Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:16:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Danh tướng Việt Nam - Tập 2: Danh tướng Lam Sơn.  (Đọc 72704 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #20 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 12:46:32 am »

(Nguyễn) Trãi nói:

- Bọn chúng đều là hạng trẻ con ranh mãnh và rất ương ngạnh. Pháp luật của triều đình còn không trừng trị được, huống hồ bọn chúng tôi đức mỏng. Cảm hóa thế nào được.  Thế rồi đem xử chém hai tên, còn thì bắt đi đày” (1).

- Sự kiện tháng 5 năm 1435

“Vua ở trong cung, vui đùa suồng sã với bọn hầu cận. Các đại thần tâu xin dùng bọn Lê Trãi (tức Nguyễn Trãi) và Trình Thuần Du, cùng với vài ba đại thần nữa, thay phiên nhau vào hầu Vua học tập ở tòa Kinh Diên, nhưng Nhà vua trả lại tờ tâu, không chấp thuận” (2)

“Nhà vua cưỡi voi, cho voi chạy lồng lên khắp cả hậu cung. Khi ấy, nhân có người tiến dâng con hưu rừng, Vua liền cho voi chọi nhau với con hưu rừng ấy. Con hưu bị tấn công thì vùng lên, húc bừa vào voi. Voi sợ lùi lại phía sau rồi sa xuống giếng mà chết. Bọn (Phan) Thiên Tước và Lê Sát dáng lời can ngăn. Vua lặng im” (3). 

Sự hoang chơi của Nhà vua trẻ tuổi đã tạo cơ hội cho bọn tham quan ô lại ra sức tìm cách đục khoét của dân. Những dấu hiệu nguy hiểm của sự tha hóa ngày một nhiều, khiến cho Nguyễn Trãi càng thêm buồn nản .

- Sự kiện soạn nhã nhạc cho cung đình (năm 1437)

Tháng 1 năm 1437, Nguyễn Trãi được lệnh cùng với viên hoạn quan là Lương Đăng soạn nhã nhạc cho triều đình. Sau khi vẽ xong mẫu của chiếc khánh bằng đá, Nguyễn Trãi tâu vua rằng : ‘ “Thời loạn thì trọng võ, thời bình thì chuộng văn, nay đúng là lúc (chuộng văn) nên phải chế ra lễ nhạc. Nhưng, nếu không có gốc thì không thể đứng vững, nếu chẳng có văn thì không thể lưu hành, mà thái bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc, thần vâng chiếu chỉ mà soạn nhạc, đâu dám không dốc hết sức để mà làm. Chỉ tiếc là sức học nòng cạn, sợ trong chỗ thanh luật không được hài hòa.  Xin bệ hạ thương yêu và nuôi nấng muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc.

Vua tiếp nhận và khen ngợi, xong, sai thợ đá ở huyện Giáp Sơn, lấy đá ở núi Kính Chủ để làm khách” (4).
Tháng 5 năm 1437, đến lượt Lương Đăng dâng lời tâu về nhạc.  Lời tâu ấy phần nhiều là khác hẳn vơi ý kiến của Nguyễn Trãi. Nhưng Lê Thái Tông, vị vua quá trẻ (lúc này mới lên 14 tuổi) chưa đủ sức đề thẩm định sự hay dở và tốt xấu, nên đã nghe theo lời của Lương Đăng, bất chấp sự can gián của một loạt quan lại trong triều như Nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Liễu,.  và cả Nguyễn Trãi nữa. Về sau, các sử gia của Quốc Sử Quán nhà Nguyễn đã có lời phê rất xác đáng rằng:

“Để cho hoạn quan và kẻ hầu trong cung tham dự chính sự, tất nhiên là sẽ có nguy cơ đáng lo ngại. Điều này cần ngăn chặn, không thể để cho nẩy nở ngày một lớn. Huống chi, lễ nhạc là việc trọng đại, nước nhà lúc ấy chẳng lẽ đã hết người giỏi hay sao mà lại phải dùng đến bọn hoạn quan như Lương Đăng ? “ (5). 

Phải đợi đến những năm từ năm 1439 trở đi, khi mà vua Lê Thái Tông bắt đầu tới tuổi trưởng thành, kỉ cương phép nước bắt đầu được chỉnh đốn, Nguyên Trãi mới được sống những ngày hả hê. ông ở Côn Sơn, chỉ thinh thoảng mới về triều đình bàn việc. Nhưng, vui chưa trọn vẹn thì tai họa cũng đã đến gần.


___________________________
(1) Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ , quyển 11 , tờ 25 - b và tờ 26 - a .
(1) Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chỉnh biên, quyển XVI, tờ 26).
(2) Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chỉnh biên, quyển XVI, tờ 27).
(4) Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển 11, to 36-a).
(5) Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 27, tư 26).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #21 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:52:24 pm »

V. VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN

“Nhất sinh sự nghiệp thù kham tiếu,
Doanh đắc phù sinh lạc thế gian”
(1)

Hai câu trên có nghĩa là : Sự nghiệp một đời thật là dáng cười, Chỉ thu được một kiếp trôi nổi giữa thế gian mà thồi.Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở thành Chí Linh (nay thuộc Hải Hưng). Lúc ấy, đất nước đang hồi thái bình, Nhà vua thì đang ở độ tuổi thanh xuân sung sức, cho nên, không ai nghĩ rằng đó là cuộc tuần du cuối cùng của Nhà vua, nhưng tiếc thay, sự thực lại là như vậy.

Vua Lê Thái Tông đã đột ngột qua đời tại Lệ Chi Viên (nay thuộc huyện Gia Hương, tỉnh Hà Bắc) vào đêm mồng 4 tháng 8 năm 1442, khi đang trên đường trở về kinh đô, hưởng dương 19 tuổi . Sau cái chết đột ngột cửa Nhà vua, một vụ án lớn đã xảy ra và kết quả là cả ba họ của Nguyễn Trãi đã bị tru di một cách thảm khốc. Sử thường gọi đó là vụ án Lệ Chi Viên.

Sử cũ viết:

“Ngày 27 (tháng 7 nậm 1442 - NKT), Vua tuần du về phía đông, đến thành Chí Linh để thân duyệt quân đội. Nguyễn Trãi mời Vua về ngự ở chùa Côn Sơn (tức chùa Tư Quốc cũ, do thiền sư Pháp Loa, người đời Trần dựng lên - NKT). Chùa nay nhằm trong làng của Nguyễn Trãi.

Vua đi thuyền từ bến Đông, vào sông Thiên Đức, đến khu mộ Bạch Sư thuộc Cầu Bông, xã Đại Toán, huyện Quế Dương thì thuyền ngự không sao đi được nữa. Quan quân lấy hết sức mà kéo, thuyền vẫn nằm yên, cứ y như có người đang níu thuyền lại. Vua bèn sai Trung sứ đi hỏi khắp các vị bô lão quanh vùng, xem đất này có vị thần nào không. Các vị bô lão thưa rằng:

- Xưa có người là Bạch Sư rất tinh thông pháp thuật, khi mất chôn ở bờ sông, thường rất linh hiển, người xứ này vẫn tế thần long trọng lắm .

Trung sứ hỏi :

- Tế thần bằng gì ?

Các vị bỏ lão trả lời:

- Tế bằng bê con.

Trung sứ về tâu Vua. Vua sai đem bê con đến tế thần. Tế xong thuyền mới đi được.

Tháng 8, ngày mồng 4, Vua về đến Lệ Chi Viên (tên Nôm là Trại Vải, - NKT), thuộc huyện Gia Định (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc - NKT) thì bỗng bị bạo bệnh rồi mất.  Trước, Vua vẫn thích vợ của quan Thừa Chỉ Nguyên Trãi, tên là Nguyễn Thị Lộ. Thị Lộ đẹp người lại có tài văn chương, Vua gọi vào cung, cho làm Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm hầu cận.

Khi đi tuần du miền Đông về, qua Lệ Chi Viên (xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức), Vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất . Các quan bí mật đưa linh cữu về. Ngày mồng 6 thì đến kinh sư, vào đến cung là nửa đêm, lúc ấy mới phát tang. Ai cũng nói là Nguyễn Thị Lộ giết Vua” (2).


____________________
(1) Nguyễn Trãi : Hải khẩu dạ bạc hữu cảm.
(2) Đại việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển 11, tờ 55 a-b và tờ 56-a).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #22 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:55:27 pm »

“Ngày 16 (tháng 8 năm 1442 - NKT) giết quan Hành Khiển là Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ. Trước kia Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, (vua Lê) Thái Tông trông thấy thì lấy làm thích, liền cợt nhã với thị. Nay, Vua đi tuần miền Đông, lại ghé nhà Nguyễn Trãi chơi rồi sau mới bị bạo bệnh mà mất, cho nên, khép Nguyễn Trãi vào tội ấy” (1) .

Vì sao Nguyễn Trãi lại phải chết một cách oan khuất và thảm khóc như thế ? Có lẽ không một ai dễ dàng chấp nhận rằng đó là sự thật chua chát của chính loài người, cho nên, người đời mới có càu chuyện rắn báo oán rất li kì, đổ hết mọi sự xấu xa cho hồn ma của rắn.

Chuyện này được dã sử chép như sau :

“Tương truyền, khi chưa hiển đạt (đúng ra là khi chưa ra làm quan - NKT), ông (đây chỉ Nguyễn Phi Khanh, thân sinh của Nguyễn Trãi - NKT) dạy học trò ở làng Nhị Khê. Một hôm, ông trỏ cái gò nhỏ ngoài đồng và bảo học trò rằng:

- Ngày mai các anh phải ra phạt cỏ cái gò ấy để lấy đất dựng nhà mà học.

Học trò vâng lời. Tảng sáng hôm sau, ông mơ thấy một người đàn bà tới nói với ông rằng:

Tôi còn yếu người mà con thì còn nhỏ, xin ông hãy thư thư cho vài ba bữa nữa để tôi còn kịp dọn đi nơi khác.  Tỉnh dậy, ông vội chạy ra đồng xem thì học trò đã dọn gò đất xong rồi. Họ bắt được hai quả trứng. ông hỏi thì họ nói :

- Vừa rồi thấy có con rắn, chúng con đánh nó cụt đuôi và nó đã chạy mất.  ông cầm hai quả trứng đem về cất giữ. Đến đêm ông chong đèn đọc sách thì có con rắn trắng bò trên xà nhà. Máu từ đuôi nó chảy xuống, rơi đúng chữ đại (nghĩa là đời), thấm ướt đến ba tờ giấy liền ông tự hiểu và than rằng:

- Nó sẽ báo oán ta đến ba đời.

Hai trứng rắn nở ra được hai con, một dài, một ngắn. ông sai đem thả xuống sông Tô Lịch ở làng bên. Nay, những rắn ấy đều được tôn làm thần sông.

Sau khi đã hiển đạt, hàng ngày từ triều đình trở về, đi qua phố Hàng Chiếu, ông vẫn thường gặp một người con gái nhan sắc rất mặn mà. Hai bên dùng thơ vui đùa rồi yêu mến nhau. ông cưới cô ấy về lành thiếp (chỗ này dã sử nhầm chuyện của Nguyễn Phi Khanh ra chuyện Nguyễn Trãi – NKT).

Trong năm Thiệu Bình (niên hiệu của vua Lê Thái Tông, dùng từ năm 1434 đến năm 1439 - NKT), người con gái ấy được ra vào nơi cung cấm, được vua Lê Thái Tông cho làm Nữ Học Sĩ. Khi Vua băng, triều đình đem cô ra để tra khảo thì cô khai là Nguyễn Trãi sai cô giết vua. bởi lẽ này mà ông mới bị trị tội. Khi đem hành hình, người con gái ấy liền hóa thành con rắn, bò xuống nước rồi đi đâu mất” (2).

Đâu là lõi lịch sử của câu chuyện li kì đượm màu dị đoan nói trên. Trở lại ghi chép tản mạn của sử cũ về hành trạng của Nguyễn Trãi những năm làm quan dưới thời Lê và về những chi tiết phản ánh “bí sử” của hậu cung, chúng ta có thể dựng lại sự kiện này như sau:


_______________________
(1) Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển 11, tờ 56-b). 

(2) Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án : Tang thương ngẫu lục
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #23 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 10:57:01 pm »

Năm mới 16 tuổi, vua Lê Thái Tông đã chính thức làm lễ sắc phong lần lượt trước sau cho năm người phụ nữ trong hậu cung. Năm người đó là:

- Dương Thị Bí : Hoàng Hậu. Hiện chưa rõ gốc tích của bà.

Tháng 6 năm 1489, bà sinh hạ Lê Nghi Dân. Tháng 1 năm 1440, Lê Nghi Dân được lập làm Thái Tử, vì lẽ này, bà kiêu hãnh và có phần ngạo mạn . Tháng 1 năm 1441 , vua Lê Thái Tông giáng ngôi Hoàng Hậu của bà, truất luôn ngôi Thái Tử của Lê Nghi Dân.

- Nguyễn Thị Anh : Hoàng Hậu (được lập sau khi bà Dương Thi Bí bị giáng). Bà người xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn (nay thuộc Thanh Hóa). Tháng 6 năm 1441 , bà sinh hạ ra Lê Bang Cơ ( người về sau là vua Lê Nhân Tông). Tháng 11 năm 1441 , Lê Bang Cơ được lập làm Thái Tử (thay cho Lê Nghi Dân) và bà cũng được sách lập làm Hoàng Hậu.

 - Ngô Thị Ngọc Dao : Tiệp Dư. Bà người xã Động Bàng.  huyện Yên Định (nay thuộc Thanh Hóa), con gái của Thái Bảo Ngô Từ. Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), bà sinh hạ ra Lê Tư Thành.  Suốt 18 năm trời, từ năm 1442 đến năm 1460, hai mẹ con bà phải sống rất gian nan bởi sự hiềm nghi thù ghét của bà Hoàng Hậu Nguyễn Thị Anh. Năm 1460, sau khi Lê Nghi Dân bị triều thần giết chết, Lê Tư Thành được tôn lên ngôi, đó là vua Lê Thánh Tông. Bà Ngô Thị Ngọc Dao cũng được tôn lành Hoàng Thái Hậu. 

- Lê Ngọc Dao : Nguyên Phi. Bà là con gái của Đại Tư Đồ Lê Sát. Tháng 7 năm 1437, khi Lê Sát bi giết, bà cũng bị phế xuống làm dân thường.

- Lê Nhật Lệ : Huệ Phi. Bà là con gái của Tể Tướng Lê Ngân. Tháng 12 năm 1437, khi Lê Ngân bi giết, bà cũng bị giáng xuống hàng Tu Dung.

Như vậy, có năm bà được sách phong thì ba bà đã bị phế hoặc bị giáng. Hai người còn lại là Hoàng Hậu Nguyễn Thị Anh và Tiệp Dư Ngò Tiij Ngọc Dao. Để bảo vệ ngôi Thái Tử cho con và địa vị Hoàng hậu cho chính mình, bà Nguyễn Thị Anh đã không ngừng tìm đủ mọi cách để hãm hại bà Ngô Thi Ngọc Dao.

Biết được việc làm thất đức này, Nguyễn Trãi đã thông qua người thiếp của mình được Vua yêu là Nguyễn Thị Lộ, ra sức ngăn cản, không để Nhà vua mắc mưu gian mà giết hại bà Ngô Thị Ngọc Dao. Chuyện ấy đến tai bà Hoàng Hậu Nguyễn Thị Anh, khiến bà rất căm tức, chỉ trông có dịp thuận lợi để trả thù mà thôi. Và dịp may hiếm có ấy đã đến.

Ngay sau khi Lê Thái Tông qua đời, Hoàng Hậu Nguyễn Thị Anh hạ lệnh bắt giam Nguyễn Thị Lộ rồi tra khảo rất dã man. Trước sau, những kẻ tra khảo chỉ hỏi NguyễnThi Lộ có mỗi một câu, rằng có phải chính Nguyễn Trãi đã đưa thuốc độc cho Nguyễn Thị Lộ giết Nhà vua hay không. Không chịu nổi đòn roi, Nguyễn Thị Lộ dành nhận là phải .

Dựa vào lời khai này, Nguyễn Thị Anh đã hạ lệnh chém đầu Nguyễn Thị Lộ và tru di dòng họ Nguyễn Trãi. Ngày mười sáu tháng tám năm Nhâm Tuất (nhằm ngày 19 – 9 - 1442) là ngày oan nghiệt của gia tộc Nguyễn Trãi, cũng là ngày u ám của lịch sử thế kỉ thứ XV: Ngày án tru di đối với gia tộc Nguyễn Trãi được thi hành. Hôm đó chỉ có một người hầu thiếp của Nguyễn Trãi, gốc họ Phạm, đang mang thai ba tháng, đã may mắn chạy thoát được. Bà đã trốn vào tận vùng rừng núi phía tây Thanh Hóa và ở đó, bà đã sinh hạ một người con trai, đặt tên là Nguyễn Anh Vũ.

Tháng 7 năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông (con của vua Lê Thái Tông, do bà Ngô Thị Ngọc Dao sinh hạ) đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng NguyễnTrãi tước Tán Trù Bá và phong cho Nguyễn Anh Vũ chức Đồng Tri Châu. 

Hiện nay, ở Côn Sơn (Chí Linh, Hai Hưng) có khu lưu niệm Nguyễn Trãi và gia tộc của ông. Các thế hệ giàu lòng ngưỡng mộ đối với tổ tiên, từ khắp mọi miền của đất nước, đã không ngớt kéo về Côn Sơn để tưởng nhớ Nguyễn Trãi - người con quang vinh của lịch sử nước nhà .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 11:28:01 pm »

II. DANH TƯỚNG LAM SƠN
(xếp tên theo thứ tự vần chữ cái của tiếng Việt)


LÊ VĂN AN - BÙI BỊ - ĐỖ BÍ - NGUYỄN CHÍCH - LƯU NHÂN CHÚ - TRẦN NGUYÊN HÃN - TRỊNH KHẢ - LÊ KHÔI - LÊ LAI - ĐINH LỄ - ĐINH LIỆT - LÊ VĂN LINH - NGUYỄN LÝ - LÊ NGÂN - LÊ SÁT - LÊ THẠCH - LÝ TRIỆN - PHẠM VẤN - PHẠM VĂN XẢO - NGUYỄN XÍ.


LÊ VĂN AN  (? - 1437)

                                                         “Lê văn An người sách Mục Sơn (nay là xã
                                                         Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
                                                         - NKL), theo vua (Lê) Thái Tổ (tức Lê Lợi -
                                                         NKT dấy binh, được trao chức Thứ Thủ vệ kị
                                                         binh trong quân Thiết Đột. Khi Nhà vua cùng
                                                         với 18 người bề tôi thân cận tổ chức hội thề
                                                         thì tên ông đứng ở hàng thứ ba. Trải hơn một
                                                         trăm trận lớn nhỏ, khi tấn công cũng như khi
                                                         phòng thủ, ông đều có nhiều công lao.”

                                                                                                 
                                                                                                  ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ
                                                                                                    (chư thần truyện)

Hiện tại vẫn chưa rõ Lê Văn An sinh vào năm nào, chỉ biết rằng ông đến Lam Sơn với Lê Lợi trước khi Lê Lợi tổ chức Hôi thề Lũng Nhai (tức là trước năm 1416) và lúc ấy, con trai ông là Lê Biếm cũng đã là một thanh niên khỏe mạnh, được Lê Lợi thu nhận, cho tham gia lực lượng nghĩa binh của Lam Sơn. Sinh thời, Lê Văn An là bậc dũng tướng đa mưu, từng “trải hơn một trăm trận lớn nhỏ” nên rất dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Sự nghiệp của Lê Văn An thể hiện tập trung nhất qua mấy trận đánh quan trọng sau đây.

Trận Khả Lưu và trận Tân Bình - Thuận Hóa (1424):

Cuối năm 1424, trên cơ sở chấp thuận và tán đồng mạnh mẽ đối với kế hoạch xuất sắc của Nguyễn Chích, Lam Sơn đã ồ ạt tấn công vào Nghệ An. Tại Nghệ An, một trong những trận đánh quan trọng nhất của nghĩa quân lam Sơn chính là trận Khả Lưu. Và, Lê Văn An đã có vinh dự được tham gia chỉ huy trận đánh quan trọng này. 

Trận Khả Lưu là một trong những trận lớn nhất của Lam Sơn tại Nghệ An, trận đã buộc quân Minh phải lâm vào thế bị dồn ép để rồi mất khả năng cứu nguy cho nhau. Kể từ đây, tương quan thế và lực giữa đôi bên nhanh chóng thay đổi theo chiều hướng ngày càng có lợi cho Lam Sơn.

Đây là trận được Lam Sơn thực lục mô tả khá tỉ mỉ (1). Trong trận này, Lê Văn An vừa là tướng chỉ huy, cũng là người đã lập công lớn, “Ông xông lên trước, hãm thế trận của giặc và đánh lui chúng (2).
 
Sau thắng lợi ở Khả Lưu, Lê Lợi cho quân vây hãm thành Nghệ An. Bấy giờ, để đề phòng tướng giặc có thể từ vùng Tân Bình và Thuận Hóa, bất ngờ đem quân ra ứng cứu, Lê Lợi liền sai các tướng như Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ, Lê Đa Bồ, đem hơn một ngàn bộ binh cùng với một thớt voi, ồ ạt tấn công vào phía Nam.

Lực lượng này xuất tràn chưa được bao lâu thì Lê Lợi lại sai Lê Văn An, Lê Ngân, Lý Triện và Lê Bôi, lãnh hơn 70 chiến thuyền, tiến gấp theo để tiếp ứng. Sự phối hợp nhịp nhàng và mãnh liệt của quân thủy bộ Lam Sơn đã khiến cho giác rất hốt hoảng.

Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn bộ vùng Tân Bình và Thuận Hóa đã được Lam Sơn giải phóng. Trong chiến công chung rất vang dội này, Lê Văn An là một trong những tướng lĩnh có công lớn.

Tướng chỉ huy cuộc vây hãm và dụ hàng thành Nghệ An.

Sau trận thắng lớn ở Tân Bình và Thuận Hóa, Lê Văn An và các tướng được lệnh đem quân tiến gấp ra Nghệ An. Tại đây, kế hoạch tấn công ra giải phóng vùng đồng bằng Thanh Hóa đã được Bộ chỉ huy Lam Sơn thông qua.

______________________-
(1) Về diễn biến chung của trận Khả Lưu, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Lê Sát cũng ở trong tập II này.
(2) Đại Việt thông sử (Chư phần truyện).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #25 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2009, 11:30:31 pm »

Đây là một kế hoạch rất táo bạo, bởi lẽ, giặc ở Thanh Hóa mạnh hơn hấn giặc ở Nghệ An. Và, nếu sơ hở trong cuộc vây hãm đối với thành Nghệ An, thì rất có thể, giặc sẽ từ hai hướng nam, bắc khác nhau là Nghệ An và Thanh Hóa, sẽ phối hợp để tiêu diệt lực lượng của Lam Sơn ngay trên đường hành quân.

Để ngăn chặn khả năng này, Lê Lợi đã tin cậy mà cử Lê Văn An ở lại, chỉ huy toàn bộ lực lượng vây hãm thành Nghệ An. Lê Văn An xiết chặt vòng vây, thẳng tay trừng trị những kẻ ngoan cố, cả gan dám đánh lén vào hàng ngũ của ông, đồng thời, liên tiếp kêu gọi giặc dầu hàng.

Trước tình thế ngày một bức bách, tướng chỉ huy cao cấp của giấc trong thành Nghệ An là Thái Phúc đã xin đầu hàng. Sự kiện này khiến cho tinh thần của giặc bị khủng hoảng nghiêm trọng, ngược lại làm cho ý chí chiến đấu của Lam Sơn được khích lệ mạnh mẽ.

Tướng lập công lớn ở trận Xương Giang (1427)

Sau khi Thái Phúc ra đầu hàng, Lê Văn An được lệnh tiến ra - Đông Quan. Bấy giờ, Lam Sơn đã thắng trận quyết chiến chiến lược vang dội ở Tốt Động-chúc Động, đẩy Tổng Binh của giặc là Vương Thông, từ vị trí của một viên tướng đi cứu ngay, trở thành một kẻ kêu cứu thảm thiết.

Cũng lúc bấy giờ, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn đã quyết định đánh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với quân Minh ở Chi Lăng - Xương Giang. Đại bộ phận lực lượng tinh nhuệ nhất của Lam Sơn đã được điều động vào trận đánh lịch sử này. Ngoài ra, một bộ phận khác dã được điều lên ải Lê Hoa để đánh chặn đạo quân của Mộc Thạnh, và một bộ phận khác nữa cũng được bố trí ở lại để tiếp tục bao vây, tiếp tục dụ hàng thành Đông Quan.

Lê Văn An có vinh dự được cùng với tướng Nguyên Lý đem ba vạn quân tiếp ứng cho các tướng sĩ Lam Sơn ở trận Chi lăng - Xương Giang.

Ông là một trong những tướng đã lập công to lớn trong trận tập kích vào Xương Giang (tháng 11 năm 1427). Sử cũ chép:

vua đại sai ông cùng Lê Lý (tức Nguyễn Lý - NKT) đem ba vạn quân lên hỗ trợ cho tướng Lê Sát làm thế ỷ giốc (1) ông liên tục đánh phá quân của Thôi Tụ và Hoàng Phúc, vây hãm chúng ở Xương Giang. Kế đến, ông cùng các tướng hợp sức đánh phá giặc, bắt sống được Thôi Tụ và Hoàng Phúc cùng ba vạn quân địch Thiên hạ từ đó đại định(2).

Nhờ những công lao nói trên, năm 1428, Lê Văn An được phong là Nhập Nội Tư Mã, dự triều chính, hàm Suy Trung Bảo Chính Công Thần. Năm 1429, nhà Lê dựng biển khắc tên công thần, Lê Văn An cũng có tên ở trong số đó.

Cũng năm này, ông được ban tước Đình Hầu, được gia hàm Tán Trị Hiệp Mưu Công Thần, Nhập Nội Kiểm Hiệu Tư Không, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự. Tháng 2 năm 1434, Lê Văn An được cử làm Tư Mã Bắc Đạo và nhờ có công trấn trị ở vùng này, ông được gia phong làm Nhập Nội Đại Tư Mã, Đô Đốc Đồng Tổng Quản Bắc Đạo.

Tháng 6 năm 1437, Lê Văn An qua đời vì bệnh . Vì chưa rõ năm sinh nên cũng chưa rõ là khi mất, ông đã được hưởng thọ bao nhiêu. Sinh thời, "trong số võ tướng, ông là người hòa nhã và giản dị, thường dùng lễ để tiếp đãi các bậc sĩ đại phu(3).


________________________
(1) Là một thuật ngữ quân sự cổ, có nghĩa là trên dưới sau trước phải tơasi và trong ngoài cùng dựa vào nhau.
(2)(3) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #26 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2009, 12:12:35 am »

BÙI BỊ (? - ?)

                                                        Vào đầu thế kí thứ XV, ở xã Hào Lương,
                                                        huyện Lương Giang (n8y thuộc huyện Thọ
                                                        Xuân, thanh Thanh Hóa). có hai nhân vật
                                                        đặc biệt. Một là Đỗ Phú - tên phản dân,
                                                        hại nước. Hai là Bùi Bì - vị anh hùng trong
                                                        sự nghiệp cứu nước. cứu dân, vị danh
                                                        tướng của lịch sử dân tộc. Tuy chưa đầy
                                                        đủ, nhưng sử cũ cũng đã trân trọng chép
                                                        về Bùi Bị. Rằng ...



Hiện vẫn chưa rõ Bùi Bị sinh và mất năm nào. Lí lịch cuộc đời của Bùi Bị chỉ bắt đầu được biết tới kể từ khi ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông không có tên trong danh sách những người tham dự Hội thề Lũng Nhai, cũng không có tên trong số các vị tướng linh thường được nhắc tới nhiều trong những ngày đầu gian khổ nhất.

Có lẽ sự nghiệp của Bùi Bị bắt đầu từ vị trí khiêm nhượng của một nghĩa sĩ Lam Sơn. Chí lớn và lòng dũng cảm của bản thân, cộng với kinh nghiệm thực tiễn sôi động của cuộc chiến đấu đương thời đã nâng Bùi Bị lên hàng các bậc danh tướng. Công lao và tài năng của Bùi Bị được ghi nhận chủ yếu qua mấy tràn đánh tiêu biểu sau đây :

- Cùng Trịnh Khả, dùng mưu lừa giặc để giành lại hài cất của tổ tiên Lê Lợi (1418)

Ngay khi Lê Lợi vừa làm lễ tế cờ xuất trận, mở đầu cuộc chiến đấu một mất một còn với quân Minh đô hộ, giặc đã dồn sức tổ chức những cuộc tấn công đàn áp rất khóc liệt vào lực lượng của Lam Sơn.

Mặc dù tương quan thế và lực hết sức chênh lệch, Lam Sơn cũng đã dũng cảm chiến đau, gây cho địch những tổn thất khá lớn, trong đó, đặc biệt hơn cả là trận mai phục ở Lạc Thủy 1.

Sau trận Lạc Thủy, giặc hèn hạ trả thù bằng cách khai quật mồ mả và lấy hài cốt của tổ tiên Lê Lợi, đặt trên thuyền và neo thuyền ở giữa sông, hòng buộc Lê Lợi phải ra hàng. Trước tình huống phức tạp này, tướng Trịnh Khả được lệnh cùng với Bùi Bị dùng mưu giành lại bộ hài cốt ấy. Và, hai ỏng đã bí mật đội cỏ lội sông, rồi nhân lúc giặc ngủ say, nhẹ nhàng lên thuyền, lấy hài cốt của tổ tiên Lê Lợi mang về 2.

Chiến công của Trịnh Khả và Bùi Bi đã có tác dụng rát to lớn trong việc cùng cố niềm tin của nhân dân và binh sĩ lúc bấy giờ đối với tương lai tất thắng của Lam Sơn. Bùi Bị và Trịnh Khả được Lê Lợi trọng thưởng.

- Trận Mỹ Canh (1418)

Ngày 17 tháng giêng năm Mật Tuất (1418), nhờ có tên Việt gian là Ái (chưa rõ họ) dẫn đường, quân Minh lại ồ ạt tấn công vào Lam Sơn. “Chúng bắt được gia thuộc của Vua (tức Lê Lợi - NKT) cùng vợ con rất đông’ 3. Lê Lợi cùng với các tướng lớn nhỏ và lực lượng nghĩa sĩ còn lại (trong đó có Bùi Bị), rút lên ấn náu trên Linh Sơn, chờ giặc lui quân mới về đắp lũy ở quê cũ là Lam Sơn” 4.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại Lam Sơn, Lê lợi đã “phủ dụ” sĩ tốt, ước thúc 5  đội ngũ, chỉnh đốn khí giới, khiến cho tinh thần quân sĩ lại hăng, thề không đội trời chung với giặc. Vua biết quân sĩ đã có thể dùng được, liền cho người n khiêu chiến. Giặc cậy mạnh, vào hết nơi đất hiểm để đánh Vua.


______________________________
1. Về trận Lạc thủy, xin xem thêm phần viết về Nguyễn Lý cũng ở trong sách này. 
2. Xin vui lòng tham khảo thêm phàn viết về Trịnh Khả cũng ở trong sách này.
3. Lam Sơn thực lục (quyển 1)
4. Lam Sơn thực lục (quyển 1) Xin tham khảo thẽm phần viết về Nguyễn Lý cũng ở trong sách này.
5. Có nghĩa là quân sĩ dưới quyền phải theo lệnh mà làm cho đến nơi đến chốn.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #27 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2009, 12:15:56 am »

Vua đặt phục binh ở xứ Mường Một, dùng tên có tẩm thuốc độc, từ hai bên bắn ra, giặc phải tan chạy. Vua tiến quân đến xứ “Mương Nanh, đêm ngày đánh nhau với giặc không nghỉ. Giặc lại thua, phải lui về Nga Lạc Thượng. Vua đánh sách Hà Đả, ngày ngày khiêu chiến mà giặc không ra. Hôm sau, giặc đánh nhau với Vua ở xứ Mỹ Canh. Ta bắt được tướng giặc là Nguyễn Sao, chém được hơn một ngàn tên nữa” 1

Trong các trận liên tiếp ở Mường Một, Mường Nanh, Nga Lạc Thượng, Hà Đả và Mỹ Canh, thì Mỹ Canh là trận tương đối lớn. Lần đầu tiên, tướng giặc bị bắt sống và cũng lần đầu tiên, số quân giặc bị tiêu hao khá nhiều. Một trong những người có công lớn tại trận Mỹ Canh chính là Bùi Bị. Từ đấy, Bùi Bi trở thành một trong những bề tôi thân cận của Bình Định Vương Lê Lợi.

- Cầm quân thẳng tiến ra Tây Đô

Đầu năm 1425, Lam Sơn đã giải phóng được toàn bộ đất đồng bằng Nghệ An, tạo được chỗ dửng vung chắc để có thể đối đầu với quân Minh trên một tư thế hoàn toàn mới. Lúc này, Bùi Bị đã là một trong những vị tướng giàu uy tín và năng lực của Lam Sơn. 

Tháng 4 năm 1425, sau khi đánh tan đạo viện binh của giặc do Lý An chỉ huy, từ Tây Đô tiến vào cứu nguy cho thành Nghệ An, Lê Lợi chủ trương cho quân bất ngờ tấn công thẳng ra Tây Đô. Các tướng Đinh Lễ, Lê Sát, Bùi Bị, Lý Triện và Lưu Nhân Chú được lệnh đem hai ngàn tinh binh và hai thớt voi, gấp rút đi thực hiện nhiệm vụ này. Chỉ ba ngày sau khi nhận lệnh, các tướng đã sắp đặt đội ngũ chỉnh tề.

Với một cuộc hành quân kiên quyết, táo bạo và cấp tốc, Bùi Bị và các tướng nói trên đã giải phóng được hầu hết đất Thanh Hóa, buộc giấc phải co về cố thủ trong hành Tây Đô. Từ đây, miến đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trờ vào Nam thuộc về Lam Sơn. Chiến công này của Bùi Bị cùng các tướng Đinh Lễ, Lê Sát, Lý Triện và Lưu Nhân Chú, có ý nghĩa rất lớn lao đối với toàn bộ quá trình phát triển và những thắng lợi rất vang dội của Lam Sơn sau đó. Cơ hội để đưa Lam Sơn từ một cuộc khởi nghĩa vũ trang phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô cả nước đã bắt đầu mở ra.

- Một trong những vị tướng chỉ huy xuất sắc đạo quân thứ hai của Lam Sơn ở vùng ngoại vi Đông Quan.

Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định đưa hơn một vạn quân, luồn sâu vào vùng còn tạm bị quân Minh chiếm đóng, tiến ra khu vực ngoại vi của thành Đông Quan, vừa ráo riết hoạt động, vừa trực tiếp uy hiếp sào huyệt lớn nhất của chúng là thành Đông Quan .

Hơn một vạn quân này được chia làm ba đạo khác nhau và được giao cho một loạt tướng lĩnh xuất sắc của Lam Sơn chỉ huy. Bấy giờ, Bùi Bị có vinh dự được cùng với các tướng Lưu Nhân Chú, Lê Trương và Lê Ninh chỉ huy đạo quân thứ hai 2.

Nhiệm vụ của đạo quân này là :

+ Băng qua đất Nam Hà ngày nay, tiến xuống vùng Thái Bình và Hải Hưng ngày nay, giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng, hỗ trợ đắc lực cho đạo quân thứ nhất và đạo quân thứ ba hoạt động.

+ Sẵn sàng đợi đánh lực lượng của giặc, nhất định sẽ từ Nghệ An và Tây Đô tháo chạy ra.


______________________
1. Lam Sơn thực lục (quyển l).
2. Về các đạo quân, xin tham khảo thêm phần viết về Phẩm Văn Xảo, cũng ở trong sách này.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #28 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 01:28:42 pm »

Bùi Bị và các tướng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng. Nhiệm vụ thứ hai tuy đã hết sức cố gắng, nhưng Bùi Bị và các tướng cũng không sao hoàn thành nổi. Hai vạn quân Minh từ Nghệ An và Tây Đô vào được và hội nhập được với lực lượng của chúng ở Đông Quan.

Khi đạo quân thứ hai đang tích cực hoạt động ở vùng hạ lưu sông Hồng, thì từ Thanh Hóa, Lê Lợi quyết định đưa quân ra thêm.  Bùi Bị cùng Lưu Nhân Chú được lệnh đem hơn hai ngàn quân và hai thớt voi tiến sang dành phá vùng Đông và Đông Bắc thành Đông Quan, đồng thời, sẵn sàng đánh chặn viện binh của giặc rất có thể sẽ từ Khâu Ôn (Trung Quốc) tràn sang.

Hoạt động của lực lượng Lam Sơn do Bùi Bị chỉ huy đã có tác dụng làm cho quân Minh bị lúng túng vì phải phân tán để đối phó với nhiều hướng khác nhau. Đây chính là cơ hội thuận tiện để các tướng chỉ huy đạo quân thứ nhất có thể thắng liên tiếp ở Ninh Kiều, Nhân Mục và Xa Lộc, để rồi sau đó là thắng vang dội ở Tốt Động - Chúc Động.

Sau trận Tốt Động- Chúc Động, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn đã chuyển đại bản doanh từ Thanh Hóa ra Bắc. Nơi đặt đại bản doanh đầu tiên là Tây Phù Liệt (nay thuộc Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội). Tại đây, Lê Lợi quyết định đánh trận phủ đầu, uy hiếp mạnh mẽ đối với thành Đông Quan .

Hai tướng Bùi Bị và Trần Nguyên Hãn được lệnh đem hơn một trăm chiến thuyền, đánh mạnh vào khu vực Hát Môn. Đây là cuộc tấn công khiến cho Tổng Binh của giặc là Vương Thông hết sức hốt hoảng. Tất cả lực lượng của chúng buộc phải co về cố thủ trong thành Đông Quan. Cuộc vây hãm Đông Quan bắt đầu. Lê lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn bố trí lực lượng như sau: 

- Vây hãm cửa Bắc: Các tướng Lý Tan và Lê Văn An. 

- Vây hãm cửa Tây: Các tướng Bùi Bị, Lê Nguyễn và Lê Chửng. 

- Vây hãm cửa Nam: Các tướng Đinh Lễ, Lê Sát, Nguyễn Lý và Nguyễn Chích.

- Vây hãm cửa Đông : tướng Phạm Vấn.

Cuộc vây hãm này đã khiến cho Vương Thông lâm vào thế ngày một cùng quẫn. Hi vọng mong manh và duy nhất của hắn chỉ là chờ đợi viện binh.

Cuối năm 1427, nhà Minh điều mười lăm vạn quân sang cứu nguy cho Vương Thông. Đấy là cố gắng cao nhất, cũng là cố gắng cuòí cùng của nhà Minh. Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định: vừa tiếp tục bao vây và dụ hàng Vương Thông, vừa nhanh chóng điều quân lên biên giới, đập tan hoàn toàn cuồng vọng của quân xâm lăng. Bấy giờ, tướng Bùi Bị được cử ở lại để chỉ huy lực lượng vây hãm Đông Quan. Một lần nữa, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không cho phép Vương Thông có thể lợi dụng cơ hội để phản công.

- Thành viên phái đoàn đại diện của Lam Sơn tại cuộc Hội thề Đông Quan (1427).

Sau khi các đạo viện binh của Liễu Thăng và của Mộc Thạnh lần lượt bị đánh cho tan tành, Vương Thông buộc phải đầu hàng và rút hết quân về nước. Nhưng, thay vì tiến vào Đông Quan tiếp nhận sự đau hàng vô điều kiện của Vương Thông, để xoa dịu bớt nỗi nhục của quân xâm lăng và cũng là để mở ra cơ hội tốt cho việc thiết lập mối quan hệ bang giao hữu hảo sau này, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã tổ chức Hội thề Đông Quan, tức là lễ tiếp nhận sự đầu hàng dưới một dạng thức đặc biệt .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #29 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2009, 01:31:55 pm »

Vương Thông buộc phải ra tận đại bản doanh của Lê Lợi để thề là sẽ rút quân. khỏi nước ta. Tham dự cuộc Hội thề Đông Quan, về phía Lam Sơn, ngoài Lê Lợi còn có các tướng lĩnh sau đây : Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn, Lê Ngân, Phạm Văn Xảo, Bùi Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Nguyễn Ly, Phạm Bối, Lê Văn An, Bế Khắc Thiệu và Ma Luân.

Về phía quân Minh, ngoài Vương Thông, còn có : Mã Anh, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Trần Tuấn, Trần Hựu, Chu Kỳ Hân, Quách Vĩnh Thanh, Dực Khiêm, Lục Quảng Bình, Hồng Bỉnh Lương, Lục Trinh, Dương Thời Tập và Quách Đoan. 

Cũng như các tướng lĩnh khác, Bùi Bị đã tỏ ra rất xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao của Lê Lợi và của Bộ chỉ huy Lam Sơn . Ông vừa tỏ được oai phong lẫm liệt của một vị tướng quân dày dạn kinh nghiệm trận mạc, tỏ được tư thế hiên ngang của những người đại diện cho cả một dân tộc bất khuất, lại cũng vừa tỏ được thiện chí thực sự muốn tránh họa binh đao lâu dài cho cả hai nước.

Năm 1428, triều Lê định công ban thưởng cho các tướng lĩnh lập được nhiều công lao. Bùi Bị được ban quốc tính là họ Lê, vì thế, sử vẫn thường chép họ tên ông là Lê Bị . Ông là một trong số các Công Thần Khai Quốc, được ban tước Huyện Hầu . (Bấy giờ có 14 người được ban tước này, và người đứng hàng đầu tiên trong số 14 người này là ông) .

Sau, chưa rõ ông mất vào năm nào, chỉ biết năm 1453, triều đình truy tặng tước vị cho một số Công Thần Khai Quốc, thì ông và Đinh Lễ, Lý Triện cùng được hưởng lệ này. Nói khác hơn, ông phải mất trước năm 1453.



ĐỖ BÍ (? - ?)



                                                             Ông người Nông Cống (nay thuộc Thanh Hóa).
                                                             Nhưng cũng tương tự như Bùi Bị, hiện vẫn chưa
                                                             ai rõ Đỗ Bí sinh và mất vào năm nào. Ông tham
                                                             gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những ngày
                                                             đầu chuẩn bị gian khổ nhất. Và cũng từ đó, sự
                                                             nghiệp của ông dần dần đi vào sử sách.



Đỗ Bí đến với Lê Lợi từ rất sớm, nhưng có lẽ ông cũng bắt đầu sự nghiệp của mình từ vi trí của một nghĩa sĩ bình thường. Sử cũ nhắc đến tên của Đỗ Bí lần đầu tiên vào tháng 4 năm Mậu Tuất (1418) :

Vua (chỉ Lê Lợi - NKT) bèn thu quân, cùng với Lê Lễ (tức Đinh Lễ - NKT), Phạm Vấn, Đỗ Bí, Nguyễn Xí và Lê Đạp tạm náu ở Linh Sơn . Hơn ba tháng trời chỉ dùng măng tre và rễ cỏ để ăn cho qua bữa(1).

Nhưng, từ khi Lam Sơn bắt đầu tấn công ồ ạt vào Nghệ An, tên tuổi của Đỗ Bí lại nhanh chóng nổi lên. Ông thực sự là một vị tướng có tài. Binh nghiệp của ông được hi nhận chủ yếu qua mấy sự kiện lớn sau đây :

Tham gia chỉ huy trận Khả Lưu (1424)

Bấy giờ, quân Lam Sơn đã chiếm được Trà Lân - mộ vị trí hết sức quan trọng, nằm án ngữ ngay trên mạch lưu thông phía tâ của Nghệ An. Giặc tức tối điều quân lên Trà Lân, quyết bóp nát lực lượng chủ lực của Lam Sơn tại đấy.

Muốn đến Trà Lân, giặc phai đi qua ải Khả Lưu, mà Khả Lưu là một vùng đất hiểm, chiếm được Khả Lưu là chiếm được lợi thế, từ đó, có thể thống khống chế và dễ dàng vào Trà Lân.

Nhạy bén trước thực tế này, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn đã quyết định điều quân đến chiếm giữ trước ở vùng Khả Lưu, bám lấy đất hiểm để chặn đứng cuộc hành quân đàn áp nguy hiểm này.  Hơn một chục các tướng lĩnh được huy động đến để phối hợp cầm quân đánh giặc ở Khả Lưu, trong sỏ đó có Đỗ Bí.

Và, tất  các tướng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trận Khả Lưu (2) là một trong những trận thắng vang dội nhất của nghĩa quân Lam Sơn tại Nghệ An . Từ trận thắng này, tình hình ngày càng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Lam Sơn .


_____________________________
(1) Việt thông sử (Đế kỉ, đệ nhất). 
(2) Chi tiết của Trận Khả Lưu, xin vui lòng tham khảo thêm phần viết về Lưu Nhân Chú và Lê Ngân cũng ở trong sách này.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2009, 01:35:08 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM