơn chướng khí. Chúng ta lại không  có nhiều lừa ngựa như đất thảo nguyên phương bắc, chỉ biển cho người Việt thực hiện khát vọng đi mở cõi. Đợi mùa biển lặng, lựa ngày gió thuận, dong buồm ra biển, gióng thẳng hướng Nam. Vì thế lịch sử công cuộc mở cõi phương nam của người Việt gắn liền với lịch sử làm chủ biển đông của tổ tiên ta. Nếu không có biển đông, người Việt không có dải đất hình chữ S như ngày nay. Cùng với việc đặt tên cho những mảnh đất mới phương nam và ghi nhận những tên đó vào bản đồ Việt Nam, ông cha ta từ xa xưa cũng đã nhận dạng, đặt tên cho những hòn đảo ngoài biển Đông và ghi nhận những hòn đảo đó vào bản đồ Việt Nam.

    Bị đẩy vào dải đất chật hẹp còn hoang hóa phía nam, phía bắc là đất của vua Lê, chúa Trịnh, phía tây núi cao giăng thành, Chúa Nguyễn lúc đầu và vua Nhà  Nguyễn tiếp sau càng phải tập trung mở mang bờ cõi  về phía nam và phía đông để tạo thế đứng cho triều đại nhà Nguyễn tồn tại và phát triển. Quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa lại trấn ngay trên vùng biển cửa ngõ phía đông nên ngay sau khi đặt kinh đô ở Phú Xuân, dù gặp rất nhiều khó khăn, nhà Nguyễn vẫn đưa quân ra trấn giữ Hoàng Sa.

Những sự kiện Lịch sử về Hoàng Sa và Trường Sa

    Ở thời phương tiện đi lại trên biển còn thô sơ, động lực di chuyển chỉ dựa vào súc người và sức gió, việc đi lại còn đầy gian nan và bất trắc, các nước quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chẳng có nước nào đoái hoài đến những hòn đảo nhỏ xíu và khắc nghiệt cách xa họ hàng trăm cây số biển sâu thì người dân Việt Nam và quan quân nhà nước Việt Nam đã đến Hoàng Sa và Trường Sa. Những hòn đảo nhỏ nhoi, hoang sơ đó đã đi vào sử sách Việt Nam. đã đi vào tình cảm con người Việt Nam, đã cùng chung số phận truân chuyên với đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

     •   Năm 1470, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đã được ghi trong bản đồ Đại Việt, tấm bảnđồ được vua Lê Thánh Tông cho vẽ trước khi nhà vua thân chinh cất quân đi đánh Chiêm Thành.

     •   Năm 1686 Đỗ Bá tự Công Đạo vẽ " Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” có vẽ đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lí Trường Sa trong đồ thư.

     •   Năm 1776, nhà bác học Lê Quí Đôn viết sách Phủ biên tạp lục, năm 1821 nhà sử học Phan Huy Chú viết Lịch triều hiến chương loại chí. từ năm 1838 đến 1848, Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn các sinh Đại Nam thực lục tiền biên,  Đại Nam thực lục chính biên. Đại Nam nhất thống chí  lại nhiều lần vẽ bản đồ đất nước ghi rõ vị trí quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và ghi chép về đội quân Hoàng Sa. Những tập sách sử liệu quí đó là những văn bản chính thút có giá trị lịch sử xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

     •   Năm 1836, Bộ Công của triều Nguyễn nhấn mạnh vị trí hiểm yếu của quần đảo Hoàng Sa đã dùng tên Bản  Quốc Hoàng Cương Hoàng Sa Xứ,  Tối Thị Hiểm Yếu để gọi quần đảo.

     •   Cũng trong khoảng thời gian trên, vào các năm 1834, 1836, 1853 nhà Nguyễn còn nhiều lần cử phái bộ đến khảo sát, đo đạc, dựng bia, trồng cây ở Hoàng Sa và Trường Sa. Về hành chính, triều Nguyễn sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Nam Ngãi. Từ đây những hòn đảo nhỏ nhoi, chơ vơ giữa những con sóng hoang sơ đã có một nhà nước, một tổ quốc, đã là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó các nước khác không hề có một tiếng nói, một việc làm nào đối với hai quần đảo này.

    Thực dân Pháp chiếm nước ta, chiếm luôn cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thực sự quản lí và sử dụng hai quần đảo trong chính sách cai trị, khai thác thuộc địa Việt Nam của Pháp và mở rộng lãnh thổ của Pháp tới tận Thái Bình Dương. Trong bản đồ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, chùm đảo trải dài từ vĩ tuyến 7 độ 25 đến 17 độ 05 bắc và từ kinh tuyến 111 độ đến 130 độ đông được ghi là quần đảo Paracels (quần đảo Hoàng Sa, từ 15 độ 45 đến 17 độ 05 bắc và 111 độ đến 130 độ đông) và quần đảo Spratly (quần đảo Trường Sa, từ 7 độ 25 đến 11 độ 30 bắc và từ 112 độ đến 114 độ 30 đông)

     •   1907, một viên quan địa phương của Trung Hoa là Tổng đốc Quảng Châu bỗng lên tiếng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

     •   Năm 1909, tàu chiến của hải quân nhà Thanh đến lượn vòng quanh Hoàng Sa, cắm cờ trên đảo Phú Lâm, bắn hai mươi mốt phát đại bác như để báo cho những con sóng hoang vu biết đến sự có mặt của một lá cờ mới rồi họ vội vã rút đi. Thế là từ đây bắt đầu có thêm một tiếng nói bất nghĩa nhận đất Hoàng Sa, có thêm một lá cờ ngang ngược cắm xuống bãi cát san hô Hoàng Sa!

     •   Ngày 30. 4. 1921. một địa phương khác của Trung Hoa là chính quyền tỉnh Quảng Đông lại kí văn bản số 831, sát nhập quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào đảo Hải Nam.

     •   Mãi đến năm 1923 triều đình Huế mới lên tiếng phản đối văn bản nhận đất Hoàng Sa của chính quyền Quảng Đông. Từ đây bắt đầu cuộc tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa giữa một bên là chính quyền Việt Nam và chính quyền Pháp đang cai trị Việt Nam và một bên là chính quyền Trung Hoa. Từ giữa thập niên 1930, cả quần đảo Trường Sa cũng bị lôi vào cuộc tranh chấp này.

     •   Ngày 13. 4. 1930. Pháp cho thông báo hạm Malicieuse do De Lattre chỉ huy ra dựng cột cờ và kẻo cờ Pháp ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa và ở đảo Ba Đình trong quần đảo Trường Sa.

     •   Năm 1932, công sứ Trung Hoa Ở Paris gửi công hàm cho bộ Ngoại giao Pháp nhận dải cát Hoàng Sa là của họ: "Các đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là lãnh thổ xa nhất của Trung Hoa về phía nam.

     •   Ngày 25. 7. 1933, tổng thống Cộng hòa Pháp tuyên bố quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ An Nam. trong bán đảo Đông Dương là thuộc địa của Pháp (Công báo Cộng hòa Pháp, trang 7794,7837).

     •   Ngày 3. 8. 1933, Hội đồng thuộc địa ra quyết định sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tình Thừa Thiên và quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.

     •   Ngày 25. 9. 1933, thông báo của Chính phủ Pháp với thế giới về quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa thuộc An Nam, thuộc địa của Pháp.

     •   Cũng năm 1933, Nhật Bản đưa ra bằng chứng người Nhật đã khai thác phốt phát trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền.

     •   Năm 1935, Trung Hoa công bố bản đồ lãnh thổ Trung Hoa trong đó có cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

     •   Ngày 1.11.1937, Trung Hoa tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

     •   Năm 1938, Sở Khí tượng Đông Dương xây đèn biển ở đảo Ba Đình trong quần đảo Trường Sa.

     •   Năm 1939, trong cuộc hành quân xâm lược các nước Đông Nam Á, Nhật chiếm đảo Thái Bình trong quần đảo Trường Sa.
 
     •   Đầu năm 1940, bị Nhật đảo chính cướp quyền cai trị của Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Jean de Coux ra lệnh ngưng hoạt động hành chính tại Hoàng Sa và Trường Sa, hạ cờ Pháp, kéo cờ Nhật.
 
     •   Năm 1945, Nhật bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. Dựa vào tuyên bố Cairo và tuyên bố Potsdam, năm 1946, thính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đưa quân đội vào Việt Nam giải giáp quân Nhật họ liền đưa bốn tàu chiến đổ quân lên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đảo Ba Đình trong quần đảo Trường Sa giải giáp quân Nhật.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 09:04:43 pm »

     •   Ngày 7. 1. 1947, Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố đã chiếm toàn bộ quần đảo Tây Sa. nhưng thục ra họ mới chiếm được đảo Phú Lâm mà họ gọi là đảo Vĩnh Hưng. Mười ngày sau tuyên bố của Trung Hoa Dân Quốc đã làm chủ Tây Sa, ngày 17.1.1947, Pháp đưa pháo hạm Le Trikinors đến Hoàng Sa đòi quân Trang Hoa rút. Đòi hỏi không được đáp ứng, Pháp liền đổ quân lên chiếm đảo Hoàng Sa.

     •   Ngày 8.3.1949, Pháp công nhận độc lập của Việt Nam và trao trả độc lập cho chính quyền Bảo Đại do Pháp dựng lên.

     •   Tháng 4.1950, quân đội Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn chiếm đóng đảo Ba Đình trong quần đảo Trường Sa.

     •   Ngày 14.10.1950, Pháp chuyển giao quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho chính quyền Bảo Đại quản lí.

     •   Ngày 7.9.1951, tại hội nghị kí kết hiệp ước hoà bình với Nhật Bản ở San Francisco, Mĩ, thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại diện Chính phủ 51 nước có mặt không có một ý kiến nào phản đối.

     •   Sau hiệp định Geneve 1954 Việt Nam bị chia cắt thành hai miền với hai chính quyền. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm trong vùng do chính quyền Sài Gòn quản lí.

    Chính quyền Sài Gòn sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tình Quảng Nam và quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy.

    Tháng 4. 1956. Sài Gòn đưa quân đội ra giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mỗi quần đảo có một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ đóng giữ. Đưa quân ra giữ đảo chính quyền Sài Gòn mới phát hiện ra chỉ ít ngày trước đó, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã bí mật đưa quân lên chiếm một số đảo lớn trong cụm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa là các đảo Phú Lâm, Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa.

     •   Tháng 8.1956, chính quyền Sài Gòn đưa tàu hải quân ra khảo sát và dựng bia chủ quyền trên các đảo đã nổi hẳn lên khỏi mặt nước trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

     •   Ngày 4.9.1958, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa công bố bản đồ mới về lãnh thổ và tuyên bố lãnh hải 12 hải lí. Theo bản đồ và tuyên bố này thì Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chính là hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc. Nên nhớ rằng, Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó theo hiệp định Geneve là phần lãnh thổ do chính quyền Sài Gòn quản lý.

     •   Ngày 21.12.1959, chính quyền Sài Gòn đưa một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ ra chiến đấu giành lại các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hòa đã bị Trung Quốc chiếm từ ba năm trước.

     •   Ngày 27.12.1959, chính phủ Trưng Quốc tuyên bố lên án chính quyền Sài Gòn xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc.

     •   Năm 1961, chính quyền Sài Gòn ra sắc lệnh khẳng định chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Truồng Sa. Vì sự bất ổn trong đất liền, chính quyền Sài Gòn phải rút hai hiểu đoàn lính thủy đánh bộ ở Hoàng Sa và Trường Sa về ném vào cuộc chiến tranh du kích đang lan rộng ở miền Nam và thay tiểu đoàn lính thủy đánh bộ bằng một trung đội địa phương quân của tỉnh Quảng Nam ra giữ Hoàng Sa và một trung đội địa phương quân tỉnh Phước Tuy ra giữ Trường Sa.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 09:24:16 pm »

     •   Những năm 1964 - 1971, quân Sài Gòn và quân  Trung Quốc thường xuyên chạm súng ở khu vục quần đảo Hoàng Sa.

     •   Năm 1970, Sài Gòn xây dựng sân bay ở đảo Hoàng Sa. Trước sự có mặt ngày càng nhiều tàu chiến Trung Quốc ở Hoàng Sa, chính quyền Sài Gòn đã có kế hoạch năm 1974 sẽ mở rộng sân bay để tiếp nhận được máy bay vận tải nặng C7 Caribou.

     •   Năm 1971 Malaysia tuyên bố khẳng định chủ quyền với một số đảo phía nam quần đảo Trường Sa.

     •   Năm 1972 Philippin tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và đưa quân lên chiếm các đảo Thị Tứ, Loại Ta, Vĩnh Viễn, Song Tử Đông mà chính quyền Sài Gòn đều đã dựng bia chủ quyền.

     •   Ngày 11.1.1974, Trung Quốc tuyên bố xác định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa.

     •   Ngày 19.1.1974, Trung Quốc đưa lực lượng mạnh áp đảo quân Sài Gòn, đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

     •   Năm 1975, trong đoàn quân giải phóng ào ạt nhằm hướng Sài Gòn xốc tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, có một đội quân nhỏ tinh nhuệ được tách ra, cưỡi tàu vượt biển ra giải phóng những hòn đảo quân đội Sài Gòn đang giữ trong quần đảo Trường Sa. Giành lại được những hòn đảo xa xôi đó, hai chiến sĩ hải quân của lữ đoàn 146 anh hùng đã anh dũng hi sinh: Liệt sĩ Tống Văn Quang và liệt sĩ Nguyễn Văn Quyền. Những giọt máu của chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam thấm xuống đảo Song Tử Tây ngày 14 tháng tư năm 1975. Các anh là người chiến sĩ giải phóng đầu tiên nằm lại núm đất ngoài cùng của đất nước ở phía mặt trời mọc. Từ đây những núm đất lưu lạc này mới lại được trở về với tổ quốc Việt Nam thống nhất. Máu các anh thấm xuống đất đảo đúng vào thời điểm tròn hai trăm năm kể từ khi Lê Quí Đôn ghi nhận quần đảo Trường Sa vào bản đồ đất nước.

     •   Như vậy là không những Việt Nam đã nhiều lần xác định chủ quyền ữ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ 1470, 1775, 1836, 1963, 1972.. mà nước Pháp cũng nhiều lần bằng văn bản, bằng lời nói và việc làm thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và thực thi sự cai trị của họ đối với thuộc địa Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa mà không có quốc gia nào lên tiếng phản đối, tranh chấp. Nhưng trong thực tế nhiều nước trong khu vực đã trên mọi cách để đứng được chân trên những hòn đảo san hô nhỏ nhoi nhưng có vị trí chiến lược to lớn này của Việt nam. Trước năm 1988, ngoài Việt Nam đã có ba nước có mặt ở Trường Sa là Trung Quốc Đài Loan chiếm đảo Thái Bình từ 1945. Phi líp pìn chiếm đóng bốn đảo Thị Tứ, Loại Ta, Vĩnh Viễn, Song Tử Đông, từ 1972  Malaysia chiếm một số đảo nhỏ cực nam quần đảo Trường Sa từ giũa những năm bảy mươi thế kỉ hai mươi.

     •   Ngày 14.3.1988, Trung Quốc nổ súng đánh chiếm dải đá chìm trong quần đảo Trường Sa ta đã dựng bia chủ quyền từ năm 1978 và mới đưa quân lên giữ. Trung Quốc đã chiếm dải đá chìm này sau khi hơn 70 chiến sĩ hải quân ta đã hi sinh!

    Sau sự biến này, chúng ta phải đưa quân ra trấn giữ thêm một số đảo mới nhô lên khỏi mặt nước khi nước triều xuống. Những ngôi nhà sàn bê tông được dùng lên, những chân cột bê tông cắm xuống biển nâng khối nhà đúc bé nhỏ như những chuồng chuồng bồ câu chênh vênh trên ngọn sóng. Những khó khăn, gian khổ lại thống chất thêm trên đôi vai những người lính giữ biển.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 08:41:36 am »

    Những cuộc tìm kiếm dầu mỏ ngoài biển Đông ngày càng tấp nập, kinh tế biển ngày càng có vị trí quan trọng, cuộc đua tranh thống trị thế giới của vài ba nước lớn ngày càng quyết liệt thì vị trí quần đảo Trường Sa giữa Thái Bình Dương mênh mông, trấn ngự ngay trên con đường biển, đường không Đông - Tây, nằm giũa khu vực Đông Nam Á sôi động và trù phú ngày càng quan trọng.

    Anh Ngát và các anh qúy mến!

    Những điều tôi tìm được về hai chùm đảo cát vàng ngoài biển đông của chúng ta chỉ có thế. Không biết nó có làm nên được một chút bóng mát cho những người đang dãi dầu nắng xích đạo, gió đại dương? Tôi đang chuẩn bị ra quân nên không bao giờ tôi còn có dịp trở lại Trường Sa nữa. Gia đình tôi đang rất khó khăn và đang rất cần sự trở về của tôi. Tôi xa nhà cầm súng đã hơn hai mươi năm. Khi đi, tôi mới là một đứa con trong gia đình. Bây giờ tôi đã là người cha của ba đứa con mà đứa đầu đã bằng tuổi tôi ngày tôi vào bộ đội nhưng về văn hóa của nó bây giờ không bằng văn hóa của tôi lúc đó, trong khi văn hóa của thế hệ trẻ bây giờ đã được nâng lên rất cao. Khi tôi đi bộ đội, ngôi nhà của gia đình tôi là nhà lá ba gian thì bây giờ vẫn là ngôi nhà đó, chỉ có khác là nó đã tàn tạ ra, tuềnh toàng hơn trước rất nhiều trong khi chung quanh nhà xây cứ mọc lên san sát. Nếu tôi không về cứ để mặc cho vợ tôi một mình gánh cái gánh nặng gia đình càng ngày càng nặng thêm trong khi vợ tôi càng ngày càng yếu đi. Nếu tôi không về con tôi rồi không biết sẽ ra sao. Vợ tôi văn hóa thấp, nhận thức xã hội chậm, lại tối ngày đầu tắt mặt tối, chỉ biết lo cho con ăn cũng chưa xong, còn con hay, dở, tốt, xấu thế nào làm sao lo được! Bố mẹ tôi chỉ là những nông dân chân tấm tay bùn nhưng đã đóng góp cho đất nước, cho quân đội một người lính không đến nỗi tồi. Nhưng nếu tôi không làm trách nhiệm một người cha thì tôi sẽ góp cho xã hội ba công dân kém! Vì thế xin các anh thông cảm cho việc rời quân ngũ của tôi.

    Không còn được trở lại Trường Sa nữa nhưng khi các anh ở ngoài đó nhận được thư này của tôi, mong các anh coi tôi như vẫn đang có mặt ở Trường Sa với các anh.

*   *
  *
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 08:43:00 am »

    Ngát gấp lại cả hai lá thư cho vào túi áo rồi ngửa mặt nhìn lên cành phi lao đang bơi bơi trong gió. Bức thư dày dặn của đảo trưởng Thu cộm lên trong túi áo trước ngực. Ngát dự định sinh hoạt đảo tối nay sẽ đọc thư đảo trưởng Thu cho cả đảo nghe rồi sẽ làm một chiếc tủ lưu giữ bức thư như một tài sản, một giá trị của đảo.

    Cả hai bức thư đọc qua đều thấy vui vẻ và phấn chấn nhưng ngẫm nghĩ lại thì thật buồn. Hoàn cảnh của Ngát đã buồn. Hoàn cảnh của Thu còn buồn hơn.

    Ngát biết Thu từ khi mới vào bộ đội. Hai người ở cùng một tiểu đoàn trong lữ đoàn lính thủy đánh bộ, cùng trên con tàu đổ bộ vào cảng Côngpôngxom trong Cămpuchia khỏi họa diệt chủng. Trong cuộc xuất quân lớn giải phóng Cămpuchia tháng giêng năm ấy, 1979, mũi tiến quân của hải quân ta bị tổn thất nặng nề nhất. Trước sức tiến công của ta, bọn lính Pônpốt không nổ được một phát súng bắn trả mà tản nhanh vào rừng.  Đến đêm, từ trong rừng chúng rót pháo, cối vào nơi ta dừng chân giữa đường trống trải, rồi từ trong rừng, từ trong bóng đêm đội quân áo đen bu bám lại, áp sát đội hình ta nổ súng. Truy kích bọn lính áo đen trong rừng còn nhiều bất trắc hiểm nguy hơn. Thượng tá chính ủy lữ đoàn chỉ huy một mũi truy kích giặc bị hy sinh trong rừng và Ngát bị lạc rừng. Một tuần nhịn đói trong rùng Ngát mới gặp được Thu dẫn một mũi đi tìm chính ủy. Ăn hết hai gói lương khô, uống cạn một bi đông nước, Ngát mới dẫn Thu đến chỗ chính ủy nằm lại. Rời đất Campuchia, về hậu cứ Cam Ranh nghỉ ngơi ít ngày rồi Ngát và Thu lại cùng ra một hòn đảo nhỏ ở Trường Sa. Thu là đảo trưởng và Ngát là trung đội trưởng ở đảo Sinh Tồn. Từ Sinh Tồn trở vào đất liền hai người cùng nghỉ phép một đợt. Sau đợt nghỉ phép, trở lại đơn vị gặp Ngát, Thu thở dài bảo:

    - Bọn chúng mình phải hi sinh ít nhất hai thế hệ, Ngát ạ!

    Ngát chưa hiểu Thu nói về việc gì thì Thu tiếp:

    - Hết lặn lội trong rừng lại ra dầu dãi ngoài biển, bọn mình chịu cực, chịu thiếu thốn đã đành  nhưng chúng mình cứ đi biền biệt mãi, con cái không có ông bố dạy bảo, rồi đời chúng cũng chẳng ra sao!

    Ngát lo lắng hỏi:

    - Sao, con anh làm sao rồi?

    Thu kêu lên:

    - Đau thật! Thằng con tôi lúc nhỏ học rất khá, tôi đã mừng nghĩ rằng rồi nó sẽ khá hơn mình. Nhưng càng lớn nó học càng đuối. Không có người kèm cặp, hướng dẫn, lại bị lũ trẻ lêu lổng lôi kéo nên nó chỉ ham chơi, càng học kém. Năm sau học hành ì ạch hơn năm trước. Lớp trước phải thi lại hai môn. Lớp sau phải thi lại ba môn. Lớp sau nữa không còn đượcc thi lại nữa mà phải học lại. Bây giờ thì nó bỏ học rồi? Mây thằng rủ nhau bỏ học đều là con bộ đội cả! Dạy con phải có cái uy của ông bố. Đã không có bố ở nhà đưa con vào khuôn phép, lại không có tiền cho con đi học thêm, tức là tiền bồi dưỡng cho các thày để họ dạy cho con mình đầy đủ kiến thức của lớp, thì con mình làm sao học được. Trẻ con bây giờ cực khổ, tốn kém lắm! Ở lớp chỉ được học một phần kiến thúc. Học lớp nào muốn có đủ kiến thức lớp đó, phải đi học thêm! Thế là sáng học! Chiều học! Tối học!  Học cả ngày chủ nhật! Học cả ba tháng hè! Học mụ mị đầu óc! Từ lớp một đã phải học thêm rồi! Muốn học thêm phải có tiền. Học triền miên như vậy, con mình lấy tiền đâu theo học để giỏi như những đứa khác!

    Im lặng một lát, Thu lại thở dài:

    Khổ! Đời bố đã khổ rồi mà đời con còn đáng lo hơn. Bố khổ nhưng không đáng lo. Bố khổ nhưng là con người lương thiện. Rồi con có còn là người lương thiện không?

    Chỉ sau đấy ít ngày Thu lại ra đảo An Bang. Thu đã trồng cho đảo hàng cây mà võng của Ngát đang treo trong bóng mát của nó. Thu đã xây cho đảo căn nhà mà Ngát đang ở. Trong nhà còn quá nóng vì chưa có tấm trần ván ép cách nhiệt. Làm tấm trần ấy thật đơn giản mà Ngát chưa làm được vì đơn vị trong đất liền chưa gửi ván ép ra. Những tấm ván ép mong đợi Ngát chưa nhận được nhưng Ngát đã nhận được thư của Thu.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 08:45:19 am »

Những ngày đầu tiên

Ba người bước lên đảo

    Đặng Quang Hiệp là chiến sĩ thông tin của đảo Trường Sa Lớn, hòn đảo lớn nhất và điều kiện sống cũng dễ chịu nhất trong quần đảo Trường Sa. Đầu năm nay, hết thời hạn ở đảo, anh đang đợi tàu đón về đất liền.  Con tàu V841 quen thuộc đến neo cạnh đảo. Chiếc bòng  ni lông căng phồng trên lưng, khẩu AK quàng trước ngực, cây ghi-ta nằm ngang trên vai, Hiệp cùng tiểu đội thông tin bước lên chiếc bo bo chạy ra tàu. Nhưng con tàu không chạy về hướng tây, hướng đất liền thương nhớ mà lại dóng mũi về hướng đông. Họ đi đến một hòn đảo mới.

    Từ nhiêu tháng nay, quần đảo không còn yên tĩnh. Tàu vũ trang của một nước lớn giả dạng tàu đánh cá từ lâu vẫn lởn vỏn trong quần đảo, bây giờ càng xục xạo ráo riết hơn. Các nước khác trong khu vực cũng lơ láo nhòm ngó. Tàu của họ quần lượn đêm ngày, nay đồ bộ lên đảo trống này, mai đổ bộ lên đảo vắng khác. Họ đưa người lên những đảo nhỏ ta chưa có quân đóng giữ nhưng từ lâu ta đã dựng bia chủ quyền. Kéo bia chủ quyền của ta đẩy xuống biển rồi họ cắm cờ của nước học giữa đảo. Ta cần nhanh chóng đưa quân lên giữ thêm một số đảo nhỏ mới nổi. Hiệp cùng một số chiến sĩ đảo Trường Sa được đưa sang giữ đảo Đá Giữa.

    Gió Tây Nam thổi mạnh. Con tàu phải vòng lên phía đông bắc, phía sóng dịu hơn, dừng lại cách gờ sóng lớn bao quanh đảo hơn nửa cây số và thả neo. Ba hồi còi dài vang động cất lên. Đây là lời chào ra mắt của con tàu với hòn đảo và thông báo cho hòn đảo biết rằng từ nay nó không còn hoang sơ cô quạnh nữa, từ nay hòn đảo đã có những người chủ xứng đáng và một cuộc sống mới đã bắt đầu đến với nó. Giật mình ngỡ ngàng trước âm thanh rền rĩ, lạ lẫm, lũ chim biển đậu trên những mỏm đá lô xô nổi lên trên thềm san hô phía gần tàu chao chát bay túa lên. Một chiếc xuồng cao su từ tàu được thả xuống biển. Hiệp lưng đeo bòng ni lông lớn nhảy xuống xuồng. Một chiếc cọc sắt dài được chuyển xuống cho Hiệp. Hai người lính thông tin là Sen và Nhân cùng chiếc bòng ni lông bọc ba lô kềnh càng trên lưng nhảy xuống theo. Sen mang khẩu B40 và một chiếc xẻng. Nhân mang AK và một cây cờ. Lá cờ còn mới nguyên cuộn chặt vào cán cho vào túi ni lông. Sen và Nhân mỗi người ngồi một bên mạn xuồng, cầm mái chèo gỗ gạt nước. Chiếc xuồng ràn rạt gối sóng lướt vào đảo. Cuộn dây cáp ni lông Hiệp mang theo, một đầu cáp đã được buộc vào tàu. Bây giờ cuộn cáp đang được Hiệp thả dần ra. Qua được gờ sóng dữ rồi, chiếc xuồng lướt nhẹ trên thềm san hô nước nông. Dưới khoảng hai mét nước trong vắt, xao động, thảm san hô rực rỡ đủ màu sắc như một vườn hoa lộng lẫy của thủy cung. Cá cũng đủ màu sắc lượn từng đàn. Có con cá cứ nghiêng mình liếc cái bụng ánh bạc vào nước loang loáng. Có đàn cá nhởn nhơ, tung tăng. Có đàn cá lao vun vút từng bầy như đang trong cuộc bơi thi. Tuy đã quá quen với cảnh sắc thảm san hô nhưng hết ngóng nhìn hòn đảo, Hiệp lại cúi xuống ngắm nhìn vẻ đẹp hấp dẫn của thềm san hô, tay vẫn liên tục thả những vòng cáp ni lông xuống biển.

    Chiếc xuồng xàn xạt chồm mũi gối lên cát đảo. Đầu trần. Bộ quân phục lính biển màu xanh đậm, bạc vai, bạc gối, ướt đẫm nước biển. Chân mang dép nhựa xốp trắng. Chiếc bòng xám đen chứa ba lô to kềnh như một khối đá đè trên lưng. Khẩu AK quàng trước cổ kéo dáng người chúi về phía trước. Một tay cầm cuộn cáp ni lông một tay cầm cây cọc sắt, Hiệp lom khom bước lên đảo. Đó là hình ảnh người lính Việt Nam đầu tiên đến với hòn đảo mới nổi lên trên mặt biển Thái Bình Dương mà những sĩ quan tham mưu ở lữ đoàn 146 phát hiện ra đảo mới tạm gọi là đảo Đá Giữa. Hình ảnh ấy thật quá bình thường, không tương xứng với sự kiện lịch sử mà những con người đó tạo nên. Nhưng phần nhiều sự kiện lịch sử đều bắt đầu từ những sự việc rất bình thường và do những con người cũng rất bình thường thực hiện.
Đôi dép nhựa của Hiệp đạp lạo xạo trên cát san hô đi vào giữa đảo. Giờ này chim biển đã bay đi, xập xè kiếm ăn trên sóng nhưng vẫn còn một số ở lại, đỗ thành từng vệt đen trên đảo. Sen và Nhân chạy lên ngang Hiệp. Ba ngườt lính đi thành hàng ngang qua những vạt chim đậu. Bước chân của họ làm đàn chim tản ra rồi lại lách chách quẩn quanh chân họ.

    Nhân đi đến chỗ bia chủ quyền, mở lá cờ ra, cắm cán cờ xuống cát san hô phía sau tháp bia. Lá cờ lập được gió căng rộng ra, phần phật tung bay. Hiệp phóng cây cọc sắt xuống cát. Sen vung xẻng đóng cây sắt lút sâu xuống cát rồi buộc cuộn cáp ni lông vào cây sắt. Xong việc, ba người lính đứng hàng ngang phía sau bia chủ quyền và lá cờ, cùng đưa tay lên vẫy con tàu. Đột ngột  Hiệp quát vang trầm:

    Nghiêm! Chào cờ, chào!

    Ba người đứng nghiêm xúc động nhìn lá cờ đỏ rực vờn trong gió như một ngọn lửa đang bùng lên. Hiệp đứng giữa giơ khẩu AK lên cao, hướng nòng súng lên trời kẻo một băng ròn rã. Tiếng hô của Hiệp quả bất ngờ và đột ngột đối với Sen và Nhân vì trong nhiệm vụ họ được trao đi trước lên đảo không có tiết mục chào cờ.  Đại đội trưởng chỉ yêu cầu cột xong sợi cáp ni lông vào cọc sắt thì bắn ba phát AK để ngoài tàu biết thả xuồng cao su xuống biển bắt đầu đưa người và trang bị xuống xuồng bám theo dây cáp vào đảo. Bây giờ loạt đạn vừa là lời báo cáo với tàu rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ, vừa là tiếng súng nghi lễ chào hòn đảo và đánh dấu giờ phút người Việt Nam chính thức có mặt trên hòn đảo nhỏ nhoi giữa mù khơi. Giữa trời cao biển rộng gió lộng ngàn khơi, tiếng nổ của băng đạn AK nghe mảnh mai như tiếng nổ của băng pháo tép. Đàn chim biển quẩn quanh bên chân ba người lính chợt giật mình bay vù lên rồi lại bình thản đáp xuống.

Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 08:47:00 am »

VỀT CHÂN TRẦN TRẼN MẢNH SÂN LỚN

    Bây giờ Hiệp mới đi quanh, đưa mắt nhìn bao quát để nhận mặt hòn đảo. Hình dáng hòn đảo giống cái gì nhỉ? Giống như dấu vết một bàn chân trần! Đúng rồi, hình dáng hòn đảo giống hệt vết một bàn chân trần khổng lồ in trên sóng nước. Hiệp lại nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng. Cô gái làng Phù Ủng bên sông Đuống sáng sớm ra thăm vườn bỗng thấy một vết chân trần quá khổ in trên đất vườn. Kinh ngạc sao lại có người có bàn chân lớn đến vậy, cô liền ướm thử chân mình vào. Từ đó cô mang thai và sinh ra chú bé Thánh Gióng phi thường cưỡi ngựa sắt phun lửa đánh tan giặc Ân xâm lược rồi vỗ ngựa về Trời không màng công danh do chiến công hiển hách mang lại. Người Trời đã để lại dấu thân trần quá khổ ở mảnh vườn giữa châu thổ sông Hồng bây giờ lại để lại dấu chân giữa biển Đông đây chăng? Chỉ có khác là dấu chân in trên đất thì lõm xuống còn dấu chân in trên biển thì nổi cao lên thành đảo. Dấu chân huyền thoại in trên đất đã làm cho một cô gái đồng trinh mang thai và sinh ra một con người huyền thoại cứu nước. Những dấu chân lãng đãng in trên biển cả đã gọi những người lính trẻ từ quê hương Thánh  Gióng mở cõi ra biển.

    Cũng giống như mặt tiếp đất của bàn chân, giữa đảo chỗ gan bàn chân hòn đảo cũng trũng xuống thành một thung lũng và chỗ thấp nhất của thung lũng là cái ao hẹp và dài chạy theo chiều dọc đảo. Cách đây hơn một tháng, Hiệp được phân công đi theo bảo đảm thông tin cho phái đoàn của quân chủng hải quân sang đây kiểm tra lại hòn đảo lần cuối để quyết định có đưa quân lên đây hay không. Lần ấy, nước triều rút, ao cạn trơ. Ngắm cái ao, tham mưu trưởng quân chủng Bùi Ủy gật gật đầu nói rằng: Tuyệt lắm! Chỗ này nuôi vích tuyệt lắm! Khoét sâu lòng xuống, đắp cao bờ lên chút nữa và quây lưới lại sẽ có cái bể nuôi vích rất đẹp vừa là nguồn thu cho kinh tế, vừa tạo thêm cảnh quan văn hóa cho đảo! Bây giờ triều đang lên, nước ăm ắp trong khoảng trũng giữa đảo, đúng là một cái ao kín đáo. Ý kiến của tham mưu trưởng Bùi Ủy cũng có lí. Đúng rồi! Sở thú ở thành phố Hồ Chí Minh có bể nuôi cá sấu. Hà Nội có Hồ Gươm nuôi rùa. Còn Trường Sa sẽ có ao nuôi vích. Rùa của hồ. Cá sấu của sông. Và vích của biển lớn. Ba con vật ấy ba cảnh quan địa lí ấy chính là hình ảnh đặc trưng cho ba giai đoạn mở cõi của người Việt. Hồ là thời kì sơ khai, khép kín, ngưng đọng, chật chội. Sông là thời kì vận động, bồi đắp, mở mang và định hình quốc gia. Đại dương là thời kì mở của, giao lưu với thế giới. Giao lưu với thế giới phải đi ra biển. Ngôi nhà Việt Nam tựa lưng vào Trường Sơn, mở cửa hướng ra biển đông, thềm lục địa ở biển đông là mảnh sân trước nhà và quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là hàng giậu, là cửa ngõ của mảnh sân ấy. Hai quần đảo cát vàng ấy còn là hàng chậu cảnh trước sân trong đó có một bể cảnh nuôi vích ở đảo Đá Giữa.

     Hồi còn Ở đảo Trường Sa, trong một đêm đi gác, Hiệp đã được chứng kiến một con vích đẻ. Đi tuần đến doi đất thấp phía bắc, Hiệp bỗng giật mình phát hiện trên cát ướt có vết rạch ngang đều đặn kéo dài từ biển vào trong đảo như vết xích xe tăng. Có phải vết xích xe bọc thép lội nước đổ bộ lên đảo? Hiệp ra hiệu chỉ cho người bạn cùng kíp gác thấy vết xe bọc thép. Hai người chuyển sang đi khom lần theo dấu vết và thấy trước mặt, sau gờ cát cao, nơi tận cùng của những dấu vết khả nghi, một con vích to như bàn đế khẩu cối một trăm hai mươi li đang bới cát xàn xạt. Đợi cho vích đào lỗ, đẻ trứng rồi lấp cát lại họ mới phóng ra, lật ngửa con vích lên. Muốn bắt vích chỉ có cách ấy. Vích bị lật ngửa, mai vích như chiếc chảo đặt ngửa vững chãi trong lõm cát san hô, vích không còn xoay trở được nữa, bốn chân chỉ còn biết bơi trong không khí một cách tuyệt vọng. Chạm được chân vào đất con vích sẽ có sức mạnh phi thường. Lúc đó dù có hai, ba người ngồi đè lên mai nó vẫn phóng bay xuống biển.

    Hôm sau, anh nuôi của đảo bới cát lấy được hai xô trứng vích và để lại vài chục quả vùi trong cát. Cát san hô bị mặt trời nung nóng trở thành lò ấp trứng vích và chỉ một tháng sau đảo sẽ có đàn vích con. Nhưng tiếc là đảo đã không giữ lại được số vích con ấy. Trong đợt sẵn sàng chiến đấu khẩn trương, suốt hơn một tuần lính đảo phải tập trung chuyển bê tông từ tàu vào đảo làm công sự, mọi người quên mất ổ trứng vích. Nhớ ra, tiến đến ổ trứng vích thì thỉ còn những vỏ trứng nứt đôi. Đàn vích con nở ra lại trỏ về với biển cả rồi!

    Dù có giữ lại được đàn vích đó cũng chưa chắc đã nuôi được chúng ở đảo Trường Sa vì nước trong những hố đào trên đảo Trường Sa là nước ngọt. Còn vững nước giữa đảo Đá Giữa thì vẫn là nước biển, đúng môi trường tự nhiên của vích. Nguồn thức ăn cho vích ở đây cũng sẵn hơn vì Đá Giữa còn là đảo hoang, cá chưa bị săn bắt, thềm đá san hô ở đây khá rộng và nhiễu cá hơn ở đảo Trường Sa. Buổi tối đốt đuốc ra bãi đá san hô chém cá là cách bắt cá dễ và nhanh nhất tuy chỉ bắt được cá nhỏ nhưng nuôi vích cũng chỉ cần loại cá đó. Vì thế việc nuôi vích ở đây trong tầm tay. Nhưng bây giờ cái vũng kia vẫn còn là cái rốn chứa rác ruởi của biển. Một cây gỗ tròn, thẳng và dài tới gần hai mươi mét, đường kính gần một mét nằm vắt ngang qua vũng. Ở một đầu cây gỗ có đóng khuy sắt chắc chắn chứng tỏ cây gỗ được đóng bè vận chuyển trên biển rồi bè gỗ bị bão xé tung ra, trôi dạt khắp nơi. Hiệp nhìn cây gỗ và hình dung ra cây cầu duyên dáng soi bóng xuống hồ nước nuôi vích của đảo.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2009, 08:48:08 am »

ĐÂY LÀ TỔ QUỐC VIỆT NAM

    Đảo dài khoảng trên một trăm mét, chỗ rộng nhất trên sáu mươi mét. Khắp mặt đảo ngổn ngang mảnh gỗ mục, khúc cây lớn còn tươi sắc gỗ, tre, buơng từng cây dài hoặc những mảnh vỡ, quả dừa khô, quả bàng vuông, lông chim, đồ nhựa, phao, lưới đánh cá, chai, lọ, dép xốp quần áo, túi rủ lông... Chỗ gờ sóng lớn ngoài cùng thềm đá san hô phía bắc có chiếc sà lan đắm nằm  chênh vênh. Cạnh phía nam đảo, chiếc thuyền gỗ cắm sâu vào cát san hô, thành thuyền lộ ra ngang mặt đảo. Chiếc thuyền mắc cạn trên thềm đá san hô từ lâu và cát san hô dồn lấp gần kín chiếc thuyền. Nhìn cát san hô đầy ắp trong thuyền lại tưởng như chiếc thuyền chở cát san hô đến đây tự đánh đắm để đôn đảo lên.

    Chim bay về mỗi lúc một đông, đỗ thành vệt trên cát, đỗ kín trên những mỏm đá san hô lô xô quanh đảo. Có con chim xà xuống định đậu trên đầu Hiệp nhưng Hiệp đột ngột bước đi, nó vội bay lên. Ngước lên thấy con chim, biết ý định của nó, Hiệp liền đứng im một chỗ, đưa bàn tay lên cao. Lập túc con chim thanh thản, nhẹ nhàng đậu xuống bàn tay Hiệp. Con chim trắng, nặng đến hơn một cân. Chợt Hiệp nhận ra có nước dấp dính chảy tràn trên bần tay. Anh liền hất nhẹ tay cho cơn chim bay đi và nhìn vào bàn tay mình thì thấy bãi cứt chim ướt lầy nhầy trên bàn tay và mùi tanh của cá xộc lên.

    Điểm cao nhất trên đảo là bia chủ quyển. Bia đặt hơi lệch phía đông, nơi vụn san hô dồn cao hơn cả. Đấy là chiếc bia thứ ba ta đặt ở đây kể từ năm 1978. Một khối bê tông ba mặt, hình thang, cao một mét, chiều rộng đáy bốn gang tay, chiều rộng đỉnh một gang. Một phần ba phía trên mặt bia là hình lá cờ Việt Nam: Hình ngôi sao năm cánh lõm xuống, sơn vàng, nền cờ sơn đỏ, phía dưới lá cờ là hàng chữ VIỆT NAM in chìm vào bê tông, sơn đen. Chỉ thế thôi, cái khối bê tông đơn giản ấy cũng thầm nói với Hiệp rằng Đây là tổ quốc Việt Nam và mang lại cho Hiệp cảm giác thiêng liêng, xúc động khi đứng trước bia.

     Đảo Trưởng Sa nơi Hiệp ở cũ là đảo lớn, nổi cao, hình thành từ lâu, vụn san hô đã nát nhuyễn thành cát trộn lẫn với lượng phân chim đã tích tụ từ lâu tạo thành đất thực sự, một thứ đất vàng xám, mịn chặt, giữ được nước mưa, ngăn được nước biển. Ở hòn đảo nhỏ nhoi này, vụn san hô vẫn còn là cành, là thỏi, là cục, lổn nhổn như sỏi như đá, trơ trụi, rời rạc, nước mưa trút bao nhiêu xuống đảo cũng thấm ra biển hết, còn nước biển thì mặc sức thấm vào ao giữa đảo rồi khi triều xuống nước lại rút ra theo mực nước triều. Điều này sẽ làm cho cuộc sống ở đây vô cùng khắc nghiệt, khó khăn. Đảo trưởng nói rằng ổn định xong chỗ ăn chỗ ở lữ đoàn sẽ gửi đất màu và giống cây ra cho đảo. Bao giờ đây có mầm cây xanh nhỉ? Chỉ một mầm cây thôi cũng làm giảm đi một nửa sự khắc nghiệt của tự nhiên, cũng làm cho hòn đảo vững vàng hơn trước sóng gió.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM