Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:14:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhớ lại và suy nghĩ  (Đọc 167550 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #370 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:51:03 am »

Tôi gặp Ai-xen-hao một lần nữa trong hội nghị những người đứng đầu chính phủ Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô tại Giơ-ne-vơ năm 1955. Lúc đó ông ta đã là tổng thống nước Mỹ. Chúng tôi gặp ông và chẳng những đã nói chuyện về những ngày công tác trước đây trong Hội nghị kiểm soát, mà còn nói về cả những vấn đề nóng hổi, nhất là việc chung sống giữa các nước và củng cố hòa bình giữa các dân tộc.
Ai-xen-hao tỏ ra ngoan cố bảo vệ đường lối của các giới đế quốc Mỹ.
Đại tướng Ai-xen-hao với tư cách vừa là một con người vừa là một nhà chỉ huy quân sự đã có uy tín lớn trong quân đội các nước Đồng minh mà ông ta đã lãnh đạo trong Thế chiến thứ hai. Sau này, ông ta có thể làm được nhiều việc để giảm bớt sự căng thẳng quốc tế, và trước hết, là để chấm dứt cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam. Song tiếc thay ông ta không làm được một việc gì theo phương hướng đó, mà hơn nữa, lại là người bảo vệ đường lối của các giới đế quốc.
Sau chiến tranh, loài người tiến bộ hy vọng rằng, trong tương lai, những nước chủ chốt nhất sẽ phải nghiên cứu tới bài học vừa qua, nước Đức sẽ được xây dựng lại trên cơ sở dân chủ, còn chủ nghĩa quân phiệt và phát-xít Đức sẽ bị tiêu diệt tận gốc. Nhưng điều đó mới được thực hiện trên một phần nước Đức - nước cộng hòa dân chủ Đức.
Khi những lực lượng vũ trang Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu khỏi ách chiếm đóng phát-xít, dân tộc các nước ấy đã kiên quyết nắm lấy chính quyền nhà nước, xây dựng lại cuộc sống trên cơ sở dân chủ.
Những nước dân chủ Đông Âu nhìn thấy Liên Xô chẳng những là người giải phóng ách phát-xít cho mình, mà còn là sự bảo đảm vững chắc trong tương lai sẽ không thể có lực lượng hiếu chiến nào dám xâm phạm đến đất nước mình.
Tình huống hình thành lúc cuối chiến tranh là một thử thách nghiêm trọng đối với các đảng chính trị đang nắm chính quyền các nước phương tây, đối với những người lãnh đạo của các đảng ấy, xem nhãn quan chính trị của họ ra sao.
Vấn đề đặt ra, hoặc là đưa đất nước đi vào con đường hữu nghị giữa các dân tộc, hoặc là dẫn đất nước vào con đường thù địch với những nước khác.
Chiếu theo lời di huấn của V.I. Lê-nin, Chính phủ Liên Xô, Đảng chúng ta đã kiên trì đường lối chung sống hòa bình giữa các nước và đã làm mọi việc để củng cố hòa bình và hợp tác.
Trở về Béc-lanh, tôi lại nhiệt tình lao vào công tác trong Hội đồng kiểm soát.
V.X. Xê mê-nốp, cố vấn chính trị của chủ tịch ủy ban quân chính Liên Xô tại Đức, hiện nay là thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô, đã giúp tôi rất nhiều trong khi giải quyết những vấn đề có liên quan tới công cuộc cải cách dân chủ trong vùng chiếm đóng của Liên Xô.
Trong Hội đồng kiểm soát, chúng tôi cùng nhau nghiên cứu những vấn đề thực hiện các hiệp nghị Pốt-đam, có liên quan tới nước Đức nói chung.
Các sĩ quan, tướng lĩnh và các đồng chí chúng ta đã được chính phủ cử đi công tác trong ủy ban quân chính Liên Xô do tướng V.Đ. Xô-cô-lốp-xki lãnh đạo đã làm việc rất nhiều trong Hội đồng kiểm soát. Trách nhiệm của các đồng chí ấy không chỉ hoạt động trong Hội đồng kiểm soát, mà còn là tổ chức đời sống xã hội, sản xuất và nhà nước của nhân dân Đức tại phần phía đông nước Đức.
Các tổ chức cộng sản Đức, kịp thời đoàn kết được công nhân và nhân dân tiến bộ ở Đông Đức xung quanh mình đã giữ vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Tuân theo những mục đích nhân đạo, Chính phủ Liên Xô tiếp tục hết sức chăm sóc đời sống của nhân dân Đức trong thời kỳ khó khăn đó. Trước hết, chúng tôi đã chú ý đến nhân dân Béc-lanh, những người đang nằm trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Khi bộ đội ta chiếm Béc-lanh, số người ở đây không quá 1 triệu, nhưng cách một tuần sau đã lên tới trên 2 triệu, và đến hạ tuần tháng 5 có khoảng 3 triệu. Dân số tiếp tục phát triển bởi vì người từ những vùng khác trong nước Đức kéo đến.
Công nhân và giới trí thức kỹ thuật Đức tỏ ra rất tích cực trong việc thủ tiêu những hậu quả chiến tranh ở Béc-lanh. Ngày đêm họ ở lại trong khu vực đã định, tình nguyện hoàn thành những công việc giao cho.
Những tổ chức công tác viên gồm những người Đức chống phát-xít đã tích cực giúp đỡ ủy ban quân quản của Liên Xô. Họ tham gia vào tất cả những tổ chức bảo vệ trật tự xã hội, phân phối các thẻ lương thực trong nhân dân, kiểm soát việc cấp phát lương thực, bảo vệ nhà máy, công xưởng, những mục tiêu tối quan trọng của thành phố và các tài sản khác.
Nhân dân Liên Xô không quên những cống hiến cho cách mạng của giai cấp công nhân và giới trí thức tiến bộ ở Đức, những công lao to lớn của Đảng Cộng sản Đức và lãnh tụ của Đảng, Éc-nét Ten-lơ-man là người đã hy sinh lúc cuối chiến tranh trong nhà tù phát-xít.
Đảng và chính phủ chúng ta thấy có nghĩa vụ phải giúp đỡ nhân dân Đức trên tình anh em.
Lúc rút lui, bộ chỉ huy Đức đã bỏ lại trong những thành phố và các vùng dân cư hàng ngàn binh lính và sĩ quan bị thương. Riêng ở Béc-lanh và những vùng ven đã có hơn 20 vạn lính bị thương của quân đội Đức. Đối với những người ấy - là những kẻ thù trước đây - các cán bộ quân y của ta và Bộ Tư lệnh Liên Xô đã tỏ lòng nhân đạo cao cả, tổ chức cho họ được điều trị trong những điều kiện giống như các chiến sĩ Xô-viết.
Một hôm, nhân dịp đi ngang qua vùng Un-te Đen Lin-đen, đồng chí sĩ quan quân quản Béc-lanh chỉ cho tôi một ngôi nhà tương đối còn nguyên vẹn trong có các lính Đức bị thương. Chúng tôi quyết định ghé vào thăm.
Điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là phần lớn họ đều còn trẻ, hầu hết mới 15 - 17 tuổi. Được biết đây là những lính dân vệ thuộc nhiều đội mới tổ chức ra ở Béc-lanh hồi đầu tháng 4, tôi hỏi cái gì đã buộc họ phải gia nhập những đội phòng vệ khi nước Đức đang ở trong tình trạng tuyệt vọng đó.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #371 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:51:23 am »

Bọn trẻ cúi mặt xuống, im lặng. Có một trẻ nói:
- Chúng tôi không có lối thoát nào khác là cầm lấy vũ khí và phòng thủ Béc-lanh. Ai không tình nguyện xung vào đội, sẽ bị tuyển vào bọn Giét-ta-pô, và như vậy sẽ không có điều kiện trở về...
Tiếp tục nói chuyện một lúc nữa thì tôi được biết thêm là ở đây có một số người đã tham gia tác chiến tại gần Mát-xcơ-va vào tháng 11-1941. Tôi nói, tôi cũng có tham chiến ở Mát-xcơ-va. Một lính bị thương phát biểu ý kiến:
- Tốt nhất là đừng nhớ lại tấn thảm kịch ấy của quân đội Đức. Trung đoàn chúng tôi có một nghìn rưỡi tay lê, mà chỉ còn lại không đầy 120, và rồi 120 người ấy cũng phải đưa về hậu phương.
- Trung đoàn của anh chiến đấu ở đâu? - tôi hỏi.
- Ở Vô-lô-cô-lam-xcơ,- người đó trả lời.
- Thế thì, tôi với anh là những người quen biết cũ, - tôi nói.
- Thưa ngài tướng quân, làm sao biết được ngài đã chiến đấu ở đâu, trong khu vực nào? - Người lính bị thương nói.
Tôi nói, đã chỉ huy Phương diện quân miền Tây ở gần Mát-xcơ-va.
Chúng tôi hỏi họ ăn uống ra sao, và các bác sĩ Liên Xô điều trị như thế nào. Tất cả tranh nhau khen ngợi việc ăn uống và sự chăm sóc của ác nhân viên quân y Liên Xô.
Một trong số bác sĩ của ta nhận xét:
- Những người Đức đã giết hại các thương binh của ta, còn chúng tôi thì tất cả ngày đêm không ngủ phục hồi sức khỏe cho họ.
- Những người Đức bình thường không làm như vậy, - một lính Đức già đáp lại, - đó là những tên Đức phát-xít.
- Trong số các anh có bọn phát-xít không? - Tôi hỏi.
Im lặng...Tôi lại hỏi, lại im lặng. Một quân nhân tuổi chừng 55 đứng dậy, bước lại gần giường một quân nhân khác, thúc vào lưng hắn ta, nói:
- Quay lại.
Hắn ta miễn cưỡng quay lại.
- Đứng lên và báo cáo rằng mày là phát-xít!
Nói chuyện tiếp với họ, tôi biết là trong số lính ở đây còn có thêm một tên phát-xít nữa.
Khi chúng tôi rời khỏi quân y viện, họ đề nghị để các bác sĩ và hộ lý Liên Xô chăm sóc họ.
Những ngày, những tháng đầu tiên sau chiến tranh, chúng tôi thường được gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Đức, Vin-hem Pích, Van-te Un-brích và những bạn chiến đấu gần gũi của các đồng chí ấy. Các đồng chí đau lòng nói về những mất mát nặng nề của Đảng Cộng sản, của bộ phận công nhân ưu tú và tầng lớp trí thức tiến bộ. Các đồng chí quan tâm sâu sắc đến tình trạng khó khăn của những người lao động Đức.
Theo đề nghị của Đảng Cộng sản và của cá nhân các đồng chí V. Pích và V. Un-brích, Chính phủ Liên Xô đã cung cấp tiêu chuẩn lương thực ăn hàng ngày cho nhân dân Béc-lanh.
Khi nước Đức phát-xít bị đánh tan, nhân dân Liên Xô đã hành động như thế đấy.
Còn như Hít-le, chúng đã đối xử như thế nào đối với nhân dân Liên Xô?
Chuẩn bị đánh chiếm Mát-xcơ-va, Hít-le đã ban hành mệnh lệnh mà tôi muốn nhắc lại dưới đây:
“Phải vây chặt thành phố, không cho một lính Nga, một người dân Nga - đàn ông, đàn bà, hoặc trẻ em - rời khỏi thành phố. Dùng sức mạnh đàn áp mọi mưu toan ra khỏi thành phố. Tiến hành những công tác chuẩn bị cần thiết để có thể dùng những công trình to lớn làm cho Mát-xcơ-va và vùng xung quanh chìm ngập trong biển nước..
Phải làm cho vùng Mát-xcơ-va hiện nay trở thành biển cả, và cái biển đó phải chôn vùi vĩnh viễn thủ đô của dân Nga, xóa bỏ nó trên bản đồ của thế giới văn minh2] Trình bày có rút gọn lại – TG.
[3] Tức Trân châu cảng thuộc Ha-oai - ND.
[4] Ph. Gan-de. “Hít-le là lãnh tụ”, Mi-un-khen, 1949, tr.58.
[5] Phiên tòa Nu-rem-be, 1957, t.1, tr.495.
[6] Phiên tòa Nu-rem-be, 1957, t.1, tr.495.

Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #372 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:51:57 am »

Kết luận
NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI

CHIẾN tranh Vệ quốc vĩ đại là một cuộc xung đột to lớn nhất giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa phát-xít. Đó là một cuộc chiến tranh của toàn dân chống lại kẻ thù giai cấp độc ác đã xâm phạm đến thứ quý báu nhất của nhân dân Xô-viết - thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại và chính quyền Xô-viết.
Đảng cộng sản đã động viên đất nước chúng ta, phát động nhân dân các dân tộc trong nước đứng lên, kiên quyết dùng đấu tranh vũ trang để chống lại chủ nghĩa phát-xít. Từ những ngày bắt đầu cho đến những ngày chấm dứt chiến tranh, tôi được may mắn công tác trong Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Tôi đã thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô tiến hành một công tác tổ chức vĩ đại biết bao để động viên nhân dân, lực lượng vũ trang và nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt bọn quân phiệt phát-xít Đức. Nói thẳng ra, chúng ta không thể chiến thắng kẻ thù, nếu như chúng ta không có một Đảng dày kinh nghiệm và đầy uy tín, không thể có chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Những lực lượng tinh thần và vật chất hùng mạnh của chế độ đó đã cho phép ta cải tổ lại trong một thời gian ngắn toàn bộ sinh hoạt của đất nước, tạo ra những điều kiện để tiêu diệt những lực lượng vũ trang của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Sự thống nhất giữa các dân tộc và nhân dân trong các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, khối liên minh công nông, sự đoàn kết của tất cả những người lao động, các tầng lớp thanh niên, trí thức xung quanh khẩu hiệu, ngọn cờ của Đảng: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!” đã nhân sức mạnh của chúng ta lên rất nhiều.
Do ảnh hưởng của lối sống Xô-viết, do có công tác giáo dục sâu rộng của Đảng, trên đất nước chúng ta đã hình thành những con người vững tin vào tính chất chính nghĩa của sự nghiệp của mình, giác ngộ sâu sắc về trách nhiệm của mỗi người trước vận mệnh của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Con người ấy bất kỳ ở đâu, - ở ngoài tiền tuyến, ở hậu phương, ở vùng sau lưng địch, ở trong các trại giam phát-xít, trong các công tác khổ sai ở nước Đức, - ở khắp mọi nơi, họ đều làm tất cả những gì tùy thuộc vào họ để nhanh chóng chiến thắng chủ nghĩa phát-xít.
“Chiến tranh đã đem lại cho chúng ta những mất mát và tàn phá không lấy gì so sánh được, - L.I. Brê-giơ-nép đã nói trong bản báo cáo nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. - Chiến tranh gây nên đau khổ cho nhân dân, và ngày nay lòng hàng triệu các bà mẹ, các phụ nữ góa, các trẻ em mồ côi còn đang đau xót. Đối với con người, không tổn thất nào đau đớn hơn là việc mất mát những người thân, những đồng chí, những bạn bè. Không cảnh tượng nào nặng nề hơn khi nhìn thấy những thành quả lao động, mà con người đã lấy sức lực, tài năng, tình yêu quê hương để xây đắp nên, bỉ phá hoại. Không mùi vị nào đắng cay hơn là mùi khét lẹt của đống tro tàn. Khi người chiến sĩ Xô-viết trở về nhà, thì quê hương thân yêu được giải phóng thoát khỏi ách tàn bạo phát-xít còn đầy thương tích đạn bom và sắt thép, đang nằm trong cảnh đổ nát hoang tàn.
Nhưng không gì có thể phá vỡ được ý chí con người Xô-viết, không gì có thể cản bước đi thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nỗi đắng cay của cảnh tượng mất mát nặng nề thật. Nhưng bên cạnh đó trong tâm hồn con người Xô-viết lại bừng lên niềm sung sướng mới - niềm vui chiến thắng. Chiến công của những người đã anh dũng hy sinh đang cổ vũ những người còn sống”.
Không cho phép một ai có thể hạ thấp ý nghĩa những thành tích trong chiến đấu và lao động của nhân dân Xô-viết trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại!
Tôi dành cuốn sách này cho người chiến sĩ Xô-viết. Bằng máu và mồ hôi của mình các chiến sĩ đã chiến thắng một kẻ thù mạnh. Họ biết nhìn thẳng vào hiểm nguy, tỏ ra anh hùng và dũng cảm đến cao độ. Chiến công của họ vì Tổ quốc thật vĩ đại vô cùng. Người chiến sĩ Xô-viết thật xứng đáng với lòng biết ơn đời đời của nhân loại tiến bộ.
Cán bộ các cấp, từ đồng chí thiếu úy đến đồng chí nguyên soái đều rất xuất sắc. Đó là những người yêu nước nhiệt thành, những người tổ chức đầy kinh nghiệm và gan dạ chỉ huy hàng triệu quân chiến đấu. Thật là sai lầm nếu đem tách rời các chiến sĩ và sĩ quan Xô-viết ra làm hai. Theo nguồn gốc xuất thân, trong phong cách suy nghĩ và hành động, cán bộ và chiến sĩ đều là những người con trung thành của Tổ quốc.
Tính chất vĩ đại của chiến thắng lịch sử mà Liên Xô giành được trong cuộc đấu tranh chống nước Đức phát-xít là ở chỗ nhân dân Liên Xô không chỉ bảo vệ riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa của mình. Nhân dân Liên Xô đã quên mình đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp vô sản quốc tế là giải phóng các dân tộc châu Âu khỏi ách phát-xít.
Nhân dân Liên Xô không quên sự đóng góp của dân tộc các nước khác vào thắng lợi trước kẻ thù chung. Quân đội chúng ta, nhân dân chúng ta còn nhớ và đánh giá cao lòng dũng cảm và chí can trường của các chiến sĩ kháng chiến.
Liên Xô là một Nhà nước hòa bình. Những mục tiêu lớn nhỏ của nhân dân đều nhằm vào một mục đích duy nhất - xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên đất nước chúng ta. Vì vậy, chúng ta không cần chiến tranh. Nhưng để bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân Liên Xô, chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cần rút ra những kinh nghiệm giúp cho việc phòng thủ đất nước có hiệu quả hơn, cần huấn luyện và giáo dục bộ đội một cách đúng đắn.
Chiến tranh không đe dọa nổi những người biết chuẩn bị kỹ cho chiến tranh, những người biết vị trí của mình trong công cuộc phòng thủ đất nước. Tình trạng hoang mang và sợ hãi thường nảy sinh ra ở những nơi mà đất nước, bộ đội và quần chúng nhân dân không có sự chuẩn bị cần thiết cho chiến tranh, những nơi không có sự tổ chức thích đáng và sự lãnh đạo vững chắc trong những lúc thử thách hiểm nghèo.
Do có cuộc cách mạng kỹ thuật trong ngành quân sự, và có cuộc cải tổ lớn về mặt tổ chức trong quân đội và hạm đội, do chỗ hỏa lực đột kích chủ yếu ngày nay là tên lửa, nên thường nghe thấy có người nói, thời đại “chiến tranh bấm nút” đã đến và con người giữ vai trò thứ yếu trong chiến tranh. Ý kiến đó là sai lầm.
Mặc dù vũ khí tên lửa và nguyên tử có những giá trị đến như thế nào chăng nữa, thì con người, không phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm và phương pháp chiến tranh, đã, đang và sẽ giữ vai trò chủ yếu trong chiến tranh. Vũ khí mới nhất, kể cả vũ khí sát thương hàng loạt không hạ thấp được vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh. Dẫu thế nào, chiến tranh vẫn đòi hỏi số lớn quần chúng tham gia. Trong trường hợp này thì trực tiếp tham gia đấu tranh vũ trang, trong trường hợp khác thì tham gia sản xuất cho chiến tranh, bảo đảm mọi mặt cho cuộc đấu tranh vũ trang.
Đã lâu tôi nghĩ sẽ kết thúc những hồi ức của mình ra sao, sẽ dành những trang sách về cuối này cho ai, và viết những gì. Tôi muốn đưa ra một số kết luận nào đó (lẽ đương nhiên, những kết luận viết trong sách là những suy nghĩ riêng của người viết), tôi muốn phân tích tất cả những gì mình được chứng kiến, bản thân được tham gia, nhưng tôi đã làm công việc đó trong suốt cuốn sách rồi. Nên giờ đây, nói đến cũng chỉ là nhắc lại những gì đã viết.
Nhưng tôi muốn nói lại, nói lại nhiều lần nữa một vấn đề, và không phải bằng những lời nói của mình mà bằng lời nói trung thực, tuyệt tác của Lê-nin.
“Không bao giờ có thể chiến thắng nổi một dân tộc trong đó số lớn công nhân, nông dân đã hiểu rõ, cảm thấy và nhận ra rằng họ đang bảo vệ một sự nghiệp mà thắng lợi của sự nghiệp ấy sẽ bảo đảm cho họ và con cháu họ khả năng sử dụng mọi phúc lợi của nền văn hóa, mọi sáng tạo của lao động con người”.
HẾT
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #373 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:52:36 am »

Phụ lục
THẮNG LỢI CỦA LIÊN XÔ
VÀ SỰ BẤT LỰC CỦA NHƯNG KẺ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

(Bài đăng trên tập san “Người cộng sản” số 1, tháng Giêng, 1970).
 
ĐÃ gần đến ngày kỷ niệm lần thứ 25 thắng lợi của Liên Xô đánh bại nước Đức Hít-le trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trong khi nhớ lại những sự kiện đã trải qua và suy nghĩ về những sự kiện đó qua lăng kính của một phần tư thế kỷ kinh nghiệm sau chiến tranh, với một nguồn sức mạnh mới, người ta đang nhớ lại những biến cố kinh khủng của những năm chiến tranh.
Những năm gần đây, nhất là trong thời gian viết cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”, tôi đã có nhiều lần tham khảo các sách báo nói về cuộc chiến tranh vừa qua. Ngoài những sách của các tác giả Liên Xô, tôi đã đọc nhiều tác phẩm của các nhà sử học nước ngoài, kể cả những nhà sử học ở các nước tư bản. Trong khi ngẫm nghĩ về những điều họ viết, tôi đã nảy ra những ý nghĩ mà tôi muốn trình bày cùng các bạn đọc, cố nhiên là không hề mảy may có ý định coi đó là những nhận xét và kết luận hoàn hảo.
Trong số tác phẩm của các nhà sử học tư sản, tất nhiên đôi khi cũng có những công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở tìm hiểu các sự kiện một cách có lương tâm, điều đó chứng tỏ rằng tác giả muốn hiểu rõ chân lý. Nhưng, trong kho sử liệu tư sản lại đầy rẫy những tác phẩm có tính chất khác hẳn. Tôi thấy hình như trong khi nghiên cứu lịch sử của Thế chiến thứ hai, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc, trước tiên là tìm cách giải đáp cho câu hỏi: Vì sao Liên Xô bị tàn phá và thiệt hại nặng nề mà lực lượng của chủ nghĩa xã hội, rốt cuộc, vẫn phát triển, trong khi đó thì thế giới tư bản nói chung bước ra khỏi chiến tranh lại bị suy yếu?
Để tránh một câu trả lời duy nhất đúng, tức là thừa nhận tính hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản, các nhà tư tưởng phương Tây đã cố tìm cách giải thích bằng những nhân tố thứ yếu, chẳng hạn cho rằng đó là sai lầm của cá nhân những người hoạt động chính trị và cầm quyền. Điều đó cốt để chứng minh rằng những kết quả quan trọng nhất về chính trị - xã hội của Thế chiến thứ hai như thắng lợi có ý nghĩa lịch sử thế giới của một nhà nước xã hội chủ nghĩa đã đánh bại khối phát-xít và bước đi thành công của chủ nghĩa xã hội trên thế giới sau chiến tranh, chỉ là ngẫu nhiên chứ không phải là tất yếu theo quy luật.
Đặc điểm chung của hàng loạt tác phẩm do các nhà sử học phương Tây viết về chiến tranh là xuyên tạc vai trò thực tế và cống hiến quyết định của Liên Xô trong việc khối đồng minh chống Hít-le đánh thắng nước Đức phát-xít và các nước chư hầu. Họ làm điều đó bằng mọi cách trực tiếp và gián tiếp. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là im lặng. Vì rằng khó có thể công khai phủ nhận Liên Xô là lực lượng chủ yếu đã đánh bại chủ nghĩa phát-xít và Quân đội Xô-viết đã giúp đỡ hết sức cao cả cho nhân dân các nước bị chiếm đóng ở châu Âu. Song nếu càng ít nói đến cuộc đấu tranh của Liên Xô và trong khi đó, lại tìm mọi cách thổi phồng tầm quan trọng của các hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang Mỹ và Anh thì những kẻ xuyên tạc lịch sử sẽ đạt được mục đích, và thế hệ thanh niên ngày nay sẽ không phân biệt nổi thực hư.
Về mặt này, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ trong việc kỷ niệm lần thứ 25 cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ - Anh vào Noóc-măng-đi và ngày mở mặt trận thứ hai chống nước Đức Hít-le (cái gọi là chiến dịch “Ô-véc-lo”). Nhân dịp đó, người ta đã tổ chức những ngày hội lớn ở Hoa Kỳ, ở Anh và đương nhiên là ở những nước Tây Âu nào mà ngày 6-6-1944 được xem là ngày giải phóng khỏi ách chiếm đóng trong 4 năm của phát xít Đức. Kỷ niệm là một cớ để cho báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình tuyên truyền khoe khoang thành tích của quân đồng minh và đề cao cuộc đổ bộ qua biển La Măng-sơ, coi như đó là một bước ngoặt trong quá trình Thế chiến thứ hai và là tiền đề chính của sự tiêu diệt nước Đức quốc xã.
Thực ra, cuộc đổ bộ vào Noóc-măng-đi và các cuộc tiến công sau đó của quân đội Anh - Mỹ vào Pháp và Bỉ cũng là chiến dịch có ý nghĩa lớn về chính trị và chiến lược. Nhân dân của tất cả các nước trong khối liên minh chống Hít-le đã phấn khởi chào mừng thành tích của các nước đồng minh. Nhân dân Liên Xô đã ba năm chịu đựng một mình gánh nặng chiến tranh chống Đức và chư hầu của nó, cũng đã vui mừng chào đón tin mở mặt trận thứ hai mà họ chờ đợi từ lâu Tôi cũng còn nhớ phản ứng riêng của tôi khi được tin cuộc đổ bộ đó bắt đầu, tin đó đã gây nên trong cơ quan Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô một cảm giác hài lòng.
Nhưng, trong khi thừa nhận ý nghĩa tích cực của chiến dịch “Ô-véc-lo” và nói lên công lao của quân đội Mỹ - Anh quả cảm, chúng ta không thể nào tán thành việc đánh giá quá cao vai trò của chiến dịch này và ảnh hướng của nó đối với diễn biến sau này cũng như đối với sự kết thúc của Thế chiến thứ hai được.
Vấn đề mặt trận thứ hai là một trong những vấn đề trung tâm của chiến lược thống nhất giữa các nước đồng minh ngay sau khi nước Đức phát-xít tiến công vào Liên Xô, là một trong những vấn đề trung tâm của việc thành lập một khối liên minh chống Hít-le, đứng đầu là Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #374 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:53:40 am »

Thái độ của các giới cầm quyền các cường quốc phương Tây trong vấn đề này nói lên ước mơ của họ muốn trút tất cả gánh nặng chiến tranh sang cho Liên Xô, và đồng thời không để cho Hồng quân giải phóng các dân tộc châu Âu.
Cuộc đổ bộ lên Noóc-măng-đi đã được thực hiện 11 tháng trước lúc kết thúc chiến tranh, trong lúc mà sự kết thúc của nó đã được quyết định một cách dứt khoát rồi, nhờ có những thắng lợi của các lực lượng vũ trang Liên Xô. Chiến dịch “Ô-véc-lo” đã được bắt đầu trong những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nước đồng minh phương Tây. So với đối phương, họ đã có ưu thế tuyệt đối về quân số và cơ sở vật chất[1]. Ở các nước Tây Âu bị chiếm đóng, có phong trào kháng chiến mạnh mẽ, đại đa số nhân dân đang nóng lòng chờ mong được giải phóng khỏi ách phát-xít. Đặc biệt ở Pháp, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa toàn dân.
Tất cả những cái đó đã khiến cho việc thực hiện kế hoạch “Ô-véc-lo” được dễ dàng nhiều. Nhưng điều kiện cần thiết chính cho thắng lợi của chiến dịch này là ở chỗ bộ tư lệnh phát-xít Đức đã mất khả năng tăng thêm lực lượng cho chiến trường Tây Âu. Nước Đức đã bị suy yếu vì những tổn thất nặng nề trong các trận đánh ở mặt trận phía đông. Mùa hè và mùa thu năm 1944 cả chiến trường Xô - Đức rộng lớn đang chuyển động, quân địch bị hết thất bại này đến thất bại khác và không thể rút ở đấy đi một sư đoàn nào, trong khi đó thì quân đồng minh, sau khi đã tích luỹ được một lực lượng đáng kể ở bàn đạp Noóc-măng-đi, đã chuyển sang tiến công vào những ngày cuối tháng 7 và đến cuối tháng 8, đã tiến đến Pa-ri một cách dễ dàng. Ngay cả đến Sớc-sin, một người chống cộng sản điên cuồng và hết sức thù ghét Liên Xô, cũng đã phải tuyên bố ở hạ nghị viện Anh ngày 28-9-1944 rằng “chính quân đội Nga đã rút ruột bộ máy chiến tranh của Đức và hiện nay đang kìm lại trên chiến trường của họ một bộ phận lực lượng địch rất lớn”.
Nói như vậy, chúng ta không hề làm giảm giá trị các hoạt động quân sự của đồng minh trong chiến dịch “Ô-véc-lo” và trong cuộc tiến công sau này của họ vào Pháp, Bỉ và Hà Lan, nhưng cũng không nên quên rằng mặt trận thứ hai ở Tây Âu đã mở quá muộn, ít ra là đã muộn đến hai năm, khi nước Đức phát-xít không những đã kiệt quệ, mà đã bị đẩy đến bên miệng hố tiêu diệt vì những cuộc chiến đấu anh dũng của Quân đội Xô-viết và những nỗ lực của toàn dân Liên Xô.
Sở dĩ tôi nói tỉ mỉ nhiều đến những nhân tố này là vì sử sách và bộ máy tuyên truyền phương Tây muốn lờ đi. Điển hình nhất của việc phớt lờ này là cuốn sách “Một ngày dài nhất” của nhà báo Mỹ Coóc-nê-li-u-xơ Rai-an, một cuốn sách khá om sòm ở phương Tây; nó đã được phổ biến rộng rãi và càng rộng rãi hơn qua một kịch bản cùng tên của cùng một tác giả.
Sách đã có kê cứu tài liệu và mô tả đúng những sự kiện riêng lẻ của cuộc đổ bồ của quân đồng minh vào Noóc-măng-đi ngày 6-6-1944 - Cái ngày chiến tranh “dài nhất” đối với quân đội Anh - Mỹ. Còn về phần đánh giá tình hình chung trong lúc diễn ra cuộc đổ bộ thì Rai-an đã xuyên tạc sự thật lịch sử. Gọi năm 1944 là “năm quyết định của Thế chiến thứ hai”, trong suối cả cuốn sách khá dày của mình, trong khi nhận định tình hình hồi đầu tháng 6 tác giả chỉ có một lần tranh thủ nhắc qua đến mặt trận Xô - Đức bằng những câu như sau:
“Đế chế thứ ba của Hít-le đang đi từ chỗ tan rã đến sụp đổ; ngày đêm hàng nghìn máy bay đồng minh đến ném bom nước Đức, quân Nga kéo vào Ba Lan, quân đồng minh đã đứng ở cửa ngõ Rôm - ở trên tất cả các chiến trường, mới đây quân phát-xít Đức còn mạnh như thế mà bây giờ bị tổn thất to lớn, đang rút lui”.
Câu này nhằm một mục tiêu rất xa. Thứ nhất là nó gợi lên cho độc giả ý nghĩ rằng việc làm cho quân Đức suy yếu và thất bại là do ba lực lượng đóng vai trò ngang nhau: các cuộc ném bom của quân đồng minh, cuộc tiến công của “các lực lượng Nga” và hoạt động của quân đội Anh - Mỹ ở Ý; kết quả là quân Đức rút lui “trên tất cả các chiến trường” (chiến trường nào!?), vì bị “tổn thất to lớn” (ở đâu?).
Thứ hai là cái ca khúc như vậy của cuốn sách dùng để làm cơ sở cho chủ đề tư tưởng của tác giả là đề cao vai trò quyết định của cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào Noóc-măng-đi đối với việc kết thúc chiến tranh. Ý này, tên thống chế phát-xít Rô-men cũng đã phát biểu lên trong những lời của y được trích dẫn trong bài tựa và chương cuối của cuốn sách, đoạn này mô tả cảnh buổi tối ngày 6-6 ở cơ quan tham mưu của Rô-men tại một làng Pháp bị Đức chiếm, làng Rô-sơ Hi-ông, tác giả dụng ý nêu lên: “Rồi đây làng này... sẽ được giải phóng và toàn châu Âu cũng cùng được giải phóng với nó”.
Thế là quân đội Mỹ - Anh sẽ phải giải phóng “toàn châu Âu”. Liên Xô, như ta thấy, ở đây chẳng có tích sự gì cả. Sao vậy? Đây là do tác giả chưa nghĩ đến nơi hay là cố tình xuyên tạc lịch sử? Chắc chắn hơn cả là điều thứ hai[2].
Khi đọc sách báo nói đến những cuộc chiến đấu trên các chiến trường không phải chiến trường Xô - Đức, người đọc không thể thấy được rằng, vai trò của Liên Xô đã bị phớt lờ và cống hiến của Liên Xô vào thắng lợi đã bị hạ thấp, mà có thể còn tưởng rằng đó là sự thật. Các nhà sử học phương Tây chỉ mô tả những chiến dịch của mình lại còn “thiên về” phía mình nữa? Nhưng tệ hơn cả là họ viết và giải thích về quá trình cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô nói chung hoặc về những biến cố riêng biệt của cuộc chiến tranh đó.
Khi đọc về những trận đánh lớn nhỏ trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại do tác giả phương Tây viết, điều trước tiên đập vào mắt người ta là sự lắp lại thiếu phê phán “những sự thật không thể chối cãi” được nêu ra hồi đầu và giữa những năm 50 trong các hồi ký của các viên tướng phát-xít về hưu và những nhà ngoại giao đã phá sản.
Tất nhiên, cơ sở bằng sự kiện của việc nghiên cứu các trận đánh này nọ trong thời gian đó nay căn bản đã thay đổi, bây giờ các nhà sử học phương Tây được sử dụng số liệu nhiều hơn trước, và có thêm những tài liệu mới, v.v... Nhưng phương pháp phân tích của họ thì vẫn như xưa.
Thí dụ, chúng ta xét vấn đề bàn về giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #375 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:54:07 am »

Những sự kiện năm 1941, trong đa số trường hợp, được các nhà sử học phương Tây đặc trưng như cuộc tiến công thắng lợi của quân đội Hít-le; còn các hoạt động của Quân đội Liên Xô thì được mô tả như là một chuỗi thất bại liên tiếp, và Bộ tư lệnh của chúng ta thì bị gán cho là bối rối và nhu nhược. Hơn nữa, họ không chú ý gì đến việc Quân đội Liên Xô trong những tuần đầu và tháng đầu của cuộc chiến tranh không phải chỉ thất bại, mà còn đã đặt được nền móng cho thắng lợi sau này; họ không nói gì đến việc các chiến sĩ Xô-viết ngay từ những giờ đầu của chiến tranh, để chống lại quân đội phát-xít Đức, đã tiến hành một cuộc kháng cự quyết liệt mà trước đó chúng chưa bao giờ gặp phải, và cuộc kháng cự đó, chẳng bao lâu sau, đã phá tan được những kế hoạch của chúng.
Đối với những người thuộc thế hệ của tôi và đối với lịch sử, không cần thiết phải tô vẽ hoặc giấu giếm những khó khăn mà nhân dân Liên Xô phải cáng đáng trong những năm 1941-1942. Song, những đòn đột kích mà trong những năm đó không nước nào chịu nổi, thì Hồng quân đã đỡ lấy, và sau đó, khi đất nước ta đã động viên được những nguồn dự trữ vật chất và lực lượng của mình thì kẻ thù liền bắt đầu nếm mùi thất bại này đến thất bại khác.
Nếu như những bức tranh phiến diện mà ngày nay kẻ thù tư tưởng của chúng ta ra sức bêu rếu đó là có thật thì xin hỏi: tại sao ngay từ những tuần đầu của chiến tranh, tổng tham mưu trưởng lục quân Đức Gan-đe đã phải ghi vào nhật ký của y rằng, người Nga “chiến đấu đến người cuối cùng”, “họ chết trong các lô-cốt chứ không đầu hàng”, v.v...? Vậy tại sao ngày 20-7, Gan-đe lại than phiền là quân Đức “liên tiếp gặp các trận đánh đẫm máu” đã quá mỏi mệt, và “các cấp lãnh đạo đã sa sút tinh thần”, tại sao cuối tháng 7, y lại nhận định “tình hình tại một số khu vực trở nên hết sức gay go”? Và tại sao đầu tháng 8-1941, bộ tư lệnh lục quân địch lại đi tới kết luận về sự tan vỡ nói chung của kế hoạch giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống Liên Xô?
Sự thật là ở chỗ, các chiến sĩ Xô-viết đã quên mình, anh dũng bảo vệ. từng tấc đất quê hương. Như mọi người rõ, ngay từ năm 1941 quân đội phát xít đã bị thất bại nặng nề ở Xmô-len-xcơ, trên hướng Ki-ép, và tháng Chạp năm 1941 chúng đã bị đánh tan ở gần Mát-xcơ-va, mà hậu quả của nó là kế hoạch chiến tranh chống Liên Xô của Hít-le bị vỡ. Còn Bộ tư lệnh tối cao Liên Xô thì không bao giờ rơi vào tình trạng bối rối, nhu nhược, trái lại đã vững vàng lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Liên Xô.
Nếu như câu chuyện thần thoại về “sự bối rối” của Bộ tư lệnh Xô-viết là đúng thì hãy hỏi: ngay từ những tuần đầu của cuộc chiến tranh, ai đã tổ chức và lãnh đạo tiến hành một việc chưa từng có trong lịch sử là thành lập những lực lượng dự bị rất đông đảo, điều động nó ra mặt trận và triển khai nó thành nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh và làm cho kế hoạch “Bác-ba-rô-xa” của Hít-le bị phá sản trước mùa đông năm 1941? Bộ tổng tham mưu Đức, trong khi vạch kế hoạch gây chiến chống Liên Xô, đã trù tính rằng, Bộ Tư lệnh Xô-viết có thể lấy thêm trong vòng nửa năm nhiều nhất là 59 binh đoàn. Nhưng thực tế thì chỉ riêng trong vòng một tháng - một tháng rưỡi mùa hè năm 1941, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã điều ra mặt trận hơn 324 sư đoàn, trong dó có 74 sư đoàn được phái sang hướng Tây. Nếu không phải Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thì ai đã tổ chức được cuộc sơ tán chưa từng có trong lịch sử cho hơn 1.500 xí nghiệp công nghiệp miền Đông. Rõ ràng là tất cả những điều đó đã có thể làm được và đó chính là kết quả của một công tác tổ chức khổng lồ, ráo riết mà Đảng Cộng sản, Hội đồng quốc phòng, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao và các cơ quan của chính quyền Xô-viết đã tiến hành. Công tác tổ chức đó đã dựa vào tinh thần yêu nước của quần chúng, sự trung thành quên mình của nhân dân đối với Tổ quốc và những lý tưởng của Đảng. Không có nhân tố cơ bản và quan trọng nhất ấy thì chẳng những không thể chiến thắng được kẻ thù, mà cũng không thể tiến hành được cuộc đấu tranh chống nạn xâm lược phát-xít đó.
Tinh thần anh dũng, lòng kiên trì và nhiệt tình của nhân dân Liên Xô, nghệ thuật cao của các lực lượng vũ trang Liên Xô hiển nhiên đến nỗi kẻ ghét chủ nghĩa xã hội điên cuồng nhất cũng khó có thể phủ nhận được. Song, trong khi thừa nhận cuộc đấu tranh anh dũng đó, những kẻ xuyên tạc lịch sử lại mô tả nó thế nào để gieo rắc cho người đọc mối nghi ngờ đối với nguồn sức mạnh và tinh thần dũng cảm của nhân dân Liên Xô, đối với những lý tưởng mà họ chiến đấu.
Năm 1969 ở Anh xuất bản cuốn sách dày cộm của Ha-ri-xơn Xôn-xbi-ri “Phong tỏa Lê-nin-grát
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #376 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:54:30 am »

Trong sách không hề lên án những tội ác của bọn Hít-le hòng triệt hạ Lê-mn-grát đến tận gốc, bắn giết tất cả nhân dân thành phố; nguyên nhân của những tổn thất to lớn của nhân dân, ông Xôn-xbê-ri không nhìn thấy ở tội ác man rợ của bọn phát-xít, mà lại là ở những sai lầm và thiếu sót của các nhà lãnh đạo Xô-viết.
Tác giả cũng không bỏ qua việc tôi tham gia và có trách nhiệm trong việc phòng thủ Lê-nin-grát bằng cách đưa ra những chuyện “giật gân” và một loạt những câu chuyện đơm đặt.
Điều đáng chú ý là báo chí tư sản Anh đã chào đón sự ra mắt cuốn sách của H. Xôn-xbê-ri bằng một dàn đồng ca gồm những bài bình luận tán dương. Cứ so sánh ý kiến của các nhà bình luận cũng thấy được rất dễ là họ cố ý tìm mọi cách làm cho người ta nghi ngờ những công trình nghiên cứu lịch sử của Liên Xô về thiên anh hùng ca Lê-nin-grát.
Ví dụ, nhà bình luận nổi tiếng của “Tạp chí người quan sát”, Ét-uốt Cren-soi cho rằng, “thật không thể giải thích được là chúng ta phải chờ đợi gần 20 năm mới thấy một ý định nghiêm túc nói lên một cách thành thật về những nỗi đau khổ và lòng kiên cường của con người” trong thành phố Lê-nin-grát bị phong tỏa, tưởng đâu như ông ta không biết rằng cuộc phòng thủ thành phố Lê-nin đã từ lâu được mô tả tỉ mỉ trong sách báo Liên Xô, cả trong sách báo về lịch sử chiến tranh cũng như các sách báo văn nghệ. Điệp khúc của ông Cren-soi lại được V.Min-lơ trong “Người bảo vệ” và B. Bôn-đơ trong “Li-xnơ” ca lại; trong khi nói tới số lượng khổng lồ những người chết, họ vờ vịt tỏ ra lấy làm tiếc rằng, trước khi cuốn sách của H. Xôn-xbê-ri xuất bản, con số thực tế về những người hy sinh hình như vẫn bị bưng bít.
V. Min-lơ viết rằng: “trong 880 ngày phong tỏa Lê-nin-grát, người chết nhiều hơn đến 10 lần so với ở Hi-rô-si-ma”, nhưng ông lại bổ sung thêm rằng “nếu thế giới phương tây không biết được con số này, thì ban lãnh đạo Xô-viết phải tự trách mình, vì họ chỉ nhấn mạnh nhiều đến chủ nghĩa anh hùng (!?) và bỏ qua mất những khía cạnh khác”. B. Bôn-đơ khẳng định rằng hình như “ban lãnh đạo Xô-viết cố tình giảm bớt số tử vong vì đói, giới hạn nó bằng con số 632.253”, và “các văn nghệ sĩ nào nói lên sự thật về cuộc phong tỏa đều bị theo dõi”.
Khó mà nói được rằng đây là thông minh hay ngu xuẩn nhiều hơn. Sau chiến tranh, lên thống kê số người chết trong cuộc phong tỏa là chuyện dễ như trở bàn tay. Trong mùa đông khủng khiếp 1941-1942, trong thời kỳ bị bao vây thì ai mà không đếm được bao nhiêu người chết? Theo một thông báo chính thức thì con số người chết là 632.000 người. Nhưng về sau các sử gia Xô-viết đã xác định lại con số này và đã công bố lên một ấn phẩm mới nhất của Liên Xô - tập 5 “Phác thảo lịch sử Lê-nin-grát”. Và đây, trong tác phẩm có giá trị ấy viết: “vì các vụ bắn phá của không quân và pháo binh, 16.747 người Lê-nin-grát đã bị chết và 33.782 người bị thương...Trên 800.000 người Lê-nin-grát đã bị chết vì đói và thiếu thốn - đó là kết quả của cuộc phong tỏa của địch”.
Vậy ông Xôn-xbê-ri đã “phát hiện” được cái gì, ai cần giấu giếm làm gì con số người chết vì tội ác của bọn phát-xít Đức? Rõ ràng những điều luận lý của Xôn-xbê-ri về con số xuyên tạc và con số thật của các tổn thất ở Lê-nin-grát thật không đáng giá một đồng xu nhỏ?
Vậy thì vì sao ông Xôn-xbê-ri và những nhà bình luận cuốn sách của ông lại không chú ý đến những con số đã công bố ấy? Họ không phủ nhận chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Lê-nin-grát, thậm chí còn nhỏ những giọt nước mắt cá sấu trước sự hy sinh và tàn phá mà nhân dân Lê-nin-grát đã phải chịu đựng. Nhưng tất cả những cái đó chỉ cốt để bôi đen chính sách của Liên Xô và nghệ thuật quân sự của các lực lượng vũ trang ta.
Ông Cren-soi, mà tôi đã dẫn ở trên, tuyên bố rằng, cuộc phong tỏa Lê-nin-grát và những đau khổ của nhân dân là kết quả của một hỗn hợp của sự thờ ơ đầy tội lỗi và cuộc đấu tranh chính trị ác liệt. Nếu tin vào lời của các ông ấy thì người ta có thể đi đến kết luận là Hít-le và quân đội phát-xít hoàn toàn không có tội gì trong tấn thảm kịch Lê-nin-grát.
Nên chú ý là bên cạnh những bài bình luận om sòm của Chen-soi, Min-lơ, Bôn-đơ và những bài tương tự như vậy trên các báo Hoa Kỳ và Anh, đã xuất hiện những lời phê phán nghiêm túc và khách quan hơn về cuốn sách của Xôn-xbê-ri. Ví dụ như nhà sử học Anh E. Đri P. Tay-lo và nhà văn Anh nổi tiếng Tr.P. Xnôi đã nêu ra một nhận xét không tán thành cuốn sách đó. Cả hai ông đều nhấn mạnh rằng, Xôn-xbê-ri quá chú ý tới những “sai lầm” về phía Liên Xô đến nỗi ông ta để cho những tội ác của phát-xít Đức đối với dân chúng Lê-nin-grát hoàn toàn lọt qua con mắt ông ta. Thật chẳng khó khăn gì mà không thấy được khuynh hướng bài Liên Xô trong sách của Xôn-xbê-ri. Một tạp chí mác-xít ở Anh, “Nguyệt san công nhân” in bài bình luận của thiếu tướng E.A. Bôn-tin về cuốn sách này, quả là đã đưa ra một sự phản đối đích đáng.
Các tác giả của những cuốn sách tương tự như vậy đã không đủ sức làm thay đổi những sự kiện lịch sử đã rõ như ban ngày. Sự vĩ đại của chiến công Lê-nin-grát đã như một chiếc gương phản ánh tính ưu việt của đạo đức Xô-viết, tinh thần anh dũng và kiên cường của người Xô-viết, lòng trung thành của họ đối với những lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tính hơn hẳn của nghệ thuật quân sự Xô-viết so với nghệ thuật của quân phát-xít Hít-le. Không thừa nhận định lý đó thì không thể nào hiểu nổi, cũng không thể nào giải thích nổi quá trình và kết quả của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên xô nói chung và những trận đánh riêng lẻ của nó nói riêng, chẳng hạn như cuộc chiến đấu bảo vệ Lê-nin-grát.
Gần đây, nhà xuất bản Mỹ “Hác-pơ và Roi” đã xuất bản một cuốn sách có cái tên thật kêu “Những trận đánh lớn nhất của nguyên soái Giu-cốp”. Đó không phải là bản dịch ra tiếng Anh cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”, mà là một tuyển tập gồm những bài báo của tôi (hay đúng hơn là những đoạn trích trong cuốn sách chuẩn bị in) trước đây đăng trên “Tập san lịch sử chiến tranh”. Bản thân việc phát hành những bài báo nói về bốn trận đánh lớn trong cuộc chiến tranh vừa qua - ở Mát-xcơ-va, Xta-lin-grát, Cuốc-xcơ và Béc-lanh - không thể không làm cho tôi phải phản đối, ít ra là trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất: những đoạn trích không cho độc giả hình dung được toàn bộ cuộc chiến tranh, vì rằng trong các đoạn trích đó thiếu nhiều vấn đề thực sự quan trọng. Trường hợp thứ hai, và cũng là điều chủ yếu là chính người biên tập, ngài Xôn-xbê-ri, khi đề tựa và chú giải, do dốt nát về quân sự và thiếu lương tâm khoa học, đã trắng trợn phản lại những ý kiến của tôi, phản lại lời văn và thực chất chủ yếu trong các bài báo của tôi. Cuối cùng, hóa ra không phải là “sách của nguyên soái Giu-cốp” như nó được quảng cáo ngoài bìa, mà là một cái gì phản lại nó, hòng gieo rắc vào tâm hồn người đọc ở Mỹ một ấn tượng xuyên tạc, giả dối về lập trường của tác giả cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #377 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:54:51 am »

Có lẽ không cần phải phân tích và phê phán tất cả những điều bịa đặt ra trong lời tựa và chú giải của cuốn sách. Tác giả của lời tựa và chú giải này không những không biết gì về các sự kiện được trình bày trong sách, ông ta chỉ nói quàng nói xiên về các biến cố mà, xin mạn phép nói, quan niệm cổ hủ của ông về động lực chiến tranh mới ở trình độ tư duy của các nhà sử học tồi của thế kỷ trước. Ông định giải thích cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại như là một quá trình lịch sử đơn giản, không phát triển trong sự tác động tương quan giữa những nhân tố kinh tế, chính trị, quân sự, mà là kết quả của ý muốn và hành động của một vài cá nhân có những thói quen độc tài. Đó là lập trường điển hình của người giải thích lịch sử bằng phương pháp duy tâm. Trong trường hợp đó, tôi đã được cái vinh dự hão làm đối tượng cho ngòi bút khôn ngoan của ngài Xôn-xbê-ri và với một sự dễ dàng khác thường, ông đã xô cho Giu-cốp va chạm với Xta-lin, với các nguyên soái Liên Xô khác, với những cấp dưới, v.v... chỉ cốt làm sao chứng minh được cái quan điểm về vai trò quyết định của “cá nhân có quyền thế”.
Tất cả những cái đó thật là ngây ngô đến buồn cười. Tôi còn có thể giải thích những chuyện xuyên tạc buồn cười đó của tác giả các bài bình luận bằng những quyền lợi con buôn của y, khi y nói đến những điều lặt vặt ít quan trọng khác. Nhưng làm trò hề trên một sự kiện lịch sử có liên quan đến chủ nghĩa anh hùng, đến hy sinh tang tóc và chiến công của một dân tộc thì thật là đê tiện và nhỏ nhen. Vì thế tôi cũng chẳng chấp nê gì những cái gọi là bình luận về cuốn “Những trận đánh lớn nhất” mà chỉ tiếc rằng độc giả phương Tây phải đọc những bài báo của tôi trong những cái khung xấu xa như vậy.
Nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và nhận thức duy tâm về quá trình lịch sử là cái thước đo để phân chia ranh giới giữa các nhà sử học Xô-viết một bên và tư sản một bên trong khi nghiên cứu lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô. Điều đó thể hiện trong khi giải thích những vấn đề chưng về chiến tranh như nguyên nhân, đặc tính và quy luật của nó, lại cả trong khi viết về những chiến dịch riêng biệt. Tôi muốn bàn về vấn đề đó qua thí dụ về cuộc chiến đấu lớn gần Mát-xcơ-va trong những năm 1941 - 1942.
Trận đánh gần Mát-xcơ-va thu hút sự chú ý rất lớn của tất cả những người ở phương Tây nghiên cứu về lịch sử Thế chiến thứ hai. Vì rằng chiến thắng của Hồng quân ở sát thủ đô là bước ngoặt quan trọng nhất của các sự kiện chiến tranh có lợi cho Liên Xô và có ảnh hưởng hàng đầu tới toàn bộ quá trình cuộc Thế chiến. Đó là những bằng chứng mà tất cả mọi người đều rõ và ở đây không cần tới những chứng minh đặc biệt. Ngày nay, rất nhiều tài liệu, hồi ký của những người tham gia các trận đánh gần Mát-xcơ-va và nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho phép dư luận thế giới nhận rõ đầy đủ về vai trò nổi bật của chiến dịch gần Mát-xcơ-va trong việc đánh bại chủ nghĩa phát-xít.
Song, chính vì tôi là một trong những người đã tham gia trận đánh lừng danh gần Mát-xcơ-va, điều đó hình như mọi người đã rõ, cho nên tôi cảm thấy phẫn nộ về sự xuyên tạc thô bạo các khía cạnh quan trọng nhất của nó, sự xuyên tạc mà những nhà tư tưởng thù địch của chúng ta vẫn tiếp tục tiến hành không đếm xỉa gì đến thực tế. Họ đang cố tìm cách giải thích kế hoạch chiếm Mát-xcơ-va của Hít-le bị tan vỡ không phải vì các chiến sĩ Xô-viết có tinh thần anh dũng và các cán bộ chỉ huy của họ tài giỏi và quả cảm, mà vì thời tiết xấu, đường sá đi lại khó khăn và băng giá.
Vậy thử hỏi, “lý thuyết” đó bắt nguồn từ đâu? Té ra “thủy tổ” của nó là... Hít-le và Gơ-ben.
Sau khi Quân đội Liên Xô bắt đầu phản công được ít lâu, ngày 11-12-1941, Hít-le đã nói ở nghị viện Đức rằng:
“Hành quân trên những đường dài vô tận, dưới nắng gắt, bị khát giày vò và luôn luôn phải dừng lại đến tuyệt vọng vì đường xấu không thể qua được giữa khoảng từ Bạch Hải đến Hắc Hải, vì mưa và thời tiết xấu, tháng 7, tháng 8 thì nóng bức, tháng 12, tháng 1 thì bão tuyết, khổ sở vì bùn lầy, tê cóng vì băng tuyết họ chiến đấu như vậy đấy... binh lính ở mặt trận phía đông”.
Dĩ nhiên thật là hài hước: chờ đợi ở Hít-le bấy nhiêu lời đánh giá tình hình khách quan đã xảy ra? Tên đầu sỏ đảng phát-xít lâm vào tình  trạng khó khăn đã phải tìm mọi cách tự biện bạch cho được, và hắn đã đổ tất cả mọi lỗi cho khí hậu và thời tiết. Cũng rất dễ hiểu nữa là chuyện bộ máy tuyên truyền của Gơ-ben liền bám ngay lấy những lời giải thích đó và nặn ra luận điệu chính thức của bọn phát xít về nguyên nhân thất bại của quân đội phát xít Đức gần Mát-xcơ-va.
Ít lâu sau khi chiến tranh kết thúc, các tướng của Hít-le bắt đầu ra sức phổ biến câu chuyện thần thoại về “tướng Băng giá và “tướng Lầy lội”. Thí dụ, giữa những năm 50, tên tướng quốc xã cũ Bliu-men-tơ-rít viết về “giai đoạn lầy lội” và “đường sá bế tắc”, đã nói là những thứ đó đã “bám riết chúng ta như bệnh dịch hạch”. Những năm 60, luận điệu đó bò lan khắp cả, hoặc bám vào hầu khắp các sách báo tư sản viết về lịch sử. Nhiều tranh ảnh “những con đường không thể vượt qua” gần Mát-xcơ-va được in trong các báo ảnh.
Và cho đến nay vẫn như vậy. Trong một tác phẩm gần đây nhất về Thế chiến thứ hai, in ở Anh do nhà viết sử đáng kính Li-den Hác-tơ biên soạn, chương nói về trận đánh gần Mát-xcơ-va có một mục chính tên là “chúng ta đã bị thời tiết chặn lại, chứ không phải người Nga”. Luận điểm đó được các tác giả khác phát triển, củng cố thêm bằng những đoạn trích hồi ký của bọn tướng Đức và cố nhiên là có những tranh ảnh được lựa chọn cẩn thận đập ngay vào mắt người đọc.
Hóa ra các nhà viết sử tư sản đi tìm các tài liệu để dẫn chứng cho quan điểm của mình về trận đánh gần Mát-xcơ-va ở... trong luận điệu tuyên truyền của bọn phát-xít Hít-le, và trong khi đó, họ không có ý định nhích ra một bước nào để thoát khỏi quan điểm lừa dối của bọn phát-xít.
Nguyên tắc cơ bản của mọi công trình nghiên cứu lịch sử và lương tâm thông thường của một người viết sử đòi hỏi phải tìm hiểu cho có thiện chí những tài liệu và kết luận của khoa học lịch sử không phải của một bên, mà bắt buộc phải của cả hai bên tham chiến. Các học giả Liên Xô, trong mấy chục năm vừa qua đã biên soạn được hàng loạt tác phẩm, trong đó họ đã thuật lại lịch sử của trận đánh gần Mát-xcơ-va, một cách khách quan, khoa học, có tài liệu làm căn cứ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #378 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:55:08 am »

Rõ ràng là giọng lưỡi tuyên truyền của Hít-le ngày nay vẫn còn làm cho một số người viết sử phương Tây ưa thích, vì rằng đến bây giờ mà, thậm chí, họ vẫn không kinh tởm cái thứ rác rưởi ý thức hệ đó họ còn đào bới những hố rác đó để tìm kiếm những chuyện dối trá, bài Liên Xô!
Tôi không muốn tranh luận với các ngài xuyên tạc về những vấn đề quá ư rõ ràng của trận đánh gần Mát-xcơ-va đâu. Song tất cả những luận điệu hèn hạ ấy vẫn tiếp tục lải nhải trên báo chí phương Tây khiến cho tôi, một cựu tư lệnh Phương diện quân miền Tây trong trận đánh gần Mát-xcơ-va, phải nhắc lại một số sự kiện của những ngày ấy.
Không, không phải lầy lội và băng giá đã chặn quân đội Hít-le lại sau khi chúng thọc thủng phòng tuyến gần Vi-a-dơ-ma, tiến tới sát thủ dô. Không phải là thời tiết, mà là con người, những người Xô-viết! Đó là những ngày đặc biệt không bao giờ quên được, những ngày mà hoài bão duy nhất là bảo vệ Tổ quốc và lòng yêu nước vĩ đại của toàn thể nhân dân Liên Xô đã thôi thúc mọi người xông lên lập chiến công. Khi đó, mỗi người hiểu rằng tương lai của đất nước, quá trình diễn biến của chiến tranh và lịch sử đang tùy thuộc ở mình, và họ đã sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời để giành cho được những lý tưởng đã từng cổ vũ nhân dân ta đứng lên tiêu diệt những kẻ âm mưu giày xéo lên các lý tưởng đó. Chúng tôi, những người được Đảng tín nhiệm giao công tác chỉ huy quân đội phòng thủ Mát-xcơ-va đã biết rằng nhân dân Liên Xô không để thủ đô rơi vào tay giặc và chúng sẽ bắt đầu bị tiêu diệt khi chúng chạm tới thủ đô.
Chính vì vậy mà trong khi trận phòng ngự diễn ra ác liệt nhất, tôi đã có thể trả lời một cách tin tường câu I.V. Xta-lin hỏi về khả năng giữ thủ đô, tôi nói: chúng ta sẽ không để mất Mát-xcơ-va.
Vì quân đội Liên Xô kháng cự hết sức ngoan cường và dũng cảm, nên đầu tháng Chạp, các tập đoàn quân phát-xít đã bị chặn lại ở khắp mọi nơi, còn bộ đội của các phương diện quân miền Tây, Ca-li-nin và Tây-nam đã chuyển sang. phản công làm cho tập đoàn quân “Trung tâm” của địch bị thất bại nghiêm trọng.
Sự thật là như vậy! Sự thật đó không thể không thừa nhận được, nếu những người viết sử tư sản không đem đổi lương tâm của nhà khoa học lấy tinh thần cúc cung tận tụy phục vụ các yêu cầu của đường lối chính trị phản động. Nhưng tiếc thay, những người có lương tâm như thế không nhiều lắm.
Tôi nghĩ rằng không thể xuyên tạc mãi được. Thời gian nhất định sẽ sàng lọc những hạt giống tốt của chân lý ra khỏi cỏ dại của sự vu khống và lừa dối. Và dù mưu toan của kẻ thù tư tưởng của chúng ta rủ bóng đen xuống những biến cố vĩ đại của trận đánh gần Mát-xcơ-va, nhưng tia sáng vinh quang của nó sẽ còn mãi mãi chói lọi.
Không thể không nhắc đến rằng hiện nay ở phương Tây, người ta đang bàn luận đến một số khía cạnh của một sự kiện khác, vĩ đại nhất trong chiến tranh - trận Xta-lin-grát.
Như mọi người rõ, trận đánh đó là giai đoạn quan trọng nhất trong việc làm thay đổi hẳn chiều hướng phát triển của Thế chiến thứ hai về phía có lợi cho Liên Xô và các nước khác trong khối đồng minh chống Hít-le. Uy tín của Xta-lin-grát lớn tới mức hiện nay khó tìm thấy một kẻ thù tư tường ngoan cố nào lại dám cả gan - chính ra là đã có thể - hạ thấp ý nghĩa của chiến thắng lịch sử trên sông Vôn-ga. Ngày nay, mọi người đều công nhận vai trò của trận Xta-lin-grát.
Song, kẻ thù của chúng ta sẽ không trung thành với bản thân chúng, nếu chúng không cố gắng nhúng tay vào đây để xuyên tạc vai trò của nhân dân và Quân đội Liên Xô trong chiến thắng vĩ đại này.
Những thủ đoạn hiện thời nhằm xuyên tạc lịch sử trận Xta-lin-grát chỉ hạn chế trong những mưu đồ miêu tả cuộc đại bại của quân đội phát-xít trên sông Vôn-ga là do những sai lầm của Hít-le, chứ hoàn toàn không phải do tài nghệ và lòng dũng cảm của Hồng quân.
Các tác giả Tây Đức đã nặn ra cả một hệ thống bằng chứng để chứng minh rằng trong suốt quá trình của cuộc tiến công mùa hè 1942 hầu như Hít-le đã mắc hết “sai lầm nghiêm trọng” này đến sai lầm khác. Như lời họ nói, hắn không chịu nghe theo những lời khuyên răn khôn ngoan của các tướng lĩnh, mà đã rải lực lượng ra, tiến hành “một cuộc tiến công trên những hướng tản mạn”, chính vì thế, hắn đã phá vỡ những quy luật không thể cưỡng lại được của nghệ thuật quân sự” mà các tướng người Phổ đã vạch ra; hắn đã khăng khăng cố bám lấy Xta-lin-grát trong khi không thể nào chiếm được Xta-lin-grát, từ chối không chịu kịp thời rút quân khỏi thành phố, không cho phép Pao-luýt chọc thủng vòng vây, v.v...
Thủ đoạn khác của bọn xuyên tạc là hạ thấp ý nghĩa chung về mặt chính trị và quân sự của trận đánh. Ở đây chúng làm theo hai cách.
Cách thứ nhất là ra sức ngoan cố đặt trận Xta-lin-grát ngang hàng với các trận đánh diễn ra trong cùng thời gian đó tại các mặt trận khác của cuộc chiến tranh thế giới. Xu hướng đặc biệt tiêu biểu ở các nhà viết sử và hồi ký ở Hoa Kỳ và Anh. Trong các tác phẩm của họ, hầu như không có sự khác biệt giữa trận đánh lừng danh gần En A-la-mây và trên đảo Mít-uây, ở Xi-xi-lơ và ở Ý được tuyên bố có ý nghĩa ngang với chiến thắng của Quân đội Liên Xô trên sông Vôn-ga.
Một cách nữa là hạ thấp hậu quả của thất bại quân sự và chính trị lớn nhất này của chủ nghĩa phát-xít xuống mức độ coi nó như “một bước ngoặt tâm lý” trừu tượng nào đó. Đặt biệt làm như vậy có nhà sử học Tây Đức V. Ghe-rơ-lít-xơ, ông nói kết quả của trận Xta-lin-grát chủ yếu là “sự thiếu tin tưởng” của quân đội phát-xít đối với cấp chỉ huy quân sự của chúng.
Còn có những thủ đoạn xuyên tạc khác nữa. Thí dụ, đã đổ lỗi cho bọn đồng minh của Hít-le là đã làm cho tập đoàn quân Pao-luýt thất bại; các tác giả khác kêu ca về thời tiết xấu, dường như thời tiết đó không ảnh hưởng gì tới các hoạt động của Quân đội Liên Xô.
Cuối cùng, một nhóm sử gia nào đó của phương Tây lại nói lên quan điểm cho rằng thất bại của quân đội phát-xít trên sông Vôn-ga hoàn toàn có tính chất ngẫu nhiên.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #379 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:55:25 am »

Không cần thiết phải chứng minh rằng tất cả những “quan điểm” và “lý thuyết” đó xa rời sự thật đến mức nào. Về quy mô và hậu quả quân sự - chính trị, việc Quân đội Xô-viết đánh tan một đạo quân hùng hậu của phát-xít trên sông Vôn-ga giữ vị trí đặc biệt trong lịch sử Thế chiến thứ hai. Thắng lợi của Hồng quân ở Xta-lin-grát, như giới sử học Liên Xô và những người viết sử tiến bộ ở nước ngoài đã chứng minh từ lâu, là sự kiện quan trọng nhất trong chiến tranh, nó đã đem lại những thay đổi lớn trong tình hình quốc tế và báo trước sự thất bại không tránh khỏi của nước Đức Hít-le. Đồng thời, trận Xta-lin-grát đã nâng cao uy tín của Liên Xô như là một lực lượng quyết định, có khả năng cứu nhân loại khỏi nguy cơ bị chủ nghĩa phát-xít nô dịch, nó chỉ cho toàn thế giới biết sức sống của chế độ xã hội chủ nghĩa, tinh thần dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng vô song của nhân dân ta ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, biểu dương sự toàn thắng của nghệ thuật quân sự Xô-viết.
Những sự thật lịch sử đó đang lật nhào tất cả những thứ bịa đặt nhân tạo của những kẻ xuyên tạc lịch sử và phá hủy tất cả những điều tưởng tượng viển vông của họ.
Mọi người rõ trận Cuốc-xcơ là một trong những sự kiện quyết định của cuộc chiến tranh vừa qua. Trong suốt trận đánh đó, Quân đội Liên Xô đã đánh tan 30 sư đoàn địch, trong đó có 7 sư đoàn xe tăng. Sau cuộc thất bại khủng khiếp nhất ấy, bọn Hít-le đã buộc phải chuyển sang thế phòng ngự trên khắp chiến trường Xô - Đức. Từ đó quân đội phát-xít không có lần nào chuyển được sang tiến công mạnh mẽ chống Quân đội Liên Xô nữa.
Nước Đức phát-xít đã đứng trước tai họa không tránh khỏi. Do đó ta thấy rõ vị trí nổi bật của trận Cuốc-xcơ trong quá trình Thế chiến thứ hai.
Tuy nhiên càng phải lấy làm lạ là cho tới những năm gần đây các sử gia tư sản đã im lặng không nhắc tới sự kiện đó. Một số làm ra vẻ như nói chung không có trận Cuốc-xcơ. Những người khác cũng có nhắc qua loa, vội vã về trận đó, trong khi họ nêu bật cuộc đổ bộ của không quân đồng minh lên Xi-xi-lơ, hòng mô tả cuộc đổ bộ đó như là một sự kiện quyết định của năm 1943.
Song, thật ra thì trong thời gian gần đây, nhận thấy các nhà sử học phương Tây quả cũng có chú ý hơn đến trận Cuốc-xcơ. Một cuốn sách đã có những nhận xét khách quan và tỉnh táo hơn về trận đánh vĩ đại này. Thậm chí, cả H. Xôn-xbê-ri, khi nói đến trận Cuốc-xcơ cũng thừa nhận: “Đó quả là trận đánh lớn trong Thế chiến thứ hai và chắc chắn là trận đánh lớn nhất bằng xe tăng. Hai bên đã ném vào trận đó hơn 6.000 xe tăng. Thất bại của quân đội Đức khủng khiếp tới mức họ không còn có thề nắm lại được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường phía đông... Những kết quả của trận đánh đó thật là thảm hại. Người Đức bị tổn thất lớn phải lùi lại phía sau. Vài ngày sau thì người ta được biết là quân Đức bị giáng một đòn khủng khiếp đến nỗi không bao giờ có thể hồi sức hoàn toàn được nữa”.
Đáng tiếc là còn rất hiếm những lời thú nhận miễn cưỡng như vậy về quá trình đấu tranh thực tế năm 1943. Và ở đây, người ta cũng giữ lại lập trường “im lặng” như chúng tôi đã nói tới.
Những chuyện thần thoại thì không thể thiếu được. Một vài sử gia nước Cộng hòa liên bang Đức chẳng hạn, muốn giấu giếm ý nghĩa thắng lợi của quân đội Liên Xô, phủ nhận nghệ thuật và lòng dũng cảm của Quân đội Liên Xô, đã vớ lấy một luận điệu cũ của Hít-le về “sự phản bội ở hậu phương”, cho đấy là nguyên nhân thất bại của quân đội phát-xít Đức. “Mát-xcơ-va thắng được nhờ có gián điệp”: đó là nhan đề của một tài liệu về trận Cuốc-xcơ, do các sử gia Tây Đức viết về “Thế chiến thứ hai
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM