Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:51:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhớ lại và suy nghĩ  (Đọc 167027 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #30 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:14:35 pm »

Ban chấp hành trung ương đảng xã hội cách mạng cầm đầu tổ chức lãnh đạo cuộc nổi loạn của bọn phú nông xã hội cách mạng. Nhiệm vụ chính của chúng là lật đổ chính quyền Xô-viết. Còn nhiệm vụ trước mắt của bọn An-tô-nốp là:
- Phá hoại việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp lương thực và các nghĩa vụ khác do chính quyền Xô-viết đề ra;
- Tiêu diệt các người đại diện của Đảng Cộng sản (b) Nga và chính quyền Xô-viết;
- Tấn công vào những đơn vị nhỏ của Hồng quân để ướp vũ khí;
- Phá hoại đường sắt, kho tàng và các căn cứ Hồng quân.
Xuất phát từ những nhiệm vụ đó, bọn An-tô-nốp thi hành chiến thuật:
1- Tránh chiến đấu với các đơn vị lớn của Hồng quân;
2- Khi nào chắc thắng và nhất thiết có lực lượng trội hơn thì mới đánh;
3- Khi cần thiết chia thành đơn vị nhỏ để thoát khỏi tình trạng bất lợi, khó khăn và rút lui về nhiều hướng rồi tập trung lại một chỗ đã định trước.
Tháng Chạp năm 1920, Chính phủ Xô-viết thành lập Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tam-bốp để tiêu diệt bọn phỉ. Đến ngày 1-3-1921, lực lượng của Bộ chỉ huy tỉnh Tam-bốp có 32.500 bộ binh, 7.948 kỵ binh, 463 súng máy và 63 cỗ pháo. Đến 1-5, lực lượng ấy tăng thêm 5.000 bộ binh và 2.000 kỵ binh nữa. Nhưng do Bộ chỉ huy tỉnh Tam-bốp thiếu khả năng tổ chức và không cương quyết nên không tiêu diệt được bọn phỉ An-tô-nốp.
An-tô-nốp đích thân liều lĩnh đột nhập nhiều lần vào các đồn trại của Hồng quân. Chẳng hạn như vào đầu tháng Tư năm 1921, một đội quân 5.000 người của An-tô-nốp đã phá tan một doanh trại và chiếm Ra-xca-dô-vô. Lần ấy, cả một tiểu đoàn của ta đã bị bắt làm tù binh.
Sau đó không bao lâu, đồng chí M.N. Tu-kha-chép-xki, trước là trung úy quân đội Sa hoàng, vào Đảng Cộng sản (b) Nga năm 1918, được cử đến chỉ huy các đơn vị làm nhiệm vụ chống bọn An-tô-nốp.
Chúng tôi được nghe người ta khen nhiều về Mi-kha-in Ni-cô-lai-ê-vích Tu-kha-chép-xki, đặc biệt là về trình độ nắm vững các vấn đề chiến lược, chiến dịch và các chiến sĩ đều vui mừng vì sẽ có một vị tướng tài như vậy chỉ huy mình.
Tôi gặp M.N. Tu-kha-chép-xki lần đầu ở Gia-đép-ca ở Tam-bốp-sin, khi đồng chí đến thăm ban tham mưu lữ đoàn kỵ binh độc lập 14 của chúng tôi. Tôi cũng có mặt trong cuộc nói chuyện giữa đồng chí và lữ đoàn trưởng của chúng tôi. Qua những ý kiến nhận xét của M.N. Tu-kha-chép-xki, người ta cảm thấy đồng chí có những hiểu biết rộng và có những kinh nghiệm lãnh đạo các chiến dịch lớn của một vị tướng cầm quân có tài.
Sau khi thảo luận về những hoạt động trước mắt của lữ đoàn, Mi-kha-in Ni-cô-lai-ê-vích nói chuyện với các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy. Đồng chí chú ý hỏi những ai đã chiến đấu ở đâu, tình hình các đơn vị và nhân dân thế nào, những việc làm có ích của chúng tôi đối với nhân dân địa phương ra sao.
Trước khi đi, đồng chí nói :
- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin cho rằng, cần phải nhanh chóng tiêu diệt bọn phú nông nổi loạn và bọn phỉ vũ trang của chúng. Chúng ta được giao một nhiệm vụ rất quan trọng. Cần phải làm tất cả để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và tốt nhất.
Tôi có biết đâu, chỉ sau đó mấy năm thôi, tôi đã được gặp Mi-kha-in Ni-cô-lai-ê-vích ở Bộ Ủy viên nhân dân quốc phòng trong buổi thảo luận về cơ sở lý luận của nghệ thuật sử dụng chiến thuật của Quân đội Xô-viết!
Sau khi M.N. Tu-kha-chép-xki và V.A. An-tô-nốp Ốp-xen-cô được cử đến chỉ huy thì cuộc chiến đấu chống bọn phỉ được tiến hành theo một kế hoạch rất đúng. Phụ tá của Tu-kha-chép-xki là đồng chí I.P. U-bô-rê-vích. I.P. U-bô-rê-vích đồng thời phụ trách chỉ huy một đơn vị kỵ binh hỗn hợp và bản thân đồng chí cũng trực tiếp tham gia các trận đánh bọn An-tô-nốp. Trong chiến đấu, đồng chí đã tỏ ra rất dũng cảm.
Những trận đánh tiêu diệt các đơn vị An-tô-nốp nổ ra đặc biệt mạnh mẽ vào cuối tháng 5-1921 trong vùng sông Vô-rô-na, ở các khu dân cư: Xê-mê-nốp-ca, Ni-côn-xcôi-ê, Pu-si-nô, Ni-côn-xcôi-ê Pê-rê-vô-dơ, Tơ-ríp-ki, Cli-út-ki, E-ca-tê-ri-nốp-ca, sông Khô-pe. Lữ đoàn kỵ binh của G.I. Cô-tốp-xki và lữ đoàn kỵ binh độc lập 14 chúng tôi hoạt động rất tốt ở vùng này. Nhưng lúc đó ta vẫn chưa hoàn toàn tiêu diệt được bọn phỉ.
Bọn An-tô-nốp bị thất bại chủ yếu ở vùng Xéc-đốp-xcơ, Ba-cu-ra, E-lan là vùng do đồng chí I.P. U-bô-rê-vích chỉ huy chiến đấu. Tàn quân của toán phỉ bị đánh tan đã chạy tán loạn theo hướng chung tới Pen-da. Nhờ sự ủng hộ của nông dân rất căm ghét bọn phỉ, quân đội ta đã tiêu diệt gần hết bọn chúng ở tỉnh Xa-ra-tốp.
Suốt mùa hè năm 1921, các đơn vị dưới sự chỉ huy của đồng chí I P. U-bô-rê-vích, được sự ủng hộ to lớn của nhân dân địa phương, đã tiêu diệt hoàn toàn cả cấc toán phỉ của Va-xca Ca-ra-xi-ê và Bô-gu-xláp-xki gần Nô-vô-khô-péc-xki.
Quân ta đã phải chiến đấu với bọn An-tô-nốp nhiều trận gay go. Đặc biệt tôi còn nhớ một trận vào mùa xuân năm 1921 ở làng Via-dô-vai-a Pô-sta gần ga Giéc-đép-ca. Trung đoàn tôi cùng với lữ đoàn được báo động chiến đấu vào lúc sáng sớm. Theo báo cáo của trinh sát, có một toán độ 3.000 kỵ binh của An-tô-nốp tập trung ở cách làng 10 - 15 km. Trung đoàn kỵ binh 1 chúng tôi hành quân bên trái từ Vi-a-dô-vai-a Pô-sta tiến ra; bên phải, cách 4 - 5 km là trung đoàn 2 của lữ đoàn. Đại tôi của tôi có 4 súng máy và 1 cỗ pháo được lệnh đi đầu đơn vị.
Đi chưa quá 5 km thì đại đội gặp khoảng 250 kỵ binh của An-tô-nốp. Mặc dù địch có số lượng lớn hơn, chúng tôi vẫn nã súng máy và pháo rồi xông lên chiến đấu. Bọn An-tô-nốp bị thiệt hại nặng, chịu không nổi đòn đánh dữ dội này, phải rút lui.
Trong lúc đánh giáp lá cà, một tên của An-tô-nốp đã bắn chết ngựa của tôi. Ngựa ngã đè lên tôi. Nếu chính trị viên Nô-chép-ka không kịp đến cứu thì tôi đã bị chém chết. Bằng một đường kiếm rất mạnh, anh chém chết tên phỉ rồi nắm lấy dây cương ngựa của nó và giúp tôi leo lên ngựa.
Sau đó chúng tôi thấy một đoàn ngựa của địch vòng đánh thọc vào sườn đại đội. Chúng tôi liền dồn hết hỏa lực về phía chúng và phái liên lạc đi báo tin đó với trung đoàn trưởng. Sau 20-30 phút, trung đoàn chúng tôi tiến đến và bắt đầu một cuộc chiến đấu nảy lửa.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #31 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:14:54 pm »

Trung đoàn 2 của lữ đoàn gặp địch quá đông buộc phải lùi lại. Thừa cơ hội đó bọn An-tô-nốp đánh vào sườn chúng tôi. Trung đoàn trưởng quyết định lui về Vi-a-dô-vai-a Pô-sta, dụ địch đến một địa thế bất lợi cho chúng. Đại đội tôi được lệnh bảo vệ cho đơn vị rút lui.
Nhận thấy chúng tôi cơ động, bọn An-tô-nốp tập trung toàn lực tấn công vào đại đội tôi lúc đó đã trở thành hậu vệ của trung đoàn.
Cuộc chiến đấu thật gay go đối với chúng tôi. Địch thấy chúng tôi quá ít nên tin rằng sẽ bóp chết được chúng tôi. Nhưng thực hiện điều đó không phải đơn giản. May thay, như đã nói ở trên, đại đội tôi có 4 súng máy với nhiều đạn dự trữ và một khẩu pháo 76 mm. Phát huy hỏa lực của súng máy và đại bác, đại đội đã bắn chết hầu hết những toán địch xông lên. Chúng tôi nhìn thấy trên chiến trường ngổn ngang xác giặc và dần dần từng bước, chúng tôi vừa đánh vừa rút lui về phía sau. Tôi đã nhìn thấy trung đội trưởng U-gát Ô-gô-rô-vích, bạn tôi, bị thương nặng từ trên ngựa ngã xuống. Đó là cán bộ chỉ huy có khả năng, một con người được giáo dục tốt. Cha anh, một đại tá quân đội cũ, ngay từ ngày đầu đã đi theo chính quyền Xô-viết, ông là một trong những giáo sư chính của lớp cán bộ ở Ri-a-dan của chúng tôi.
Khi đang mê đi, anh thì thào :
- Báo cho mẹ tôi biết... Đừng bỏ tôi cho bọn phỉ...
Tất cả thương binh và tử sĩ chúng tôi đều để trên xe súng máy và bệ pháo để chở về không cho bọn phỉ hành hạ anh em.
Cuộc phản công dự định của trung đoàn không thực hiện được vì lớp băng mùa xuân trên sông mà chúng tôi phải vượt qua sẽ không chịu đựng nổi, chúng tôi đành phải rút về tận Vi-a-dô-vai-a Pô-sta.
Đến ngay giữa làng, để cứu khẩu súng máy còn lại, tôi xông vào đánh một toán phỉ. Một phát đạn súng trường làm con ngựa thứ hai trong ngày của tôi chết. Với khẩu súng lục trong tay, tôi phải chống đỡ với bọn địch cưỡi ngựa định bắt sống tôi. Một lần nữa chính trị viên Nô-chép-ca cùng các chiến sĩ Brức-xin, Góc-cốp và Cô-va-lép lại vội chạy lại cứu tôi.
Trong trận này đại đội tôi có 10 người chết và 15 người bị thương. Sáng hôm sau 3 người trong số bị thương chết, trong đó có cả U-khát Ô-gô-rô-vích.
Cuối mùa hè năm 1921 quân ta lùng diệt nốt các toán phỉ nhỏ chạy trốn rải rác trong vùng Tam-bốp-sin. Cần phải diệt sạch chúng cho thật nhanh. Đại đội tôi có nhiệm vụ tiêu diệt bọn phỉ của Dơ-vê-rép có đến 150 kỵ binh. Không bao lâu chúng tôi đã tìm thấy bọn chúng. Cuộc tấn công bắt đầu. Lực lượng bọn phỉ đã yếu đi phần nào. Đến cửa rừng thì chúng tôi đuổi kịp chúng và bắt đầu tấn công.
Trong vòng một tiếng đồng hồ đã kết thúc trận đánh. Chỉ còn 5 tên phỉ do Dơ-vê-rép cầm đầu lợi dụng lúc trời sắp tối tháo chạy trốn trong rừng. Nhưng không có gì cứu nổi chúng nữa: trận diệt phỉ An-tô-nốp ở Tam-bốp-sin đã hoàn thành thắng lợi.
Nhớ lại chuyện đó, có một trường hợp xảy ra mà tôi không thể không kể ra đây được.
Khi đuổi theo bọn phỉ, bất ngờ chúng tôi gặp 2 xe bọc thép từ một làng bên cạnh xuất hiện. Chúng tôi biết rằng, bọn phỉ không có xe bọc thép, nên chúng tôi không bắn. Nhưng xe bọc thép lợi dụng địa thế, quạt súng máy vào chúng tôi. Tại sao vậy? Phái liên lạc tới Thì ra đó là xe bọc thép của ta và ngồi trong chiếc xe trước chính là I.P U-bô-rê-vích. Biết bọn phỉ rút về phía rừng, đồng chí định chộp bọn chúng ở trên đường. May mà phát hiện dược, nếu không thì có thể xảy ra chuyện không hay rồi.
Thế là tôi được làm quen đồng chí I.P. U-bô-rê-vích. Sau này, vào những năm 1932 - 1937, tôi được gặp đồng chí luôn. Hồi đó đồng chí là tư lệnh quân khu Bê-lô-ru-xi, ở đấy tôi chỉ huy sư đoàn kỵ binh.
Năm tháng trôi qua. Quên đi rồi, những khó khăn của thời nội chiến mà nhân dân ta đã phải chịu đựng. Nhưng không khi nào xóa mờ được trong tâm trí môi người chúng ta lòng tin tưởng sắt đá vào lý tưởng chân chính mà Đảng của Lê-nin đã vạch ra trong những ngày Cách mạng tháng Mười.
Tướng Nốc-xờ người Anh đã viết cho chính phủ của chúng hồi đó rằng, có thể đánh tan hàng triệu quân đội của bọn Bôn-sê-vich, nhưng khi 150 triệu người Nga đã ghét bọn trắng, lại yêu bọn đỏ, thì giúp bọn trắng cũng vô ích.
Vì hàng loạt nguyên nhân, hồi đó Hồng quân không thể sử dụng hết được kinh nghiệm của những cuộc chiến tranh đã qua trong đó có cả kinh nghiệm của Thế chiến thứ nhất.
Để chiến đấu chống những kẻ thù của Nhà nước xô-viết trẻ tuổi, cần phải xây dựng cho mình một tổ chức vũ trang có đầy đủ tính chất giai cấp, trang bị cho nó những quan điểm mới về thực chất và phương pháp của cuộc đấu tranh.
“Bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng chỉ có giá trị khi nó có khả năng tự vệ” - V.I. Lê-nin nói. Đảng, Ban Chấp hành trung ương, bản thân V.I. Lê-nin đã đóng vai trò quyết định trong tổ chức công cuộc bảo vệ Tổ quốc, thống nhất tất cả các lực lượng của hậu phương và tiền tuyến, động viên quần chúng công nhân, chiến sĩ Hồng quân, nông dân đứng lên chiến đấu chống bọn can thiệp và phản cách mạng trong những năm nội chiến. Đã thực hiện hàng trăm hàng ngàn biện pháp để đảm bảo đánh thắng giặc.
Các nhà sử học đã ghi lại được rằng, từ ngày 1 tháng Chạp năm 1918 đến 27 tháng Hai năm 1920 đã có 101 cuộc họp của Hội đồng quốc phòng thảo luận 2.300 vấn đề về tổ chức phòng thủ đất nước, về bảo đảm kỹ thuật chiến đấu, vũ khí, đạn dược, lương thực cho Hồng quân và Hải quân. Tất cả các cuộc họp, chỉ trừ hai cuộc, đều do V.I. Lê-nin chủ tọa.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #32 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:15:15 pm »

Nghiên cứu các tài liệu của cuộc nội chiến, ta thấy rằng, các chỉ thị và nghị quyết của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, những lời dạy của V.I. Lê-nin là cơ sở để xây dựng mọi kế hoạch tác chiến cụ thể của Bộ Tổng tư lệnh Hồng quân, của Hội đồng quân sự cách mạng các phương diện quân. Mọi kế hoạch chiến lược của những chiến cục quan trọng nhất đều được thảo luận một cách toàn diện tại các cuộc Hội nghị toàn thể và các cuộc họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng.
Bản thân V.I. Lê-nin rất gắn bó với Bộ Tổng tư lệnh, với các phương diện quân và các tập đoàn quân. Người biết rõ nhiều tướng lĩnh và cán bộ chính trị. Người đã trao đổi rất nhiều thư từ quân sự với họ. Trong những năm nội chiến, theo thống kê chưa đầy đủ, Lê-nin đã ký gần 600 thư và điện về các vấn đề phòng thủ đất nước Xô-viết.
Nhưng cũng trong thời gian đó, V.I. Lê-nin, Trung ương Đảng không làm thay Bộ Tổng tư lệnh và Hội đồng quân sự cách mạng trong công tác lãnh đạo cụ thể các phương diện quân, tập đoàn quân và các hoạt động tác chiến của quân đội.
Khi V.I. Lê-nin nhận được tin rằng có một số cán bộ quân sự nghi ngờ sự đúng đắn của những kế hoạch chiến đấu chống Đê-ni-kin do Tổng tư lệnh X.X. Ca-mê-nép vạch ra, người đã nhân danh Bộ Chính trị trung ương Đảng viết thư cho Tờ-rốt-xki: “Bộ chính trị hoàn toàn công nhận quyền hành thực tế của Bộ Tổng tư lệnh và đề nghị đồng chí giải thích đúng đắn cho tất cả các cán bộ có trách nhiệm”.
Tổng tư lệnh X.X. Ca-mê-nép có đề nghị với V.I. Lê-nin chỉ dẫn cho Bộ Tổng tư lệnh trước khi soạn những dự thảo chỉ thị về hành quân tác chiến. V.I. Lê-nin có viết lên bản báo cáo của X.X. Ca-mê-nép gửi cho các ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng như sau: “Theo tôi, cần tôn trọng và cho phép đề nghị, khiếu nại: hoặc triệu tập Tổng tư lệnh đến báo cáo hoặc cho Tổng tư lệnh kết luận ngay về những dự thảo chỉ thị”.
Hội đồng quân sự cách mạng các nước Cộng hòa, các Hội đồng quân sự các phương diện quân và các tập đoàn quân hoạt động hoàn toàn trên cơ sở các nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga. Việc cử các tư lệnh và chính ủy ở những nơi quan trọng, việc củng cố khả năng quốc phòng các nước Cộng hòa được thực hiện đúng theo chỉ thị của Ban Chấp hành trung ương. Trong nghị quyết của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga “Về chính sách lãnh đạo quân sự” thông qua cuối năm 1918, theo đề nghị của V.I Lê-nin, có nhấn mạnh rằng: Đảng chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi việc lãnh đạo quân sự, ảnh hường của Đảng phải được phát huy trên mọi mặt xây dựng và chiến đấu của các lực lượng vũ trang Xô-viết.
Các Đảng viên cộng sản là lực lượng rường cột của Hồng quân. Trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga nhiều lần tiến hành các cuộc động viên đảng viên, đưa đảng viên đến những nơi quyết định trên các mặt trận. Ba vạn rưỡi đảng viên đã nhập ngũ vào tháng 8-1918; sau một năm, số đảng viên trong quân đội đã lên đến 12 vạn, tháng 8-1920 lên đến 30 vạn, nghĩa là gồm phần nửa số đảng viên Đảng Cộng sản (b) Nga lúc đó. Sức mạnh hơn hẳn về chính trị và tinh thần của Hồng quân mà mọi người đều thừa nhận, đã đóng vai quyết định trong cuộc nội chiến. Góp phần tạo ra sức mạnh đó là những hành động yêu nước của các chiến sĩ cộng sản, của các chính ủy, của cơ quan chính trị và của các chi bộ.
Đánh giá vai trò của bộ máy công tác Đảng, công tác chính trị của quân đội trong những năm ấy, M.V. Phơ-run-dê viết:
“Ai đã đưa được trật tự và kỷ luật vào hàng ngũ các trung đoàn Hồng quân trẻ tuổi của chúng ta được xây dựng dưới làn sấm sét của đạn đại bác? Ai, trong những giờ không thắng lợi và thua trận, đã giữ được tinh thần và lòng dũng cảm của chiến sĩ, đã đưa lại sức mạnh mới cho những người đang lao động? Ai đã ổn định hậu phương của quân đội, vun trồng lên chính quyền Xô-viết ở đấy và thiết lập trật tự Xô-viết, nhờ đó mà bảo đảm cho quân đội tiến nhanh và thắng lợi? Ai đã kiên trì và tích cực hoạt động để làm tan rã hàng ngũ địch, phá hoại hậu phương của chúng và, nhờ đó, chuẩn bị cho những thắng lợi tương lai?
Đó là việc làm của các tổ chức công tác chính trị trong quân đội và phải nói là việc làm đó thật xuất sắc. Thành tích của họ trong quá khứ là bất tử”.
Tôi có thể ký tên tán thành hàng ngàn lần những lời nhận xét ấy và xác nhận thêm một lần nữa rằng những nhận xét đó là hoàn toàn đúng.
Trong những năm nội chiến, Đảng và nhân dân không những chiến thắng được quân thù mà, trong khi chiến đấu với chúng, còn đặt nền móng cho một quân đội thường trực đông đảo tuyển mộ trên cơ sở nghĩa vụ quân sự của nhân dân lao động. Đã xây dựng các bộ máy chỉ đạo quân sự ở trung ương và địa phương, đã soạn thảo những điều lệ và điều lệnh đầu tiên, đã đặt ra cách tổ chức thống nhất các đơn vị và binh đoàn. Cuối năm 1920 quân số của ta đã lên đến 5 triệu rưỡi người, mặc dù gần 80 vạn người đã chết, bị thương và mất tích ngoài mát trận, 140 vạn người bị chết vì ốm nặng, vì ăn đói, vì thiếu thuốc không được chạy chữa và thiếu những trang bị cần thiết.
Từ những kinh nghiệm chiến đấu phong phú và lý thuyết tổng hợp trong thời kỳ nội chiến là cơ sở của việc xây dựng các lực lượng vũ trang Xô-viết trong nhiều năm, tôi muốn phát biểu một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất là về sự thống nhất giữa quân đội và nhân dân. Nội chiến, với một sức mạnh kỳ diệu đã thể hiện sự thống nhất giữa tiền tuyến và hậu phương, thể hiện ưu thế quân sự to lớn của cả một nước đã biến thành một trại binh thống nhất. Sự thống nhất đó có cơ sở khách quan là chế độ xã hội và nhà nước Xô-viết, khối liên minh công nông và có cơ sở chủ quan là nhân dân và quân đội cùng chung một mục đích. Nhờ đó đã tạo nên một lực lượng làm tăng sức mạnh của vũ khí lên nhiều lần. Nguồn gốc đó, V.I. Lê-nin đã nhìn thấy ở chỗ, lần đầu tiên trên thế giới đã xây dựng được một quân đội hiểu rõ mình chiến đấu cho cái gì, và ở chỗ lần đầu tiên trên thế giới công nhân và nông dân đã chịu đựng nổi những khó khăn không lường được vì có ý thức rõ ràng rằng họ bảo vệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết, chính quyền của công nhân và nông dân.
Thứ hai là vai trò lãnh đạo của Đảng riêng trong vấn đề quân sự và ảnh hường của Đảng đối với quân đội thông qua bộ máy công tác Đảng, công tác chính trị.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #33 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:15:34 pm »

Về mặt quân sự, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, ngoài những ý nghĩa khác ra, còn có ý nghĩa vô cùng to lớn ở chỗ đó là Đảng cầm quyền trong một nước mà công cụ sản xuất là tài sản chung của xã hội. Nhờ đó mà đảm bảo tập trung một cách chưa từng thấy mọi sức lực và tài sản của nền kinh tế quốc dân vào những hướng tác chiến quan trọng nhất; tạo nên một khả năng đặc biệt để cơ động nguồn dự trữ về người và của to lớn nhất, để tiến hành một chính sách quân sự thống nhất; có thể đề ra nghĩa vụ cho mọi người bất cứ ai cũng phải tuân theo các mệnh lệnh, chỉ thị quân sự.
Còn về công tác Đảng, công tác chính trị, thì nhờ có công tác đó mà các lực lượng tự giác và trung thành với cách mạng trong quân đội và hải quân đang cùng hướng vào một mục đích chung được nhân lên gấp bội và đang trở thành nguồn gốc của chủ nghĩa anh hùng của quần chúng rộng rãi.
“Chỉ nhờ có Đảng làm người lính bảo vệ trung thành, - V.I. Lê-nin nói - nhờ Đảng có kỷ luật nghiêm minh nhất, có uy tín lớn lao để thống nhất được các cơ quan và cấp lãnh đạo vào một mối và hễ Ban Chấp hành trung ương Đảng đưa ra một khẩu hiệu nào là hàng trăm, hàng nghìn người và cuối cùng là hàng triệu người tức khắc một lòng một dạ tuân theo, và chỉ nhờ chúng ta đã có những sự hy sinh chưa từng có - chỉ nhờ tất cả những cái đó thôi mới có thể và đã xảy ra những chuyện kỳ diệu. Và cũng nhờ thế mà các đế quốc Đồng minh và cả bọn đế quốc toàn thế giới đã hai lần, ba lần, bốn lần tấn công chúng ta nhưng chúng ta vẫn có đủ khả năng giành được thắng lợi”.
Thứ ba - tôi muốn nói thêm về một nguyên tắc xây dựng các lực lượng vũ trang của chúng ta là: tuyệt đối tập trung, một thủ trưởng và kỷ luật sắt, nguyên tắc mà bọn chống đối đã không ngừng công kích.
Nếu thiếu chế độ một thủ trưởng trong quân đội, V.I. Lê-nin cho rằng “...không chóng thì chầy sẽ đưa đến thảm họa, hỗn loạn, kinh hoàng, loạn quyền, thất bại”. Trong nhiều tài liệu cơ bản do các Đại hội Đảng và Hội nghị toàn Ban Chấp hành trung ương thông qua cũng như trong thực tế công tác, những người bôn-sê-vích đã đấu tranh không ngừng chống lại âm mưu định đưa các hình thức du kích trong tổ chức (cái mà lúc đầu thường có thể có) ra để đối lập với các nguyên tắc xây dựng quân đội thường trực (cái này mới là cái chủ yếu) nghĩa là đối lập với nguyên tắc chỉ đạo tập trung và thống nhất trong các khâu của quân đội, đối lập với việc tuyệt đối phục tùng cấp trên và kỷ luật.
Tất nhiên, chế độ một thủ trưởng phải được ứng dụng cho thật phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể, phải xét đến tính giai cấp của đội ngũ cán bộ, trình độ chính trị, quân sự và phải chú ý giáo dục quần chúng về từng hình thức chỉ huy. Dĩ nhiên vì lý do đó mà trong những năm đầu của chính quyền Xô-viết chưa thể thực hiện chế độ một thủ trưởng được.
Nhưng dần dần nguyên tắc kiểu mẫu, cơ bản của Lê-nin về chế độ một thủ trưởng kết hợp chặt chẽ với việc đề cao vai trò của cơ quan chính trị và tổ chức Đảng đã trở thành nguyên tắc lãnh đạo chủ yếu trong quân đội xô-viết cùng với kỷ luật sắt dựa trên cơ sở giác ngộ chính trị và tinh thần tự giác sâu sắc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của các chiến sĩ, chế độ một thủ trưởng đã trở thành cái nòng cốt để thống nhất mọi ý chí, mọi hiểu biết và mọi chí hướng của quân đội.
Mỗi một giai đoạn phát triển của nước ta đã đem lại những đặc điểm mới cho việc xây dựng lực lượng vũ trang Xô-viết, cho việc củng cố và rèn luyện quân đội để chống xâm lược. Những kinh nghiệm và nguyên tắc đấu tranh quân sự được thử thách trong khói lửa nội chiến với sự đóng góp trực tiếp của V.I. Lê-nin cùng những luận điểm mà tôi đã nói lẻ tẻ ở trên đã được tiếp tục phát triển đặc biệt trong những năm 30, 40 và đã trở thành một bộ phận cấu thành sức mạnh to lớn của quân đội, một quân đội đánh tan được chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
---
[1] Nam tước Bút-béc A-lếch-xây: Nhật ký của một tên bạch vệ (anh hùng ca Côn-chắc) “Pri-bôi”, 1929.
[2] Thói quen người Nga thường gọi theo họ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #34 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:16:47 pm »

Chương 4
CHỈ HUY TRUNG ĐOÀN VÀ LỮ ĐOÀN

BƯỚC vào công cuộc những xây dựng hòa bình sau khi đã anh dũng chiến thắng trong nội chiến, nhân dân Xô-viết đã phải đương đầu với nhiều khó khăn lớn trong việc phục hồi nền kinh tế quốc dân bị tàn phá. Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều suy sụp đến cùng cực. Tình trạng nguy ngập của công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải đòi hỏi phải tập trung toàn bộ lực lượng của đất nước vào mặt trận kinh tế. Cần điều động vài triệu công nhân và nông dân đã giải ngũ vào các công tác phục hồi, cần giảm chi tiêu cho quân đội. Và trong cùng lúc đó vẫn cần duy trì và củng cố quốc phòng. V.I. Lê-nin đã nói: “Bây giờ chúng ta đã đẩy được một loạt cường quốc ra ngoài vòng chiến tranh với chúng ta, nhưng chúng ta không thể quả quyết rằng tình thế này có giữ được lâu hay không”.
Ngay trong những năm 1920 và 1921 đã bắt đầu chuyển hoàn toàn hay từng bộ phận nhiều tập đoàn quân không trực tiếp tham gia chiến đấu sang làm công tác lao động. Nhằm mục đích này đã thành lập một ủy ban trực thuộc ủy ban Lao động và Quốc phòng do M.I. Ka-li-nin và Ph. E. Giéc-gin-xki lãnh đạo. Những đội quân lao động đã làm việc nhiều để nâng cao sản lượng nhiên liệu và nguyên liệu, để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
Nói chung, do thực hiện việc phục viên, đến cuối năm 1924, quân số các lực lượng vũ trang đã giảm từ 5,5 triệu người xuống còn có 562.000 người.
Đương nhiên là việc phục viên đã đáp ứng với lợi ích của hàng triệu chiến sĩ. Họ muốn trở lại với cày bừa và máy móc, muốn trở về với gia đình, nhà cửa. Giữ các chiến sĩ đã được huấn luyện tác chiến chính quy lại trong quân đội là một việc rất khó vì đa số họ lại là nông dân. Nếu vượt qua giới hạn, phục viên có thể “làm xói mòn” hạt nhân của quân đội. Tháng 2-1921, theo quyết định của ban tổ chức thuộc Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga, việc đưa những đảng viên cộng sản ra khỏi quân đội đã đình chỉ. Trước đó ít lâu, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga đã gửi cho tất cả các tổ chức Đảng thông tư “Về Hồng quân”, trong đó Ban Chấp hành trung ương kiên quyết nhắc nhở tất cả các tổ chức Đảng không được phép giảm nhẹ quan tâm xây dựng Hồng quân. Nói chung trong quân đội về cơ bản còn lại những người đã căn cứ vào sở trường và khả năng của mình quyết định cống hiến đời mình cho sự nghiệp quân sự.
Trong các điều kiện xây dựng hòa bình hồi đó cần phải đề ra một học thuyết quân sự duy nhất, củng cố Hồng quân thường trực, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp mới trong nhiệm vụ xây dựng tổ chức, chấn chỉnh việc đào tạo cán bộ quân sự và chính trị. Ngay lúc đó đã đặc biệt quan tâm đến yêu cầu củng cố các đơn vị kỹ thuật chuyên môn (những đơn vị súng máy, pháo binh, ô-tô, thiết giáp, máy bay và v.v...), cung cấp cho các đơn vị này mọi thứ cần thiết
Những vấn đề ấy đã được thảo luận cặn kẽ tại các đại hội X, XI, XII của Đảng Cộng sản (b) Nga. Không phải là không có những cuộc tranh luận gay gắt. Theo ủy nhiệm của Ban Chấp hành trung ương Đảng, M.V. Phơ-run-dê và X.I. Gu-xép đã chuẩn bị luận cương “Cải tổ Hồng quân”, trong đó hai đồng chí kiên quyết chủ trương duy trì quân đội chính quy và đề ra từng bước chuyển dần thành hệ thống tổ chức cảnh sát, các đồng chí cũng chủ trương phát triển khoa học quân sự Xô-viết. Nhiều đồng chí khác lại khẳng định rằng cần phải lập tức chuyển ngay sang hệ thống tổ chức cảnh sát. Đại hội X Đảng Cộng sản (b) Nga đã chấp nhận đường lối lê-nin-nít trong xây dựng quân đội thời bình. Trong nghị quyết của Đại hội có ghi rõ: “Một số đồng chí tuyên truyền cho việc thủ tiêu trên thực tế Hồng quân hiện tại và chuyển ngay sang xây dựng cảnh sát Trong hoàn cảnh hiện nay, như vậy là không đúng và trên thực tế là nguy hiểm”.
Dù Đảng đã cố gắng nhiều để củng cố quân đội, vẫn cảm thấy cần phải có, và có càng sớm càng hay, những biện pháp triệt để nhất định.
Từ tháng 6-1922 đến hết tháng 3-1923, tôi làm đại đội trưởng trong trung đoàn kỵ binh 38, sau đó là trợ lý của đồng chí trung đoàn trưởng trung đoàn kỵ binh 40 thuộc sư đoàn kỵ binh Xa-ma-ra 7. Đứng đầu các trung đoàn này là những cán bộ chỉ huy có kinh nghiệm và tôi đã học tập được nhiều ở các đồng chí. Đội ngũ cán bộ chỉ huy, tổ chức Đảng và bộ máy công tác chính trị của các trung đoàn là một tập thể tốt và rất có khả năng công tác.
Hồi đó phần lớn các binh đoàn của Hồng quân còn chưa có doanh trại với đầy đủ tiện nghi, chưa có nhà ở cho cán bộ phụ trách, chưa có nhà ăn, câu lạc bộ và những cơ sở khác cần thiết cho cuộc sống bình thường của quân nhân. Chúng tôi sống phân tán trong các thôn xóm, đóng quân trong các nhà lều của nông dân, nấu ăn trong những bếp dã chiến, để ngựa ở ngoài sân. Tất cả chúng tôi đều coi những điều kiện sinh hoạt như vậy là bình thường vì rằng đất nước chúng ta đang trải qua nhiều khó khăn đặc biệt.
Đội ngũ cán bộ phụ trách của quân đội chủ yếu gồm những cán bộ trẻ tuổi, vững chắc về thể chất, có nhiều nghị lực và kiên trì. Thêm nữa, đa số chúng tôi còn son rỗi và không quan tâm cái gì khác ngoài nhiệm vụ công tác. Chúng tôi say sưa lao mình vào công tác, làm việc đến 15 - 16 tiếng đồng hồ trong một ngày đêm. Dù sao số thời gian ấy cũng vẫn không đủ để có mặt ở mọi nơi và làm kịp được mọi việc.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:17:09 pm »

Mùa xuân năm 1923, có điện của phòng tham mưu sư đoàn gọi tôi lên gặp đồng chí tư lệnh sư đoàn. Tôi không hiểu nguyên nhân của việc này và xin thú thực rằng tôi có bối rối đôi phút: có phải là tôi đã làm điều gì xấu chăng?
Tư lệnh sư đoàn N.D. Ca-si-rin tiếp đón tôi rất chu đáo, mời tôi uống trà và hỏi han nhiều về công tác huấn luyện chiến đấu và chiến thuật trong trung đoàn tôi. Rồi đột nhiên hỏi:
- Đồng chí nghĩ thế nào, kỵ binh của chúng ta đã được huấn luyện tính cách để đương đầu được với một cuộc chiến tranh trong tương lai hay chưa? Và bản thân đồng chí hình dung cuộc chiến tranh trong tương lai ra sao?
Đối với tôi câu hỏi này thật là phức tạp. Tôi đỏ mặt lên và không thể trả lời ngay. Đồng chí tư lệnh sư đoàn hẳn là đã nhận thấy sự lúng túng của tôi và đang kiên trì chờ cho tôi trấn tĩnh lại.
- Cán bộ chỉ huy chúng ta còn thiếu rất nhiều kiến thức và tập quán cần thiết để huấn luyện quân đội theo kiểu hiện đại. - tôi nói - Chúng ta dạy bảo cấp dưới như thể người ta dạy bảo chúng ta trong quân đội cũ. Để rèn luyện quân đội một cách xứng đáng, cần trang bị cho đội ngũ cán bộ chủ trì những kiến thức hiện đại về công tác quân sự.
- Đúng thế, - tư lệnh sư đoàn tỏ ý tán thành, - và chúng ta đang cố gắng sao cho các cán bộ của ta đều qua các lớp huấn luyện và các học viên quân chính. Nhưng đó là một quá trình lâu dài, hiện nay ở nước ta trường sở còn ít ỏi lắm. Trong thời gian đầu, phải tự học thôi.
Đồng chí đi đi lại lại trong phòng và bất thình lình tuyên bố rằng tôi được chỉ định làm trung đoàn trưởng trung đoàn kỵ binh Bu-du-lúc 39.
- Tôi không hiểu đồng chí rõ lắm, nhưng nhiều đồng chí nói với tôi đã đề cử đồng chí vào chức vụ này. Nếu đồng chí không có ý kiến phản đối thì xin mời đồng chí đến phòng tham mưu nhận mệnh lệnh. Quyết định bổ nhiệm đồng chí đã ký rồi.
Cáo từ tư lệnh sư đoàn, tôi rất xúc động. Chức vụ mới là một chức vụ rất vinh dự và nặng nề. Chỉ huy được ở cấp trung đoàn xưa nay vẫn được coi là tiến tới một bước quan trọng nhất về trình độ nắm vững nghệ thuật quân sự.
Trung đoàn là đơn vị chiến đấu cơ bản, ở đây, khi chiến đấu, có sự hợp đồng của tất cả các binh chủng thuộc lục quân và đôi khi, của các quân chủng khác nữa. Người chỉ huy trung đoàn cần hiểu rõ các phân đội của mình cùng những lực lượng tăng cường mà trung đoàn thường nhận được khi chiến đấu. Đòi hỏi người chỉ huy trung đoàn phải biết chọn hướng tấn công chính trong chiến đấu và biết tập trung những cố gắng cơ bản vào hướng này. Điều đó đặc biệt quan trọng trong điều kiện quân thù có ưu thế rõ ràng về quân số và vũ khí.
Người chỉ huy đơn vị nào nắm chắc được chế độ quản lý trung đoàn và có khả năng bảo đảm cho trung đoàn thường xuyên sẵn sàng chiến đấu, người chỉ huy ấy bao giờ cũng sẽ là một cán bộ quân sự tiên tiến trong tất cả các khâu chỉ huy kế tiếp trong thời bình cũng như trong thời chiến.
Vào chính thời gian cuối cùng của nội chiến, trong quân đội có trên hai trăm lớp huấn luyện và trường đào tạo cán bộ cho tất cả các binh chủng. Trong năm 1920, các lớp huấn luyện chủ chốt đã đào tạo được 26.000 cán bộ chỉ huy Hồng quân. Dần dà thành lập được một mạng lưới rộng lớn các lớp huấn luyện, trường và học viện quân chính, đề ra được một chế độ thống nhất huấn luyện và giáo dục đội ngũ cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị của giai cấp vô sản. Đội ngũ cán bộ chỉ huy sơ cấp bước đầu được đào tạo ở các trường của trung đoàn trong vòng từ 7 đến 10 tháng, đội ngũ cán bộ chỉ huy trung cấp - ở các trường trung cấp quân sự - hải quân, còn đội ngũ cán bộ chỉ huy cao cấp - ở các học viện quân sự. Ở các nước Cộng hòa đều có mở các trường quân sự quốc gia. Kế đó là nhiệm vụ của các lớp bổ túc cán bộ. Tôi cũng đã học tập ở các lớp như thế. Về vấn đề này, tôi sẽ còn nói thêm nữa.
Bây giờ tôi xin nêu một nhận xét là việc rèn luyện và tự học trực tiếp trong các trại huấn luyện, hay, như người ta nói, học mà không thoát ly sản xuất, có ý nghĩa không kém quan trọng trong việc đào tạo cán bộ chỉ huy, đặc biệt trong việc đào tạo cán bộ sơ cấp và trung cấp. Bằng cách học này, hàng chục, hàng trăm nghìn quân nhân đã bồi bổ được trình độ kiến thức, được rèn luyện thêm về động tác chiến đấu trong các buổi huấn luyện, lần tập trận và hành quân. Và những ai, vì lý do này hay vì lý do khác, không thể đi học được thì kiên trì tự bổ túc ở ngay các đơn vị.
Đương nhiên là hồi đó, sau khi đã kết thúc thắng lợi cuộc nội chiến, cũng có những cán bộ tự cảm thấy mình đã điêu luyện rồi, tự cho rằng chăng có gì phải học nữa. Trong số này, sau đó, có một số đã thấy được sai lầm của mình và đã sửa chữa. Nhưng một số khác cứ bám vào vốn liếng cũ của mình và hiển nhiên là chẳng bao lâu sau, họ đã không còn phù hợp nữa với những đòi hỏi mới ngày càng cao và buộc phải chuyển về ngạch hậu bị.
Cuối tháng 4-1923, tôi nhận nhiệm vụ chỉ huy trung đoàn. Lúc đó, trung đoàn đang chuẩn bị đến trại huấn luyện. Từ sau nội chiến, đây là lần đầu tiên có một đơn vị kỵ binh đến trại huấn luyện và nhiều cán bộ chỉ huy đã không hình dung được rõ ràng về công tác trong những điều kiện mới. Khi tiếp nhận trung đoàn, tôi đã phát hiện được nhiều thiếu sót về trình độ sẵn sàng chiến đấu của nó. Kỹ thuật bắn súng và chiến thuật đặc biệt tồi, cho nên các phân đội đều tập trung chú ý tổ chức cơ sở vật chất cho việc huấn luyện trong trại tập huấn.
Đến khoảng giữa tháng 5, trại đã được chuẩn bị xong về cơ bản. Trung đoàn được nhận một khu vực có nhiều trại lợp vải bố trí tốt, một nhà ăn mùa hè tuyệt diệu và một câu lạc bộ. Lều ngựa và nơi buộc ngựa cũng đã được xây dựng xong. Trường bắn để huấn luyện bắn súng và tất cả các loại súng là niềm tự hào của trung đoàn.
Từ ngày 1-6, đợt huấn luyện quân sự và chính trị căng thẳng bắt đầu. Toàn thể chúng tôi đều hài lòng nhận thấy lợi ích của những công sức và phương tiện của mình đã bỏ ra để xây dựng trại. Các cán bộ chỉ huy đại đội và cán bộ công tác chính trị đã làm việc một cách thân mật đoàn kết và chủ động sáng tạo. Năng lực sáng tạo và tính chủ động của những người cộng sản đã thể hiện trong mọi việc và trong mọi chủ trương.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #36 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:17:30 pm »

Tôi muốn đặc biệt tưởng nhớ đến đồng chí chính ủy An-tôn Mi-tơ-rô-pha-nô-vích Ya-nhin của chúng tôi. Đồng chí là một đảng viên Bôn-sê-vich kiên cường, một con người tuyệt diệu, am hiểu tư tưởng, tình cảm của chiến sĩ và biết rõ cần phải đến với ai như thế nào, cần phải đòi hỏi ở ai cái gì. Các cán bộ chỉ huy, cán bộ công tác chính trị và chiến sĩ Hồng quân đều mến yêu và tôn trọng đồng chí. Tiếc rằng người chính ủy xuất sắc ấy không còn sống đến ngày nay - đồng chí đã hy sinh anh dũng năm 1942 trong một trận chiến đấu với bọn phát-xít tại mặt trận Cáp-ca-dơ. Đồng chí hy sinh cùng với người con trai của mình mà đồng chí đã đào tạo  thành một người lính dũng cảm bảo vệ Tổ quốc.
Giữa mùa hè, đồng chí G.Đ.Gai, anh hùng nội chiến, đến chỉ huy sư đoàn.
Tôi khoan khoái hồi tường lại những ngày cùng công tác với đồng chí tư lệnh sư đoàn G.Đ.Gai. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi diễn ra tại lều của đồng chí trong trại, ở đó cán bộ chỉ huy và chính ủy các trung đoàn đang họp. Sau khi đã chính thức giới thiệu với nhau xong, G.Đ.Gai mời tất cả ngồi quây quần xung quanh bàn làm việc. Tôi thấy ở đồng chí một con người đẹp, chững chạc theo kiểu nhà binh. Đôi mắt đồng chí ánh lên lòng chân thành, còn giọng nói đều đều và bình tĩnh nói lên tính điềm đạm và lòng tự tin. Tôi đã nghe nói nhiều về những sự tích anh hùng của G.Đ.Gai và tôi chăm chú ngắm nhìn đồng chí. Tôi muốn thâm nhập vào thế giới tâm hồn của đồng chí, muốn tìm hiểu con người bình thường và con người cán bộ chỉ huy của đồng chí.
Cuộc nói chuyện kéo dài, nhưng không nặng nề. Lúc chúng tôi chia tay nhau, ai cũng giữ được một ấn tượng tốt đẹp về lần đầu tiên gặp gỡ đồng chí tư lệnh sư đoàn. Lúc tạm biệt, đồng chí nói rằng, trong vài ngày nữa đồng chí muốn kiểm tra công tác huấn luyện đội ngũ chiến thuật cho kỵ binh. Tôi rất cảm động nhận thấy đồng chí chú ý nhiều đến trung đoàn và thú nhận rằng chúng tôi còn có nhiều thiếu sót.
- Chúng ta sẽ cùng nhau khắc phục những thiếu sót đó, - G.Đ.Gai vừa nói vừa mỉm cười, rồi nói thêm - Đồng chí có lòng tự trọng thế là tốt.
Sau đó ba ngày, theo kế hoạch của phòng tham mưu sư đoàn, toàn bộ trung đoàn lên đường đi kiểm tra. Đồng chí tư lệnh sư đoàn cưỡi ngựa ô tứ túc mai hoa đến vùng ngoại ô và chăm chú theo dõi trung đoàn diễn tập. Con ngựa của đồng chí rất hung hăng nhưng bằng tay cương dứt khoát và bằng cẳng chân vững chắc, người kỵ sĩ đó đã kiên quyết bắt nó tuân theo ý muốn của mình.
Cuộc diễn tập diễn ra lúc đầu theo khẩu lệnh, rồi theo hiệu cờ (gọi là “diễn tập câm”), và, cuối cùng, theo hiệu kèn. Toàn đơn vị đã thay đổi đội hình, tiến, lùi, đổi hướng, dừng lại và chấn chỉnh hàng ngũ một cách chính xác hơn tôi tưởng. Lúc kết thúc, trung đoàn được triển khai theo đội hình “kỵ binh bao vây” (cách tấn công cũ của người Cô-dắc) và tôi đặt các phân đội thuộc bộ phận giữa của đội hình chiến đấu hướng lên điểm cao, chỗ đồng chí tư lệnh sư đoàn đang đứng. Tập hợp trung đoàn theo đúng đội hình và chấn chỉnh hàng ngũ xong, tôi tiến nhanh tới trước đồng chí tư lệnh sư đoàn để báo cáo rằng cuộc diễn tập đã kết thúc. Không để cho tôi kịp báo cáo, đồng chí tư lệnh sư đoàn đã lên tiếng, hai tay giơ lên cao:
- Tôi xin chịu, chịu đấy!
Sau đó đồng chí tiến lại phía tôi, nồng nhiệt nói:
- Cám ơn các đồng chí, rất cám ơn.
Tiến ngang đến giữa trung đoàn, đồng chí tư lệnh sư đoàn đứng thẳng lên bàn đạp của yên ngựa nói chuyện với các chiến sĩ:
- Tôi là một kỵ sĩ lâu năm, và tôi hiểu rõ công tác huấn luyện quân sự cho kỵ binh. Hôm nay các đồng chí đã chứng tỏ rằng các đồng chí đang không tiếc sức mình, toàn tâm toàn ý làm nghĩa vụ người lính Hồng quân của mình đối với Tổ quốc. Phải như vậy, các đồng chí ạ. Được huấn luyện quân sự tết, có giác ngộ cao về nghĩa vụ của mình trước nhân dân - đó là những cái bảo đảm cho Hồng quân anh hùng của chúng ta không thể bị đánh bại. Xin cám ơn các đồng chí, hôm nay các đồng chí đã làm cho tôi vui lòng.
Quay về phía tôi, đồng chí tư lệnh sư đoàn bắt tay tôi, mỉm cười và nói:
- Phần hai của cuộc diễn tập, chúng ta để đến lần khác. Đồng chí cho trung đoàn nghỉ, còn chúng tôi sẽ đi thăm xem trại này được bố trí ra sao.
Đồng chí đã đi khắp nơi trong trại, trong hơn hai tiếng đồng hồ, tìm hiểu kỹ lưỡng mọi chi tiết, và sau đó đã ngồi nói chuyện lâu với các chiến sĩ. G.Đ. Gai đã kể lại nhiều giai đoạn chiến đấu trong cuộc nội chiến. Mãi đến khi có hiệu kèn trực nhật nổi lên báo giờ ăn, đồng chí mới đứng dậy và từ giã chúng tôi.
Tiễn đồng chí tư lệnh sư đoàn ra về rồi, tôi đã cùng đồng chí chính ủy A.M. Ya-nhin thảo luận ngay xem phải làm cái gì để “không lóa mắt[1]” trước những thành tích và lời khen. Cần đánh giá đúng các cán bộ và chiến sĩ ta: lời khen của đồng chí tư lệnh sư đoàn đã cổ vũ mọi người, và điều này thể hiện rõ trong những kết quả đạt được của đợt học tập ở trại. Còn đối với chúng tôi, những người cán bộ chỉ huy, thì cách đồng chí tiếp xúc giản dị và theo tình đồng chí với các chiến sĩ Hồng quân thật là một tấm gương đáng noi theo. Tôi muốn nói trước rằng sau này G.Đ. Gai thường đến trung đoàn luôn, nói chuyện lâu với các chiến sĩ và cán bộ, và lúc nào cũng tỏ ra không phải chỉ là người chỉ huy mà còn là một người bạn lớn tuổi, một người cộng sản đáng quý.
Chúng tôi kết thúc đợt huấn luyện ở trại với những kết quả tốt, và cuối tháng 9, sư đoàn kỵ binh Xa-ma-ra 7 của chúng tôi hành quân đến vùng Oóc-sa để tham gia cuộc tập trận của quân khu. Cũng như đợt huấn luyện ở trại, đây là một cuộc tập trận lần đầu tiên được tổ chức từ sau nội chiến. Về quy mô, cuộc tập trận này không lớn, và như người ta thường nói, đây là cuộc tập trận kết hợp trên đường các đơn vị từ trại tập huấn rút về nơi đóng quân của mình. Tuy nhiên, sư đoàn chúng tôi đã được giao một nhiệm vụ khá nặng. Sư đoàn phải thực hiện nhiệm vụ cấp tốc hành quân chiến đấu vào vùng Oóc-sa. Trung đoàn tôi được sư đoàn trưởng chỉ định đi đầu chủ lực của sư đoàn. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không những phải hành quân qua một chặng đường dài trong một khoảng thời gian ngắn mà còn phải thực hiện nhiệm vụ cảnh giới, luôn luôn sẵn sàng nhanh chóng triển khai chiến đấu với “đối phương” và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho chủ lực của sư đoàn bước vào cuộc chiến đấu.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #37 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:17:49 pm »

Cuộc hành quân chiến đấu cấp tốc của sư đoàn đã được thực hiện xong sau 30 tiếng đồng hồ. Chúng tôi đã vượt qua gần 100 km, có nghỉ hai lần, mỗi lần 5 tiếng đồng hồ. Đây là một thử thách nghiêm trọng đối với đội ngũ ngựa chiến về sức chịu đựng. Còn kỵ sĩ trong lúc nghỉ còn phải cho ngựa ăn uống và kiểm tra lại đồ dùng và vũ khí của mình. Mệt thì có mệt, nhưng tinh thần mọi người đều lên cao vì được biết rằng tập trận xong, toàn bộ sư đoàn kỵ binh số 7 sẽ về đóng ở Min-xcơ.
Lúc rạng đông, đội quân báo phái đi trước báo cáo về cho tôi biết rằng, ở phía bên kia đường sắt Mát-xcơ-va - Oóc-sa có các đơn vị của “đối phương” đang hành quân về hướng ga Oóc-sa. Trên các ngả đường vào Oóc-sa đã có “chiến đấu” với các đơn vị bảo vệ các ngả đường tiến đến đầu mối tuyến đường xe lửa này.
Như thường có trong các cuộc tập trận, những người dạo diễn tay mang băng trắng đã từ khắp các phía tới tấp đến trung đoàn. Đạo diễn là các cán bộ có trách nhiệm giúp người chỉ huy điều khiển cuộc tập trận.
- Đồng chí biết gì về “đối phương”?
- Quyết định của đồng chí thế nào?
Nhiều câu hỏi dồn dập.
Tôi trả lời rằng, tôi sẽ lên ngay đội tiền tiêu, tự mình tiến hành điều tra địch tình và sẽ ra mặt trận. Tôi thúc ngựa chạy nhanh hơn và vài phút sau đã tới đội tiền tiêu do Chiu-pin, một đại đội trưởng rất cương nghị và có đầu óc sáng tạo chỉ huy.
Đồng chí báo cáo rằng, có đến hai trung đoàn bộ binh của “đối phương” đã được triển khai theo đội hình chuẩn bị chiến đấu và đang di chuyển bên kia đường sắt hướng chung về phía những điểm cao nằm ở phía trước mặt. ở đấy, bộ binh của ta đang “chiến đấu” với họ. Rõ ràng là bộ binh của “đối phương” không biết các đơn vị của chúng tôi đang tiến về vùng này, vì chúng tôi hoàn toàn không gặp cả lực lượng cảnh giới lẫn quân báo của “đối phương”.
Đồng chí cán bộ chỉ huy đơn vị tiền tiêu chưa kịp kết thúc báo cáo của mình thì xuất hiện một nhóm người cưỡi ngựa đang tiến gần về phía chúng tôi. Từ xa, thấy con ngựa ô tứ túc mai hoa, chúng tôi đã nhận ra đồng chí tư lệnh sư đoàn G.Đ. Gai. Sau khi đã vắn tắt thuật lại những tình huống đã biết, tôi báo cáo với tư lệnh rằng tình huống này là cực kỳ thuận lợi để bất ngờ tấn công “đối phương” và tôi đã quyết định triển khai ngay trung đoàn theo đội hình chiến đấu và đánh tạt sườn “đối phương”, hơn nữa những
đặc điểm của địa hình này rất thuận lợi cho cuộc tấn công ấy.
Quan sát bằng ống nhòm xong, sư đoàn trưởng nói:
- Trường hợp này hiếm có, hãy hành động mạnh dạn hơn. Hãy cho tất cả các cỡ pháo và liên thanh nổ súng chuẩn bị cho cuộc tấn công. Chủ lực của sư đoàn sẽ đến trong vòng 20 - 30 phút nữa. Chủ lực sẽ đánh thẳng vào hậu tuyến đoàn quân “đối phương” nhằm hoàn toàn đánh bại chúng.
Một tiếng đồng hồ sau, toàn bộ “chiến trường” tràn ngập khói bụi, các trung đoàn kỵ binh của sư đoàn 7 triển khai theo đội hình chiến đấu, lao vào “đối phương”, miệng hô vang “xung phong”. Cảnh tượng thật là ngoạn mục và hấp dẫn: các chiến sĩ mặt đỏ gay, mắt nhìn thẳng về phía trước, tất cả như trong một trận đánh thật sự.
Nhưng “trận đánh” đã ngừng lại theo lệnh “dừng lại”. Đến đây, cuộc tập trận kết thúc. Không có kiểm điểm chung.
Người ta nói với chúng tôi rằng, M.N. Tu-kha-chép-xki đã quan sát diễn biến của “trận đánh” và đánh giá rất tốt các đơn vị chúng tôi. Đồng chí đã đặc biệt khen ngợi sư đoàn kỵ binh 7 về cuộc hành quân chiến đấu cấp tốc và về cuộc tấn công chớp nhoáng. Còn bộ binh thì được biểu dương là đã biết nhanh chóng triển khai sang phía sườn là nơi bị các đơn vị của sư đoàn kỵ binh 7 công kích.
Chúng tôi hài lòng được M.N. Tu-kha-chép-xki khen ngợi và cũng vui mừng vì “đối phương” của chúng tôi cũng được hoan nghênh vì cơ động giỏi.
Nghỉ ngơi xong, vài ngày sau, chúng tôi hành quân đến Min-xcơ về địa điểm đóng quân thường xuyên của các đơn vị thuộc sư đoàn.
Hàng ngàn người dân Min-xcơ đã đổ ra đường phố. Tiếng “hoan hô”, chào mừng vang khắp các phố chúng tôi đi qua. Nói chung, tôi nghĩ rằng không có quân đội nước nào tranh thủ được thiện cảm và lòng mến yêu của nhân dân như Quân đội Xô-viết chúng ta.
Và giờ đây tôi xúc động hồi tưởng lại, chúng tôi đã được các chiến sĩ cũ của sư đoàn, những người đã tham dự các cuộc hành binh và các trận đánh nổi tiếng ở vùng Xa-rít-xưn, Ki-dơ-li-a-rơ, A-xtơ-ra-khan, Pu-ga-chép-xcơ, Bu-du-lúc, và v..v... tiếp đón như thế nào. Đó chính là những đồng chí đã không tiếc sinh mệnh mình trong cuộc chiến đấu bảo vệ chính quyền Xô-viết chống lại các đơn vị của bọn bạch vệ và bọn phản cách mạng. Những lời nói thân ái, xuất phát từ trái tim của các đồng chí đó đã gây ra trong tâm trí chúng tôi một niềm hân hoan đến xúc động. Nhiều chiến sĩ trong sư đoàn kỵ binh Xa-ma-ra 7 chúng tôi cũng đã trải qua những thử thách hiểm nghèo trên các mặt trận của cuộc nội chiến, và người nào cũng thấu hiểu và cảm thấy rất gần gũi với những cuộc chiến đấu nhớ lại trong quá khứ.
Doanh trại dành cho trung đoàn vẫn do sư đoàn khinh binh 4 đóng vì chưa kịp chuyển quân sang vị trí mới.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #38 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:18:09 pm »

Phải tạm thời trú quân trong nhà dân ở ngoại vi thành phố. Chúng tôi bố trí cứ 3 - 4 người một vào các căn buồng ở của tư nhân trong những ngôi nhà thường là ít thuận tiện.Tình hình lại càng gay go hơn vì những trận mưa thu tầm tã đã bắt đầu, mà mưa thì đường lầy lội rất khó đi lại. Trong hoàn cảnh ấy, cần chữa lại doanh trại và nhà ở, phải bảo vệ đội ngũ ngựa chiến, xây dựng các tàu ngựa, đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất và dụng cụ học tập cho đợt huấn luyện mùa đông.
Các tổ chức Đảng họp trước, rồi toàn Trung đoàn họp sau để nghiên cứu tình hình.
Hồi tưởng lại những năm xa xưa nặng nề ấy, tôi thấy cần nêu lên một điểm là quân dân ta rất sẵn sàng hy sinh bản thân mình và chịu đựng mọi thiếu thốn để xây đắp một tương lai tết đẹp hơn. Đương nhiên, trong hàng ngũ chúng ta, cá biệt vẫn có những người hay kêu ca phàn nàn, nhưng tập thể cán bộ và chiến sĩ trong Hồng quân đã giúp họ chấn chỉnh lại thái độ ngay lập tức. Tập thể lành mạnh của Hồng quân là sức mạnh to lớn biết chừng nào? Ở đâu có những người tích cực kiên trì hoạt động rộng rãi thì ở đó lúc nào cũng có một tập thể thực sự hữu nghị. Và đó là cái bảo đảm phát huy nhiệt tình, tính sáng tạo và góp phần làm cho bộ đội luôn sẵn sàng chiến đấu.
Cuối tháng 11, khi đã có tuyết rơi, chúng tôi được chuyển vào doanh trại, còn ngựa thì được đưa vào tàu. Tất nhiên còn phải làm nhiều việc để xây dựng một cuộc sống có tiện nghi, nhưng cái chính yếu thì đã được giải quyết xong xuôi rồi.
Nhiệm vụ được đặt ra trước mắt chúng tôi là tổ chức đúng đắn công tác huấn luyện quân sự và chính trị trong những điều kiện mới.
Bây giờ thì tất cả các chuyện đó đều có vẻ đơn giản. Nhưng hồi đó lúc 26 tuổi, khi chỉ huy một trung đoàn kỵ binh, tôi đã có được cái gì trong vốn sống của mình? Tôi đã tốt nghiệp khóa huấn luyện hạ sĩ quan trong quân đội Sa hoàng và lớp đào tạo cán bộ chỉ huy kỵ binh của Hồng quân. Tất cả chỉ có thế! Thật ra, chỉ sau khi kết thúc nội chiến, tôi mới có điều kiện nghiên cứu các sách quân sự đặc biệt là những sách về chiến thuật.
Hồi đó, tôi cảm thấy mình giỏi công tác thực tế hơn là về lý luận vì tôi đã được đào tạo không đến nỗi tồi ngay trong thời gian Thế chiến thứ nhất. Tôi hiểu rõ phương pháp huấn luyện quân sự và say mê với công việc này. Nhưng về mặt lý luận, tôi hiểu rằng mình đang lạc hậu so với những đòi hỏi mà chính cuộc sống đặt ra cho một trung đoàn trưởng như tôi. Suy đi nghĩ lại, tôi đi đến kết luận: không được lãng phí thời gian, phải kiên trì học tập. Nhưng làm sao thu xếp được vẹn toàn mọi việc khi phải dành cho trung đoàn đến 12 tiếng đồng hồ trong một ngày đêm? Lối thoát chỉ có một: trong chương trình làm việc bình thường hàng ngày đề ra thêm từ 3 đến 4 giờ tự học nữa, còn ngủ nghê và nghỉ ngơi thì không cần nghĩ tới, chúng ta sẽ nghỉ, sau khi đã tích lũy được kiến thức.
Không phải một mình tôi nghỉ như vậy. Đa số cán bộ chỉ huy trưởng thành lên trong thời kỳ nội chiến từ chiến sĩ Hồng quân bình thường hay từ binh lính và sĩ quan sơ cấp của quân đội cũ đều nghĩ như vậy.
Đến khoảng thời gian này, hàng ngũ các cán bộ nòng cốt của quân đội đã được kiện toàn một cách đáng kể. Tuy nhiên tình trạng quân số thay đổi luôn vẫn còn chưa được khắc phục, việc cung cấp còn có thiếu sót nghiêm trọng, và trình độ sẵn sàng thực hiện động viên thời chiến của quân đội vẫn chưa được nâng cao đúng mức. Cơ quan lãnh đạo quân đội hồi đó do Tờ-rốt-xki cầm đầu có nhiều thiếu sót nghiêm trọng trong công tác. Mùa hè năm 1925, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga quyết định giao cho một Hội đồng quân sự của Ban Chấp hành trung ương, do V.V. Quy-bi-sép rồi S.I Gu-xếp lãnh đạo, tiến hành kiểm tra hoạt động của ngành quân sự. Tham gia vào việc chuẩn bị các tài liệu về tình hình trong quân đội để đệ trình Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành trung ương Đảng có M.V. Phơ-run-dê, K.E. Vô-rô-si-lốp, A.S. Búp-nốp, G.K. Oóc-giô-ni-kít-dê, A.A. An-đrây-ép, I.S. Un-sơ-lích, N.M. Svéc-ních và nhiều đồng chí khác nữa. Những kết luận chung rút ra từ sự phân tích những tình hình đã thu lượm được đều là đáng buồn và bất ngờ. Đã thấy rõ ràng, nhiệm vụ củng cố lực lượng vũ trang của đất nước đòi hỏi phải có một cuộc cải cách quân sự căn bản. Những đề nghị của Hội đồng quân sự mà Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga đã thông qua là nền tảng của cuộc cải cách quân sự ấy.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất của cuộc cải cách này là việc thực hiện nguyên tắc xây dựng quân đội địa phương kết hợp với quân đội chính quy.
Nguyên tắc theo địa phương được áp dụng đối với các sư đoàn bộ binh và kỵ binh. Thực chất của nguyên tắc này là nhằm huấn luyện quân sự theo chương trình cần thiết cho một số lượng nhiều nhất nhân dân lao động mà chỉ phải thoát ly lao động sản xuất trong một thời gian ít nhất. Trong các sư đoàn, khoảng 16 – 20% quân số theo biên chế là cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị và chiến sĩ Hồng quân chính quy, quân số còn lại thì mang tính chất lâm thời, gồm những người hàng năm (trong vòng 5 năm) được triệu tập đi tập huấn trong một thời gian là 3 tháng trong năm đầu rồi một tháng trong các năm sau. Số thời gian còn lại, các chiến sĩ làm việc trong công nghiệp và nông nghiệp.
Chế độ này tạo ra khả năng nhanh chóng triển khai, khi cần thiết, một số quân chiến đấu đã được huấn luyện đầy đủ, lấy số cán bộ, chiến sĩ chính quy của các sư đoàn làm hạt nhân. Hơn nữa, số tiền chi tiêu cho việc huấn luyện một chiến sĩ trong đơn vị địa phương trong 5 năm ít hơn rất nhiều so với số chi cho việc huấn luyện một chiến sĩ trong đơn vị thường trực trong 2 năm. Đương nhiên nếu chỉ có quân đội chính quy thôi là tốt hơn cả, song trong hoàn cảnh lúc bấy giờ thì điều này trên thực tế không thể có được.
Những biện pháp cải cách quân sự được khẳng định trong luật nghĩa vụ quân sự mà Ủy ban chấp hành trung ương[2] và Hội đồng Ủy viên nhân dân Liên Xô đã thông qua trong tháng 9-1925. Đó là đạo luật đầu tiên chung cho toàn liên bang quy định nghĩa vụ quân dịch của toàn thể công dân nước ta đồng thời xác định cả cơ cấu tổ chức các lực lượng vũ trang.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #39 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2009, 06:18:28 pm »

Trong quá trình cải cách, bộ máy quản lý công tác quân sự ở trung ương và ở địa phương đều đã được tổ chức lại. Bộ Tham mưu mới của Hồng quân công nông do M V. Phơ-run-dê đứng đầu (những người phụ tá là M.N. Tu-kha-chép-xki và B.M. Sa-pô-sni-cốp) đã thực sự trở thành đầu não của Hồng quân. Cơ quan lãnh đạo và chỉ huy được đơn giản hóa, tính linh hoạt và tinh thần trách nhiệm trong công tác được nâng cao. Đảng đã củng cố hệ thống tổ chức mới từ trên xuống dưới để lãnh đạo các lực lượng vũ trang. Tháng 1-1925, đảng viên Bôn-sê-vich và người cầm quân xuất sắc đồng chí Mi-kha-in Va-xi-li-ê-vích Phơ-run-dê, đã được cử làm Ủy viên nhân dân phụ trách quân đội và hạm đội, đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng Liên Xô.
Một hôm, người anh hùng ưu tú của cuộc nội chiến V.K. Bliu-khe đến thăm trung đoàn chúng tôi. Trước cách mạng, đồng chí là công nhân xí nghiệp đóng toa xe lửa Mư-ti-sin-xcơ, sau đó là sĩ quan trong quân đội Sa hoàng. V.K. Bliu-khe là đảng viên Đảng Bôn-sê-vich từ năm 1916. Tôi đã được nghe nói nhiều về đồng chí, nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp mặt. Cuộc gặp gỡ với V.K. Bliu-khe là một sự kiện lớn đối với toàn thể chiến sĩ và cán bộ chỉ huy của trung đoàn. Tư lệnh sư đoàn G.Đ. Gai mời đồng chí đến trung đoàn tôi kiểm tra công tác giáo dục, huấn luyện. Đương nhiên, đối với trung đoàn đây là một vinh dự lớn.
Trước hết, V.K. Bliu-khe tìm hiểu cặn kẽ việc tổ chức nuôi quân và đồng chí đã hài lòng về việc nấu ăn. Lúc ở nhà bếp đi ra, đồng chí đã nồng nhiệt bắt tay tất cả các chiến sĩ cấp dưỡng mà đồng chí muốn nhìn tận mặt. Sau đó, đồng chí đã đi thăm tất cả các nhà ở và các nơi hoạt động văn hóa - giáo dục của trung đoàn. Lúc kết thúc cuộc kiểm tra, đồng chí hỏi:
- Tình hình sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị các đồng chí thế nào? Bởi vì chúng ta đóng cách biên giới không bao xa.
Tôi trả lời rằng, cán bộ và chiến sĩ của trung đoàn hiểu rất rõ nhiệm vụ của mình và luôn luôn sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ quân sự đối với Tổ quốc.
- Như vậy thì thật đáng khen. Yêu cầu đồng chí phát tín hiệu “báo động” cho trung đoàn.
Thành thật mà nói, tôi không ngờ có chuyện này, song tôi không bối rối. Tôi hạ lệnh cho đồng chí trực ban trung đoàn:
- Phát tín hiệu “báo động chiến đấu”.
Một tiếng đồng hồ sau, trung đoàn đã tập hợp xong trong khu vực đóng quân. V.K. Bliu-khe rất chăm chú kiểm tra trang bị, vũ khí, đạn dược và khả năng sẵn sàng chiến đấu nói chung của kỵ sĩ. Đồng chí đặc biệt kiểm tra tỉ mỉ đại đội súng máy và phê bình một cách khá nghiêm khắc một khẩu đội súng máy đã không đổ nước vào súng như quy định khi có báo động và không có một chút nước dự trữ nào.
- Các đồng chí có biết trong chiến tranh sự sơ xuất này dẫn tới chuyện gì không? - V.K. Bliu-khe hỏi.
Các chiến sĩ lặng thinh và sau đó thẹn đỏ mặt lên.
- Hãy chú ý đến khuyết điểm này, các đồng chí ạ.
Kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu xong rồi, V.K. Bliu-khe nêu thêm một tình huống chiến thuật: “Đối phương” đang hành quân tới một giới tuyến chiến thuật rất quan trọng và muốn nhanh chóng chiếm được giới tuyến này. Khoảng cách từ chỗ “đối phương” đến cứ điểm là 12 ki-lô-mét, khoảng cách giữa trung đoàn và “đối phương” là gần 25 ki-lô-mét, tức là giới tuyến thuận lợi về mặt chiến thuật ở cách “đối phương” cũng như ở cách trung đoàn một khoảng xa như nhau.
Để mất thời gian thông báo tình huống cho cán bộ và giải thích nhiệm vụ chiến hiến đấu lúc này là không hợp lý “đối phương” sẽ tới được giới tuyến đó trước chúng ta. Tôi liền quyết định: đại đội cùng với bốn khẩu đại liên và một khẩu pháo cho ngựa phi nước kiệu theo tôi làm nhiệm vụ tiền đạo. Nhiệm vụ chiến đấu sẽ giao trên đường tiến quân. Chủ lực của trung đoàn, do đồng chí trung đoàn phó chỉ huy, tiến theo sau cách đội tiền đạo 3 ki-lô-mét, và sẵn sàng đánh gặp địch.
Tiến quân lúc theo nước kiệu, lúc theo nước đại, đội tiền đạo đã chiếm được giới tuyến có lợi về chiến thuật trước “đối phương” và bố trí hỏa lực để chặn đánh chúng.
Sau khi trung đoàn đã thu quân, V.K. Bliu-khe nói với trung đoàn:
- Các đồng chí chiến sĩ và cán bộ chỉ huy, cảm ơn các đồng chí đã trung thực làm tròn nhiêm vụ quân nhân. Tất cả những gì mà trung đoàn các đồng chí biểu diễn ngày hôm nay đều đáng khen ngợi. Các bạn, tôi kêu gọi các bạn trân trọng gìn giữ và làm phong phú thêm truyền thống chiến đấu của sư đoàn kỵ binh Xa-ma-ra quang vinh, sư đoàn đã chiến đấu tuyệt giỏi với bọn bạch vệ và bọn can thiệp. Hãy luôn luôn sẵn sàng hoàn thành mệnh lệnh chiến đấu của Tổ quốc vĩ đại của chúng ta!
Tiếng “hoan hô” vang lên như sấm để hưởng ứng lời nói của đồng chí. Rõ ràng là những lời nói nồng nhiệt của V.K. Bliu-khe đã làm cho các chiến sĩ xúc động và phấn khởi.
Tính tình nồng hậu chân thành của một con người như thế đã làm cho tôi cảm phục. Là chiến sĩ vô cùng gan dạ trong cuộc chiến đấu với kẻ thù của nước Cộng hòa Xô-viết, anh hùng nổi tiếng và được nhiều người mến, V.K. Bliu-khe là lý tưởng của nhiều người. Tôi không giấu giếm rằng tôi luôn ao ước được giống như người Bôn-sê-vich ưu tú, người đồng chí tuyệt diệu và người tư lệnh tài ba ấy.
Cuối tháng 7-1924, đồng chí tư lệnh sư đoàn G.Đ. Gai triệu tập tôi đến chỗ đồng chí và hỏi tôi đang học tập nâng cao kiến thức của mình như thế nào. Tôi trả lời rằng tôi đọc nhiều và để tâm nghiên cứu phân tích các chiến dịch trong Thế chiến thứ nhất. Tôi đã chuẩn bị nhiều tài liệu để nghiên cứu cùng với cán bộ của trung đoàn.
- Tất cả những việc đó đều tốt và đáng khen. - G.Đ. Gai nói - Nhưng lúc này làm như cậu hãy còn là ít. Quân sự không dừng ở tại chỗ. Trong việc nghiên cứu các vấn đề quân sự, cán bộ quân sự chúng ta cần được họe tập cơ bản hơn. Tôi nghĩ rằng mùa thu này đồng chí cần đến học Trường Cao đẳng kỵ binh ở Lê-nin-grát. Việc này sẽ rất có ích cho hoạt động tương lai của đồng chí.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM