Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:39:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngoại giao Đại Việt  (Đọc 85984 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #110 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 05:09:13 pm »

Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu.
Trần Hiệp tâm phục giặc phải bêu đầu,
Lý Lượng sâu mọt dân phải bỏ mạng.
Vương Thông gỡ rối mà lửa lại càng bừng.
Mã Anh cứu nguy mà giận càng thêm dữ.
Giặc cùng đường kiệt sức, chờ chết bó tay.
Ta mưu đánh vào lòng, không chiến mà cũng thắng.
Tưởng giặc ăn năn mà nghĩ lại,
Ngờ đâu vẫn hung ác để chuốc tai.
Cố chấp ý kiến để gieo vạ cho mọi người, .
Tham sống nhất thời để mua cười cho thiên hạ. 
Làm cho Tuyên Đức 1 trẻ ranh dùng binh không chán.
Liền sai Liễu Thăng tướng nhát, chữa cháy thêm dầu.
Năm Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng dẫn quan từ Khâu ôn tiến sang.
Cùng năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam kéo đến .
Ta đã tuyển quân chọn hiểm để bẻ gãy mũi dùi.
Lại điều kỳ binh đón đường cắt lương thực. 
Ngày mười tám Liễu Thăng bị đánh, đồng Chi Lăng mưu đồ đổ sụp;
Ngày hai mươi lăm, Lương Minh trận hãm phải bỏ mình.
Ngày hai mươi tám, Lý Khánh kế cùng phải thắt cổ.
Ta đưa mác là phăng cả;
Chúng quay giáo tự đánh lẫn nhau.
Rồi bốn mặt thêm quân để bao vây,
Hẹn trung tuần tháng mười là tiêu diệt.
Liền chọn những quân hùm hổ,
Lại sai các tướng vuốt nanh.
Voi uống nước cạn hết nước sông.
Gươm mài đá mẻ mòn núi đá.
Một tiếng trống ngạc kình đứt đoạn,
Hai tiếng trống chim muông sơ tán.
Tổ kiến hổng làm toang dễ vỡ,
Trận gió rung rung trút lá khô.
Đô đốc Thôi Tụ quỳ gối chịu tội.
Thượng thư Hoàng Phúc trói mình nộp thân. 
Lạng Sơn, Lạng Giang xác chết đầy đường,
Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước. 
Gió mây vì thế phải biến sắc.
Nhật nguyệt thảm đạm đến lu mờ.
Quân Vân Nam bị chặn ở Lê Hoa, kinh sợ mà trước đã vỡ mật;
Quân Mộc Thạnh bị bại ở Cần Trạm 2 tan tác xéo lên nhau chạy để thoát thân.
Lãnh Câu máu chảy dòng, nước sông ấm ức;
Đan Xá thây chồng thành núi, cỏ nội thắm hồng.
Cứu binh hai đạo, chưa trở gót mà đã bại,
Giặc khốn các thành, theo nhau giải giáp để ra hàng.
Tướng giặc bị cầm, nó vẫy đuôi cầu sống,
Thần Vu không giết, ta thề lòng trời để tỏ hiếu sinh.
Tham chính Phương Chính, nội quan Mã Kỳ được cấp năm trăm chiếc thuyền đã vượt biển về mà còn hồn kinh phách lạc.
Tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh, được cấp mấy ngàn ngựa, đã về nước mà còn ngực đập chân run.
Chúng đã sợ chết tham sống mà thực muốn cầu hoà,
Ta lấy toàn quân làm cốt mà cho dân được nghỉ.   
Chẳng những mưu kế cực kỳ sâu xa,
Tưởng cũng xưa nay chưa từng được thấy.
Xã tắc do đó được yên ,
Non sông do đó đổi mới.
Càn khôn đã bĩ mà lại thái,
Nhật nguyệt đã mờ mà lại trong.
Để mở nền thái bình muôn thuở,
Để rửa nỗi sỉ nhục ngàn thu .
Ôi! Một gươm đại định tạo thành công nghiệp vô song.
Bốn biển lặng yên, rộng ban duy tân tuyên cáo.
Bá cáo thiên hạ, để mọi người nghe.
                                     
                                       Dịch từ Hán văn
   ( Trích Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học-Xã hội - Hà Nội - 1969)


_______________________
1. Tuyên Đức là niên hiệu vua Tuyên Tôn nhà Minh (1426)
2. Cần Trạm tức Kép, thuộc Bắc Giang. Quân Lam Sơn đánh Mộc Thạnh ở Lê Hoa tại miền Lao Cai. Như vậy tại sao lại có việc “Quân Mộc Thạnh bị bại ở Cần Trạm” được? Chúng tôi đoán câu văn trên của Bình Ngô đại cáo phải như thế này mới đúng: “Kỳ Mộc Thạnh chúng văn Thăng quan đại bại ơ Cần Trạm, toại lạn hạ bô hội cận đắc thoát thân” nghĩa là “quân Mộc Thạnh nghe quân Thăng đại bại ở Cần Trạm, tan xác xéo lên nhau để chạy thoát thân”. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #111 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 05:19:11 pm »

BÀI THƠ VỊNH BÈO CỦA MAO BÁ ÔN

Năm 1539 nhà Minh có ý tiến đánh nước ta nhân lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, nên cử Cửu Loan làm tổng đốc quân vụ. Binh bộ thượng thư Mao Bá Ôn làm tham tán đem quân áp sát biên giới nước ta, còn Cửu Loan và Mao Bá Ôn còn dừng lại ở Quảng Tây. Mao Bá Ôn gửi cho triều đình Mạc một bài thơ vịnh bèo có ý khinh miệt nước ta:

Tuỳ điền trục thuỷ mạo ương châm
Đáo xứ khan lai thực bất thâm
Không hữu căn miêu, không hữu diệp
Cảm sinh chi tiết, cảm sinh lâm
Đồ tri tự xứ ninh tri tán
Đản thức phù thời ná thức trầm
Đại để trung thiên phong khí ác
Tảo quy hồ hải tiện nan tầm.

Dịch nghĩa :

Bèo mọc trong ruộng nước nhỏ như cái kim
Rễ bám vào đâu không ai biết,
Không ăn sâu Bèo đã không gốc rễ,
Không có lá, không có cả cành.
Tuy rằng họp lại đấy nhưng tan rã cũng rất nhanh
Chỉ một trận gió là tan tác
Nếu lại gặp phải khi trời xấu, bão gió
Thì quét một trận là ra hồ, ra bể không còn ai thấy vết tích nữa.

Mạc đăng Dung phải mời trạng nguyên Giáp Hải hoạ lại bài thơ:

Cẩm lân mật mật bất dung châm
Đái diệp liên căn bởi kế thâm
Thường dữ bạch vân tranh thuỷ diện
Khăng giao hồng nhật truy ba tâm
Thiên trung lãng đã thành nan phá
Vạn trận phong suy vĩnh bất trâm
Đa thiếu ngơ long tàng nghiền lý
Thái công vô kế hạ câu tầm

Dịch nghĩa:

Bèo kết lại với nhau dày đặc như vẩy gấm
Dù cái kim chui qua cũng không lọt
Cành rễ liền nhau, mọc chằng chịt ăn rất sâu
Thường cùng đám mây trắng tranh vẻ đẹp trên mặt nước.
Và làm cho vầng hồng kia cũng không sao chiếu xuống được đáy nước
Ngọn sóng dù lớn tới đâu cũng không làm chìm phá nổi
Gió bãi dù lớn tới đâu cũng không làm chìm nổi bèo
Ở dưới có nhiều cá rồng ẩn núp
Dù tài câu thả của Lã Vọng cũng khó thả câu được.

Bài thơ hoạ vừa chỉnh vừa đanh thép, khiến Cửu Loan và Mao Bá Ôn không dám cho quân vượt biên giới vào nước ta. 

SẮC MỆNH CHI BẢO


Cái ấn này dập trong đạo sắc của Phan Huy Ích, người làng Thuỳ Thuế (Tổng Lật Sài, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây) do vua Quang Trung ngày 18 tháng 2 nhuận, hiệu Quang Trung thứ 5 (l792) gia phong: đặc tiến kim tử vinh lộc thượng đại phu thị trung ngự sử, Thuỵ Nham hầu, tư chính khanh thượng tự.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #112 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2009, 05:21:30 pm »

BÀI THƠ DO VUA CÀN LONG NGỰ BÚT VÀ TẶNG VUA QUANG TRUNG

Doanh phiên nhập chúc, thị thời tuần
Sơ kiến, hồn như cựu thức thân
Y cổ vị văn lai Tượng quốc
Thắng triều vãng sự bỉ kim nhân !
Cửu kinh nhu viễn chi trùng dịch
Gia hội ơ kim miễn thế nhân
Võ yến, văn tu, thuận thiên đạo
Đại Thanh tộ vĩnh vạn thiên xuân 

Dịch nghĩa :

Nước phiên ngoài biển vào chúc phúc, gặp lúc ta đang đi tuần. Mới gặp nhau lần đầu mà thân mật y như quen biết đã lâu. Từ xưa chưa nghe nói chính vua nước Nam thân đến triều cận bao giờ. Nhà Thanh cho việc triều trước đã bị diệt (thắng triều) đòi cống người vàng là đáng bỉ. Đạo vỗ về người xa (nhu viễn nhân) là một trong chín đạo thường cửu kinh) làm việc quốc gia thiên hạ. Nhà Thanh rất kính trọng sự thông sứ. Gặp vận hội gia hanh như ngày nay, nước Nam nên cố gắng thể theo lòng nhân của ta  Thuận theo đạo trời, ta xếp việc võ, sửa việc văn. Tộ vận nhà Đại Thanh được lâu dài hàng muôn nghìn xuân.

PHAN HUY ÍCH THAY MẶT QUANG TRUNG HỌA LẠI BÀI THƠ ĐỂ ĐÁP VUA THANH:

Thượng tái cung chiêm ngọc lộ tuần
Khuynh quỳ nhất niệm hiệu tôn thân
Ba trường quế hải tuân hầu độ
Nhật noãn minh giai kiến thánh nhân
Vạn lý thê hàng qui hữu cực
Cửu thiên vũ lộ mộc đồng nhân
Kiến hành cảnh ngưỡng vộ cương thọ
Phổ suốt tơ đào, để thế xuân.

Dịch nghĩa:

Lên nơi quan tái, gặp lúc nhà vua ngự xe ngọc lộ đi tuần thú. Tấc lòng tôn thần của chúng tôi thành thật như cây quỳ hướng về phía mặt trời.
Bể Quế (chỉ bóng nước Nam) được lặng sóng (nghĩa là thái bình), chúng tôi giữ theo cái pháp độ làm một nước chư hầu - chúng tôi được thấy thánh nhân khi đến chỗ thềm mọc cỏ minh giáp (thứ cỏ báo điềm lành) dưới bóng mặt trời ấm áp - Muôn dặm trèo non vượt biển để quy phục nhà vua - Mưa móc xuống từ chín tầng trời, cây cỏ được tắm gội trong bầu “nhất thị đồng tâm” (lòng nhân coi muôn vật đều đáng thương cả). Ngửa thấy nhà vua thể theo tượng Kiền (trời), vận hành không nghỉ, ngài tất hưởng thọ vô cùng - Khắp dưới gầm trời suốt đến bốn biển, đâu đâu cũng được hả hệ trong bóng xuân của dời đế.

Trong bữa tiệc vua Càn Long ban, hai sứ thần của ta, Phan Huy Ích và Vũ Huy Tấn, được đặc cách đến bên ngự toạ vua Càn Long được ban thứ rượu “đế hồ” đựng trong chén bích ngọc do chính tay vua Càn Long rót mời .

(Bản dịch nghĩa hai bài thơ do Hoa Bằng dịch).  Vua Càn Long châu phê: thi diệc giai thoả (thơ cũng hay mà êm) .
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2009, 08:38:38 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #113 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 12:01:14 am »

SÁCH THAM KHẢO CHÍNH


- Ngô Sĩ Liên – Đại Việt sử ký toàn thư tập I, II, II, IV NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1972.

- Một nhóm sử gia Đại Việt sử ký tục biên (1676 – 1789) - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội 2001. 

- Ngô Thì Sĩ - Đại Việt sử ký tiền biên - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1997

- Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam Lịch sử Việt Nam, Tập I, II - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội 1971.

- Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tần, Lương Ninh - Lịch sử Việt Nam Tập I - NXB Khoa học Xã hội - Tập I, Hà Nội - 1983.

- Nguyễn Khắc Viện - Việt Nam - unc longghist oire. Editions on langues ètramgères - Hà Nội 1987

- Khuyết danh - Đại Việt sử lược. NXB TP. Hồ Chí Minh - 1993.

- Yang Baoyun - Colltribution à l’histoire de la principaute des Nguyễn au Vietnam méridional (1600 - 1775) Editions Olizane/Etudes orientales Genève 1992. .

- Lê Tắc – An Nam chí lược - Viện đại học Huế - Huế 19-1.

- Nguyễn Đình Dầu - Địa lý lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh trong Địa chỉ văn hoá thành phố Hồ Chí Minh - NXB TP. Hồ Chí Minh - 1987. 

- Dorohiem, Dohamide - Dân tộc Chàm lược sử - Tác giả xuất bản - Thành phố Hồ Chí Minh

- Trần Thị Băng Thanh - Ngô Thì Sĩ - NXB Khoa hcọ Xã hội - Hà Nội - 1992.

- Đào Duy Anh - Đất nước Việt Nam qua các đời - NXB Thuận Hoá 1994.

- Đồng Tập Minh – Sơ lược lịch sử Trung Quốc NXB Ngoại Văn - Bắc Kinh – 19…

- Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm – Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông Thế kur XIII - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1972.

- Hoa Bằng - Quang Trung Anh hùng dân tộc - NXB Văn hoá Thông tin - Hà Nội - 1998.

- Hoàng Xuân Hãn - Lý Thường Kiệt, Lịch sử ngoại giao và tôn giáo triều Lý - NXB Hà Nội - 1990.

- Hội khoa học Lịch sử Việt Nam - Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử  - Hội khoa học lịch sử Việt Nam - Hà Nội - 1996.

- P.B.Lafont - Los frontières de la péninsule indochinoise - Editions L’harmattan - Paris - 1999.

- Lương Minh - Lịch sử trung đại thế giới quyển I - NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp - Hà Nội -1964.

- Nguyễn Anh Thái, Dương Thanh Tịnh, Ngô Phương Bá - Lịch sử Trung Quôc - NXB Giáo dục- Hà Nội - 1991.

- Ngô Gia Văn Phái - Hoàng Lê nhất thống chí - NXB Văn học - Hà Nội 1994.

- Như Hiền -  Nguyễn Ngọc Hiên -Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - NXB Văn học - Thành phố Hồ Chí Minh - 1997.

- Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố - Đại Nam dật sử - Sử ta so với sử Tàu - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam- Hà Nội - 1997.

- Quách Tấn - Quách Giao - Nhà Tây Sơn - Sở văn hoá và Thông tin Nghĩa Bình - 1998.

- Đỗ Bang – Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung - Sở Văn hoá Thông tin Trị Thiên Huế - 1988 .

- Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - Hà Nội 1992. 

- Nguyễn Lương Bích - Nguyễn Trái đánhh giặc cứu nước - NXB Quân đội Nhân dân - Hà Nội - 1973. 

- Ngô Thì Nhậm - Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1978. 

- Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn - Khởi nghĩa Lanh Sơn - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1977. 

- Phan Huy Lê, Bùi Danh Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tấm, Trần Bá Chí: Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc – NXB Quân đội Nhân dân - Hà Nội - 1976.

- Stikhvinski, L. Perelomov - La Chine et ses voisins dans l’antiquité et au Moyell Age - Editions du Progrès, Moscou 1981 .

- Viện nghiên cứu Đông Nam á - Lịch sử Lào - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1997.

- Viện nghiên cứu Hán Nôm - Hội Tao Đàn - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1994.

- Viện nghiên cứu Hán Nôm - Thơ văn Lê Thánh Tông - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1986. 

- Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Quang Trung Nguyễn Huệ với chiếm thắng Ngọc Hồi – Đống Đa-Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Hà Nội - 1992. 

- Viện sử học - Nguyễn Trãi toàn tập - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội.

- Viện Văn học - Thơ văn Lý Trần - Ba tập - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1977.

- Vũ Dương Minh - Lịch sử Vương quốc Thái Lan - NXB Hà Nội – 1994.

- Will Durant - Lịch sử văn minh Trung Quốcc - Trung tâm thông tin Đại học Sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh.


- HẾT -
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM