Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:02:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại Việt sử ký toàn thư - Nhiều tác giả  (Đọc 88007 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #190 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:04:13 pm »

Tên Hân bị chém ở cầu Giang Khẩu996 , tên Trù ở cửa thành chợ Dừa997 , tên Tổng ở cửa thànhh Tây Dương998 , tên Dung ở cửa thành Vạn Xuân999 . Tên Hân vì ngày trước có công lớn, được miễn tịch thu gia sản. Còn bọn tên Lệ 6 người bị đày ra châu Ác Thuy (Ác Thủy thuộc huyện Yên Bang1000 . Người bị đày ra đó, [25b] không một ai sống nổi). Tên Lệ là dòng cuối trong họ nhà vua, được miễn thích chữ vào mặt. Bọn tên Đảo 4 người bị đày ra châu xa, tên Ma vì sai vợ là Thị Vĩnh ra thú trước, được tha tội. Theo lệ cũ, những kẻ có tội đều bị tước bỏ họ, chỉ gọi tên thôi. Tội đồ thì tuy còn đề họ, nhưng cũng chỉ gọi tên không.
Phu nhân Uy Túc công1001 là công chúa Thiên Trân mất. Vua thương xót, đến đưa đám.
(Lệ cũ: Những người lấy công chúa, nếu mất mất hay bỏ nhau, thì đều không được lấy vợ khác, nếu có lén lấy vợ khác, thì phải giấu giếm vụng trộm. Thiên Trân mất, Uy Túc lăn ra đất khóc lóc không đứng dậy được. Vua đến đưa đám, phải người đỡ hai bên mới ra tiếp được, ai cũng bảo là [Uy Túc] nhất định sẽ không lấy vợ khác nữa, thế mà Uy Túc sau lại lấy Huy Thánh. Văn Huệ công Quang Triều1002 lấy công chúa Thượng Trân. Công chúa mất, Minh Tông đến điếu tang, Văn Huệ ra đón tiếp tâu bày, như không có vẻ gì đau buồn, mọi người đều cho là (Văn Huệ) thế nào cũng lại lấy vợ khác. Nhưng sau Văn Huệ đi tu đến trọn đời).
Lấy Bùi Mộc Đạc làm Trung thư thị lang.
Canh Tuất, [Hưng Long] năm thứ 18 [1310], (Nguyên Chí Đại năm thứ 3). Mùa thu, tháng 9, ngày 16, rước linh cữu thượng hoàng [26a] về chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ thì cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế. Đem Khâm Từ Bảo Thánh thái hoàng thái hậu hợp táng ở đấy.
Trước đó, linh cữu Nhân Tông tạm quàn ở điện Diên Hiền. Khi sắp đưa rước, đã đến giờ rồi mà quan lại và dân chúng còn đứng chật cả cung điện. Tể tướng cầm roi xua đuổi mà vẫn không giãn ra được. Vua cho gọi Chi hậu thánh chưởng Trịnh Trọng Tử tới bảo:
"Linh cữu sắp đưa rồi mà dân chúng đầy nghẽn như vậy thì làm thế nào? Ngươi hãy làm cho họ tránh ra".
Trọng Tử lập tức đến thềm Thiên Trì, gọi quân Hải khẩu và quân Hổ dực (quân do Trọng Tử trông coi) đến ngồi thành hàng trước thềm, sai hát mấy câu điệu Long Ngâm . Mọi người đều kinh ngạc, kéo nhau đến xem, cung điện mới giãn người, bèn rước [linh cữu thượng hoàng] về lăng Quy Đức.
Trọng Tử lo dọc đường thế nào cũng có chỗ cao thấp quanh co, nếu nghiêm túc im lặng, thì sợ có sự nghiêng lệch, nếu truyền gọi bảo ban thì lại e ồn ào, bèn đem những lời dặn về cách đi đứng dàn hàng, phổ vào khúc hát Long Ngâm , sai người hát lên để bảo nhau. Người thời ấy rất ca ngợi ông. Ý tứ khéo léo của ông đại loại như vậy. Vua gọi ông là con nhà trời, vì ông hiểu khắp mọi nghề, lớn nhỏ đều thạo, không việc gì là không biết [26b].
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #191 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:04:30 pm »

(Trọng Tử nhiều tài nghệ, như cưỡi ngựa lạ không cần người giỏi cưỡi ngựa chỉ bảo, chỉ nghĩ cách phòng giữ cho ngựa khỏi lồng chạy đá cắn thôi, thế mà thuật cưỡi ngựa không có gì là không biết.
Học thuốc thì không cần hỏi thầy thuốc, cứ theo bài thuốc trong sách, xét chứng xem mạch rồi bốc thuốc, mà cũng không sai lầm. Lại đựng vị xuyên khung trong túi vải, cho gia đồng mang theo để lấy hơi người, không sinh mối mọt.
Học đánh cờ thì vẽ bàn cờ và quân cờ lên trần nhà, rồi ngồi nhìn và suy tính kỹ càng, người đương thời khen là giỏi cờ.
[trọng Tử] thường mời đạo sĩ làm phép trấn yểm, đạo sĩ vào chổ ngồi, nhưng mọi việc đều do Trọng Tử làm cả, mà đạo sĩ thì không phải nói một lời nào. Khi công chúa Thiên Trân mất, các vương hầu đều tới điếu viếng, thầy cúng làm phép "hú vía", nhưng thiếu người trả lời. Trọng Tử cố hỏi là người trả lời phải đứng ở chỗ nào, rồi đến ngay chỗ khuất người để trả lời, mọi người đều che miệng cười. Đại khái, tài khéo léo của ông đều như thế cả).
[ 27a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Triều đình cốt phải nghiêm. Rước đưa linh cữu thì cần gì phải đến tể tướng dẹp người, hữu ty dùng kế mới đi được? là bởi nhà trần khoan hậu thì có thừa mà nghiêm khắc thì không đủ vậy!.
Xá lỵ của Nhân Tông đưa cất vào bảo tháp, có sư Trí Thông phụng hầu. Trước đây, khi Nhân Tông xuất gia, sư chùa Siêu Loại là Trí Thông tự đốt cánh tay mình, từ bàn tay đến tận khuỷu tay, vẫn ung dung không biến sắc. Nhân Tông vào xem, Trí Thông đặt chỗ cho vua ngồi, lạy và nói: "Thần tăng đốt đèn đó! Đốt đèn xong, về viện ngũ kỹ, ngũ dậy, chỗ bỏng lửa phồng lên sẽ khỏi hết".
Đến đây, Nhân Tông băng, Trí Thông liền sai vào núi Yên Tử ở hầu bảo tháp chứa xá lỵ. Đến đời Minh Tông, ông tự thiêu mà chết.
Năm này nước to, đói.
[27b] Tân Hợi, [Hưng Long] năm thứ 19 [1311], (Nguyên Chí Đại năm thứ 4). Đặt đô Toàn kim cương, thích ba chữ ở trán, theo lệ Chân thượng đô, Quân Thiên thuộc có đô Phù đồ thượng và đô Phù đồ hạ.
Nhận con gái của nhà sư người Hồ là Du Chi Bà Lam vào cung.
Sư đã sang ta vào thời Nhân Tông, vẻ người già nua, tự nói là 300 tuổi, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước, lại có thể thu cả ngũ tạng lên ngực, làm cho trong bụng lép kẹp, chỉ còn da bụng và xương sống thôi. Sư chỉ ăn lưu hoàng, mật, rau dưa, ở mấy năm thì về nước, đến nay lại sang ta. Vua lấy con gái sư là Đa La Thanh vào cung. Nhà sư sau mất ở Kinh sư.
(Đời Minh Tông có sư người Hồ là Bồ Đề Thất Lý sang ta, cũng có thể giống nổi trên mặt nước, nhưng nằm ngửa mà nổi, không giống nhà sư Du Chi).
Mùa đông, tháng 12, vua thân đi đánh Chiêm Thành, vì chúa nước ấy là Chế Chí? (có sách ghi là phan trắc).
Nhâm Tý, [Hưng Long] năm thứ 20 [1312], (Nguyên Nhân Tông Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt Hoàng Khánh năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 17, mặt trời [28a] rung động.
Mùa hạ, tháng 5, dụ bắt được chúa Chiêm Thành Chế Chí đem về; phong em hắn là Chế Đà A Bà Niêm làm Á hầu trấn giữ đất ấy.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #192 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:04:49 pm »

Trước đó, Chế Chí sai người sang cống. Người ấy là trại chủ Câu Chiêm. Vua sai Đoàn Nhữ Hài bí mật ước hẹn với hắn. Đến khi vua đích thân đi đánh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường: Huệ Vũ Vương Quốc Chẩn theo đường núi, Nhân Huệ Vương Khánh Dư theo đường biển, vua tự dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến. Lấy Đoàn Nhữ Hài làm Thiên tử chiêu dụ sứ đi trước.
Vua đến Câu Chiêm dừng lại. Nhữ Hài sai người tới chỗ trại chủ, nói rõ ý yêu cầu quốc chủ ra hàng. Trại chủ báo cáo với Chế Chí. Chế Chí nghe theo, đem gia thuộc đi đường biển tới hàng. Nhân Huệ Vương đem quân đuổi theo. Nhữ Hài lập tức chạy thư tâu rằng:
"Khánh Dư định cướp công vua".
Vua giận lắm, sai bắt giám quân của Khánh Dư là Nguyễn Ngỗi đem chặt [28b] chân. Nhân Huệ sợ, đến ngự doanh tạ tội và nói rằng:
"Thần sợ nó đến giữa biển lại đổi bụng khác, nên mới chặn đằng sau thôi".
Vua nguôi giận, sai chia quân đi tuần các bộ lạc. Người Chiêm tụ tập định đánh vào ngự doanh. Tiếng voi đã gần, quân sĩ có vẻ lo sợ. Được vài hôm, quân của Huệ Vũ Vương ự tìm đường mà tới, người Chiêm chạy tan. Trận này không mất một mũi tên mà Chiêm Thành bị dẹp, đó là công sức của Nhữ Hài.
Ngày vua đóng ở Câu Chiêm, Minh Hiến Vương Uất (con út của Thái Tông) ở trong doanh trại, bàn tán biện bác, mê hoặc lòng quaân. Vua giận, đuổi ra khỏi dinh, lệnh cho các quân không được thu nhận. Minh Hiến bèn cùng vài mươi gia đồng ngủ ở ngoài nội. Phạm Ngũ Lão nghe tin ấy vội mời vào trong quân và bảo mọi người:
"Thánh thượng vừa quở trách ân chúa và đuổi ra ngoài, lỡ ra bị giặc bắt được, thì chúng nói là bắt được hoàng tử, chứ biết đâu là bị vua [29a] quở trách! Ngũ Lão thà chịu tội trái lệnh, chứ không nỡ làm lợi cho giặc".
Vua nghe biết, cũng không quở trách ông, Minh Hiến với Ngũ Lão tình nghĩa thì rất thân nhưng lễ ý thì rất sơ sài. Minh Hiến đến nhà Ngũ Lão, thường cùng ngồi với nhau một chiếu, khi về [Ngũ Lão] lại đem biếu tặng vàng bạc, hễ [Minh Hiến] cần gì, cũng không có ý sẻn tiếc. Cho nên Minh Hiến thích chơi với ông.
Vua có lần đã trách Ngũ Lão:
"Minh Hiến là hoàng tử, sao ngươi lại khinh xuất thế!". Sau Minh Hiến lại đến nhà, Ngũ Lão vẫn cùng ngồi như xưa, chỉ nói: "Ân chúa nhớ đến nhà tôi nữa mà Thánh thượng quở trách tôi".
Nhưng Minh Hiến vẫn lui tới thường xuyên, mà Ngũ Lão cũng không đổi nết cũ. Ấy là vì một người thì cậy của mà giữ lễ tiết sơ sài, một người thì ham của mà quên mất cả phận trên dưới vậy.
Nhà Nguyên sai Lễ bộ thượng thư Nãi Mã Đài1003 sang báo việc Nhân Tông lên ngôi.
Xa giá trở về, dâng lễ thắng trận [29b] ở các lăng phủ Long Hưng.
Đến sông Thâm Thị1004 , bỗng gặp mưa gió sấm chớp, ban ngày mà tối đen như đổ mực, trong khoảng gang tấc cũng không nhìn thấy nhau. Dây buộc thuyền đều bị đứt cả. Thuyền ngự chìm ở giữa dòng. Vua bám lấy mũi thuyền leo lên mui, đưa chân cho các cung nữ, nữ quan bám lấy để cùng leo lên mui. Các thuyền khác đều giạt sang bãi cát. Vua truyền chỉnh đốn lại nghi trượng để về kinh đô.
Tháng 6, vua từ Chiêm Thành về (đến kinh đô). Các quan bái yết đều mặc áo ngắn cả, vì đồ quân phục đều bị ướt hết.
Bấy giờ Hoàng thái tử giám quốc, Chiêu Văn Đại Vương Nhật Duật và Nghi Võ hầu Quốc Tú chỉ huy quân tả hữu Thánh dực ở lại giữ nước.
Vua có chiếu tuyên dụ rằng: "Công lao của các quan ở lại giữ nước và các tướng theo ta đi đánh trận là ngang nhau. Vì thái tử còn trẻ dại, nên việc ở lại giữ nước lúc này không giống với các lúc khác, còn các tướng đi theo thì cũng có công". [Nhưng rồi] cũng không tiến hành ban thưởng nữa.
Sai sứ sang Nguyên.
Phong Chế Chí làm Hiệu Trung Vương, [30a] lại đổi làm Hiệu Thuận Vương.
Tôn thêm huy hiệu cho các tiên đế, tiên hậu và gia phong danh thần các xứ.
Lập đền thờ thần ở cửa biển Cần Hải1005 .
Trước đây, vua đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Cần Hải (trước là Càn, tránh tên huý đổi là Cần), đóng quân lại, đêm nằm mơ thấy một thần nữ khóc lóc nói với vua: "Thiếp là cung phi nhà Triệu Tống, bị giặc bức bách, gặp phải sóng gió, trôi giạt đến đây. Thượng đế phong thiếp làm thần biển đã lâu. Nay bệ hạ mang quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công". Tỉnh dậy, vua cho gọi các bô lão tới hỏi sự thực, cho tế, rồi lên đường. Biển vì thế không nổi sóng. [Quân nhà vua] tiến thẳng đến thành Đồ Bàn1006 , bắt được [chúa Chiêm] đem về. Đến nay, sai hữu ty lập đền, bốn mùa cúng tế.
Truy tôn Chiêu Vương làm Nguyên Tổ Hoàng Đế, Cung Vương làm Ninh Tổ Hoàng Đế, Ý Vương làm Mục Tổ Hoàng Đế1007 .
[30b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vũ Vương nhà Chu lên ngôi, truy tôn hai tổ làm vương; Thái Tổ nhà Tống được nước, truy tôn bốn đời làm đế. Bởi vì tổ tông tích lũy công đức, nhân nghĩa nên mới có được thiên hạ, thì việc truy tôn huy hiệu cho các miếu thờ là việc cần phải làm gấp. Nhà Trần có thiên hạ, đã lên ngôi đế mà tước vương truy phong cho ba đời đã là việc không thỏa lòng người, đến nay mới truy tôn đế hiệu thì lại có lỗi là để chậm chạp.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #193 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:05:31 pm »

Bản Kỷ Toàn Thư Q6(b) : Nhà Trần (1294 - 1329)

Quý Sửu, [Hưng Long] năm thứ 2 [1313], (Nguyên Hoàng Khánh năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, [truy] tôn Ninh Tổ phu nhânlàm Ninh Từ hoàng hậu, Mục Tổ phu nhân làm Mục Từ hoàng hậu.
Tháng 2, Hiệu Thuận Vương Chế Chí đến hành cung Gia Lâm, chết, đem hỏa táng.
Tháng 3, sao Chổi mọc ở phương tây.
Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng mất.
Mùa hạ, tháng 6, ngày 20, sét đánh Tam ty viện, thủ phân Lương Lang chết. Truyền cho bản ty bỏ tiền ra làm chay lễ tạ.
Theo lệ1008 cũ, sét đánh cung điện, đường vũ, [31a] phải làm chay cầu phúc trừ tà thì hữu ty lo đồ bày biện, còn lễ vật cần ùng thì do kho công ban cấp. Các xứ khác thì do bản ty bỏ tiền làm chay lễ tạ.
Mùa đông, tháng 10, duyệt định Vũ quân, đổi quân Vũ tiệp thành quân Thiết ngạch, lấy Đại liêu ban Trần Thanh Ly làm Vũ vệ đại tướng quân thống lĩnh quân này.
Lấy An phủ sứ Đỗ Thiên Hư làm Kinh lược sư. Bấy giờ Chiêm Thành bị người Xiêm xâm lược, vua sai Thiên Hư đi kinh lược Nghệ An, Lâm Bình để sang cứu. Sau này mọi kế hoạch, lo liệu về biên giới phía tây, Minh Tông đều ủy cho Thiên Hư.
Tháng 12, Phụ quốc thái bảo Chiêu Hoài hầu Hiện mất.
Lấy Trần Khắc Chung làm Tả phụ, tước Quan Phục hầu.
Giáp Dần, [Hưng Long] năm thứ 22 [124], (từ tháng 3 trở đi là Đại Khánh năm thứ 1, Nguyên Diên Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 3, sắc cho Trung thư ban tên húy của bản triều, thêm các tên húy của Ninh Hoàng và của hai thái hậu Tuyên Từ, Bảo Từ1009 .
[31b] Ngày 18, vua nhường ngôi cho hoàng thái tử Mạnh. [Thái tử] Mạnh lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Đại Khánh năm thứ 1. Đại xá. [Vua tự] xưng là Ninh Hoàng, tôn Thượng hoàng là Quang Nghiêu Duệ Vũ Thái Thượng Hoàng Đế; tôn Thuận Thánh hoàng hậu là Thuận Thánh Bảo Từ Thái Thượng hoàng hậu. Quần thần dâng tôn hiệu là Thể Thiên Sùng Hóa Khâm Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
Truy tặng Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng làm Thái úy.
Mùa đông, tháng 10, thi thái học sinh. Ban tước bạ thư lệnh, sai cục chính Nguyễn Bính giảng dạy để sau này bổ dụng.
Xuống chiếu cho tam phẩm phụng ngự lập Dung đô để chờ sung bổ.
Đặt đô Phù liễn làm Long vệ tướng. Chọn con trai cấm quân và những người đã thích chữ Kim cương trong quân Thiết ngạch để sung bổ vào.
Sau khi vua nhận nhường ngôi, sứ Nguyên sang, làm lễ đọc quốc thư xong, hôm sau ban yến. Vua mặc áo tràng vạt bằng là màu vàng, đội mũ có thao, sứ giả khen [32a] vua là "thanh thoát như thần tiên". Đến khi về nước, [sứ giả] thường nói đến vẻ người thanh tú của vua.
Sau này, sứ ta sang [Nguyên], có người hỏi rằng: "Tôi nghe nói thế tử vẻ người thanh tú nhẹ nhõm như thần tiên có đúng không?".
Sứ ta trả lời: "Đúng như thế, song cũng là tiêu biểu cho phong thái cả nước".
Sau Nguyễn Trung Ngạn và Phạm Mại sang Nguyên đáp lễ.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #194 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:06:04 pm »

MINH TÔNG HOÀNG ĐẾ
Tên húy là Mạnh, con thứ tư của Anh Tông, mẹ đích là Thuận Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu Trần thị, con gái của Hưng Nhượng Đại Vương Quốc Tảng, mẹ sinh là Chiêu Hiến hoàng thái hậu Trần thị, con gái của Bảo Nghĩa Vương Bình Trọng. Ở ngôi 15 năm, nhường ngôi 28 năm, thọ 58 tuổi, băng ở cung Bảo Nguyên, táng ở Mục Lăng. Vua đem văn minh sửa sang đạo trị nước, làm rạng rỡ công nghiệp của người xưa, giữ lòng trung hậu, lo nghĩ sâu xa, trong yên ngoài phục, kỷ cương đủ bày. Tiếc rằng không nhận biết mưu gian của Khắc Chung, để đến nỗi Quốc Chẩn phải chết, đo là chỗ kém thông minh vậy.
Ất Mão, [Đại Khánh] năm thứ 2 [1315], (Nguyên Diên Hựu năm thứ 2). Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 7, đua thuyền.
Tháng 5, [32b] xuống chiếu cấm cha con, vợ chồng và gia nô không được tố cáo lẫn nhau.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua vốn nhân hậu với họ hàng, nhất là đối với bậc bề trên mà hiển quý lại càng tôn kính. Kẻ thần hạ hễ ai cùng tên (với họ hàng nhà vua) đều phải đổi cả, như Độ đổi thành Sư Mạnh vì là cùng tên với thượng phụ1010 , Tung đổi thành Thúc Cao vì là cùng tên với Hưng Ninh Vương1011 (con trưởng của An Ninh vương)1012 . Lại các tên của chú bác, cô cậu, khi nói đến vẫn kiêng cả. [Vua] có quyển sổ nhỏ biên những chữ húy không được nói đến, trao cho các hoàng tử và cung phi. Chỉ vì ngài có tấm lòng ấy, nên đã có chính tích ấy.
Tháng 6, hạn hán.
Bấy giờ Trần Khắc Chung làm Hành khiển. Quan ngự sử dâng sớ nói:
"Chức vụ tể tướng, trước hết phải điều hoà âm dương. Nay Khắc Chung ở ngôi tể tướng, không biết phối hợp đất trời [33a] cho khí tiết điều hòa, để đến nỗi mưa nắng trái thời, thế là làm quan không được công trạng gì".
Khắc Chung nói:
"Tôi lạm giữ chức tể tướng, chỉ biết có sức làm những việc mà chức vụ phải làm, còn như hạn hán thì hỏi ở Long Vương. Khắc Chung đâu phải là Long Vương mà đổ tội được?".
Sau nước sông lên to, vua đích thân đi xem đắp đê. Quan ngự sử tâu:
"Bệ hạ nên chăm sửa đức chính, xem làm gì việc đắp đê nhỏ nhặt".
Khắc Chung nói:
"Khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai họa khẩn cấp đó, sửa đức chính không gì lớn hơn việc đó, cần gì phải ngồi thinh, tư lự rồi bảo là "sửa đức chính?".
Có người bàn rằng: "Khắc Chung đổ lỗi cho Long Vương, đài quan chê [đắp đê] là việc nhỏ nhặt, [hai bên] đều sai cả".
Mùa thu, tháng 8, lấy ngày sinh làm tiết Ninh Thiên.
Tháng 9, có sâu ăn lúa.
Mùa đông, tháng 10, có sâu ăn lúa.
Ban cho Trần Khắc Chung tước Á quan nội hầu.
[33b] Bính Thìn, [Đại Khánh] năm thứ3 [1316], (Nguyên Diên Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, xét duyệt quan văn và1013 hộ khẩu có mức độ khác nhau.
Các quan xét duyệt cho rằng những tấm thiếp đóng ấn gỗ vào năm Nguyên Phong [1251 - 1258] là giả tạo. Thượng hoàng nghe tin ấy, bảo họ:
"Đó đúng là những tấm thiếp của nhà nước đấy". Nhân ôn chuyện xưa1014 mà dụ rằng:
"Những người ở trong triều mà không am hiểu điển cũ thì lỡ việc nhiều lắm".
Mùa đông, tháng 11, sai tể thần, tôn thất và các quan gặt ruộng tịch điền.
Sai Nhân Huệ Vương Khánh Dư đi Diễn Châu xét duyệt sổ lính, sổ dân, lấy Nội thư hỏa chánh chưởng phụng ngự Nguyễn Bính làm phó.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #195 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:06:20 pm »

Xong việc về triều, Bính đem tiền bổng dâng nộp. Vua sai hữu ty nhận lấy. Có người hỏi: "Bính nộp tiền bổng mà bệ hạ nhận, thần chưa hiểu là cớ làm sao?".
Vua đáp: "Bính nộp tiền bổng là thành thực, nếu trẫm không nhận, thì hãm Bính vào tội dối trá, cho nên nhận lấy để tỏ rõ Bính không gian dối".
Bính là cận [34a] thần của Thượng hoàng, tính người trong sạch thẳng thắn, năm trước đứng đầu hành nhân sang sứ nước Nguyên, trở về không mua thứ gì, Thượng hoàng khen ngợi, đặc cách ban thưởng 2 tư. Theo lệ cũ, những người đi sứ Nguyên về, mỗi người được ban tước 2 tư, người đứng đầu hành nhân trở xuống, mỗi người 1 tư. Bính là người trong sạch thẳng thắn nên được 2 tư.
Lấy Trần Hùng Thao làm Thiếu phó.
Đinh Tỵ, [Đại Khánh] năm thứ 4 [1317], (Nguyên Diên Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 3, làm lễ thành hôn cho năm công chúa là Thiên Chân, Ý Trinh, Huy Chân, Huệ Chân, Thánh Chân.
Huy Chân lấy Uy Giản hầu (không rõ tên). Trước đây, mẹ thân sinh Huy Chân là Trần Thị Thái Bình làm cung tần của Thượng hoàng, tính tham lam, thường chiếm đoạt ruộng đất của dân. Có người kiện, vua không giao cho hữu ty, gọi Uy giản tới đưa đơn kiện cho xem và dụ rằng:
"Trẫm không giao cho quan lại xét, sợ làm nhục phi tần của tiên hoàng, ngươi nên theo đơn mà trả [ruộng cho] dân".
Uy Giản lập tức [34b] vâng chiếu trả lại ruộng. Sau Thái Bình chết, Uy Giản đem tất cả ruộng [bà] chiếm đoạt khi trước trả lại cho chủ cũ. Vua vì thế khen ông.
Thượng hoàng ngự cung Trùng Quang. Hình bộ lang trung Phí Trực theo hầu. Chức an phủ Thiên Trường khuyết, sai Trực kiêm làm.
Bấy giờ trộm cướp bắt đầu nổi lên, tên Văn Khánh là đầu sỏ bọn cướp. Có người khai là bắt được một tên cướp, giải lên nộp quan và bảo nó là Văn Khánh. Đến lúc tra hỏi, tên ấy nhận ngay, ai cũng cho là thực, duy có mỗi Trực vẫn ngờ. Án ấy để lâu không giải quyết. Thượng hoàng hỏi chuyện đó, Trực trả lời:
"Mạng người rất trọng, lòng tôi còn có chỗ ngờ, không dám liều lĩnh xử quyết".
Không bao lâu, Thượng hoàng hỏi lại, Trực trả lời như lần trước. Thượng hoàng giận bảo:
"Nó đã nhận như thế, còn ngờ gì nữa". Trực tâu:
"Nó không bị tra tấn khổ sở mà điềm nhiên thú nhận, thần trộm lấy làm ngờ".
Một tháng sau, Văn Khánh quả nhiên bị bắt. Thượng hoàng do đó khen Trực [35a] có tài.
Thượng hoàng có lần ban bữa ăn cho vua. Vua nhai rất kỹ, Thượng hoàng nói: "Đàn ông phải ăn như rồng nuốt, cọp cắn, cần gì phải nhai kỹ?". Khi ban bữa ăn cho vương hầu, thượng hoàng cũng dụ như thế.
Mậu Ngọ, [Đại Khánh] năm thứ 5 [1318], (Nguyên Diên Hựu năm thứ 5). Mùa xuân, tháng 2, ngày 18, đem trưởng công chúa Thiên Chân gả cho Huệ Chính vương (không rõ tên). Phong Huệ làm Phò ký lang.
Mùa thu, tháng 8, ngày 19, Tuyên Từ thái hậu băng.
Sai Huệ Vũ Đại Vương Quốc Chẩn đi đánh Chiêm Thành. Tộc tướng nhà Lý là Hiếu Túc hầu Lý Tất Kiến chết tại trận. Quản Thiên võ quân Phạm Ngũ Lão tung quân đánh phía sau giặc. Quân giặc thua chạy, bắt được rất nhiều. Phong Ngũ Lão tước Quan nội hầu, ban cho phi ngư phù và cho con ông làm quan.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #196 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:06:38 pm »

Bấy giờ, Thượng hoàng có ý xuất gia, nên sai cung nhân ăn chay. Các cung nhân đều ngần ngại, duy có nữ quan Nguyễn Thị Diên chặt ngón tay [35b] đem dâng. Thượng hoàng ngợi khen, ban cho 40 mẫu ruộng làm lương ăn tu hành ngày sau. Rồi Thị Diên quả nhiên đi tu cho đến lúc mất, Phật hiệu là Tịnh Quang ni.
Mùa đông, phụ táng Tuyên Từ thái hậu ở cạnh lăng Nhân Tông.
Trước đây, Nhân Tông từng dặn lại Anh Tông ngày sau phải đem dì (tức là thái hậu) táng ở cạnh lăng và vẽ bản đồ chôn cất thành huyệt hình thước thợ trao lại. Đến đây, Thượng hoàng theo di mệnh, đào cạnh lăng để chôn. Đất lăng nhiều bùn lầy, tiếng đào đắp vang động cả khu lăng. Thượng hoàng có vẻ lo. Trước đây, khi sắp chôn thái hậu [vào đấy], các quan tâu rằng không nên làm kinh động lăng tẩm. Thượng hoàng nói:
"Tiên đế có lệnh, ta không dám trái. Nếu có tổn hại gì, ta sẽ chịu cả".
Sau khi chôn không được bao lâu, Thượng hoàng bị bệnh, đầy năm thì băng.
Kỷ Mùi, [Đại Khánh] năm thứ 6 [1319], (Nguyên Diên Hựu năm thứ 6). Mùa hạ, tháng 4, bến Đông Thiên Vương ở Đống Lâm lở 10 trượng.
[36a] Tháng 5, ngày 17, hoàng thái tử Vượng sinh tên hiệu là Thiên Kiến.
Nước to.
Mùa đông, tháng 11, hoàng thái tử Nguyên Trác sinh.
Canh Thân, [ Đại Khánh] năm thứ 7 [1320], (Nguyên Diên Hựu năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 3, ngày 16, thượng hoàng băng ở cung Trùng Quang phủ Thiên Trường, rước linh cữu vào cửa Tường Phù, quàn tại cung Thánh Từ.
Thượng hoàng tính tình khiêm tốn hoà nhã, hoà mục với người trong họ, mọi việc của triều đình đều tự mình quyết đoán. Khi thư rỗi trong muôn việc bận, Thượng hoàng để tâm tới việc trước thuật. Nhưng viết được gì, vẽ được gì, ngài đều đốt cả. Tập thơ ngự chế tên là Thủy vân tùy bút , trước khi mất, cũng đốt đi.
Hồi còn trẻ, thích uống rượu, Nhân Tông răn bảo chuyện đó, từ đấy không bao giờ uống nữa. Ngài từng ban tước hơi nhiều cho các quan trong triều. Nhân Tông biết được, sai lấy sổ xem rồi ghi vào trong đó rằng:
"Sao lại có một nước bé bằng bàn tay mà phong quan tước nhiều như thế", từ đó lại càng [36b] thận trọng khi ban chức tước. Ngài không ngại sửa lỗi như vậy đó!.
Quan nô là Hoàng Hộc và Thiên Kiện dùng mưu kế xảo trá, đánh lừa hình quan, người trong hương rốt cuộc phải chịu tội vu cáo. Thượng hoàng biết chuyện, bảo hình quan rằng:
"Tên Hộc gian ngoan xảo quyệt đến thế mà ngục quan không biết suy xét tình lý. Tình ngay lý gian thì không được lấy lý bỏ tình. Phải suy xét cả tình và lý, tình lý không xung đột thì mới là giỏi xử án. Nếu biết tình không gian, thì theo lý mà làm là phải, nếu tình quả là gian rồi, thì lại phải suy xét xem lý ngay hay cong, như vậy, điều gian dối sẽ tự khắc hiện ra, càng không nên tách rời tình lý làm hai mà xét".
Ngài sáng suốt, thận trọng về hình phạt lại như thế đấy.
Huy Tư được phong hoàng phi, thi theo hầu [thượng hoàng] chưa được ngồi kiệu. Bảo Từ lấy kiệu mình vẫn đi ban cho bà thì ngài trách rằng:
"Bảo Từ có thương yêu Huy Tư thì cho thứ khác là phải, chứ cái kiệu ngồi còn điển chế cũ, không thể [37a] cho được!".
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #197 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:06:58 pm »

Nguyễn Sĩ Cố, Chu Bộ là cận thần của thái tử. Đến khi thái tử lên ngôi. Cố và Bộ đều vì không có đức hạnh nên đều không được cất nhắc. Cố làm đến Thiên chương các học sĩ, chức này thực đặt làm vì, chứ không có quyền hành gì. Bộ thì chỉ coi mấy bộ cấm binh Khôi. Khi thượng hoàng thân đi đánh Chiêm Thành, Bộ chết trận, Cố thì chết trên đường đi. Hai người này phục vụ Thượng hoàng khó nhọc lâu ngày, nhưng vì tài không thể dùng được, nên đặc họ vào chức nhàn tản và đều cho bổng lộc tước trật ưu hậu cả mà không trao cho thực quyền.
Nguyễn Quốc Phụ làm Nội thư chánh chưởng, là cận thần của Nhân Tông. Khoảng năm Hưng Long [1293 - 1314] khuyết chức Hành khiển. [Có lần] Thượng hoàng chầu Nhân Tông ở chùa Sùng Nghiêm, Nhân Tông bảo: "Quốc Phụ được đấy!" [Thượng hoàng thưa:
"Nếu lấy ngôi thứ mà bàn, thì [Quốc Phụ] được rồi, chỉ hiềm hắn nghiện rượu thôi!".
Nhân Tông im lặng rồi không dùng. Quốc Phụ cuối cùng vẫn giữ chức cũ cho đến khi chết. Ngài thận trọng đối với những chức vị quan trọng lại như thế đấy.
Bấy giờ rước linh cữu [thượng hoàng] [37b] đưa về Thiên Trường. Thuyền của Bảo Từ thái hậu có 8 dây kéo, thuyền của Huy Tư hoàng phi có 2 dây kéo. Người coi cấm quan có ý nịnh vua, lấy dây buộc thêm vào thuyền của hoàng phi. Tướng quân Trần Hựu nói:
"Thuyền của thái hậu có 8 dây kéo là quy chế của nhà Trần để tỏ rõ danh phận trên dưới", lập tước rút gươm cắt dây bỏ bớt đi. Việc đến tai vua, vua khen ông trung thành. Hựu là viên quan cận thần của Thượng hoàng.
Mùa hạ, tháng 6, nước to.
Mùa thu, tháng 8, gió to.
Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu rằng những người tranh nhau ruộng đất, nếu khám xét thấy không phải của mình mà cố tranh bậy thì bị truy tố, tính giá tiền ruộng đất, bắt đền gấp đôi. Nếu làm văn khế giả, thì bị chặt một đốt ngón tay bên trái.
Tháng 11, Điện súy thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão mất tại phũ đệ vua ban ở vườn cau trong thành, thọ 66 tuổi. Vua nghỉ chầu 5 ngày, đó là ân điển đặc biệt.
Ngũ Lão [người làng] Phù Ủng, [huyện] Đường Hảo [châu] Thượng Hồng, lúc hơn hai mươi tuổi, [38a], Hưng Đạo Vương thấy và cho là có kỳ tài, đem con gái nuôi gả cho. [Ngũ Lão] nhân đó, làm gia thần cho vương, được vương dạy bảo thêm, tài nghệ tuyệt vời. Vương tiến cử ông.
Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ, nhưng rất thích đọc sách, là người phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, tựa như không để ý đến việc võ bị. Nhưng quân ông chỉ huy, thực là đội quân phụ tử, hễ đánh là thắng. Ông có làm bài thơ:
Hoành sáo giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hồ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Vung giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân tựa cọp nuốt trôi trâu.
Trai chưa trả nợ công danh được,
Còn thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu)1015 .
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #198 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:07:15 pm »

Ông huấn luyện quân đội rất có kỷ luật, đối đãi tướng hiệu tực như người nhà, cùng đồng cam cộng khổ với binh sĩ, cho nên quân đi tới đâu, không ai dám chống; tất cả chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân, coi của cải như không, là bậc danh tướng của một thời vậy.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn [38b] tỏ ra ở bài hịch, Phạm điện súy thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, không chỉ có chuyện về nghề võ. Thế mà dùng binh tinh diệu, hễ đánh là thắng, đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng không một ai vượt nổi các ông. Lê Phụ Trần thì dũng lược đứng đầu ba quân, một mình một ngựa xông pha trong lúc gian nguy, mà tài văn học của ông đủ để dạy bảo thái tử. Đủ biết, nhà Trần dùng người, vốn căn cứ vào tài năng của họ để trao trách nhiệm. Còn như quân Thiên thuộc (tức là quân Thiên vũ) mà cấm không được vào học. Giả sử có người văn võ toàn tài sinh ra ở trong đó, thì chẳng bị kìm hãm lắm sao!
Tháng 12, ngày 12, táng Thượng hoàng vào Thái lăng ở Yên Sinh (Thái Lăng ở núi Yên Sinh, hai lăng Mục Lăng và Phụ Lăng cũng ở đó), miếu hiệu là Anh Tông, thụy hiệu là Hiển Văn Duệ Vũ Khâm Minh Nhân Hiếu Hoàng Đế.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Gốc của thiên hạ là ở nước, gốc của nước là ở nhà, [39a] gốc của nhà là ở mình. Có dạy được người trong nước. Đời Đường Ngu thịnh trị chẳng qua cũng là như vậy. Kinh Thư ca ngợi Đế Nghiêu dẫn dắt muôn dân bỏ ác làm thiện, đi tới thịnh trị, thì hẳn là vì trước hết ông biết thân yêu họ hàng1016 , cũng tức là đã thực hiện giáo hóa bắt đầu từ trong nhà vậy. Tôi đọc sử chép về Anh Tông, thấy không ngần ngại sửa bỏ lỗi lầm, kính cẩn thờ phụng cha mẹ, hòa mục với họ hàng, truy tôn tổ tiên làm đế làm hậu, chu đáo trong cúng tế, thận trọng trong tang lễ, đều là phải đạo; trong nhà đủ làm khuôn phép, người ngoài bắt chước theo. Cho nên trên thì Nhân Tông khen là hiếu, dưới thì Minh Tông tuân theo khuôn phép. Nước trở nên văn minh,dân tới chỗ giàu thịnh. Như thế chẳng phải là hiệu quả trị nước vốn ở gốc tu thân tề gia là gì? Dù lời khen trong Thi, Thư1017 cũng không hơn thế.
Lại nói: Thiên tử mất 7 tháng thì chôn, nay để hơn 9 tháng mới chôn. Có lẽ thế là theo thuyết âm dương chăng1018 .
[39b] Trước đây, Anh Tông không khoẻ, vua ngày đêm ơ luôn ngoài cửa phòng ngủ của Thượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tông tin cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn, cho nên không cho vào thăm một mình, mà phải cùng đi với Quốc Chẩn, cốt để cho tình nghĩa vua tôi được khăng khít và không còn nghi ngại gì nữa.
Bấy giờ, Bảo Từ thái hậu cho gọi sư Phổ Huệ đến chùa Phổ Minh mở hội Quán đính1019 . Anh Tông bệnh vừa chuyển nặng. Phổ Huệ xin được gặp để trình bày việc sống chết. [Anh Tông] sai trả lời rằng:
"Sư hãy đến đây, ta chết rồi, Quan gia có sai bảo gì, thì cứ việc làm. Còn như chuyện sau khi chết, thì sư cũng chưa chết, biết đâu mà trình bày việc chết với ta?".
Thái học sinh Đặng Tảo thường xuyên đứng hầu bên giường ngự để viết di chiếu. Anh Tông băng, vua đích thân khâm liệm. Chỉ có Quốc phụ cùng Tảo và gia nhi chủ nô là Lê Chung tham gia việc này. Đến khi rước linh cữu về sơn lăng, Tảo, Chung đều tới hầu [40a] lăng tẩm. Hàng năm, khi vua bái yết lăng, Tảo thườn lánh đi chổ khác, chỉ có ý nguyện ở lại phụng thờ lăng tẩm mà thôi, chứ không đòi xin gì khác.
Vua thương Tảo nghèo, ban cho 20 mẫu ruộng, sai Trần Thế Hưng mang giấy cho. Ruộng này khi trước đã ban cho thứ phi của vua là Thiên Xuân. Thiên Xuân cứ giữ giấy cũ mà cày cấy, thế mà Tảo vẫn không tranh chấp với bà. Thế Hưng biết chuyện, tâu thực với vua. Vua lập tức thu lại giấy của Thiên Xuân, đem ruộng trả cho Tảo, Tảo cũng chẳng lấy làm mừng.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #199 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:07:30 pm »

Chung thì đời mồ mả tổ tiên, bán ruộng đất, nhà cửa, đem gia quyến vợ con đến Yên Sinh, chôn cất và làm nhà ở đấy. Cả hai người đều ở Yên Sinh cho đến khi mất. Sau này Nghệ Hoàng đến Yên Sinh, tưởng nhớ hai người bề tôi đó, liền sai Trần An trùng tu chùa cũ của Tảo và Chung, lại cấp ruộng để thờ cúng, ban tên chùa là chùa Trung Tiết.
Đổi đô Phù Liễn làm Khấu mã quân.
Đói.
Lấy Bùi Mộc Đạc tri Thẩm hình viện sự, kiêm [40b] Chuyển vận sứ lộ Hoàng Giang Hạ.
Tân Dậu, [Đại Khánh] năm thứ 8 [1321], (Nguyên Anh Tông Thạc Đức Bạt Lạt Chí Trị năm thứ 10). Mùa xuân, tôn Thuận Thánh Bảo Từ thái thượng hoàng hậu làm Thuận Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu, tôn mẹ thân sinh là Huy Tư hoàng phi làm Huy Tư hoàng thái phi (tức là Chiêu Từ hoàng thái hậu).
Tháng 2, gạo 1 thăng nhỏ trị giá 1 quan tiền.
Mùa hạ, lúa chiêm được mùa to.
Mùa đông, tháng 12, hoàng tử thứ ba là Phủ sinh.
Thi các tăng nhân, hỏi kinh Kim Cương.
Ban cho Trần Khắc Chung tước Quan nội hầu.
Sai sứ sang Nguyên mừng Anh Tông lên ngôi.
Lấy Nguyễn Trung Ngạn làm Ngự sử đài thị ngự sử.
Nhâm Tuất, [Đại Khánh] năm thứ 9 [1322], (Nguyên Chí Trị năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, lấy Huệ Túc Đại Vương Niên làm Phó ký lang.
Tháng 3, sét đánh tháp Báo Thiên, sụt mất 2 tầng góc bên đông.
Mùa hạ, người Nguyên [41a] tranh chấp biên giới. Sai Hình bộ thượng thư, ty Hành khiển là Doãn Bang Hiến sang Nguyên tranh biện. Hiến mất trên đường đi, vua rất thương tiếc.
Quý Hợi, [Đại Khánh] năm thứ 10 [1323], (Nguyên Chí Trị năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 8, ngày 22, vua ngự đến nhà Thái học. Có tên Mặc trong quân Thiên thuộc ở Hoàng Giang đỗ khoa thi Thái học sinh, vua xuống chiếu bắt trở lại quân ngũ, làm quân lại quân Thiên đinh, đến khi thi đánh gậy, [Mặc] lại đỗ cao.
Bấy giờ tuyển chọn các quân, lấy người béo trắng làm hạng trên, cho nên quân sĩ không xăm mình nữa là bắt đầu từ đấy.
Xuống chiếu rằng khi tranh ruộng mà ruộng có lúa, thì hãy chia làm 2 phần, bồi thường cho người cày 1 phần, còn 1 phần lưu lại. Đó là theo lời tâu của Đại an phủ Kinh sư kiêm Kiểm pháp quan Nguyễn Dũ. Dũ nổi tiếng ngang với Thiên Hư. Khi Thiên Hư thôi chức Kinh lược sứ Nghệ An, Lâm Bình, vua sai Dũ kế chức ấy. Người Chiêm [41b] cũng sợ phục.
Bấy giờ, quan trong triều như bọn Trần Thì Kiến, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Thiên Hư, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Dũ, Phạm Mai, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Lê Duy (Duy người xã Cổ Định, huyện Nông Cống), Trương Hán Siêu, Lê Cư Nhân nối nhau vào triều, nhân tài rộ nở.
Anh em Ngộ, Mại vốn trước là họ Chúc, khi Nhân Tông xuất gia, làm nội học sinh theo hầu. Vua cho rằng họ Chúc không phải là họ lớn, mới đổi cho thành họ Phạm. Ngộ trước tên là Kiên, Mại trước tên là Cố, đều theo học Nguyễn Sĩ Cố. Kiên tránh tên của phán thủ Huệ Nghĩa đổi là Ngộ, Cố tránh tên của thầy, đổi là Mại. Mại ở ngự sử đài1020 , cương trực dám nói, có phong cách người bề tôi can ngăn ngày xưa". Sau vào chính phủ, không được mấy năm bị bãi chức.
Trung Ngạn tên cũ là Cốt. Khi Anh Tông ngự cung Trùng Quang, có ý muốn xuất gia, có làm bài thơ "Chiêu ẩn"1021 ban cho Trung Ngạn, Trung Ngạn từ chối không vâng mệnh.
Đĩnh Chi là người liêm khiết, [42a] sống rất đạm bạc. Vua rất hiểu ông, sai người ban đêm đem 10 quan tiền bỏ vào nhà ông. Hôm sau, Đĩnh Chi vào chầu, tâu vua hay chuyện đó. Vua bảo: "Không ai đến nhận, cho khanh lấy mà tiêu". Thời Hiến Tông, ông làm Nhập nội hành khiển Hữu ty lang trung rồi thăng Tả ty lang trung.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM