Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 25 Tháng Tư, 2024, 08:51:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhớ lại và suy nghĩ  (Đọc 167701 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #300 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:33:34 am »

Đồng chí nói với các chiến sĩ:
- Chúng ta sẽ đánh giáp lá cà, thực sự giáp lá cà. Chúng ta sẽ hy sinh, nhưng quyết không để quân địch vượt qua.
Thượng sĩ N.A. Ben-xki và những bạn chiến đấu của đồng chí là Các-ghin và Cơ-che-riu-xốp là những chiến sĩ giàu kinh nghiệm. Tinh thần ngoan cường và nghệ thuật chiến đấu của các đồng chí đã quyết định thắng lợi của trận đánh.
Các đồng chí đẩy pháo trước vào trong một nhà kho, đục thủng một lỗ tường và đặt pháo ở tư thế ngắm trực tiếp. Ở đây tránh được đạn địch nhưng có thể bắn vào sườn xe tăng chúng.
Tiếng xích sắt đã nghe rõ mồn một. Thượng sĩ N.A. Ben-xki trực tiếp lấy đường ngắm. Chiếc xe tăng đi đầu cách không đầy 150 mét. Chữ thập ngoặc phát-xít đã hiện rõ lên.
Cố gắng giữ bình tĩnh, thượng sĩ N.A. Ben-xki lấy đường ngắm, chờ cho xe tăng đến gần nữa. Bắn. Đầu đạn xuyên đúng vào thùng nhiên liệu Ngọn lửa đỏ cháy rực trên xe tăng. Viên đạn thứ hai cũng trúng mục tiêu - xe tăng thứ hai đứt xích không sao cựa quậy được. Một phút sau ngọn lửa phủ lấy chiếc xe tăng thứ ba. Một trận đánh tuyệt đẹp.
Năm chiếc xe tăng của bọn phát-xít bốc cháy trước chiến hào chúng ta. Ba chiếc còn lại quay đằng sau chạy...
Thượng sĩ Ni-cô-lai Ben-xki được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ vì đã anh dũng chiến đấu trong trận đánh ấy. Các chiến sĩ khác trong khẩu đội cũng được tặng thưởng Huân chương.
Quân đoàn bộ binh cận vệ 26 (quân đoàn trưởng - trung tướng P.A. Phia-xốp, chủ nhiệm chính trị - đại tá Đ.N. An-đrây-ép) tiến sau chi đội phái đi trước bắt đầu chiếm lĩnh và mở rộng bàn đạp.
Dưới sự chỉ huy của trung tá B.I. Ba-ra-nốp và chủ nhiệm chính trị đại tá X.V. Cu-dốp-cốp, sư đoàn cận vệ 94 của quân đoàn đã chiến đấu để vượt sông Ô-đe. Các trung đoàn cận vệ 286 và 283 chiến đấu tại bàn đạp đã đánh ngã bọn địch chống cự lại. Trung đoàn pháo binh cận vệ 199 của sư đoàn (trung đoàn trưởng là trung tá I.Ph. Giê-rép-xốp, trung đoàn phó phụ trách công tác chính trị - thiếu tá V.I. O-ri-a-bin-xki) đã chiến đấu quên mình tại đây.
Đại đội pháo binh cận vệ của thượng úy P.A. Mi-rô-nốp cũng đạt thành tích thật xuất sắc. Lúc xung phong đại đội trưởng bị thương, thượng úy cận vệ A-vê-li-chép lên thay. Trong ngày hôm ấy đại đội đã cùng với bộ binh anh dũng đánh lui 6 đợt xung phong của địch. Thượng sĩ I-van Vôn-cốp và trung sĩ G.I. Snét-xốp tổ trưởng Đảng của đại đội đã chiến đấu vô cùng gan dạ.
Các chiến sĩ tiểu đoàn 2, trung đoàn bộ binh 1050 (tiểu đoàn trưởng là Ph.K. Sa-pô-va-lốp, tiểu đoàn phó phụ trách công tác chính trị - I.Ph. Ô-xi-pốp) đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng tập thể trong trận đánh lại những cuộc tiến công của xe tăng địch. Anh em trong tiểu đoàn đã đẩy lùi nhiều đợt xung phong của xe tăng và bộ binh địch trong những điều kiện cực kỳ khó khăn.
Tại đây đặc biệt nổi bật là những chiến sĩ và cán bộ thuộc tiểu đoàn 3, tiểu đoàn trưởng là đại úy A.Ph. Bô-gô-mô-lốp. Đồng chí bị thương nặng nhưng không rời trận địa và vẫn tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn. A.Ph. Bô-gô-mô-lốp được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì đã chiến đấu hết sức dũng cảm.
Trong các trận chiến đấu này tất cả các chiến sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan tiểu đoàn 1, trung đoàn bộ binh 1008 đều được tặng thưởng huân chương và huy chương. Tiểu đoàn trưởng M.A. A-lếch-xây-ép và bí thư tổ chức Đảng trong tiểu đoàn, thượng úy Cu-li-nua U-xen-bê-cốp được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cao quý. Các trung đoàn bộ binh 1008 và 1010 thuộc sư đoàn bộ binh 266 được tặng thưởng huân chương Xu-vô-rốp hạng III vì đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng tập thể. Lịch sử cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại còn ghi lại biết bao nhiêu mẩu chuyện chiến đấu nói lên đầy đủ hình ảnh trọn vẹn của người chiến sĩ Xô-viết anh hùng. Và cũng thật đau xót, vì còn nhiều chiến sĩ không được nêu tên? Tuy vậy, công lao vĩ đại của các chiến sĩ vô danh đó đối với lịch sử không vì thế mà bị xóa bỏ.
Kết quả sau trận đánh dài ngày này là bàn đạp được mở rộng đến 44 km. Và lực lượng đột kích của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 đã bắt đầu từ bàn đạp ấy tiến công vào Béc-lanh.
Đến thời gian đó, bên cánh phải của phương diện quân, sức kháng cự của địch tăng lên rõ rệt. Trinh sát không quân và bộ binh xác định thấy chúng đang điều quân và tập trung ở Pô-mê-ra-ni một số lớn lực lượng.
Cần có những hành động thật nhanh và kiên quyết để thanh toán mối nguy cơ đang đe dọa từ phía bắc lại. Ngày 2-2, tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 nhận lệnh của Hội đồng quân sự phương diện quân chuyển giao khu vực của mình cho các đơn vị bạn, sau đó hành quân vượt sông lên phía bắc để tập trung lại trong vùng A-n-xvan-đe. Quân đoàn xe tăng 9 và quân đoàn kỵ binh cận vệ 7, một số lớn các đơn vị pháo binh, công binh và phương tiện vật chất cũng được điều động đến đấy.
Mối nguy cơ quân Đức phản công từ phía đông Pô-mê-ra-ni lại ngày một tăng thêm.
Ngày 31-1, Hội đồng quân sự phương diện quân gửi lên Tổng tư lệnh tối cao bản báo cáo với nội dung sau:
“1. Do chỗ cánh trái của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 còn rớt lại đằng sau cánh phải của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 quá xa nên chính diện của phương diện quân đến hết ngày 31-1 lên tới 500 km.
Nếu sườn bên trái của K.K. Rô-cô-xốp-xki còn tiếp tục dừng lại thì tất nhiên địch sẽ có những hành động tích cực đánh vào sườn phải của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 đang bị trải rộng.
Tôi đề nghị lệnh cho K.K. Rô-cô-xốp-xki dùng tập đoàn quân 70 tiến công ngay vào hướng tây, dù phải đánh vào chỗ đất nhô ra bên kia sườn phải của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1.
2. Đề nghị giục I.X. Cô-nép tiến nhanh hơn nữa tới sông Ô-đe.
Giu-cốp, Tê-lê-ghin”.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2009, 04:42:03 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #301 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:33:58 am »

Báo cáo lần này của chúng tôi không được Tổng tư lệnh tối cao trả lời ngay và phương diện quân cũng không nhận được sự giúp đỡ cụ thể, mãi ngày 8-2, Đại bản doanh mới lệnh cho Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 chuyển sang tiến công vào ngày 10 -2 từ tuyến Grau-đen-xơ - Rát-xê-bua nhằm tiêu diệt quân địch ở Đông Pô-mê-ra-ni, chiếm đan-xích và tiến ra bờ biển Ban-tích.
Ngày 10-2, Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 bắt đầu tiến công, nhưng vì không đủ lực lượng nên không thể hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ đã giao. Ngày 24-2, khi lực lượng dự bị còn nguyên vẹn của Đại bản doanh là tập đoàn quân 19 tới tăng cường thì Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 bắt đầu tiến công lại.
Ngày 1-3, các đơn vị của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 cũng chuyển sang tiến công, dùng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 làm lực lượng đột kích chủ yếu. Đòn đột kích mạnh của số lực lượng lớn nói trên làm cho cuộc tiến công của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 mạnh hẳn lên.
Ngày 5-3, bộ đội của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 tiến đến bờ biển Ban-tích và chiếm được Cô-dơ-lin (Cô-sa-lin), sau đó thì tất cả các tập đoàn quân của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 đều quay sang phía đông, tiến về phía Gơ-đư-nha, Đan-xích (Gơ-đan-xcơ). Tập đoàn quân xe tăng 1 của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1, sau khi tiến vào vùng Con-béc (Cô-lốp-giéc) thì được lệnh của Đại bản doanh tạm thời chuyển thuộc sang Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 để tiêu diệt quân địch ở vùng Gơ-đư-nha. Các đơn vị cánh phải Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 làm nhiệm vụ quét tàn quân địch, tiến ra vùng bờ biển Ban-tích tới hạ lưu sông Ô-đe.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2009, 04:43:03 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #302 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:34:14 am »

Đến đây, tôi cho rằng, đã đến lúc có thể đi sâu vào phân tích tỉ mỉ hơn một vấn đề mà nhiều tác giả đã nêu lên trong các tập hồi ức đặc biệt là trong cuốn hồi ức của nguyên soái Liên Xô V.I. Chui-cốp. Đó là vấn đề: tại sao bộ tư lệnh Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 trong những ngày đầu tháng 2, sau khi đã tiến đến sông Ô-đe lại không được Đại bản doanh quyết định cho tiến công ngay vào Béc-lanh.
Trong những hồi ức viết đăng trên các tạp chí “Tháng Mười” và “Lịch sử cận đại và hiện đại”, V.I. Chui-cốp xác nhận rằng, “có thể chiếm được Béc-lanh trong tháng 2. Và như vậy, tự nhiên là chiến tranh có thể kết thúc sớm hơn
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2009, 04:43:47 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #303 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:34:29 am »

Nhiều chuyên gia quân sự đã phát biểu trên các báo chí phản đối quan điểm đó của đồng chí V.I. Chui-cốp[6], nhưng V.I. Chui-cốp cho rằng, “những ý kiến phản đối ấy không phải của những người đã tham gia tích cực vào chiến dịch Vi-xla - Ô-đe, mà, hoặc là của những người đã thảo ra những mệnh lệnh của I.V. Xta-lin và của phương diện quân chủ trương đình chỉ cuộc tiến công vào Béc-lanh và mở chiến dịch Đông Pô-mê-ra-ni, hoặc là, của tác giả một số những tác phẩm lịch sử
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2009, 04:44:50 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #304 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:34:44 am »

Tôi phải nói rằng, trong chiến dịch tiến công vào Béc-lanh mọi việc không đơn giản như V.I. Chui-cốp hình dung.
Ngày 26-1, khi thấy rõ ràng là địch không thể nào kìm nổi cuộc tiến công của ta tại những phòng tuyến của chúng trên đường tiếp cận tới Ô-đe, chúng tôi có sơ bộ đề nghị lên Đại bản doanh những điểm dưới đây:
Đến ngày 30-1, bộ đội phương diện quân sẽ tiến ra tuyến Béc-lin-khen (Bác-li-néc) - Lan-xơ-béc (Gô-giúp - Vê-li-cô-pôn-xki) - Grét-xơ (Grút-dích). Ở đó sẽ phải dồn cơ quan hậu cần lên gần, bổ sung dự trữ, và từ sáng ngày 1 – 2 tháng 2 lại tiếp tục tiến công nhằm vượt sông Ô-đe trong hành tiến.
Tiếp sau, đề nghị sẽ phát triển tiến công nhanh, mạnh trên hướng Béc-lanh, tập trung những nỗ lực chủ yếu để vu hồi Béc-lanh từ phía đông bắc, bắc và tây bắc.
Ngày 27-1, Đại bản doanh phê chuẩn đề nghị ấy.
Ngày 28-1, cả tư lệnh Phương diện quân U-crai-na 1, nguyên soái Liên Xo I.X. Cô-nép cũng gửi về Đại bản doanh đề nghị giống như vậy. Đề nghị này nêu ra nhiệm vụ tiêu diệt cụm địch đóng ở Brét-xlau, và đến ngày 25 – 28 tháng 2 tiến ra sông En-bơ, còn cánh phải của phương diện quân thì hiệp đồng với Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 đánh chiếm Béc-lanh.
Ngày 29-1, Đại bản doanh cũng đã phê chuẩn đề nghị ấy.
Thật vậy, đúng như V.I. Chui-cốp xác nhận, vào thời gian đó trên những ngả đường vào Béc-lanh lực lượng quân địch có bị hạn chế, phòng ngự chúng bị suy yếu. Vì đã biết rõ tất cả, nên bộ tư lệnh phương diện quân chúng tôi mới ra chỉ thị cho các đơn vị thuộc quyền như sau:
“Gửi Hội đồng quân sự các tập đoàn quân, tư lệnh các quân chủng, binh chủng và chủ nhiệm hậu cần phương diện quân.
Tôi thông báo những dự kiến về hành động trong thời gian tới đây và đánh giá vắn tắt tình huống:
1. Quân địch ở phía trước phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 lúc này không có những đơn vị lớn để phản kích.
Chúng không có cả chính diện phòng ngự liên tục. Hiện nay chúng đang giữ từng hướng một và trên nhiều khu vực, chúng đang mưu toan giải quyết nhiệm vụ phòng ngự bằng những hoạt động tích cực.
Chúng ta có những tin tức sơ bộ cho biết, địch sẽ rút ngoài mặt trận phía tây của chúng về 4 sư đoàn xe tăng và 5 - 6 sư đoàn bộ binh. Những binh đoàn ấy, chúng sẽ ném sang mặt trận phía đông.
Đồng thời địch tiếp tục điều những đơn vị lấy ở miền ven biển Ban-tích và Đông Phổ sang.
Chắc là trong 6 - 7 ngày tới đây, quân địch sẽ tập trung được những đơn vị điều từ ven biển Ban-tích và Đông Phổ trên tuyến Svét - Stác-gác - Nôi Sét-tinh nhằm bảo vệ Pô-mê-ra-ni, không cho chúng ta tiến đến Stét-tinh và vịnh Pô-mê-ra-ni.
Còn các đơn vị từ mặt trận phía tây của chúng sang, có lẽ, sẽ được tập trung sang vùng Béc-lanh để làm nhiệm vụ phòng ngự trên những đường tiếp cận Béc-lanh.
2. Nhiệm vụ các đơn vị thuộc phương diện quân là trong 6 ngày tới đây sẽ hoạt động tích cực để củng cố thắng lợi đã giành được, dồn tất cả những đơn vị còn sót lại sau lên phía trước, bổ sung chừng 2 cơ số nhiên liệu, 2 cơ số đạn dược, và ngày 15 - 16 tháng 2, tiến vọt lên chiếm Béc-lanh.
Để củng cố những kết quả đã giành được, trong các ngày mồng 4 đến hết mồng 8 tháng 2, cần phải:
a) cho các tập đoàn quân 5, 8, 69, 33 chiếm những bàn đạp bên bờ phía tây sông Ô-đe. Chú ý là các tập đoàn quân cận vệ 8 và 69 nên có một căn cứ đầu cầu chung giữa Kiu-xtơ-rin và Phrăng-cơ-phua.
Nếu có thể được, nên cho bàn đạp của các tập đoàn quân 5 và 8 nối liền nhau.
b) tập đoàn quân 1 Bộ đội Ba Lan, các tập đoàn quân xe tăng 47, 51, 2 và quân đoàn kỵ binh 2 cần phải đánh bật địch sang bên kia tuyến Rát-xê-bua - Phan-ken-bua - Stác-gác - An-đam – sông Ô-đe. Kế đó, sau khi để lại đội trắc vệ chờ các tập đoàn quân của phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 tiếp cận tới, sẽ tập trung lại tại sông Ô-đe để đột phá.
c) ngày 7 – 8 tháng 2, cần giải quyết gọn cụm địch đóng ở Pô-dơ-nan - Snai-đơ-mi-un.
d) phương tiện để tăng cường đột phá nói chung vẫn là những phương tiện các tập đoàn quân hiện có.
e) bộ đội xe tăng và pháo tự hành đến ngày 10-2 phải đưa đi tiểu tu trung tu xong, và sẵn sàng chiến đấu.
g) không quân phải triển khai xong, có ít nhất 6 cơ số nhiên liệu tại các sân bay.
h) hậu cần của phương diện quân, tập đoàn quân, và các binh đoàn đến ngày 9 – 10 tháng 2 phải hoàn toàn sẵn sàng phục vụ cho giai đoạn quyết định của chiến dịch.
Giu-cốp, Tê-lê-ghin, Ma-li-nin”
Song, như đã nói ở trên, trong những ngày đầu tháng 2 thực sự đã có mối nguy cơ nghiêm trọng là địch sẽ tổ chức phản kích từ phía Đông Pô-mê-ra-ni vào sườn và phía sau các đơn vị chủ lực của phương diện quân đang tiến tới Ô-đe. Về vấn đề này ta hãy xem lời khai của thống chế Đức, Cây-ten:
“Trong tháng 2, tháng 3 năm 1945 dự định dùng bàn đạp ở Pô-mê-ra-ni để tổ chức phản kích vào các đơn vị đối phương đang tiến công về Béc-lanh. Kế hoạch quy định sau khi có chỗ dựa trong vùng Grút-đôn, các đơn vị của cụm tập đoàn quân “Vi-xla” sẽ đột phá chính diện quân Nga, và băng qua thung lũng hai con sông Vác ta và Nét-xe đánh vu hồi vào phía sau Kiu-xtơ-rin”.
Ý đồ ấy còn được cả thượng tướng Gu-đê-ri-an xác nhận thêm:
“Bộ chỉ huy Đức có ý định sử dụng những lực lượng của cụm tập đoàn quân “Vi-xla” mở mũi phản kích chớp nhoáng trong khi quân Nga chưa kịp điều những lực lượng lớn đến tiền duyên và chưa phán đoán ra ý định của ta
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2009, 04:45:05 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #305 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:35:04 am »

Những lời chứng nhận của giới lãnh đạo quân sự nước Đức phát-xít trích dẫn ra đầy đủ cho ta thấy rõ, nguy cơ địch uy hiếp từ phía Đông Pô-mê-ra-ni là có thực. Tuy nhiên Bộ tư lệnh phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 đã kịp thời áp dụng những biện pháp cần thiết để tích cực đối phó lại.
Hồi đầu tháng 2 ở vùng giữa hai con sông Ô-đe và Vi-xla quân Đức có các tập đoàn quân 2 và 11, gồm tất cả 16 sư đoàn bộ binh, 2-4 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn mô-tô cơ giới, 4 lữ đoàn, 8 cụm chiến đấu. Theo tin của trinh sát ta, lực lượng chúng vẫn tiếp tục dồn tới đó.
Ngoài ra, trong vùng Stét-tin (Sết-xin) có tập đoàn quân xe tăng 3 mà bộ chỉ huy phát-xít Đức có thể sử dụng hoặc trên hướng Béc-lanh, hoặc để tăng cường cho cụm quân của chúng ở Đông Pô-mê-ra-ni (điểm này thực tế đã xảy ra).
Liệu bộ tư lệnh Liên Xô có thể nào lại liều lĩnh cứ cho chủ lực của phương diện quân tiếp tục tiến công vào Béc-lanh trong điều kiện phía bắc đang có mối nguy cơ nghiêm trọng ấy không?
V.I. Chui-cốp viết: “... Bàn về liều lĩnh, thì trong chiến tranh không hiếm chuyện phải liều lĩnh. Nhưng trong trường hợp này liều lĩnh hoàn toàn có căn cứ. Trong chiến dịch Vi-xla - Ô-đe bộ đội ta đã tiến sâu trên 500 km, và từ Ô-đe tới Béc-lanh còn lại tất cả có 60 - 80 km
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2009, 04:45:51 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #306 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:46:33 am »

Tất nhiên, có thể coi thường mối nguy cơ ấy mà cho cả hai tập đoàn quân xe tăng và 3 - 4 tập đoàn quân bộ đội hợp thành thẳng tiến đến Béc-lanh, và tới sát được Béc-lanh. Nhưng bằng mũi đột kích từ phía bắc lại, địch rất dễ dàng phá vỡ các đơn vị trắc vệ của ta để tiến đến các bến vượt sông Ô-đe và sẽ hãm các đơn vị của phương diện quân tại vùng Béc-lanh trong một tình thế rất nguy hiểm.
Kinh nghiệm chiến tranh chỉ ra rằng, được phép liều lĩnh nhưng không được phép đào hố để tự chôn mình. Về mặt này ta có bài học rất bổ ích là cuộc tiến công của Hồng quân vào Vác-xô-vi năm 1920. Lúc đó cuộc tiến quân không được bảo đảm và thiếu dự kiến của các đơn vị Hồng quân đã không thắng lợi, trái lại đã dẫn đến những tổn thất nặng nề cho phương diện quân miền Tây.
“Nếu như chúng ta đánh giá một cách khách quan lực lượng của cụm quân Hít-le đóng ở Pô-mê-ra-ni, - V.I. Chui-cốp viết, - chúng ta sẽ tin chắc rằng, bất kỳ sự uy hiếp nào của địch đối với lực lượng đột kích chủ yếu của ta ở hướng Béc-lanh đều có thể bị bộ đội của phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 hạn chế không cho lan rộng”.
Thực tế đã đánh đổ lời xác nhận đó.
Lúc đầu nhiệm vụ đánh tan địch ở Đông Pô-mê-ra-ni đã được giao cho chính lực lượng của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 giải quyết nhưng lực lượng ở đó còn xa mới đủ để hoàn thành nhiệm vụ. Ngày 10-2, cuộc tiến công của phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 bắt đầu, nhưng tiến triển rất chậm. Trong 10 ngày, bộ đội mới tiến được 50 - 70 km.
Cùng lúc đó quân địch mở mũi phản kích ở vùng phía nam Stác-ga, đã ép được bộ đội ta lại và tiến về phía nam được 12 km.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #307 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:47:55 am »

Trước tình hình đang diễn biến, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao quyết định sử dụng 4 tập đoàn quân bộ đội hợp thành và 2 tập đoàn quân xe tăng của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 vào nhiệm vụ giải quyết bọn quân Hít-le tài Đông Pô-mê-ra-ni, lực lượng chẳng lúc này lên tới 40 sư đoàn.
Như mọi người đều biết, mãi đến cuối tháng 3, 2 phương diện quân mới tiêu diệt xong cụm địch đóng ở Đông Pô-mê-ra-ni. Xem ra quả bồ đào có vỏ cứng như thế đấy?
V.I Chui-cốp cho rằng, để tiến công vào Béc-lanh trong tháng 2-1945, Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 và U-crai-na 1 có thể tách ra 8 - 10 tập đoàn quân, trong đó có 3 - 4 tập đoàn quân xe tăng[10].
Cũng không thể đồng ý về điểm này được. Hồi đầu tháng 2, trên hướng Béc-lanh trong số 8 tập đoàn quân bộ đội hợp thành và 2 tập đoàn quân xe tăng của phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1, chỉ còn lại 4 tập đoàn quân không đầy đ
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2009, 04:49:37 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #308 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:50:06 am »

Các lực lượng còn lại của phương diện quân đã buộc phải cho quay sang phía Đông Pô-mê-ra-ni để tiêu diệt cụm địch đóng ở đó.
Phương diện quân U-crai-na 1, trong thời gian từ mồng 8 đến hết ngày 24 tháng 2 đang mở chiến dịch tiến công ở tây bắc Brét-xlau (Vrốt-xláp). Chủ lực của nó (4 tập đoàn quân bộ đội hợp thành, 2 tập đoàn quân xe tăng và 2 tập đoàn quân không quân) đều tham gia chiến dịch ấy. Ở đây, quân địch, sau khi điều động được một số lực lượng đáng kể đến, đã ngoan cố chống cự lại.
Trong vòng 17 ngày tiến công, các binh đoàn của Phương diện quân U-crai-na 1 tiến sâu được 100 km, ra đến sông Nây-xe. Phương diện quân có ý định vượt sông và phát triển tiến công sang phía tây nhưng không thành công, vì vậy phải chuyển sang phòng ngự dọc theo bờ phía đông con sông ấy.
Cũng cần thấy rằng, trong quá trình chiến dịch Vi-xla - Ô-đe các đơn vị ta cũng bị sứt mẻ nghiêm trọng.
Đến ngày 1-2, quân số các sư đoàn bộ binh trung bình còn khoảng 5.500 người, mà tập đoàn quân cận vệ 8 chỉ còn từ 3.800 đến 4.800 người mỗi sư đoàn. Hai tập đoàn quân xe tăng có 740 xe tăng (trung bình mỗi lữ đoàn xe tăng có khoảng 40 xe nhưng có nhiều lữ đoàn chỉ còn 15 - 20 xe). Tình hình của Phương diện quân U-crai-na 1 cũng giống như vậy.
Ngoài ra, pháo đài và thành phố Pô-dơ-nan nằm sâu ở hậu phương phương diện quân vẫn còn trong tay địch, và mãi đến 23-2, các đơn vị do đích thân V.I. Chui-cốp chỉ huy cũng vẫn không chiếm được nó.
Cuối cùng, không nên quên vấn đề bảo đảm vật chất cho một bộ đội đã tiến công liên tục 20 ngày và tiến sâu hơn 500 km.
Tất nhiên, với tốc độ tiến quân cao như vậy thì hậu cần còn bị rớt lại sau, và bộ đội sẽ cảm thấy thiếu những phương tiện vật chất, nhất là nhiên liệu. Không quân cũng không thể chuyển theo, vì rằng trong thời gian này tất cả những sân bay dã chiến đều bị mưa làm hư hỏng.
Không thấy tất cả những khó khăn phức tạp của tình hình hậu cần trong hoàn cảnh đó, V.I. Chui-cốp viết:
“Nếu như Đại bản doanh và Bộ tham mưu các phương diện quân tổ chức cung cấp tốt, kịp thời chuyển đến Ô-đe số đạn dược, nhiên liệu và lương thực cần thiết, nếu như không quân kịp di chuyển tới những sân bay vùng ven Ô-đe và bộ đội công trình cầu phà bảo đảm được những bến vượt cho bộ đội qua sông đó, thì 4 tập đoàn quân ta tập đoàn quân xung kích 5, cận vệ 8, tập đoàn quân xe tăng 1 và 2 trong đầu tháng 2 đã có thể phát triển tiến công tới Béc-lanh, vượt thêm chặng đường 80 - 100 km và kết thúc chiến dịch lớn ấy bằng việc chiếm được thủ đô của nước Đức trong hành tiến
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #309 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 04:51:16 am »

Phán quyết về một vấn đề quan trọng như vậy mà đưa ra quá nhiều vào những “nếu như” thì không thể được coi là nghiêm chỉnh, dù là đối với người viết hồi ký. Nhưng ngay những điều mà V.I. Chui-cốp công nhận, như cung cấp gặp khó khăn, không quân và các đơn vị cầu phà còn rớt lại sau đủ nói lên rằng, trong những điều kiện như vậy mà cứ kiên quyết tiến công vào Béc-lanh thì quả là một sự phiêu lưu đúng nhất với ý nghĩa của nó.
Như vậy là, trong tháng 2-1945, Phương diện quân U-crai-na 1, Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1, không phương diện quân nào có thể tiến hành chiến dịch Béc-lanh được.
V I Chui-cốp viết: “Ngày 4-2, tư lệnh Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 triệu tập cuộc họp ở cơ quan tham mưu tập đoàn quân 69. Có mặt đồng chí tư lệnh phương diện quân, tư lệnh các tập đoàn quân Béc-da-rin, Côn-pắc-chi, Bốc-đa-nốp và tôi. Chúng tôi đang ngồi quanh bàn thảo luận kế hoạch tiến công vào Béc-lanh thì chuông điện thoại đổ hồi. Tôi ngồi sát bên máy và nghe rất rõ cuộc nói chuyện bằng điện thoại Xta-lin gọi máy. Xta-lin hỏi, Giu-cốp đang ở đâu và làm gì. Nguyên soái trả lời là đang họp bàn với các tư lệnh tập đoàn quân trong cơ quan tham mưu của tập đoàn quân Côn-pắc-chi, và cùng nghiên cứu với các đồng chí ấy kế hoạch tiến công vào Béc-lanh.
Tôi nghe thấy, sau khi báo cáo xong đã xảy ra điều hoàn toàn bất ngờ đối với tư lệnh phương diện quân là, Xta-lin yêu cầu đình ngay việc bàn kế hoạch nói trên mà phải bắt tay vào đặt kế hoạch mở chiến dịch tiêu diệt quân Hít-le thuộc cụm tập đoàn quân “Vi-xla” đang đóng ở Pô-mê-ra-ni”
Tiếc thay, ngày 4-2, ở cơ quan tham mưu tập đoàn quân 69 lại không có cuộc họp ấy? Vì vậy cuộc nói chuyện bằng điện thoại với I.V. Xta-lin như V.I. Chui-cốp viết cũng không có nốt.
Ngày 4 – 5 tháng 2, tôi có việc ở cơ quan tham mưu tập đoàn quân 61, tập đoàn quân này bố trí quân bên cánh phải của Phương diện quân ở Pô-mê-ra-ni để chống lại cụm địch đóng ở đó. Tư lệnh tập đoàn quân xe tăng 1, M.E. Ca-tu-cốp cũng không thể có mặt trong cuộc hội nghị hoang đường này, vì rằng theo mệnh lệnh của phương diện quân ngày 2-2-1945 số 00244 thì từ sáng ngày 3-2 đồng chí phải điều động bộ đội từ Ô-đe tập kết về vùng Phri-đê-béc - Béc-lin-khen - Ban-xbéc.
Tư lệnh tập đoàn quân xe tăng 2 thì bị bệnh nên cũng không thể có mặt trong cuộc hội nghị đó (thời gian ấy tướng A.I. Rát-di-ép-xki làm quyền tư lệnh tập đoàn quân). Còn chính V.I. Chui-cốp thì ngày 3-2 đang ở trong thành phố Pô-dơ-nan, còn báo cáo với tôi về diễn biến của trận đánh chiếm pháo đài và thành phố.
Có lẽ, trí nhớ đã làm V.I. Chui-cốp lầm lẫn.
Cần phải nói là tập đoàn quân cận vệ 8 của V.I. Chui-cốp khi tới Ô-đe chỉ còn một nửa số binh đoàn có trong biên chế. Số còn lại mãi đến ngày 23-2 vẫn tiến công Pô-dơ-nan.
Sau khi chuyển được bộ đội của phương diện quân về Pô-mê-ra-ni, tại Ô-đe còn hơn 3 tập đoàn quân rưỡi và tình hình trên hướng Béc-lanh ngay từ những ngày đầu tháng 2 bắt đầu phức tạp hơn.
Ngày 2 và 3 tháng 2 không quân Đức liên tục bắn phá vào đội hình chiến đấu của tập đoàn quân xung kích 5 của N.E. Béc-da-rin tại bàn đạp đã chiếm lĩnh được ở gần sông Ô-đe. Trong hai ngày đó máy bay địch đã xuất kích 5.008 lần chiếc, gây nên tổn thất nặng cho bộ đội của tập đoàn quân 5.
Địch ra sức tìm cách thủ tiêu bàn đạp của ta ở Kiu-xtơ-rin.
Những đơn vị địch mới điều động từ các mặt trận khác về để đánh vào bàn đạp bắt đầu xuất hiện. Tư lệnh tập đoàn quân xung kích 5, N.E. Béc-da-rin yêu cầu không quân ta tăng cường hoạt động. Nhưng vì thời tiết xấu, máy bay không thể hoạt động tích cực được.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM