Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:10:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn  (Đọc 99586 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:05:56 pm »


Tên sách: Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2005
Số hoá: ptlinh, UyenNhi05


NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
4 - Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04)8257063; 8.252916. Fax: (04)8257063


BỐI CẢNH ĐỊNH ĐÔ ĐÔ THĂNG LONG
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN




Chịu trách nhiệm xuất bản:
NGUYỄN KHẮC OÁNH


Biên tập:
NGUYỄN ĐỨC VỤ - TRỊNH MINH TUẤN
 
Bìa:
PHAN ANH TÚ


Trình bày, kỹ thuật vi tính:
HOÀNG LAN HƯƠNG

Sửa bản in:
TRỊNH MINH TUẤN
________________________________________________________________________
In 700 cuốn. khổ 14,5x20,5 cm tại Nhà in Hà Nội. Giấy phép xuất bản số: 04LS/954 CXB ngày 20/6/2005. In xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2006.

VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO
KỶ NIỆM 1.000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI
SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN – HỘI SỬ HỌC HÀ NỘI




BỐI CẢNH
ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN

(Tập kỷ yếu hội thảo nhân kỷ niệm 995 năm Thăng Long Hà Nội và 1000 năm ngày mất của danh nhân Lê Hoàn)



LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Trong lịch sử, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đê’ có những đóng góp kiệt xuân trong sự nghiệp chống ngoại xâm, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiên tạo đất nước Đại Cồ Việt hùng mạnh thì Tiền Lê. Chính bối cảnh đó là điều kiện giúp Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển rực rỡ của văn hóa Thăng Long - Đại Việt.

Cuốn sách Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn là kết quả của quá trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học do Hội Sử học Hà Nội tổ chức. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, theo đề xuất của Hội Sử học Hà Nội, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cùng tên, nội dung cuộc hội thảo được tổ chức hiệu đính biên tập thành sách. Cuốn sách góp phần làm sáng rõ hơn thân thế và những đóng góp nổi bật của anh hùng dân tộc Lê Hoàn vào tiến trình lịch sử đất nước nói chung à trong việc định đô Thăng Long sau này của Lý Công Uẩn nói riêng.
 
Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội; 1.000 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Lê Hoàn, Nhà xuất bảl Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách. Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn; và hy vọng rằng, cuốn sách sẽ giúp bạn đọc, nhất là thêm hệ trẻ, biệt và tự hào về những cống hiến của các bậc tiền nhân để chúng ta có một Thủ đô anh hùng, “Thành phố” vì hòa bình “ như ngày hôm nay.

                                                                                          NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:07:52 pm »


PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGÔ THỊ THANH HẰNG(*)
TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC
“BỐI CẢNH ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN”

Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung, của Thăng Long - Hà Nội nói riêng, Lê Hoàn có vị trí đặc biệt.  ông không chỉ là người kế tục xứng đáng các vị anh hùng Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc bằng vũ công Bạch Đằng oanh liệt, mà còn thể hiện trên những thành tựu của sự nghiệp ngoại giao, xây dựng phát triển đất nước.

Triều đại Lê Hoàn đã chuẩn bị cho sự xuất hiện và chắp cánh cho tài năng, nhân cách của Lý Công Uẩn - vị vua sáng nghiệp triều Lý, xây nền kinh đô Thăng Long, chuẩn bị cho kỷ nguyên phát triển rực rỡ của văn hoá Thăng Long - Đại Việt. 

Năm 2005, kỷ niệm trọng thể 995 năm Thăng Long - Hà Nội càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta trang trọng kỷ niệm 1000 năm ngày mất vị vua anh hùng bằng hội thảo khoa học “Bồi cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”.  Đó là thể hiện tinh thần khoa học, đạo lý, nhân cách sống của thế học hôm nay với các bậc Tiền nhân đã bảo vệ, xây dựng non sông yêu quý của chúng ta.

Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trân trọng và đánh giá cao sáng kiến của Sở Văn hóa - Thông tin, Hội Sử học Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học này.  Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã dành thời gian, tâm huyết, tình cảm của mình tìm hiểu và nghiên cứu về bối cảnh định đô Thăng Long, về sự nghiệp của Lê Hoàn, về quốc gia Đại Cồ Việt.

Nhân dịp này, lãnh đạo Thành phố một lần nữa trân trọng đề nghị các nhà khoa học lịch sử, xã hội và nhân văn tích cực, chủ động hơn nữa trong việc đề xuất những kiến nghị, những giải pháp khoa học của mình vào việc thực hiện chương trình kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long, vào công cuộc xây dựng Thủ đô yêu dấu của chúng ta ngày một hiện đại, văn minh, xứng đáng là Thủ đô Anh hùng, “Thành phố vì hoà bình”.  Lãnh đạo, nhân dân Thủ đô luôn trân trọng, lắng nghe, tiếp thu những đóng góp của các nhà khoa học, coi đó là một vinh dự, trách nhiệm, là tiềm lực quan trọng không thể thiếu được của quá trình hoạch định chính sách xây dựng, quản lý, phát triển Thủ đô hôm nay và mai sau.

Chúc sức khoẻ các vị đại biểu, chúc Hội thảo “Bồi cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn” thành công tốt đẹp.

Trân trọng cảm ơn các đồng chí!



(*) Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.  
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:09:31 pm »


BỐI CẢNH ĐỊNH ĐÔ THĂNG LONG
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN
PGS.TS. Nguyễn Quang Ngọc(*)
(Tổng thuật các báo cáo tham gia Hội thảo khoa học Kỷ niệm 1.000 năm ngày mất của Lê Hoàn).


Cách đây vừa tròn 1.000 năm, trÁi tim vĩ đại của người anh hùng dân tộc Lê Hoàn ngừng đập. ông ra đi dường như rất vội, không kịp mang theo gì cho riêng mình, kể cả thuỵ hiệu, miếu hiệu, để đến nỗi nghìn năm sau các lớp cháu con vẫn nghĩ như ông vừa mới đi xa, vẫn còn đang trong chuyến “đại hành”.

Ngô Sĩ Liên, nhà sử học lỗi lạc đời Lê cuối thế kỷ XV viết sách Đại Việt sử ký toàn thư đã nhận xét rất đúng rằng, ông: “đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di bắt giữ sứ thần, đánh lui quân Triệu Tống để bẻ cái mưu tất thắng của vua tôi bọn họ, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy”. ông “trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước thanh bình, Bắc Nam vô sự”, đặt cơ sở nền tảng cho bước phát triển nhảy vọt của quốc gia Đại Cồ Việt đầu thế kỷ XI. Ông là vị hoàng đế có những đóng góp kiệt xuất vào tiến trình lịch sử đất nước.

Đúng 1000 năm ngày ông ra đi, cả nước và thành phố Hà Nội nhộn nhịp triển khai các hoạt động kỷ niệm 995 năm Thăng Long- Hà Nội, trực tiếp chuẩn bị cho đại kỷ niệm Thủ đô 1.000 năm tuổi.  Chúng ta không thể không tưởng nhớ công lao của ông, tuy không trực tiếp nhưng cũng góp phần rất quan trọng cho sự hình thành thiên tài Lý Công Uẩn, cho sự xuất hiện vương triều Lý và công cuộc định đô Thăng Long.

Trên tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, Sở Văn hoá - Thông tin, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm nghìn năm Thăng Long và Hội Sử học Hà Nội, được sự chỉ đạo của Thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố, tổ chức cuộc Hội thảo khoa học Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn. Từ bối cảnh lịch sử chung và yêu cầu đặt ra cho đất nước Đại Cồ Việt hồi cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI, trên cơ sở những thành tựu mới của sử học, chúng ta có dịp ngồi lại cùng đánh giá những thành tựu mà Lê Hoàn và nhà Tiền Lê cống hiến cho sự phát triển của đất nước ở giai đoạn bản lề này và thông qua đó nhìn nhận rõ hơn đóng góp của ông và vương triều ông cho công cuộc định đô Thăng Long.

Tuy thời gian chuẩn bị cho cuộc hội thảo có phần gấp gáp nhưng được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, cuối cùng chúng tôi đã tập hợp được 32 báo cáo khoa học tham gia Hội thảo. Đội ngũ tác giả tham gia Hội thảo lần này, bên cạnh các nhà khoa học, các chuyên gia lão thành là một số lượng đông đảo các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trẻ, đặc biệt trong đó có nhiều chuyên gia nữ. Tất cả các báo cáo dù trực tiếp hay gián tiếp, dù nghiên cứu một khía cạnh hay đánh giá tổng thể đều góp phần làm sáng rõ hơn thân thế, sự nghiệp người anh hùng dân tộc Lê Hoàn và những đóng góp nổi bật của ông vào tiến trình lịch sử đất nước nói chung và trong công cuộc định đô Thăng Long nói riêng.


(*) Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức hội thảo.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:11:12 pm »


I. VỀ QUÊ HƯƠNG, GIA THẾ, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN

 Năm 1981, tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội thảo khoa học Lê Hoàn và 1000 năm chiến thắng giặc Tống xâm lược.  Trong Hội thảo này, nhiều vấn đề chung về thế kỷ X, về quê hương, thân thế, sự nghiệp của Lê Hoàn được đặt ra và bước đầu đã được giải quyết.

Hơn hai chục năm sau, trải qua một chặng đường đổi mới của sử học, nhiều vấn đề xung quanh quê hương, gia thế, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hoàn đều được đào sâu thêm và nhìn nhận lại theo chiều hướng thoáng rộng hơn.

PGS, TS. Trần Bá Chí trước đây từng viết bài rất công phu về quê hương, dòng dõi Lê Đại Hành khẳng định ông người Ái Châu (tức Thanh Hoá), thì bây giờ xem ra lại muốn nói lại rằng ông sinh ra ở quê gốc động Hoa Lư, xã Trường Yên, nay thuộc tỉnh Ninh Bình.

Mai Khánh (Bảo tàng Hà Nam) sau khi điểm lại cả 4 thuyết về quê hương của Lê Hoàn là Trường Châu (Ninh Bình), Ái Châu (Thanh Hoá), Bảo Thái, Thanh Liêm (Hà Nam) và quê nội Hà Nam, quê ngoại Thanh Hoá đã có ý nghiêng về Trường Châu nhưng cho rằng Trường Châu rộng hơn Trường Yên, Ninh Bình. Tư liệu xác nhận Lê Hoàn ở Trường Châu là Đại Việt sử lược, một bộ sử gần với đương đại nhất.

TS. Vũ Văn Quân dựa theo Đại Việt sử ký hoàn thư chép năm 990 Tống Cảo đến Hoa Lư qua trạm Nại Chinh ở Trường Châu, mà Nại Chinh (nay thuộc đất Hà Nam). Vậy thì Trường châu cũng bao gồm cả đất Hà Nam. Nguồn tư liệu ở Thanh Liêm, Hà Nam mà tác giả Mai Khánh cung cấp là rất phong phú và dường như cũng gợi ra khả năng nơi đây là quê hương Lê Hoàn.

Cùng với Mai Khánh, TS. Phan Phương Thảo, Tống Văn Lợi cũng tiến hành khảo sát khá kỹ Lưỡng khu vực Liêm Cần, khai thác và giới thiệu khá nhiều thông tin quý, cũng nêu ra vấn đề quê hương Lê Hoàn, nhưng lại tập trung giới thiệu vị trí quân sự của vùng đất Liêm Cần và xác định đây là căn cứ quân sự buổi đầu của Lê Hoàn.

Không giống các nhà nghiên cứu trẻ, GS. Trần Quốc Vượng khẳng định một cách dút khoát quê hương Lê Hoàn là Ninh Thái, Thanh Liêm, Hà Nam và theo ông, xứ Thanh chỉ có thể là quê ngoại hay quê bố nuôi Lê Hoàn. Bản báo cáo mang tên Hà Nam quê tôi đã đặt lại một vấn đề hết sức cơ bản cần phải được thảo luận nghiêm túc.

PGS. Hà Đình Đức (trường Đại học Khoa học Tự nhiên) trong bài Lê Đại Hành, vị vua khai sáng nhà Tiền Lê lại nói một cách hiển nhiên rằng Lê Hoàn là người làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá.  Nhiều tác giả khác dựa theo kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, cũng vẫn mặc nhiên thừa nhận Lê Hoàn quê ở Thanh Hoá.

Thế là vấn đề quê hương Lê Hoàn, vấn đề được Ngô Thì Sĩ đặt ra từ năm 1.800, được thảo luận đi, thảo luận lại dưới thời Nguyễn, cho mãi đến đầu thế kỷ XXI mà vẫn chưa đưa ra được giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, điều dễ dàng có thể nhận thấy là cả ba nơi Thanh Hoá, Hà Nam, Ninh Bình đều gắn bó chặt chẽ với tuổi thơ, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hoàn.

Có một vấn đề đặt ra cho chính cuộc hội thảo này là chúng ta kỷ niệm 1.000 năm ngày mất của Lê Hoàn hay Lê Đại Hành? Gọi thẳng tên cụ là Lê Hoàn thì e không phải phép mà gọi là Lê Đại Hành thì thật cũng không hay.

Ngày xưa thiên tử lúc mới qua đời, khi chưa mai táng trong sơn lăng thì gọi là Đại Hành hoàng đế, đến khi lăng tẩm đã yên rồi thì mới đặt tên thuỵ và không gọi là Đại Hành nữa. Bài viết của PGS. Lê Văn Lan chủ yếu khảo về nguyên do của cái tên dùng lạm và vì lý do gì mà nó được dùng tạm đến cả nghìn năm, thậm chí còn trở thành tên đặt cho một đường phố Thủ đô.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:11:52 pm »

Góp phần làm rõ hơn thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn còn có bài viết của các tác giả: TS. Nguyễn Thị Phương Chi, Đinh Thị Thuỳ Hiên, Ngô Vũ Hải Hằng và Phạm Đức Anh.  TS. Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học) không trực tiếp viết về Lê Hoàn mà đi sâu nghiên cứu khẳng định vai trò và công lao của Thái hậu Dương Vân Nga đối với đất nước Đại Cồ Việt hồi đầu thế kỷ X, thông qua đó làm sáng rõ hơn phẩm chất và nhân cách của Lê Hoàn.

Đinh Thị Thuỳ Hiên (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) thông qua các nguồn tư liệu thư tịch và nhất là các nguồn tư liệu điều tra điền dã ở Hà Nội và Nam Định đã đưa ra được hình ảnh đáng tin cậy về bức chân dung vị Đại tướng quân Phạm Cự Lạng. Cái đích của bài viết này cũng là thông qua việc đánh giá cao về tài năng và cống hiến của Phạm Cự Lạng để hiểu rõ hơn về đạo đức, nhân cách và đặc biệt là tài dùng người của Lê Hoàn.

Vấn đề đặt ra là sử sách ngày xưa đã đánh giá về Lê Hoàn như thế nào? Phạm Đức Anh (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã tập hợp và phân tích các lời bình của sử gia phong kiến từ Trần cho đến Nguyễn về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hoàn.

Phải nói ngay rằng lấy chuẩn mực Nho giáo để đánh giá một con người như Lê Hoàn thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiên lệch (nhất là những quan niệm phong kiến về đạo đức và lối sống). Một con người bị các sử gia phong kiến định tội là trÁi lẽ cương thường, trÁi đạo nhân luân mà khi nói đến công lao và sự nghiệp của ông lại không tiếc lời ngợi ca ông là “bậc anh hùng nhất đời”, “tiếng tăm lừng lẫy… Thành thử ông vẫn là người anh hùng dân tộc vĩ đại và đích thực ngay trong mắt các nhà sử học mang nặng tư tưởng phong kiến bảo thủ.

GS. Đinh Xuân Lâm bày tỏ thái độ ủng hộ một công bố gần đây trong tạp chí Xưa và nay về vai trò của Định quốc công Nguyễn Bặc, đã nêu một kinh nghiệm đánh giá nhân cách và hành động của một nhân vật lịch sử. Theo GS. Đinh Xuân Lâm, phải đánh giá công lao to lớn của Lê Hoàn trong chống ngoại xâm, nhưng không thể vì muốn đề cao Lê Hoàn mà vu cáo Nguyễn Bắc là phản nghịch, tư thông với giặc.

Sự nghiệp của Lê Hoàn không chỉ được ghi tạc trong sử sách mà đặc biệt được đề cao trong dân gian. Ngô Vũ Hải Hằng (Viện Sử học) mới chỉ sơ bộ thống kê hệ thống di tích thờ Lê Hoàn ở một số tỉnh, thành phố cũng cho thấy có đến 36 nơi thờ Lê Hoàn, trong đó 12 nơi thờ riêng, 24 phối thờ với các vị thần khác. Những nơi tập trung nhiều đền thờ Lê Hoàn nhất là Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định... Nội dung thờ cúng chủ yếu ở các di tích này là ghi nhớ công lao, sự nghiệp của Lê Hoàn gắn với mỗi vùng đất cụ thể.

Để giúp cho người quan tâm có thể tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn một cách thuận tiện, Nguyễn Hoài Phương (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã dựa vào các nguồn chính sử để biên tập Biên niên sự kiện Lê Hoàn gồm 56 sự kiện.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:12:40 pm »


II. VỀ SỰ NGHIỆP CHỐNG NGOẠI XÂM BẢO VỆ NỀN
ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đầu tiên ở kỷ nguyên Đại Việt mà kẻ thù của chúng ta là một triều đại cường thịnh của một quốc gia phong kiến lớn nhất châu á đương thời. Lê Hoàn là linh hồn, là hiện thân của chiến công kỳ vĩ này của dân tộc và đây cũng là cống hiến kiệt xuất nhất của Anh hùng dân tộc Lê Hoàn. 

Thế nhưng ghi chép về cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn cả sử Trung Quốc và Việt Nam đều có nhiều mâu thuẫn nên có nhiều phương án lý giải khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các ý kiến đều cho quân ta đã bố trí lực lượng chặn địch theo hai hướng thuỷ bộ: Quân thuỷ ở cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng) và quân bộ ở vùng Chi Lăng (Lạng Sơn). Gần đây các nhà nghiên cứu từ chỗ hoài nghi con đường tiến quân của quân Tống qua Lạng Sơn đã xác định cả hai đường thuỷ bộ của quân Tống đi liền nhau, hỗ trợ cho nhau, đều qua vùng Quảng Ninh, Hải Phòng và hội quân ở khu vực Lục Đầu Giang. Vì thế chiến trường chính của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất phải diễn ra ở vùng Đông Bắc. 

PGS, TS. Trần Bá Chí là người đầu tiên phác dựng về diễn biến của cuộc kháng chiến theo hướng trên trong luận án Tiến sĩ năm 1991, trong cuốn Cuộc kháng chiên chống Tống  lần thứ nhất năm 1992 và báo cáo lần này cũng vẫn triển khai sâu thêm theo hướng đó.

THS Nguyễn Hữu Tâm (Viện Sử học) chăm chú khai  thác các nguồn thư tịch cổ Trung Quốc như Tục tư trị thông giám trường biên, Tống sử, Văn hiến thông khảo, Độc sử phương dư kỷ yếu... và đi đến nhận xét sử liệu do chính các sử gia Trung Quốc ghi chép khá thống nhất về đại thắng mùa xuân năm 981 của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn diễn ra trên sông Bạch Đằng.

Bổ sung thêm cho nguồn tài liệu thư tịch, báo cáo của Ngô Đăng Lợi (Hội Sử học Hải Phòng) giới thiệu một hệ thống các di tích có liên quan đến Lê Hoàn và chiến thắng Bạch Đằng năm 981 ở trên địa bàn các huyện Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ.

Trong quá trình chỉ đạo kháng chiến, Lê Hoàn đã từng chọn khu vực xã An Lạc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương làm đại bản doanh trong một thời gian. Đây là một phát hiện có giá trị của PGS Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học), đã được trình bày và tìm được sự nhất trí trong Hội thảo khoa học tổ chức tại thành phố Hải Dương đầu năm 2002.

Báo cáo Đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong trận Bạch Đằng năm 981 gửi đến Hội thảo hôm nay là tổng hợp của toàn bộ quá trình sưu tầm, nghiên cứu và thảo luận trên.   

PGS, TS. Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) dựa trên tất cả các nguồn tư liệu thư tịch cổ Trung Quốc, Việt Nam, tư liệu điều tra khảo sát thực địa để hình dung diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 theo một lô gích mới, trong đó nhấn mạnh thắng lợi của trận phản công đánh tan quân Tống ở Lục Đầu Giang đã dẫn đến trận tổng công kích trên toàn tuyến sông Bạch Đằng, quyết định thắng lợi của toàn bộ cuộc kháng chiến. 

Đại tá TS. Lê Đình Sĩ sau khi phê phán và phân tích các nguồn sử.liệu đã đi đến kết luận: Chiến thắng Bạch Đằng ngày 28 tháng 4 năm 981 là bất ngờ lớn nhất đối với nhà Tống và là đòn quyết định, làm sụp đổ hoàn toàn tinh thần và ý chí của chúng, buộc nhà Tống phải rút quân, chấm dứt chiến tranh.

Về nội dung trình bày báo cáo này có nhiều nét gần với báo cáo của PGS, TS. Nguyễn Quang Ngọc, tuy nhiên quan niệm về diễn biến chiến trận hai báo cáo lại có nhiều điểm không giống nhau. PGS, TS. Nguyễn Quang Ngọc tin rằng có một trận ở cửa biển Bạch Đằng quân ta bị rơi vào tình thế bất lợi, rồi sau đó mới rút kinh nghiệm đánh bại quân Tống ở Lục Đầu Giang và tiến lên đánh tan quân Tống ở sông Bạch Đằng. TS. Lê Đình Sĩ trÁi lại cho rằng chỉ có một trận Bạch Đằng, Lê Hoàn tổ chức khiêu chiến kéo nhanh quân Tống vào trận địa mai phục của ta trên khúc sông hiểm yếu và tiêu diệt chúng.

Trong số các tác giả viết về kháng chiến chống Tống, chỉ còn nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc là vẫn giữ ý kiến cho rằng các đạo quân Tống tiến vào nước ta, có hai đạo tiến theo đường Cao Bằng, Lạng Sơn và Đại La mới là nơi hội sư đầu tiên của các mũi tiến quân.

Chắc chắn vấn đề cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn còn phải được nghiên cứu dầy công thêm, nhưng đến hội thảo lần này diễn tiến của cuộc kháng chiến đã được trình bày mạch lạc hơn, một số vấn đề cơ bản của cuộc kháng chiến đã được giới nghiên cứu xích lại gần nhau hơn. Đó phải được coi là một bước tiến của sử học.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:13:20 pm »

III. VỀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ KIẾN TẠO ĐẤT NƯỚC
ĐẠI CỒ VIỆT

Không chỉ có những cống hiến kiệt xuất trong sự nghiệp chống ngoại xâm, Lê Hoàn là người anh hùng cái thế có những đóng góp hết sức to lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau.  TS. Hà Mạnh Khoa (Viện Sử học) thông qua các nguồn tư liệu thư tịch và nhất là tư liệu khảo sát thực địa, tác giả trình bày khá cụ thể công việc tổ chức đào sông từ Đồng Cổ đến Bà Hoà và khẳng đằng giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của đất nước mà nó là mạch máu nối liền trung tâm đất nước với mọi miền xa xôi, triều đình với dân chúng, tăng thêm các cơ sở thống nhất đất nước, phát triển kinh tế, vãn hoá, một mẫu mực của sự kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Hà Duy Biển (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam) trong báo cáo Lê Hoàn và quá trình lãnh thổ về phía nam của cộng đồng dân tộc Việt Nam thời kỳ quốc gia tự chủ cho biết Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam. Ông nhiều lần đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt. Gắn liền với biên cương lãnh thổ là vấn đề ngoại giao. Lê Hoàn không chỉ là nhà ngoại giao xuất sắc vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam mà còn là người mở đầu truyền thống ngoại giao Đại Việt. Có lẽ vì thế mà có đến 3 báo cáo đề cập đến vấn đề này.

PGS, TS. Phạm Xuân Hằng (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trong báo cáo Lê Hoàn và buổi đầu của nền ngoại giao độc lập Đại Cồ Việt đã lý giải khá kỹ Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Cồ Việt - Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu á đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế và lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống đã từng làm thơ tôn Lê Hoàn không khác vua Tống.

PGS, TS. Trần Thị Băng Thanh với báo cáo Lê Hoàn và một giai đoạn mới trong cuộc bang giao với nhà Tống chủ yếu là theo Đại Việt sử ký toàn thư và An Nam chí lược nhận xét:

“Lê Hoàn là nhà cầm quân đại tài đồng thời cũng là một nhà ngoại giao “sừng sỏ”. Lê Hoàn nhìn nhận rất rõ những vấn đề nào thuộc về nguyên tắc, tuyệt đối không thể nhượng bộ, nhưng điều nào thứ yếu, không thuộc nguyên tắc thì thậm chí hào phóng chấp nhận.”

Morita Kentaro là nghiên cứu sinh Nhật Bản đang làm việc tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng kịp gửi đến Hội thảo báo cáo mang tên Nhà Tống đánh giá ba vị vua Đại Cồ Việt thế nào?. Theo tác giả thì thời Tống là một giai đoạn có nhiều biến đổi lớn trong lịch sử quan hệ Việt - Trung, mà thời kỳ Đại Cồ Việt từ Đinh Bộ Lệnh qua Lê Hoàn đến Lý Công Uẩn là thời kỳ mở đầu vô cùng quan trọng. Tác giả đã khai thác khá triệt để các nguồn thư tịch cổ Trung Quốc để tìm hiểu những đánh giá của nhà Tống về 3 vị vua kể trên.

Riêng đối với Lê Hoàn, tác giả tin rằng đây là một vị vua có quan hệ gắn liền với nhà Tống, đặc biệt là Tống Thái Tông và để lại một nguồn tư liệu phong phú và đặc sắc hơn cả. Nhà Tống đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao tương đương với Lý Công Uẩn, ngang bằng với vua Nam Hán và vượt Đinh Bộ Lĩnh. Đây là sự công nhận Đại Cồ Việt là một chính quyền độc lập.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #7 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:14:15 pm »

PGS. Bùi Duy Tân (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) người sớm phát hiện bài thơ Nam quốc sơn hà, một kiệt lác văn chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta không phải của Lý Thường Kiệt. Bài thư này lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. Cùng với Nam quốc sơn hà, bài thơ Quốc lộ (vận nước) là bài thư viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước, giầu sắc thái chính luận, thể hiện tuyệt vời tư tưởng thái bình muôn thuở của cộng đồng Đại Cồ Việt thời Lê Hoàn.

Hai bài thư là hai kiệt tác văn chương bổ sung cho nhau, hoàn thiện Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai sáng văn học dân tộc.

Lê Hoàn với Phật giáo và văn hoá - văn học Phật giáo thời Lê Hoàn là bài viết của PGS, TS. Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học). Theo tác giả Lê Hoàn sống vào giai đoạn giao thời, cả đất nước đang chuẩn bị tâm thế cho cuộc dời đô, xác định vững vàng chủ quyền dân tộc, bản lĩnh văn hoá và tạo đà cho một quá trình phát triển mới, ông thực tin và trọng dụng giới thiền sư, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tầng lớp tri thức tinh hoa của đất nước. Giới thiền sư cũng không phụ lòng trông đợi của ông, đã cùng bày mưu tính kế, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi, phát triển nền văn hoá-văn học dân tộc.

PGS, TSKH. Nguyễn Hải Kế (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) tổng hợp những cống hiến chủ yếu của Lê Hoàn, khẳng định ông không chỉ là người chèo lÁi con thuyền quốc gia Đại Cồ Việt khi vận nước lâm nguy mà chính là người tổ chức, phát huy và khơi mở nhiều truyền thống quý báu của văn hoá dân tộc. Lê Hoàn là tiêu điểm của sự mở đầu tuyệt vời hàng loạt những truyền thống cao quý của dân tộc.

IV. LÊ HOÀN, NHÀ TIỀN LÊ VÀ BỐI CẢNH ĐỊNH ĐÔ
THĂNG LONG


Thật ra đây là Hội thảo khoa học kỷ niệm 1.000 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Hoàn nên hầu hết các báo cáo đều tập trung vào cuộc đời và sự nghiệp của ông. Bối cảnh định đô Thăng Long là một vấn đề rất lớn, cần có một cuộc Hội thảo riêng. Vì thế Hội thảo của chúng ta hôm nay không đặt vấn đề bối cảnh định đô thành một nội dung độc lập, đầy đủ và toàn diện mà chỉ thông qua những đóng góp trực tiếp hay gián tiếp của Lê Hoàn và nhà Tiền Lê vào công cuộc định đô để nhìn nhận về bối cảnh định đô mà thôi.

Năm 1.009, Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua, lập ra vương triều Lý và không đầy một năm sau, ông quyết định dời đô từ Hoa Lơ ra Thăng Long. Công việc dời đô là công việc vô cùng trọng đại không thể chỉ được chuẩn bị gấp gáp trong vài tháng, càng không thể là sản phẩm của 4 năm tàn tạ và đổ sụp của nhà Tiền Lê sau khi Lê Hoàn qua đời, mà chắc chắn nó đã được chuẩn bị cơ bản từ những năm trước đó.

PGS, TSKH. Nguyễn Hải Kế nghiên cứu các vùng đất và danh hiệu Lê Hoàn phong cho các con, cùng một loạt các hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội khác đã nhận thấy sự lơu tâm đặc biệt của Lê Hoàn đến vùng trung tâm châu thổ sông Hồng và cho rằng đấy là sự chuẩn bị địa bàn trực tiếp để hơn 10 năm sau đó Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc mặc dù chỉ bàn về cuộc kháng chiến chống Tống nhưng lại muốn đi xa hơn khẳng định vị trí chiến lược của khu vực Đại La, coi đó là cơ sở để Lý Công Uẩn định đô Thăng Long.

PGS. Hà Đình Đức tổng kết “Lê Đại Hành đã có công lớn đánh đuổi xâm lược nhà Tống giành lại độc lập cho đất nước, chinh phục Chiêm Thành để giữ yên bờ cõi. Ông còn có nhiều công trong cải cách hành chính, củng cố quân đội, mở mang phát triển nông nghiệp, bảo tồn và phát huy vốn văn hoá dân tộc”. 

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #8 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:15:55 pm »


TS. Nguyễn Doãn Tuân (Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội giới thiệu 3 di tích thờ Lê Hoàn trên địa bàn Hà Nội đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia vào các năm 1992, 1994 là đình Phú Diễn, đình Hoa Xá và Minh Ngự Lâu. Cả 3 di tích đều nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc huyện Thanh Trì và đều có quan hệ mật thiết với cuộc hành quân đánh chặn quân Tống, bảo vệ khu vực Đại La năm 981. Các di tích này góp phần xác nhận vị trí của khu vực sông Nhuệ, Thanh Trì trong sự nghiệp của Lê Hoàn.

Vũ Đường Luân viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) thông qua các nguồn tư liệu thư lịch cổ, tư liệu khảo cổ học và nhất là tư liệu khảo sát thực tế, các di tích thờ cúng, các truyền thuyết dân gian có liên quan đến Lê Hoàn và nhà Tiền Lê để nhận diện rõ thêm vị thế quan trọng của vùng đất Đại La trong toàn bộ hệ thống chính sách của nhà Tiền Lê.  Theo tác giả, đây cũng chính là tiền để cho quyết định dời đô của Lý Công Uẩn.

PGS, TS. Tống Trung Tín (Viện Khảo cổ học) dựa trên những phát hiện mới về khảo cổ học trong những năm gần đây, đặc biệt là các cuộc khai quật ở Hoa Lư và Thăng Long do chính tác giả chủ trì, đã tìm ra mối quan hệ khăng khít giữa kinh đô Hoa Lư của nhà Đinh - Tiền Lê với kinh đô Thăng Long của nhà Lý.

TS. Vũ Văn Quân (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) cho người đọc một hình dung tổng thể mà tương đối cụ thể về những cố gắng phi thường của nhà Tiền Lê trong việc xác lập phạm vi đất nước quản lý chặt chẽ các địa phương, thông qua các biện pháp hành chính và kiên quyết trấn áp các hoạt động chống đối. Những nỗ lực đó đã củng cố ý thức của người Việt về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, tăng cường khả năng và hiệu quả về tố chức và quản lý đất nước, tạo tiền đề giúp Lý Công Uẩn vững tin dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. 

Nguyễn Ngọc Phúc (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) nghiên cứu về vai trò cũng như ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội Đại Cồ Việt thời Tiền Lê. Nhiều vị đại sư danh tiếng như Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh. . . đã được Lê Hoàn rất mực tin cậy và trở thành cố vấn cao cấp cho ông trong mọi việc quốc gía đại sự.

Trong số các bậc đại sư đó, thiền sư Vạn Hạnh có vai trò hết sức đặc biệt đối với nhà Tiền Lê. Ông nuôi dạy Lý Công Uẩn từ bé và tiến cử Lý Công Uẩn với Lê Hoàn. Năm 1005, Lê Hoàn mất, nhà Tiền Lê tan rã, Vạn Hạnh tìm mọi cách vận động, tạo cơ hội cho Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra vương triều Lý. Sự nghiệp xây dựng vương triều Lý, định đô Thăng Long của Lý Công Uẩn có bàn tay sắp đặt của thiền sư Vạn Hạnh và cả sự đóng góp dù không trực tiếp của Lê Hoàn.

TS. Nguyễn Văn Kim (trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) muốn nhìn nhận và đánh giá thế kỷ thứ X như một bước ngoặt của lịch sử Việt Nam trong mối tương quan với môi trường chính trị, văn hoá khu vực Đông á. Tác giả cho rằng ý thức dân tộc và hành trình giành độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi, bao trùm toàn bộ lịch sử Việt Nam thếkỷ X. Tinh thần và ý chí mãnh liệt về chủ quyền dân tộc là động lực mạnh mẽ phục hưng đất nước, đưa Đại Việt nhanh chóng trở thành một quốc gia cường thịnh ở Đông Nam á. Đấy cũng chính là tiền đề, bối cảnh chung của công cuộc định đô Thăng Long.

Trên đây chỉ là đôi nét tóm lược những công trình khoa học vốn rất công phu và sâu sắc của các nhà khoa học, trong đó có nhiều chuyên gia đầu ngành chuyên tâm nghiên cứu về thế kỷ thứ X. Người được phân công làm tổng thuật thật sự hoang mang vì lượng sức mình không thể lĩnh hội hết được những ý tứ cao sâu trong hơn ba chục bài viết về một sự nghiệp vĩ đại đã đi cùng đất nước nghìn năm và mãi mãi được tôn vinh cùng đất nước.

Tuy không phải tất cả các ý kiến đã hoàn toàn thống nhất, không phải tất cả các vấn đề đặt ra đã được giải quyết trong Hội thảo, nhưng Hội thảo khoa học Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn thực sự là một bước tiến trong quá trình nghiên cứu về Lê Hoàn, nhà Tiền Lê, thế kỷ X và bối cảnh định đô Thăng Long, phản ánh được những thành tựu mới của sử học Việt Nam.

Đây không chỉ là tấm lòng của các lớp cháu con đối với công lao và sự nghiệp của người Anh hùng dân tộc Lê Hoàn nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm ngày mất của ông, mà còn là một đóng góp khoa học thiết thực trong dịp kỷ niệm 995 năm, hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2009, 05:19:20 pm »


Phần một

QUÊ HƯƠNG, GIA THẾ, CUỘC ĐỜI
VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ HOÀN

GÓP THÊM TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ LÊ HOÀN
Mai Khánh
Bảo tàng tỉnh Hà Nam.


Trước nay đã có nhiều nhà nghiên cứu viết bài về Lê Hoàn. Cũng đã có một số Hội nghị khoa học tập trung nhiều nhà khoa học hội thảo về thế kỷ X nói chung và thân thế, sự nghiệp của Lê Hoàn nói riêng. Trong tiểu luận này chúng tôi mong muốn đóng góp một số tư liệu, nhất là cung cấp những tư liệu điền dã, truyền thuyết sưu tầm ở địa phương có mối liên quan mật thiết, gắn bó với Lê Hoàn.

1. Về quê hương Lê Hoàn

Khảo sát tài liệu thư tịch, đặc biệt là của các sử gia thời phong kiến và của các nhà nghiên cứu về sau, chúng tôi thấy quê hương Lê Hoàn có mấy thuyết như sau:

1.1 Lê Hoàn quê ở Trường Châu

Ý kiến này được thể hiện trong cuốn Việt sử lược mà nhiều nhà sử học cho rằng ra đời vào thời Trần (thế kỷ XIV) là sự tóm lược cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu hoàn thành năm 1272, nay đã thất truyền. Theo Việt sử lược: “Đại Hành vương huý là Hoàn, họ Lê người Trường Châu, cha là Mịch, mẹ họ Đặng, khi xưa có mang nằm mộng thấy trong bụng có cánh hoa sen, bỗng chốc kết thành hạt, hÁi lấy chia cho mọi người ăn, khi tỉnh dậy không hiểu duyên cớ ra sao” (1). Ở một đoạn khác, Việt sử lược cho biết: “Năm ất Tỵ hiệu ứng Thiên năm thứ 11 ( 1.005 ) vua mất ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành vương, nhân lấy làm miếu hiệu, ở ngôi 27 năm, thọ 65 tuổi cải nguyên ba lần, an táng ở Đức Lăng, tại Trường Châu” (2).

Trường Châu ở thế kỷ X là đất Ninh Bình ngày nay.  Chúng tôi không đi sâu tìm hiểu cương vực của nó. Vấn đề ở đây là Trường Châu được Việt sử lược nêu ra lần đầu tiên là quê gốc của Lê Hoàn và cho biết cha tên là Mịch, mẹ họ Đặng.  Các nhà viết sử về sau ít người theo thuyết Lê Hoàn quê ở Trường Châu.

1.2. Lê Hoàn quê ở Ái Châu (Ái Châu tức tỉnh Thanh Hoá ngày nay).

Thuyết Lê Hoàn quê ở Ái Châu số người ủng hộ nhiều hơn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên soạn xong năm 1.479 nêu ra sớm nhất: “Vua họ Lê, huý là Hoàn, người Ái Châu... cha sinh ra vua là Mịch, mẹ là Đặng Thị”. Sách còn nói đến việc chiêm bao kỳ lạ của Đặng Thị khi mang thai, ngày tháng năm vua ra đời rồi sau khi cha mẹ mất sớm Lê Hoàn được viên quan sát họ Lê ở châu ấy nuôi làm con nuôi (3).


(1) Việt sử lược, Trần Quốc Vượng phiên dịch chú giải: Nxb Văn Sử Địa. N. 1960, trg.53-54.
(2) Việt sử lược. Sđđ, trg.60
(3) Ngô Sỹ Liên: Đại Việt sử ký toàn thư. T.1. Nxb Khoa học xã hội: N.1972, trg. 166.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM