Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:55:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn  (Đọc 99626 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #40 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 01:38:52 pm »

(Từ thời Tiền Lê chọn đất dựng nhà,
Đến thời Nguyễn ơn phong gác phượng
)

Ngay cái tên Hải Lạng là cách đọc chệch từ Hải Lãng (sóng biển). Dù gọi là Hải Lạng, song tên chữ Hán của làng vẫn được viết là Hải Lãng.

Các trò diễn trong ngày hội, như trò bắt vịt, đi cầu tre, đấu vật (1) đã tái hiện lại quá khứ lập làng ở vùng cửa biển khi xưa trên một vùng sông nước mênh mông, đồng thời ôn lại tinh thần thượng võ nhắc tới chiến công của Phạm Cự Lạng. Người dân khu vực Nghĩa Thịnh, Nghĩa Thái khi được hỏi về lịch sử của mình đều tự hào nói rằng, xưa kia vùng đất này là cửa biển Đại ác.  Đây tương truyền là một cửa biển hiểm ác, được phản ánh qua câu nói của dân gian: “Vượt Đại Nha, qua Thần Phù".

Thần Phù được mô tả là một cửa biển hung dữ:

Lênh đênh qua biển Thần Phù;
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm
”.

Như vậy ta phần nào có thể hình dung mức độ hiểm trở của Đại Nha. Theo truyền thuyết được sưu tầm trong Đại An luyện chí thời Nguyễn thì ở cửa biển này có ba con sóng rất hung dữ, thuyền bè qua lại thường gặp nạn, khó có thuyền nào vượt qua được. Đối với những thuyền không đủ khả năng vượt qua thì đều bị đắm, xác trôi dạt, loài quạ, cú vọ qua lại tìm mồi, chúng kêu gọi nhau ở đây. Truyền thuyết này phần nào đã giải thích được sự tồn tại của tên gọi Đại Ác.

Đây là cửa ngõ của Hoa Lư, cách không xa kinh đô thời Đinh - Tiền Lê. Theo truyền thuyết. nhờ có cây gậy rút đất mà sơn thần biếu, Phạm Cự Lạng có thể chập tối từ Hoa Lư về nơi ấp phong xã Nghĩa Thịnh ngày nay ngủ qua đêm, sáng sớm lại có mặt ở Hoa Lư.

Đại Ác là một cửa biển có vị thế quan trọng về mặt quân sự chính trị trong lịch sử dân tộc. Ngay từ thế kỷ VI, vùng cửa biển này chứng kiến giờ phút cuối cùng của Triệu Việt Vương.  Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (nửa đầu thế kỷ X), lực lượng tinh binh chủ lực giữ vai trò quyết định đánh tan đạo quân xâm lược ở cửa biển Bạch Đằng là do Ngô Xương Ngập chỉ huy từ phía cửa biển Đại Nha kéo tới.

Đây cũng là cửa biển mà Ngô Nhật Khánh dẫn đường cho quân Chiêm Thành tấn công Đại Cồ Việt (năm 979) (1). Ngay cả khi Hoa Lư không còn giữ vai trò kinh đô nữa, thì đây vẫn là đường thuỷ truyền thống của Chiêm Thành và Trung Quốc, như nhận xét của các thương nhân phương Tây thế kỷ 17, 1 8 (2). 
 
Việc Phạm Cự Lạng theo về dưới cờ của vị thủ lĩnh Đinh Bộ Lĩnh và hoạt động ở khu vực này càng được khẳng định khi mà vùng đất ven biển nơi hạ lưu của các con sông Đáy, sông Hồng - khu vực đất cổ thuộc Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình ngày nay - là nơi diễn ra sôi nổi các hoạt động chính trị, quân sự trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước dưới thời Đinh - Tiền Lê .

Trong bối cảnh lịch sử đó, dấu tích hoạt động dầy đặc của Phạm Cự Lạng ở khu vực Nghĩa Thịnh, Nghĩa Thái. . . kết hợp với những ghi chép nguồn thư tịch cổ đủ cơ sở để khẳng định Phạm Cự Lạng đã nổi lên là một vị tướng tài từ những năm loạn mười hai sứ quân.

____________________
(1) Bảo tàng Nam Hà: Tư liệu khảo sát đình Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh, hnyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà, Tài liệu đã dẫn.
(1) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. trang 216.
(2) Winiam Dampier. Một chuyến du hành sang Bắc Kỳ vào năm 1688, Tài liệu dịch lưu tại phòng Tư liệu Khoa sử, Trường ĐHKHXH&NV, trang 8-9.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2009, 01:41:52 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #41 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 01:44:06 pm »


Trong thời kỳ Đinh Bộ Lĩnh còn đang chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ rộng lớn ở vùng duyên hải ven cửa sông Đại ác và sông Giao Thuỷ, ông sớm cùng anh là Phạm Hạp theo về, tự nguyện đứng dưới cờ của vị thủ lĩnh tài ba Đinh Bộ Lĩnh. Ông được cử trấn thủ vùng biển cửa sông Đáy - vùng hiểm yếu, cửa ngõ phía nam kinh thành Thăng Long.

Khi Đinh Bộ Lĩnh từ căn cứ rộng lớn của mình (kéo dài từ vùng rừng núi Hoa Lư sang vùng đồng bằng ven biển thuộc Nam Định và Thái Bình ngày nay), tấn công ra các vùng khác hoàn thành sự nghiệp dựng nước, chắc chắn ông đã cùng với anh tham gia tích cực và góp phần quan trọng trong thắng lợi đó (1).

Như vậy, Phạm Cự Lạng, cùng với anh của ông là những bậc công thần của triều Đinh. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng nghiệp lớn nhà Đinh nói riêng và trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ này nói chung. Công lao ấy đã được vị vua triều Đinh nhìn nhận. Chính vì lẽ đó, trước nguy cơ xâm lấn của phong kiến phương Bắc, ông được Thập đạo tướng quân Lê Hoàn tiến cử làm Đại tướng quân.

Chắp nối các sự kiện về Phạm Cự Lạng ta càng thấy ông là người thức thời, chí công vô tư. Là công thần triều Đinh, nhưng ông không bày tỏ lòng trung như anh trai, mà thức thời nhìn nhận thấy được khả năng của vị Thập đạo tướng quân Lê Hoàn và lại hết lòng giúp rập tôn vinh ông lên ngôi vua, sát cánh bên ông trong cuộc kháng Tống, bình Chiêm. Đáng quý hơn nữa, ông không vì tình nhà mà biết đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết. Nhân cách của ông đã được tôn vinh khi nhà Lý chọn ông làm vị thần trông coi việc xét xử - biểu tượng của sự công minh chính trực.

Qua cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Cự Lạng, chúng ta cũng có thể hiểu thêm về vị vua khai sáng nhà Tiền Lê. Trừng phạt anh trai vì tội phản loạn, nhưng Lê Hoàn không ngần ngại ngay lúc đó sử dụng người em như là một trợ thủ đắc lực. Cách dùng người công minh, sáng suốt, phân biệt công tư ấy đã là một nhân tố quan trọng tạo nên những kỳ công “trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người Tống” (2), đưa ông lên vị trí của một vị anh hùng dân tộc. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Bảo tàng Nam Hà: Tư liệu khảo sát đình Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà, 1993. Lưu tại Phòng Văn hoá Nghĩa Hưng, Nam Định.

2. Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Nam Định: Hồ sơ di tích đình - chùa Hải Lạng (Hải Lạng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nam Định), Nam Định 2002. Lưu tại Phòng Văn hoá Nghĩa Hưng, Nam Định.

3 . Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 , bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 ( 1697), Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.

4. Lý Tế Xuyên: Việt điện u linh, Đinh Gia Khánh, Trịnh Đình Dư dịch và chú thích, Nxb Văn học, Hà Nội 2001 .

5. Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký tiền biên, Lê Văn Bảy, Nguyễn Thị Thảo, Dương Thị The, Phạm Thị Thoa dịch và chú thích, Lê Duy Chưởng hiệu đính, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1997.

__________________
(1) Ngọc phả Đương Chu đại vương cho biết khi Đinh Bộ Lĩnh đánh sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. Lê Hoàn dược phân đi đánh Kiều Thuận thì Phạm Hạp. Đồ Thích được phân đi đánh Nguyễn Gia Loan ở Vĩnh Mộ.
(2) Lời bàn của sử thần Lê Văn Hưu, xem Đại Việt sử ky toàn thư. Sđd, trang 221 .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 01:46:10 pm »


6. Ngọc phả Đương Chu đại vương (thôn Hướng Nghĩa, xã Minh Thuận, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Tài liệu lưu tại Phòng Văn hoá Vụ Bản, Nam Định.

7. Nguyễn Minh Ngọc: Bách thần Hà Nội, Nxb Mũi Cà Mau , 2001 .

8. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên): Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003.

9. Phỏng vấn các cụ già người địa phương ngày 13- 14 tháng 4 năm 2005: ông Thượng Văn Vinh, 77 tuổi và ông Bùi Văn Thuế, 75 tuổi - người làng Hải Lạng Thượng (Nghĩa Thịnh). Vợ chồng ông Vũ Đình Am, 74 tuổi và bà Nguyễn Thị Cống, 73 tuổi, người xóm Nhân Hậu (Nghĩa Thái). ông Phan Thanh Quang, 57 tuổi người thôn Bình A (Nghĩa Thái).
 
10. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thông chí, tập 3, Phạm Trọng Điềm dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1971 

11. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định việt sử thông giám cương mục, tập 1 , Hoa Bàng, Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp biên địch, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998.

12. Tống Văn Lợi, Hà Duy Biển: Báo cáo kêí quả điều tra knu vực phía lam thành Thăng Long -Hà Nội, trong Những nghiên cứu mới về Thăng Long - Hà Nội, Đề tài KHĐL cấp Nhà nước. LSVN, Hà Nội 2004. Lưu tại Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN.

13. Việt sử lược, Trần Quốc Vượng phiên dịch và chú giải, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960.

14. Winiam Dampier, Một chuyến du hành sang Bắc Kỳ hào năm 1.688, tài liệu dịch lưu tại phòng Tư liệu Khoa Sử.


LÊ HOÀN QUA LỜI BÌNH CỦA CÁC SỬ GIA PHONG KIẾN VIỆT NAM

Phạm Đức Anh
Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Từ những lời bình trong chính sử

Khi đọc những bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, có một thực tế mà các nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay đều thấy rõ, đó là ngoài tính khách quan, chân thực của những thông tin ghi chép trong chính sử là điều không thể phủ nhận, thì bên cạnh đó do những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối nhà sử học, mà ẩn giấu trong những ghi chép ấy là  những thái độ, tình cảm, những nhìn nhận mang tính chủ quan  của người viết sử đối với từng nhân vật, sự kiện lịch sử.
 
Mặt khác, những sự kiện, nhân vật lịch sử này lại được nhìn nhận một cách chủ quan hơn nữa qua những lời bình xét, đánh giá của các sử gia.

Đã từ lâu, các nhà lý luận sử học khẳng định rằng, những ghi chép trong chính sử vốn dĩ ít nhiều đã mang tính chủ quan của người viết sử, và những ghi chép này lại thiếu tính khách quan hơn nữa khi được nhìn nhận thông qua lăng kính bình giá của các sử gia.

Vì vậy, muốn xác định được tính chân xác của thông tin phản ánh, đòi hỏi người nghiên cứu phải nhận thức rõ về hệ thống các giá trị chủ quan của người bình sử.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 01:47:44 pm »


Lê Hoàn là một nhân vật lớn của thế kỷ X - thời đại trước của tất cả các bộ sử và các sử gia Việt Nam hiện được biết đến.  Vậy, Lê Hoàn dưới con mắt của các sử gia thời hậu thế đã được nhìn nhận, đánh giá như thế nào, những ý kiến khen chê xung quanh những việc làm, quyết định của ông ra sao?... Bài viết này nhằm tập hợp những lời bình trong chính sử, qua đó khắc hoạ chân dung Lê Hoàn dưới con mắt của các sử gia phong kiến Việt Nam.

Qua thống kê những bộ chính sử: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, và Việt sử cương mục tiệt yếu chúng tôi đã tập hợp được những lời bình chú trực tiếp, xuất hiện dưới các đề mục: “Lê Văn Hưu nói/bàn”, Sử thần Ngô S Liên nói/bàn”, “Sử thần Ngô Thì Sĩ bàn”, “Lời cẩn án”, “Xét, “Thiện Đình xét”. . . . . . và những đoạn ghi chép là những đánh giá, bình luận của các sử gia về Lê Hoàn.

Tập hợp của chúng tôi, bao gồm cả những lời bình trực tiếp của các sử thần trong các tác phẩm của chính họ (phần lớn), và cả những lời bình trong những bộ sử cũ đã mất, nhưng được dẫn lại từ sách của các tác giả về sau (trường hợp những lời bình của Lê Văn Hưu, Nguyễn Nghiễm).

Có những lời bình của các tác giả đời trước, đã không dưới một lần được dẫn lại trong các sách của các tác giả đời sau. Do vậy, sau khi đối chiếu, so sánh xét thấy đây chỉ là sự sao chép, dẫn lại thì xin lấy lời bình của chính tác giả viết trong sách của mình hoặc là từ sách gần với thời đại của tác giả nhất.

Theo đó, chúng tôi đã tập hợp được những lời bình của sử gia Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên từ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê); lời bình của Nguyễn Nghiễm, Ngô Thì Sĩ từ Đại Việt sử ký tiền biên (của Ngô Thì Sĩ ); lời bình của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chưong loại chí phan Huy Chú); lời bình của các sử thần triều Nguyễn trong Klâm dịn/1 việt sử thông giám cl(ơng mục và lời bình của Đặng Xuân Bảng trong chính tác phẩm của ông - Việt sử cương mục tiết yếu (Xem phụ lục).

2. Một vài nhận xét

2.1. Qua tập hợp, chúng tôi đã thu thập được 22 lời bình sử của 7 sử gia và cơ quan chép sử phong kiến, bình luận về 11 sự kiện khác nhau xung quanh nhân vật Lê Hoàn trong khoảng thời gian 26 năm cuối đời của ông, kể từ khi ông giữ chức Thập đạo tướng quân (năm 979) đến khi ông qua đời, năm 1005 (Xem bảng 1).

7 sử gia và cơ quan chép sử trong tập hợp thuộc các triều đại: Trần (Lê Văn Hưu), Lê (Ngô Sĩ Liên, Nguyên Nghiễm, Ngô Thì Sỹ), và Nguyễn (Phan Huy Chú, Quốc sử quán và Đặng Xuân Bảng). Họ đều là những người sống sau thời đại của Lê Hoàn, gần thì cũng cách hơn 200 năm, xa cũng ngót 1000 năm. Những sự kiện liên quan đến nhân vật Lê Hoàn, được các sử thần bình luận sắp xếp theo trật tự thời gian như sau:

1- Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân (2 lời bình);

2- Lê Hoàn làm Phó vương nhiếp chính (1 lời bình);

3- Lê Hoàn được Phạm Cự Lạng và triều thần suy tôn lên ngôi  (1 lời bình);

4- Lê Hoàn sau khi lên ngôi truy phong cho cha mẹ (3 lời bình);

5- Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh (4 lời bình);
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 01:51:17 pm »


6- Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu (2 lời bình);

7- Lê Hoàn giết Quản giáp Dương Tiến Lộc và nhân dân hai châu Hoan, Ái (1 lời bình);

8- Lê Hoàn xem hội đèn ở điện Càn Nguyên ( 1 lời bình);

9- Lê Hoàn phong đế, phong vương cho các con (3 lời bình);

10- Đinh Toàn tử trận khi tham gia chinh phạt cùng Lê Hoàn (1 lời bình);

11 - Lê Hoàn sau khi mất ( 3 lời bình).

Như vậy, trong hầu hết các bộ chính sử phong kiến Việt Nam, khi chép đến giai đoạn thế kỷ X và đề cập đến nhân vật Lê Hoàn, các sử gia không thể không dừng lại bình luận về ông. ít thì cũng 1 -2 lời, nhiều thì dành 5-6 lời bình. Tất cả những sự kiện bình luận về Lê Hoàn như trên cho ta thấy, chúng đều là những việc làm, hành động, những quyết định của nhân vật này xoay quanh những mối cương thường: Quân-thần, vua-tôi, chồng-vợ; nhân-nghĩa-lễ-trí-tín theo hệ thống bình xét của những chuẩn mực đạo đức, thang giá trị Nho gia. 

Trong đó, những sự kiện được các sử gia tập trung bình luận nhiều nhất là xung quanh việc Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, “cướp ngôi” nhà Đinh (4 lời bình); việc Lê Hoàn sau khi lên ngôi truy phong cho cha mẹ, và phong đất cho các con trấn giữ những vùng hiểm yếu (đều 3 lời bình).

2.2. Một điều dễ nhận thấy là khi các sử gia bình về Lê Hoàn, họ chê nhiều hơn là khen ông, 9 lời khen và 22 lời chê (xem bảng 2). Những lời chê Lê Hoàn tựu trung lại vẫn không nằm ngoài những khuôn phép của đạo Nho, rằng ông đã rắp tâm tiếm đoạt khi làm Phó vương nhiếp chính; phản lòng trung mà cướp ngôi” nhà Đinh; đối với cha mẹ thì bất kính, bất hiếu; đối với đạo vợ chồng thì bất chính; đối với các con thì bất công; đối với đạo trị nước thì bất tín, bất minh..., tất cả đều trái lẽ cương thường, trái đạo nhân luân.

Mặc dù các sử gia phong kiến hết sức hà khắc, nặng nề trong lời định tội, thế nhưng khi nói về công lao và sự nghiệp của ông, họ lại không tiếc lời khen ngợi. Ngô Sĩ Liên tấm tắc ngợi ca rằng, ông đã “trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để được yên dân, trong nước yên bình, Bắc Nam vô sự ‘; “Vua đánh đâu được đấy chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy” (1). 

Sử thần Phan Huy Chú không những khen ông đã phá quân Tống, bình nước Chiêm”, khiến “chốn Hoa hạ và man di đều sợ hãi”, “Trung Quốc sắc phong mấy lần. Tiếng tăm lừng lẫy”, mà đối với đạo trị nước, còn “để ý việc thường dùng của dân, dốc lòng về quốc chính, trọng nông nghiệp, cẩn thận về biên phòng, quy định pháp lệnh tuyển dân làm lính, đổi đặt châu phủ, chia đặt các phiên trấn” (2) . . . Thành thử, ngay trong mắt các nhà sử học mang nặng tư tưởng phong kiến bảo thủ, hẹp hòi thì Lê Hoàn vẫn hiển hiện phẩm chất và nhân cách của một người anh hùng dân tộc vĩ đại, sống mãi với lớp lớp cháu con.

2.3. Có những sự kiện không thấy được các tác giả thời trước bình luận, song trong những tác phẩm của các sử gia thời sau sự kiện ấy lại được đem ra đánh giá, bình phẩm coi như một sự bổ sung, làm sáng rõ hơn về nhân vật, sự kiện đó. ấy là những sự kiện chỉ thấy xuất hiện một lần trong tập hợp thống kê. Chẳng hạn như lời bình về sự kiện Phạm Cự Lạng đã “bội nghĩa hám lợi”, phản lòng trung mà đứng đầu triều thần suy tôn Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế chỉ duy nhất thấy trong sách của Nguyễn Nghiễm, mà khi chép đến sự kiện này không thấy Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên có lời bình luận nào.
Ví dụ khác

______________
(1) Đại việt sử ký toàn thư. Tập I Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 1993.  tr. 221 và 231.
(2) Phan Huy Chú: Lịch triều hiên chương loại chí, Tập I Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 1992. tr.192.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 01:58:09 pm »

Ví dụ khác cũng chỉ thấy duy nhất vị sử thần triều Lê Trung hưng này bình là việc Lê Hoàn khi làm vua đã xa hoa, lãng phí trong việc xây cất cung điện, dù đã “quá tuổi tri thiên mệnh” mà vẫn giữ “tính trẻ con”, “lửa ham muốn bùng lên” khi mà xương tuỷ dân đã kiệt” (1).

Hay như sự kiện năm 1001, trong khi các bộ sử thời Lê và đầu thời Nguyễn đều chỉ chép là vào năm ấy, Lê Đại Hành đi đánh giặc Cử Long (nay thuộc huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá). Trong đội quân Nam chinh ấy có Vệ vương Đinh Toàn. Khi quân đội nhà Lê truy đuổi giặc đến Cùng Giang đã bị chúng vây hãm hai bên bờ sông, Đinh Toàn trúng tên chết tại trận. Lê Hoàn kêu trời ba tiếng rồi thúc quân đánh, giặc tan vỡ (2). Ngoài ra không thấy bình luận gì thêm. 

Thế nhưng, đến bộ Khâm định Vệ sử thông giám cương mục, các sử thần triều Nguyễn đã dành thêm những lời sau đây để bình luận về sự kiện này: “Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thư” (3).

 
2.4. Đối với những sự kiện được bình luận nhiều lần, có hai trường hợp sau xảy ra:

Trường hợp thứ nhất, là tuy các sử gia thời sau dẫn lại lời bình của các sử gia thời trước trong sách của mình, song đó  không phải là những lời dẫn nguyên văn, mà thường đã được thêm bớt, chỉnh sửa, và đặc biệt là đã được gia cố thêm bàng những động/tính từ phiếm chỉ mạnh: “trái thường quá lắm”, “điên đảo sai lầm quá lắm”, “không thể coi được”, “chẳng ra gì,, xấu như cầm thú mọi rợ”, “chép vào sử sách để cho nghìn thu chê cười”...

Trường hợp thứ hai, là cùng một sự kiện nhưng nhiều khi các sử gia lại đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, biện bác ý kiến của nhau. Chẳng hạn như khi cùng đánh giá về sự kiện Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế thay cho nhà Đinh, Lê Văn Hưu cho rằng đó là do Lê Hoàn đã đánh dẹp nội loạn bên trong (giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc) và đánh đuổi giặc ngoại xâm, dẹp yên bờ cõi (thắng tướng giặc là Quân Biện, Phụng Huân) mà có được. Đó là những vũ công oanh liệt mà “dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được” (4).

Thế nhưng, Ngô Sĩ Liên lại đánh giá khác. ông cho ràng Lê Đại Hành đã không giữ đạo tam cương, ngay khi còn giữ chức nhiếp chính đã ráp tâm làm điều bất lợi với vị ấu chúa Đinh Toàn. Do đó mà Đinh Điền, Nguyễn Bặc vì lòng trung đã không thể “nhẫn tâm điềm nhiên mà nhìn”, lui về dấy quân chống lại Lê Hoàn, mưu giữ xã tắc họ Đinh.

Ngô Sĩ Liên khẳng định “đó là bầy tôi trung nghĩa” và vì việc không thành mà họ phải hy sinh, khiến vị sử thần triều Lê khen ngợi đó chính là “bề tôi tử tiết”. Ông không đồng ý với người tiền nhiệm của mình khi đã đánh đồng Đinh Điền, Nguyễn Bặc với hàng loạn tặc, và theo ông điều đó “khiến cho nhân luân không được sáng tỏ với đời sau, gây mầm mống tiếm đoạt”, “quét sạch cương thường” cho nên “không thể không biện bác” (5).

Lời bình của Ngô Thì Sĩ lại nhận định: “Nhà vua nhân trong triều xảy ra tai nạn mà lấy đước nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm mà vỗ yên nhân dân, trong nước yên ổn, Bắc Nam được vô sự”. Song, ông cũng nghiêm khắc phê phán Lê Hoàn đối với “đạo tam cương không được đúng đắn, quan hệ vợ chồng, cha con, vua tôi đều chẳng ra gì”, “cho nên con cháu lục đục với nhau đến nỗi mất nước” (6).

______________

(1) Ngô Thì Sĩ : Đại  việt sử ký tiền biên. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1997. tr. 173.
(2) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. tr.230. Ngô Thì  : Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd. tr. 177.
(3) Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tập 1. Nxb Giáo dục. Hà Nội. 1998. tr. 267.
(4) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. tr.230. Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd. tr. 221 .
(5) Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký  tiền biên. Sđd, tr. 166.
(6) Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định việt sử thông giám cương mục
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2009, 10:46:26 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 10:39:42 pm »

Đến các sử thần triều Nguyễn, vẫn sự kiện ấy song không thấy họ bình luận gì nữa, chỉ thấy họ nghi ngờ về việc nhà Lê, nhà Lý khi lên ngôi có những huyền tích giống với nhà Tống bên Trung Quốc và cho rằng “hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhau để cho thần dị câu chuyện” (1).

Tương tự như vậy, khi cùng bình luận về sự kiện Lê Hoàn phong đất, phong vương cho các hoàng tử (trong số ấy có người con nuôi là Phù Đái vương), Ngô Sĩ Liên luận rằng nhà vua nhận và phong đất cho con nuôi, chẳng qua là vì vua ưu Ái riêng mà thôi. Thế nhưng Ngô Thì Sĩ lại đánh giá rằng vua Lê làm việc ấy là “nhằm tránh cái nạn của nhà Đinh, phong tước vương và đất cho 13 người con, để nơi lớn nhỏ ràng buộc lẫn nhau, lúc nguy cấp thì cứu nhau, chống kẻ khinh rẻ mà giữ được sự bền lâu, không để cho thừa cơ nhòm ngó, như mình đối với nhà Đinh”.

Song, dù đã lo nghĩ chu đáo, dù đã chuẩn bị kỹ càng nhưng Lê Đại Hành cũng không lường hết được chữ “ngờ” khi chính những người con trai của ông lại “tranh nhau lên ngôi”, “đấu đá lẫn nhau’ khiến cho vương quyền rơi vào tay họ Lý. Lỗi ấy theo Ngô Thì Sĩ là do Lê Đại Hành đã “làm mười điều ác không có một điều thiện” và không thể đổ cho  ai được” (2).

Khi bình xét sự kiện này, Đặng Xuân Bảng lại cho rằng nhà Lê sở dĩ rút bài học từ chính mình đối với họ Đinh nên không đặt chức quan Thập đạo tướng quân, mà sai các con làm vương ở các châu theo lối phân phong của người xưa.  Nhưng từ khi Trung Tông lên ngôi, các anh em trong vương thất đã tranh giành, đem quân đánh lộn lẫn nhau. Nhà vua tin kẻ hầu cận hơn tin người thân trong nhà, và cái hoạ nhà Lý thay nhà Lê đã xảy ra” như một điều tất yếu (3).

2.5. Điều cuối cùng nhận thấy qua lời bình của các sử gia, là giữa họ, hệ thống các giá trị, chuẩn mực đạo đức, luân lý được sử dụng khi bình xét, bên cạnh những yếu tố đồng nhất, xuyên suốt bởi sự bao trùm, chi phối của lề lối Nho gia, thì những sử gia ấy, ở những thời đoạn khác nhau, chịu những tác động của bối cảnh lịch sử khác nhau lại có những khác biệt nhất định khi nhìn nhận, đánh giá về lịch sử. Điều đó được thể hiện cụ thể, dễ nhận thấy trong cách hành văn, trong việc sử dụng các thuật ngữ, khái niệm Nho-Hán, trong việc biện dẫn các điển tích, điển cố, các sách kinh điển của nhà Nho trong từng lời, từng câu bình sử.

Không hiểu hai lời bình của Lê Văn Hưu về Lê Hoàn được dẫn lại trong tác phẩm của Ngô Sĩ Liên có đúng là của chính tác giả hay không, hay nếu đúng thì mức độ chính xác về mặt văn bản học như thế nào? Đọc cuốn chính sử có niên đại gần nhất với thời của Lê Văn Hưu là Việt sử lược thì chỉ thấy tác giả bộ sử này ngoài những mô tả đơn thuần các sự kiện lịch sử, không thấy có bất kỳ sự bình phẩm, đánh giá nào. 
Dẫu sao hãy cứ tin rằng đó là những lời bình của chính Lê Văn Hưu, cho dù như trên đã nói, nó có thể đã được thêm thắt, nhấn mạnh bởi những sử gia hậu sinh. Điều đó không phải không có căn cứ, khi ta đem so sánh chúng với những lời bình của các sử gia thời sau.

Trong 2 lời bình về 2 sự kiện của Lê Văn Hưu, chúng tôi chỉ thấy tác giả sử dụng 1 thuật ngữ Nho - Hán (đức,); 1 lần biện dẫn điển tích về chiến công của nhà Hán, nhà Đường và 1 lần so sánh nhà Lê với nhà Lý xem đức của họ nào dày hơn. Mật độ xuất hiện các thông tin này có một tỷ lệ khác biệt hẳn trong những lời bình của các sử gia thời Lê.  Trong số 13 lời bình về 10 sự kiện khác nhau, các tác giả triều Lê đã sử dụng đến 21 từ/cụm từ là các khái niệm Nho giáo.  Những thuật ngữ quen thuộc của đạo Nho: “Trung - tín - nhân nghĩa”, “quân - thần”, “đạo vợ - chồng”, “nhân luân”, “cương thường”... xuất hiện một cách thường xuyên, đậm đặc trong các lời bình sử của họ.



_____________________
(1) Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định việt sử thông giám cương mục Sđd. tr.248.
(2) Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd. tr. 175.(3) Đặng Xuân Bảng: Việt sử cương mục tiết yếu. Khoa học xã hội: Hà Nội. 2000. tr.73. 
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2009, 10:45:47 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #47 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2009, 10:41:21 pm »

Cũng trong số các lời bình này, những điển tích Trung Quốc, những sách kinh điển của nhà Nho đã được biện dẫn trong hầu hết các lời bình. Đặc biệt, khi xét riêng những lời bình sử của Ngô Sĩ Liên còn cho thấy mật độ xuất hiện các thông tin trên với một tỷ lệ lớn hơn nữa: 11 thuật ngữ Nho giáo và 3 điển tích, sách kinh điển nhà Nho trên tổng số 5 sự kiện ông bình luận. Đây cũng là một minh chứng hiển nhiên, một thực tế dễ hiểu đối với một sử thần sống và viết sử vào thời kỳ mà Nho giáo Việt Nam được coi là phát triển đến độ cực thịnh của nó.

Sang đến những lời bình của các sử gia thời Nguyễn, những thuật ngữ, điển cố Nho giáo xuất hiện ít thường xuyên hơn, với một tỷ lệ nhỏ hơn. Nhưng, thay vào đó những lời bình lại tập trung nhiều hơn vào việc so sánh, đặt nhà Lê trong mối quan hệ với triều đại trước đó (nhà Đinh) và sau đó (nhà Lý): Nhà Lê lập 5 hoàng hậu là do nhà Đinh khơi ra; vua Lê xưng đế nhưng chỉ phong cho cha là vương, từ ông trở lên không phong, mà lại phong mẹ làm Hoàng Thái hậu là do nhà Lê làm gương xấu cho nhà Lý học theo; hay việc nhà Lê rút kinh nghiệm từ nhà Đinh không lập quan Thập đạo tướng quân, mà phong đất cho các con. Cộng lại, có 5 lần so sánh/7 lời bình. . . Tất cả thêm một lần nữa khẳng định quan điểm viết sử của các sử gia phong kiến là sử để làm gương, răn dạy cho đời sau.

Từ những gì thấy được qua đọc lời bình của các sử gia phong kiến Việt Nam về Lê Hoàn, điều sẽ khiến không ít người trong chúng ta băn khoăn, suy nghĩ tự hỏi rằng liệu Lê Hoàn có như những gì mà người xưa đã nhìn nhận, đánh giá về ông? Có điều phải nói ngay rằng, lấy chuẩn mực Nho giáo để đánh giá về một con người như Lê Hoàn thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiên lệch, khiên cưỡng nhất là những quan niệm phong kiến về đạo đức và lối sống). Hiểu cách đánh giá của người xưa để các nhà viết sử hôm nay có thể rút kinh nghiệm, tìm ra cách đánh giá chính xác và thống nhất về con người và sự nghiệp của Lê Hoàn là điều vô cùng cần thiết.

* Ghi chú:
1 : Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân (năm 979)

2: Lê Hoàn làm Phó vương nhiếp chính (năm 979)

3 : Lê Hoàn được Phạm Cự Lạng và triều thần suy tôn lên ngôi (năm 980)

4: Lê Hoàn sau khi lên ngôi truy phong cho cha mẹ

5: Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh (năm 981)

6. Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu (năm 982)

7: Lê Hoàn giết Quản giáp Dương Tiến Lộc và nhân dân hai châu Hoan. Ái (năm 989)

8: Lê Hoàn xem hội đèn ở điện Càn Nguyên (năm 992)

9: Lê Hoàn phong vương. phong đất cho các con (năm 995)

10: Đinh Toàn lử trận khi đi chinh phạt cùng Lê Hoàn (năm 1001)

11: Lê Hoàn sau khi mất (năm 1005).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #48 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 11:18:05 pm »


Bảng 1: Những tác giả và những sự kiện bình luận về Lê Hoàn


* Xem ghi chú ở trên.

Bảng 2: Những thông tin phản ánh trong các lời bình sử về Lê HoànPhụ lục: Tập hợp những lời bình về Lê Hoàn trong chính sử

* Ghi chú:

- Những lời bình của Lê văn Hưu, Ngô Sĩ Liên dẫn trong Đại Việt sử ký toàn thư.

- Những lời bình của Nguyễn Nghiễm, Ngô Thì Sĩ dẫn trung Đại Việt sử ký tiền biên.

- Lời bình của Phan Huy Chú dẫn trong Lịch triều hiến chương loại chí.

- Lời bình của Quốc sử quán triều Nguyễn dẫn trong khâm định Việt sử thông giám cương mục.

- Lời bình của Đặng Xuân Bảng dẫn trong Việt sử cương mục tiết yếu.


 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #49 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2009, 11:19:52 pm »

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM