Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:08:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn  (Đọc 99590 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #180 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 12:30:08 am »

Góp phần trong việc giải quyết nhiều vấn đề chính trị, quân sự quan trọng của triều đình thời Lê Hoàn, Vạn Hạnh đã có những ý kiến thể hiện sự hiểu biết và khả năng tiên liệu chính xác tình hình của mình, được Lê Hoàn tin nghe theo, Thiền uyển tập anh chép:

“năm Thiên Phúc thứ nhất (980) nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân sang xâm lược nước ta, đóng quân ở gò Tử Cương núi Giáp Lãng. vua mời sư (Vạn Hạnh) đến hỏi tình thế thắng bại thế nào. Sư đáp: Chỉ trong ba, bẩy ngày giặc tất phải lui. Sau quả đúng như thế. Vua muốn đi đánh Chiêm Thành, cùng bàn bạc với triều thần, nhưng chưa quyết. Sư tâu vua xin cấp tốc tiến quân, nếu không sẽ lỡ dịp. Vua bèn đem quân đi đánh”.

Chúng tôi cho rằng đây là một chi tiết cần chú ý trong việc tìm hiểu quá trình sư Vạn Hạnh “tiến hành vận động” đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, Vạn Hạnh đã khai thác và sử dụng những câu sấm ký - loại hình về mặt nào đó gần gũi và khiến người ta dễ có sự liên tưởng với những câu tụng niệm mang tính thần bí tu hành của lật giáo. Vạn Hạnh đã sừ dụng nó như một công cụ để khẳng định việc nhà Lý lấy ngôi là do mệnh trời”. Lời sấm ký là điềm báo trước qua đó tạo nên/và tìm sự ủng hộ của đông đảo dư luận  quả nhiên thu được toàn thắng”. (1)

So với Khuông Việt - vị Tăng thống của cả hai triều Đinh và Tiền Lê, Vạn Hạnh dường như là trường hợp “ngoại lệ” bởi tuy không nắm giữ chức vị tăng quan quan trọng nào của triều đình, lại là người có lẽ không liên tục ở kinh đô Hoa Lư (2) nhưng đối với Lê Hoàn, Vạn Hạnh luôn được “đặc biệt tôn kính”, thể hiện qua việc vua đã tham vấn ý kiến của sư trong hai vấn đề hệ trọng của triều đình bấy giờ: đó là đánh Tống và đánh Chiêm, nếu như những ghi chép của Thiền uyển tập anh về việc những ý kiến của Vạn Hạnh được Lê Hoàn tin nghe, giúp cho Lê Hoàn thêm vững tin vào những quyết định của mình, do đó đã đạt được những thắng lợi quan trọng về quân sự là chân thực, thì như thế, ảnh hường của Vạn Hạnh đối với Lê Hoàn và triều đình hẳn phải rất sâu sắc.

Cũng bởi uy tín cao của bản thân đối với triều đình Lê Hoàn mà sư Vạn Hạnh càng có thêm điều kiện trong việc tiến cử với triều đình những người mà ông cho là tài năng và có thể trọng dụng, hẳn trong nhiều lần vào kinh đô Hoa Lư, ông đã đưa theo Lý Công Uẩn - người mà ông nuôi dạy từ bé và đặt nhiều kỳ vọng ở nhân vật này vào triều đình Hoa Lư tiến cử, bắt đầu với việc giữ một chức quan nhỏ trong đội cấm quân của Lê Hoàn, bước đầu tạo cho Lý Công Uẩn một vị trí nhất định trong triều.

Về gia đình và tuổi thơ của Lý Công Uẩn, còn có nhiều điểm nghi vấn và chưa sáng tỏ về nguồn gốc, cha mẹ đích thực của ông, Toàn thư chỉ ghi Công Uẩn có “mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ năm (974) thời Đinh”, và khi Lý Công Uẩn “mới 3 tuổi, mẹ ẵm đến nhà sư Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi”, rồi lúc còn nhỏ đi học nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh”. (3)

Chính sử chỉ ghi vậy, nhưng truyền thuyết dân gian ở quê hương Lý Công Uẩn thì cho rằng Công Uẩn chính là con của thánh Vạn” (tức sư Vạn Hạnh) và bà hộ chùa chùa Tràng Liêu là Phạm Thị, Công Uẩn được sinh chính tại quê mẹ: làng Dương Lôi/Đình Sấm (dân gian ghi nhận việc này qua câu thành ngữ ở Đình Sấm: “Nở Đường Sau. đau chùa Dặn”), sau đó được sư Khánh Văn (em của sư Vạn Hạnh) và Vạn Hạnh trực tiếp nuôi, dạy học trong chùa Cổ Pháp (chùa Dặn) và chùa Lục Tổ.

Như vậy, dẫu còn nhiều điểm chưa và rất khó để có thể làm sáng tỏ về thân thế, gốc tích thực sự của Lý Công Uẩn nhưng rõ ràng rằng Lý Công Uẩn ngay từ khi còn nhỏ. sống trong chùa, là con nuôi, được những vị đại sư nổi tiếng đương thời trực tiếp nuôi dưỡng và dạy bảo, chắc chắn ông đã chịu sự giáo dục mang dục ấn mạnh mẽ của Phật giáo, trong suốt quá trình nuôi dạy đó, Vạn Hạnh là người giữ vị trí đặc biệt.


_________________
(1) Thiền uyển tập anh. sđd. tr. 188- 189.
(2) Thư tịch cũ và các tài liệu dân gian cho biết thiên sư Vạn Hạnh từng tu hành tại chùa Tràng (Trường) Liêu (tục gọi là chùa Lào) và trụ trì chùa Lục Tổ ở chân núi Tiêu Sơn (nay đều thuộc tỉnh Bắc Ninh).
(4) Đại Việt sử ký toàn thư. sđd . tr. 240.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #181 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 12:34:14 am »

Giữa Vạn Hạnh và Lý Công Uẩn, dù Vạn Hạnh chính là cha đẻ hay chỉ là người có công trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục Công Uẩn thuở nhỏ thì quan hệ giữa hai con người này chắc chắn đều rất sâu đậm. Vạn Hạnh đã dồn nhiều tâm sức để nuôi dạy cho Công Uẩn trưởng thành, rồi dần sắp đặt để đưa ông tham chính và tiến đến bước cao nhất là chuẩn bị các điều kiện tác động để ngôi của họ Lê chuyển sang được cho họ Lý, quá  trình vận động này chắc chắn có sự tính toán. chuẩn bị khá kỹ Lưỡng và lâu dài của sư Vạn Hạnh. Sâu chuỗi những sự kiện được biên chép trong thư tịch cổ, chúng ta càng thấy rõ hơn điều này.

Nuôi dưỡng Công Uẩn từ nhỏ. Vạn Hạnh đã sớm nhận ra khí chất của con người này, thư tịch cũ ghi lại việc Lý Công Uẩn “bé đã thông minh. vẻ người tuấn tú khác thường” nên khi được đưa đến học ở chùa Lục Tổ, Vạn Hạnh thấy đã khen ngay rằng: “đứa bé này không phải là người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”. (1)  Lời nhận xét này tự nó đã phần nào bộc lộ ý định từ rất sớm của Vạn Hạnh đối với Công Uẩn.

Với tầm nhìn xa, tiên liệu được thời cuộc, lại khá gần gũi Lê Hoàn, nuôi dưỡng Công Uẩn từ nhỏ, Vạn Hạnh dường như rất hiểu cả hai con người này, đối với vị vua khai sáng triều Tiền Lê, có ‘lẽ ‘đã nhìn thấy cái được và chưa làm được ở con người Lê Hoàn, dự liệu trước được kết cục của triều đình Tiền Lê sau Lê Hoàn.

Là người có sự nghiệp võ công hiển hách, dẹp yên được nạn cát cứ, thống nhất được quốc gia, chăm lo tới phát triển kinh tế, phục hồi văn hoá truyền thống nhưng với gia đình thì Lê Hoàn đã có phần “nhãng” mất việc “tề gia”, cái mầm họa rối ren sau khi Lê Hoàn mất năm 1005 có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ điều này.

Lê Hoàn có 11 hoàng tử, ngay khi Lê Hoàn vừa băng hà, các hoàng tử đã đánh lẫn nhau để tranh giành ngôi báu, 7 tháng sau đó, Long Việt mới được đưa lên ngôi, nhưng chỉ có 3 ngày, Long Đĩnh lại giết anh cướp ngôi. Cục diện triều đình rối loạn, quan lại trong triều chia rẽ.
 
Chiếm ngôi bằng con đường bạo lực, khi ở ngôi, Lê Long Đĩnh còn tiếp tục có rất nhiều hành động tàn ác hơn, sử cũ lên án “vua tính hiếu sát, bạo ngược với dân chúng”. Sử còn chép một hành động của Long Đĩnh mà có lẽ đối với giới tăng lữ Phật giáo đương thời (vẫn đang còn có thế lực rất mạnh) chắc chắn là khó có thể chấp nhận được: có lần vua róc mía trên đầu sư Quách Ngang, giả vờ lỡ tay làm đầu sư bị thương chảy máu rồi cả cười, (2)

Cục thế triều đình Tiền Lê như vậy càng khiến cho Vạn Hạnh quyết tâm thực hiện nhanh hơn ý định của mình. Đương nhiên, trong việc này, không thể không kể đến mong muốn, ý định của chính bản thân Lý Công Uẩn. Khi Lê Long Việt (tức Lê Trung Tông) bị sát hại thời điểm đó, Lý Công Uẩn đã có một hành động khiến ông trở thành một nhân vật được đặt nhiều sự chú ý, trong khi “bầy tôi đều chạy trốn” thì “duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc”, vì thế khi Long Đĩnh lên ngôi, khâm phục lòng trung, “cho Công Uẩn làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ” (3), bảo vệ bốn mặt kinh thành, rồi sau tiếp tục được thăng lên làm Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, trông coi cấm quân, nắm một phần binh quyền quân đội bảo vệ kinh đô trong tay.
 
Vạn Hạnh cũng đã không ngần ngại trực tiếp bộc lộ ý định ủng hộ của mình đối với Lý Công Uẩn: mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân, chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nổi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết. để xem đức hoá của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một” (4).

Vạn Hạnh còn tích cực vận động một số trọng thần trong triều đình, mong tìm được sự hậu thuẫn về lực lượng cũng như qua họ gián tiếp tác động tới Lý Công Uẩn, Toàn thư đã ghi lại nhiều lần các cuộc đối thoại giữa quan Chi hậu Đào Cam Mộc với Công Uẩn:


___________________
(1) Đại Việt sử ký toàn thư. sđd. tr. 240.
(2) Đại Việt sử ký toàn thư. sđd. tr. 236.
(3) Đại Việt sử ký toàn thư. sđd. tr. 232.
(4) Đại Việt sử ký toàn thư. sđd. tr. 237-238.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #182 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2009, 12:39:47 am »

“Gần đây chúa thượng (chỉ Lê Ngọa Triều) ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, không kham nổi nhiều khó khăn.  Mọi việc phiền nhiễu thần linh không ưa, dân chúng nhao nhác, mong tìm chân chúa. Sao Thân vệ không nhân lúc này nghĩ ra mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa xem dấu cũ của Thang Vũ, gần xem việc làm của Đinh - Lê, trên thuận lòng trời, dưới theo ý dân, mà cứ muốn khư khư giữ tiểu tiết làm gì” và: “người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi... Đây là lúc trời trao người theo, Thân vệ còn nghi ngại gì nữa?”. Công Uẩn nói: “Tôi đã hiểu rõ ý ông, không khác gì ý của Vạn Hạnh...” (1).
 
Không ai khác, chính sư Vạn Hạnh, để tạo sự ủng hộ rộng rãi của dư luận, đã “mượn” việc cây gạo ở quê ngoại Công Uẩn bị sét đánh mà làm nên câu chuyện sấm ký, và cũng chính Vạn Hạnh đã giải thích bài sấm ký này, rằng đó chính là điềm báo của việc nhà Lê sắp hết, nhà Lý sẽ thay: “ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỹ dấu sét đánh thấy có chữ: Thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh. hoà đao mộc lạc. thập bát tử thành. . . (Gốc cây thăm thẳm, ngọn cây xanh xanh, cây hoà đao rụng, mười tám hạt thành...), Sư Vạn Hạnh tự đoán riêng rằng: “Thụ căn diểu diểu’, chữ căn nghĩa là gốc, gốc tức là vua, chữ diều đồng âm với yểu, nên hiểu là yểu. “Mộc biểu thanh thanh”, chữ biểu nghĩa là ngọn, ngọn tức là bề tôi, chữ thanh. . . âm gần giống với thanh... nghĩa là thịnh; hoà, đao, mộc ghép lại là chữ Lê, Thập, bát, tử là chữ Lý... Mấy câu này ý nói là vua thì non yểu, bề tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên” (2).

Hẳn là trong dân gian, và ngay cả đối với triều đình, nội dung bài sấm ký theo cách lý giải của Vạn Hạnh đã có tác động không nhỏ khi mà đương thời, Vạn Hạnh được coi là người “nói ra điều gì, thiên hạ đều coi như lời sấm ngữ”. Có lẽ vì thế mà dấu ấn về bài sấm ký đó còn tồn tại sâu đậm và lâu dài trong ký ức nhiều lớp người ở quê hương Của Lý Công Uẩn, thành tên đất, tên làng, tên chùa (3).

Những câu chuyện về điềm báo trước ứng nghiệm cho việc Lý Công Uẩn sẽ lên làm vua: “trước ở viện Cảm Tuyển chùa ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông đen thành hình hai chữ “thiên tử”. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Đến nay, vua sinh năm Giáp Tuất lên làm thiên tử, quả là ứng  nghiệm” (4), hay “xung quanh mộ Hiển Khánh đại vương (tước hiệu Lý Công Uẩn truy phong cho sau khi lên ngôi) ban đêm nghe tiếng tụng kinh râm ran, cây đa ở chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ “quốc” sư đều biện giải được, tất cả đều hợp vời điềm Lê suy Lý dấy” (5) ... dường như đều có sự ra tay sắp đặt của sư Vạn Hạnh.

Như thế là, lớn lên trong sự nuôi dưỡng và giáo dục của nhà chùa, trưởng thành dưới triều Tiền Lê từ một chức võ quan, nhờ vai trò to lớn của sư Vạn Hạnh - một nhân vật xuất chúng, tiêu biểu cho lực lượng tăng lữ Phật giáo đương thời, Lý Công Uẩn đã nắm lấy thời cơ, nhận lấy “thiên mệnh”, lập nên một triều đại mới. Đối với quá trình khởi lập vương triều Lý, Vạn Hạnh chính là người đã chuẩn bị những điều kiện vững vàng và “đạo diễn” cho cuộc thay đổi triều đại, là một chỗ dựa tinh thần cho ông vua sáng nghiệp triều Lý.


____________________
(1) Đại Việt sử ký toàn thư. sđd. sđd, tr 238.
(2) Đại Việt sử ký toàn thư. sđd, tr. 237.
(3) Quê ngoại của Lý Công Uẩn là làng Đình Sấm/Dương Lôi (nay thuộc xã Tân Hồng. huyện Từ Sơn. Bắc Ninh), trong làng có ngôi chùa Cha Lư. theo GS. Trần Quốc vượng, thực ra. bản thân cụm từ Cha Lư có nghĩa là Sấm Cha Lư tự nghĩa là chùa Sấm gắn với câu chuyện cây gạo bị sét đánh làm “lộ” ra bài sâm ký năm xưa. Xem Trần Quốc vượng: Cổ Pháp - Thiên Đức - Kinh Bắc quê hương nhà Lý in trong: Kỷ yếu hội thảo khoa học Lý Công Uẩn và vương triều Lý.  Nxb ĐHQG. HN. 2001, tr. 76
(4) Đại Việt sử ký toàn thư, sđd . tr. 240
(5) Thiền uyển tập anh. sđd, tr. 190.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #183 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 08:13:17 pm »

Cũng bởi thế, nhắc lại và khẳng định công lao của Vạn Hạnh, sau này vua Lý Thái Tông đã ca tụng sư bằng bài kệ truy tán:

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky (cơ)
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ.

(Vạn Hạnh thông ba cõi
Lời sư nghiệm sấm thi
Từ làng quê Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh kỳ)
(1).

Như vậy, thời Tiền Lê - đặc biệt dưới thời kỳ Lê Hoàn trị vì - qua ghi chép của thư tịch cũ, cùng với những truyền thuyết dân gian liên quan và đề cập đến các sự kiện, các nhân vật tiêu biểu trong đội ngũ tăng lữ Phật giáo đương thời trong các hoạt động của triều đình, trước yêu cầu của thực tế quản lý, bảo vệ đất nước, Phật giáo vẫn tiếp tục được trọng dụng, đội ngũ trí thức tăng lữ, thậm chí, còn có phần hậu đãi hơn nhà Đinh trước đó, bằng chứng là vai trò của một số vị đại sư rất được đề cao trong triều, họ là những “cố vấn cao cấp” cho Lê Hoàn trong việc giải quyết các vấn đề quân sự, đối ngoại . . .

Giữa các nhân vật tiêu biểu của giới trí thức tăng lữ tham chính thời kỳ này, nổi lên vai trò của thiền sư Vạn Hạnh. Đối với triều đình của Lê Hoàn, Vạn Hạnh là vị cố vấn giúp vua hoàn thành được quyết tâm bảo vệ đất nước trước nạn ngoại xâm, mở rộng ảnh hưởng xuống phía nam. Đối với Lý Công Uẩn và vương triều Lý, Vạn Hạnh chẳng những có công rèn đúc ý chí, đào tạo nhân cách cho vị vua sáng nghiệp mà còn giúp Lý Công Uẩn hội tụ đầy đủ các điều kiện để làm cuộc đổi ngôi, thay thế một triều đại đã suy vi.

Đại Cồ Việt trong những năm cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI dù có rất nhiều những biến động chính trị, nhưng nếu bỏ qua một bên những biến động đó thì thấy rằng thay thế triều Tiền Lê, sáng nghiệp triều Lý, Lý Công Uẩn đã thừa hưởng được của triều đại trước rất nhiều những thành quả quan trọng - trong đó có công lao rất lớn thuộc về Lê Hoàn - thành quả đấy là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, là nền độc lập của dân tộc được bảo vệ vững chắc sau hai chiến công oanh hệt chống Nam Hán và chống Tống, là truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc hơn lúc nào đang hội tụ đầy đủ các điều kiện để phục hồi và phát triển.., điều đó đặt ra cho triều Lý rất nhiều cơ hội và cũng là những thách thức to lớn, mà trước hết, cho vị vua sáng nghiệp triều Lý.



VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ ĐÔNG Á THẾ KỶ X


TS. Nguyễn Văn Kim
Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV. Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Ý thức dân tộc và hành trình giành độc lập dân tộc.

Trong tiến trình phát triển lịch sử, văn hoá lâu dài của các dân tộc trên thế giới thực ra mỗi giai đoạn hoặc thời đại lịch sử đều chứa đựng trong đó những ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, do những vận động nội tại cũng như tác động của những nhân tố ngoại sinh mà nhiều quốc gia đã diễn ra những chuyển biến xã hội hết sức sâu sắc và căn bản để rồi chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn đã đạt đến một trình độ và dạng thức phát triển mới, cao hơn.

Đối với lịch sử Việt Nam “thế kỷ X đánh dấu một chuyển biến lớn lao về nhiều mặt có ý nghĩa như một bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Tất cả những chuyển biến đó đều xoay quanh một trục trung tâm là chống Bắc thuộc giành độc lập dân tộc, chấm dứt hoạ mất nước kéo dài hơn nghìn năm và mở ra một thời kỳ phát triển độc lập của đất nước” (2) .


_______________________
(1) Thiền uyển tập anh. sđd, tr. 192.
(2) Phan Huy Lê: Về tính chất của nhà nước Khúc - Dương - Ngô - Đinh - Tiền; trong Tìm về cội nguồn, Nxb Thế Giới, Tập 1I, 1999. tr.17

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #184 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 08:15:33 pm »

Thế kỷ X ghi dấu trong lịch sử Việt Nam là thế kỷ của những cuộc đấu tranh liên tục và vô cùng anh dũng của dân tộc ta nhằm quyết tâm giành lại nền độc lập. Trong những thời điểm trọng đại của thế kỷ bản lề đó, tổ tiên ta không những đã giành được độc lập sau hơn mười thế kỷ chịu ách nô lệ mà hơn thế, còn đã bảo vệ thành công chủ quyền đất nước đồng thời từng bước xây dựng và củng cố chính quyền với vị thế của một dân tộc tự cường.

Trong những bước đi đầu tiên sau ngày độc lập, các bậc tiền nhân vừa chủ Trường một lối ứng xử mềm dẻo, khoan hoà vừa sẵn sàng tạo nên những kháng lực cần thiết trước áp chế mạnh mẽ, liên tục từ phương Bắc. Tinh thần và võ công oanh liệt đó gắn liền với tên tuổi của họ Khúc (905-917), họ Dương (931-937) và các triều Ngô (939-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-l009).

Nhìn nhận lịch sử dân tộc như một dòng chảy để thấy tính phát triển liên tục của nó là yêu cầu cần thiết trong nghiên cứu nhưng ngay một dòng chảy được coi là thuần khiết nhất vẫn và bao giờ cũng là sự kết tụ của nhiều mạch nguồn văn hoá khác nhau (1).

Do vậy, việc đưa ra những lát cắt về thời gian sẽ tạo thêm cho chúng ta cơ hội nhìn nhận, chiêm nghiệm về lịch sử dân tộc một cách sâu hơn, rộng hơn và khách quan hơn trong mối tương quan với môi trường chính trị, văn hoá khu vực. Với ý nghĩa đó, là một dòng chảy mạnh mẽ, đầy sinh lực của văn minh Đông á, lịch sử - văn hoá Việt Nam, một quốc gia nằm ở vị thế hội giao giữa hai khu vực Đông Bắc á (Thế giới Trung Hoa) và một quần tụ các dân tộc Đông Nam á (Thế giới Đông Nam á), đã luôn chia sẻ và chịu tác động sâu sắc của môi trường xã hội, chính trị khu vực trên cả phổ rộng và chiều sâu lịch sử. (2)

Chúng ta đều biết, năm 907 với việc Chu Toàn Chung phế truất Đường Ai Đế rồi tự xưng là hoàng đế, nhà Đường (618-907), một trong những thời đại cường thịnh nhất của lịch sử Trung Hoa đã chấm dứt 289 năm nắm giữ quyền lực của mình.

Trong gần ba thế kỷ, bên cạnh việc sản sinh ra nhiều di sản văn hoá rực rỡ, nhà Đường còn được coi là một đế chế mạnh có ảnh hưởng rộng lớn với bên ngoài. Sự hình thành hai Con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển trong thời đại này cũng góp thêm minh chứng cho thấy tầm nhìn của Trường An và mức độ ảnh hưởng của một trung tâm kinh tế luôn được coi là giàu tiềm năng nhất của châu á.

Do vậy, sự kiện năm 907 không chỉ là sự chấm dứt của một triều đại lớn trong lịch sử Trung Quốc mà còn là sự đứt gãy và đổ vỡ của cả một hệ thống được dày công kiến lập của đế chế Trung Hoa với các quốc gia vốn vẫn chịu sự nô dịch, quản chế bởi phương Bắc.

Điều đáng chú ý là, sau khi nhà Đường để mất quyền lực chính trị trung tâm ở Trung Quốc, trong vòng hơn nửa thế kỷ  (907-960), không có một lực lượng chính trị hay triều đại nào có thể vươn lên giữ tầm thế của một triều đại lớn. Trong giai đoạn chuyển giao quyền lực từ nhà Đường sang nhà Tống (960- 1279), lịch sử Trung Hoa trải qua một thời kỳ phân liệt mạnh mẽ mà nhiều nhà nghiên cứu vẫn gọi đó là “Thời Ngũ đại - Thập quốc” với các triều: Hậu Lương (907-923), Hậu Đường (923-936), Hậu Tấn (936-947), Hậu Hán (947-950) và Hậu Chu (951 -960).


____________________
(1) Về luận điểm này GS. Trần Quốc Vượng từng viết: “Thời đại Hùng Vương là một tổng hợp lớn dầu tiên của lịch sử nước nhà. trôi khó dòng thừa nhận rằng, văn hoá Đông Sơn và nên văn minh Việt cổ chỉ là sự kế tục nâng cao và mở rộng của độc một dòng chảy Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun từ đầu thời đại đồng đến đầu thời đại sắt. Tiến hoá lịch sử không bao giờ và không ở đâu là một tiến hoá đơn tuyến. Tôi nhận ra ở Đông Sơn đủ mọi tinh tuý của các cộng đồng tộc người đã làm nên một Đông Nam á đặc thù”. Xem Trần Quốc Vượng: Theo dòng lịch sử - Những Vùng đất, Thần và Tâm thức người Việt, Nxb Văn Hoá, HN. 1996, tr.11
(2) Khái niệm “thế giới” ở đây được sử dụng nhằm để chỉ một không gian địa - kinh tê. địa - văn hoá trong đó các quốc gia khu vực cùng nhau chia sẻ những giá trị chung như: nền tảng kinh tế, thiết chế chính trị, tôn giáo...
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #185 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 08:19:36 pm »

Như vậy, so với nhà Đường và những triều đại trước đó, các triều đại thời Ngũ đại - Thập quốc đều tương đối yếu và khoảng thời gian tồn tại của mỗi triều đại khá ngắn.  Tính trung bình, mỗi triều đại chỉ giữ được vương quyền trên một thập kỷ. Khoảng thời gian đó, không đủ để các triều đại này xây dựng một chính quyền mạnh duy trì địa vị thống trị và ổn định xã hội trong nước cũng như thực hiện một chính sách bành trướng mạnh mẽ ra bên ngoài  (1).

Trong bối cảnh đó, với tinh thần dân tộc không ngừng được hun đúc qua các cuộc đấu tranh chống ách nô dịch của phương Bắc, nhận thấy triều chính nhà Đường đã suy vi; nắm bắt thời cơ thuận lợi, dân tộc ta đã đứng lên giành lại nền độc lập.

Trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 trước quân Nam Hán, đã tạo nên một “Truyền thống Bạch Đằng” với ý thức dân lộc sâu sắc. Thắng lợi đó đã khẳng định niềm tin của dân tộc ta về khả đăng chúng ta có thể và hoàn toàn có đủ sức mạnh ý chí để giành và bảo vệ được nền độc lập dân tộc.

Đúng như nhà sử học thời Lê Trung hưng là Ngô Thì Sỹ (1726 - 1780) nhận xét: “Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống.  Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng một thời bấy giờ mà thôi đâu”. (2).

Mười thế kỷ sau nhìn lại, trong công trình nghiên cứu nổi tiếng “Sự sinh thành của Việt Nam” (The Birth of Vietnam), nhà sử học Mỹ Keith Wener Taylor cũng cho rằng: trận đánh trên sông Bạch Đằng đã diễn ra vào mùa thu năm 938. Trong tâm thức của người Việt đó chính là sự kiện trọng đại trên con đường vươn tới giành độc lập dân tộc. Trận đánh đã tác động mạnh mẽ đến nhân dân thời đại đó đồng thời là động lực trực tiếp để đi đến việc xoá bỏ mô thức thống trị của nhà Đường và khẳng định sự hiện diện của vị vua Việt Nam cầu tiên vào thế kỷ X” (3).

Từ cái nhìn tương quan với lịch sử khu vực, chiến thắng Bạch Đằng còn thể hiện sự mẫn cảm chính trị của cha ông ta trước những biến thiên của môi trường xã hội, chính trị khu vực. Sau hơn một thiên niên kỷ bị nô dịch trực tiếp, bị biến thành quận, huyện của đế chế phương Bắc nhưng ý chí giành độc lập dân tộc vẫn được duy tồn, nung nấu trong mỗi con người và làng quê Việt. Ở đó nhiều tầng lớp xã hội cùng chung sống, cùng chia sẻ thế giới tâm linh, những giá trị cộng đồng và nuôi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc với huyền thoại Mẹ và tình cảm Đồng bào cùng sinh ra từ bọc trăm trứng.

Như vậy, từ rất lâu, trong lịch sử Việt Nam, các cộng đồng làng đã tồn tại song song cùng với cộng đồng siêu làng. “Sở dĩ các thành viên làng xã ngoài ý thức cộng đồng làng, có được ý thức cộng đồng dân tộc là vì cùng với làng, từ lâu đời, đã có sự tồn tại của cộng đồng siêu làng mà người ta có thể cảm nhận được qua những mối liên hệ làng và siêu làng” (4). Do vậy, “khi cộng đồng tộc người đã tiến đến trình độ dân tộc thì cộng đồng siêu làng lớn nhất là nước, là dân tộc” (5).
 
Nhân đây, cũng phải nói thêm rằng, có một số nhà nghiên cứu quốc tế đã từng đưa ra ý kiến là: “Sở dĩ Việt Nam giành được độc lập thế kỷ X vì từ thế VII, nhà Đường đã khai mở được con đường tơ lụa trên biển. Do vậy, tuyến đường bộ tiến xuống Đông Nam á chạy qua lãnh thổ Việt Nam không còn thật cần thiết nữa”?


_______________________
(1) Nguyền Văn Kim: vương triều Lê trong bồi cảnh lịch sử, chính trị khu vực Đông Bắc á thế kỷ XI - XIII trong Nhật Bản với chân á – Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.  2003
(2) Ngô Thời Sỹ : Việt sử tiêu án. Nxb Thanh Niên. 2001 . tr.90
(3) Keith Wener Taylor: The Birth of  VietNam, university of California Press. 1983. p.269
(4) & (5) Hà Văn Tấn: Làng, liên làng và siêu làng (Mấy suy nghĩ về phương pháp) trong: Khoa Lịch sử. Trường ĐH KHXH & NV: một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995-2000), Nxb Chính trị Quốc gia. 2000. tr.54 và 53.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #186 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2009, 08:21:35 pm »

Thực ra, trong nhận thức của các triều đại phong kiến phương Bắc, Việt Nam không chỉ nằm trên tuyến giao thương trọng yếu mà còn là cửa ngõ, giữ vị thế địa chiến lược ở Đông Nam á. Đây cũng là một vùng đất giàu tiềm năng, có thể khai thác nhân lực và nguồn tài nguyên phong phú từ một vùng sinh thái phổ tạp, nhiệt đới, gió mùa để vừa bổ sung vừa bù lấp cho những thiếu hụt của trung tâm kinh tế vùng ôn đới Hoa Hạ. 

Điều đó lý giải vì sao ngay cả khi tuyến hải thương khu vực không ngừng được mở rộng và hoàn thiện thì các hoàng đế Trung Hoa cũng chưa bao giờ từ bỏ mưu đồ xâm lược vùng đất phương Nam. Thực tế lịch sử cho thấy, 43 năm sau thất bại của quân Nam Hán và đúng hai thập kỷ sau khi thiết lập, củng cố được quyền lực, nhà Tống lại sang xâm lược nước ta.

Để chuẩn bị tiến quân xuống phía nam, năm 980 Tống Thái Tông (976-998) đã ra một tờ chiếu thư sai Lư Đa Tốn. đưa sang đe doạ: “Nay ta đang chỉnh đốn xe cộ quân lính, truyền hiệu lệnh chiêng trống. Nếu chịu theo giáo hoá thì ta sẽ tha tội cho, nếu trái lệnh ta sẽ sai quân đánh. Theo hay chống, lành hay dữ, tự ngươi xét lấy” (1).

Trước hoạ xâm lăng của một đế chế lớn, quân dân Đại Cồ Việt đã kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập dân tộc và một lần nữa lại giành được thắng lợi. Trong điều kiện nền độc lập mới được khôi phục, chính quyền Tiền Lê phải luôn đối chọi với nhiều vấn đề chính trị - xã hội trong nước, lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức chiến tranh vệ quốc trên quy mô lớn nhưng kế thừa nghệ thuật quân sự của người xưa, dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (941 - 1005 ), lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam , quân và dân ta đã đập tan cuộc xâm lược của một đội quân chính quy do chính quyền trung ương, một đêl chêm hùng mạnh tiến hành.  Thắng lợi đó càng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và khẳng định bản lĩnh của một dân tộc trước những thách đố khắc nghiệt của lịch sử. “Thắng lợi đó đã đem lại cho Việt Nam gần một thế kỷ thoát khỏi áp lực từ phương Bắc. Trong khoảng thời gian đó, những nền tảng của một chính thể đã được thiết lập đồng thời tạo nên những cơ sở cho nền độc lập của Việt Nam được duy trì cho đến thế kỷ XIV” (2). 

Là những thành viên gắn bó mật thiết của xã hội Đông Bắc á, trước những biến đổi của Trường An, lịch sử Triều Tiên, Nhật Bản cũng diễn ra những chuyển biến sâu sắc. Trải qua thời gian, mặc dù .cả hai nước đều đã tiếp nhận nhiều ảnh hưởng lớn của văn minh Trung Hoa nhưng những tác động của yếu tố văn hoá ngoại sinh không những không làm triệt tiêu tinh thần dân tộc mà ngược lại càng nuôi dưỡng ý thức về một quốc gia có chủ quyền.

Tư tưởng Phật giáo dù đã thấm đượm trong văn hoá Triều Tiên và Nhật Bản từ thế kỷ VI nhưng dường như càng thấm sâu vào tư tưởng của nhiều tầng lớp xã hội bao nhiêu nó càng nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển hoàn thiện hệ thống luận lý của Sa1aman và Shinto, với tư cách là những tôn giáo bản địa, điểm tựa của tâm hồn và sự cố kết dân tộc.

Trong bối cảnh đó, sự suy thoái của nhà Đường là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng sa sút thế lực của vương quốc Shina (668-891). Nhân cơ hội thuận lợi, năm 918, Wang Kon (918-943 ), một quý tộc nhỏ vùng Kaesong, đã lập nên một triều đại lớn, triều Koryo (Triều Tiên) tồn tại từ năm 918 đến 1392.

Cuộc đấu tranh chính. trị và quân sự hết sức quyết liệt của Wang Kon nhằm tiêu diệt các thế lực chính trị đối lập đặc biệt là giới quý tộc Shina, một vương quốc luôn có mối liên hệ chặt chẽ và được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhà Đường. và Paekche đã diễn ra trong bối cảnh không có sự can thiệp của bên ngoài. Thắng lợi chính trị đó đã mở ra một thời kỳ phát triển thịnh trị, thống nhất của triều Koryo kéo dài 474 năm trong lịch sử bán đảo này.


____________________
(1) Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư). Nxb Khoa học xã hội. 1993. Tập 1. tr. 219
(2) Keith Wener Taylor: The Birth of Vietnam. University of Califomia Press. 1983. p.296
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #187 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 11:33:19 pm »

Đối với Nhật Bản, thế kỷ IX - X cũng đánh dấu những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội. Chế độ ban điền mà chính quyền trung ương chủ trương áp dụng từ sau Cải cách Taika (Đại Hoá 646-649) ngày càng bị vô hiệu hoá trong khi đó thì mô hình kinh tế trang viên (hoen) lại có khuynh hướng phát triển mạnh mẽ.

Tại các địa phương, thế lực của nhiều Võ sĩ đoàn (Bisnidan) dần lớn mạnh. Nhân khi nhà Đường sụp đổ, sau khoảng ba thế kỷ mở cửa tiếp nhận văn minh Trung Hoa, Nhật Bản cũng đã tự hạn chế quan hệ với Trung Quốc, tái tạo những di sản đã tiếp thu được và củng cố nền văn hoá bản địa của mình.

Như vậy là, vào thế kỷ X, bảng những mức độ và cách thức khác nhau, cả ba quốc gia trong khu vực Đông Bắc á đã thoát khỏi sự cương toả của Trung Hoa và mau chóng xây dựng cho mình một nhà nước độc lập.

2. Sự lựa chọn một mô hình phát triển

Sau khi giành được độc lập, một vấn đề lớn đồng thời cũng là một thách thức đặt ra đối với dân tộc ta lúc đó là sự lựa chọn mô hình phát triển phù hợp. Mặc dù các nguồn sử liệu trong và ngoài nước viết về vấn đề này rất khái lược nhưng qua đó cũng có thể giúp cho chúng ta hình dung về những biến chuyển căn bản trong nhận thức và con đường phát triển của dân tộc.

Trong vòng một thế kỷ, mô hình kiến lập Nhà nước đã chuyển dần từ thiết chế thời Đường sang thiết chế Tống. Sự lựa chọn đó càng được thể hiện rõ qua các triều đại Lý, Trần và Lê Sơ, tức là từ chỗ coi Phật giáo là nền tảng tư tưởng căn bản sang mô hình Nho giáo, với trọng tâm là học thuyết Trình - Chu mà hạt nhân là Lý học. Thiết chế đó tỏ ra mạnh mẽ hơn, tập quyền cao hơn và tương đối phù hợp với xu thế phát triển đất nước cùng tâm thế của các chính thể quân chủ thời bấy giờ. (1)  

Điều có thể thấy được là, tổ chức nhà nước từ họ Khúc đến Tiền Lê còn nhiều sư giản trên cả hai phương diện là thiết chế chính trị và tư tưởng. Chúng ta có thể lý giải về sự sư giản đó trong thiết chế Nhà nước thế kỷ X từ nhiều tác nhân xã hội và lịch sử. Nhưng chỉ xét riêng về nguồn gốc xuất thân cũng thấy, cùng với một số người đứng đầu các dòng họ lớn có thế lực như Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền “người Đường Lâm, đời đời là nhà quý tộc” (2) thì một số nhân vật được đưa lên ngọn trào dân tộc thời bấy giờ đã được sinh ra từ tầng lớp bình dân.

Không là hiện tượng ngoại biệt so với các dân tộc phương Đông khác, lịch sử luôn được huyền thoại hoá. Những sắc màu tâm linh huyền thoại đó không chỉ góp phần đem lại cho các thủ lĩnh chính trị sức mạnh trên con đuung vuun tưi quyền lực mà còn cả trong việc thực thi quyền lực và bảo vệ vương quyền.

Bên cạnh đó, về phương diện tư tưởng, trải qua hơn mười thế kỷ, Nho - Phật - Đạo đã sớm thâm nhập vào Việt Nam nhưng đều chưa hội đủ những điều kiện cần thiết để có thể khắc hoạ những dấu ấn sâu đậm với tư cách là một bệ đỡ về văn hoá và nền tảng cho việc xây dựng một đường lối trị quốc. 

Sự hoà trộn của tam giáo với vai trò ngày càng nổi trội của Phật giáo từ thế kỷ X không chỉ là sự lựa chọn chính thức, đầu tiên của lịch sử dân tộc mà còn thể hiện thế đi lên của một chính thể tự cường đang kiếm tìm và muốn dựa vào đức khoan dung cùng chiều sâu triết luận trong hệ thống giáo lý Phật giáo.


___________________
(1) Yu Insun: Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ  XII - XIII, Nxb Khoa học xã hội, HN.1994. Trong công trình này tác giả đã có những khảo cứu cụ thể và sâu sắc về tư tưởng biên soạn luật pháp qua các triều đại trong lịch sử Việt Nam: tính kế thừa và sáng tạo từ luật pháp Trung Hoa nhằm hướng đến sự thích ứng và vận dụng phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam của các nhà soạn luật.
(2) Toàn thư. Sđd, tr.204: 204, 205 . 211 và 234
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #188 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 11:37:13 pm »

Như vậy, khi nói về thời đại văn hoá Lý - Trần với sự toả rạng của Văn hoá Phật giáo thì cũng không nên quên rằng ngay từ thế kỷ X, giữa tư tưởng trị quốc bao trùm và sự thiết lập một thiết chế chính trị mới cùng sự vận hành của nó đã có sự kết hợp, xen cài của những định chế Nho giáo.

Trên phương diện đối ngoại. trong bối cảnh lịch sử Đông á thời bấy giờ, mặc dù các triều đại phong kiến phương Bắc cũng luôn trải qua nhiều bước thịnh suy nhưng các quốc gia trong khu vực và ngay cả những nước xa xôi, bằng nhiều cách khác nhau cũng đã duy trì mối quan hệ với Trung Quốc.

Mục tiêu hướng đến việc thiết lập các mối quan hệ đó thật đa dạng.  Nhưng, cũng có thể thấy sự thừa nhận hay sách phong của chính quyền phương Bắc không chỉ là sự công nhận chính thức về phương diện ngoại giao mà qua đó vị thế mà người nhận sách phong đạt được cũng là nhân tố có ý nghĩa cho việc củng cố địa vị chính trị trong nước và thực thi các mối bang giao quốc tế.

Vào đầu thế kỷ X, họ Khúc, họ Dương vẫn giữ chức Tiết độ sứ, tức chức quan đứng đầu “An Nam đô hộ phủ” thời Đường. Có thể coi đó là một thế ứng đối linh hoạt, khôn khéo trước một áp lực chính trị lớn nhưng cũng có thể cho rằng các nhà yêu nước họ Khúc cũng như Dương Đình Nghệ đều chưa thể vươn tới một khả năng tổ chức thiết chế Nhà nước với một khuôn mẫu khác và có trình độ cao hơn.

Sau khi giành được quyền lực. Ngô Quyền xưng vương “đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục” (1). Thiết chế chính trị đó, theo nhận xét của Ngô Sỹ Liên “có thể thấy được quy mô của đế vương” (2). Đến thời Đinh, Đinh Bộ Lĩnh đã xưng Đế và “đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh ấp về Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào xây cung điện, đặt triều nghi” (3).

Khi quyết định dời Đại La về Hoa Lư, chắc hẳn Đinh Tiên Hoàng không chỉ muốn dựa vào địa thế hiểm yếu của vùng núi Ninh Bình, tìm sự hậu thuẫn của quê hương, họ tộc mà còn vì muốn thoát khỏi những liên kết, ràng buộc của thể chế Trung Hoa vẫn còn nhiều ảnh hưởng ở trung tâm châu thổ lớn để chuyên tâm chuẩn bị những bước đi mới căn bản cho sự chấn hưng dân tộc.

Như vậy, việc trở về xây dựng kinh đô ở Hoa Lư của vua Đinh không phải là sự quay trở lại với Chủ nghĩa địa phương mà chính là nhằm hướng tới một tầm nhìn rộng lớn hơn của Chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ.  Song song với các quyết định trên. Đinh Tiên Hoàng cũng tiến thêm một bước định giai phẩm cho các quan văn võ  và tăng đạo.

Đến cuối thế kỷ X. nhằm củng cố hơn nữa thể chế Nhà nước. triều Tiền Lê mô phỏng rõ nét hơn quan chế nhà Tống đồng thời đặt ra hệ thống hành chính bao gồm các cấp lộ, phủ, châuu, giáp - hương, và xã. Trong triều có các chức như Thái sư, Thái uý Tổng quản, Đô chỉ huy sứ... Sau khi Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi cho “sửa đổi lại quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo. theo đúng như nhà Tống”. (4)

Như vậy trải các đời Ngô, Đinh và Tiền Lê thiết chế chính trị của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện. Điều đó chứng tỏ Đại Cồ Việt “là một quốc gia độc lập có Nhà nước riêng, quân đội riêng và làm chủ một giang sơn riêng” (5). 

Nhưng, với tư tưởng Đại Hán, nhà Nam Hán và nhà Tống vẫn chỉ coi nước ta là an Nam đô hộ”, giao Chỉ quận” hay “An Nam quận”. Tương tự như vậy, triều Nam Hán chỉ phong cho Nam Tấn vương Ngô Xương Văn làm Tĩnh hải quân Tiết độ sứ kiêm Đô hộ”, nhà Tống phong cho Đinh Liễn là “Nam Việt vương”, Lê Hoàn là “An Nam đô hộ Tĩnh hải quân Tiết độ sứ kinh triệu quận hầu’ và Lê Long Đĩnh là “Giao Chỉ quận vương”.


___________________
(1), (2 ), (3) Toàn thư. Sđd. tr.204. 204. 205. 2 11 và 234
(4) Tòan thư. Sđd. tr.204. 204. 205, 2 11 và 234
(5) Phan Huy Lê : Về tính chất của nhà nước trong Tìm về cội nguồn. Sd. tr.2
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #189 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2009, 11:46:07 pm »

Đó là một sự công nhận phi thực tế nhưng dù sao vẫn là sự công nhận trước tinh thần đấu tranh quật cường của một dân tộc ? Có thể coi đó là thành quả ngoại giao bước đầu của dân tộc ta để rồi sau một thời kỳ đấu tranh lâu dài, kiên quyết bảo vệ nền tự chủ, mãi đến năm 1164 tức thời Tống Hưng Long năm thứ hai, nhà Tống mới phong cho vua Lý Anh Tông (11 36- 1 1 75 ), vị vua thứ sáu của triều Lý, là “An Nam quốc vương” đồng thời đổi “Giao Chỉ quận” thành “An Nam quốc, (1)

Mặt khác, cũng phải thấy rằng, lừ năm 970, Đinh Tiên Hoàng đã chủ động sai sứ sang nhà Tống giao hảo. Đến thời Tiền Lê, ngay sau khi kháng Tống, bình Chiêm thắng lợi, mùa xuân năm 983, Lê Hoàn đã sai sứ sang thông hiếu và đã mau chóng bình thường hoá” quan hệ với Trung Quốc. Như vậy, trong 24 năm ở ngôi 980 - 1005), ông đã 9 lần sai sứ sang triều đình Tống. Cụ thể: Lần 1 : 983; 2: 985 (chỉ xin lĩnh chức Tiết trấn), 3: 986; 4: 991; 5: 994; 6: 995; 7: 996; 8: 997 và lần 9:1004.

Như vậy, trung bình cứ 2,6 năm (khoảng 31 tháng) triều Tiền Lê lại cử sứ sang Trung Quốc một lần. Ngược lại, cũng theo Toàn thư thì nhà Tống đã 10 lần cử sứ giả sang nước ta: Lần 1: 986; 2: 987; 3: 988; 4: 990; 5: 993; 6: 995; 7 & 8: 996; 9: 997 và lần thứ l0: 1003 (có thể chỉ đến biên giới để phủ dụ những người trốn sang Khâm Châu).

Việc hệ thống lại và phân tích nội dung những sự kiện lịch sử đó chắc chắn sẽ giúp cho chúng ta rút ra những kết luận khoa học thú vị về chính sách và sự ứng đối ngoại giao của cha ông ta trong lịch sử. Có thể nói, khởi đầu từ thời Đinh, đến triều Tiền Lê một truyền thống ngoại giao trên cơ sở giữ vững nguyên tắc tự chủ, chủ quyền đất nước nhưng cũng hết sức mềm dẻo, linh hoạt của dân tộc ta trước đế chế Trung Hoa đã được xác lập.

Để xây dựng một nhà nước tự chủ, những người đứng đầu chính quyền thời đó một mặt vừa kiên quyết bảo vệ nền độc lập về chính trị nhưng mặt khác cũng không chối từ những di sản quý báu của văn minh Trung Hoa trong đó có cả việc tiếp thu thiết chế hành chính để tăng thêm sức mạnh của chính mình.

Sự lựa chọn đó thể hiện rõ tầm suy nghĩ và bản lĩnh của dân tộc. Rõ ràng là, thiết chế hành chính thời Đường rồi thời Tống là những mô hình đã đạt đến trình độ tổ chức cao, được trải nghiệm, chọn lọc qua nhiều thế kỷ và đặc biệt là được điều hành, thực hiện bởi một đội ngũ quan lại có tri thức và kinh nghiệm quản lý.

Tuy nhiên, ngay cả cho đến thời Lý, khi thiết chế lục bộ đã được áp dụng thì những người đứng đầu thể chế thời bấy giờ cũng luôn biết vận dụng một cách sáng tạo khuôn mẫu bên ngoài một cách hoà hợp với điều kiện chính trị - xã hội Việt Nam.

Từ cái nhìn đối sánh với các quốc gia khu vực, chúng ta thấy một cơ chế hành chính gồm bát bộ dựa trên nền tảng của lục bộ theo mẫu hình Trung Quốc cũng đã được thiết lập ở Nhật Bản từ giữa thế kỷ thứ VII (2).

Và ở Triều Tiên, cũng phải đến thế kỷ X, sau khi Wang Kon (Taejo - Thái Tổ) lên ngôi, thiết chế nhà nước theo mô hình Trung Hoa mới từng bước được áp dụng ở Triều Tiên và phải đến thế kỷ XV thì cơ cấu lục bộ mới được thiết lập hoàn chỉnh và đảm đương những chức năng rõ rệt. (3)


___________________
(1) Đến thời Lý. nam 1016 nhà Tống vẫn chỉ phong cho Lý Thái Tổ (Công Uẩn) là Nam Bình vương”, cho Lý Nhân Tông là giao Chỉ quận vương”. Lý Thần Tông cũng là giao Chỉ quận vương”. Theo ghi chép của Toàn thư thì một số vua Lý không có sách phong.
(2) John Whitney Han: .Iapan froln Prehistor to Modern Tinles.  Charles E. Tuttle Company Tokyo, 1992. p.51
(3) Carter J.Eckerl - Ki-baik Lee...: Korea - Old and New - A History chokak Publishers for Korea Institute. Han and University. 1990. p. 109- 115
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM