Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:55:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhớ lại và suy nghĩ  (Đọc 167038 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #140 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 12:50:48 am »

Phần lớn các binh đoàn đang rút lui của hai tập đoàn quân này đã bị bao vây trong thời gian chuyển sang Phương diện quân Nam.
Do bị thương nặng, tư lệnh tập đoàn quân 6, tướng I.N. Mu-dư-chen-cô bị bắt làm tù binh. Tư lệnh tập đoàn quân 12, tướng P.G. Pô-nê-đê-hn cũng không tránh được số phận đó. Lúc đó Phương diện quân Nam đang trong hoàn cảnh rất khó khăn, nặng nề. Tập đoàn quân 9 vừa rút lui vừa chiến đấu trong tình thế nửa bị bao vây. Các đơn vị còn lại của nó rút về sông In-gu-lét.
Việc quân địch tiến đến Đờ-nép, chọc thủng về phía Da-pô-rô-giơ, Đne-prô-pê-tơ-rốp-xcơ và Ô-đét-xa đã làm cho quân đội Xô-viết ở toàn bộ hướng tây-nam lâm vào tình thế phức tạp nghiêm trọng. Song quân Đức cũng phải trả giá rất đắt đối với thắng lợi này. Chúng bị tiêu hao trầm trọng và bị thiệt hại nặng.
Tất cả những sự kiện nói trên xảy ra từ sau khi tôi rời Phương diện quân Tây-nam về Mát-xcơ-va trở lại cương vị Tổng tham mưu trưởng và chính trên cương vị này mà tôi tham gia vào các sự kiện đó cùng gánh vác trách nhiệm với các ủy viên Đại bản doanh, cùng chia sẻ nỗi đau đớn của những thất bại và niềm vui sướng của những thắng lợi thưa thớt của quân ta. Ở đây tôi nghĩ rằng đúng chỗ để nói ít lời về công việc của Đại bản doanh và của I.V. Xta-lin.
Tháng 7-1941, theo quyết định của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng, hệ thống cơ quan chỉ đạo chiến lược của các lực lượng vũ trang được cải tổ. Ngày 10-7, Hội đồng quốc phòng Nhà nước quyết định cải tổ Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh thành Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Thành phần Đại bản doanh gồm có I V. Xta-lin (Chủ tịch), V.M. Mô-lô-tốp, các nguyên soái X.K. Ti-mô-sen-cô, X.M. Bu-đi-on-nưi, K.E. Vô-rô-si-lốp B.M. Sa-pô-sni-cốp, tướng G.K. Giu-cốp. Ngày 19-7, I.V. Xta-lin được cử làm Ủy viên nhân dân quốc phòng và ngày 8-8 được cử làm Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô. Từ ngày dó, cơ quan lãnh đạo chiến lược cao nhất được gọi là Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao.
Việc cử I.V. Xta-lin - người có uy tín lớn - làm Tổng tư lệnh tối cao được nhân dân và quân đội nhiệt liệt hoan nghênh.
Bộ Ủy viên nhân dân quốc phòng cũng được cải tổ, chức năng của từng Cục được xác định rõ, các cơ quan mới được thành lập.
Cùng với việc thành lập Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, để phối hợp tốt hơn nữa các hoạt động của các phương diện quân và các hạm đội và để thống nhất các cố gắng của các quân chủng tại các hướng chiến lược quan trọng nhất, đã thành lập ba Bộ tổng tư lệnh. Nhưng điều đó không làm trở ngại việc Đại bản doanh lãnh đạo các phương diện quân, các hạm đội và thậm chí các tập đoàn quân. Bởi vì hồi ấy các lực lượng dự bị có hạn của bộ binh và không quân hoàn toàn ở trong tay Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Việc này, tất nhiên, không thể không có ảnh hưởng đến mức nào đó tới sự chủ động của các Tổng tư lệnh các hướng.
Cùng hồi đó, theo chỉ thị của Ban chấp hành trung ương Đảng, đã thực hiện thêm một biện pháp nữa có ảnh hưởng tốt tới khả năng chiến đấu của quân đội, Đảng đã đánh giá đúng, xứng đáng ý nghĩa của các cơ quan hậu cần trong thời gian chiến tranh. Chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần Hồng quân được đặt ra, một hệ thống mới các cơ quan hậu cần trong tất cả các lực lượng vũ trang được kiên quyết thành lập. Tại các phương diện quân và các hạm đội thành lập các cục hậu cần, trong các tập đoàn quân thành lập các phòng hậu cần, tại các quân đoàn và sư đoàn có chức phó tư lệnh phụ trách về vật chất kỹ thuật. Theo quyết định của Ban chấp hành trung ương Đảng, tại các phương diện quân và các tập đoàn quân thành lập các phòng chính trị hậu cần và định ra chức vụ ủy viên Hội đồng quân sự chuyên trách hậu cần. Các tổ chức hậu cần của ta đã tiến hành công việc to lớn trong việc chuẩn bị các chiến dịch và các trận lớn. Về điều đó chúng ta sẽ còn nói tới sau.
Đại bản doanh không có cơ quan điều khiển công việc nào khác ngoài Bộ Tổng tham mưu. Thông thường, các mệnh lệnh và chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh tối cao đều đi qua Bộ Tổng tham mưu. Các mệnh lệnh và chỉ thị này được thảo ra và thường được thông qua trong điện Crem-lanh, tại phòng làm việc của I.V. Xta-lin.
Đó là một căn phòng rộng, khá sáng sủa. Các tường lát bằng gỗ sồi màu sẫm, một chiếc bàn dài phủ nỉ xanh. Trên tường bên trái và phải, treo các chân dung Mác, Ăng-ghen, Lê-nin. Trong thời gian chiến tranh, có các chân dung Xu-vô-rốp và Cu-tu-dốp. Ghế cứng, không có đồ vật gì thừa. Một quả địa cầu lớn đặt ở phòng bên, cạnh quả địa cầu có chiếc ghế, trên tường là các tấm bản đồ thế giới.
Phía sâu trong phòng làm việc, bên tường là bàn làm việc của I.V. Xta-lin, lúc nào cũng đầy tài liệu, giấy tờ, bản đồ. Ở đây có máy điện thoại mạnh đường dài và máy điện thoại trong Crem-lanh, một lô các bút chì màu đã gọt nhọn. I.V. Xta-lin thường viết ý kiến của mình bằng bút chì xanh, viết nhanh, ngoáy, nhưng khá dễ xem.
Lối vào phòng làm việc đi qua phòng của A.N. Pô-xcơ-rê-bư-sép và một căn phòng nhỏ của đội trưởng bảo vệ riêng Tổng tư lệnh tối cao. Sau phòng làm việc là phòng nghỉ và phòng liên lạc, ở đây có các máy điện thoại và máy “Bô-đô”. Qua các máy này, A.N. Pô-xcơ-rê-bư-xép tổ chức các cuộc nói chuyện của I.V. Xta-lin với các tư lệnh phương diện quân và các đại diện của Đại bản doanh tại các phương diện quân.
Các cán bộ Bộ Tổng tham mưu và các đại diện Đại bản doanh trải các bản đồ trên chiếc bàn lớn và theo các bản đồ đó báo cáo về tình hình ở các mặt trận, đứng báo cáo, đôi khi dùng sổ tay. I.V. Xta-lin thường vừa nghe vừa đi đi lại lại trong phòng bằng những bước đi rộng, người hơi ngả, chốc chốc lại đi tới gần bàn lớn, cúi xuống chăm chú xem bản đồ trải rộng. Thỉnh thoảng quay lại bàn của mình, lấy gói thuốc sợi, tẽ rời thuốc và chậm rãi nhét vào tẩu.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #141 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 12:51:07 am »

Nhiệm vụ cơ bản của Đại bản doanh là nghiên cứu và đề ra nhiệm vụ chiến lược cho các đơn vị, phân bố các lực lượng và phương tiện giữa các phương diện quân và các hướng, đặt kế hoạch và quyết định sự hoạt động chiến đấu về toàn cục cho quân đội và hải quân. Trong việc này, các lực lượng dự bị của Đại bản doanh, luôn luôn được bổ sung và thành lập thêm, đóng vai trò to lớn. Các lực lượng này là công cụ mạnh mẽ trong tay Đại bản doanh để tăng cường một cách đáng kể cho các đơn vị quân ta ở các hướng quan trọng nhất và trong các chiến dịch có nhiệm vụ nặng nhất.
Các cuộc thảo luận trong Đại bản doanh về những quyết định chiến lược quan trọng thường có sự tham gia của các ủy viên Hội đồng quốc phòng Nhà nước. Các cán bộ lãnh đạo Bộ tổng tham mưu, các tư lệnh không quân, pháo binh, Chủ nhiệm Tổng cục xe tăng, xe bọc thép, Chủ nhiệm hậu cần Hồng quân, các cán bộ lãnh đạo các tổng cục khác của Bộ Ủy viên nhân dân quốc phòng, thường được mời tới họp. Tư lệnh các phương diện quân được triệu tập về Đại bản doanh, khi xem xét các vấn đề liên quan tới phạm vi của họ, nhất là khi thảo luận về trận đánh sắp mở. Có khi các công trình sư máy bay, xe tăng, pháo binh cũng được mời tới dự.
Nếp làm việc của Đại bản doanh khẩn trương, không ồn ào, mọi người đều có thể nói lên ý kiến của mình. I.V. Xta-lin đối xử với mọi người như nhau, nghiêm nghị và khá chính quy. I.V. Xta-lin biết nghe, khi người báo cáo nắm chắc vấn đề .
Nhân đây cần nói rằng, như tôi đã được thấy rõ trong những năm chiến tranh, I.V. Xta-lin hoàn toàn không phải là người mà khi quan hệ với người đó, ta không thể đặt ra những vấn đề gay gắt, không thể tranh luận, mà thậm chí không thể giữ vững quan điểm của mình. Nếu như có ai khẳng định trái lại, tôi xin nói thẳng: điều khẳng định của họ không đúng.
Cơ quan làm việc của Đại bản doanh là Bộ Tổng tham mưu. Hồi đầu chiến tranh, tôi cùng các cán bộ lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu thực tế là suốt ngày đêm phải cùng một lúc nhận những tin tức có khi trái ngược nhau từ tất cả các mặt trận gửi về, và nghiên cứu báo cáo lên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao những đề nghị khẩn cấp. Chức năng của Bộ Tổng tham mưu ngay từ đó trở nên phức tạp. Khối lượng công việc tăng lên quá nhanh, nhiều cái trong việc tổ chức công việc ở thời bình là tốt, nay không còn hợp nữa. Tuy đã nhanh chóng chỉnh đốn lại, song chúng tôi không làm ngay được mọi việc.
Khó mà có được những tài liệu tình báo chính xác và xác định được tính chất của sự bố trí của quân ta và của lực lượng địch vào mọi thời gian khác nhau trong ngày đêm; khó mà nhanh chóng đưa ra được những đề nghị có căn cứ về khả năng bảo đảm vũ khí, đạn dược cho mặt trận này hay mặt trận kia; khó mà viết được những chỉ thị quan trọng nhất của Bộ Tổng tư lệnh tối cao do Đại bản doanh giao cho trong vòng mấy tiếng đồng hồ và có khi trong vòng mấy phút.
Đi lên Đại bản doanh báo cáo với I.V. Xta-lin, mà mang theo các bản đồ còn có những “điểm trắng” nào đó, hoặc với những số liệu ước lượng, chứ đừng nói gì những số liệu quá sự thật, là điều không thể được. I.V. Xta-lin không chịu được lối trả lời mò mẫm, đòi hỏi phải hết sức đầy đủ và rõ ràng.
I V. Xta-lin nhạy cảm đặc biệt đối với những chỗ yếu trong các báo cáo hoặc các tài liệu, phát hiện ra ngay những chỗ đó và nghiêm khắc khiển trách người có lỗi về báo cáo không rành rọt.
Có được trí nhớ giỏi, I.V. Xta-lin nhớ kỹ những việc đã nói, phê bình khá gay gắt đối với những việc bị quên. Vì vậy, khi chuẩn bị các tài liệu tham mưu, chúng tôi làm hết sức kỹ càng, với mọi khả năng của mình trong những ngày đó.
Song, trong khi tình hình ở các mặt trận vô cùng nặng nề, trong khi nhịp sống ở điều kiện chiến tranh chưa được hoàn toàn vào nền nếp, tôi cần phải nói tới nỗ lực của các cán bộ lãnh đạo Bộ tổng tham mưu: về toàn cục, trong Bộ Tổng tham mưu đã xây dựng được ngay nếp làm việc khẩn trương và sáng tạo, mặc dù mức độ căng thẳng trong công tác hồi đó lên đến tột bậc.
Về sau trong suốt thời gian chiến tranh, tôi vẫn giữ được mối quan hệ riêng và liên hệ công tác với Bộ Tổng tham mưu, mối liên hệ này đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong điều kiện ở mặt trận, khi chuẩn bị và lúc tiến hành các chiến dịch lớn. Bộ Tổng tham mưu đã tiến hành có kết quả việc chuẩn bị các lực lượng vũ trang mới, có đủ khả năng và nhanh chóng nghiên cứu đề ra dự thảo các chỉ thị và mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tối cao, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các chỉ thị của Hội đồng quốc phòng Nhà nước, lãnh đạo công tác của các bộ tham mưu trung ương các quân chủng và binh chủng, có tín nhiệm trong việc báo cáo các vấn đề lớn và quan trọng với Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao.
I.V. Xta-lin suy tính các vấn đề quan trọng phần nhiều căn cứ vào báo cáo của các đại diện Đại bản doanh được phái đến các nơi để xem xét tình hình ngay tại chỗ và hỏi ý kiến các bộ tư lệnh binh đoàn, hoặc căn cứ vào những kết luận của Bộ Tổng tham mưu, những ý kiến và các đề nghị của các bộ tư lệnh phương diện quân và các thông báo đặc biệt.
Tôi hiểu biết I.V. Xta-lin được sát từ sau năm 1940, khi tôi làm việc ở chức vụ Tổng tham mưu trưởng, và trong thời gian chiến tranh ở chức vụ Phó Tổng tư lệnh tối cao.
Về bề ngoài của I.V. Xta-lin, nhiều người đã diễn tả nhiều lần. Người không cao và trông ngoài không có gì đặc biệt. I.V. Xta-lin gây cho những người khác ấn tượng mạnh mẽ. Không có cử chỉ cách điệu hóa, I.V. Xta-lin hấp dẫn người nói chuyện với mình bằng cách đối xử giản dị. Phong thái tự nhiên khi nói chuyện, tài diễn đạt một cách rành rọt ý nghĩ, trí thông minh phân tích bẩm sinh, sự uyên bác và trí nhớ giỏi, thậm chí làm cho những người tài giỏi và rất hiểu biết cũng phải tập trung suy nghí và thận trọng trong khi nói chuyện với I.V. Xta-lin.
I.V. Xta-lin không thích ngồi, trong khi nói chuyện chậm rãi đi đi lại lại trong phòng, chốc chốc đứng lại, tới gần người nói chuyện và nhìn thẳng vào mắt người đó. I.V. Xta-lin có cái nhìn sáng sủa, sâu sắc. I.V. Xta-lin nói khoan thai, mạch lạc từng câu một, hầu như không có điệu bộ, trong tay thường cầm tẩu thuốc, cả lúc tẩu thuốc đã tắt, thích dùng cán tẩu rẽ râu mép.
I.V. Xta-lin nói giọng Gru-di-a, nhưng rất thạo tiếng Nga và thích dùng những hình tượng so sánh văn học, những ví dụ, những ẩn dụ. I.V. Xta-lin ít cười, và khi cười thì cười khẽ, tựa như cười thầm. Nhưng hiểu chuyện vui và biết đánh giá sự tinh tế và lời nói đùa.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #142 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 12:51:24 am »

I.V. Xta-lin có sức nhìn rất tốt, đọc vào bất kỳ lúc nào trong ngày, đêm cũng không cần kính. Thông thường I.V. Xta-lin tự tay mình viết. Đọc nhiều và là người hiểu biết rộng trong đủ mọi lĩnh vực. Sức làm việc rất lớn, tài nhanh chóng hiểu được tài liệu đã giúp cho trong một ngày I.V. Xta-lin xem và nắm được một số lượng tài liệu về đủ mọi vấn đề.
Bình thường I.V. Xta-lin bình tĩnh và từ tốn, nhưng có khi hay nổi nóng. Khi đó mất tính khách quan, con người thay đổi ngay, nét mặt càng tái, mắt nhìn trở nên nặng nề và khắc nghiệt. Tôi thấy có ít người can đảm chịu nổi cơn giận dữ của I.V. Xta-lin và dám chống lại.
Khó mà nói được đặc điểm gì lớn hơn cả ở I.V. Xta-lin. Một con người hiểu biết nhiều mặt và có tài, I.V. Xta-lin không phải là người thản nhiên. I.V. Xta-lin có nghị lực lớn, tính tình kín đáo và nóng.
I.V. Xta-lin hàng ngày làm việc có phần khác thường: làm việc chủ yếu là vào chiều tối và đêm. Không dậy trước 12 giờ trưa. Làm việc nhiều, tới 12 - 15 tiếng đồng hồ trong một ngày đêm. Để thích ứng với giờ làm việc của I.V. Xta-lin, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hội đồng Ủy viên nhân dân, các Bộ Ủy viên nhân dân và các cơ quan Nhà nước và các cơ quan lập kế hoạch chủ chốt, cũng làm việc đến tận đêm khuya. Điều đó rất làm mệt mọi người.
Nhiều vấn đề chính trị, quân sự có tính chất quốc gia được thảo luận và giải quyết, không phải chỉ trong các cuộc họp chính thức của Bộ chính trị và trong Ban bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng, mà cả vào các buổi tối trong bữa ăn tại nhà ở hoặc tại nơi nghỉ mát của I.V. Xta-lin. Ở đây, thường có mặt các ủy viên Bộ chính trị gần gũi nhất của I.V. Xta-lin. Ngay trong bữa ăn thường hết sức giản dị, I.V. Xta-lin giao nhiệm vụ cho các ủy viên Bộ chính trị hoặc các Ủy viên nhân dân được mời đến để bàn về các vấn đề thuộc phạm vi của họ. Cùng với Ủy viên nhân dân quốc phòng, có khi Tổng tham mưu trưởng cũng được mời đến.
Trong thời kỳ trước chiến tranh, tôi khó đánh giá được độ sâu về hiểu biết và năng lực của I.V. Xta-lin trong lĩnh vực khoa học quân sự, trong các vấn đề nghệ thuật chiến dịch và chiến lược, bởi vì Bộ chính trị và riêng I.V. Xta-lin (ít ra thì cũng vào những khi tôi được có mặt) chủ yếu là xem xét và quyết định những vấn đề về tổ chức, động viên và vật chất, kỹ thuật.
Tôi chỉ có thể nói rằng I.V. Xta-lin luôn luôn chú ý nhiều đến các vấn đề vũ khí và kỹ thuật chiến đấu, I.V. Xta-lin thường mời các tổng công trình sư máy bay, pháo binh và xe tăng tới cặn kẽ hỏi họ về những chi tiết cơ cấu của những loại kỹ thuật chiến đấu đó ở nước ta và ở nước ngoài. Cần phải đánh giá cho dúng là I.V. Xta-lin hiểu biết khá đầy đủ những tính chất của các loại vũ khí cơ bản.
I.V. Xta-lin đòi hỏi các tổng công trình sư, các giám đốc các nhà máy quốc phòng, mà trong số này nhiều người I.V. Xta-lin quen biết riêng, phải sản xuất các loại mẫu máy bay, xe tăng, pháo và kỹ thuật quan trọng nhất khác trong thời hạn quy định, và về chất lượng không những phải bằng mà còn phải hơn những loại của nước ngoài.
Như tôi đã nói, nếu không được I.V. Xta-lin chuẩn y thì không một loại mẫu vũ khí nào hoặc kỹ thuật chiến đấu nào được sử dụng để trang bị cho quân đội hoặc bị gạt đi. Tất nhiên điều đó đụng chạm đến sự chủ động của Ủy viên nhân dân quốc phòng và các Phó ủy viên nhân dân quốc phòng phụ trách vấn đề trang bị của Hồng quân.
Trước cuộc chiến tranh giữ nước và đặc biệt sau chiến tranh, I.V. Xta-lin được coi là người đã giữ vai trò lỗi lạc trong việc xây dựng các lực lượng vũ trang, trong việc đề ra những nền tảng của khoa học quân sự Xô-viết, những nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực chiến lược và cả nghệ thuật chiến dịch.
I.V. Xta-lin có thực sự là nhà tư tưởng quân sự lỗi lạc trong lĩnh vực xây dựng các lực lượng vũ trang và là người tinh thông các vấn đề về chiến dịch và chiến lược không?
Là một cán bộ quân sự, tôi đã tìm hiểu kỹ I.V. Xta-hn, bởi vì đã cùng với I.V. Xta-lin trải qua suốt cả cuộc chiến tranh.
I.V. Xta-lin nắm được các vấn đề tổ chức các trận đánh của một phương diện quân và các trận đánh của nhiều phương diện quân và đã lãnh đạo các trận đánh đó với sự hiểu biết đầy đủ công việc, hiểu biết đầy đủ các vấn đề chiến lược lớn. Nhưng khả năng đó của I.V. Xta-lin, với tư cách là vị Tổng tư lệnh, đặc biệt được thể hiện bắt đầu từ Xta-lin-grát.
Trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang nói chung, trí tuệ sẵn có, trực giác lớn lao đã giúp I.V. Xta-lin. I.V. Xta-lin biết tìm ra khâu chủ yếu trong tình thế chiến lược và nắm lấy nó, đối phó trả lại quân giặc, tiến hành những trận tấn công lớn. Rõ ràng I.V. Xta-lin là vị Tổng tư lệnh tối cao xứng đáng.
Tất nhiên, I.V. Xta-lin không đi vào toàn bộ khối lượng các vấn đề mà các đơn vị quân đội và các cơ quan chỉ huy các cấp phải thực hiện tỉ mỉ để chuẩn bị tốt trận đánh của một hoặc của nhiều phương diện quân. Và điều đó I.V. Xta-lin không nhất thiết phải biết đến. Trong những trường hợp này, lẽ đương nhiên, I.V. Xta-lin bàn bạc với các ủy viên Đại bản doanh, Bộ Tổng tham mưu và các chuyên viên về các vấn đề pháo binh, xe tăng, thiết giáp, không quân và hải quân, về các vấn đề bảo đảm hậu phương và cung cấp. Riêng I.V. Xta-lin viết nhiều tài liệu quan trọng, trong số đó có tài liệu nói về phương thức tấn công của pháo binh, về việc giành quyền khống chế trên không, về phương thức bao vây địch, về việc cắt các đạo quân địch bị bao vây và tiêu diệt chúng từng phần một, v.. v...
Tất cả những vấn đề hết sức quan trọng đó của nghệ thuật quân sự là những kết quả đạt được trên thực tiễn, trong các trận đánh và chiến dịch chống quân thù, là những kết quả của sự suy nghí và tổng hợp sâu sắc kinh nghiệm của tập thể lớn các tướng lĩnh và của bản thân các quân chủng, binh chủng. Ở đây, công lao của I.V. Xta-lin là ở chỗ đã tiếp nhận một cách đúng đắn những ý kiến của các chuyên gia quân sự lớn của chúng ta, bổ sung và phát triển những ý kiến đó và đã tổng hợp lại trong các thông tư, chỉ thị và điều lệnh, nhanh chóng đưa xuống quân đội làm phương hướng lãnh đạo thực hiện. Hơn nữa, trong việc bảo đảm các trận đánh, xây dựng các lực lượng dự bị chiến lược, tổ chức sản xuất kỹ thuật chiến tranh và nói chung trong việc tạo ra mọi điều kiện cần thiết cho tiền tuyến, tôi xin nói thẳng là I.V. Xta-lin đã tỏ ra là một nhà tổ chức lỗi lạc. Nếu như chúng ta không đánh giá đúng điều đó thì sẽ thiếu sự công bằng.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #143 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 12:51:52 am »

Nhưng, tất nhiên, trước hết chúng ta cần phải rạp mình cúi chào người Xô-viết chúng ta đã hy sinh cả những thứ cần thiết nhất, không ăn và không ngủ, làm tất cả những gì mình cần làm để làm tròn những nhiệm vụ mà Đảng cộng sản đề ra trước nhân dân nhằm tổ chức đánh thắng quân thù.
Tháng thứ hai của chiến tranh diễn ra, lời hứa hẹn được quảng cáo ầm ĩ của Hít-le là trong thời hạn ngắn nhất sẽ tiêu diệt Hồng quân, chiếm Mát-xcơ-va và tiến tới sông Đông, đã bị tan vỡ. Ở khắp nơi, quân Đức đều bị những thiệt hại hết sức lớn. Mặt trận chung của địch bị mở rộng ra. Mật độ chiến dịch của quân Đức bị giảm thấp rất nhiều, và bây giờ chúng không còn đủ số quân để tấn công cùng một lúc ở tất cả các hướng chiến lược.
Nhưng tuy vậy, các lực lượng xung kích chủ yếu của quân Đức - các đạo quân xe tăng thiết giáp và không quân - vẫn hoàn toàn có khả năng làm cho quân ta thiệt hại nghiêm trọng bằng những đòn đánh tập trung lớn.
Trước tình hình nặng nề tại các mặt trận, Đảng đã đặc biệt chú trọng tới tinh thần của quân đội. Theo chỉ thị của Ban chấp hành trung ương Đảng, Tổng cục chính trị Hồng quân, mà nói chung trong những năm chiến tranh đã tiến hành công tác sáng tạo to lớn trong quân đội, hồi giữa tháng 7 đã gửi hai chỉ thị quan trọng cho các đơn vị, trong đó nêu sự đánh giá về tình hình trong ba tuần lễ đầu chiến tranh đề ra yêu cầu nâng cao vai trò tiền phong của các đảng viên và đoàn viên thanh niên cộng sản ngay trong chiến đấu và trong việc thi hành các mệnh lệnh của người chỉ huy.
Các cơ quan chính trị, các tổ chức Đảng và Đoàn thanh niên cộng sản, gánh vác trách nhiệm đặc biệt về tinh hình tư tưởng đơn vị và khả năng chiến đấu của nó, có nhiệm vụ làm cho các đảng viên và đoàn viên thanh niên cộng sản, đặc biệt là trong tình thế khó khăn và phức tạp, biết dẫn dắt các chiến sĩ theo mình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện hoang mang, vô tổ chức, biết phổ biến kinh nghiệm chiến đấu, nêu gương dũng cảm và ngoan cường, chủ động và nhanh trí, giúp đỡ lẫn nhau trong chiến đấu. Công tác chính trị trong quân đội ngày càng được tăng cường đã mang lại nhiều kết quả và đã có ý nghĩa to lớn.
Sau khi thảo luận về tình hình chung với Cục trưởng Cục tác chiến V.M. Giô-lô-bin, tướng A.M. Va-xi-lép-xki và các cán bộ tác chiến khác của Bộ Tổng tham mưu, chúng tôi đi đến kết luận rằng, trong thời gian gần nhất chắc là quân địch sẽ mưu toan đánh tan Phương diện quân Trung ương của ta để thọc vào sườn và hậu phương của Phương diện quân Tây-nam.
Còn về cuộc tấn công vào Mát-xcơ-va, thì cuộc tấn công này chắc là chỉ sẽ bắt đầu khi nào quân địch khắc phục được nguy cơ từ phía Phương diện quân Trung ương và từ phía các đơn vị thuộc hướng tây-nam của ta đối với sườn cụm tập đoàn quân trung ương của chúng. Ở hướng tây-bắc, quân địch sau khi tăng cường lực lượng, muốn nhanh chóng chiếm lấy Lê-nin-grát và liên kết với quân Phần Lan.
Một lần nữa sau khi cân nhắc và thẩm tra kỹ càng mọi việc, tin chắc rằng những phán đoán đó là đúng, tôi quyết định báo cáo ngay những điều này với Tổng tư lệnh tối cao để có những biện pháp đối phó cần thiết.
Ngày 29-7, tôi gọi dây nói tới I.V. Xta-lin đề nghị được gặp để báo cáo công việc khẩn cấp.
Mang theo bản đồ tình hình chiến lược, bản đồ đội hình quân Đức những tài liệu về tình hình quân ta và các lực lượng dự trữ vật chất kỹ thuật của các phương diện quân và của trung ương, tôi tới phòng tiếp khách gặp A.N. Pô-xcơ-rê-bư-sép. Tôi yêu cầu báo cáo là tôi đã có mặt. A.N. Pô-xcơ-rê-bư-sép trả lời:
- Mời đồng chí ngồi. Có lệnh chờ đồng chí Mê-khơ-lít.
Mười phút sau tôi được mời vào gặp I.V. Xta-lin.
- Thế nào, đồng chí có gì báo cáo đi - I.V. Xta-lin nói.
Trải các tấm bản đồ lên bàn, tôi báo cáo cặn kẽ về tình hình, bắt đầu từ hướng tây-bắc và kết thúc bằng hướng tây-nam. Tôi nêu lên những số liệu về những thiệt hại chủ yếu ở các mặt trận và quá trình xây dựng các lực lượng dự bị. Tôi nói tỉ mỉ về sự bố trí lực lượng của quân địch, kể về các cụm tập đoàn quân của chúng và trình bày tính chất của những hoạt động chiến lược của địch mà chúng tôi phán đoán. I.V. Xta-lin chăm chú nghe, hơi cúi xuống xem xét các bản đồ, tất cả những ghi chú nhỏ trên các bản đồ đó.
- Do đâu mà đồng chí biết được quân Đức sẽ hành động như thế? - L.D. Mê-khơ-lít hỏi.
- Tôi không biết được các kế hoạch quân Đức sẽ hành động, - tôi đáp, - nhưng, qua phân tích tình hình tôi thấy chúng có thể hành động đúng như vậy chứ không thể nào khác. Những điều phán đoán của chúng tôi dựa trên sự phân tích trạng thái và sự bố trí của quân đội Đức và trước hết của các đạo quân xe tăng thiết giáp và cơ giới là lực lượng chủ chốt trong các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược của chúng.
- Đồng chí báo cáo tiếp đi. - I.V. Xta-lin nói.
Tôi tiếp tục:
- Ở hướng chiến lược Mát-xcơ-va, trong những ngày sắp tới quân Đức không thể mở trận tấn công, bởi vì chúng đã bị những thiệt hại quá lớn. Ở đây chúng không có các lực lượng dự bị chiến lược lớn để đảm bảo cánh phải và cánh trái của cụm tập đoàn quân “Trung tâm”; ở hướng Lê-nin-grát, nếu không có lực lượng tăng viện, quân Đức không thể mở trận đánh để chiếm Lê-nin-grát và hợp với quân Phần Lan; ở U-crai-na, các trận chính có thể nổ ra tại vùng Đơ-me-prô-pê-tơ-rốp-xcơ, Crê-men-chúc, nơi quân chủ lực của đạo quân xe tăng thiết giáp thuộc cụm tập đoàn quân “Nam” của địch đã kéo tới; Nơi yếu và nguy hiểm nhất trên các mặt trận của chúng ta là Phương diện quân Trung ương. Các tập đoàn quân bảo vệ hướng U-nê-cha, Gô-men quá ít quân và yếu về kỹ thuật. Quân Đức có thể lợi dụng chỗ yếu này đánh vào sườn và hậu phương của Phương diện quân Tây-nam.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #144 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 12:52:08 am »

- Đồng chí đề nghị như thế nào? - I.V. Xta-lin hỏi.
- Trước hết phải củng cố Phương diện quân Trung ương, giao cho nó ít nhất ba tập đoàn quân được tăng cường bằng pháo binh. Một tập đoàn quân lấy của hướng tây, một tập đoàn quân lấy của Phương diện quân Tây-nam, tập đoàn quân thứ ba lấy ở lực lượng dự bị của Đại bản doanh. Cứ một tư lệnh có kinh nghiệm và kiên nghị để phụ trách mặt trận. Cụ thể tôi đề nghị cử N.Ph. Va-tu-tin.
- Sao, - I.V. Xta-lin hỏi, - đồng chí cho rằng có thể làm yếu hướng vào Mát-xcơ-va?
- Không, tôi không nghĩ vậy. Sau 12 - 15 ngày, chúng ta có thể đưa từ Viễn Đông về ít nhất 8 sư đoàn có khả năng chiến đấu đầy đủ trong đó có một sư đoàn xe tăng. Số quân này sẽ không làm yếu mà sẽ làm mạnh thêm hướng Mát-xcơ-va.
- Còn Viễn Đông, chúng ta sẽ giao cho bọn Nhật? - L.D. Mê-khơ-lít bực bội hỏi.
Tôi không trả lời và nói tiếp:
- Cần phải đưa toàn bộ Phương diện quân Tây-nam về đằng sau Đờ-nép. Phía sau nơi tiếp giáp giữa Phương diện quân Trung ương và Phương diện quân Tây-nam, cần tập trung lực lượng dự bị ít nhất là 5 sư đoàn được tăng cường.
- Còn Ki-ép thì sao? - I.V. Xta-lin hỏi.
Tôi hiểu hai chữ “bỏ Ki-ép” đối với tất cả những người Xô-viết và đối với I.V Xta-lin có nghĩa như thế nào. Nhưng tôi không thể đi theo tình cảm. Là cán bộ quân sự tôi bắt buộc phải đề nghị một quyết định, theo quan điểm của tôi, duy nhất có thể thực hiện được trong tình hình đã diễn ra.
- Buộc phải bỏ Ki-ép, - tôi trả lời. - ở hướng tây cần phải khẩn cấp tổ chức cuộc phản kích để tiêu diệt địch ở mỏm En-nha. Quân địch có thể dùng bàn đạp này để đánh vào Mát-xcơ-va.
- Phản kích nào nữa ở đấy, sao lại có chuyện hồ đồ ấy? - I.V. Xta-lin bực lên - Thế nào mà đồng chí lại có thể nghĩ đến việc bỏ Ki-ép cho quân thù?
Tôi không thể kìm được mình và trả lời:
- Nếu như đồng chí cho rằng Tổng tham mưu trưởng chỉ có thể làm được những chuyện hồ đồ, vậy thì Tổng tham mưu trưởng ở đây không có việc gì để làm nữa. Tôi đề nghị cho tôi thôi chức vụ Tổng tham mưu trưởng và cử tôi ra tiền tuyến. Chắc là ở ngoài đó có ích hơn đối với Tổ quốc.
- Đồng chí dừng nóng, - I.V. Xta-lin nói - Nếu đồng chí đặt vấn đề một cách như vậy, thì không có đồng chí chúng tôi cũng xong...
Tôi nói rằng, tôi có quan điểm riêng đối với tình hình và các phương thức tiến hành chiến tranh và đã báo cáo quan điểm đó như tôi và Bộ Tổng tham mưu suy nghĩ.
- Đồng chí hãy ra làm việc đi, chúng tôi bàn ngay với nhau một tí và sẽ gọi đồng chí sau.
Thu lấy các bản đồ, tôi bước ra ngoài phòng, trong lòng nặng trĩu.
Chừng 40 phút sau tôi được gọi vào gặp Tổng tư lệnh tối cao.
- Bây giờ thế này, - I.V. Xta-lin nói, - chúng tôi đã bàn bạc và quyết định để đồng chí thôi trách nhiệm Tổng tham mưu trưởng. Chúng tôi sẽ cử B.M. Sa-pô-sni-cốp làm Tổng tham mưu trưởng. Thực ra sức khỏe của đồng chí ấy không được tốt lắm, nhưng không sao, chúng tôi sẽ giúp đỡ đồng chí ấy.
- Đồng chí ra lệnh cho tôi đi đâu?
- Vậy đồng chí muốn đi đâu?
- Tôi có thể làm bất kỳ công tác gì. Tôi có thể chỉ huy sư đoàn, quân đoàn, tập đoàn quân, phương diện quân.
- Đừng nóng, đừng nóng! Đồng chí vừa nói tới việc tổ chức cuộc phản kích ở En-nha. Vậy đồng chí đảm đương lấy việc đó. Chúng tôi sẽ cử đồng chí làm tư lệnh Phương diện quân Dự bị. Bao giờ đồng chí có thể đi?
- Một giờ sau.
- B.M. Sa-pô-sni-cốp sẽ tới Bộ Tổng tham mưu ngay, đồng chí bàn giao công việc rồi lên đường. Đồng chí cần biết rằng đồng chí vẫn là ủy viên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. - I.V. Xta-lin kết thúc.
- Đồng chí cho phép tôi đi?
- Đồng chí hãy ngồi lại đây uống nước chè với chúng tôi, - I.V. Xta-lin nói, lúc này đã mỉm cười, - chúng ta còn có việc cần nói chuyện.
Mọi người ngồi vào bàn và uống nước chè, nhưng chuyện thì không thành.
Tôi chuẩn bị rất chóng. Chẳng bao lâu B.M. Sa-pô-sni-cốp từ Phương diện quân miền Tây đã trở về, tại đây đồng chí là đại diện Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Tôi lên đường tới vùng Gơ-giát-xcơ. Cơ quan chỉ huy của Phương diện quân Dự bị đóng ở đó.
---
[1] Tin về xe tăng nêu ra bị phóng đại - TG.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #145 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 12:56:59 am »

 Sơ đồ kế hoạch Bácbarôssa:
 Mũi tên màu đen: hướng tấn công của quân Đức
 Mũi tên màu trắng: hướng rút lui của quân đội Liên Xô trong thời kỳ đầu chiến tranh Vệ quốc.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #146 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 12:57:48 am »

Chương 11
TỪ EN-NHA ĐẾN LÊ-NIN-GRÁT

Tôi dừng lại ở bộ tham mưu phương diện quân không lâu. Sau khi tìm hiểu những tình hình mới nhất trên các khu vực thuộc phạm vi phụ trách của phương diện quân, tôi cùng với đồng chí tư lệnh pháo binh, tướng L.A. Gô-vô-rốp, tới vùng En-nha, đến bộ tham mưu tập đoàn quân 24. Khuya chúng tôi mới tới nơi. Trên đường đi, chúng tôi thấy ánh lửa của những đám cháy lớn ở vào khoảng vùng Yác-xê-vô và En-nha.
Chưa biết cái gì cháy, nhưng thấy có đám cháy lớn là lòng chúng tôi nặng trĩu. Lửa đã thiêu cháy của cải của nhân dân Xô-viết, kết quả lao động bao nhiêu năm của họ. Tôi tự hỏi: đối với bọn giặc gieo rắc tai họa trên bước đường đẫm máu của nó, thì nhân dân Xô-viết phải trả lời thế nào và bằng gì đây? Bằng gươm súng, chỉ bằng gươm súng, tiêu diệt không thương tiếc. Đó là cách trả lời duy nhất đối với kẻ thù độc ác đó ...
Đón chúng tôi ở bộ tham mưu tập đoàn quân 24 có đồng chí tư lệnh K.I. Ra-cu-tin và các đồng chí chỉ huy các binh chủng. K.I. Ra-cu-tin là người mà trước đây tôi chưa biết. Khi báo cáo về tình hình bố trí lực lượng, đồng chí đã gây cho tôi ấn tượng tốt. Nhưng trình độ chiến dịch - chiến thuật của đồng chí rõ ràng là còn yếu. Đó cũng là chỗ yếu chung của các đồng chí sĩ quan và tướng lĩnh trước đây công tác trong bộ đội biên phòng thuộc Bộ Ủy viên nhân dân nội vụ. Ở đó, anh em hầu như không được bồi dưỡng về nghệ thuật tác chiến.
Sáng sớm hôm sau chúng tôi cùng với đồng chí K.I. Ra-cu-tin đến En-nha để trực tiếp trinh sát thực địa. Lúc đó ta và địch đang bắn nhau. Sau khi bàn bạc về tình hình với các đồng chí chỉ huy các đơn vị chúng tôi thấy rằng, quân Đức ở đây đã tổ chức phòng ngự rất vững, rồi đây chắc chúng sẽ chống cự ác liệt. Ngoài tiền duyên và trong tung thâm phòng ngự địch đã đặt xe tăng, pháo và các loại súng tấn công chìm dưới đất và đã biến mũi En-nha thành một khu vực đặc biệt kiên cố.
Khi nghiên cứu tình hình, chúng tôi thấy ta chưa phát hiện được hết hệ thống hỏa lực của địch, vì vậy, các đơn vị của chúng ta khi bắn thường không phải nhằm vào những hỏa điểm thật mà phần nhiều là những mục tiêu phán đoán là có.
Tập đoàn quân 24 rõ ràng không đủ sức phản kích.
Sau khi tính toán kỹ càng mọi thứ cần thiết để tổ chức phản kích và trao đổi ý kiến với đồng chí tư lệnh tập đoàn quân và các đồng chí chỉ huy binh chủng, chúng tôi kết luận: cần 10 đến 12 ngày để tập trung thêm 2 đến 3 sư đoàn bộ binh và đơn vị pháo binh, để nghiên cứu sâu hơn nữa toàn bộ hệ thống phòng ngự địch và vận chuyển những phương tiện vật chất, kỹ thuật tới. Như thế thì cuộc tấn công chỉ có thể tiến hành sớm nhất là trong nửa tháng 8 về sau. Trước thời gian đó quân ta phải tiếp tục tích cực đánh tiêu hao quân địch, nghiên cứu hệ thống phòng ngự của chúng và bố trí lại lực lượng và phương tiện, chuẩn bị cho những hoạt động kiên quyết sắp tới.
Đến giữa tháng 8, chúng tôi đã có tài liệu đầy đủ về quân địch, hệ thống hỏa lực và hầm hào của chúng.
Ngày 12-8, tôi có dịp hỏi cung tên tù binh Mít-téc-man bị bắt trong một trận phản công của quân Đức.
Tên Mít-téc-man 19 tuổi, bố hắn là đảng viên quốc xã, bản thân hắn cũng ở trong tổ chức “I-u-ghen-phôn-ke[1]”, hắn đã cùng với sư đoàn đi đánh ở Pháp, Bỉ, Hà Lan và Nam Tư.
Hắn khai như sau:
- Phần lớn lính trong sư đoàn đều từ 19 đến 20 tuổi. Từng người đều được chọn lọc theo thể thức đặc biệt. Sư đoàn SS này tới En-nha theo sau sư đoàn xe tăng 10.
Theo Mít-téc-man, vùng En-nha được coi là tuyến phía trước để từ đó tiếp tục tiến sâu vào trong nước. Hắn cho rằng, dừng lại 3 tuần lễ và chuyển sang phòng ngự ở vùng En-nha là một cách tranh thủ thời gian để bộ tư lệnh Đức đưa thêm lực lượng dự bị và quân bổ sung tới.
Tên tư lệnh tập đoàn quân Đức, tướng Gu-đê-ri-an đã ra mệnh lệnh đặc biệt giải thích: “Chúng ta đã vượt xa rồi, bây giờ cần đưa lực lượng dự bị tới để tiếp tục tiến lên”.(Thật là một cách giải thích kỳ lạ cho binh lính về việc quân đội chúng phải dừng lại và chuyển sang phòng ngự. Cái đó người ta gọi là lừa bịp, nói trắng ra đen).
- Trung đoàn “Đớt-sơ-lan” của chúng tôi phòng ngự trong vùng En-nha, - Mít-téc-man khai tiếp - Trung đoàn này đã được rút ra cho nghỉ ngơi nhưng rồi lại bị đẩy lên trận địa phía trước vì các trung đoàn bị thiệt hại nhiều và các hành động phòng ngự bị thất bại. Trung đoàn bị thiệt hại nặng đến nỗi người ta phải tống bọn lính ở cơ quan hậu cần bổ sung vào các phân đội bộ binh. Quân Đức  thiệt hại nhiều nhất là vì pháo binh Xô-viết. Pháo binh của người Nga đánh rất ác, làm ảnh hưởng đến tinh thần lính Đức.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #147 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 12:59:22 am »

Qua mệnh lệnh giải thích của bộ tư lệnh Đức về phong trào du kích ở vùng bị chiếm, Mít-téc-man được biết rằng trong rừng có nhiều đơn vị vũ trang xô-viết luôn luôn bắn vào quân Đức...
Mọi người đều biết là vào giữa tháng 7-1941, Ban chấp hành trung ương Đảng đã ra một nghị quyết riêng về “Tổ chức chiến đấu trong vùng sau lưng quân đội Đức”. Đảng đã có những biện pháp rất kiên quyết để tổ chức các tổ và đội du kích. Trong những vùng có thể bị quân Đức chiếm đóng, đã tổ chức sẵn chi bộ Đảng và chi đoàn thanh niên cộng sản bí mật để lãnh đạo phong trào du kích. Năm 1941, ở các tỉnh Lê-nin-gtát, Ca-li-nin, Xmô-len-xcơ, Ô-ri-ôn và Cuốc-xcơ, ở các nước cộng hòa U-crai-na, Bê-lô-ru-xi, Môn-đa-vi đã có đến 800 đảng ủy thành phố, khu phố hay huyện và trung tâm lãnh đạo các khu phố và huyện, trên 300 ban chấp hành thành phố, khu phố và huyện của Đoàn thanh niên cộng sản bắt đầu hoạt động chống giặc, phong trào du kích ở Lát-vi-a, Lít-va và E-xtô-ni-a cũng đã được phát động. Nhiều đội và tổ du kích hợp lại thành các binh đoàn lớn do những cán bộ Đảng và Nhà nước chỉ huy, các binh đoàn này đã gây cho địch những thiệt hại đáng kể.
Cuối lời khai, Mít-téc-man nói rằng, do những thiệt hại và thất bại nặng nề trong những tuần lễ gần đây ở En-nha, bộ tư lệnh sư đoàn SS và cả đến các chỉ huy trung đoàn đều bị cách chức.
Tất cả những tin tức đó cùng với những lời khai của nhiều tù binh khác đã giúp chúng tôi đặt kế hoạch chu đáo tỉ mỉ cho pháo binh bắn, cho máy bay ném bom và nêu nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị bộ đội và binh đoàn. Thiếu tương L.A. Gô-vô-rốp rất giỏi về sử dụng pháo binh, đã có nhiều đóng góp về mặt này.
Vào những ngày 20 của tháng 8, tập đoàn quân 24 bắt đầu mở cuộc phản kích chính. Chiến đấu ở mọi khu vực đều rất ác liệt và nặng nề cho cả hai bên. Quân địch đã giăng một lá chắn hỏa lực dày đặc bằng pháo và súng cối chống lại các sư đoàn tấn công.
Chúng ta đã đưa vào chiến đấu tất cả số máy bay, xe tăng, pháo binh và súng cối phản lực có lúc đó. Cuộc chiến đấu diễn ra liên tục cả ngày và đêm. Dải đất lồi ra ở mạn En-nha bị các gọng kìm sắt của bộ đội chúng ta kẹp lại khiến ngày một thu hẹp dần. Người ta có cảm giác là quân địch đa bị kiệt sức.
Các sư đoàn 19, 100, 107 của chúng ta chiến đấu đặc biệt dũng cảm. Từ đài quan sát của đồng chí P.V. Mi-rô-nốp, tư lệnh sư đoàn 107, tôi được tận mắt nhìn thấy cảnh chiến đấu quyết liệt không thể quên được của trung đoàn bộ binh do đồng chí I.N. Nê-cra-xốp chỉ huy.
Trung đoàn của đồng chí I.N. Nê-cra-xốp nhanh chóng chiếm được làng Vô-lô-xcô-vô, nhưng lại rơi vào tình trạng bị bao vây. Anh em đánh trong 3 ngày đêm. Được các đơn vị khác của sư đoàn 107 yểm hộ , có pháo binh và không quân chi viện, trung đoàn của I.N. Nê-cra-xốp không những đã chọc thủng được vòng vây mà còn quần nát quân địch và sau đó chiếm được nhà ga xe lửa - một điểm tựa quan trọng.
Biết bao tấm gương anh hùng, dũng cảm của đông đảo quần chúng đã xuất hiện bên tôi và xung quanh tôi, ở khắp mọi nơi, cả ban ngày và ban đêm...
Lợi dụng đêm tối và dải đất chưa bị vây chặt, bọn địch còn sống sót đã rút chạy khỏi mũi En-nha, bỏ lại trên chiến trường rất nhiều xác chết, vũ khí nặng và xe tăng. Ngày 6-9, quân ta tiến vào En-nha.
Bàn đạp nguy hiểm của địch đã bị thủ tiêu. Cố gắng giữ En-nha của giặc đã phải trả một giá đắt. Nhân đó tôi đã báo cáo vắn tắt kết quả của chiến dịch En-nha với I.V. xta-lin.
Trong các trận chiến đấu ở vùng En-nha, quân Đức đã bị tiêu diệt tất cả đến 5 sư đoàn, bị chết và bị thương khoảng 45.000 – 47.000 tên, một số lớn súng máy, súng cối và đại bác bị pháo binh và không quân ta phá hủy. Theo lời khai của tù binh thì một số trung đoàn địch đã không còn đến một khẩu súng cối và pháo nào. Trong thời gian cuối của trận đánh, chúng chỉ sử dụng xe tăng và pháo binh thành từng tổ lẻ tẻ, và chỉ để chống lại những cuộc tấn công của ta trên những khu vực quan trọng nhất. Rõ ràng là địch đã chuyển các phương tiện đó sang các hướng khác.
Về phía ta, chúng ta đã không hoàn thành được nhiệm vụ bao vây và bắt sống đạo quân địch đóng ở En-nha, vì chưa đủ sức, nhất là chưa đủ xe tăng.
Pháo binh của chúng ta kể cả các sư đoàn mới thành lập đã đánh rất tốt. Đạn phản lực tỏ ra có sức phá hoại rất mạnh. Tôi đã xem những nơi bị đạn phản lực bắn thì thấy các công sự phòng ngự bị phá hủy hoàn toàn. U-sa-kô-vô, trung tâm phòng ngự chính của địch đã bị các loạt đạn phản lực phá sạch, còn các hầm trú ẩn thì bị sụp đổ, tan nát.
Các đơn vị chúng ta truy kích quân địch, đến ngày 7-9 tới sông Xtơ-ri-a-na, chiếm lại con sông đó và từ sáng ngày 8-9, nhận nhiệm vụ phát triển tấn công, phối hợp với các đơn vị của tướng P.P. Xô-ben-ni-cốp.
Do kết quả của chiến dịch, tinh thần của quân ta lên cao, lòng tin tưởng vào thắng lợi được củng cố. Các đơn vị của ta đã vững tâm hơn để đánh bại các cuộc phản công của địch, dùng hỏa lực diệt chúng, và đồng loạt chuyển sang phản công.
Mặc dù những trận chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, và chiến dịch đã thu được thắng lợi, tôi vẫn không quên cuộc nói chuyện ở Đại bản doanh ngày 29-7. Những dự kiến về chiến lược của Bộ Tổng tham mưu chúng ta lúc đó có đúng không?
Hiện nay có nhiều cách nói khác nhau về thái độ của Đại bản doanh, Bộ Tổng tham mưu, bộ tư lệnh hướng tây-nam và Hội đồng quân sự Phương diện quân Tây-nam đối với công cuộc phòng thủ Ki-ép và việc Phương diện quân Tây-nam rút về sông Pờ-xen để tránh bị bao vây, vì vậy, tôi thấy cần trích ra ở đây cuộc nói chuyện của I.V. Xta-lin với bộ tư lệnh Phương diện quân Tây-nam ngày 8-8-1941.
“I.V. Xtallin ở máy nói. Chúng tôi được tin phương diện quân của đồng chí đã nông nổi quyết định bỏ Ki-ép cho quân giặc vì cho là thiếu những đơn vị có khả năng bảo vệ Ki-ép. Có đúng thế không?
Thượng tướng M.P. Kiếc-pô-nô-xơ. Chào đồng chí Xta-lin. Người ta báo cáo không đúng với đồng chí. Tôi và hội đồng quân sự phương diện quân đã dùng mọi biện pháp để dù sao cũng không bỏ Ki-ép cho địch. Quân địch ở mặt biên giới phía nam nước Cộng hòa U-crai-na, có lực lượng hơn ta đến 5 sư đoàn và được không quân chi viện, đã thọc sâu vào U-crai-na đến 4 km. Trong ngày hôm qua có đến 4.000 quân địch chết và bị thương. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, nhiều vùng dân cư phải giành đi giật lại nhiều lần.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #148 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 01:00:05 am »

Để tăng cường cho các đơn vị ở U-crai-na, hôm qua và hôm nay, chúng tôi đã điều 2 lữ đoàn quân đổ bộ đường không với 30 xe tăng làm nhiệm vụ tiêu diệt các đơn vị địch đã lọt vào U-crai-na và khôi phục lại hình thái cũ. Tôi cho rằng những lực lượng và phương tiện mà chúng tôi hiện có, đủ bảo đảm làm tròn nhiệm vụ.
I.V. Xta-lin. Đồng chí có thể nói chắc chắn rằng, đồng chí đã dùng mọi biện pháp để bất cứ trong điều kiện nào cũng có thể khôi phục lại tình hình ở dải phía nam U-crai-na không? Đồng chí hãy lấy một số đơn vị từ các hướng khác về để tăng cường việc giữ Ki-ép. Tôi cho rằng, sau khi đồng chí Mu-dư-chen-cô rút khỏi vòng vây thì cuộc tấn công của chúng ta ở hướng mà đồng chí đã biết, sẽ không còn ý nghĩa ban đầu nữa. Như vậy, đồng chí có thể rút một số đơn vị ra khỏi hướng ấy và lấy lực lượng đó tăng cường cho Ki-ép được không?
Hội đồng quốc phòng và Đại bản doanh tha thiết yêu cầu đồng chí dùng hết thảy mọi biện pháp có thể để bảo vệ Ki-ép. Chừng hai tuần nữa tình hình sẽ dễ chịu hơn. Lúc đó chúng tôi sẽ có thể chi viện cho các đồng chí những lực lượng mới, còn trong hai tuần trước mắt dẫu như thế nào cũng phải giữ bằng được Ki-ép.
M.P. Kiếc-pô-nô-xơ. Đồng chí Xta-lin, tất cả ý nghĩ và cố gắng của chúng tôi, của tôi cũng như của cả Hội đồng quân sự đều nhằm không cho quân địch chiếm được Ki-ép. Chúng tôi sẽ sử dụng tất cả mọi thứ có trong tay để giữ Ki-ép, làm tròn nhiệm vụ trên đã giao.
I.V. Xta-lin. Rất tốt. Bắt chặt tay đồng chí. Chúc đồng chí thắng lợi. Chào đồng chí.
M.P. Kiếc-pô-nô-xơ. Xin cảm ơn những lời chúc thắng lợi của đồng chí”.
Còn tôi thì vào nửa cuối tháng 8-1941, khi phân tích tình hình chiến lược chung và tính chất những hoạt động của quân địch, tôi lại tin chắc rằng, những ý kiến tôi đã báo cáo với I.V. Xta-lin ngày 29-7-1941 về khả năng hành động của quân địch trong thời gian tới là đúng. Vì vậy, với tư cách một thành viên của Đại bản doanh, tôi thấy có trách nhiệm phải báo cáo lại một lần nữa với Tổng tư lệnh tối cao những dự kiến về việc quân địch có thể tấn công vào sườn và phía sau các đơn vị thuộc Phương diện quân Tây-nam.
Ngày 18-8 tôi gửi lên I.V. Xta-lin bức điện sau đây:
“Quân địch biết chắc là ta đã tập trung những lực lượng rất lớn trên các đường tiến vào Mát-xcơ-va, và thấy ở hai bên sườn của chúng lại có Phương diện quân Trung ương và bộ phận lực lượng ta đóng ở Vê-li-ki - Lu-ki, nên chúng đã tạm thời bỏ ý định tấn công Mát-xcơ-va và chuyển sang phòng ngự tích cực, chống lại Phương diện quân miền Tây và Phương diện quân Dự bị, mà tung tất cả các đơn vị cơ động và xe tăng xung kích tấn công vào các Phương diện quân Trung ương, Tây-nam và phía Nam.
Có thể là địch âm mưu tiêu diệt Phương diện quân Trung ương và sau khi tiến ra vùng Chéc-ni-gốp - Cô-nô-tốp - Pri-lu-ki, sẽ từ phía sau đánh tan các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây-nam. Sau đó chứng sẽ vòng qua các khu rừng Bri-an-xcơ mà đánh mũi đột kích chủ yếu vào Mát-xcơ-va, đồng thời tiến đánh vùng Đôn-bát.
Muốn phá tan âm mưu nguy hiểm đó của địch, tôi thấy ta nên tập trung thật nhanh một số lớn lực lượng vào vùng Glu-khốp - Chéc-ni-gốp - Cô-nô-tốp và lấy lực lượng đó đánh vào sườn quân địch đang tấn công.
Thành phần cụm xung kích của ta nên có 11 đến 12 sư đoàn bộ binh, 2 đến 3 sư đoàn kỵ binh, ít ra 1.000 xe tăng và 400 - 500 máy bay. Có thể lấy những lực lượng ấy ở Phương diện quân Viễn Đông ở vùng phòng thủ và phòng không Mát-xcơ-va và ở các quân khu bên trong” .
Để đập tan thủ đoạn của địch , tôi đề nghị với Đại bản doanh tiến hành nhiều biện pháp kể cả việc tổ chức một cuộc phản công lớn từ vùng Bri-an-xcơ.
Ngày hôm sau, 19-8, tôi nhận được điện của Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao như sau:
“Chúng tôi cho rằng ý kiến của đồng chí về sự tiến lên của địch ở phía Chéc-ni-gốp - Cô-nô-tốp - Pri-lu-ki là đúng. Quân Đức tiến lên ... có nghĩa là địch sẽ vòng qua Ki-ép ở phía đông sông Đờ-nép, và thực hiện bao vây các tập đoàn quân 3 và 21 của chúng ta ... Do nhìn thấy trước tình hình phức tạp đó và để ngăn ngừa nó, nên đã thành lập Phương diện quân Bri-an-xcơ do Ê-rê-men-cô chỉ huy. Còn có nhiều biện pháp khác nữa, sẽ thông báo đặc biệt sau.. Chúng tôi hy vọng chặn được cuộc tiến công của địch. Xta-lin, Sa-pô-sni-cốp”.
Tôi rất lo lắng cho số phận của Phương diện quân Trung ương và Tây-nam, nên sau đó, không nhớ rõ một hay hai ngày sau, tôi quyết định gọi dây nói cho B.M. Sa-pô-sni-cốp, Tổng tham mưu trưởng. Tôi muốn biết Bộ tổng tư lệnh tối cao đã có những biện pháp cụ thể gì để tránh cho Phương diện quân Trung ương và Tây-nam khỏi rơi vào tình trạng khó khăn.
B.M. Sa-pô-sni-cốp thông báo cho tôi tình hình các khu vực nói trên và các biện pháp của Bộ tổng tư lệnh nhằm chống lại những thủ đoạn của tập đoàn quân Gu-đê-ri-an và của các đơn vị cánh phải cụm tập đoàn quân “Trung tâm” quân địch.
Đồng chí cho biết, Tổng tư lệnh tối cao cho phép rút một số đơn vị thuộc cánh phải Phương diện quân Tây-nam về bờ phía đông sông Đờ-nép. Các đơn vị đóng ở Ki-ép, vẫn ở tại chỗ, có nhiệm vụ bảo vệ các đường vào Ki-ép, và phải giữ vững Ki-ép cho tới những khả năng cuối cùng.
- Cá nhân tôi - B.M. Sa-pô-sni-cốp nói tiếp - tôi cho rằng, Phương diện quân Bri-an-xcơ mới thành lập sẽ không thể chặn được mũi đột kích có thể có của cụm tập đoàn quân “Trung tâm” quân địch.
- Thế mà - đồng chí nói thêm - trung tướng Ê-rê-men-cô lúc nói chuyện với I.V. Xta-lin có hứa sẽ tiêu diệt các đơn vị địch tiến đánh Phương diện quân Trung ương, không cho chúng lọt vào sườn và phía sau phương diện quân Tây-nam.
Tôi biết các đơn vị của Phương diện quân Bri-an-xcơ mới vội vã thành lập ra như vậy sẽ chiến đấu như thế nào, nên thấy hết sức cần thiết phải báo cáo lại một lần nữa bằng máy cao tần với Tổng tư lệnh tối cao, để kiên trì đề nghị phải rút thật nhanh tất cả các đơn vị thuộc cánh phải của Phương diện quân Tây-nam sang bên kia sông Đờ-nép.
Nhưng đề nghị của tôi không được chấp nhận.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #149 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2009, 01:02:15 am »

I.V. Xta-lin nói rằng, đồng chí vừa trao đổi ý kiến một lần nữa với N.X. Khơ-rút-xốp và M.P. Kiếc-pô-nô-xơ, và các đồng chí này vẫn đảm bảo rằng, hiện nay dầu tình hình như thế nào cũng không bỏ Ki-ép. Riêng I.V. Xta-lin cũng tin là, dù cho quân địch không bị Phương diện quân Bri-an-xcơ đánh tan thì thế nào chúng cũng bị chặn lại ở đấy.
Chúng ta biết là bộ đội của Phương diện quân Tây-nam sau đó đã bị thiệt hại nặng vì những quyết định không dựa trên sự phân tích tình hình một cách nghiêm chỉnh đó.
Ngày 8-9 tôi được gọi về gặp I.V. Xta-lin.
Tôi vào phòng tiếp khách thì đêm đã muộn. Các đồng chí cho biết I.V. Xta-lin đợi tôi ở nhà riêng trong điện Crem-lanh. Mấy phút sau tôi đã đến nhà đồng chí. I.V. Xta-lin đang ăn cơm tối.
Cùng ăn với đồng chí có đồng chí A.X. Séc-ba-cốp, V.M. Mô-lô-tốp, G.M Ma-len-cốp, và các đồng chí ủy viên khác trong Bộ chính trị.
I.V. Xta-lin niềm nở tiếp đón tôi. .
- Mũi En-nha của đồng chí được đấy, - I.V. Xta-lin nói - Ý kiến đồng chí lúc đó là đúng (ý nói đến bản báo cáo của tôi ngày 29-7). Bây giờ đồng chí muốn đi đâu?
- Tôi xin trở lại mặt trận.
- Mặt trận nào?
- Đến mặt trận nào mà đồng chí thấy cần thiết.
- Đồng chí hãy đến Lê-nin-gtát. Lê-nin-grát đang trong tình trạng hết sức gay go. Nếu quân Đức chiếm được Lê-nin-grát và liên lạc được với quân đội Phần Lan thì chúng có thể sẽ từ hướng đông-bắc đánh vu hồi vào Mát-xcơ-va và lúc đó tình hình sẽ khó khăn hơn nữa.
- Xin sẵn sàng đi ngay đến Lê-nin-grát. Tôi chỉ đề nghị cho hai, ba đồng chí cấp tướng cùng đi để nếu cần thì có người thay thế các đồng chí tư lệnh nào bị yếu mệt quá sức.
- Tùy đồng chí muốn lấy ai cũng được - Sau đó ngừng một lát, I.V. Xta-lin đột nhiên nói - Ở hướng tây-nam tình hình không được tốt. Chúng tôi quyết định thay đổi người lãnh đạo ở đó. Theo đồng chí thì nên cử ai đến.
- Trong thời gian gần đây nguyên soái Ti-mô-sen-cô có nhiều kinh nghiệm thực tế trong công tác tổ chức chiến đấu, và đồng chí đó lại rất quen thuộc U-crai-na, tôi đề nghị cử đồng chí Ti-mô-sen-cô - tôi trả lời.
- Hay đấy, đồng chí nói đúng. Thế nên cử ai thay thế Ti-mô-sen-cô ở phương diện quân miền Tây?
Tôi bèn đề nghị cử trung tướng I.X. Cô-nép, tư lệnh tập đoàn quân 19. I.V. Xta-lin đồng ý, và ngay lúc đó gọi dây nói, chỉ thị cho B.M. Sa-pô-sni-cốp triệu tập nguyên soái Ti-mô-sen-cô về và truyền lệnh cho I.X. Cô-nép lên làm tư lệnh Phương diện quân miền Tây.
Tôi sắp cáo từ thì I.V. Xta-lin lại hỏi:
- Đồng chí đánh giá những kế hoạch và khả năng sau này của địch thế nào?
- Hiện nay - tôi trả lời, - ngoài Lê-nin-grát ra thì Phương diện quân Tây-nam là nơi đang gặp nguy hiểm nhất. Tôi cho rằng, trong những ngày sắp tới tình hình ở đây có thể sẽ gay go. Cụm tập đoàn quân “Trung tâm” của địch nếu tiến được ra khu vực Chéc-ni-gốp - Nốp-gô-rốt - Xê-véc-xki thì nó có thể đánh bại tập đoàn quân 21 của chúng ta và thọc vào phía sau Phương diện quân Tây-nam.
Tôi tin rằng cụm tập đoàn quân “Nam” của Đức, sau khi chiếm được căn cứ đầu cầu trong vùng Crê-men-chúc sẽ hiệp đồng chiến dịch với tập đoàn quân Gu-đê-ri-an. Phương diện quân Tây-nam bị đe dọa nghiêm trọng. Tôi lại đề nghị rút ngay các lực lượng của chúng ta ở Ki-ép sang bờ phía đông sông Đờ-nép và lấy nơi nào đó trong các đơn vị đó thành lập ra những lực lượng dự bị ở một vùng Cô-nô-tốp.
- Thế còn Ki-ép?
- Tuy đau xót, nhưng buộc phải bỏ Ki-ép. Chúng ta không còn cách giải quyết nào khác.
I.V. Xta-lin cầm lấy ống nói và gọi điện thoại cho B.M. Sa-pô-sni-cốp.
- Đối với bộ phận quân ta ở Ki-ép chúng ta sẽ xử trí thế nào? - I.V. Xta-lin hỏi - Giu-cốp kiên trì đề nghị rút ngay.
Tôi không nghe Sa-pô-sni-cốp trả lời như thế nào, nhưng cuối cùng I.V. Xta-lin nói:
- Ngày mai Ti-mô-sen-cô sẽ đến đây. Đồng chí hãy cùng đồng chí đó suy nghĩ về các vấn đề, rồi buổi tối chúng ta sẽ nói chuyện với Hội đồng quân sự Phương diện quân Tây-nam.
Cuộc nói chuyện với Hội đồng quân sự Phương diện quân diễn ra ngày 11-9. Đây là nội dung của cuộc nói chuyện:
Đầu máy nói bên kia - các đồng chí: Kiếc-pô-nô-xơ, Buốc-mi-xten-cô, Tu-pi-cốp.
ở đây - các đồng chí: Xta-lin, Sa-pô-sni-cốp, Ti-mô-sen-cô.
I.V. Xta-lin. Tôi thấy đề nghị của các đồng chí về việc rút bộ đội tới tuyến sông đã nói là nguy hiểm.
Trong tình hình hiện nay ở bên bờ phía đông sông Đờ-nép, nếu cho rút các đơn vị theo như đề nghị của các đồng chí, thì có nghĩa là sẽ đưa bộ đội ta đến chỗ bị bao vây, bởi vì quân địch sẽ đánh các đồng chí không những từ phía Cô-nô-tốp, tức là từ phía bắc, mà còn từ phía nam, nghĩa là từ Cờ-rê-men-chúc và cả từ phía tây, vì khi quân ta rút khỏi sông Đờ-nép thì chỉ trong chốc lát quân địch sẽ chiếm bờ phía đông con sông đó và chúng sẽ bắt đầu ngay các cuộc tấn công. Nếu bộ phận quân địch ở Cô-nô-tốp bắt liên lạc được với bộ phận của chúng ở Crê-men-chúc thì các đồng chí sẽ bị hợp vây.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM