Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:40:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn  (Đọc 99589 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #120 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 10:45:35 pm »

Tương quang phong hảo cẩm phàm trương,
Dao vọng thần tiên phục đế hương.
Thiên trùng sơn thuỷ thiệp thương lang,
Cửu thiên quy lộ trường.
Tình thảm thiết
Đối ly trường.
Phan luyến sứ tinh lang,
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương.
Phân minh tấu ngã hoàng.

(Trời đẹp gió lành, cánh buồm giương,
Xa ngóng thần tiên lại đế hương.
vượt sóng xanh, non nước trùng dương,
Về phương trời, đường trường.
Tình thảm thiết,
Chén chia đường.
Vin xe sứ vấn vương.
Xin đem thâm ý vì Nam cương,
Tâu vua ta tỏ tường)


“Giác lạy ra về” (theo như Đại Việt sử ký toàn thư ghi), sau đó năm 988, nhân đổi niên hiệu, nhà Tống lại sai một Viên ngoại lang bộ Hộ Nguỵ Tường và Trực sử quán Lý Độ sang gia phong cho Lê Hoàn chức Kiểm hiệu thái uý, An Nam chí lược lại ghi tiến phong tước: Khai quốc công, cho thêm thực ấp ngàn hộ.

Năm 990, nhà Tống lại sai sứ sang gia phong cho vua hai chữ “Đặc tiến”. Vua sai đem chín chiếc thuyền dẫn 300 người đến đón tại quận Thái Bình (tức Liêm Châu thuộc tỉnh Quảng Đông), rồi theo cửa biển mà vào. Nửa tháng mới đến sông Bạch Đằng, theo nước triều mà đi. Mãi đến mùa thu, tháng Chín mới đến trạm Nại Chinh ở Trường Châu. Vua ra tận ngoại thành bày thuỷ quân, chiến cụ để đón nhưng thực chất là phô trương lực lượng.

Lần này Lê Hoàn tiếp sứ vẫn ân cần nhưng đã tỏ thái độ tự cường, không chấp nhận để cho các sứ giả thiên triều có cơ hội trịch thượng như trước. Vua cưỡi ngựa đi ngang hàng với sứ thần, vào cung nhận chiếu không lạy, nói thác là ngã ngựa bị đau chân, sứ giả “tin là thực”. Sau đó vua thết tiệc sứ giả và nêu một gợi ý: “Sau này có quốc thư thì nên cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa”. Sứ về tâu, vua Tống cũng bằng lòng. Theo An Nam chí lược tháng Mười năm ấy vua Lê sai sứ đem cống một chiếc ghế khảm thất bảo, voi và tê ngưu; năm 993, sứ nhà Tống lại sang phong cho vua tước Giao Chỉ quận vương.

Năm 994 vua Lê lại sai Phí Sùng Đức sang nhà Tống đáp lễ và tiến cống. Sau đó Lê Hoàn dần dần ít vào triều cống, không những thế lại thường xảy ra những vụ “lấn cướp” ở biên giới. Sử sách cũ đều cho là vua “cậy núi biển hiểm trở lơi lỏng chức phận phiên thần”, nhưng cứ xem những khoản cống nạp và nghi thức đón tiếp sứ giả trong khoảng mười lăm năm trước đó mà An Nam chí lược ghi lại thì đủ thấy việc hao tiền tốn của, vất vả khó nhọc này thật khó kham nổi lâu dài.

Cho nên khi đã đủ sức tự cường, Lê Hoàn đã tìm mọi cách thoát ra khỏi vòng ràng buộc của thiên triều, phần nào buộc thiên triều phải chấp nhận những yêu cầu chính đáng của ta. Có thể nói Lê Hoàn bằng tài năng và sự nỗ lực đã đưa quan hệ bang giao giữa Việt Nam và các triều đại Trung Quốc sang một thời kỳ mới. Việt Nam đã không còn quá bị khống chế, đã có tư cách một quốc gia riêng, có tư cách tự chủ trong bang giao. Công lao ấy của Lê Hoàn không thể xem là nhỏ.

SÁCH THAM KHẢO:

1. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983.
2. An Nam chí lược, Nxb. Thuận Hoá - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2002.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #121 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 11:58:50 pm »

NHÀ TỐNG ĐÁNH GIÁ  BA VỊ VUA ĐẠI CỒ VIỆT THẾ NÀO?

Morita Kentaro
Nghiên cứu sinh. Trường Đại học KHXH&NV. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mở đầu

Thế kỷ X, ở Trung Quốc là thời đại từ cuối nhà Đường qua Ngũ đại thập quốc tới đầu nhà Tống, còn ở Việt Nam là thời đại chủ động thoát ly khỏi sự chi phối của Trung Quốc và thực hiện độc lập.

Ở Việt Nam, sau họ Khúc và họ Dương, năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, rồi tự lập xưng vương và định đô ở thành Cổ Loa. Sau khi Ngô Quyền mất, qua thời Thập nhị sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên cục diện hỗn loạn đó, bèn tự lập làm vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

 Còn ở Trung Quốc, năm Đinh Sửu (917), nước Nam Hán là một nước trong thập quốc, được họ Lưu kiến quốc. Nước Nam Hán có cương vực bao gồm khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay. Hơn nữa, nước Nam Hán có quan hệ gắn liền với Đại Cồ Việt bằng cách xâm lược vũ lực, tuy thua trận với Ngô Quyền, nhưng vẫn tiếp với Đại Cồ Việt. Năm Tân Mùi (971), nhà Tống tiêu diệt và chiếm đất Nam Hán. Sau đó, Đinh Bộ Lĩnh phái sứ đoàn đến nhà Tống.

Trong lịch sử Trung Quốc, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường đã chi phối miền bắc Việt Nam khoảng 1.000 năm. Bởi vì vậy, nhà Tống cũng có kế hoạch xâm lược Đại Cồ Việt lúc bắt đầu. Nhưng nhà Tống dần dần thừa nhận một cách ngấm ngầm các triều đại Việt Nam, cuối cùng, năm Giáp Ngọ  (1174), nhà Nam Tống sau cùng phong cho vua Lý Anh Tông làm An Nam quốc vương, thực sự thừa nhận nhà Lý là một nước độc lập chính thức.

Như vậy, người ta có thể nhìn thấy rằng thời Tống được coi là một giai đoạn biến đổi quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt - Trung, cho nên đó là một đề tài nghiên cứu rất quan trọng. Đặc biệt là trong nửa thế kỷ đầu, ở Việt Nam liên tiếp thay đổi triều đại từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý, quá trình giao thiệp giữa 3 vị vua của mỗi triều đại Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và Lý Công Uẩn - và nhà Tống là một thời kỳ rất quan trọng để nghiên cứu quan hệ Việt - Tống.

Vì vậy, tôi lấy giai đoạn đầu tiên trong quan hệ Việt - Tống để khảo sát những đánh giá của nhà Tống về 3 vị vua Đại Cồ Việt thông qua những thư tịch cổ Trung Quốc. Sau đó, tìm hiểu những vấn đề này liên quan với quan hệ Việt - Tống như thế nào.

1. Vị vua thứ nhất: Đinh Bộ Lĩnh

Những nhà sử học đã chỉ ra về tiến trình tự lập của Đinh Bộ Lĩnh, nội dung của các sử liệu Trung Quốc chắc chắn có nhiều mâu thuẫn, được viết lại một cách có ý. Ở đây, ta trước hết sắp xếp các sự kiện được ghi trên các sử liệu Trung Quốc, rồi chỉ ra chủ điểm mâu thuẫn so với các sử liệu Việt Nam. 

Trong sách Tục tư trị thông giám trường biên (Trường biên) mà thời Nam Tống Lý Đào biên soạn thì sự kiện đầu tiên về Việt Nam được ghi vào cuối tháng nhuận 12 năm Quý Hợi (963). Theo sách này, năm Quý Hợi (963), sau khi Ngô Xương Văn mất, mười hai sứ quân tranh hùng, Đinh Bộ Lĩnh cùng con là Liễn dẹp xong, sau đó tự xưng Vạn Thắng vương, phong cho con Liễn chức Tĩnh hải tiết độ sứ, phái sứ đoàn đến nước Nam Hán.

Theo Tống sử và Tống hội yếu thì mặc dù nội dung khác nhau về một vài sự kiện nhưng không ghi Ngô Xương Văn mất và Đinh Bộ Lĩnh tự xưng Vạn Thắng vương khi nào, nhưng phần lớn nội dung của chúng phù hợp với Trường biên.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #122 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:00:06 am »

Về khi Đinh Liễn được phong chức Tĩnh hải tiết độ sứ, theo Tống hội yếu thì đó là năm Kỷ Sửu. Nhưng trong thời Đinh không có năm Kỷ Sửu, theo lịch thì người ta có thể phán đoán rằng năm Kỷ Sửu chác là năm Ất Sửu (965), vậy là phù hợp với ký sự mà Lý Đào ghi trong Trường biên. Tân ngũ đại sử cũng ghi rằng năm 965, nước Nam Hán phong cho Đinh Liễn chức Giao Châu tiết độ sứ. Tức là theo các sử liệu Trung Quốc thì người ta có thể giải thích về những sự kiện về Đinh Bộ Lĩnh như sau:

Sau khi Ngô Xương Văn mất, mười hai sứ quân tranh hùng, thế lực của Đinh Bộ Lĩnh và Liễn dần dần mạnh, trong khi đó Đinh Bộ Lĩnh tự xưng Vạn Thắng vương năm Ấ Sửu (965), khiến Đinh Liễn phái sứ đoàn đến nước Nam Hán, nước Nam Hán phong cho Đinh Liễn chức Giao Châu (Tĩnh hải) tiết độ sứ. Sau đó, nhà Tống diệt nước Nam Hán, năm Quý Dậu (973), Đinh Liễn triều cống đến nhà Tống, nhà Tống cũng phong cho Đinh Liễn chức Tĩnh hải tiết độ sứ. Hơn nữa, nhà Tống biết rằng Đinh Liễn theo ý của Đinh Bộ Lĩnh triều cống, năm ất Hợi (975 ), nhà Tống phong cho Đinh Bộ Lĩnh là Giao Chỉ quận vương để biểu thị sự sùng kính và ưa chuộng. 

Nhưng theo Đại Việt sư ký toàn thư, có những điểm khác nhau dưới đây so với Trung Quốc:

- Trong sách này không ghi sự kiện mà Đinh Bộ Lĩnh khiến Đinh Liễn sai sứ đến nước Nam Hán.

- Đinh Bộ Lệnh không chỉ có hiệu Vạn Thắng vương mà còn xưng đế Đại Thắng minh hoàng đế năm Mậu Thìn (968).

- Đinh Bộ Lĩnh đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt.

- Năm Quý Dậu 973), nhà Tống sai sứ sang không chỉ phong cho Đinh Liễn làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ mà còn phong cho Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương.

- Năm Ất Hợi (975), nhà Tống sai sứ mang chế sách sang gia phong cho Đinh Bộ Lĩnh làm Nam Việt vương, Đinh Liễn làm Giao Chỉ quận vương.

Sử sách hai nước có những ghi chép mâu thuẫn như trên về Đinh Bộ Lĩnh. Đặc biệt là sự kiện mà Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đặt tên nước Đại Cồ Việt. Các sử liệu Trung Quốc không có cả hai sự kiện này. Hơn nữa, giữa các sử liệu Việt Nam cũng có những mâu thuẫn.

Theo Đại Việt sử lược, năm canh Ngọ (970), nhà Tống phong cho Đinh Bộ Lĩnh làm An Nam quận vương chứ không có ghi chép về hiệu Nam Hán vương. Tuy nhiên vấn đề của bài viết này là sự khảo sát đánh giá về Đinh Bộ Lĩnh theo sử liệu Trung Quốc, cho nên ta chỉ xác nhận Giao Chỉ quận vương là hiệu duy nhất mà nhà Tống phong cho Đinh Bộ Lĩnh thôi.

Khi nào giao thiệp với Trung Quốc từ nước Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh cũng khiến Đinh Liễn phái sứ đoàn đi, ông không ở mặt trước trên quan hệ đối ngoại. Vì vậy, tháng 5 năm Quý Dậu (973), nhà Tống phong cho Đinh Liễn chức Tĩnh hải tiết độ sứ và tước vị Tế âm quân khai quốc công .

Chức Tĩnh hải tiết độ sứ này được các triều đại Trung Quốc từ cuối nhà Đường tiếp phong cho vua Việt Nam, trở thành một biểu tượng mà Trung Quốc cho phép vua Việt Nam làm thuộc hạ của mình chi phối khu vực Giao Chỉ. Và năm âl Hợi (975), nhà Tống đề nghị hiệu phong phù hợp với Đinh Bộ Lĩnh, cuối cùng phong cho ông làm Giao Chỉ quận vương.

Theo quan chế nhà Tống, tước vị Tế âm quân khai quốc công của Đinh Liễn là phẩm cấp thứ hai chính và tước vị thứ sáu trong mười hai tước vị Bắc Tống. Còn tước vị quận vương là phẩm cấp thứ nhất phụ và tước vị thứ 3, ở dưới vương và Tự vương.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #123 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:01:07 am »

Theo quan chế nhà Tống, thuộc hạ không bao giờ được phong cho làm vương trong khi sống. Vì vậy, tước vị Giao Chỉ quận vương có ý nghĩa là nhà Tống cho rằng Đinh Bộ Lĩnh là người chi phối đất nước nhưng không cho phép ông làm vua chính.

Thực ra, khi phong cho Lê Hoàn đầu tiên, nhà Tống chỉ phong cho Tĩnh hải tiết độ sứ và Kinh triệu quận công thôi, không cho ông làm Giao Chỉ quận vương ngay. Vì vậy, tước vị Giao Chỉ quận vương của Đinh Bộ Lĩnh vẫn chỉ là đặc biệt thôi, nhưng Đinh Bộ Lĩnh chắc là góp phần làm tăng lên vị trí của một vị vua nước Đại Cồ Việt.

Theo các sử liệu Trung Quốc, sau năm Ất Hợi (975), nhà Tống không phong cho Đinh Bộ Lĩnh nữa, 5 năm sau, tháng 4 năm Canh Thìn (980), Tống Thái Tông sai Lư Tập đi sứ Đại Cồ Việt thì mới biết rằng Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn đều đã chết, mặc dù Đinh Toàn đã thừa kế nhưng Lê Hoàn nắm giữ quốc quyền. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh mất, ông cuối cùng không được nhà Tống phong cho, Tống Thái Tông theo dâng sớ của Hầu Nhân Bảo quyết định đánh chiếm Đại Cồ Việt. 

Như trên, các sử liệu Trung Quốc không những có rất ít các sự kiện về Đinh Bộ Lĩnh mà còn có nhiều mâu thuẫn so với sử liệu Việt Nam. Tuy nhiên, nhà Tống chắc chắn quan tâm nhiều đến Đinh Bộ Lĩnh, mà biểu hiện cụ thể là nhà Tống đã phong cho ông làm Giao Chỉ quận vương.

2. Vị vua thứ hai: Lê Hoàn

Quan hệ giữa Lê Hoàn và Tống Thái Tông, năm Canh Thìn (980), được bắt đầu bằng cuộc viễn chinh Đại Cồ Việt của nhà Tống. Lúc đầu quân Tống tiến vào Đại Cồ Việt rất thuận lợi, nhưng tổng chỉ huy Hầu Nhân Bảo bị chết vì tin vào sự trá hàng của Lê Hoàn, dẫn đến kết quả cuộc viễn chinh thất bại.

Theo sử liệu Việt Nam, tháng 7 năm Canh Thìn (980), Lê Hoàn đã lên ngôi. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, Tống Thái Tông vẫn cố chấp đòi Lê Hoàn giữ nhà Đinh thành thử Lê Hoàn cũng sai người đi sứ nhà Tống dưới danh nghĩa Đinh Toàn.

Năm Quý Mùi (983), Lê Hoàn xưng quyền Giao Châu tam sứ lưu hậu sai sứ và báo rằng tháng 10 năm Nhâm Ngọ (982), ông đã được Đinh Toàn nhượng ngôi, nhưng Tống Thái Tông đòi hỏi Lê Hoàn lựa chọn một trong hai đường hoặc là Đinh Toàn làm thống soái, Lê Hoàn làm phó, hoặc là Lê Hoàn đưa Đinh Liễn và mẹ Toàn sang Biện Kinh. Lê Hoàn đều không nghe, sau đó liên tiếp sai sứ sang nhà Tống.

Năm Bính Tuất (986), khi Lê Hoàn sai sứ sang nhà Tống, Tống Thái Tông sau cũng phong cho Lê Hoàn chức Tĩnh hải tiết độ sứ và làm Kinh triệu quận công, cho phép Lê Hoàn chi phối Giao Chỉ.  Theo các sử liệu Trung Quốc, những Quốc tín sứ Tống kể lại một cách tỉ mỉ cho Tống Thái Tông về cả tình trạng Giao Chỉ lẫn tính nết và tất cả hành động của Lê Hoàn. Năm Bính Tuất (986), hai Quốc tín sứ Tống Lý Nhược Thuyết và Lý Giác kể lại như sau:

Lê Hoàn là người quá tự tin. Sau khi Nhược Thuyết đã vào địa giới Đại Cồ Việt, Lê Hoàn khiến những người tuỳ tùng đi đón bằng thần lễ, Lê Hoàn vái chiếu một cách tận cung.  Hôm yến tiệc, Lê Hoàn bày nhiều hàng hiếm của lạ ở trước hai sứ Tống nhưng Nhược Thuyết không quan tâm. Hơn nữa, ông khước từ cả gặp mặt riêng chỉ đưa Hãm Man sứ thần Đăng Quân Biện về thôi. Và Hoàn bảo bọn Giác: “Sông núi của vùng này rất xa xôi, người trong nhà mới trải qua nó, có mệt không?” Giác trả lời: “Đất nước chúng tôi bao la, xếp bốn trăm quân, đất nước vừa bình dị vừa hiểm trở. Vì thế, ở đây đâu đáng kể vậy”. Hoàn im lặng tái đi. (Tháng 10 năm Bính Tuất (986) - Trường biên Q.27).

Hơn nữa, năm Canh Dần (990), khi Tống Thái Tông phái đi Tống Cảo và Vương Thế Tắc, hai người cũng kể lại một cách tỉ mỉ về hình thế địa lý, Lê Hoàn và tình trạng quân đội của ông ấy v.v. (tháng giêng năm Canh Dần (990) – Trường biên, Q.3 I).  Theo những ghi chép này, người ta có thể đoán được nhà Tống cực kỳ quan tâm đến Lê Hoàn và Đại Cồ Việt.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #124 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:02:50 am »

Theo nhà Tống, Lê Hoàn là “người hung ác” vì ông ấy thỉnh thoảng xâm lấn biên cương mặc dù là thuộc thần. Tháng 5 năm ất Mùi (995), Quảng Nam tây lộ chuyển vận sứ Trường Quan theo một tin đồn tấu rằng Lê Hoàn bị chết, Đinh Toàn lên ngôi lại.

Tống Thái Tông khiến Trần Sỹ Long và Võ Nguyên Cát đi trinh sát, hai người cũng báo như Trường Quan.  Nhưng thật ra Lê Hoàn vẫn sống, nhà buôn mới trở lại từ Giao Chỉ và báo sự thật. Vì vậy, sau đó Trường Quan và Trần Sỹ Long bị trách.

Trong các sử liệu, không có căn cứ của tin đồn này. Nhưng có thể rút ra nhận xét là khi đó Tống Thái Tông đã không coi thường Lê Hoàn cho nên không dễ tin một tin đồn nào đó.

Sau đó, còn có sự kiện liên quan với Lê Hoàn và Tống Thái Tông. Trước năm ất Mùi (995), Bốc Văn Dũng, là một người ở Trào Dương Trấn Đại Cồ Việt, đánh chết người và đưa gia đình chạy đến Như Tích Trấn, Khâm Châu bên Tống. Sau khi trấn tướng Hoàng Lệnh Đức giấu y và khước từ yêu cầu bắt y trả lại của Lê Hoàn.

Như Tích Trấn mỗi năm bị bọn cướp biển xâm lược. Đến mùa hè năm Ất Mùi (995), Trần Nghiêu Tấu được nhậm Quảng Nam tây lộ chuyển vận sứ, đi đến Như Tích Trấn và biết sự thật ẩn trốn. Sau đó ông ấy trả về tất cả ngay theo yêu cầu của trấn tướng nhà Dương là Hoàng Thành Nhã. Vì thế, Lê Hoàn cảm ơn Tống Thái Tông và nói rằng đã răn cấm các khe động không được quấy rối nữa.

Hơn nữa, Trần Nghiêu Tấu sai Hải Khang Uy là Lý Kiến Trung mang chiếu sách đến Đại Cồ Việt. Nhưng Lê Hoàn tiếp đãi không lịch sự, gọi Kiến Trung để đưa thư tấu và bắt 27 người sống ở biển không biết tiếng Trung, trả cho Chuyển vận sứ Sau đó, Tống Thái Tông sai Lý Nhược Thuyết mang chiếu thư đến Giao Chỉ.

Khi Nhược Thuyết đến, Lê Hoàn kiêu kỳ bảo Nhược Thuyết “ . . . nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Quảng Châu, thứ đến đánh những quận Mân Trung, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?”. Còn Lý Nhược Thuyết không bối rối mà nói rằng, mặc dù triều đình Tống nghĩ động viên binh mã và cộng tác với quân Giao Châu để đánh giặc biển, nhưng Tống Thái Tông vẫn tin Lê Hoàn, chỉ sai mình đến đây thôi. Lê Hoàn nghe xong thì ngạc nhiên và hướng về phía bắc cúi đầu tạ lỗi.

Sau khi Chân Tông lên ngôi, không xảy ra vấn đề nghiêm trọng giữa Việt - Tống. Sở dĩ vậy là do thái độ của nhà Tống, ví dụ, người chạy từ Giao Châu đến Tống thì nhà Tống trả về ngay. Hơn nữa khi Thái Tông sống, nhà Tống sai sứ đến Giao Châu, nhưng nhà Tống biết mỗi lần sai sứ sang, Lê Hoàn phải vơ vét của dân chúng để cống.

Vì vậy. nhà Tống cải cách sai sứ, từng có thêm ơn cho Lê Hoàn và chỉ khiến Chuyển vận sứ sai quan biên cảnh đến địa giới và đưa cho con cái của Lê Hoàn thôi. Sau đó Lê Hoàn yêu cầu nhà Tống sai sứ sang Việt, tháng 6 năm Giáp Thìn ( 1004), ông ấy sai con Lê Minh Đề và yêu cầu sai sứ.

Trên đây là những sự kiện có mặt của Lê Hoàn trong quá trình giao thiệp giữa Lê Hoàn và nhà Tống. Người ta có thể nhận xét rằng Lê Hoàn là một vị vua có quan hệ gắn liền với nhà Tống, đặc biệt là với Tống Thái Tông, nhà Tống thực sự đã phong cho Lê Hoàn nhiều lần rồi. Trước hết là năm Bính Tuất (986), Lê Hoàn được phong chức Tĩnh hải tiết độ sứ và lược vị Kinh triệu quận công. Đến năm Quý Tỵ (993), Lê Hoàn mới được phong cho Giao Chỉ quận vương như Đinh Bộ Lệnh.

Sau đó, năm Đinh Dậu (997), Lê Hoàn được tiến phong cho làm Nam Bình vương. Tước vị này, theo các sử liệu, là một tước vị mà vua Nam Hán đã được nhà Hậu Lương phong cho trước khi ông ấy tự xưng hoàng đế. Sau khi Lê Hoàn mất, năm Đinh Mùi (1007), ông ấy được phong cho Nam Việt vương. Đây cũng là một tước vị mà vua Nam Hán đã được nhà Tống phong cho sau khi mất. Như vậy, theo tước vị Lê Hoàn không chỉ vượt Đinh Bộ Lĩnh mà còn ngang bằng so với vua Nam Hán.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #125 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:03:55 am »

Trong các tước vị này, quan trọng nhất là Nam Việt vương. Theo quan chức nhà Tống, khi phong cho một người nào đó làm “vương” thì lấy tên phong quốc nào đó vào đầu.  Trong các tên phong quốc có 3 cấp như quốc đại, quốc thứ và quốc tiểu thường được sử dụng các tên quốc đã tồn tại ngày xưa.

Vì vậy, khởi nguyên của tên “Nam Việt vương” chắc chắn có quan hệ mật thiết với nước Nam Việt mà Triệu Đà lập thế kỷ 3 trước công nguyên. Nhưng, theo các triều đại Trung Quốc, nước Nam Việt là một chính quyền cát cứ, cho nên tên Nam Việt vương không phải là tên vương dễ phong cho.

Thực ra, theo sách Tân ngũ đại sử. Hậu Lương khước từ yêu cầu phong cho họ Lưu làm Nam Việt vương. Sau đó, họ Lưu tự xưng Nam Việt vương, đặt tên quốc là Nam Việt, một năm sau cải quốc hiệu là Hán. Cho nên năm Canh Thìn (980), nhà Tống phong cho Lưu Trường Nam Việt vương là có ý nghĩa mà nhà Tống lấy nước Nam Hán thuộc vào hệ thống nước Nam Việt của Triệu Đà. Và nhà Tống phong cho Lê Hoàn Nam Việt vương chắc là cũng có ý nghĩa như thế.

Tóm lại, nhà Tống đánh giá Lê Hoàn có sự thay đổi: từ một người chi phối Giao Châu đến một vị vua thuộc vào hệ thống Nam Việt như Triệu Đà và họ Lưu Nam Hán.

3. Vị vua thứ ba: Lý Công Uẩn

Sau khi Lê Hoàn mất, những người con của ông tranh quyền nhau, nhà Tống khiến trị Quảng Châu Lăng Sách và Quảng Nam chuyển vận sứ thuyết phục Giao Chỉ. Sau đó, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Nhưng Lê Long Đĩnh (Chí Trung) ít lâu rồi mất, Lý Công Uẩn dẹp xong hai con Lê Hoàn và lên ngôi.  Tống Chân Tông nghe tin này và nói “(Lê) Chí Trung làm bất nghĩa và lên ngôi, (Lý) Công Uẩn tuy trách nó mà làm theo nó, thế thì chúng tôi ghét hơn nó nhiều”.

Tuy nhiên, tháng 3 năm Canh Tuất (1010), sau khi Lý Công Uẩn triều cống, Tống Chân Tông theo tiền lệ với Lê Hoàn phong cho chức Tĩnh hải tiết độ sứ và làm Giao Chỉ quận vương vì “Man di không đáng trách”. Trước đây, nhà Tống không bao giờ phong cho vua Đại Cồ Việt đầu tiên làm Giao Chỉ quận vương, Lê Long Đĩnh là người đầu tiên. Đến Lý Công Uẩn, tước vị Giao Chỉ quận vương được lệ thường hoá đến một tước vị đầu tiên của vua Việt Nam. 

Sau Giao Chỉ quận vương, năm Đinh Tỵ (1017), Lý Công Uẩn được phong cho Nam Bình vương, sau khi mất, năm Kỷ Tỵ (1029), ông được phong cho Nam Việt vương. Như vậy, hầu hết cuộc phong cho Lý Công Uẩn đều được làm giống như Lê Hoàn. Hơn nữa, nhà Tống gia ân cho Lý Công Uẩn 9 lần, nhiều hơn Lê Hoàn 2 lần.

Lý Công Uẩn cũng thỉnh thoảng xâm lấn biên cương mặc dù vẫn sai sứ đến nhà Tống như Lê Hoàn. Tống Chân Tông thường đối xử với Giao Chỉ một cách cẩn thận kẻo xảy ra vấn đề nghiêm trọng giữa hai nước.

Chẳng hạn, năm Nhâm Tý (1012), khi Lý Công Uẩn yêu cầu tổ chức hỗ thị ở Ung Châu, Tống Chân Tông nghĩ rằng: “Dân chúng ở ven biển luôn luôn sợ Giao Châu xâm lược. Sở dĩ ta cho phép tổ chức hỗ thị ở Liêm Châu và Trấn Như Hồng là vì hai chỗ đều là điểm phòng vệ. Nếu cho phép nó đi lại trên đường đến nội địa thì không tiện lợi”. Vì vậy, ông khiến Quảng Tây Chuyển vận sứ giữ tiếp chế độ cũ.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #126 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:06:01 am »

Còn năm Giáp Dần (1014), về vấn đề Trường Bà Khan là người Địch liệu Giao Châu, Tống Chân Tông cấm tất cả quan lại biên cảnh tuỳ tiện rủ và khao người Man liệu nào đó ở Giao Châu. Hơn nữa, khi gia ân cho Lý Công Uẩn, Tống Chân Tông theo tiền lệ với Lê Hoàn không sai sứ đến Giao Châu, chỉ khiến Chuyển vận sứ sai quan biên cảnh đến địa giới và đưa cho con cái của Lê Hoàn thôi.

Sau khi Tống Chân Tông mất, Tống Nhân Tông làm theo chính sách của Tống Chân Tông, năm Kỷ Tỵ (1029), sau khi Lý Công Uẩn mất, Tống Nhân Tông phong cho Lý Đức Chính (Phật Mã) làm Giao Chỉ quận vương, gia phong cho Lý Công Uẩn làm Nam Việt vương.


Như vậy, tất cả chính sách mà Tống Chân Tông và Nhân Tông làm đều theo kinh nghiệm mà nhà Tống ứng xử với Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Mặc dù nhà Tống luôn luôn ứng xử với Lý Công Uẩn như Lê Hoàn, nhưng trong các sử liệu Trung Quốc không có nhiều ghi chép rõ ràng giúp cho việc tìm hiểu về Lý Công Uẩn như Lê Hoàn.

Nhưng theo những ghi chép thời Tống Chân Tông, người ta thấy ý thức của nhà Tống về Giao Chỉ đã thay đổi rồi. Trước hết, năm Bính Ngọ ( 1007), khi Thiệu Hoa - là người có công tích về an ninh hoá Giao Chỉ sau khi Lê Hoàn mất - hiến “Đồ về lộ thuỷ lục từ Ung Châu đến Giao Châu và khống chế sông núi Nghi Châu”, Tống Chân Tông bảo thần phụ: “Giao chướng lệ Nghi Châu hiểm tuyệt, Thái Tổ và Thái Tông mở rộng lãnh thổ như vậy, ta chỉ phải chăm chỉ giữ gìn nó thôi, không nên lãng phí binh mã để tham địa không cần”.

Ở đây Tống Chân Tông cho rằng Giao Chỉ là vùng đất không có lợi đối với nhà Tống. Và theo Tống hội yếu, về phong cho Lê Long Đĩnh làm Giao Chỉ quận vương, có sách chép: “Theo tiền chế, khi phong cho Giao Châu thì nhà ta chỉ cho tiết việt thôi, không bao giờ cho tước thổ. Đế nghĩ rằng tục viễn là ta sử dụng ơn mệnh thì mới trấn phục được, và đặc biệt ra lệnh như vậy”.

Và khi Tống Chân Tông phong cho Lý Công Uẩn làm Giao Chỉ quận vương vì ông ấy nghĩ rằng: “Man di không đáng trách”.  Đó là Tống Chân Tông theo khái niệm Hoa di nghĩ rằng Giao Chỉ là Man di.

Tóm lại, tước vị Giao Chỉ quận vương có ý nghĩa với vương chính bằng nhau, công nhận chính quyền độc lập của người được ra lệnh. Vì vậy, khi đó Tống Chân Tông đã cho rằng Giao Chỉ là một chính quyền độc lập ngoài Trung Quốc. Hơn nữa, Tống Chân Tông là vua đầu tiên phong cho vua Đại Cồ Việt làm Nam Việt vương. Đây không chỉ là đánh giá Lê Hoàn của nhà Tống, mà còn là đánh giá Giao Chỉ của nhà Tống.

Kết luận

Ở trên đây, người ta giải thích về đánh giá ba vị vua Đại Cồ Việt của nhà Tống theo các sử liệu Trung Quốc. Ta có thể sắp xếp các nội dung theo sự phong cho tước vị như sau:
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #127 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 12:09:30 am »

Trước hết, từ nhà Đường, Ngũ đại, các triều đại Trung Quốc phong cho người chi phối Việt Nam chức Tiết độ sứ, làm cho nó nội thuộc Trung Quốc và chi phối. Cho nên nhà Tống theo chế độ này phong cho Đinh Liễn chức Tĩnh hải tiết độ sứ, nhưng thực sự người chi phối là Đinh Bộ Lĩnh chứ không phải là Đinh Liễn. Sau khi biết rõ thực tế này, nhà Tống phong cho Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương.

Giao Chỉ quận vương là một tước vị có ý nghĩa đặc biệt so với tất cả các tước vị khác vì có tên địa phương đó, theo nhà Tống, đó thực sự có ý nghĩa công nhận chính quyền độc lập.  Vì vậy, lần đầu tiên phong cho Lê Hoàn, nhà Tống không phong cho Giao Chỉ quận vương ngay.

Nhưng nhà Tống cuối cùng cũng không chỉ phong cho Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương, mà còn gia phong cho ông tước Nam Bình vương và sau khi ông qua đời, phong cho Nam Việt vương. Hai tước vị này là theo tiền lệ Nam Hán.  Lý Công Uẩn được phong cho Giao Chỉ quận vương ngay sau khi lên ngôi. Đây là theo tiền lệ Lê Hoàn và Lê Long Đĩnh, về sau cũng theo Lê Hoàn được gia phong Nam Bình vương và Nam Việt vương. Đến đây, tiến trình ban tước cho vua Đại Cồ Việt, từ Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương tới Nam Việt vương đã được xác lập.

Về Nam Việt vương, PGS. Yishikai - nhà khảo cổ học Nhật đã nhận xét rằng, tên Nam Việt vương là một tước được ban theo quan niệm của nhà Tống về nước Nam Việt Triệu Đà Vì vậy, nhà Tống cho rằng cả nước Nam Hán lẫn nước Đại cồ việt thời Đinh - Tiền Lê đều thuộc về hệ thống Nam Việt Triệu Đà.

Lúc đầu, nhà Tống rất quan tâm đến Đại Cồ Việt, đặc biệt là Tống Thái Tông. Trong khi ông ấy giữ ngôi có rất nhiều ký lục tỉ mỉ về giao thiệp với Lê Hoàn trong các sử liệu Trung Quốc. Còn đến Tống Chân Tông, nhà Tống có khuynh hướng đối xử một cách đồng nhất với Giao Chỉ. Biểu thị sự thay đổi quan niệm về Đại Cồ Việt của nhà Tống song song với quá trình xác lập của tiến trình ban tước cho ,vua Đại Cồ Việt. 

Tuy nhiên, ý thức của triều đình Tống không nhất thiết được tất cả quan lại biên cảnh đồng ý cho nên quan lại biên cảnh đôi khi thu nhận người sống lưu vong Giao Châu mặc dù bị triều đình nghiêm cấm. Họ có lẽ có quan niệm riêng khác với quan niệm của triều đình Tống về Việt Nam.


NAM QUỐC SƠN HÀ VÀ QUỐC TỘ,
HAI KIỆT TÁC MỞ ĐẦU LỊCH SỬ VĂN HỌC
NGANG QUA TRIỀU ĐẠI LÊ HÒAN

GS. Bùi Duy Tân
Khoa Văn học. Trường Đại học KHXH&NV. Đại học Quốc gia Hà Nội

Kiệt tác thứ hai là Quốc tộ - không còn phải bàn. Kiệt tác thứ nhất là Nam quốc sơn hà - cũng hiển nhiên đích thực, song vẫn cứ bàn thêm, xem như những giọt nước tràn ly. Cả hai đều xuất hiện ở thời hoàng đế Lê Hoàn -một ông vua tiêu biểu cho mẫu hình hoàng đế Đại Cồ Việt.

Thời đại Lê Hoàn, dầu có ngược lên và xuôi xuống ít năm,cùng với triều đại mà ông trị vì (980 - 1005), cũng chỉ vài ba chục năm, khoảng một đời, một thế hệ. Cứ nghĩ thời gian ngắn ngủi thế, đã đủ tạo lập một diện mạo văn chương.

Lâu nay, theo quán tính, người ta thường gọi Thơ văn Lý Trần hoặc Văn học thế kỷ X - XIV gồm cả trước tác của ba triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê. Nhưng cả ba triều đại này, ngoài những vần sấm thi ngang qua, thì triều Ngô đã có gì ngoài lời bàn của Ngô Quyền về kế sách phá Hoằng Thao, chưa đủ tiêu chí là một tác phẩm văn học thành văn; triều Đinh cũng chưa thấy gì thêm, ngoài lời sấn chấm hết: Đỗ Thích thí Đinh Đinh . . .
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2009, 09:42:22 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #128 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 09:44:21 pm »

Chỉ còn triều Tiền Lê, thời Lê Hoàn, với tìm tòi mới, có thể mạnh dạn khẳng định. “đây là một triều đại khai sáng văn học dân tộc bằng hai kiệt tác thi ca. Thơ văn thời này, ngoài một số bài thư - kệ của các thiền sư, có ba chủ đề, đề tài nổi bật: Thứ nhất là thơ sấm, thứ hai là văn chương bang giao, thứ ba là văn học yêu nước.

Thời này được xem là “vỡ tổ sấm ký” (Nguyễn Đổng Chi). Người xưa quan niệm sâm là những điều hiện ra, bày ra trước (Sấm giả-triệu dã); sấm lấy quỷ quyệt khéo léo làm lời nói kín, dự đoán lành dữ (Sấm giả, quỷ vi ẩn ngữ dự quyết cát hung). Sấm thời này là sản phẩm của thiền sư, đạo sĩ, nho giả, mỗi người đều có ý đồ riêng khi tung ra những lời sấm, mỗi người đều có phần hiếu sự khi mượn lời thần bí báo trước sự cố cho rằng có ý nghĩa đổi đời sẽ xảy ra, nhưng phần chắc lại là khẳng định những biến cố đã xuất hiện .

Nói thế vì sấm có thể có những câu báo trước, nhưng hầu hết lại được đặt ra khi đã xuất hiện các nhân vật và sự kiện lịch sử hữu quan. Câu sấm vào loại sớm thời này là:

Đỗ Thích thí Đinh Đinh
Lê gia xuất thánh minh
Cạnh tranh đa hoạnh tử
Đạo lộ tuyệt nhân hành


Dịch là:

Đỗ Thích giết hai Đinh
Nhà Lê sinh thánh minh
Ganh đua bao kẻ chết
Đường đi người vắng tanh


                        (Trần Quốc Vượng dịch.)

Việt sử lược ghi lời sấm xuất hiện vào năm 974 để báo trước sự kiện sẽ diễn ra vào năm 979, nhưng lấy gì để chứng minh lời sấm đã đi trước sự cố đến 5 năm? Huống chi đến Đại Việt sử ký còn thêm cả chuyện 12 sứ quân và triều Lý xuất hiện bằng một khổ thơ 4 câu?

Về mặt văn học, có thể xem lời sấm trên đây là sự phản: ánh xung đột chết chóc, và điều tiên tri hoàng đế anh minh sẽ xuất hiện. Thiền sư Vạn Hạnh “hễ nói ra điều gì, thiên hạ đều coi như lời sấm” (Thiền uyển tập anh), đã hơn một lần báo trước Lý sẽ thay Lê:

Tật lê trầm bắc thủy
Lý tử thụ Nam thiên
Tư phương can qua tĩnh
Bát biển hạ bình yên


Dịch là:

Cây tật lê (tức nhà Lê) chìm biển bắc
Cây lý (tức nhà Lý) mọc trời Nam
Bốn phương binh đao lặng
Tám cõi được bình an.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #129 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2009, 09:45:45 pm »

Sấm cho ta biết một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh độc đáo của cộng đồng, lý tưởng muôn đời của dân tộc: muốn có thánh đế minh vương để an nguy trị loạn. Sự phồn thịnh của sấm thi, sấm ngữ, ở cái thời còn tao loạn và lắm thần linh, ma quỷ này, là nét đặc biệt của tinh thần thời đại.

Với tinh thần tự chủ, tự cường, triều đại Lê Đại Hành còn có danh tác của văn chương bang giao. Văn học bang giao thời này mở đầu bằng một giai thoại Lý Giác, sứ thần nhà Tống sang ta năm 987, bẻ bai hai câu thơ trong bài  Vịnh nga của Lạc Tân Vương, để đùa anh lái đò Pháp Thuận:

Nga nga Lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha.


Dịch là:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Chân trời nghển cổ trông.


Không ngờ, anh lái đò ung dung ngâm tiếp, cũng cải biên đôi chữ, cho trọn vẹn áng thơ hay của thần đồng Đường thi, khi mười tuổi:

Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba


Dịch là:

Lông trắng phơi nước biếc
Sóng xanh quậy chèo hồng.


Thâm ý của Lý sứ thần “điển nhã” đến vậy, mà vẫn bị chú lái đò ngang “bắt bài” bằng tinh thần “vô tốn” (không thua kém) tri thức văn hoá chung ở các nước đồng văn trong vùng. Khác với vẻ đẹp nên thư của một thi thoại, bài thơ lưu biệt của Lý Giác tặng Pháp Thuận (lần này thì với tư cách pháp sư cố vấn của triều đình) đã có sắc thái chính trị.

Pháp Thuận đem thư này dâng vua. Vua cho thiền sư Khuông Việt xem. Khuông Việt nói: “Thư này có ý tôn trọng bệ hạ không khác gì vua Tống” (Đại Việt sử ký toàn thư). Đó chính là lời thư ở hai câu kết:

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu
Khê đàm ba tĩnh kiếm thiền thu.


Dịch là:

Ngoài trời lại có trời nên chiếu
Sóng lặng khe dầm bóng nguyệt thâu.


Đến khi Giác ra về cùng năm 987, Khuông Việt làm bài từ theo điệu  Vương lang quy để đưa tiễn, theo lệnh Lê Hoàn.  Khuông Việt tức Ngô Chân Lưu (933-1011), theo sử sách là hậu duệ của Ngô Quyền, thời Đinh Tiên Hoàng được lĩnh chức Tăng thống và được ban hiệu là Khuông Việt đại sư (nhà sư lớn khuông phò nước Việt). Dưới triều Lê Đại Hành, sư được vua kính trọng phạm các việc quân quốc của triều đình, sư đều được tham dự.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM