Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:56:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhớ lại và suy nghĩ  (Đọc 166996 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #360 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:48:04 am »

Tôi được trao tặng huân chương “Ba-nha” Hạng 1, K.K. Rô-cô-xốp-xki - huân chương “Ba-nha” hạng II, V.Đ. Xô-cô-lốp-xki và M.X. Ma-li-nin - huân chương “Chiến công”
Sau lễ trao tặng, chúng tôi được mời đi duyệt đội quân danh dự. Chúng tôi đã vui lòng tham gia.
Tối đến, thống chế Mông-gô-mê-ri mở tiệc chiêu đãi trong dinh thự của ông ta, nhiều tướng lĩnh và sĩ quan của ta cũng tham dự.
Tôi đề cập tới những buổi trao tặng huân chương như vậy, vì trước đây trong một số báo chí đã đưa những tin không hoàn toàn đúng về các sự kiện ấy.
Thời gian đầu, Hội đồng kiểm soát và mọi cơ quan của hội đồng làm việc không có gì va vấp đặc biệt. Hội đồng họp các phiên tùy theo sự cần thiết, nhưng thường mỗi tuần không quá một lần. Giữa những phiên họp, các vấn đề thường được sơ bộ thảo luận trong ủy ban liên hiệp và trong các tiểu ban.
Có một chi tiết hay hay. Trong quá trình Hội đồng kiểm soát làm việc, các nước phải lần lượt đăng cai việc nấu ăn cho các người dự các phiên họp. Mỹ nấu ăn một tháng, sau đến Anh, Pháp, rồi đến Bộ Tư lệnh Liên Xô. Khi đến lượt chúng ta, số đại biểu dự họp tăng lên gấp đôi. Nguyên do vì lòng chuộng khách của người Nga biết giới thiệu những món ăn Nga ngon, và tất nhiên là có món trứng cá Nga và rượu vốt-ca nổi tiếng...
Bước đầu bắt tay vào việc, chúng tôi cảm thấy trong tất cả các ủy ban của hội đồng kiểm soát người ta đều tìm hiểu tỉ mỉ về các đại biểu Liên Xô, về chính sách và sách lược của Liên Xô, mặt mạnh và yếu của chúng ta. Chúng tôi cũng phải giữ ý tứ đối với các ông bạn đồng nghiệp phương Tây và dè chừng với những hoạt dộng của họ.
Phải nói rằng, các nhân viên Mỹ và Anh đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt từ trước để đến làm việc trong Hội đồng kiểm soát. Họ đã có sẵn đủ các tài liệu tham khảo về nước Đức, về tiềm lực kinh tế và chiến tranh của nó. Họ đã có chỉ thị từ trước về chính sách kinh tế đối với nước Đức trong tương lai.
Tình hình Hội đồng kiểm soát lúc bắt đầu làm việc như thế đấy.
Nhân dân và quân đội các nước Đồng minh của Liên Xô rất biết ơn các lục lượng vũ trang Liên Xô đã đánh tan nước Đức, tiêu diệt mối nguy cơ chủ nghĩa Hít-le đe dọa tất cả các dân tộc trên thế giới. Lòng khâm phục và biết ơn ấy ở ngay tướng quân đội Mỹ cũng lớn.
Quân đội Mỹ rất căm ghét bọn phát-xít. Chính trong những điều kiện đó mà các nhóm cầm quyền ở Mỹ cho rằng, nếu để lộ những kế hoạch và ý định thực của bọn chúng ra lúc này là hơi sớm và nguy hiểm. Bọn chúng tiếp tục hợp tác với Liên Xô thì lợi hơn.
Vả lại cũng như các nhóm cầm quyền ở Anh, họ đang muốn Liên Xô sẽ tham chiến với Nhật, và nóng ruột chờ đợi Liên Xô bước vào cuộc chiến ấy. Vì vậy, tất nhiên người ta chưa muốn khêu gợi chuyện gì có thể làm cho mối quan hệ với Liên Xô trở nên xấu đi.
Chính vì vậy mà Hội đồng kiểm soát thời gian đầu làm việc tương đối êm ả.
Song, phải nói rằng, thái độ của các đại biểu Mỹ, Anh, Pháp không thành thật. Những quyết nghị của Hội nghị Crưm và của Hội đồng kiểm soát được thực hiện phiến diện, đơn thuần hình thức trong các vùng họ chiếm đóng, và có nhiều trường hợp họ đã tổ chức phá hoại ngầm, ví dụ như việc phi quân sự hóa nước Đức đã không được thực hiện triệt để trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, và ngay cả trong lĩnh vực quân sự.
Lúc hội đồng kiểm soát bắt đầu làm việc, Đ. Ai-xen-hao đã thỏa thuận với chúng tôi cho một toán sĩ quan Liên Xô trong phòng trinh sát của phương diện quân tới vùng Mỹ đóng quân để lấy cung những tên đầu sỏ tội phạm chiến tranh, bọn này tập trung bên vùng chiếm đóng Mỹ nhiều hơn các vùng khác.
Ở đây có Gơ-rinh, Ríp-ben-tơ-rốp, Can-ten-bru-ne, thống chế Cây ten, thượng tướng I-ốt, và những nhân vật khác không kém phần quan trọng của đế chế đệ tam. Tuy nhiên, bọn Mỹ đã có những chỉ thị riêng, không cho các sĩ quan ta lấy cung tất cả những tên tội phạm chiến tranh mà chỉ dược hỏi cung một số. Trong lúc khai báo, bọn này chối quanh như thỏ rừng, hòng đổ mọi tội lỗi trước nhân loại cho một mình Hít-le và tìm mọi cách từ chối không nhận tội về phần mình.
Những tài liệu lấy được trong lúc hỏi cung xác nhận có những vụ đàm phán lén lút giữa bọn Hít-le với các cơ quan tình báo Mỹ và Anh về việc ký kết hòa ước riêng rẽ với nhau.
Trong quá trình làm việc sau này ở Hội đồng kiểm soát, việc thỏa thuận với những đại biểu Mỹ và Anh đã trở nên khó hơn.
Những đề nghị của ta nhằm thực hiện tất cả những điều kiện đã được ký kết trong bản tuyên bố về sự thất bại của nước Đức, và những điểm đã nhất trí trong hội nghị những người đứng đầu các chính phủ đều bị họ tìm mọi cách chống lại.
Ít lâu sau, chúng tôi nhận được những tin tức xác thực cho biết, trong quá trình chiến cục kết thúc chiến tranh, Sớc-sin đã gửi cho thống chế Mông-gô-mê-ri một bức điện mật như sau: “Thu thập đầy đủ vũ khí và khí tài kỹ thuật Đức và cất nó vào kho để có thể dễ dàng phân phát những trang bị ấy cho các đơn vị Đức mà chúng ta cần hợp tác, nếu như cuộc tiến công của Liên Xô vẫn tiếp tục”.
Tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng kiểm soát, chúng tôi đã kịch liệt lên án hành động ấy, đồng thời nhấn mạnh rằng, trong lịch sử có rất ít những vụ phản trắc và bội ước kiểu như vậy đối với trách nhiệm và nghĩa vụ đồng minh.
Chúng tôi chỉ rõ rằng, Liên Xô nghiêm chỉnh thực hiện những trách nhiệm đồng minh của mình, chúng tôi nghiêm khắc lên án bộ chỉ huy và chính phủ Anh.
Mông-gô-mê-ri ra sức lảng tránh lời buộc tội của Liên Xô. Tướng Mỹ Clây, đồng nghiệp của ông ta lặng im. Đúng là ông ta đã biết đến mật lệnh ấy của thủ tướng Anh.
Sau này, Sớc-sin khi phát biểu trước cử tri của khu vực bỏ phiếu Vút-pho đã công khai tuyên bố rằng, trong lúc hàng chục vạn quân Đức xin đầu hàng làm tù binh, thì ông ta thực ra có gửi một mật lệnh tương tự như vậy cho thống chế Mông-gô-mê-ri.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #361 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:48:29 am »

Một thời gian sau, chính Mông-gô-mê-n đã xác nhận có nhận của Sớc-sin bức điện ấy.
Trong những năm chiến tranh, như người ta biết, bọn Hít-le đã dồn hàng triệu dân Liên Xô về Đức làm các việc khổ sai trong các trại tập trung. Chúng tôi đã cố gắng đưa càng sớm càng tốt tất cả những người Liên Xô được giải phóng ở miền Đông Đức trở về Tổ quốc. Số bà con này đã bị cưỡng bức sống trong những năm dài khốc liệt vô cùng nhớ nhung Tổ quốc. Nhưng đại bộ phận các công dân Liên Xô và các chiến sĩ, sĩ quan ta bị Đức bắt làm tù binh lại ở những vùng chiếm đóng của các nước Đồng minh.
Đương nhiên là, chúng tôi kiên quyết đòi chuyển giao họ sang vùng chiếm đóng của Liên Xô để gửi về nước. Trước hết tôi đặt vấn đề với Đ Ai-xen-hao, là người tôi hình dung có thái độ phải chăng đối với đề nghị của chúng tôi và chúng tôi đã chuyển được đại bộ phận người của ta ra khỏi vùng chiếm đóng Mỹ và sau đó ra khỏi vùng của Anh.
Nhưng về sau, chúng tôi nhận được tài liệu xác thực cho biết là đối với số đông dân Liên Xô, chiến sĩ và sĩ quan nằm trong các trại tù binh, bọn Mỹ và Anh đã ra sức hứa hẹn sẽ trả lương hậu hĩnh cùng nhiều quyền lợi khác khiến họ đồng ý ở lại phương Tây. Ở đây Mỹ, Anh và đặc biệt là những tên tay sai trong các đơn vị của tên phản quốc Vla-xốp đã tung ra những tin tức xảo trá, vu khống Liên Xô và dùng mọi cách đe dọa bắt ép. Chịu ảnh hưởng của công tác tuyên truyền chống Liên Xô, một số người đã phạm tội trước Tổ quốc, từ chối không trở về; họ đã nhận làm việc với các cơ quan tình báo Mỹ và Anh. Cũng có cả những người, trước sự cám dỗ của một “cuộc sống dễ thở”, đã tỏ ra ngả nghiêng trong khi quyết định xin về nước.
Lúc hội đàm với Ai-xen-hao cùng tướng Clây, người phó của ông ta, chúng tôi kịch liệt phản đối lối tuyên truyền chống Liên Xô đó. Ban đầu, Ai-xen-hao và Clây ra sức lấy “những mục đích nhân đạo” để che giấu những việc làm hèn hạ ấy, nhưng sau họ buộc phải cho phép các sĩ quan ta đến gặp, nói chuyện với những người dân Liên Xô còn bị giữ trong các trại giam của Mỹ.
Được các sĩ quan Liên Xô tới nói chuyện chân thành và giảng giải các vấn đề, nhiều người đã xúc động nhận ra sự lầm lẫn của mình; thấy rõ sự tuyên truyền lừa bịp của bọn tình báo Mỹ, họ tuyên bố quyết định trở về Liên Xô và xin đến vùng chiếm đóng của Liên Xô để lên đường về Tổ quốc. Còn những người phạm tội nặng trước Tổ quốc, thực sự trở thành kẻ thù của đất nước, thì không trở về. Nói thẳng ra thì chúng tôi cũng không thương tiếc họ.
Tuy nhiên sau này, một số người đụng phải thực tiễn nặng nề nơi đất khách quê người, đã ăn năn hối hận về sự lầm đường của mình, lại xin trở về Tổ quốc.
Hồi cuối tháng 5-1945, I.V. Xta-lin, báo cho tôi biết là Ha-ri Hốp-kin, một nhân vật được tổng thống Mỹ tin cẩn muốn làm quen và hội đàm với tôi. Nhân dịp bay qua Béc-lanh, ông ta sẽ đến gặp tôi
Tôi không biết H. Hốp-kin, nhưng theo lời của I.V. Xta-lin, đây là nhân vật có tiếng tăm. ông ta đã làm nhiều việc củng cố những quan hệ có ích giữa Mỹ và Liên Xô.
Ông ta cùng với vợ, một người rất đẹp, từ ngoài sân bay đến chỗ tôi. Bà ta nhiều lắm cũng chưa đến ba mươi tuổi. Còn Hốp-kin, tầm vóc trung bình, gầy khẳng khiu trông có vẻ mỏi mệt và ốm yếu.
A.Ya. Vư-sin-xki cũng có mặt trong buổi hội đàm.
Chúng tôi mời vợ chồng Hốp-kin uống cà-phê. Trong lúc ăn sáng, Hốp-kin nói ông ta đã tới Mát-xcơ-va gặp I.V. Xta-lin để thảo luận về cuộc hội nghị những người đứng đầu các chính phủ sắp tới.
H. Hốp-kin nói:
- Sớc-sin đòi triệu tập ở Béc-lanh ngày 15-6 nhưng chúng tôi không chuẩn bị kịp theo thời hạn ấy để tham gia cuộc họp như vậy. Tổng thống chúng tôi đề nghị ấn định ngày hội nghị vào 15-7. Chúng tôi rất sung sướng là ngài Xta-lin đã đồng ý với đề nghị của chúng tôi. Tới đó sẽ có nhiều cuộc thảo luận phức tạp về tương lai nước Đức, và những nước khác ở châu Âu, còn giờ đây thì đã tập hợp được nhiều tài liệu rất mới.
A.Ya. Vư-sin-xki trả lời ông ta:
- Nếu như trong những điều kiện khó khăn của chiến tranh, các nước chúng ta đã tìm thấy tiếng nói chung trong khi tổ chức cuộc đấu tranh để tiêu diệt nước Đức phát-xít, thì cũng nên cho rằng, hiện nay những người đứng đầu các chính phủ sẽ có thể thỏa thuận với nhau về những biện pháp nhằm dứt khoát thủ tiêu chủ nghĩa phát-xít và xây dựng cuộc sống của nước Đức trên cơ sở dân chủ.
H. Hốp-kin không trả lời gì hết. Hớp một ngụm cà-phê, ông ta thở dài nói:
- Thật tiếc là tổng thống Ru-dơ-ven không sống đến ngày nay. Sống với người dễ thở hơn.
H. Hốp-kin lưu lại chỗ tôi khoảng 2 tiếng đồng hồ. Lúc chia tay, ông ta nói, bây giờ ông ta sẽ đáp máy bay đi Luân-đôn để hội đàm với Sớc-sin.
- Tôi khâm phục Sớc-sin - ông ta nói - nhưng đây là con người bảo thủ nặng. Chỉ có Phăng-clin Ru-dơ-ven mới dễ dàng nói chuyện với ông ta...
Ít lâu sau, một số các tướng lĩnh trong ủy ban an ninh quốc gia và trong Bộ ủy viên nhân dân ngoại giao đến gặp chúng tôi để chuẩn bị cho hội nghị sắp đến.
Tôi trình bày cho các đồng chí biết là ở Béc-lanh không có những điều kiện cần thiết để tiến hành hội nghị những người đứng đầu các chính phủ và đề nghị đến xem vùng Pốt-đam và Ba-ben-xbéc.
Pốt-đam cũng bị phá hoại nặng, bố trí cho các đoàn đại biểu ở đấy cũng khó. Còn lại duy nhất một ngôi nhà lớn nguyên vẹn, đó là cung điện thái tử Đức nằm trong công viên Xan-xu-xi. Ở đây có đủ nhà dùng cho các phiên họp và nơi làm việc cho nhiều chuyên viên cố vấn.
Vùng Ba-ben-xbéc, ngoại thành Béc-lanh, rất thích hợp cho việc bố trí chỗ ở của các trưởng đoàn, các bộ trưởng ngoại giao, những cố vấn và chuyên viên chủ chốt. Ba-ben-xbéc hầu như không bị phá hoại trong chiến tranh. Trước chiến tranh, bọn quan chức đứng đầu chính phủ, các tướng lĩnh, và những tên phát-xít khét tiếng khác đều sống ở Ba-ben-xbéc. Ở ven thành phố có nhiều biệt thự hai tầng, rợp cây xanh và nhiều bồn hoa.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #362 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:48:45 am »

Mát-xcơ-va chuẩn y đề nghị của chúng tôi chuẩn bị hội nghị ở Pốt-đam. Anh và Mỹ cũng đồng ý tiến hành hội nghị ở vùng đó.
Chúng tôi làm gấp các mặt công tác nhằm ổn định khu vực hội nghị, các nhà ở, đường đi lại. Nhiều đội và đơn vị công trình được phái tới. Công việc kéo dài suốt 24 giờ đồng hồ liền. Đến ngày 10-7, mọi việc chuẩn bị xong, thiết bị các ngôi nhà cũng vừa kết thúc.
Cần phải đánh giá thích đáng những nỗ lực to lớn của các cán bộ hậu cần phương diện quân, chỉ trong một thời gian ngắn đã làm xong một khối lượng công việc vô cùng to lớn. Làm việc nhiều nhất là đồng chí chủ nhiệm phòng doanh trại của phương diện quân, đại tá G.D. Cô-xô-gli-át.
Trong cung điện dùng làm nơi họp, đã sửa chữa cơ bản lại 36 gian phòng và một hội trường có 3 cửa ra vào riêng. Người Mỹ chọn màu xanh da trời để quét các văn phòng của tổng thống và những người thân cận; người Anh chọn màu hồng cho Sớc-sin. Gian phòng của đoàn đại biểu Liên Xô màu trắng. Trong công viên Xan-xu-xi xây dựng nhiều bồn hoa, trồng đến hàng vạn thứ hoa các loại, hàng trăm loại cây dùng để trang trí.
Ngày 13 và 14 tháng 7, các cố vấn và chuyên viên của đoàn Liên Xô đến.
Trong đó có Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A.I. An-tô-nốp, ủy viên nhân dân Hải quân X.G Cu-che-rốp. Đại biểu cho Bộ ủy viên nhân dân ngoại giao là các đồng chí A.Ya. Vư-sin-xki, A.A. Grô-mi-cô, X.Đ. Cáp-ta-rát-dê, I.M. Mai-xki, Ph.T. Gu-xép, K.V. Nô-vi-cốp, X.K. Xa-ráp-kin, X.P. Cô-dư-rép. Đông đảo các đồng chí trong bộ máy ngoại giao cũng đến cùng một lúc.
Ngày 16-7, I.V. Xta-lin, V.M. Mô-lô-tốp và những người đi cùng sẽ dùng một chuyến tàu đặc biệt đến.
Trưa đó, I.V. Xta-lin có gọi điện thoại cho tôi và nói:
- Đồng chí đừng tổ chức hàng rào danh dự và nhạc binh ra đón tiếp. Chỉ cần đồng chí trực tiếp ra ga cùng với những người nào mà đồng chí thấy cần.
Tất cả chúng tôi có mặt ngoài sân ga chừng nửa tiếng trước khi tàu đến. Có đồng chí A.Ya. Vư-sin-xki, A.I. An-tô-nốp, N.G. Cu-dơ-nét-xốp, K.Ph. Tê-lê-ghin, V.Đ. Xô-cô-lốp-xki, M.X. Ma-li-nin và những cán bộ quân đội khác.
Tôi đón I.V. Xta-lin ở gần toa xe. Đồng chí với thái độ vui vẻ bước lại gần đoàn cán bộ ra đón và bắt tay chào hỏi tất cả. Quan sát bên sân ga xong, đồng chí chậm rãi ngồi vào xe. Nhưng sau đó, đồng chí lại mở cửa xe, mời tôi ngồi một bên. Dọc đường đồng chí hỏi tôi về công việc chuẩn bị cho việc khai mạc hội nghị.
I.V. Xta-lin đi bách bộ xung quanh biệt thự dành cho đồng chí và hỏi, trước đây biệt thự này của ai. Các đồng chí trả lời, đây là biệt thự của tên tướng Liu-đen-đoóc-phơ. I.V. Xta-lin không ưa những đồ đạc thừa trong nhà. Sau khi đi bách bộ về, đồng chí yêu cầu cho dọn hết những đồ đạc thừa. Xong, đồng chí hỏi tôi, Tổng tham mưu trưởng A.I. An-tô-nốp và những cán bộ quân đội khác từ Mát-xcơ-va đến sẽ ở đâu.
Tôi trả lời:
- Ở ngay đây, tại Ba-ben-xbéc.
Ăn lót dạ xong, tôi báo cáo những vấn đề chính về các đơn vị Liên Xô đóng ở nước Đức, và thuật lại phiên họp thường kỳ của Hội đồng kiểm soát, mà như trước đây, chúng tôi vẫn gặp khó khăn, nhất là trong việc thảo luận các vấn đề với phía người Anh.
Đoàn đại biểu chính phủ Anh, đứng đầu là thủ tướng Anh U. Sớc-sin, và đoàn đại biểu chính phủ Mỹ, đứng đầu là tổng thống Mỹ cùng đến ngày hôm ấy. Các bộ trưởng ngoại giao hội đàm với nhau ngay, còn thủ tướng U. Sớc-sin và tổng thống Tơ-ru-man thì đến thăm I.V. Xta-lin. Sáng ngày hôm sau, I.V. Xta-lin cũng đến thăm đáp lại.
Hội nghị Pốt-đam không chỉ là cuộc hội đàm thường kỳ giữa những người lãnh đạo ba nước lớn, mà còn là hội nghị ăn mừng thắng lợi: nước Đức bị tiêu diệt và đầu hàng không điều kiện.
Đoàn đại biểu Liên Xô đến Pốt-đam với ý định kiên quyết đạt bằng được đường lối thống nhất giữa các bên trong việc giải quyết những vấn đề sau chiến tranh, vì lợi ích hòa bình và an ninh của các dân tộc, tạo điều kiện loại trừ khả năng phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức và mở lại chiến tranh xâm lược.
Trong khi bàn đến những nhiệm vụ tối quan trọng ấy, các thành viên hội nghị đều phải tuân thủ những nghị quyết đã được thông qua trước đây tại hội nghị Crưm giữa ba nước lớn. Một lần nữa Đoàn đại biểu Liên Xô lại đập tan được mọi sự mưu toan của các lực lượng phản động và đã đạt được việc cụ thể hóa những kế hoạch dân chủ hóa và phi quân sự hóa nước Đức, coi đó là điều kiện hết sức quan trọng đảm bảo hòa bình. Trong lúc đó, ở Pốt-đam này, tham vọng của các chính phủ Mỹ và Anh muốn lợi dụng sự thất bại của nước Đức để tăng cường thế lực của họ trong cuộc đấu tranh nhằm chiếm quyền bá chủ thế giới cũng tỏ ra mạnh mẽ hơn gấp bội so với những cuộc hội nghị lần trước.
Hội nghị Pốt-đam khai mạc vào chiều ngày 17-7. Phiên họp tiến hành trong gian phòng rộng nhất của cung điện, ở chính giữa kê một chiếc bàn tròn, rất phẳng và đánh rất bóng. Một chi tiết đặc sắc là: ở Béc-lanh chúng tôi không tìm đâu ra chiếc bàn tròn to đến vậy, phải cấp tốc đặt làm tại nhà máy Lúc-xơ ở Mát-xcơ-va và chở đến Pốt-đam.
Tham dự phiên họp chính thức đầu tiên, có những người đứng đầu chính phủ, các bộ trưởng và thứ trường thứ nhất bộ ngoại giao, các chuyên viên và cố vấn trong và ngoài quân đội. Giữa những phiên họp tiếp sau, các cố vấn và chuyên gia quân sự và dân sự gặp gỡ riêng để bàn với nhau về những vấn đề được ủy nhiệm.
Trong quá trình hội nghị, các bộ trưởng ngoại giao và cán bộ ngoại giao gánh vác trọng trách nặng nề nhất.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #363 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:49:03 am »

Họ phải nghiên cứu, phân tích và đánh giá tất cả những văn kiện của các bên, vạch ra những đề nghị của bên mình và bảo vệ những đề nghị ấy trong những cuộc hội đàm sơ bộ trước, rồi sau đó mới làm thành văn kiện cho những người đứng đầu các chính phủ.
Các cố vấn quân sự thảo luận những đề nghị chủ yếu về việc phân chia các chiến hạm hải quân và các tàu đi biển lớn của ngành hàng hải nước Đức phát-xít. Các đô đốc của ta, đứng đầu là đô đốc hải quân N.G. Cu-dơ-nét-xốp đã tiến hành những cuộc hội đàm sơ bộ với các đô đốc hải quân Anh và Mỹ về vấn đề này.
Phía Mỹ và Anh tìm mọi cách kéo dài những cuộc hội đàm ấy Trong khi hội đàm quanh bàn tròn với G. Tơ-ru-man và U. Sớc-sin, I.V. Xta-lin buộc phải phải phát biểu nhiều ý kiến khá gay gắt về mức độ tổn thất của các nước trong chiến tranh, và về quyền chính đáng của đất nước ta được đòi những khoản bồi thường thích đáng.
Thời gian đầu, hội nghị diễn ra rất căng. Đoàn đại biểu Liên Xô phải đương đầu với sự kéo bè kéo cánh và với lập trường đã được thảo luận với nhau từ trước của Mỹ và Anh.
Vấn đề chủ yếu trong hội nghị là vấn đề cơ cấu của những nước châu Âu sau chiến tranh, trong đó việc chính là cải tạo nước Đức trên cơ sở dân chủ.
Trước khi họp hội nghị Pốt-đam, vấn đề Đức đã được bàn luận chuẩn bị trước trong ủy ban hiệp thương châu Âu, ủy ban bồi thường quốc tế, và đã được nghiên cứu tỉ mỉ tại hội nghị Crưm.
Như ta được biết, vấn đề Đức được thảo luận ngay từ cuộc hội nghị ở Tê-hê-răng. Theo đường lối đã được các nước Đồng minh tuyên bố trước đây về việc nước Đức phát-xít đầu hàng không điều kiện thì các người đứng đầu chính phủ đã nhất trí với nhau trong vấn đề phi quân sự hóa và thủ tiêu những tàn tích quốc xã trong nước Đức, triệt để tước vũ khí và giải phóng các lực lượng vũ trang, tiêu diệt đảng quốc xã và mọi chi nhánh của chúng, bắt giữ và đưa ra tòa án quốc tế những tên tội phạm chiến tranh đầu sỏ và nghiêm khắc trừng trị mọi tên tội phạm chiến tranh.
Tại hội nghị Pốt-đam lại nhất trí đề ra những nguyên tắc về chính trị và kinh tế của chính sách thống nhất giữa các nước Đồng minh đối với nước Đức trong thời kỳ các nước Đồng minh kiểm soát nước Đức. Sau hội nghị chúng tôi nhận được đoạn trích những nghị quyết trong đó có nêu:
“Chủ nghĩa quân phiệt Đức và chủ nghĩa quốc xã bị tiêu diệt tận gốc và các nước Đồng minh thỏa thuận với nhau hiện nay và trong mai sau sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết khác để nước Đức mãi mãi không thể đe dọa những nước láng giềng và uy hiếp công cuộc bảo vệ hòa bình trên toàn thế giới”.
Văn bản hiệp nghị mà Liên Xô lấy làm căn cứ để hoạt động trong Hội đồng kiểm soát nước Đức có những nội dung sau[2]:
“A. Nguyên tắc về chính trị
1. Chiếu theo Hiệp định về bộ máy kiểm soát nước Đức, thì người nắm chính quyền tối cao nước Đức là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Hợp chủng quốc Mỹ, Liên hiệp hoàng gia Anh và Cộng hòa Pháp. Mỗi bên với tư cách là ủy viên Hội đồng kiểm soát sẽ quản lý vùng chiếm đóng của mình theo chỉ thị của chính phủ mình, mặt khác sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề có liên quan chung đến nước Đức.
2. Trong khi thực hiện điều đó cần có một thái độ đối xử như nhau đối với nhân dân Đức trên toàn nước Đức.
3. Những mục đích chiếm đóng nước Đức mà nói riêng Hội đồng kiểm soát phải theo đúng là:
- Triệt để tước vũ khí và phi quân sự hóa nước Đức, thủ tiêu hoặc phải kiểm soát tất cả ngành công nghiệp Đức nào có thể dùng để sản xuất hàng chiến tranh;
- Tiêu diệt đảng quốc xã và những chi nhánh cùng những tổ chức dưới quyền kiểm soát của đảng đó, giải tán tất cả những cơ quan quốc xã, bảo đảm không cho chúng phục hồi dưới bất kỳ hình thức nào, ngăn ngừa bất kỳ mọi hoạt động hoặc tuyên truyền của bọn quốc xã và quân phiệt;
- Chuẩn bị cho việc cải tạo hoàn toàn đời sống chính trị của nước Đức trên cơ sở dân chủ và cho nước Đức hợp tác hòa bình với các nước khác;
- Những tên tội phạm chiến tranh và những tên tham gia xây dựng hoặc thực hiện những kế hoạch của bọn quốc xã, những tên đề xướng hoặc trực tiếp gây ra những vụ tàn sát hoặc tội ác chiến tranh đều phải bị bắt giữ và đưa ra tòa án. Những tên đầu sỏ đảng quốc xã, những đảng viên có thế lực của đảng quốc xã và những tên lãnh đạo các cơ quan và tổ chức quốc xã, và tất cả những tên khác; xét thấy nguy hiểm cho việc chiếm đóng và mục đích chiếm đóng đều phải bắt giam và quản chế;
- Tất cả các đảng viên quốc xã đã có những hoạt động thực sự và những tên khác thù địch với các nước Đồng minh đều bị triệt hồi khỏi những chức vụ xã hội hoặc bán xã hội, khỏi những cương vị chủ chốt trong những xí nghiệp tư bản quan trọng. Phải thay thế những tên ấy bằng những người có phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực giúp vào sự phát triển của một nền dân chủ thực sự ở nước Đức;
- Phải kiểm soát cả nền giáo dục trong nước Đức nhằm hoàn toàn trừ bỏ những học thuyết quốc xã và quân phiệt, phải làm cho những tư tưởng dân chủ có khả năng phát triển thắng lợi.
B. Nguyên tắc về kinh tế
Để tiêu diệt tiềm lực chiến tranh của nước Đức, phải cấm và đình chỉ việc sản xuất vũ khí, trang bị, dụng cụ chiến tranh và cả việc sản xuất mọi kiểu máy bay và tàu biển. Việc sản xuất kim loại hóa chất, chế tạo máy móc và các vật dụng khác trực tiếp cần cho kinh tế thời chiến phải được kiểm soát nghiêm ngặt và hạn chế theo mức độ đã quy định cho nhu cầu hòa bình sau chiến tranh của nước Đức...
Trong một thời hạn ngắn nhất phải phân tán nền kinh tế Đức ra nhằm thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức nhất là những hình thức các-ten, xanh-đi-ca, tờ-rớt và những tổ hợp lũng đoạn khác.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #364 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:49:22 am »

Trong thời kỳ chiếm đóng, nước Đức được coi là một chỉnh thể kinh tế thống nhất. Do đó, phải xác định đường lối chung trong các ngành:
a) sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến;
b) nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp;
c) tiền lương, giá trị và định mức;
d) chương trình nhập cảng và xuất cảng nói chung đối với nước Đức;
e) hệ thống tiền tệ và ngân hàng, các loại sưu thuế tập trung;
g) bồi thường và trừ diệt tiềm lực công nghiệp chiến tranh;
h) vận tải và giao thông.
Khi tiến hành đường lối ấy phải tùy theo mức độ cần thiết mà chiếu cố tới những điều kiện khác của các địa phương”.
Thật đáng ngạc nhiên, là chẳng bao lâu những quyết định có tính nguyên tắc được các nước lớn nhất trí thông qua trong hội nghị Pốt-đam đã bị những người lãnh đạo nhà nước Mỹ và Anh xóa bỏ dễ dàng đến thế. Kết quả là, trong nước Cộng hòa Liên bang Đức đã phục hồi lại chủ nghĩa quân phiệt và bọn này dựa vào sự ủng hộ của các giới đế quốc Mỹ và Anh, lại chuẩn bị đưa Tây Đức vào con đường đi xâm lược. Để thực hiện những âm mưu phục thù, Cộng hòa Liên bang Đức đã xây dựng một quân đội rất đông đứng đầu là những tướng lĩnh Hít-le cũ.
Ở đây cũng nên nhớ lại những lời đáng chú ý mà tổng thống Mỹ Phrăng-clin Ru-dơ-ven đã phát biểu trong năm 1943:
“Sau khi lập lại hòa bình năm 1918, chúng tôi nghĩ và hy vọng rằng, chủ nghĩa quân phiệt Đức đã bị triệt tận gốc. Do ảnh hưởng của “kiểu cách suy nghĩ lệch lạc” ấy, chúng tôi đã mất 15 năm tiếp sau để thực hiện giảm quân bị, trong lúc đó bọn Đức lại kêu gọi thảm thiết rằng, các dân tộc khác chẳng những đã cho phép chúng vũ trang, mà thậm chí còn giúp chúng dễ dàng làm nhiệm vụ ấy. Những việc làm đầy thiện chí, những ngờ nghệch của những năm trước đây thật là không phù hợp. Tôi hy vọng, chúng ta không phạm lại một lần nữa.
Không, - Ru-dơ-ven nói tiếp, - tôi cần phải biểu thị thái độ mạnh hơn nữa. Là tổng thống và tổng tư lệnh tối cao những lực lượng vũ trang Mỹ, tôi có ý định làm tất cả những gì mà con người có thể làm để khỏi tái phạm sai lầm bi thảm ấy”.
Song, sai lầm bi thảm đã phạm phải sau Thế chiến thứ nhất mà Ph. Ru-dơ-ven đã nói đến lại đang được tái phạm sau Thế chiến thứ hai...
Còn chính nước Mỹ thì sao? Các nhà lãnh đạo nhà nước và những người cầm đầu quân sự, chính trị chủ chốt của nước Mỹ hiện nay đừng tưởng rằng nhân dân các nước sẽ quên những tộc ác mà họ đã gây ra ở Nam Việt Nam.
Nhưng, tôi xin phép quay trở về hội nghị Pốt-đam. Hiếu chiến hơn cả là U. Sớc-sin, tuy vậy I.V. Xta-lin với giọng nói cùng thái độ bình tĩnh đã nhanh chóng làm cho ông ta thấy được cách đặt vấn đề không đúng của mình. Có lẽ hồi ấy G. Tơ-ru-man còn chưa đủ kinh nghiệm ngoại giao, nên ông ta ít tham gia vào cuộc tranh luận chính trị gay gắt mà nhường cho U. Sớc-sin phát biểu nhiều hơn.
Một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh đã diễn ra xung quanh vấn đề được các phái đoàn Mỹ và Anh đề xuất lần thứ hai là vấn đề phân chia nước Đức ra thành ba quốc gia: 1) nam Đức, 2) Bắc Đức, 3) Tây Đức. Lần thứ nhất họ đưa ra ở hội nghị Yan-ta, và đã bị phái đoàn Liên Xô bác bỏ. Ở Pốt-đam, người đứng đầu Chính phủ Liên Xô lại không đồng ý đặt vấn đề phân chia nước Đức.
I.V. Xta-lin nói:
- Chúng tôi bác bỏ đề nghị ấy, vì nó trái với tự nhiên: không nên phân chia nước Đức, mà phải biến nó thành một nhà nước dân chủ và yêu chuộng hòa bình.
Theo yêu cầu của phái đoàn Liên Xô, trong các nghị quyết của các nước lớn ở Pốt-đam có ghi điều khoản thành lập cơ quan hành chính trung ương của nước Đức. Tuy vậy, những cơ quan ấy vẫn không thành lập được vì có sự chống đối của các đại biểu chính quyền phương Tây, và cả việc thống nhất nước Đức trên cơ sở hòa bình và dân chủ, theo như đã quy định trong hội nghị Pốt-đam, cũng không được thực hiện.
Trong việc khôi phục kinh tế của nước Đức đã quyết nghị chủ yếu là phải phát triển công nghiệp và nông nghiệp phục vụ hòa bình. Những biện pháp nhằm tiêu diệt tiềm lực chiến tranh của Đức cũng được hội nghị đề ra.
Vấn đề bồi thường cho Liên Xô và Ba Lan được bàn cãi kịch liệt vì G. Tơ-ru-man và nhất là U. Sớc-sin không muốn dỡ những xí nghiệp kỹ nghệ nặng ở phía Tây nước Đức ra làm khoản bồi thường.
Tuy nhiên cuối cùng, họ cũng phải đồng ý cho tháo dỡ một phần thiết bị những công xưởng phục vụ chiến tranh ở vùng phía Tây nhưng thật ra họ đã đòi ghi vào đó rất nhiều điều bớt xén, loại trừ.
Đáng tiếc là quyết nghị ấy mới được thông qua trên giấy tờ, còn trong thực tế thì cũng như nhiều quyết nghị khác của Hội nghị Pốt-đam, các nước Đồng minh không đem ra thực hiện.
Để tìm kiếm những hình thức tổ chức mới nhằm giải quyết vấn đề Đức hội nghị đã quyết định thành lập Hội đồng các bộ trưởng ngoại giao. Thành phần hội đồng là các bộ trưởng ngoại giao Liên xô Mỹ, Anh, Pháp và Trung Hoa. Hội đồng các bộ trưởng được ủy nhiệm thảo dự án hiệp ước hòa bình đối với Ý, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Phần Lan và chuẩn bị cả hiệp ước hòa bình với Đức.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #365 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:49:46 am »

Vấn đề Ba Lan và đường biên giới phía Tây Ba Lan được thảo luận khá gay gắt. Mặt dù vấn đề trên về cơ bản đã được giải quyết trước hội nghị Crưm, nhưng U. Sớc-sin vẫn ra sức viện các lý lẽ hoàn toàn không xác đáng để cự tuyệt đề nghị của Liên Xô quy định biên giới phía Tây Ba Lan chạy dọc theo con sông Ô-đe và Tây Nây-xe bao gồm cả Xvi-ne-mi-un-đê và Stét-tin. Sau khi có bản tuyên bố đúng đắn với lý lẽ xác đáng của phái đoàn Ba Lan do B. Bi-ê-rút dẫn đầu - phái đoàn này được đặc biệt mời tới hội nghị, - vấn đề đường biên giới phía Tây được giải quyết như sau:
“Cho tới khi được xác định dứt khoát trong hiệp ước hòa bình, - nghị quyết nêu - lãnh thổ Ba Lan được quy định nằm về phía đông đường kẻ dài từ biển Ban-tích, sát tây Xvi-nê-mi-un-đê và tiếp đến dọc theo sông Ô-đe và Tây Nây-xe đến biên giới Tiệp Khắc”.
Phía Anh đòi chính phủ nhân dân Ba Lan phải trả lại mọi khoản nợ mà nước Anh đã trợ cấp cho chính phủ vong quốc Ba Lan của T. Ác-si-sép-xki, là bọn năm 1939 đã chạy từ Ba Lan sang Luân-đôn. Phái đoàn Liên Xô và Ba Lan kiên quyết bác bỏ những tham vọng loại đó của nước Anh. Đồng thời đã đi tới thỏa thuận là phía Mỹ và Anh đình chỉ những quan hệ ngoại giao với cựu chính phủ Ba Lan (vong quốc) đang ở Luân Đôn.
Sau khi xem xét và giải quyết một loạt các vấn đề không kém phần quan trọng khác, hội nghị kết thúc vào ngày 2-8.
Trong quá trình hội nghị có một lần người đứng đầu phái đoàn Mỹ, tổng thống Mỹ G. Tơ-ru-man có ý định tiến công I.V. Xta-lin về mặt tâm lý nhằm thực hiện một sự đe dọa về chính trị.
Sau một phiên họp những người đứng đầu chính phủ, tôi không nhớ chính xác ngày nào, G. Tơ-ru-man đã báo cho I.V Xta-lin biết rằng Mỹ có một loại bom có sức công phá cực lớn, nhưng không nói rõ tên là vũ khí nguyên tử.
Sau này báo chí nước ngoài có viết là, trong lúc G. Tơ-ru-man thông báo, thì U. Sớc-sin giương mắt ra nhìn nét mặt I.V Xta-lin, quan sát sự phản ứng của I.V. Xta-lin. Nhưng I.V. Xta-lin tuyệt không lộ cảm giác gì, ngó bộ như không có gì đặc biệt trong lời nói của G. Tơ-ru-man. Sớc-sin cùng nhiều tác giả Mỹ, Anh khác, sau này cho rằng, có lẽ I.V. Xta-lin không hiểu ý nghĩa của thông báo này.
Song thực ra, lúc họp xong ra về, I.V. Xta-lin có thuật lại cho V.M. Mô-lô-tốp, - lúc đó tôi cũng có mặt - câu chuyện của G. Tơ-ru-man. V.M. Mô-lô-tốp nói ngay lúc ấy: “Họ muốn nâng giá cho bản thân họ”. I.V. Xta-lin cả cười: “Mặc cho chúng nâng giá, ta sẽ bàn với Cu-sa-tốp đẩy mạnh công việc của chúng ta”.
Tôi hiểu, câu chuyện đang nói về bom nguyên tử.
Rõ ràng là hồi đó, chính phủ Mỹ có ý định dùng vũ khí nguyên tử nhằm đạt những tham vọng đế quốc chủ nghĩa của chúng trên thế mạnh trong cuộc “chiến tranh lạnh”. Ngày 5 và 8 tháng 8, điều đó đã được xác nhận. Bọn Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử hoàn toàn không cần thiết về quân sự xuống hai thành phố Nhật Bản đông dân cư là Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma.
Cũng giống như các tổng tư lệnh quân đội Mỹ và Anh, tôi không phải là thành viên chính thức trong đoàn đại biểu, nhưng được tham gia nghiên cứu những vấn đề đem ra thảo luận ở Hội nghị Pốt-đam.
Tôi phải nói rằng, I.V. Xta-lin rất nghiêm khắc với từng âm mưu nhỏ nhất của các đoàn đại biểu Mỹ và Anh hòng gây thiệt hại cho Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri và nhân dân Đức. Những bất đồng gay gắt nhất đã xảy ra giữa đồng chí và U. Sớc-sin cả trong quá trình các phiên họp và trong những cuộc thăm xã giao. Cần phải nhấn mạnh rằng, U. Sớc-sin rất kiêng nể I.V. Xta-lin, và như tôi hình dung, ông ta ngại phát biểu với I.V. Xta-lin trong những cuộc tranh luận gay gắt. I.V. Xta-lin trong lúc bàn cãi với U. Sớc-sin thường rất cụ thể và lô gích.
Gần trước lúc rời khỏi Pốt-đam, U. Sớc-sin có mở tiệc chiêu đãi trong biệt thự của ông ta. Về phía Liên Xô, ông có mời I.V. Xta-lin, V M. Mô-lô-tốp, Tổng tham mưu trưởng A.I. An-tô-nốp và tôi. Phía Mỹ có tổng thống G. Tơ-ru-man, quốc vụ khanh ngoại giao Giêm Biếc, tổng tham mưu trưởng, đại tướng Mác-san, phía Anh có thống chế A-lếch-xan-đrơ tổng tham mưu trưởng, thống chế A-len Brúc và những người khác.
Trước hội nghị Pốt-đam, tôi gặp U. Sớc-sin mới có một lần ở Mát-xcơ-va, và cũng chỉ mới thoáng qua. Tôi chưa có dịp nói chuyện với ông ta. Trong bữa tiệc chiêu đãi, ông ta chú ý nhiều đến tôi, hỏi nhiều về từng chiến dịch.
Ông ta quan tâm đến sự đánh giá của tôi đối với bộ tổng chỉ huy Anh và ý kiến về những chiến dịch của các đơn vị viễn chinh các nước Đồng minh ở Tây Đức, ông ta hài lòng thấy tôi đánh giá cao chiến dịch đổ bộ qua biển Măng-sơ.
- Tuy nhiên, tôi làm ngài sẽ không được vừa lòng, thưa ngài Sớc-sin, - tôi nói ngay lúc ấy.
- Việc gì kia? - Sớc-sin lắng nghe.
- Tôi cho rằng, quân Đồng minh sau khi đổ bộ lên Noóc-măng-đi đã phạm phải nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Nếu như bộ tổng chỉ huy quân Đức không mắc sai lầm trong khi đánh giá tình hình huống, thì quân Đồng minh đổ bộ xong, có thể sẽ tiến quân rất chậm.
Sớc-sin không có ý kiến đáp lại tôi về vấn đề này.
Lúc ăn tiệc, tổng thống Mỹ G. Tơ-ru-man phát biểu trước. Sau khi đánh giá sự đóng góp to lớn của Liên Xô trong việc tiêu diệt nước Đức phát-xít, G. Tơ-ru-man đề nghị nâng cốc chúc mừng Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô I.V. Xta-lin.
Đến lượt mình, I.V. Xta-lin nâng cốc chúc mừng U. Sớc-sin, người đã gánh vác trọng trách lãnh đạo cuộc đấu tranh chống nước Đức phát-xít và đã làm tròn những nhiệm vụ to lớn của mình trong những năm chiến tranh nặng nề đối với nước Anh.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #366 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:50:02 am »

Thật bất ngờ, U. Sớc-sin bỗng nâng cốc chúc mừng tôi. Tôi không biết làm thế nào, phải nâng cốc lại. Khi cảm ơn Sớc-sin đã tỏ nhã ý đối với tôi, tôi máy móc gọi ông ta là “đồng chí”. Nhận thấy cái nhìn băn khoăn của V.M. Mô-lô-tốp, tôi hơi bối rối. Bất chợt tôi liền nâng cốc chúc mừng các đồng chí cùng chiến đấu, các bạn đồng minh với chúng ta trong chiến tranh, các binh lính, sĩ quan và tướng lĩnh trong quân đội của khối Liên minh chống phát-xít đã hoàn thành nhiệm vụ to lớn - tiêu diệt nước Đức phát-xít.
Lúc này chúc như vậy, tôi không sai nữa.
Ngày hôm sau, lúc tôi ở chỗ I.V. Xta-lin, đồng chí và tất cả những người có mặt đã cười về chuyện tôi đã rất chóng nhận Sớc-sin làm “đồng chí”.
Từ ngày 28-7, người đứng đầu đoàn đại biểu Anh là lãnh tụ Công đảng K. Át-li, được bầu làm thủ tướng nước Anh thay thế U. Sớc-sin. Khác với U. Sớc-sin, K. Át-li giữ mình hơn nhưng vẫn theo đường lối chính trị của U. Sớc-sin, không đưa ra một sự thay đổi nào đối với đường lối của chính phủ cũ của đảng bảo thủ.
Trong thời gian hội nghị, tôi được báo cáo với I.V. Xta-lin về những vấn đề quan trọng nhất của nước Đức. Những báo cáo đó đã được đồng chí nghiên cứu và giải quyết.
Cụ thể đồng chí đã phê chuẩn quyết nghị của Hội đồng quân sự phương diện quân “về việc tổ chức đánh cá tại ven biển Ban-tích”. Các đơn vị của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 đánh được 21.000 tấn cá trong 6 tháng cuối năm 1945.
Cần nói, đây là một nghị quyết rất quan trọng, vì rằng tổng số súc vật ở Đông Đức trong thời gian bộ đội Liên Xô tới đóng quân giảm xuống rất nhiều. Vì vậy, vấn đề đánh cá có một ý nghĩa kinh tế to lớn đối với nhân dân Đức.
Trước lúc lên đường về Mát-xcơ-va, I.V Xta-lin đã tìm hiểu cặn kẽ kế hoạch gửi quân về Liên Xô và tiến trình hồi hương các công dân Liên Xô ở Đức. I.V. Xta-lin yêu cầu phải áp dụng mọi biện pháp để sớm đưa nhân dân ta trở về Tổ quốc.
Xong Hội nghị Pốt-đam, I.V. Xta-lin đáp máy bay về Mát-xcơ-va ngay sau khi ra chỉ thị cho chúng tôi đem nghị quyết của Hội nghị ra thực hiện ở Hội đồng kiểm soát nước Đức.
Để vạch ra quyết nghị phân chia hạm đội của nước Đức phát-xít, đã thành lập ra ủy ban ba bên. Đô đốc G.I. Lép-chen-cô của chúng ta được cử thay mặt Liên Xô vào ủy ban. Người Anh ủy nhiệm cho G. Mai-lơ và đô đốc Ba-râu, người Mỹ cử đô đốc Kinh.
Đô đốc G.I Lép-chen-cô đã mất nhiều thì giờ đấu tranh với các phái đoàn Đồng minh nhằm thực hiện những nghị quyết và chỉ thị của Hội nghị Pốt-đam. Nhiều lần chúng tôi đã kiên trì hội đàm về vấn đề trên với thống chế Mông-gô-mê-ri, đô đốc Ba-râu và Ai-xen-hao, chúng tôi đã yêu cầu đưa ra Hội đồng kiểm soát thảo luận.
Cuối cùng, vấn đề được giải quyết. Liên Xô nhận được tất cả 656 chiếc tàu chiến và tàu vận tải các loại.
Mặc dù không tránh khỏi những cuộc tranh luận và những ý kiến bất đồng, nhưng nói chung trong hội nghị Pất-đam, các bên đã tỏ ra mong muốn đặt cơ sở cho sự hợp tác giữa những nước lớn có quyền quyết định nhiều việc.
Tình hình ấy có ảnh hưởng tốt tới quan hệ của các ủy viên Hội đồng kiểm soát trong thời gian hội nghị đang họp và nhất là ngay sau khi hội nghị bế mạc. Các đại biểu của Liên Xô trong Hội đồng kiểm soát cố gắng thực hiện những nghị quyết đã được hội nghị thông qua. Các đồng nghiệp của chúng tôi - người Mỹ và Anh - thời gian đầu sau hội nghị cũng làm tròn trách nhiệm như đã nêu trong các nghị quyết của hội nghị.
Song, đáng tiếc là bầu không khí chính trị ấy thay đổi rất nhanh. Mở đầu cho sự thay đổi đó trong Hội đồng kiểm soát là những sự bất đồng trong hội nghị các bộ trưởng ngoại giao họp ở Luân-đôn. Bài diễn văn chống Liên Xô của U. Sớc-sin đọc tại Phun-tôn đã có ảnh hưởng lớn tới sự bất đồng ấy. Cơ quan phụ trách của Mỹ và Anh trong Hội đồng kiểm soát, như răm rắp theo một lệnh, trở nên khó tính khi thảo luận với chúng tôi và họ bắt đầu phá hoại một cách hỗn xược việc thực hiện những vấn đề có tính nguyên tắc của hiệp ước Pốt-đam.
Mối quan hệ xây dựng nên từ những ngày đầu thành lập Hội đồng kiểm soát giữa tôi, Ai-xen-hao, Mông-gô-mê-ri và Cơ-ních và mối quan hệ giữa đồng chí phụ trách vấn đề hành chính của Liên Xô, V.Đ. Xô-cô-lốp-xki với Clây và Rô-béc-sơn, ngày càng trở nên tẻ nhạt, ngày càng khó, nhất là khi đụng đến những vấn đề chủ yếu như: thủ tiêu tiềm lực kinh tế và chiến tranh của chủ nghĩa quân phiệt Đức, tước vũ khí các đơn vị quân đội, trừ tiệt nọc chủ nghĩa phát-xít và tất cả những tổ chức của đảng quốc xã trong các vùng chiếm đóng của Mỹ và Anh. Chúng tôi cảm thấy các đồng nghiệp quân sự phương Tây đã nhận được những chỉ thị mới. Xuất phát từ đường lối thù địch với Liên Xô do các giới đế quốc Mỹ và Anh chủ trương.
Qua nhiều đợt kiểm tra, chúng tôi đã xác định rằng, người Anh vẫn tiếp tục duy trì các đơn vị quân Đức trong vùng họ chiếm đóng, bất chấp sự phản đối của chúng tôi. Hồi ấy tôi buộc phải gửi cho Hội đồng kiểm soát bức giác thư tố cáo rằng, trong vùng quân Anh chiếm đóng vẫn còn những đơn vị hoàn chỉnh của quân đội Hít-le cũ. Nội dung giác thư như sau:
“Chiếu theo nội dung bản tuyên bố về sự thất bại của nước Đức ký ngày 5-6-1945, và cả nghị quyết của Hội nghị Pốt-đam về nước Đức thì:
Tất cả những lực lượng vũ trang nước Đức hoặc những lực lượng nằm dưới sự kiểm soát của nước Đức, bất kỳ đóng quân ở đâu, bao gồm lục quân, phòng không, hải quân, các lực lượng SS, SA và Giét-ta-pô, và cả những lực lượng khác, hoặc những tổ chức hỗ trợ có vũ trang đều phải hoàn toàn bị tước vũ khí...
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #367 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:50:16 am »

Tất cả những lực lượng vũ trang trên bộ, dưới biển và trên không của nước Đức, lực lượng SS, SA, SĐ và Giét-ta-pô cùng với tất cả những tổ chức, bộ tham mưu và mọi cơ quan khác của chúng, bao gồm bộ tổng tham mưu, đội ngũ sĩ quan, các đội dự bị, các trường quân sự, các tổ chức cựu chiến binh và mọi tổ chức vũ trang và bán vũ trang khác, cùng những câu lạc bộ và các hội phục vụ cho việc bảo vệ truyền thống quân sự ở Đức, phải giải tán hoàn toàn và triệt để, để vĩnh viễn ngăn ngừa việc phục hồi hoặc cải tổ lại chủ nghĩa quân phiệt và quốc xã Đức...
Nhưng theo tài liệu Bộ tư lệnh Liên Xô nắm được và những tài liệu của các hãng thông tấn nước ngoài thì trong vùng chiếm đóng của quân Anh vẫn còn duy trì những lực lượng vũ trang Đức, những lực lượng lục quân, hải quân và không quân. Hiện nay vẫn còn giữ lại tập đoàn quân của Miu-le-rơ đổi tên là tập đoàn quân Noóc. Tập đoàn quân ấy có bộ chỉ huy và bộ tham mưu dã chiến. Cơ quan tham mưu của nó có phòng tác chiến, phòng doanh trại phòng quân nhu, phòng sĩ quan, phòng ô-tô vận tải, phòng quân y.
Tập đoàn quân Noóc có các binh đoàn và đơn vị lục quân, không quân và phòng không, thành phần gồm 2 quân đoàn Stốc-khau-den và Vít-khốp, quân số mỗi quân đoàn trên 10 vạn người.
Trong vùng chiếm đóng của quân Anh trên nước Đức đã thành lập ra 5 quân khu có cả bộ chỉ huy và các cơ quan phục vụ. Bộ chỉ huy các quân khu ấy đóng tại các thành phố: Kha-mo, Ít-xe-kho, Nây Min-xte Ren-xbua, Phlen-xbua, Hăm-bua.
Ngoài ra còn thành lập thêm 25 đội quân cảnh của quân khu và địa phương trong các thành phố và các nơi: Pi-ne-béc, De-ghe-béc, Liu-béc, Lau-en-béc, I-téc-den, Khéc-kéc-kia-khen, Be-rin-xtét, Ít-xe-kho, Mác-ne, Vét-téc-lan, Khan-xtét, Men-đoóc, An-béc-đoóc, v.v...
Lực lượng không quân Đức còn được giữ lại trong vùng chiếm đóng của quân Anh núp dưới danh hiệu khu hàng không II gồm có những binh đoàn phòng không (các đơn vị của sư đoàn cao xạ 16), các phi đoàn máy bay ném bom, phi đoàn tiêm kích, phi đoàn cường kích và các máy bay trinh sát gần. Khu hàng không II có bộ tham mưu giống như bộ tham mưu của tập đoàn quân không quân thời chiến.
Lực lượng vũ trang Đức trong vùng quân Anh chiếm đóng tại Đức có hơn 5 trung đoàn thông tin liên lạc và các đơn vị xe tăng, và cả một mạng lưới quân y rất phát triển. Lực lượng hải quân Đức hiện nay lấy tên là đoàn tàu đánh cá biển, có bộ tham mưu và những sư đoàn, hải đoàn làm nhiệm vụ canh gác.
Ngoài những binh đoàn, đơn vị và các cơ quan đức đã nêu ở trên, trong tỉnh Sle-svích-gôn-stây-in có khoảng 1 triệu binh lính và sĩ quan Đức không bị bắt làm tù binh mà lại đang được huấn luyện.
Tất cả những đơn vị vũ trang và các cơ quan phục vụ của lục quân, hải quân và không quân kể trên được trang bị, cung cấp theo quy chế của quân đội. Người thuộc những binh đoàn, đơn vị và cơ quan kể trên đều mang phù hiệu khác nhau và huân chương quân đội Mọi quân nhân đi phép đều có tiền trợ cấp.
Như vậy, rõ ràng là không thể lấy những đặc điểm của vùng chiếm đóng do Anh phụ trách để giải thích về sự có mặt của các bộ máy chỉ huy lục quân, hải quân và không quân cùng tất cả binh đoàn, đơn vị và cơ quan phục vụ cho nó.
Trong vùng quân Anh chiếm đóng có những lực lượng quân Đức sau đây:
- Tập đoàn quân Noóc,
- Quân đoàn Stốc-khau-den,
- Quân đoàn Vít-khốp,
- Khu hàng không II,
- Bộ chỉ huy các quân khu ở Kha-mo, Ít-xe-kho, Nây Min-xte Ren-xbua, Phlen-xbua, Hăm-bua.
- 25 đội quân cảnh của các quân khu và địa phương Đức,
- Bộ đội thông tin liên lạc,
- Các phân đội xe tăng.
Điều đó là trái với các quyết nghị của Hội nghị Pốt-đam và bản tuyên bố về sự thất bại của nước Đức.
Bộ tư lệnh Liên Xô thấy cần thiết phải cứ một phái đoàn của Hội đồng kiểm soát tới vùng chiếm đóng của quân Anh để tìm hiểu tại chỗ tình hình tước vũ khí và thủ tiêu những lực lượng vũ trang Đức”.
Khi thảo luận bức giác thư ấy trong Hội đồng kiểm soát, trước áp lực của sự thật, Mông-gô-mê-ri phải thú nhận rằng, trong vùng chiếm đóng của quân Anh có các đơn vị có tổ chức của quân Đức, đang “chờ sự giải tán, hoặc đang hoạt động dưới sự chỉ huy của ông ta.
Ông ta ra sức giải thích rằng, sở dĩ đã xảy ra tất cả những sự việc trên là do “những khó khăn về kỹ thuật” có liên quan đến việc giải tán binh lính Đức.
Ngay tại đây, chúng tôi được biết là Đ. Ai-xen-hao, tổng tư lệnh tối cao quân Đồng minh cũng đã biết tất cả những việc trên.
Về sau, trong phiên họp tháng 11-1945 của Hội đồng kiểm soát, Mông-gô-mê-ri đã nói về vấn đề đó như sau:
- Tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên, nếu như tôi được thông báo về sự khác nhau giữa tôi và ông bạn đồng nghiệp Mỹ của tôi về cách xử sự trong vấn đề này, vì rằng, đường lối mà chúng tôi theo đuổi đã được định ra ngay từ thời gian có bộ chỉ huy hợp nhất do tướng Ai-xen-hao lãnh đạo.
Mọi việc ngày càng sáng tỏ thêm. U. Sóc-sin trong lúc thay mặt đất nước mình ký nhận trách nhiệm nhanh chóng và vĩnh viễn triệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Đức và thủ tiêu lực lượng vũ trang Đức, đã đồng thời ra những mệnh lệnh bí mật cho bộ chỉ huy quân sự của chúng giữ nguyên trang bị các đơn vị quân đội Hít-le cũ để làm cơ sở cho việc tái lập quân đội Tây Đức nhằm thực hiện những mục đích chống Liên Xô về sau này. Và té ra là, bộ tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh các nước Đồng minh và chính Ai-xen-hao đều biết toàn bộ sự việc ấy? Tôi không giấu giếm là tình hình đó đã làm tôi khó chịu và tôi đã thay đổi những ý kiến ban đầu của tôi về Đ Ai-xen-hao. Nhưng đúng là không thể có cách nào khác hơn...
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #368 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:50:30 am »

Trong thời gian hội nghị Pốt-đam, I.V. Xta-lin nói với tôi mời Đ. Ai-xen-hao sang thăm Liên Xô. Tôi đề nghị mời ông ta đến Mát-xcơ-va vào dịp ngày Hội thể thao, 12-8. Ông ta nhận lời. I.V. Xta-lin lệnh gửi giấy mời chính thức đi Oa-sinh-tơn. Trong giấy mời có nói, thời gian ở thăm Mát-xcơ-va, ông ta là khách của nguyên soái Giu-cốp. Như vậy có nghĩa là Ai-xen-hao được mời đến Liên Xô không phải là người hoạt động chính trị của nhà nước, mà là người hoạt động quân sự lớn của Thế chiến thứ hai.
Vì ông ta là khách chính thức của tôi, nên tôi phải đi cùng với ông ta đến Mát-xcơ-va, rồi cùng đi thăm Lê-nin-grát, và cùng đáp máy bay lúc trở về Béc-lanh.
Cùng đi với Ai-xen-hao có người phó của ông ta, tướng Clây, tướng Đa-vít, con trai của Đ. Ai-xen-hao trung úy Giôn Ai-xen-hao và hạ sĩ L. Đrai. Trong thời gian ngồi máy bay đi Mát-xcơ-va, Lê-nin-grát và trở về Béc-lanh, chúng tôi đã nói chuyện với nhau, và tôi thấy lúc ấy Ai-xen-hao cởi mở.
- Mùa hè năm 1941, - Ai-xen-hao thuật lại, - khi nước Đức phát-xít tiến công Liên Xô, còn Nhật lộ rõ những âm mưu xâm lược vùng Thái Bình Dương, thì lực lượng vũ trang Mỹ đã lên tới 1,5 triệu người.
Tháng Chạp năm 1943, Nhật tiến công vào Pia-hác-bo[3]. Đó là điều bất ngờ đối với các quan chức trong bộ máy chiến tranh và trong chính phủ Mỹ.
Theo cuộc đấu tranh đang phát triển giữa Liên Xô và Đức, chúng tôi hồi ấy khó mà xác định nổi rằng Liên Xô sẽ chịu đựng lâu dài được bao nhiêu lâu và nói chung liệu có thể chống đỡ nổi cuộc tiến công mãnh liệt của nước Đức hay không. Các giới am hiểu ở Mỹ cùng với người Anh trong thời gian ấy lo lắng rất nhiều đến những nguồn nguyên liệu ở ấn Độ, dầu hỏa ở Trung Đông, eo biển Péc-xích và nói chung, lo lắng tới miền Trung, Cận Đông.
Căn cứ vào lời nói của Đ. Ai-xen-hao thấy rõ là, mối quan tâm chủ yếu của Mỹ trong năm 1942 là bảo đảm cho những lợi ích chiến tranh và kinh tế của bọn chúng, chứ không phải là việc mở mặt trận thứ hai ở châu Âu. Mỹ và Anh bắt đầu nghiên cứu trên lý thuyết kế hoạch mở mặt trận thứ hai ở châu Âu từ cuối năm 1941, nhưng cho mãi đến năm 1944 chúng vẫn chưa thông qua được những quyết nghị cụ thể nào.
- Sở dĩ chúng tôi, - lời của Đ. Ai-xen-hao, - bác bỏ yêu cầu của Anh bắt đầu tiến công vào nước Đức qua biển Địa Trung Hải là xuất phát hoàn toàn từ những tính toán thuần túy quân sự, chứ không phải do nguyên nhân nào khác.
Rõ ràng là người Mỹ rất sợ cuộc chống cự của bọn Đức ở La Măng-sơ, nhất là ở bờ biển Pháp. Chúng cũng rất hốt cái “chiến lũy Đại Tây Dương” đang được quảng cáo rùm beng của bọn Đức.
Kế hoạch tiến công qua biển Măng-sơ được thống nhất xong với người Anh trong tháng 4-1942, nhưng sau đấy, bên phía Sớc-sin vẫn tiếp tục cố gắng thuyết phục Ph. Ru-đơ-ven mở cuộc tiến công qua biển Địa Trung Hải. Theo ý kiến của Đ. Ai-xen-hao, bọn họ không thể mở mặt trận thứ hai trong những năm 1942 - 1943, vì chưa sẵn sàng tham gia một chiến dịch có tính chất phối hợp chiến lược lớn như vậy. Song, thực ra điều đó không đúng sự thật.
Họ có thể mở mặt trận thứ hai vào năm 1943, nhưng họ cố ý làm chậm, nằm chờ cho nước Đức và lực lượng vũ trang của nó bị tổn thất lớn hơn nữa.
- Cuộc tiến công vào Noóc-măng-đi qua biển Măng-sơ vào tháng 6-1944 mở ra trong những điều kiện thuận lợi, và chúng tôi không gặp sức kháng cự đặc biệt nào của quân Đức tại bờ biển - lời Đ Ai-xen-hao - đó là điều chúng tôi không ngờ. Quân Đức ở đây không phòng ngự giống như chúng quảng cáo trên khắp thế giới.
- Thật ra thì “chiến lũy Đại Tây Dương” ra sao?
- Toàn “chiến lũy” không có quá 3.000 khẩu pháo các cỡ. Trung bình mỗi km có một khẩu. Các công trình xây dựng bằng bê-tông cốt sắt có vài chiếc không thể gây trở ngại cho bộ đội chúng tôi.
Thêm nữa, nguyên tổng tham mưu trưởng quân Đức, thượng tướng Gan-de cũng đã thú nhận những mặt yếu của “chiến lũy”.
Trong những hồi ức xuất bản năm 1949, ông ta viết: “Nước Đức không có những phương tiện phòng ngự nào có thể chống lại hạm đội đổ bộ hiện có của các nước Đồng minh có không quân chi viện, mà không quân họ lại đang khống chế hoàn toàn và liên tục bầu trời
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #369 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:50:48 am »

Tôi rất chú ý hỏi đến cuộc phản công của quân Đức ở Ác-đen vào cuối năm 1944, và những biện pháp phòng ngự của quân Đồng minh trong khu vực này. Phải nói là Đ. Ai-xen-hao và những người cùng đi với ông ta đặc biệt không muốn nói đến chuyện ấy. Tuy nhiên, dù họ có nói ít, ta cũng biết được mũi đột kích của quân Đức ở Ác-đen là bất ngờ đối với bộ chỉ huy tối cao và bộ tư lệnh tập đoàn 12 của tướng Brét-li.
Bộ tổng chỉ huy quân các nước Đồng minh vô cùng lo lắng về những hành động tiếp sau của quân địch tại Ác-đen. U. Sớc-sin ngày 6-1-1945 gửi cho I.V. Xta-lin bức thư riêng nói về nỗi lo lắng ấy. Ông ta thông báo, ở phía Tây đang diễn ra những trận đánh nặng nề, và quân Đồng minh bị mất quyền chủ động, đang lâm vào tình thế đáng lo ngại.
Sớc-sin và Ai-xen-hao đặt hy vọng lớn vào việc Liên Xô sẽ có phản ứng nhanh sau khi nhận được thông báo, nên đã cử thống chế không quân Tê-đe đi Mát-xcơ-va mang theo bức thư đó. Nếu chính phủ Liên Xô nhận lời và cho bộ đội Liên Xô chuyển thật nhanh sang tiến công (điều mà U. Sớc-sin và Đ. Ai-xen-hao đang trông đợi), thì Hít-le sẽ buộc phải rút những đơn vị xung kích của chúng từ mặt trận phía tây ném sang phía đông.
Như mọi người đều biết, Chính phủ Liên Xô, trung thành với nghĩa vụ đồng minh của mình, đúng một tuần lễ sau, đã triển khai cuộc tiến công cực lớn trên toàn bộ mặt trận làm rung chuyển đến tận gốc phòng ngự của quân Đức trên tất cả các hướng chiến lược, và buộc quân Đức bị thua thiệt nặng phải rút về Ô-đe, Nây-xe, Mô-ráp-xcô, Ô-xtơ-ra, bỏ lại Viên và phần đông nam nước Áo.
Nhớ lại cuộc tiến công ấy, Đ. Ai-xen-hao nói:
- Đối với chúng tôi, đây là cuộc tiến công mong đợi từ lâu. Tất cả chúng tôi đều thấy nhẹ nhõm, nhất là khi được tin cuộc tiến công phát triển rất thắng lợi. Chúng tôi vững tin rằng quân Đức lúc này sẽ không thể nào tăng cường cho mặt trận phía tây của chúng được.
Tiếc là, từ khi có “Chiến tranh lạnh”, và nhất là sau khi các tướng lĩnh Hít-le còn sống sót đã viết những hồi ký làm tràn ngập thị trường sách, thì những ý kiến đánh giá khách quan trong thời gian sau chiến tranh đã bị xuyên tạc một cách trắng trợn. Bọn tuyên truyền láo xược của phe chống Liên Xô, thậm chí đã tìm mọi cách thuyết lý rằng, không phải Quân đội Liên Xô đã giúp cho quân Mỹ trong những trận đánh ở vùng Ác-đen, mà là quân Mỹ đã ứng cứu cho Quân đội Liên Xô.
Chúng tôi cũng muốn nói đến tình hình viện trợ theo hiệp nghị đã thỏa thuận. Về điểm này mọi việc lúc đó đều rõ rằng. Song, trong nhiều năm sau chiến tranh, các nhà nghiên cứu lịch sử tư sản đã khẳng định rằng, hình như các trang bị, vật chất và lương thực do các nước Đồng minh cung cấp cho chúng tôi đã giữ vai trò quyết định thắng lợi của chúng tôi.
Không phải tranh luận gì nữa, trong thời gian chiến tranh, Liên Xô thực ra có nhận được những máy móc thiết bị và vật chất quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Ví dụ như Mỹ và Anh có chở đến hơn 400.000 ô-tô, gửi cả các đầu máy xe lửa, nhiên liệu, khí tài thông tin. Nhưng phải chăng tất cả những thứ đó lại có thể nào giữ nổi vai trò quyết định trong quá trình chiến tranh. Tôi đã nói đến quy mô phát triển của công nghiệp Liên Xô trong những năm chiến tranh mà mọi người đều biết. Nền công nghiệp đã bảo đảm cho cả tiền tuyến lẫn hậu phương tất cả những gì cần thiết. Điều đó tưởng không cần phải nhắc lại nữa.
Còn về vũ khí, trang bị, tôi có thể nói như sau. Chúng ta nhận được của Mỹ và Anh theo hiệp nghị thỏa thuận 18.700 máy bay, 10.800 xe tăng, 9.600 đại bác. Tính theo tổng số vũ khí trang bị mà nhân Liên Xô đã cung cấp cho quân đội trong những năm chiến tranh, thì tỉ lệ theo thứ tự trên là 12; 10,4; 2 %. Đương nhiên, con số trên có một ý nghĩa nhất định, nhưng nói rằng nó đã giữ một vai trò quyết định thì không được.
Ai-xen-hao tỏ ra quan tâm nhiều đến những chiến dịch lịch sử ở Lê-nin-grát, Mát-xcơ-va, Xta-lin-grát và Béc-lanh. Ông ta hỏi, trong thời gian chiến dịch Mát-xcơ-va, riêng tôi với tư cách là tư lệnh phương diện quân thì về mặt thể chất đã phải chịu đựng gian khổ ra sao.
- Trong chiến dịch lịch sử Mát-xcơ-va - tôi trả lời, - thì người chiến sĩ cũng giống như người tư lệnh phải chịu đựng gian khổ như nhau. Trong thời kỳ chiến đấu hết sức quyết liệt từ 15-11 đến hết ngày 8-12, tôi được ngủ không quá 2 tiếng đồng hồ trong một ngày đêm, mà ngủ từng đoạn ngắn một. Muốn giữ sức khỏe và khả năng làm việc, tôi phải vận dụng kiểu rèn luyện thể dục ngoài băng lạnh từng đợt ngắn nhưng thường xuyên và phải dùng cà-phê đặc, cũng có lúc phải ra trượt tuyết đến 20 phút.
Đến khi cơn khủng hoảng của trận đánh Mát-xcơ-va qua đi, tôi ngủ rất say, đến nỗi các đồng chí mãi không đánh thức nổi tôi dậy. Lúc ấy I.V. Xta-lin gọi điện thoại cho tôi hai lần. Các đồng chí trả lời: “ Giu-cốp đang ngủ, chúng tôi không sao đánh thức dậy được”. Tổng tư lệnh nói “đừng đánh thức, cứ để đồng chí tự thức giấc”. Trong lúc tôi ngủ say như vậy, bộ đội địa Phương diện quân miền Tây đã tiến được 10 – 15 km. Lúc thức giấc khoan khoái biết bao...
Khi Ai-xen-hao đến Mát-xcơ-va, I.V. Xta-lin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng A.I. An-tô-nốp giới thiệu cho ông ta toàn bộ kế hoạch và hành động của bộ đội ta ở Viễn đông.
Trong thời gian Ai-xen-hao ở thăm Mát-xcơ-va, I.V. Xta-lin nói nhiều với ông ta về những cuộc chiến đấu của bộ đội Liên Xô và các nước Đồng minh chống phát-xít Đức và Nhật. Đồng chí nhấn mạnh rằng, Thế chiến thứ hai là kết quả của đầu óc đặc biệt thiển cận của những nhà lãnh đạo chính trị các nước đế quốc phương Tây, họ đã làm ngơ trước cuộc chiến tranh xâm lược cuồng bạo của bọn Hít-le.
- Dân tộc các nước tham chiến đã phải trả giá đắt trong chiến tranh, nhất là nhân dân Liên Xô, - I.V. Xta-lin nói. – Chúng ta có trách nhiệm phải làm tất cả để ngăn chặn một cuộc chiến tranh tương tự trong tương lai.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM